HỘI THẢO CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP
Nguồn tin: Viet Linh, 7/7/2005
Ngày cập nhật: 7/7/2005
Ngày 7/7/2005, tại Saigon River Side Hotel đã diễn ra hội thảo Công nghệ kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp do công ty Meridian Aquatic Technology, LLC USA và NCI International USA tổ chức.
Các chuyên gia đã thuyết trình và cùng khách tham dự thảo luận, trao đổi các thông tin kỹ thuật, công nghệ, mô hình ngư trường nuôi tôm và máy móc thiết bị ngành nuôi tôm công nghiệp siêu sạch, ổn định, độ tin cậy cao, không tác động xấu môi trường.
Việc sử dụng AquaMats và các công nghệ tích hợp đã giúp thu hoạch được tôm sạch và năng suất cao trong các mô hình sau:
1. Công nghệ EIST
- Năng suất cao với khả năng trên 40 tấn/ha/năm
- Giảm giá thành - thực phẩm, năng lượng 20-50%
- Cải thiện môi trường hồ nuôi, gia tăng mức sống độ lớn tôm, chất lượng cao, không hoá chất
- Không gây bức xúc, ô nhiễm dây chuyền môi trường như những công nghệ thông dụng khác
- Hiện đang áp dụng và phát triển nhanh chóng trên các ngư trường tôm thế giới USA, Mexico, Australia, Belize, Philippines, Malaysia, Indonesia
2. Hệ thống nhà xanh - Bồn rãnh bảo an (JOBS)
- Hệ thống này có khả năng nuôi 3,3 vụ/năm
- Sản lượng đạt đến 50-58 tấn/ha/year
- Đòi hỏi ít nhân lực
- Độ an toàn sinh học cao
- Chi phí vận hành thấp
3. Hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh - siêu sạch bằng silô (S6tm)
- Dễ dàng thích ứng để sx và cung cấp tôm tươi, sống, thay đổi kích cỡ, thay đổi loại tôm trực tiếp cho thị trường tiêu thụ liên tục, quanh năm.
- Hoàn toàn không gây ảnh hưởng, không bị ảnh hưởng bởi tình thế, ô nhiểm, dịch bệnh từ môi trường bên ngoài - 100% an toàn sinh thái, 100% siêu sạch.
- Nhu cầu mặt bằng cực nhỏ, dễ dàng quản lý, kiểm soát, bảo an, không thể vét trộm 24/24.
- Nhu cầu nhân lực cực thấp, một trung tâm sx 200 tấn tôm/năm cần 1-2 người quản lý - gần 100% tự động.
Tin: Việt Linh
Xã Nhơn Mỹ (Chợ Mới): Phát triển nghề nuôi tôm, cá từ diện tích đất lan bồi
Nguồn tin: WAG, 7/7/2005
Ngày cập nhật: 7/7/2005
Xã Nhơn Mỹ có tổng diện tích 178 ha đất lan bồi đã và đang được khai thác đưa vào sử dụng nuôi tôm, cá với diện tích khoảng 30 ha, diện tích còn lại được người dân sử dụng trồng hoa màu quanh năm. Anh Nguyễn Ngọc Ðộ, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Mỹ cho biết, chính quyền địa phương đã tiến hành quy hoạch toàn bộ diện tích đất lan bồi, giao cấp lại cho dân và khuyến khích nhân dân khai thác chăn nuôi theo hướng phát triển có lợi, kể cả người tại địa phương và người địa phương khác.
QUỐC DŨNG
Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm tăng trên 8,4%
Nguồn tin: TTXVN, 7/7/2005
Ngày cập nhật: 7/7/2005
Phú Yên: Huyện Tuy An đã thu hoạch được 241ha tôm nuôi vụ 1
Nguồn tin: PY, 6/7/2005
Ngày cập nhật: 7/7/2005
Đến nay, bà con huyện Tuy An đã thu hoạch được 241ha tôm nuôi vụ 1 (trong tổng số 301ha). Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện, năng suất bình quân đạt 0,9 tấn/ha, với sản lượng 224 tấn, bằng 112% so với sản lượng cùng kỳ năm trước. Trong vụ này, mặc dù bệnh tôm giảm rõ rệt và không lây lan trên diện rộng nhưng đã có 60ha bị mất trắng, gây thiệt hại cho người nuôi ở các xã An Hoà, An Hiệp, An Ninh Tây. Hiện bà con tiếp tục thả tôm nuôi vụ 2 được 225ha.
(Theo N.Lưu, Báo Phú Yên 1845)
Xuất khẩu cá tra, basa tăng trở lại
Nguồn tin: VNN, 6/7/2005
Ngày cập nhật: 6/7/2005
Viện Hải dương học Nha Trang: Đơn vị xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học
Nguồn tin: BKH, 06/07/2005
Ngày cập nhật: 6/7/2005
Chợ mồi ở Trà Vinh
Nguồn tin: BCT, 6/7/2005
Ngày cập nhật: 6/7/2005
Vài năm nay ở Trà Vinh mới hình thành thêm những cái chợ với cái tên gọi khá đặc biệt: “Chợ mồi” phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản. Ở đấy, người ta mua bán một thứ duy nhất là con hến dùng làm thức ăn cho tôm.
Chúng tôi đến chợ Long Hữu, huyện Duyên Hải, cách thị xã Trà Vinh 40 km vào lúc nửa đêm. Trên bãi đất trống bên dốc mặt đập Bến Giá đã có vài người dọn chỗ. Chị chủ quán cà phê đối diện chợ cho biết: “Mỗi năm chợ mồi chỉ nhóm họp vào mùa nuôi tôm từ sau Tết Nguyên đán đến khoảng sau tết Trung thu. Mấy anh xuống vào tháng 5 âm lịch này là thời gian chợ nhộn nhịp nhất do vào giai đoạn tôm đang lớn, cần nhiều thức ăn”.
Một giờ khuya, từng đoàn xe tải đông lạnh chở hến từ Kiên Giang đổ về nườm nượp; chỉ riêng chợ này đã có gần chục chiếc ghé vào. Các loại xe ba gác, xe thồ, bạn hàng từ các ngã đường, các chợ nhỏ trong vùng cũng ào ào kéo tới, kẻ mang thúng, người kéo bao, náo động cả khu chợ trung tâm xã. Con hến đổ xá trong các thùng xe đông lạnh nhanh chóng được công nhân chuyển xuống đong cho bạn hàng. Cứ 2 thúng kể như 1 giạ với số tiền dao động từ trên dưới 80.000 đồng tùy theo loại.
Hơn 3 giờ sáng, công việc đong đếm, giao hến cho bạn hàng trung gian hoàn tất, những chiếc xe tải, xe ba gác hối hả chạy đi để lại những đống hến cao như đống lúa cho bạn hàng bán lẻ. Bấy giờ, những người ngư dân nuôi tôm lại lục đục kéo tới, làm cho chợ càng lúc càng đông. Chúng tôi quan sát và ước lượng có khoảng vài chục người bán và hàng trăm người nuôi tôm đến mua hến về làm mồi cho tôm. Mỗi người dăm ba giạ làm cho những đống hến vơi dần, hàng ngàn giạ hến (tương đương cả trăm tấn) chỉ trong vài tiếng đồng hồ đã được tiêu thụ hết mặc dù giá hến đen nhỏ có vỏ mềm 90.000 đồng/giạ; hến trắng lớn, vỏ cứng, 80.000 đồng/giạ, tức cao hơn giá gốc đến 5.000 – 7.000 đồng/giạ và theo những người đi chợ nói là cao nhất từ đầu năm đến nay. Mặt trời lên chưa quá ngọn cây, chợ thưa dần, đó cũng là lúc trên các cánh đồng hến đã được đem về rải đều cho đàn tôm gấp mồi, sinh sôi phát triển.
Hiện nay ở Trà Vinh có khoảng 5 – 7 chợ mồi loại lớn ở các cụm xã trung tâm như Hiệp Mỹ, Long Hữu, Long Toàn, Long Khánh, Ngũ Lạc,... và hàng chục chợ nhỏ, vệ tinh thuộc các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. Thông qua chợ này và các dịch vụ kèm theo đã giúp cho hàng ngàn người có công ăn việc làm, sinh sống. Chị Cương ở chợ Long Hữu, huyện Duyên Hải cho biết mỗi ngày lúc cao điểm có thể bán được 50 giạ hến cho ngư dân. Còn chị Hồng Phương ở chợ Long Toàn thì nói: “Bữa nay tui bán được 60 giạ – lời khoảng 200.000 đồng”. Ở xứ nước mặn, giồng cát này, kiếm được số tiền như vậy mỗi ngày là khá lớn. Hàng ngàn giạ hến đã được trao đổi, mua bán, góp phần cung ứng kịp thời nguồn thức ăn dồi dào cho người nuôi tôm. Bà Hai Tăng ở ấp 17, xã Long Hữu cho biết gia đình bà hiện nuôi 20.000 con tôm được 3 tháng tuổi, mỗi ngày phải cung cấp cho nó ít nhất 5 giạ hến, tốn khoảng trên 400.000 đồng, còn cho ăn thức ăn nuôi tôm chế biến công nghiệp thì tốn hao cao hơn nhiều, vã lại tôm càng lớn thì cho ăn bằng con hến thích hợp hơn. Bà Tăng còn tách thử con hến cho chúng tôi xem và giải thích rằng: “Thấy con hến có vỏ vôi vậy chứ con tôm nó ăn sạch trơn. Ban đầu, lúc mới quăng xuống nước, con hến há miệng, thè lưỡi ra đã bị con tôm dùng càng gấp, lần hồi nó cạp luôn cả vỏ”. Những người mua bán ở đây còn cho biết thêm là thỉnh thoảng cũng có ghe hến ở các tỉnh ven biển như Bến Tre chở qua, nhưng số lượng không nhiều và hình như nó cứng hơn nên khó cho tôm nhỏ ăn.
Chúng tôi quan sát kỹ những con hến nhỏ xíu bằng cái cút áo trẻ em. Chắc chắn là nó kém giá trị nếu đem làm thực phẩm dinh dưỡng cho người. Thế nhưng nhờ vào nghề nuôi tôm, thông qua các chợ mồi và dịch vụ trao đổi, mua bán mà nó biến thành thứ hàng hóa có giá trị xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho đất nước.
Nguyễn San
Trà Vinh: Nông dân thu hoạch 400 tấn cua thương phẩm từ ao tôm
Nguồn tin: BCT, 6/7/2005
Ngày cập nhật: 6/7/2005
Từ các ao nuôi tôm sú theo phương thức quảng canh (mật độ thả 1con/m2), mấy năm nay nhiều nông dân ở Trà Vinh đã kết hợp nuôi thêm cua biển đã tăng thêm thu nhập. Chỉ tính từ tháng 3 đến 6-2005, nông dân ở các huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú đã thu hoạch từ các ao tôm được trên 400 tấn cua thương phẩm, thu được lợi nhuận 24 tỉ đồng.
Phương thức nuôi tôm quảng canh kết hợp nuôi thêm cua biển tuy không đạt lợi nhuận cao bằng các mô hình nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, nhưng được ưu thế là ít gặp rủi ro và tốn kém ít chi phí. Hiện nay, ở Trà Vinh có khoảng 60 người chuyên đi bắt cua con ở các cánh rừng phòng hộ ven biển để cung ứng cho người nuôi. Giá cua giống được bán từ 1.200 – 1.500 đồng/con.
Phúc Sơn
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thuỷ sản
Nguồn tin: TTXVN, 05/07/2005
Ngày cập nhật: 5/7/2005
Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thủy sản tỉnh An Giang tiếp nhận công nghệ sản xuất giống ếch Thái Lan
Nguồn tin: AG, 5/7/2005
Ngày cập nhật: 5/7/2005
An Giang là tỉnh được xem là có tiềm năng lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long và cả nước về sản xuất thủy sản nước ngọt, bởi điều kiện tự nhiên ưu đãi như nhiều kênh rạch, sông, ruộng, ao… Tuy nhiên, sản lượng thủy sản nuôi của An Giang tập trung chủ yếu vào các đối tượng như cá da trơn (tra, basa) chiếm 80% tổng sản lượng.
Nhằm thực hiện đa dạng hoá các giống loài thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao theo định hướng phát triển ngành từ 2005 – 2010, cũng như để kịp thời đáp ứng nhu cầu về con giống cho con người nuôi đang có xu hướng mở rộng về đối tượng này; Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất giống Thủy sản tỉnh An Giang đã đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí để Trung tâm tiếp nhận công nghệ sản xuất giống ếch Thái Lan từ Trường Đại học Nông lâm, Tp Hồ Chí Minh.
Từ tháng 4/2005 TS. Lê Thanh Hùng và các cộng tác viên của Trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh đã trực tiếp hướng dẫn và cùng thực hiện với các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất giống Thủy sản đã đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất khả quan như sau:
- Kỹ thuật nuôi vỗ và chăm sóc ếch bố mẹ đạt tỉ lệ thành thục 80 – 90% và số lần sinh sản đạt tối thiểu 2 lần/năm.
- Kỹ thuật chọn ếch bố mẹ cho sinh sản.
- Kỹ thuật kích thích hormon cho ếch đẻ đồng loạt, thông số kỹ thuật sau:
+ Tỉ lệ sinh sản (đối với ếch đã tuyển chọn cho sinh sản): 80 - 90%
+ Tỉ lệ nở của trứng: 80 - 90%
- Kỹ thuật ương ếch giống đạt các thông số kỹ thuật sau:
+ Tỉ lệ ương từ trứng mới nở đến ếch giống (ếch rụng đuôi 01 tuần) đạt 50 - 60%
+ Kỹ thuật phòng và trị một số bệnh thường gặp ở ếch
Dự kiến sắp tới Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất giống Thủy sản sẽ tổ chức đưa ra cho nông dân phường Mỹ Thạnh, Tp Long Xuyên nuôi thử nghiệm để phổ biến và nhân rộng mô hình nuôi ếch Thái Lan tại An Giang.
Nguồn KHCN số 3/2005
Tôm giống rớt giá thê thảm ở Quảng Nam, Đà Nẵng
Nguồn tin: TN, 4/07/2005
Ngày cập nhật: 5/7/2005
Giá từ 30 đồng/con xuống còn 14 - 15 đồng/con. Nguyên do thời tiết đổi mùa nên các hồ nuôi tôm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Bắc không mua hàng. Nhiều chủ trại nuôi tôm giống đóng cửa, hoặc chỉ nuôi cầm chừng để bán trong khu vực miền Trung, nhưng số lượng cũng không đáng kể. Trong khi đó, giá tôm bố mẹ cũng giảm, chỉ còn 1 triệu đồng/con.
H.Trà
ĐBSCL: Loay hoay giữa mặn và ngọt: Lao đao vì nợ
Nguồn tin: NLĐ, 5/07/2005
Ngày cập nhật: 5/7/2005
Tôm càng xanh ngược Điện Biên
Nguồn tin: NNVN, 02/06/2005
Ngày cập nhật: 4/7/2005
Tiềm năng nuôi tôm càng xanh của tỉnh Điện Biên tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở vùng lòng chảo Điện Biên và huyện Tuần Giáo. Qua 4 năm triển khai nuôi tôm càng xanh cho thấy, hiệu quả kinh tế cao, thị trường "cung không đủ cầu", người nông dân thực sự mặn mà với con tôm càng xanh. Trước một vụ nuôi tôm mới, Trung tâm Thủy sản Điện Biên đã chuẩn bị lượng giống tôm càng xanh gần gấp đôi so với năm 2004.
Con tôm càng xanh có mặt tại Điện Biên đã 4 năm, qua thời gian nuôi theo mô hình cũng như người nông dân nuôi dưới chân ruộng lúa và ao nhà cho thấy hiệu quả kinh tế khá cao. Đối với người nông dân nuôi, 1m2 mặt nước ao, ruộng lúa thả 5 – 7 con giống, sau khi thu hoạch 1ha đạt được 7 tạ tôm thịt. Giá bán ngoài thị trường trung bình 100 nghìn đồng/kg (loại 30 con/kg). Trừ mọi chi phí còn lãi 40 triệu đồng. (Nếu nuôi theo mô hình, dự án thì 1m2 mặt nước thả từ 10 – 12 con giống, sau khi thu hoạch, 1 ha sẽ được 100 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 60 triệu đồng). Điện Biên có tổng diện tích ao khoảng 800 ha, hiện tại các hộ nông dân đã sử dụng 10 – 15% diện tích ao để nuôi tôm càng xanh. Nếu thị trường tiêu thụ tốt thì khả năng con tôm càng xanh sẽ chiếm từ 20 – 25% diện tích ao nhà.
Giống tôm càng xanh được Trung tâm Thủy sản Điện Biên chuyển từ xuôi lên bằng tôm bột, sau khi ương tại Trung tâm đạt kích thước từ 2 –3cm là thời điểm xuất nuôi tốt nhất cho nông dân. Năm nay, Trung tâm Thủy sản Điện Biên được Sở Khoa học công nghệ hỗ trợ dự án nuôi tôm càng xanh thương phẩm 1,5 ha ở TP Điện Biên Phủ (đưa tổng số diện tích của các dự án lên 6,5 ha). Để đáp ứng đủ con giống, hiện nay Trung tâm đã chuẩn bị 43 vạn con giống phục vụ cho các dự án, ngoài ra còn đủ để đáp ứng khoảng 40 vạn con giống phục vụ cho bà con nông dân. Với số tôm giống này tăng hơn 30% so với năm 2004. Nét mới trong vụ tôm càng xanh năm nay là đến thời điểm này có nhiều nông dân từ Mường Nhé, Mường Chà, Mường Tè (Lai Châu) đến đăng ký giống tôm, chứng tỏ tôm càng xanh được nhiều người dân mặn mà đưa vào nuôi ngày càng nhiều. Đi xem một số ao ương giống tôm càng xanh tại Trung tâm Thủy sản Điện Biên được biết, hầu hết lượng giống đã có kích thước từ 2-3cm, sức khỏe của tôm tốt. Nhiều người dân vùng lòng chảo Điện Biên đã đến mua con giống. Giá một con giống tôm càng xanh hiện nay là 400 – 500đ là không cao so với các vụ trước. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: Qua mấy năm ương và cung cấp giống tôm càng xanh của Trung tâm Thủy sản Điện Biên, bà con nông dân tin tưởng vì chất lượng giống tốt, trong quá trình nuôi không bị dịch bệnh. Được cán bộ Trung tâm hướng dẫn cách nuôi, phòng trừ dịch bệnh và dịch vụ thức ăn cho tôm đầy đủ có chất lượng tốt.
Dự đoán năm nay nhu cầu thị trường tôm càng xanh sẽ cao hơn các năm trước. Vì công trình Thủy điện Sơn La khởi công, hàng vạn cán bộ, công nhân là nguồn tiêu thụ thực phẩm khá lớn. Đây là động lực giúp con tôm càng xanh trụ vững trên vùng lòng chảo Điện Biên và tạo điều kiện cho người dân tăng thêm thu nhập.
Nỗi buồn con tôm
Nguồn tin: NLĐ, 03/07/2005
Ngày cập nhật: 4/7/2005
Qua 4 năm, các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh và Sóc Trăng chuyển đổi hàng trăm ngàn hecta đất sang nuôi tôm đã đến đến tình trạng: dân nợ ngân hàng, đất bỏ trống và môi trường đất, nước bị ô nhiễm
Phong trào nuôi tôm sú ở tỉnh Trà Vinh được phát triển khá sớm so với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, người người, nhà nhà đua nhau chặt phá rừng, phá bỏ diện tích trồng hoa màu lẫn diện tích trồng lúa, muối để chuyển sang nuôi tôm.
Phát triển ồ ạt
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, chỉ tính riêng trong vòng 4 năm gần đây (2002 - 2005), số diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã chuyển sang đất nuôi tôm lên đến 4.200 ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Cầu Ngang (2.000 ha). Tuy nhiên, trong thực tế, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang nuôi tôm tự phát còn cao hơn rất nhiều. Còn tại tỉnh Sóc Trăng, hiện tại diện tích nuôi tôm sú của tỉnh đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát, kèm theo đó là việc xuất hiện tình trạng nuôi tôm ngoài quy hoạch. Những vùng trồng lúa nước ngọt trước đây cũng được người dân ồ ạt đào ao nuôi tôm sú. Một số địa phương “dẫn đầu” trong việc phá bỏ đất lúa chuyển sang nuôi tôm là các xã Viên Bình, Thạnh Thới Thuận, Thạnh Thới An, Thạnh Phú, thuộc huyện Mỹ Xuyên.
Tương tự như Trà Vinh và Sóc Trăng, trong 4 năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã chuyển đổi đến 64.442 ha sang đất nuôi tôm và các loại thủy sản khác. Điều đáng báo động là bà con chuyển đổi đất sản xuất trong điều kiện thiếu vốn, thiếu kênh thủy lợi, thiếu khoa học kỹ thuật và cả kinh nghiệm sản xuất. Trong khi đó, chính quyền địa phương lại đồng tình với người dân, bất chấp khuyến cáo của các nhà khoa học. Tại một cuộc hội nghị mới đây, lãnh đạo tỉnh xem mức tăng trưởng kinh tế hằng năm 20% là hiệu quả của việc chuyển đổi nêu trên. Điều tệ hại hơn là những vạt rừng trồng có nơi đã 5 - 7 năm tuổi dọc theo tuyến đê đã được UBND tỉnh cho chuyển đổi sang nuôi tôm vì một lý do rất giản đơn là “diện tích này nằm trong đê, không thuộc diện tích lâm phần quản lý”.
Mai này, rừng có còn không?
Theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định 25/2003/QĐ-UB ngày 20-8-2003, đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu là 134.100 ha, trong đó diện tích nuôi theo mô hình công nghiệp - bán công nghiệp là 34.150 ha, tăng đến 23.150 ha so với thời điểm năm 2003. Trong khi đó, diện tích rừng thì “phấn đấu đạt 8.829 ha, không đổi so với quy hoạch hiện có”. Vậy là đến năm 2010, độ che phủ rừng của tỉnh Bạc Liêu sẽ không tăng so với hiện nay nếu không muốn nói là sẽ giảm. Tuy nhiên, đó chỉ là “ham muốn” của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đối với con tôm. Thực tế mùa vụ năm nay hoàn toàn ngược lại. Số diện tích nuôi tôm theo mô hình công nghiệp - bán công nghiệp chỉ còn lại 8.600 ha, giảm so với năm 2004 và nhiều khả năng còn giảm tiếp tục vì tình trạng tôm liên tục chết trong thời gian gần đây. Ông Lê Minh Chiến, Phó Giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Chúng tôi thừa nhận là có chủ quan trong việc xây dựng mô hình nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp. Đáng ra phải căn cứ vào thực tế và hiệu quả của mô hình này đem lại”.
Đất bỏ hoang, môi trường bị ô nhiễm
Trước tình trạng tôm chết liên tục trong thời gian gần đây, chính quyền và người dân ở ĐBSCL mới cảm thấy “hối hận” vì quá nóng vội, trong quá trình chuyển đổi đất sản xuất với ước mong... sớm làm giàu. Đi dọc theo Quốc lộ 1A thuộc xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), chúng tôi nhận thấy rất nhiều ao nuôi tôm bị bỏ hoang. Trong khi đó, ngay tại vùng được quy hoạch để nuôi tôm thuộc các dự án của huyện Vĩnh Châu, do thiếu kênh dẫn nước, nhiều diện tích cũng bị bỏ hoang. Chưa có thống kê cụ thể, nhưng con số này không phải nhỏ. Tại Bạc Liêu, vụ mùa năm nay toàn tỉnh có đến trên 2.000 ha đất nuôi trồng thủy sản không đưa vào sản xuất.
Sở dĩ diện tích đất nuôi tôm bị bỏ hoang là vì người dân không còn “mặn mà” với con tôm sau những vụ mùa trắng tay. Những ngày gần đây, rất nhiều hộ dân đã đồng loạt làm đơn xin phép chuyển đất nuôi tôm sang trồng lúa. Ông Trần Văn Hiền, một hộ nuôi tôm ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, tâm sự: “Nông dân chúng tôi đã quen làm ruộng rồi, nhìn lúa trổ bông là biết bao nhiêu giạ/công, nay thả tôm xuống nước, 3 tháng sau chưa thấy chắc ăn. Bây giờ tôm cứ chết hoài thì làm sao sống nổi. Trở lại làm lúa, nông dân chúng tôi sẽ dễ thở hơn”. Tuy nhiên, đã là vùng quy hoạch nuôi tôm, người dân muốn trở lại trồng lúa không phải chuyện dễ. Ông Nguyễn Tấn Khương, Trưởng Phòng Nông nghiệp - Thủy sản huyện Đông Hải, cho biết: “Chúng tôi không thể chuyển lại trồng lúa theo nguyện vọng của người dân vì đất đã nhiễm mặn rồi. Muốn chuyển từ hệ sinh thái mặn sang hệ sinh thái ngọt ít nhất cũng mất khoảng 3 năm”.
Tại tỉnh Sóc Trăng, rất nhiều hộ dân đã bỏ tiền mướn xe ủi san lấp ao tôm để chuyển sang trồng lúa, nhưng đều thất bại. Trước tình hình này, Sở Thủy sản của tỉnh đã khuyến cáo người dân nên chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi các loại thủy sản khác. Cũng xung quanh chuyện con tôm, tại những vùng nuôi theo mô hình công nghiệp - bán công nghiệp, người dân tự tiện khoan giếng để lấy nước ngọt pha vào ao tôm đã làm cho hệ thống nước ngầm bị tuột sâu so với trước đây, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân. Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bạc Liêu, hiện toàn tỉnh có gần 1.000 giếng nước ngầm không sử dụng được do mực nước đã tuột từ 7 - 13 mét so với năm 1995. Còn tại Trà Vinh, số lượng giếng nước ngầm bỏ hoang do bị tuột mực nước đã lên đến con số gần 2.000 giếng. Nguyên nhân cũng vì người nuôi tôm đã khai thác giếng bơm ở độ sâu gần 50 mét để bơm nước ngọt pha vào ao tôm. Ngoài ra, tình trạng đất rừng bị tàn phá, nước ngầm khai thác vô tội vạ, khai thác đất quá mức đã làm cho môi trường ô nhiễm nặng. Nếu như trước đây, con tôm nuôi chỉ trong vòng 3- 4 tháng tuổi sẽ đạt tiêu chuẩn 30 con/kg, thì nay phải mất đến 6 tháng và tôm nuôi luôn bị chết vì ô nhiễm môi trường. Đấy là một minh chứng cho việc con người đối xử “thô bạo” với thiên nhiên.
C. Tuấn - A. Thuận - X. Thạnh - N. Hồ
Kỳ sau: Lao đao vì nợ
Tệ xâm hại tài nguyên biển ĐBSCL: Bãi nghêu lại bị càn quét
Nguồn tin: LĐ, 01/07/2005
Ngày cập nhật: 3/7/2005
Năm nay, lượng nghêu giống lại xuất hiện nhiều ở các bãi bồi Sóc Trăng và có giá cao hơn mọi năm. Mỗi kilôgram nghêu giống được thu mua tại bãi từ 200 - 600 ngàn đồng. Mỗi ngày có hàng ngàn người từ các nơi, với đủ loại phương tiện đổ xô về các bãi nghêu giống để khai thác...
Tràn ra bãi biển
Thường vào lúc 10 giờ sáng là cao điểm khai thác trên bãi nghêu ở đuôi cồn 30.4. Cả bãi nghêu rộng chừng 10km2, nhưng có đến hơn 300 chiếc ghe cào đang hoạt động hết công suất. Các chủ ghe cào cho biết: Mùa nghêu năm nay ai cũng trúng đậm nhờ lượng nghêu nhiều, lại có giá. Bình quân một ghe cào mỗi ngày thu được từ một vài trăm ngàn đến bạc triệu. Chủ ghe cào Huỳnh Thanh Huy ở Tiền Giang cho biết: "Bãi nghêu ở đây và Trà Sết, Vĩnh Châu tôi đều có cào, nhưng năm được, năm mất. Năm nay trúng nhất. Trung bình mỗi ngày tôi cào được 2 - 3 ký. Riêng bữa nay, mới từ sáng tới giờ, tôi trúng được gần 6 ký, bán được 300 ngàn đồng/ký. Cầm chắc bạc triệu...".
Còn tại bãi Trà Sết ở Vĩnh Châu, số ghe cào cũng không thua gì. Mặt nước đục ngầu trước sự cày xới thả sức của những miếng cào nặng hàng chục ký. Lực lượng ghe cào đông nhất vẫn là của các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang... Họ thường đi theo từng đoàn 10 - 20 chiếc để vừa tập trung khai thác, vừa để bảo vệ nhau khi có tranh chấp, hay những bất trắc khác. Ngoài lực lượng ghe dùng cào lớn, thì còn một bộ phận không nhỏ những người đi xúc nghêu cám bằng tay.
Để bắt được những con nghêu giống chỉ bé bằng đầu cây tăm, ngoài tấm cào bằng sắt nặng hàng chục ký, các ghe cào còn sử dụng cả loại lưới mùng - một loại phương tiện đã bị cấm trong khai thác thuỷ sản. Khi cào được kéo lên, ngoài nghêu giống còn có đủ thứ tạp chất khác như vỏ sò, hến nát vụn, giới cào nghêu và dân thu mua gọi là miễng. Bởi thế nên nghêu giống còn được gọi là nghêu cám. Tùy theo tỉ lệ lẫn miễng nhiều hay ít mà giá mua sẽ dao động từ 200 - 600 ngàn đồng/kg. Vào lúc đầu vụ, mỗi ngày một ghe cào được 4 -5kg toàn nghêu sạch. Còn bây giờ, số lượng bắt đầu ít đi và lẫn nhiều miễng.
Thu nhập cao, nhưng...
Theo ước tính sơ bộ, mỗi mùa vụ trúng thì ít nhất giá trị sản lượng của mỗi bãi nghêu cũng độ khoảng chục tỉ đồng. Một con số có thể giúp thoát nghèo cho hàng ngàn hộ ngư dân nghèo vùng ven biển của tỉnh. Mặt khác, nếu quản lý tốt, ngân sách nhà nước cũng thu thêm được vài trăm triệu đồng. Vậy mà thực tế lại khác. Hầu hết những chủ ghe cào đều cho rằng: "Kiểm ngư đâu được mấy người, mà đặt vấn đề quản lý. Đi tàu lớn thì làm gì được tụi tui vì nước cạn đâu có vô được. Mà có vô thì ghe tụi tui cũng đã dzọt ra rồi...".
Một vấn đề khác, phần đông những người làm nghề cào nghêu, xúc nghêu giống đều là dân nghèo. Mỗi năm chỉ có một mùa nghêu kéo dài hơn một tháng, lượng người, lượng ghe tập trung khai thác ở các bãi là rất lớn. Chỉ với 4-5 kiểm ngư viên thì cũng bó tay. Nhưng giá trị của các bãi nghêu không chỉ về mặt kinh tế, mà còn ở khía cạnh môi trường sinh thái.
Với một mật độ khai thác dày đặc như thế, chắc chắn nguồn lợi này sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt và môi trường sinh sống của nhiều loài thuỷ sinh khác sẽ bị xáo trộn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc tái tạo nguồn lợi tài nguyên biển. Để bảo vệ nguồn tài nguyên này, rất cần có những giải pháp khai thác, quản lý, bảo vệ nguồn lợi như: Khống chế số lượng và công suất tàu khai thác, quy định về kích cỡ, thời gian khai thác trong năm... Các khu vực có nghêu ở bãi biển ĐBSCL cứ mãi kêu cứu, nhưng vì sao vẫn chưa có sự can thiệp hiệu quả của chính quyền địa phương và ngành chức năng?
Cao Long
Cá tra, cá ba sa rớt giá: Làm gì giúp người dân chuyển hướng đầu tư?
Nguồn tin: BCT, 1/7/2005
Ngày cập nhật: 2/7/2005
Khoảng hai tháng qua, giá cá tra, cá ba sa đã tuột thảm hại, từ 14.000 đồng/kg xuống còn hơn 10.000 đồng/kg- thậm chí có nơi chỉ còn 9.000 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi cá ở huyện Thốt Nốt (TP Cần Thơ) lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần hoặc trên bờ vực phá sản. Nhiều hộ đã và đang tính chuyện chuyển hướng đầu tư cho nuôi con khác thay cá.
KHÓ KHĂN CHỒNG CHẤT...
Để có 1 kg cá thương phẩm, người nuôi phải tốn từ 2 - 2,5 kg thức ăn- tương đương 12.000 - 15.000 đồng. Năm nay, các chi phí như: xăng dầu, thức ăn... giá đều tăng 25 - 30% so với những năm trước, còn giá cá giảm gần 40% khiến nhiều người nuôi lâm vào tình trạng thua lỗ. Nhiều chủ hầm nuôi có kinh nghiệm nuôi lâu năm may ra mới huề vốn.
Người nuôi cá không chỉ chấp nhận bán với giá thấp mà đang phải chấp nhận phương thức trả chậm, chịu thêm lãi suất ngân hàng. Với diện tích nuôi 1,4 ha, hầm cá tra của anh Nguyễn Văn Phăm ở xã Tân Lộc ước đạt khoảng 70 tấn. Do thiếu vốn, anh phải vay ngân hàng 170 triệu đồng để nuôi với lãi suất 0,8%/tháng. Anh Phăm cho biết: “Trót nuôi nên phải cố cầm cự. Cứ đà này tiền đâu mà chịu cho thấu. Những năm trước giá cá có giảm xuống 14.000 - 15.000 đồng/kg cũng còn lời chứ như năm nay tính ra lỗ từ 1.000 - 3.000 đồng/kg!”
May mắn hơn những hộ nuôi khác, chị Đồng Thị Thu Hồng, chủ hầm cá ở ấp Tân Phước, xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt, vừa ký được hợp đồng bán 260 tấn cá tra cho Công ty Hùng Vương (Tiền Giang) nhưng phải chấp nhận đợi từ 45 - 60 ngày mới lấy được tiền. Đó là chưa kể gia đình chị phải bỏ 3 hầm nuôi ở cù lao Tân Lộc vì không kham nổi chi phí thức ăn cho cá để tập trung cho hầm cá duy nhất ở xã Thuận Hưng. Đã trên 9 năm sống bằng nghề nuôi cá nhưng mặc dù tự ươm được nguồn cá tra giống, tự chế biến thức ăn cho cá và không phải chịu lãi vay ngân hàng nhưng với mức giá bán khoảng 10.500 đồng/kg như hiện nay chị vẫn không có lời.
Anh Nguyễn Văn Cường, chủ hầm cá kế bên hầm cá của chị Hồng còn khó khăn hơn. Gần 2 tháng trời kêu bán nhưng người mua vẫn chẳng thấy tăm hơi. Vốn chưa lấy lại được, trong khi chi phí cho cá ăn ngày càng tăng. Anh Cường than: “Vừa rồi mất 300.000 đồng lấy mẫu thử nồng độ kháng sinh. Tưởng đâu cá đạt tiêu chuẩn thì được giá, dễ bán hơn chứ ai ngờ giá cũng không nhích lên. Nuôi cá bao năm nay nhưng chưa bao giờ thấy bấp bênh như vầy. Ngay cả khi đã tham gia vào câu lạc bộ những người nuôi cá cho một doanh nghiệp chế biến cũng không giúp những thành viên như tui bán được cá!”.
Giá cá nguyên liệu sụt giảm chủ yếu là do hàng xuất sang thị trường Mỹ và một số nước châu Âu chậm trong khi sản lượng cá tra, cá ba sa ở nhiều tỉnh ĐBSCL năm nay tăng khoảng 200 ngàn tấn so với năm 2004 - chủ yếu do diện tích nuôi ngày càng được mở rộng một cách tự phát, chất lượng cá không quản lý được. Theo PGS - TS Nguyễn Thanh Phương, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, thị trường không bền vững, đầu ra còn hạn hẹp nên nhiều doanh nghiệp đã đơn phương hạ giá mua sản phẩm của nông dân để tăng sức cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng mới. Điều đó càng làm giảm uy tín sản phẩm cá tra, cá ba sa Việt Nam.
CHUYỂN HƯỚNG...
Thấy nuôi cá tra không còn lời, chị Đồng Thị Thu Hồng, chủ hầm cá ở ấp Tân Phước, xã Thuận Hưng đã thả hàng ngàn con cá trê giống nuôi kèm với hầm cá tra đang được 4 tháng tuổi (ước đạt 260 tấn). Với diện tích hầm nuôi hơn 1 ha, sau 2,5 tháng chị thu hoạch đồng loạt được trên 10 tấn cá trê thương phẩm, bán với giá 11.000 đồng/kg cho các đại lý thu mua chở đi tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Chị Hồng cho biết: “So với năm rồi, giá cá trê có giảm nhưng tính ra vẫn còn lời 2.000 - 3.000 đồng/kg. Không nhờ khoản thu từ cá trê này, tôi không biết lấy tiền đâu để trả cho nhân công và các khoản chi phí khác”.
Theo Trạm Thủy sản Thốt Nốt - Vĩnh Thạnh, toàn huyện Thốt Nốt hiện có khoảng trên 400 ha diện tích nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là cá ba sa và cá tra), tập trung nhiều nhất ở các xã: Tân Lộc, Thới Thuận, Trung Kiên, Thuận Hưng. Trước sự biến động bất thường của con cá tra, cá ba sa như hiện nay, nhiều hộ nuôi ở Thốt Nốt đã hoặc sắp chuyển sang nuôi các loại cá đồng. Trạm Thủy sản Thốt Nốt - Vĩnh Thạnh đã có chính sách hỗ trợ 40% tiền mua con giống, khuyến khích nông dân chuyển sang nuôi một số loại cá cho lợi nhuận cao hơn như: rô phi, sặt rằn, cá lóc, tôm càng xanh... Ông Nguyễn Văn Tâm, một người nuôi cá ở xã Tân Lộc, cho biết: “Thu hoạch xong hầm cá này tôi sẽ dọn sạch ao, chuẩn bị nuôi tôm càng xanh. Tôi đã tìm hiểu kỹ kinh nghiệm nuôi, tôm càng xanh có giá trị kinh tế cao, bán để xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa đều dễ hơn so với cá tra, cá ba sa”.
Tuy nhiên, đó chỉ là những dự tính bước đầu của người nuôi nhằm tự cứu mình khi cá tra, cá ba sa đang rớt giá. Điều quan trọng vẫn là cần phải có những quy hoạch và giải pháp căn cơ cho ngành thủy sản toàn vùng ĐBSCL. Theo ước tính, năm 2005, sản lượng cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL đã vượt mức 500.000 tấn, tăng trên 65% so với năm 2004. Nếu không có biện pháp hạn chế kịp thời diện tích nuôi, sản lượng cá tra, ba sa có thể sẽ vượt chỉ tiêu 1,5 triệu tấn vào năm 2010. Thực tế cho thấy, sản phẩm từ cá tra, cá ba sa của Việt Nam đã có tiếng trên thị trường nước ngoài nhưng nhiều người nuôi vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường nuôi, chất lượng sản phẩm... Đó là một nguy cơ!
Ông Bùi Hữu Trí, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản TP Cần Thơ cho biết: Bộ Thủy sản vừa xem xét lại chương trình hành động về chất lượng và thương hiệu cá tra, ba sa giai đoạn 2005 - 2010. Trong đó, Bộ có kế hoạch sẽ giảm chỉ tiêu sản lượng dự kiến từ 1 triệu tấn xuống còn khoảng 350.000 - 400.000 tấn trong thời gian 5 năm tới. Sở dĩ có sự điều chỉnh này là do từ đầu năm đến nay nhiều mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ, châu Âu gặp nhiều khó khăn; cá tra, cá ba sa liên tục rớt giá khiến nhiều hộ nuôi phá sản. Ngoài ra, tình trạng nuôi tự phát gây không ít khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh, diện tích nuôi trồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và chất lượng cá xuất khẩu.
Ở cấp độ địa phương, Hiệp hội Thủy sản TP Cần Thơ sẽ có chương trình khảo sát thực tế để quy hoạch, phân vùng và hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho nông dân (chỉ khuyến khích nuôi cá tra, cá ba sa tại các vùng ven sông Hậu). Đồng thời, Hiệp hội cũng sẽ kiến nghị với UBND thành phố tiến hành cấp giấy phép nuôi cho các hộ, ngăn chặn tình trạng xả bùn ra sông, kinh, rạch..., gây ô nhiễm môi trường nước.
DUYÊN BÌ
Nuôi cá lồng ở Lao Mái Nhà
Nguồn tin: WPY, 28/6/2005
Ngày cập nhật: 1/7/2005
Công ty Cá biển An Hải – Phú Yên được thành lập trên cơ sở sát nhập giữa Công ty TNHH Hà Quang và Sao Đại Hùng, vừa được Sở Thuỷ sản Phú Yên cho phép đầu tư mô hình nuôi cá lồng tại khu vực Lao Mái Nhà (xã An Hải, Tuy An). Theo đó, Công ty cá biển An Hải – Phú Yên được sử dụng 400ha đất mặt nước để thực hiện mô hình nuôi cá giò (cá bốp) bằng lồng tại Lao Mái Nhà và 6ha để xây dựng cơ sở sản xuất cá giống. Hiện nay, Công ty Cá biển An Hải – Phú Yên thuê hơn 30 công nhân tại địa phương để làm các công việc bằng thủ công như đan lồng, bọc lưới và đã thực hiện xong các công đoạn cần thiết để chuẩn bị cho việc nuôi thí điểm 10 lồng cá giò tại Lao Mái Nhà. Dự kiến sẽ thả giống vào cuối tháng 6 này. Dự án này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở vùng đảo Lao Mái Nhà còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
(Theo Khắc Nho, Báo Phú Yên 1841)
Sản lượng tôm giống sản xuất trong 6 tháng đầu năm chỉ được 750 triệu con
Nguồn tin: WPY, 1/7/2005
Ngày cập nhật: 1/7/2005
Sản lượng tôm giống sản xuất trong 6 tháng đầu năm chỉ được 750 triệu con, bằng 62,5% kế hoạch, giảm 5,75% so cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Sở Thuỷ sản Phú Yên, tình hình sản xuất tôm giống gặp nhiều khó khăn, giá tôm post thấp, tiêu thụ chậm, tôm mẹ chết rải rác khiến hàng loạt cơ sở sản xuất giống hoạt động cầm chừng và bị thua lỗ nặng.
(Theo N.Lưu, Báo Phú Yên 1843)
Tệ xâm hại tài nguyên biển ĐBSCL: Bãi nghêu lại bị càn quét
Nguồn tin: LĐ, 1/7/2005
Ngày cập nhật: 1/7/2005
Năm nay, lượng nghêu giống lại xuất hiện nhiều ở các bãi bồi Sóc Trăng và có giá cao hơn mọi năm. Mỗi kilôgram nghêu giống được thu mua tại bãi từ 200 - 600 ngàn đồng. Mỗi ngày có hàng ngàn người từ các nơi, với đủ loại phương tiện đổ xô về các bãi nghêu giống để khai thác...
Tràn ra bãi biển
Thường vào lúc 10 giờ sáng là cao điểm khai thác trên bãi nghêu ở đuôi cồn 30.4. Cả bãi nghêu rộng chừng 10km2, nhưng có đến hơn 300 chiếc ghe cào đang hoạt động hết công suất. Các chủ ghe cào cho biết: Mùa nghêu năm nay ai cũng trúng đậm nhờ lượng nghêu nhiều, lại có giá. Bình quân một ghe cào mỗi ngày thu được từ một vài trăm ngàn đến bạc triệu. Chủ ghe cào Huỳnh Thanh Huy ở Tiền Giang cho biết: "Bãi nghêu ở đây và Trà Sết, Vĩnh Châu tôi đều có cào, nhưng năm được, năm mất. Năm nay trúng nhất. Trung bình mỗi ngày tôi cào được 2 - 3 ký. Riêng bữa nay, mới từ sáng tới giờ, tôi trúng được gần 6 ký, bán được 300 ngàn đồng/ký. Cầm chắc bạc triệu...".
Còn tại bãi Trà Sết ở Vĩnh Châu, số ghe cào cũng không thua gì. Mặt nước đục ngầu trước sự cày xới thả sức của những miếng cào nặng hàng chục ký. Lực lượng ghe cào đông nhất vẫn là của các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang... Họ thường đi theo từng đoàn 10 - 20 chiếc để vừa tập trung khai thác, vừa để bảo vệ nhau khi có tranh chấp, hay những bất trắc khác. Ngoài lực lượng ghe dùng cào lớn, thì còn một bộ phận không nhỏ những người đi xúc nghêu cám bằng tay.
Để bắt được những con nghêu giống chỉ bé bằng đầu cây tăm, ngoài tấm cào bằng sắt nặng hàng chục ký, các ghe cào còn sử dụng cả loại lưới mùng - một loại phương tiện đã bị cấm trong khai thác thuỷ sản. Khi cào được kéo lên, ngoài nghêu giống còn có đủ thứ tạp chất khác như vỏ sò, hến nát vụn, giới cào nghêu và dân thu mua gọi là miễng. Bởi thế nên nghêu giống còn được gọi là nghêu cám. Tùy theo tỉ lệ lẫn miễng nhiều hay ít mà giá mua sẽ dao động từ 200 - 600 ngàn đồng/kg. Vào lúc đầu vụ, mỗi ngày một ghe cào được 4 -5kg toàn nghêu sạch. Còn bây giờ, số lượng bắt đầu ít đi và lẫn nhiều miễng.
Thu nhập cao, nhưng...
Theo ước tính sơ bộ, mỗi mùa vụ trúng thì ít nhất giá trị sản lượng của mỗi bãi nghêu cũng độ khoảng chục tỉ đồng. Một con số có thể giúp thoát nghèo cho hàng ngàn hộ ngư dân nghèo vùng ven biển của tỉnh. Mặt khác, nếu quản lý tốt, ngân sách nhà nước cũng thu thêm được vài trăm triệu đồng. Vậy mà thực tế lại khác. Hầu hết những chủ ghe cào đều cho rằng: "Kiểm ngư đâu được mấy người, mà đặt vấn đề quản lý. Đi tàu lớn thì làm gì được tụi tui vì nước cạn đâu có vô được. Mà có vô thì ghe tụi tui cũng đã dzọt ra rồi...".
Một vấn đề khác, phần đông những người làm nghề cào nghêu, xúc nghêu giống đều là dân nghèo. Mỗi năm chỉ có một mùa nghêu kéo dài hơn một tháng, lượng người, lượng ghe tập trung khai thác ở các bãi là rất lớn. Chỉ với 4-5 kiểm ngư viên thì cũng bó tay. Nhưng giá trị của các bãi nghêu không chỉ về mặt kinh tế, mà còn ở khía cạnh môi trường sinh thái.
Với một mật độ khai thác dày đặc như thế, chắc chắn nguồn lợi này sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt và môi trường sinh sống của nhiều loài thuỷ sinh khác sẽ bị xáo trộn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc tái tạo nguồn lợi tài nguyên biển. Để bảo vệ nguồn tài nguyên này, rất cần có những giải pháp khai thác, quản lý, bảo vệ nguồn lợi như: Khống chế số lượng và công suất tàu khai thác, quy định về kích cỡ, thời gian khai thác trong năm... Các khu vực có nghêu ở bãi biển ĐBSCL cứ mãi kêu cứu, nhưng vì sao vẫn chưa có sự can thiệp hiệu quả của chính quyền địa phương và ngành chức năng?
Cao Long
Năm 2010, xuất khẩu nông – lâm - thủy sản sẽ đạt 11 tỷ USD
Nguồn tin: VNECONOMY, 27/6/2005
Ngày cập nhật: 1/7/2005
Trà Vinh: Giá nghêu thương phẩm tăng gấp đôi
Nguồn tin: BCT, 1/7/2005
Ngày cập nhật: 1/7/2005
Hiện nay, nông dân ở các xã Hiệp Thạnh, Đông Hải và Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đang vào vụ thu hoạch nghêu. Thương lái từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang... đến thu mua nghêu tại bãi với giá từ 8.500 đồng- 9.000 đồng/kg (cỡ 40 - 50 con/kg), mức giá này tăng hơn gấp đôi so với năm trước. Nguyên nhân là do mới vào vụ thu hoạch, trong khi nhu cầu nghêu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu ngày càng tăng. Hơn nữa hai tỉnh có sản lượng nghêu lớn ở ĐBSCL là Tiền Giang và Bến Tre bị chết hàng loạt, làm cho nguồn nguyên liệu trở nên khan hiếm.
Được biết, từ đầu năm đến nay nông dân tỉnh Trà Vinh thu hoạch được hơn 450 tấn nghêu thương phẩm, theo kế hoạch năm 2005 Trà Vinh sẽ thả nuôi hơn 1.000 tấn nghêu giống trên 1.000 ha bãi bồi các xã ven biển của 3 huyện Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải, với sản lượng thu hoạch hơn 8.000 tấn nghêu thương phẩm.
Q.D
Hoa Kỳ - đối tác quan trọng của thủy sản Việt Nam
Nguồn tin: VNN, 27/06/2005
Ngày cập nhật: 1/7/2005
Từ khi Việt Nam và Hoa kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995, cùng với các ngành kinh tế khác, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thủy sản cũng được mở ra thông qua hai cơ quan đầu mối là Bộ Thủy sản Việt Nam và Cục Nghề cá biển thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương, Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn của tờ Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc cho biết hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ từ năm 1997 và giá trị xuất khẩu đã tăng nhanh qua các năm, đặc biệt kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực. Hoa Kỳ đã trở thành một trong những nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, với thị phần tăng nhanh từ 11,6% năm 1998 lên 27,81% vào năm 2001 (489 triệu USD), 32,4% năm 2002 (655 triệu USD), 35,3% năm 2003 (777,6 triệu USD), tuy nhiên đến năm 2004 giảm xuống còn 24% với giá trị trên 600 triệu USD.
Bên cạnh quan hệ thương mại, quan hệ hợp tác giữa hai nước về khoa học - công nghệ trong lĩnh vực thủy sản cũng đã tiến triển tốt đẹp. Hàng năm Bộ Thủy sản Việt Nam và Cục Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ đã cử các nhà khoa học sang trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, khảo sát về công nghệ khai thác, phương pháp sinh sản cá biển, nghiên cứu quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, khảo sát và nghiên cứu trên biển.
Hai bên đã tổ chức hội thảo về đánh giá nguồn lợi hải sản và các cuộc họp tư vấn chung. Cơ quan Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án “Nâng cao năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ Vịnh Bắc Bộ Việt Nam: Nghiên cứu thí điểm ở vùng bờ Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”. Phía Hoa Kỳ đang xem xét để tiếp tục hỗ trợ thực hiện giai đoạn 2 của dự án.
Bộ Thủy sản đã phối hợp với Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tổ chức các chuyến thanh tra định kỳ hàng năm về việc áp dụng HACCP tại các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam; triển khai chương trình nghiên cứu quốc tế về Salmonelan trong vùng nuôi thủy sản (năm 2002); phân loại, định danh và xác định tên thương mại cho sản phẩm cá da trơn (cá tra, basa) của Việt Nam (năm 2000-2001). Trong giai đoạn 2003-2005, hai bên đã phối hợp triển khai thí điểm quy phạm thực hành nuôi thủy sản tốt (GAP) tại Bến Tre, với tổng số vốn gần 4 tỷ đồng, trong đó Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ 3 tỷ đồng.
Trong quan hệ đa phương, Việt Nam và Hoa Kỳ luôn tìm được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong lĩnh vực thủy sản. Việt Nam đã phối hợp với Hoa Kỳ trong việc chuẩn bị và tổ chức cuộc họp chung của Nhóm Công tác nghề cá và Nhóm Công tác bảo tồn nguồn lợi biển của APEC vào tháng 10/2003 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, đã có không ít khó khăn nảy sinh trong quan hệ thương mại thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ, như vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa năm 2002 và vụ kiện bán phá giá tôm năm 2004 vào thị trường Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn luôn nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của mình thông qua việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Hoa Kỳ và thế giới.
(Theo TTXVN)
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.