Năm 2010 khoảng 1,44 triệu ha NTTS, năm 2020 khoảng 2,0 triệu ha NTTS
Nguồn tin: VNECONOMY, 29/6/2005
Ngày cập nhật: 30/6/2005
Trung tâm Khuyến nông An Giang: Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo chăn nuôi thủy sản
Nguồn tin: WAG, 29/6/2005
Ngày cập nhật: 30/6/2005
Nuôi tôm bằng phụ phẩm sinh học, năng suất cao
Nguồn tin: NLĐ, 29/06/2005
Ngày cập nhật: 30/6/2005
Ngày 29-6, nông dân Trần Văn Cây, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, đã thu hoạch lứa tôm đầu tiên, sau khi thử nghiệm sử dụng hai loại sản phẩm Shrimp Doctor và Super Shrimp Grow do Công ty TNHH Huỳnh Hoa (TPHCM) hỗ trợ, trộn với thức ăn thông thường để làm thức ăn chính cho tôm.
Với 100.000 con tôm giống thả nuôi trên diện tích 2.000 m2, sau 3 tháng 3 ngày có thể thu hoạch và cho sản lượng đạt 2 tấn, cao gấp đôi so với sử dụng thức ăn thông thường và thời gian nuôi cũng được rút ngắn.
Ông Nguyễn Xuân Lộc, Chủ tịch HĐQT Công ty Huỳnh Hoa, cho biết Shrimp Doctor và Super Shrimp Grow là hai loại phụ phẩm sinh học được sản xuất tại Hàn Quốc, có tác dụng kích thích sự tăng trưởng và tăng cường sức đề kháng cho tôm. Sau khi thử nghiệm thành công tại Cần Giờ, Huỳnh Hoa sẽ xin phép Bộ Thủy sản phổ biến rộng ra các tỉnh có nuôi tôm của Việt Nam.
L.Cường
Sông Cầu (Phú Yên): phát triển mạnh nghề nuôi trồng rong sụn, rong câu
Nguồn tin: Vasep, 29/6/2005
Ngày cập nhật: 29/6/2005
Huyện Sông Cầu (Phú Yên) đang phát triển mạnh nghề nuôi trồng rong sụn, rong câu ở ven đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài với diện tích 233ha.
Đến nay bà con đã thu hoạch được 145 tấn rong khô (trong đó rong sụn được 127 tấn khô), với giá bán rong sụn từ 8.000 - 8.800 đồng/kg, rong câu 4.000 đồng/kg. Theo Phòng NN&PTNT huyện Sông Cầu, rong câu, sụn dễ nuôi trồng, phát triển nhanh, không tiêu tốn thức ăn và tiêu thụ ổn định, nên đa số hộ ngư dân nuôi tôm sú bị thua lỗ chuyển sang nuôi rong đạt hiệu quả, cải thiện được đời sống kinh tế gia đình.
Phú Yên, 29/6/2005
Huyện Sông Cầu (Phú Yên): thu hoạch 60 tấn tôm hùm thương phẩm
Nguồn tin: Vasep, 29/6/2005
Ngày cập nhật: 29/6/2005
Huyện Sông Cầu (Phú Yên) đã thu hoạch được 60 tấn tôm hùm thương phẩm, tăng gấp 2 lần so cùng kỳ năm trước.
Các vùng biển nuôi nhiều tôm hùm lồng là: Phú Dương - Vịnh Hoà - Từ Nham (xã Xuân Thịnh), Dân Phú 1, Dân Phú 2 (xã Xuân Phương), Hoà Lợi (xã Xuân Cảnh)… Được biết, từ đầu năm 2005 đến nay, bên cạnh việc chăm sóc 14.000 lồng tôm thịt từ năm trước chuyển sang, bà con còn thả nuôi 1.600 lồng tôm thịt, 1.300 lồng tôm ương.
Phú Yên, 29/6/2005
Giới thiệu mô hình nuôi ếch Thái Lan cho nông dân
Nguồn tin: WAG, 24/6/2005
Ngày cập nhật: 28/6/2005
Trung tâm Khuyến nông An Giang đã phối hợp triển khai trình diễn, nuôi thử nghiệm ếch giống Thái Lan để giới thiệu cho nông dân.
Đây là loại vật nuôi mới, diện tích nuôi nhỏ và chủ yếu là giống ếch đồng địa phương. Tháng 4/2005, tỉnh đã nhập đàn giống bố mẹ và sản xuất được 120.000 con ếch giống, giúp nông dân chuyển đổi vật nuôi mới.
Hiện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai 3 điểm trình diễn nuôi ếch thương phẩm giống Thái Lan tại Long Xuyên, Phú Tân và An Phú. Qua theo dõi nhận thấy, giống ếch này thích nghi tốt với môi trường địa phương, tăng trưởng trọng lượng nhanh. Giá bán ếch trung bình 15.000đ/kg, người nuôi ếch có thể đạt doanh thu gần 2 tỷ đồng/ha/năm.
(Theo Econet)
Cần quan tâm thực hiện quyết định 80/TTG của thủ tướng chính phủ trong nuôi trồng thuỷ sản
Nguồn tin: WAG, 27/6/2005
Ngày cập nhật: 28/6/2005
Xuất khẩu thủy sản qua Mỹ: "Chung sống ra sao" ?
Nguồn tin: BCT, 25/6/2005
Ngày cập nhật: 27/6/2005
Ninh Thuận - Mùa nuôi tôm sú và những khó khăn đặt ra
Nguồn tin: NT, 27/06/2005
Ngày cập nhật: 27/6/2005
Toàn tỉnh hiện có 200 ha đìa thả nuôi, nhưng đến nay có trên 50 ha bị dịch bệnh. Trong điều kiện khí hậu còn khắc nghiệt, môi trường các vùng nuôi bị ô nhiễm từ nhiều năm nay chưa được cải thiện, hầu hết các đìa tôm thả nuôi hiện đang trong tình trạng chậm lớn, dễ dịch bệnh, như báo trước một mùa tôm sú vắng lặng hơn bao giờ hết.
Khác với mọi năm, những ngày này đến các vùng nuôi tôm sú không còn cảnh nhộn nhịp, háo hức của những người làm đìa, thay vào đó là vùng đìa vắng lặng. Tại vùng nuôi tôm trên cát ở Từ Thiện ( Ninh Phước) nơi được xem là an toàn nhất về môi trường, nhưng đến lúc này chỉ thả nuôi 20% diện tích, một số diện tích còn lại đang chờ nguồn nước ngầm từ các giếng khoan mới. Ông Tám Hoàng, một nông dân đã có kinh nghiệm từ nhiều năm nuôi tôm sú trên cát, than thở:” Chưa có năm nào lại khó khăn như năm nay, thiếu đủ cách từ việc không khoan được giếng nước đến hụt vốn để tái sản xuất. Cứ như thế này thì bỏ đìa thôi”. Từ thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải chúng tôi đến vùng nuôi ở quanh Đầm Nại. Trước đây cứ đến vụ nuôi tôm sú, vùng đất này hết sức tấp nập bởi chiếm diện tích nuôi khá lớn( trên 700 ha), nhưng giờ đây vắng lặng vô vùng. Ngôi nhà cấp 4 được xây ngay giữa vùng đìa Cà Đú có diẹân tích chừng 12m2, chung quang chất chứa nhiều dụng cụ để nuôi tôm sú như máy quạt nước, máy nổ…, chị Hoa cùng hai cháu gái đang cặm cụi bóc hạt điều kiếm sống qua ngày. Thấy chúng tôi, chị liền một mạch tâm sự: “Tôi vốn là người nuôi tôm có tiếng vùng này, trước đây thả một năm hai vụ trúng liên tục. Qua 3 năm liền thất bại, giờ thì nợ chồng chất, sinh sống nhờ vào những ký hạt điều nhận từ nhà máy đem về gia công”. Chúng tôi hỏi: “Nếu làm không đạt thì bán chứ để làm gì thâm nợ”. “Bán sao được, sổ đỏ cầm cố ngân hàng, nhưng nếu có bán không ai mua”- chị Hoa trả lời.
Trong buổi sáng chúng tôi đã đến trên 10 chòi canh như chị Hoa và ai cũng có hoàn cảnh tương tự. Ông Tư Lụi (người nuôi tôm ) cho biết: Có ai làm giàu khá nhanh bằng nghề nuôi sú này, nhưng cũng chưa có ai khổ như chúng tôi hôm nay. Bây giờ muốn bán đìa để chuyển nghề cũng không được, phải lây lất qua ngày thôi. Ông kể, như bọn tôi có nghề đi biển kiếm sống qua ngày, còn một số người chỉ biết nhận gia công hạt điều để kiếm sống. Tại Hộ Hải (Ninh Hải), qua tiếp xúc với một “đại gia” nuôi tôm sú có tiếng ở Lương Cách cho biết, với tình trạng ô nhiễm môi trường, tôm giống không đảm bảo chất lượng nên ông đã mở thêm trại sản xuất tôm giống để hình thành dây chuyền nuôi tôm khá an toàn. Những năm gần đây, trong lúc mọi người đều mất mùa, nhưng các diện tích của ông hoàn toàn thắng lợi. Tưởng rằng cách làm đó khá tiêu biểu, nhưng trước đây 1 tháng, ông thả gần 1 ha đìa thì bị dịch bệnh, thua lỗ trước mắt trên 30 triệu đồng. Ông cho biết với tình hình như hiện nay, sẽ ngưng sản xuất.
Những năm gần đây nghề nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá thức ăn, nhiên liệu, công lao động…tăng cao, trong khi đó giá tôm sú thương phẩm giảm rất nhiều, làm ảnh hưởng đến đời sống người nuôi, vì vậy bước vào vụ nuôi tôm sú năm 2005, nhiều hộ nuôi gặp rất nhiều khó khăn, không có khả năng phục hồi sản xuất. Trao đổi với đ/c Bùi Thị Anh Vân, Phó Giám đốc Sở Thủy sản, chúng tôi được biết, năm nay trong điều kiện nắng hạn kéo dài, ngành Thủy sản đã hai lần điều chỉnh lịch thời vụ nuôi . Thời gian chính thức bắt đầu thả từ tháng 5-6-7 và kết thúc vụ nuôi vào tháng 10-2005 tùy theo điều kiện từng vùng, kiên quyết không thả nuôi sau tháng 8 để phòng tránh lũ và hạn chế dịch bệnh lây lan. Đến nay toàn tình có 200ha/ 1.500 ha thả nuôi nhưng đã có 50 ha dịch bệnh và khả năng chỉ thả nuôi chừng 300ha. Đồng chí Bùi Thị Anh Vân cho biết thêm, ngành cóù nhiều mô hình nuôi giúp nông dân chuyển đổi cải thiện đời sống như mô hình nuôi ốc hương, nuôi cua, ghẹ và trồng rong sụn… Đây là những đối tượng nuôi có vốn đầu tư nhỏ thu lại lợi nhuận cao và dễ chăm sóc. Ngoài sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, UBND tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ 1,2 tỷ đồng mua các loại giống ốc hương, cua, ghẹ, cá mú, cây rong sụn… giúp nông dân các vùng nuôi tôm sú chuyển đổi để đa dạng các đối tượng nuôi. Với sự trợ giúp này, hy vọng rằng người nuôi tôm trong tỉnh sẽ vượt qua khó khăn này.
(Thiện Nhân - Báo Ninh Thuận)
Ra "đảo" nuôi tôm
Nguồn tin: ND, 25/06/2005
Ngày cập nhật: 26/6/2005
Giữa đầm phá Cầu Hai có một cồn đất hoang, nằm lạc lõng giữa bốn bề mênh mông nước, người địa phương gọi nó là cồn Giá, thuộc huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế). Mặc cho nhiều người can ngăn, cách đây gần 20 năm, một người đàn ông nghèo, cùng vợ con lặng lẽ ra đấy dựng nhà, từng ngày gỡ đất, đắp ao để nuôi tôm...
Ðó là ông Huỳnh Minh Ðỗi, năm nay 49 tuổi, quê ở xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc.
Phải ngồi đò hơn 30 phút, chúng tôi mới đến được cồn Giá - nơi có trại tôm của ông Ðỗi. Cồn Giá xa đất liền, bốn bề nước bao bọc, mùa hè ngủ phải đắp chăn, mùa đông lạnh vô cùng. Cách đây hơn 20 năm, ở đó còn có người ra làm ruộng, nhưng vì xa, đất nghèo, lại nhiễm mặn, làm mấy cũng không hiệu quả, nên thôi. Tiếp đó, đây là bãi thả bò. Ðầu mùa người ta lùa bò ra thả, cuối mùa đưa về. Cứ mỗi lần như thế, đàn bò lại nhiều hơn vài con, có mùa chẳng dư ra con nào, tại sao? Tại bò không sinh, hay vừa sinh ra đã chết vì thời tiết khắc nghiệt?
Sự "điên" của ông Ðỗi bắt đầu từ năm 1986, khi cả xã Vinh Hưng chẳng ai nghĩ rằng con tôm có thể nuôi được. Còn ông Ðỗi thì khác. Khi chưa bắt tay vào nuôi tôm, ông Ðỗi là "chân chạy" của các công ty thu gom hàng thủy sản. Nghề cho ông được cơ hội được đi đến nhiều nơi. Từ những chuyến đi đó, ông tình cờ nghe được ở xã Quảng Công, Quảng Ngạn (huyện Quảng Ðiền) người dân đã biết nuôi tôm sú để xuất khẩu. Nghe thấy lạ, trong chuyến gom hàng cho các công ty, ông Ðỗi tình cờ thấy được tôm sú, bèn mang về, ra giữa mảnh ruộng trước nhà, đào một cái "ao", nuôi thử.
Nghe ông Ðỗi đào "ao" nuôi tôm, người Vinh Hưng ai cũng nhìn ông, rồi... cười. Bao đời nay, dân ở đây chỉ chuyên đánh bắt hải sản trên đầm phá để ăn, bán chứ chưa ai làm cái việc ngược đời thế bao giờ. Ngay như ông chủ nhiệm HTX xã Vinh Hưng hồi đấy cũng chẳng tin: "Biết tui bỏ lúa, đào ruộng nuôi tôm, giữa trưa ông đạp xe về mắng sa sả: "Yêu cầu xã viên Ðỗi lấp hồ để trồng lúa. Nếu không tôi mời dân quân đến, đừng trách". Mặc, ai nói cũng mặc. Ðã quyết thì phải làm. Kết quả là, vụ đầu tui thua toe tua"- ông Ðỗi kể lại. Thất bại nhưng ông không nản: "Nợ đã mang vào mình, xóm làng đang trông vào mình. Ở đầm phá mà không khai thác lợi thế thì cuốn chiếu đi chỗ khác ở cho xong". Cũng may, khi mọi người đang nhìn ông với con mắt ngờ vực, thì ông chủ tịch UBND xã được huyện gọi lên để đi xem mô hình. Ði được vài ngày, vừa về đến nơi, ông đã chạy ào về nhà ông Ðỗi: "Ông chủ tịch UBND xã nói: Tau thấy rồi, làm như mi rứa mới phát huy được thế mạnh của đầm phá. Chừ tau ủng hộ" - ông Ðỗi kể.
Chủ tịch UBND xã ủng hộ, được đà, ông Ðỗi làm đơn xin cấp đất ở cồn Giá. Chưa kịp nghe trình bày, ông chủ tịch xã lắc đầu quả quyết: "Tau lạy mi. Ðất trong ni, mi xin mấy xã cũng cấp. Chỗ anh em trong xã, tau khuyên thiệt, mi nên từ bỏ ý định nớ đi, ra đó khổ lắm, cực lắm. Không phải mi khổ một chắc, mà vợ con mi cũng khổ". Nghe vậy, ông Ðỗi suy nghĩ: Người ta thương, họ mới nói với nhau như rứa. Nhưng đã nghĩ rồi, đã mất mấy chục lít dầu để đi khảo sát rồi, chừa thua ông là... mất tất cả. Ông Ðỗi năn nỉ, báo cáo luận cứ (bằng mồm), rồi nói như đinh đóng cột, rằng: "Tui đã xem rồi, nhất định nuôi được. Chú cứ giao đất cho tui". Thế rồi, ông chủ tịch UBND xã rụt rè ký giấy cấp đất.
Cầm tờ giấy có chữ ký của ông chủ tịch UBND xã Vinh Hưng, ông Ðỗi mừng rơn. Về đến nhà, tối đến anh đã triển khai gọi anh em họ hàng đến vận động, đề nghị ngày mai cùng ra cồn Giá làm hồ nuôi tôm. Tối đó có hai người em vợ gật đầu đồng ý. Ðến tối hôm sau, hai người em lại lặng lẽ vòng tay: "Thưa anh, cho em thôi". Tối đó, ông Ðỗi lại vắt tay lên trán: "Ri là không ổn rồi. Ðất, đá đã mua rồi, không thể lùi bước được. Phải ra đó dựng nhà, đưa vợ con ra theo để tiện bề chăm sóc". Quyết như vậy, sáng hôm sau, ông Ðỗi chất hết cả nhà lên đò, nổ máy chạy vù vù ra cồn Giá. Ra đến nơi, bắt tay dựng ngay một chiếc nhà chòi, có mái hình khum khum như mái đò để cả nhà cùng ở. Còn bao nhiêu tiền dành dụm, vay mượn của gia đình nội, ngoại đổ vào đầu tư ao hồ để nuôi tôm. Năm đầu ra cồn Giá lại... thua. Năm thứ hai, thua tiếp. Sau ba năm nuôi tôm, số tiền ông Ðỗi nợ ngân hàng đã lên đến 30 triệu đồng (thời điểm trước năm 1990, đấy chưa kể số vốn vay của bà con, làng xóm).
Ông Ðỗi nói: "Năm thứ ba nuôi không ăn thua. Lại vướng cảnh nợ ngập đầu, tui bắt đầu nản. Quẫn quá, có lần tui kéo cả vợ con lên đò chạy như điên dại giữa phá Tam Giang, tìm chỗ chết". Sợ lâm vào bước đường cùng, có người đã gọi lại, quyết định cho vay 10 triệu đồng để tiếp tục nuôi tôm. Cũng nhờ vào số tiền này mà ông Ðỗi đã "trụ" được và liên tiếp có lãi, mở rộng sản xuất. Lúc cao điểm, có đến 12 ha (sau lại nhường bớt cho bà con hai ha) với tất cả hệ thống hồ hoàn chỉnh. "Ðến chừ, trung bình mỗi năm tui lãi gần 500 triệu đồng" - ông Ðỗi cho biết. Có tiền, ông Ðỗi vào đất liền xây một căn nhà nhỏ, vừa đủ chỗ cho vợ và năm người con ăn ở. Ðồng thời lại đặt thêm một điểm bán lẻ dầu lửa, thuốc thú y, thức ăn gia súc cho bà con trong vùng.
Anh Nguyễn Xuân Anh, tổ trưởng nuôi tôm thôn Phụng Chánh, xã Vinh Hưng, nói: "Ngay từ lúc vụ tôm được mùa đầu tiên, ông Ðỗi đã vận động, giúp đỡ bà con mạnh dạn chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản. Với những hộ cần nuôi nhưng chưa có vốn, ông Ðỗi sẵn sàng cho vay tôm giống để thả cho kịp lịch thời vụ, thậm chí ngay cả thuốc chữa bệnh cho tôm, thức ăn... Ðược sự giúp đỡ về kỹ thuật của ông Ðỗi, đến nay toàn xã Vinh Hưng đã có gần 800 hộ dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản trên tổng diện tích hơn 500 ha, trở thành địa phương có phong trào nuôi tôm mạnh nhất tỉnh Thừa Thiên-Huế.
DƯƠNG QUANG TIẾN
Nghêu thịt tại Bến Tre tăng giá kỷ lục
Nguồn tin: VNeconomy, 22/06/2005
Ngày cập nhật: 24/6/2005
Xuất khẩu tôm tăng trở lại
Nguồn tin: SGGP, 24/6/2005
Ngày cập nhật: 24/6/2005
ĐBSCL: Sản xuất thành công cua biển giống
Nguồn tin: KHPT, 24/6/2005
Ngày cập nhật: 24/6/2005
Khoa Thủy sản ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu và ứng dụng thành công kỹ thuật sản xuất cua biển giống. Tỷ lệ sống và tăng trưởng của cua sinh sản nhân tạo đạt tương đương cua biển tự nhiên, giá đầu tư cua giống thấp hơn cua tự nhiên từ 500-1.000đ/con. Được biết công nghệ này sẽ được chuyển giao cho các địa phương có nhu cầu (ĐT: 071. 834307).
Nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi cua thịt đang phát triển nhanh ở địa phương, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận quy trình sản xuất cua biển của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 và sản xuất thành công 40.000 cua biển giống tại trại thủy sản Nước Mặn, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lợi (ĐT: 0781.826484). Mới đây, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Bến Tre, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 ứng dụng thành công quy trình sản xuất giống cua biển tại Trại thực nghiệm giống thủy sản Cadet (Bình Đại)
P. Duy
Cá lòng ròng nhỏ, nhưng lợi lớn!
Nguồn tin: BCT, 24/6/2005
Ngày cập nhật: 24/6/2005
Chỉ mới sau mấy đám mưa đầu mùa mà tại các chợ nông thôn ở Tây Nam bộ, nhất là vùng Bán đảo Cà Mau, đã bắt đầu có bán nhiều loại cá non, đây là dấu hiệu cho thấy nguồn lợi cá đồng đang tiếp tục bị lạm sát một cách không thương tiếc. Trong đó đáng chú ý là cá ròng ròng (cá lóc lúc còn nhỏ), dù cho hiện nay giá cá lóc đang ở mức cao khá hấp dẫn trong nhóm cá đồng, nhưng vẫn bị nông dân đem ra “bán non” giữa chợ với những lý do... rất “vô tư”!
Bà con các vùng chuyển dịch thì cho là sợ khi cá ròng ròng lớn lên sẽ ăn tôm nuôi, hay giữ lại chẳng được bao lâu, khi “thuốc vuông” (diệt cá bằng thuốc) hoặc nước mặn về cá cũng chết không kịp thu hoạch kinh tế, nên bắt bán để mua gạo (?!). Còn dân vùng ngọt hóa thì có người bảo nhà đang nuôi cá sặt rằn không để cá lóc được, phải diệt. Người khác lại nói gia đình đang khó khăn kéo bán kiếm tiền xài, nếu mình không bắt, người khác cũng bắt, uổng lắm! Có người cho cá ròng ròng rất khó nuôi! Nuôi lớn chúng cũng đi mất nên tốt nhất là khi thấy thì kéo bán kiếm tiền cho chắc ăn, để người khác nuôi sẽ có kết quả hơn !? Nhưng các bà nội trợ thì cho rằng cá ròng ròng kho khô, rắc tiêu, mỡ, hành ăn cơm ngon “hết xẩy”! Như thế nguyên nhân cá ròng ròng bị săn bắt đã rõ! Có “cầư” tất có “cung”, cung và cầu đang “hòa hợp” nên cá non - đặc biệt là cá ròng ròng đành chết chắc! Có điều thật quá oan uổng! Lẽ ra chúng cần được nông dân bảo vệ tốt để làm giàu.
Thật vậy, từ con cá ròng ròng nhỏ bé ấy, nếu chịu khó tổ chức nuôi theo các hình thức phù hợp, thì chỉ sau một khoảng thời gian (5-7 tháng hoặc 1 - 2 năm) nông dân có thể thu về một giá trị lớn hơn nhiều, thậm chí sẽ rất lớn tùy theo quy mô và mức độ đầu tư vốn, kỹ thuật và… biết bắt mạch thị trường! Trong nhiều năm gần đây giá cá đồng năm sau bao giờ cùng cao hơn năm trước. Hiện tại cá lóc loại 3-4 con/kg ở các chợ miền Tây có giá bán lẻ đến 15 - 35 ngàn đồng/kg, trong khi giá cá ròng ròng cũng không cao hơn là bao. Nhưng một kg cá ròng ròng có không dưới 2.000-3.000 con, như vậy nếu bà con tổ chức nuôi chúng thành cá thương phẩm thì chỉ cần tỷ lệ sống đạt 50% và nội trong một mùa mưa 6-7 tháng thôi nguồn thu sẽ lớn biết bao. Bởi cá lóc nếu cho ăn đầy đủ, môi trường nước tốt có thể đạt trọng lượng 300-500g/con sau 6-7 tháng nuôi.
Mấy năm qua, nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nông dân đã ý thức được và khai thác rất tốt giá trị kinh tế to lớn từ những con cá ròng ròng nhỏ bé ấy, qua các hình thức nuôi thành cá lóc thương phẩm hay kinh doanh cá giống bằng ngay chính bản thân con cá ròng ròng, qua các cách thức như: nuôi gièo, nuôi trong ao vườn, nuôi trên vuông tôm hay ruộng lúa...
Cá đồng, mà trong đó cá lóc là thành phần quan trọng ngày càng có giá trị về nhiều mặt, nên luôn bị khai thác một cách thiếu khoa học sẽ dễ dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi, nuôi cá ròng ròng thành cá thương phẩm và sau đó nghĩ cách chế biến để nâng cao giá trị, tìm thị trường xuất khẩu sẽ là một hướng đi đúng rất cần được các nhà khoa học hỗ trợ kỹ thuật và nông dân nhiệt tình hưởng ứng để khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá này.
MỤC ĐỒNG
Diễn biến giá thuỷ sản trong nước tuần đến 20/6/2005
Nguồn tin: Vinanet, 21/6/2005
Ngày cập nhật: 23/6/2005
Bạc Liêu: Giá tôm giống bố mẹ giảm mạnh
Nguồn tin: Vasep, 23/6/2005
Ngày cập nhật: 23/6/2005
Tại Bạc Liêu, giá tôm giống bố mẹ và tôm nguyên liệu liên tục giảm mạnh. Giá tôm giống bố mẹ từ mức trên 3 triệu đ/cặp, nay giảm còn dưới 2 triệu đ/cặp và cũng rất khó bán vì các chủ trại sản xuất tôm giống không còn tìm mua nhiều. Giá tôm nguyên liệu cũng giảm bình quân trên 2.000 đ/kg.
Vinanet, 23/6/2005
Việt Nam có thể nuôi cá hồi nước lạnh trên diện rộng
Nguồn tin: Vasep, 23/6/2005
Ngày cập nhật: 23/6/2005
Ngày 22/6, Bộ Thuỷ sản cho hay, trong thời gian tới, bộ sẽ cho xây dựng một trung tâm về thuỷ sản nước lạnh. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I và Sở NNPTNT Lào Cai đang cho triển khai sản xuất giống cá hồi vân (nhập từ Phần Lan) tại huyện Sa Pa. Được biết qua 2 đợt nhập trứng , tỷ lệ sống của trứng cá hồi Phần Lan rất cao.
Lao động, 23/6/2005
Phú Yên: Dự báo giá tôm hùm ổn định
Nguồn tin: Vasep, 23/6/2005
Ngày cập nhật: 23/6/2005
Giá tôm hùm tại Phú Yên, tuần qua vẫn ổn định ở mức 430.000 đ/kg đối với cỡ từ 0,7 – 2 kg/con. Tuy nhiên, so với 2 tuần trước đây, giá tôm đã sụt giảm tới 30.000 đ/kg và so với cùng kỳ năm trước giá tôm cỡ 1 – 2 kg/con cũng đã thấp hơn 3,4%, trong khi giá tôm cỡ 0,7 – 1 kg vẫn cao hơn 6,2%. Năm nay, biên độ dao động giá tôm hùm tại Phú Yên lớn hơn so cùng kỳ năm trước. Trong thời gian tới, giá tôm hùm sẽ giữ tương đối ổn định, mức độ dao động sẽ không nhiều.
Vinanet, 23/6/2005
An Giang: Tri Tôn có 61 trang trại
Nguồn tin: WAG, 22/6/2005
Ngày cập nhật: 23/6/2005
6 tháng đầu năm 2005 huyện Tri Tôn phát triển mới 2 trang trại chăn nuôi với tổng số vốn 735 triệu đồng, nâng tổng số toàn huyện có 61 trang trại gồm chăn nuôi bò, dê, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản với vốn đầu tư 33 tỷ 85 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 272 lao động.
Riêng 2 trang trại nuôi cá sấu ở thị trấn Tri Tôn và Lương Phi là mô hình nuôi cá sấu qui mô lớn và đầu tiên tại huyện Tri Tôn. Sau 2 năm thực hiện, con cá sấu thích ứng với điều kiện khí hậu, nước, trọng lượng tối đa đạt trên 200 kg/con, tỷ lệ trứng cá sấu nở và sống cao. Đến nay phát triển được 428 con cá sấu, 460 con trăn, 1.650 con ba ba. Hiện 2 trang trại tập trung dưỡng thịt và tiếp tục nhân giống cá con.
Châu Phong
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.