Thành lập Ủy ban cá nước ngọt VFFC
Nguồn tin: TTXVN, 14/6/2005
Ngày cập nhật: 15/6/2005
35 tỷ đồng phát triển thủy sản miền núi phía Bắc
Nguồn tin: VNN, 9/6/2005
Ngày cập nhật: 15/6/2005
Theo Bộ Thuỷ sản, ngân sách TW từ Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) năm nay sẽ hỗ trợ 35 tỷ đồng cho 15 tỉnh miền núi phía Bắc để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.
Diện tích nuôi cá tại các tỉnh phía Bắc hiện đạt 56.000ha. Nguồn vốn này tập trung hỗ trợ cho việc xây dựng và nâng cấp các trại giống của 15 tỉnh. Trong số đó, sẽ hỗ trợ Tuyên Quang 2 tỷ đồng, Cao Bằng 2 tỷ, Lạng Sơn 2 tỷ, Lào Cai 2 tỷ, Thái Nguyên 3 tỷ, Bắc Kạn 2 tỷ, Phú Thọ 3 tỷ, Hoà Bình 5 tỷ, Lai Châu 2 tỷ, Điện Biên 3 tỷ để đầu tư hạ tầng, hoặc đầu tư xây dựng các trung tâm giống thuỷ sản cấp tỉnh. Bộ cũng hỗ trợ Hà Giang 2 tỷ, Yên Bái 2 tỷ, Bắc Giang 5 tỷ để hoàn thiện và xây dựng các trung tâm giống thuỷ sản cấp I.
Theo báo cáo của 12/15 tỉnh, khu vực miền núi phía Bắc hiện có 58 trại sản xuất giống, bao gồm cả trại giống do Nhà nước quản lý và trại giống tư nhân. Các trại này chủ yếu sản xuất giống các loài truyền thống như cá mè, trôi, trắm, chép... Đến nay, năng lực sản xuất giống của các tỉnh không đều, nhiều tỉnh số giống thuỷ sản sản xuất được chưa đáp ứng nhu cầu nuôi, phải nhập từ các địa phương khác, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi.
Hiện nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh miền núi phía Bắc là trên 56.000 ha, với sản lượng nuôi và khai thác nội địa đạt khoảng 47.000 tấn, tăng 23% so với năm 2003. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ, mè trắng, cá chép, nhóm cá chép Ấn Độ, ba ba và nhóm cá địa phương. Một số giống mới cũng được các tỉnh từng bước được đưa vào nuôi, như cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá tra, cá chim trắng.
H.Yên
Cá nước ngọt Việt Nam đã có người đỡ đầu
Nguồn tin: VNN, 14/6/2005
Ngày cập nhật: 15/6/2005
Nuôi cá tôm trên miền núi
Nguồn tin: VNECONOMY, 14/6/2005
Ngày cập nhật: 15/6/2005
Nuôi trồng thủy sản đã được xác định sẽ góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp miền núi.
Dù không được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng nuôi trồng thủy sản đã được xác định sẽ góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận khá đông đảo nông dân ở khu vực miền núi phía Bắc.
Dự kiến vào năm 2010, sẽ có khoảng 100.000 lao động trong lĩnh vực này, đạt tổng sản lượng 73.400 tấn, với nhiều loài đặc sản có giá trị cao...
Phát triển thủy sản bắt đầu được người dân và các doanh nghiệp trong khu vực hưởng ứng; hầu hết các tỉnh đã có quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Tại một số địa phương có nghề cá phát triển, nuôi trồng thủy sản đã được đưa vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những tín hiệu đáng mừng đầu tiên cho “kế hoạch lớn” mà ngành thủy sản đưa ra.
Diện tích và năng suất đều tăng nhưng...
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Vụ phó Vụ nuôi trồng Thủy sản, Bộ Thủy sản, do đã được các địa phương quan tâm, có các chính sách khuyến khích cụ thể, nên diện tích nuôi thủy sản ở khu vực này năm 2004 đã tăng thêm gần 3.423 héc ta (trong đó có 1.012 héc ta chuyển đổi từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả), đưa tổng số lên 56.246 ha, với tổng sản lượng 40.267 tấn. Nhiều tỉnh có mức tăng trưởng về sản lượng rất cao: Phú Thọ đạt 11.000 tấn (tăng 16%), Bắc Giang: 11.137 tấn (tăng tới 52%), Bắc Cạn: 924 tấn (40%), Sơn La: 3.040 tấn (14,3%), Quảng Ninh: 3.000 tấn (16,7%).
“Năng suất nuôi thủy sản trung bình của các địa phương từ 1 - 1,7 tấn/ha, có nơi đạt 6 – 7 tấn, cá biệt có một số mô hình chuyển đổi của tỉnh Quảng Ninh đạt năng suất trung bình 10 - 12 tấn/ha, của Bắc Giang đạt 15 tấn/ha”, ông Thành cho biết.
Một số tỉnh tiếp tục đầu tư thúc đẩy phong trào nuôi những đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh (Phú Thọ nuôi 49 ha, Điện Biên: 15 ha), cá rô phi đơn tính (Lào Cai: 36 ha, Phú Thọ: 10 ha, Thái Nguyên: 20 lồng), ba ba (Bắc Giang: nuôi đạt 200 -300 g/con/4 tháng). Đặc biệt, số lồng nuôi thủy sản đã đạt 3.447 chiếc, tăng 586 chiếc so với năm 2003, với những mô hình đạt năng suất 10 – 15 kg cá trắm/m3 như ở Yên Bái, nuôi cá tra ở Điện Biên.
Tổng cộng đã có 11/15 tỉnh thành lập được Trung tâm thủy sản - đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng kế hoạch, quy hoạch, quản lý chất lượng giống, hoạt động khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản...
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia của ngành thủy sản và bản thân các địa phương đều nhận định là phát triển thủy sản miền núi phía Bắc vẫn chưa tướng xứng với tiềm năng diện tích mặt nước hiện có, năng suất nuôi cá thương phẩm quá thấp, việc sử dụng hồ chứa mới chủ yếu là để nuôi cá lồng với hiệu quả chưa cao.
Các địa phương vùng cao, do đặc điểm địa hình hiểm trở, chia cắt, mật độ dân cư thưa, khó khăn trong việc cung ứng các dịch vụ nuôi trồng nên quy mô sản xuất còn rất nhỏ lẻ, nuôi quảng canh là chính, nuôi trồng thủy sản vẫn chủ yếu mang tính chất tự cung tự cấp và làm hàng hoá phục vụ trao đổi trong phạm vi hẹp. Một phần lớn các hồ chứa vừa và nhỏ vẫn chưa được khai thác để nuôi trồng thủy sản (Lào Cai vẫn còn tới 80 hồ thủy lợi với tổng diện tích 360 ha chưa được sử dụng, hồ Ba Bể của Bắc Kạn chỉ để khai thác thủy sản tự nhiên).
Con giống và kỹ thuật quyết định thành bại
Việc đảm bảo đủ giống và giống đảm bảo chất lượng cho nuôi trồng thủy sản vẫn còn rất khó khăn. Nhiều địa phương chưa có trại giống của Nhà nước như Lào Cai, Lai Châu... phải nhập từ các địa phương khác, nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nuôi. Riêng tại tỉnh Lào Cai, Nhà nước đã phải trợ giá để vận chuyển hơn 824.000 cá giống các loại đến các hộ đồng bào dân tộc).
Phát triển nuôi thủy sản và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản trong các hồ chứa, trên sông... nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, cung cấp thực phẩm tại chỗ và cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn, tiến tới xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 100.000 người, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội và an ninh biên giới. Đó là mục tiêu của ngành thủy sản khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010.
Theo đó, vào năm 2010, tổng sản lượng thủy sản đạt 82.700 tấn, trong đó từ nuôi trồng thủy sản là 73.400 tấn, từ khai thác nội địa là 9.300 tấn. Để đạt được mục tiêu này, năm 2005 được coi là bước chuẩn bị quan trọng về nền tảng, với sản lượng nuôi trồng thủy sản phải đạt được là 46.100 tấn, khai thác nội địa: 7.300 tấn.
Vấn đề giống và cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản đã được coi là trọng tâm hàng đầu: 26 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương của Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản dự kiến có thể sẽ được chi để đầu tư xây dựng các trung tâm thủy sản ở các tỉnh. Tuyên Quang là (2 tỷ đồng), Cao Bằng (2 tỷ đồng), Lạng Sơn (2 tỷ đồng), Lào Cai (2 tỷ đồng), Thái Nguyên (3 tỷ đồng), Bắc Cạn (2 tỷ đồng), Phú Thọ (3 tỷ đồng), Hoà Bình (5 tỷ đồng), Lai Châu (2 tỷ đồng), Điện Biên (3 tỷ đồng); vốn ngân sách Trung ương cũng sẽ hỗ trợ 9 tỷ đồng cho Hà Giang (2 tỷ đồng), Yên Bái (2 tỷ đồng) và Bắc Giang (5 tỷ đồng) để hoàn thiện và xây dựng các trung tâm giống thủy sản cấp I.
Triển khai hàng loạt dự án khuyến ngư
Ông Thành cho biết, bên cạnh việc tiếp tục triển khai chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển giống thủy sản cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc, công tác khuyến ngư sẽ triển khai nhanh các dự án nhập và chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm: dự án (DA) chuyển giao công nghệ sản xuất giống ba ba gai tại Yên Bái; DA nhập công nghệ sinh sản nhân tạo sản xuất cá Mahseer giống tại Phú Thọ; DA chuyển giao công nghệ sản xuất cá giống cá chép lai VI tại Thái Nguyên.
Ngoài ra, các tỉnh cũng sẽ được hỗ trợ trong việc nâng cao chất lượng đàn thủy sản bố mẹ; nâng cấp, khôi phục hoạt động của các cơ sở sản xuất giống thủy sản đã bị xuống cấp, phát triển các cơ sở sinh sản nhân tạo cá quy mô nhỏ ở những vùng trọng điểm có phong trào ương cá giống và nuôi cá phát triển để cung cấp nguồn cá bột cho ương nuôi cá giống; bổ sung cá giống vào các hồ chứa để khôi phục và phát triển nguồn lợi gắn với du lịch sinh thái và bảo tồn quỹ gien..
Bộ Thủy sản khẳng định, với việc xây dựng các trung tâm giống thủy sản cấp I, Trung tâm giống thủy sản tỉnh, vào năm 2010, các tỉnh miền núi có thể tự sản xuất được giống thủy sản truyền thống cho nhu cầu nuôi của địa phương mà không phải chuyển từ miền xuôi lên.
Đặc biệt, Bộ sẽ xây dựng Trung tâm thủy sản nước lạnh, nhập giống thủy sản nước lạnh (cá hồi), nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng nước lạnh để khai thác tài nguyên nước lạnh, nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi và hướng tới xuất khẩu. Hội nghị phát triển thủy sản khu vực miền núi phía Bắc vừa được tổ chức tại Lào Cai, dành tới một nửa thời gian để thảo luận về công tác đào tạo nhân lực, khẳng định quyết tâm nhanh chóng “giải bài toán khó” mà các địa phương đang lúng túng.
Theo đề xuất của Bộ Thủy sản, các tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và thu hút sinh viên thủy sản mới tốt nghiệp về công tác tại địa phương cũng như gửi đào tạo ngay trong những kỳ tuyển sinh mới, nhằm tăng cường lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý chuyên ngành thủy sản. “Những người có năng lực cần được trọng dụng và nhận được mức thu nhập thoả đáng”, đó là ý kiến của một đại biểu tại Hội nghị phát triển thủy sản khu vực phía Bắc vừa mới được tổ chức tại Lào Cai.
Đức Nguyễn
Cá tra, cá basa tồn đọng lớn: Người chăn nuôi có nguy cơ phá sản
Nguồn tin: VNECONOMY, 15/06/2005
Ngày cập nhật: 15/6/2005
Bộ Thủy sản đã đề ra mục tiêu đến năm 2010, sản lượng cá tra-basa của ĐBSCL sẽ đạt 1 triệu tấn, làm cho người nuôi cá tăng mạnh sản lượng...
Khai mạc Hội chợ thủy sản Vietfish 2005
Nguồn tin: TT, 15/06/2005
Ngày cập nhật: 15/6/2005
Đồng Tháp: cập nhật thông tin thủy sản từng tháng
Nguồn tin: TT, 15/6/2005
Ngày cập nhật: 15/6/2005
Châu Phú: Phát triển mô hình chăn nuôi thuỷ sản trái vụ
Nguồn tin: WAG, 6/13/2005
Ngày cập nhật: 14/6/2005
Năm nay, cùng với mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, nông dân các xã Bình Phú, Bình Chánh, Đào Hữu Cảnh huyện Châu Phú còn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi tôm càng xanh, cá rô, cá lóc trong vùng đê bao khép kín mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó, mô hình nuôi cá rô trên đất lúa của ông Trần Nhật Linh nông dân ấp Bình Đức xã Bình Phú là một trong những mô hình chăn nuôi vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thiên nhiên được chính quyền địa phương khuyến khích. Tận dụng diện tích mặt nước của 2 ha đất lúa, ngoài duy trì số cá thiên nhiên sinh sản ông Linh thả nuôi thêm 500 ngàn con cá rô đồng xen cá rô phi đơn tính. Qua 6 tháng chăm sóc đến nay, lứa cá đạt trọng lượng 30 con một kg. Ước sản lượng thu hoạch từ 1 tấn rưỡi đến 2 tấn/ha. Với giá tiêu thụ 10 ngàn đồng/kg ông sẽ thu lãi trên dưới 15 triệu đồng. Riêng mô hình nuôi tôm càng xanh trái vụ, huyện Châu Phú có 8 hộ thả nuôi 1,1 triệu con Post trên diện tích gần 14 ha. Trong đó, ông Mai Bá Hoà nông dân xã Bình Phú nuôi 200 ngàn con Post trên diện tích 3 ha. Nuôi trái vụ, nhưng nhờ ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng vật nuôi.
Thanh Quang
Từ hội chợ Aquarama Singapore: Việt Nam sẽ xuất khẩu 50 triệu USD cá cảnh
Nguồn tin: SGGP, 13/6/2005
Ngày cập nhật: 14/6/2005
Cá cảnh Việt Nam đã từng đoạt 7/11 huy chương tại hội chợ Aquarama Singapore 10 năm trước, gây chấn động giới nuôi cá cảnh khu vực. Nhưng đó là những con cá cảnh do một người Singapore mua và đem dự thi. Còn tại hội chợ cá cảnh 2005, cá cảnh Việt Nam có lên ngôi?
Cá dĩa vẫn là “vua... “, nhưng cá Phướng, cá Xiêm chiếm ưu thế
Trở về từ Hội chợ Aquarama 2005, Chủ nhiệm CLB cá cảnh TPHCM, ông Nguyễn Văn Lãng cho biết, cá dĩa vẫn là “vua cá nước ngọt”, vơái giải thưởng lớn (Grand champion) thuộc về con cá dĩa của Malaysia.
Hội chợ lần này đã có sự thay đổi về xu hướng nuôi và kinh doanh cá cảnh (nhiệt đới), được trưng bày nhiều nhất (khoảng 300 hồ) là cá Xiêm và cá Phướng, cá dĩa khoảng 60 hồ, cá biển khoảng 20 hồ, cá rồng 20 hồ, cá vàng 3 đuôi 10 hồ... Trong khi đó, cá La Hán, năm 2002 chiếm thế thượng phong, nhưng hội chợ này gần như mất hẳn.
Về lợi nhuận, cá dĩa chủ yếu nuôi để lấy tiếng, vì không những đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, mà số lượng sinh sản không nhiều, nên thực tế thu nhập không cao.
Cá dĩa phù hợp với nơi nuôi diện tích nhỏ, nhưng với diện tích lớn, dân chuyên nghiệp chuyển qua nuôi các loại cá kỹ thuật, nuôi không phức tạp, đẻ nhiều, số lượng lớn, dễ bán, dù giá trị không bằng cá dĩa, nhưng hiệu quả kinh tế cao như cá 7 màu, cá chép kiểng, cá Molly... Những loại cá này sẽ được CLB Cá Cảnh TP cung cấp con giống cho làng nghề cá cảnh TP sắp sửa được hình thành tại huyện Củ Chi, để tạo lượng hàng hóa lớn.
Khó khăn nhập khẩu con giống
Mục đích tham gia hội chợ cá cảnh Aquarama 2005, và sắp tới là hội chợ cá cảnh Quảng Đông (Trung Quốc) của Câu lạc Cá Cảnh TPHCM là để nắm bắt xu hướng nuôi, kinh doanh, thu thập thông tin, cũng như nhập nội con giống mới bổ sung nguồn giống cá cảnh trong nước, để cung cấp cho làng nghề cá cảnh TP. Xu hướng nuôi và kỹ thuật lai tạo cá cảnh trong khu vực và thế giới có sự thay đổi đáng kể, nhưng người nuôi trong nước chưa tiếp cận được.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, cá cảnh và thức ăn hoặc nguyên liệu chế biến thức ăn công nghiệp nuôi cá cảnh không có trong danh mục được nhập khẩu thông thường theo Quyết định 344. Sở đã kiến nghị Bộ Thủy sản cho phép nhập khẩu thông thường các loại cá cảnh và thức ăn hoặc nguyên liệu chế biến, trừ trường hợp nhập các loài cá dữ bị cấm. Tuy nhiên, theo Bộ Thủy sản, các loài cá cảnh mới lần đầu tiên nhập vào Việt Nam chỉ được cho phép nhập khẩu hạn chế để khảo nghiệm, sau đó hội đồng sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể. Quy định này đang là cản ngại cho mục tiêu xuất khẩu 50 triệu USD cá cảnh vào năm 2010!
Những con cá cảnh tại Aquarama 2005 có màu sắc ấn tượng, đẹp sắc sảo như tranh vẽ nhờ ứng dụng kỹ thuật di truyền và sự đột biến trong quá trình lai tạo. Trong khi đó, con cá cảnh đang bị thoái hóa và kém đa dạng. Vì vậy, việc trước mắt là phải lai tạo và bổ sung ngay nguồn cá giống nước ngoài theo thị hiếu thị trường cá cảnh thế giới. Tuy nhiên, việc nhập nội cá cảnh giống hiện nay hết sức gian nan.
Đoàn CLB Cá Cảnh TP tham gia hội chợ Aquarama 2005 gồm 7 thành viên dự định mang về nhiều giống cá cảnh mới, nhưng không ai dám “rớ vô” vì ngại khâu “Hải quan”. Việc xếp cá cảnh vào mặt hàng xa xỉ phẩm, với mức thuế 55%, đã làm nản lòng người nuôi muốn nhập khẩu con giống.
Trước 1975, cùng với Nam Mỹ và châu Phi, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là 1 trong 3 khu vực có nguồn cung ứng cá cảnh nổi tiếng thế giới. Sau một thời gian vắng bóng, hiện nay kim ngạch xuất khẩu vào khoảng 5 triệu USD/năm. Nhưng con số này chẳng thấm vào đâu nếu so với lượng xuất khẩu hàng tỉ USD của Singapore, Thái Lan, Philippin.
Năm 2004, chương trình phát triển cá cảnh được TPHCM thông qua, và xem cá cảnh là một trong những thế mạnh phải tạo bước đột phá để phát triển, trong đó, đề ra chỉ tiêu xuất khẩu 50 triệu USD cá cảnh vào năm 2010. Vậy nhưng, các thành viên CLB cá cảnh lo lắng, con số này khó đạt được nếu không có nguồn cá giống mới nhập nội thường xuyên, nếu người nuôi cá không được tạo điều kiện để tiếp cận các kỹ thuật nuôi mới.
CÔNG PHIÊN
Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc: Không thiếu thị trường, chỉ thiếu sản phẩm chất lượng
Nguồn tin: TT, 14/06/2005
Ngày cập nhật: 14/6/2005
Điều chỉnh quy hoạch đảm bảo nuôi thủy sản ở ĐBSCL phát triển bền vững
Nguồn tin: BCT, 13/6/2005
Ngày cập nhật: 13/6/2005
Điều chỉnh quy hoạch sản xuất, xây dựng hạ tầng kinh tế-kỹ thuật, nhất là thủy lợi, đảm bảo sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản ở ĐBSCL phát triển bền vững
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, thuộc hạ lưu sông Cửu Long, vốn nổi tiếng là một vùng sông nước, kinh rạch chằng chịt, hằng năm nước sông Cửu Long tràn qua Đồng bằng sông Cửu Long đổ ra biển hàng trăm tỉ mét khối nước. Diện tích tự nhiên 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long gần 40.000 cây số vuông, trong đó có trên 3,9 triệu ha đất nông nghiệp, rất thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Từ xa xưa đến đầu thế kỷ hai mươi, Đồng bằng sông Cửu Long đất rộng, người thưa, sản xuất nông nghiệp theo lối tự cung, tự cấp, nhu cầu hạ tầng và đầu tư thấp vẫn có ăn, nên mang tiếng là “làm chơi, ăn thiệt”. Sau Cách mạng Tháng 8-1945, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tranh chấp ác liệt giữa ta và địch, kẻ thù quyết tâm bình định, đóng đồn bót, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, vơ vét người của phục vụ chiến tranh xâm lược, ta quyết dựa vào dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận lòng dân, phát động chiến tranh nhân dân, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, giành thắng lợi lớn... Sau ngày 30-4-1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa được giải quyết, lại phải đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam mất hết 15 năm, dân số toàn vùng tăng nhanh, hiện nay trên 17 triệu người. Từ đầu năm 1990 đến nay, hạ tầng kinh tế kỹ thuật Đồng bằng sông Cửu Long được qui hoạch đầu tư, nhất là hệ thống thủy lợi, tuy chưa hoàn chỉnh, nhưng tổng sản lượng lương thực, thủy sản đạt cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể là: tổng sản lượng lương thực năm 2001 đạt 16 triệu tấn đến năm 2004 đạt 18,6 triệu tấn; tổng sản lượng thủy sản năm 2004 đạt 749 ngàn tấn tôm cá; xuất khẩu toàn vùng năm 2001 đạt 1,44 tỉ USD, năm 2004 đạt 2,45 tỉ USD. Có những tỉnh nằm trong vùng ngập sâu từ trước đến nay chỉ làm được một vụ lúa nổi, năng suất thấp, nay làm 2 -3 vụ lúa năng suất cao như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An, Kiên Giang, Vĩnh Long... tổng sản lượng lương thực năm 2004 của các tỉnh này tăng gấp hai, ba lần so với năm 1990.
Để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho 13 tỉnh, thành Tây Nam bộ đến năm 2010 - 2020 “Xây dựng vùng ĐBSCL trở thành một vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững, gắn phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với các mặt văn hóa - xã hội, tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào Khmer và nhân dân vùng ngập lũ, phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng vững chắc...”.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, nghị quyết của Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Ổn định sản lượng và nâng cao chất lượng lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước và góp phần xuất khẩu, chuyển một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang các cây khác có hiệu quả hơn. Dự kiến ổn định 1,8 triệu ha canh tác lúa trong đó có một triệu ha trồng lúa xuất khẩu, chủ yếu dựa vào vụ lúa đông xuân, chuyển thêm 190 - 200 ngàn ha đất trồng lúa sang trồng màu, cây ăn trái, rừng tràm và cây công nghiệp ngắn ngày, thủy sản... với năng suất bình quân 47 - 48 tạ/ha/vụ, sản lượng lúa duy trì 18 - 19 triệu tấn, trong đó dành 8 triệu tấn cho xuất khẩu...”.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, nhất là khai thác thế mạnh của ĐBSCL là phát triển nông nghiệp toàn diện và nuôi trồng thủy sản một cách bền vững, điều mấu chốt là phải điều chỉnh lại qui hoạch sản xuất, xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật, nhất là thủy lợi nhằm quản lý và khai thác nguồn nước ngọt, lợ và mặn phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Từ thực trạng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, có thể chia ra 5 vùng kinh tế nông nghiệp là:
- Vùng chịu ảnh hưởng lũ và ngập sâu (nằm dọc biên giới giáp với nước láng giềng Campuchia), nhận nước ngọt sông Tiền, sông Hậu ở đầu nguồn, trọng điểm trồng lúa và thủy sản nước ngọt.
- Vùng chịu ảnh hưởng lũ và ngập nông (Tây sông Hậu từ kinh Cái Sắn đến sông Cái Lớn, từ nam kinh Nguyễn Văn Tiếp đến phía Bắc tỉnh Bến Tre - kinh Chợ Gạo giữa sông Tiền, sông Hậu và phía Bắc sông Mang Thít) nhận nước ngọt sông Tiền, sông Hậu, trọng điểm trồng lúa và cây ăn trái, nuôi thủy sản nước ngọt.
- Vùng ít chịu ảnh hưởng lũ ở phía Đông, từ Gò Công qua Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng nhận nước ngọt ở sông Tiền sông Hậu cuối nguồn, vùng ven biển chịu ảnh hưởng mặn trong mùa khô, trọng điểm trồng lúa và một số loại cây trồng cạn ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản cả ngọt và lợ.
- Vùng Bắc bán đảo Cà Mau từ phía Nam sông Cái Lớn đến phía Bắc sông Ông Đốc, Gành Hào nhận nước sông Hậu ở xa cuối nguồn, bị ảnh hưởng mặn trong mùa khô, trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ. Đây là vùng đặc biệt quan trọng, ngoài kinh tế, còn có hàng trăm ha rừng tràm U Minh Thượng, U Minh Hạ ở hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là vùng căn cứ trong hai cuộc kháng chiến vừa qua.
- Vùng ven biển Đông và Nam bán đảo Cà Mau thường xuyên chịu ảnh hưởng mặn là vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản nước lợ và rừng ngập mặn, trong đó có rừng đước Năm Căn nổi tiếng trong nước và nước ngoài.
Bài học đã qua cho thấy quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa chúng ta phải phát huy tốt nguồn lực tại chỗ nhất là lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên hiện có. Đối với Đồng bằng sông Cửu Long trong khi công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa cao, hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, việc điều chỉnh quy hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là giao thông, thủy lợi, khai thác tốt tài nguyên đất, nước và nguồn lao động dồi dào là hướng đi đúng và hiệu quả, đặc biệt là quản lý và sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và có hiệu quả cao phục vụ cho sản xuất và đời sống là bức bách và quan trọng hàng đầu.
Thực tiễn ba mươi năm qua, nhất là từ năm 1990 đến nay, thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Đồng bằng sông Cửu Long có bước phát triển quan trọng, từng tỉnh đã có những bài học quý giá thành công cũng như thất bại, thiếu sót. Trong 5 năm tới (2006-2010) mỗi tỉnh cần tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm, điều chỉnh quy hoạch sản xuất, tập trung đầu tư thủy lợi nhằm khai thác tốt nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống nhân dân.
Trong vài thập kỷ tới, nước ngọt (cả nước sông Cửu Long và nước ngầm) luôn luôn là vấn đề chiến lược đối với Đồng bằng sông Cửu Long. Trước mắt, Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước sản xuất vào mùa khô, năm 2005 nước mặn thâm nhập sâu vào nội đồng. Trong tương lai, các nước đầu nguồn sông Cửu Long tập trung khai thác và quản lý nguồn nước, chắc chắn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, việc thiếu nước vào mùa khô sẽ gay gắt hơn, hoặc lũ lụt sẽ phức tạp hơn vào mùa mưa. Vì vậy cần phải có một chiến lược quản lý và sử dụng nước một cách hợp lý, khoa học để đảm bảo phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường bền vững. Đối với các tỉnh ven biển Đông, biển Tây từ Long An chạy dài đến Kiên Giang phải sớm điều chỉnh quy hoạch một cách cụ thể vùng đất sản xuất nước ngọt, lợ, mặn nhất là quy hoạch điều chỉnh diện tích nuôi tôm nước lợ, khai thác tài nguyên nước mặn, lợ, tạo nên vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi tôm sinh thái lớn nhất nước ta, đi đôi với quy hoạch, xây dựng hệ thống thủy lợi tương ứng, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu đời sống nhân dân, sử dụng nước phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa. Riêng nước ngầm là tài nguyên quý giá phải thận trọng, không được khai thác bừa bãi, lãng phí. Các cấp chính quyền cần thăm dò, xác định trữ lượng nước ngầm, có kế hoạch quản lý sử dụng lâu dài.
Có vậy mục tiêu đến năm 2010 Đồng bằng sông Cửu Long đề ra trên lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản hoàn toàn có thể thực hiện được. Cụ thể là:
- Tổng sản lượng lương thực 18- 19 triệu tấn lúa (năm 2004 đạt 18,6 triệu tấn).
- Tổng sản lượng nuôi thủy sản 1,3- 1,5 triệu tấn tôm, cá các loại.
- Chăn nuôi: 4 triệu con heo, 520 ngàn con bò, sản lượng thịt 31,5 ngàn tấn.
- Tổng giá trị xuất khẩu: 2,5- 3 tỉ USD (năm 2004 đạt 2,44 tỉ USD).
- Thu nhập (GDP) bình quân đầu người 700 USD (năm 2004 gần 500 USD). Đạt mục tiêu trên là nhiệm vụ quan trọng để Đồng bằng sông Cửu Long góp phần cùng cả nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nâng cao đời sống nhân dân, đi đôi phát triển công nghiệp và dịch vụ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
BÙI QUANG HUY (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ)
Người nuôi cá tra lao đao vì giá cả tiếp tục sụt giảm
Nguồn tin: BCT, 13/6/2005
Ngày cập nhật: 13/6/2005
Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Nguồn tin: TTXVN, 10/6/2005
Ngày cập nhật: 11/6/2005
Thêm một nhà máy chế biến thuỷ sản lớn tại Cần Thơ
Nguồn tin: TTXVN, 10/6/2005
Ngày cập nhật: 11/6/2005
Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản miền Nam vừa khởi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản công suất 10.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2 (Cần Thơ) với tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng.
Nhà máy sẽ sản xuất các loại sản phẩm chế biến từ tôm, cá tra để xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản và một số nước châu Âu. Các phụ phẩm trong quá trình sản xuất sẽ được nhà máy tận dụng chế biến thành thức ăn chăn nuôi thủy sản.
An Giang: giá cá tra, ba sa sụt giảm, ngư dân lỗ 250 tỉ đồng
Nguồn tin: TT, 11/06/2005
Ngày cập nhật: 11/6/2005
Theo tính toán của cơ quan chức năng, với mức giá như hiện nay (10.000 đồng/kg cá nguyên liệu loại I), với mỗi 1kg cá xuất bán, người nuôi bị mất gần 2.500 đồng so với mức giá cao vào cuối năm 2004.
Như vậy với sản lượng đạt được trong sáu tháng đầu năm 2005 dự kiến khoảng 100.000 tấn, riêng ngư dân An Giang đã mất gần 250 tỉ đồng do giá cá sụt giảm (mức thiệt hại này tương đương 125.000 tấn lúa)! Đây là lần thứ ba liên tiếp ngư dân tỉnh An Giang nói riêng và cả vùng ĐBSCL nói chung gặp “nạn” do giảm giá kể từ sau vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Mỹ đầu năm 2003.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh năm 2004 đã đạt trên 125 triệu USD. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trong đó do tự “xé rào” phá giá của nhà chế biến, lượng ngoại tệ thu về trong năm tháng đầu năm 2005 của tỉnh đã giảm gần 33 triệu USD, dù lượng xuất bán tăng hơn 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
HOÀNG HẢI
An Giang: Thả nuôi gần 300 ha tôm càng xanh chính vụ An Giang
Nguồn tin: Vasep, 8/6/2005
Ngày cập nhật: 11/6/2005
Từ đầu tháng 4/2005 đến nay, gần 150 hộ dân thuộc các huyện: Châu Phú, Chợ Mới, Thoại Sơn và TP.Long Xuyên đã thả nuôi trên ruộng được 298,5 ha tôm càng xanh vụ chính năm 2005. Trong đó, huyện Thoại Sơn có diện tích lớn nhất là 261,8 ha. Như vậy, nếu tính cả diện tích trái vụ thì đến thời điểm này, toàn tỉnh có diện tích thả nuôi tôm càng xanh là 492 ha, đạt 56,6% kế hoạch.
Theo các hộ nuôi tôm ở huyện Thoại Sơn, với giá bán tôm nguyên liệu 90.000đ/kg và với năng suất bình quân từ 0,5-0,6 tấn/ha, hộ nuôi sẽ lời khoảng 10 triệu đồng/ha, thấp hơn mức lãi so với tôm nuôi chính vụ khoảng 15 triệu đồng/ha, do năng suất tôm trái vụ thấp hơn so chính vụ. Một nguyên nhân khác là giá thu mua của thương lái thấp hơn cùng kỳ năm trước từ 10.000-20.000đ/kg.
Xuất khẩu thủy sản 2005: Mới đi được 1/3 chặng đường
Nguồn tin: VNECONOMY , 9/6/2005
Ngày cập nhật: 10/6/2005
Bình Định: Gần 620 ha tôm bị dịch bệnh
Nguồn tin: NLĐ, 9/6/2005
Ngày cập nhật: 10/6/2005
Theo thống kê sơ bộ của ngành thủy sản tỉnh Bình Định, hiện toàn tỉnh đã có gần 620 ha trong tổng số 2.044 ha tôm thả nuôi, xảy ra dịch bệnh.
Những địa phương có diện tích tôm bị dịch bệnh nặng là: Tuy Phước (285,6 ha), Quy Nhơn (270 ha), Phù Mỹ (36 ha)... Theo ngành thủy sản tỉnh, đa số diện tích tôm bị dịch bệnh là do thời tiết những ngày qua nóng liên tục, môi trường nuôi tôm bị suy thoái nghiêm trọng, việc cải tạo ao đìa nuôi tôm của người dân không được tốt...
H.Tuyến
Thừa Thiên - Huế: Gần 1 triệu con ốc hương chết do nước ô nhiễm
Nguồn tin: NLĐ, 9/6/2005
Ngày cập nhật: 10/6/2005
Những ngày qua, tôm nuôi và ốc hương đặc sản trong các ao hồ ở vùng đầm Cầu Hai, đầm Thủy Tú (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) chết với mật độ dày đặc. Riêng ốc hương đã có gần 1 triệu con chết, con số này có thể còn cao hơn nữa trong thời gian tới.
Nguyên nhân do cửa biển Tư Hiền đang bị cát lấp từng ngày, nước trong các đầm ô nhiễm nặng. Bà Võ Thị Tuyết Hồng, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư - Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, cho biết việc cửa Tư Hiền đang bị cát lấp dần làm cho nguồn nước trong các đầm bị ngọt hóa, hàng vạn ngư dân trên vùng đầm phá này đang gánh chịu thiệt hại rất lớn.
L.An
Đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp chế biến cá tra, ba sa với nông dân
Nguồn tin: BCT, 8/6/2005
Ngày cập nhật: 9/6/2005
Bài toán thủy sản: Chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố quyết định
Nguồn tin: LĐ, 08/06/2005
Ngày cập nhật: 9/6/2005
Giải pháp bình ổn thị trường cá tra, cá ba sa: “4 nhà” phải liên kết chặt
Nguồn tin: NLD, 7/6/2005
Ngày cập nhật: 9/6/2005
Hội thảo đầu bờ về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
Nguồn tin: WPY, 8/6/2005
Ngày cập nhật: 8/6/2005
Trung tâm giống và kỹ thuật thuỷ sản Phú Yên vừa tổ chức hội thảo đầu bờ về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Tiên Châu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An. Hàng chục hộ nông dân được trực tiếp hướng dẫn tham quan, học tập 5 mô hình đang nuôi tôm thẻ với diện tích 2,1ha. Hơn 150 vạn tôm giống thẻ thả nuôi theo mô hình trình diễn ở Tiên Châu được hơn 1 tháng phát triển tốt, thích nghi với môi trường và chưa có dấu hiệu bị bệnh.
Theo Nguyên Lưu, Báo Phú Yên 1833
Việt Nam vẫn là nước cung cấp tôm hàng đầu cho Mỹ
Nguồn tin: TTXVN, 8/6/2005
Ngày cập nhật: 8/6/2005
Con ruốc Gành Hào còn tự phát "bơi"
Nguồn tin: BCT, 08/06/2005
Ngày cập nhật: 8/6/2005
Lúc cao điểm, mỗi ngày có đến 100 tấn ruốc được người dân Gành Hào thu hoạch. Toàn huyện Đông Hải (Bạc Liêu) có trên 300 chiếc ghe chuyên cào ruốc bán cho các chủ vựa. Có tất cả 310 gia đình sống bằng nguồn thu nhập từ con ruốc. Tuy nhiên sản phẩm con ruốc vốn có tiếng của Gành Hào chưa phát huy hết thế mạnh của riêng mình.
Con ruốc thường xuất hiện vào tháng 2 và kéo dài cho đến tháng 8 trong năm. Khi mùa gió chướng bắt đầu thổi về thì con ruốc bỗng bặt tăm trên vùng biển Gành Hào, để năm sau không biết từ đâu nó kéo về nơi này tạo nên công ăn việc làm cho hàng trăm gia đình ở đây. Thật ra con ruốc bắt đầu có giá trị từ năm 1996, khi tại thị trấn Gành Hào có doanh nghiệp thu mua con ruốc để chế biến xuất khẩu. Trước đó, người ta bắt con ruốc để làm mắm, nước mắm, cho vịt ăn, bán cho Xí nghiệp bột cá của Công ty Liên doanh xuất nhập khẩu Gành Hào. Cũng từ năm 1996 cho đến nay, tại khu vực thị trấn này hình thành một nghề gọi là nghề “đi ruốc”. Ông Nguyễn Văn Vẹn, khu vực 1, thị trấn Gành Hào, có 5 năm làm nghề “đi ruốc”. Cả gia đình gồm 5 người đều sống nhờ vào chiếc ghe 10 tấn của mình. Sáng ra biển, chiều về. Sản phẩm thu được là ruốc, nhưng trong những sản phẩm của ông thu được chung tôi quan sát thấy có cả những con nghêu nhỏ, tép, tôm và cả những loại cá còn rất nhỏ. Tất cả được ông Vẹn phân loại ra. Ông chỉ lấy con ruốc, còn lại bỏ ra bán hàng sô. Ông cho biết: “Một ngày vật lộn với biển cả, sau khi đã trừ chi phí tôi thu được khoảng chừng 300.000 đồng”. Ông Vẹn cho biết, có lúc cao điểm đánh bắt được gần một tấn ruốc, thu được trên 1 triệu đồng/ngày. Nhưng nghề này chỉ làm được 6 tháng trong năm, những tháng còn lại ngồi không. Thực tế cả khu vực 1 của thị trấn này có đến 90% làm nghề đi ruốc để kiếm sống.
Theo Phòng Thủy sản Đông Hải, toàn huyện có trên 300 ghe làm nghề đi ruốc với khoảng trên 500 người sống bằng nghề này, một nghề dễ làm, đầu tư ít, cho thu nhập khá đã tạo điều kiện cho người nghèo có cái ăn cái mặc.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cả thị trấn Gành Hào có 4 người chuyên thu mua con ruốc. Doanh nghiệp Châu Kim Phượng chuyên thu mua ruốc tươi về chế biến xuất khẩu. Sản phẩm con ruốc tươi của doanh nghiệp này đã xuất sang các thị trường Đông Nam Á. Vào những ngày cao điểm, tại doanh nghiệp có đến hàng trăm công nhân làm việc. Tuy nhiên để có được sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp chỉ thu mua loại ruốc tốt, to và sạch. Bởi lẽ chỉ có loại tốt mới chế biến thành sản phẩm ruốc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp. Còn lại, người dân làm khô bán cho các điểm thu mua khác. Nhưng bây giờ đã hết con ruốc tốt, chỉ còn lại loại nhỏ dùng để làm khô. Chính vì vậy mà tại những điểm thu mua con ruốc khô tấp nập người mua kẻ bán. Ông Châu Quốc Cường, chủ cơ sở thu mua ruốc lớn nhất Gành Hào, trong lúc ngồi tiếp chuyện với chúng tôi chốc chốc lại xin lỗi vì có người gánh ruốc đến bán. Bà Nguyễn Ngọc Hạnh đến bán một cần xé ruốc khô 44 kg với giá 11.000 đồng/kg, vừa đếm tiền vừa than: “Bữa nay hẻo quá, kiếm được chỉ trên trăm ngàn đồng”. Bà cho biết thêm, cách đây gần một tháng mỗi ngày kiếm được không dưới triệu bạc.
Tại đây những cần xé ruốc được đổ ra phơi lại, lựa những “phế phẩm” khác chuẩn bị vô bao chở đi TPHCM. Anh Cường cho biết: “Cách đây một tháng tại cơ sở tôi môt ngày mua 2-3 tấn. Bây giờ ruốc ít, mua chỉ trên dưới 1 tấn thôi”. Cứ 2,5 kg ruốc tươi khi phơi khô cho ra 1 kg ruốc khô. Mỗi kg như thế bán trên dưới 10.000 đồng. Cho dù ruốc tươi hay khô cũng được sơ chế rồi chế biến thành các mặt hàng sấy khô cộng với hương liệu thành món hàng xuất khẩu sang các thị trường châu Á. Dù tươi hay khô, sản phẩm con ruốc Gành Hào bước đầu có đầu ra, mặc dù chuyện đầu ra cho con ruốc còn lắm chuyện để bàn...
Ông Châu Quốc Cường, chủ cơ sở thu mua ruốc khô tại Khu vực 1, thị trấn Gành Hào than thở với chúng tôi: “Hiện nay chúng tôi phải chuyên chở năm ba đoạn đường rất khó khăn. Đoạn đường từ Giá Rai về Gành Hào chỉ cho xe tải nhỏ chạy thôi. Chúng tôi phải thuê xe lôi chở ra tới Giá Rai rồi đón xe đi TPHCM, Mỹ Tho, Tây Ninh tiêu thụ”. Chính giao thông chưa thuận tiện đã làm cho giá thành đội lên và dĩ nhiên kẻ chịu thiệt là những người đối mặt với biển cả bắt từng con ruốc. Ông Cường trăn trở đặt ra câu hỏi, tại sao chúng ta không chế biến tại đây để giá nguyên liệu con ruốc cao hơn. Ông bảo: “Tôi bán cho một doanh nghiệp TPHCM, họ sơ chế sấy lại ăn rất thơm ngon đến không ngờ luôn!”.
Việc có một nhà máy chế biến con ruốc xuất khẩu trực tiếp tại Gành Hào đưa ra trong lúc này chưa phải là muộn. Doanh nghiệp Tứ Hải có lần đặt vấn đề: “ Tây Ninh không có muối, không có tôm, nhưng chế biến sản phẩm muối tôm nổi tiếng cả nước. Còn tại đây có muối, có tôm, có cá nhưng chưa có mặt hàng chế biến từ sản phẩm thủy sản nổi tiếng trên thị trường là điều rất buồn”. Chuyện chế biến các mặt hàng thủy sản thành thực phẩm tiêu dùng còn khá dài nếu như ngay từ bây giờ tỉnh chưa quy hoạch phát triển nguồn lợi này.
NHẬT HỒ
Cà Mau: Nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp lên hơn 1.000 ha
Nguồn tin: BCT, 08/06/2005
Ngày cập nhật: 8/6/2005
Tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 600 ha đầm vuông nuôi tôm công nghiệp, trong đó từ đầu năm đến nay phát triển được 100 ha ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Cái Nước. Phần lớn diện tích nuôi tôm này đạt năng suất bình quân 3 - 4 tấn/ha, có nơi đạt trên dưới 10 tấn/ha tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cao cung ứng cho chế biến xuất khẩu. Theo đó, mặc dù những tháng vừa qua, nuôi tôm ở Cà Mau gặp rất nhiều khó khăn do khô hạn kéo dài, phát sinh những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi quảng canh nhưng sản lượng hơn 5 tháng qua thu được trên 33.500 tấn, đạt 37,2% kế hoạch năm nhờ thu hoạch nuôi tôm công nghiệp.
Tỉnh Cà Mau phấn đấu đến cuối năm 2005 đạt 1.000 – 1.200 ha nuôi tôm công nghiệp với mức đầu tư ban đầu từ 200 - 250 triệu đồng/ha.
Được biết, vùng đất có khả năng đưa vào nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi và một số nơi khác với tổng diện tích trên dưới 10.000 ha đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi tôm công nghiệp của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp sau.
Lê Huy Hải
Đối thoại giữa doanh nghiệp chế biến thủy sản và ngư dân: Vẫn chỉ dừng ở đối thoại!
Nguồn tin: SGGP, 08/06/2005
Ngày cập nhật: 8/6/2005
Giá sàn cá tra, ba sa nguyên liệu 12.000 đồng/kg
Nguồn tin: TN, 08/06/2005
Ngày cập nhật: 8/6/2005
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.