• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đại học Cần Thơ: Phổ biến mô hình nuôi cá rô phi trong lồng bè mùa lũ

Nguồn tin: BCT, 15/8/2005
Ngày cập nhật: 15/8/2005

* Trung tâm sản xuất giống thủy sản (Bến Tre): Sản xuất 5 triệu cá rô phi đơn tính dòng Gift

Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ vừa phối hợp cùng Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang thực hiện mô hình nuôi cá rô phi trong lồng bè để hỗ trợ người dân tăng thu nhập trong mùa nước lũ.

Mô hình này được thực hiện thử nghiệm với 6 lồng bè nuôi cá tại một số xã thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Mỗi lồng có diện tích 4m3, được làm bằng tre và có lưới bao bọc bên ngoài. Cá rô phi được nuôi trong lồng với số lượng 40 con/m3; thời gian nuôi 4 tháng; thức ăn cho cá là ốc bươu vàng,... Hiện nay, cá rô phát triển rất tốt. Sau khi thu hoạch có hiệu quả, mô hình này sẽ được nhân rộng trong tỉnh An Giang.

Mùa lũ năm 2004, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ thả nuôi thử nghiệm 4 lồng bè nuôi cá rô phi tại huyện An Phú, mỗi lồng bè có diện tích 1m3, với số lượng nuôi 40 con. Sau khi thu hoạch, các lồng bè này cho lợi nhuận từ 400.000 đến 500.000 đồng.

* Sau gần một năm thi công, đến nay Trung tâm Sản xuất Giống thủy sản đặt tại xã Thới Lai, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, thuộc Công ty Thương mại quốc tế Việt Long (trụ sở chính đặt tại TPHCM) đã đi vào hoạt động ổn định.

Trung tâm được đầu tư 14 tỉ đồng với diện tích 18 ha, để xây dựng 82 ao (mỗi ao từ 1.000 đến 3.000m2, dành sản xuất cá rô phi dòng Gift. Đến nay, trung tâm đã sản xuất được 5 triệu cá giống rô phi đơn tính dòng Gift và xuất bán được 2 triệu con cho khách hàng ở các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang (mỗi con có giá từ 100 đến 400 đồng, tùy theo số ngày tuổi). Cuối năm 2005, trung tâm sẽ đạt năng lực sản xuất 60 triệu con cá giống/năm, đủ cung cấp cho thị trường toàn quốc. Ngoài sản xuất cá, trung tâm đang tiến hành nhân giống ếch bò (Thái Lan) và thực hiện dự án sản xuất con lươn giống.

HÀ VĂN - HUỲNH ĐỨC

 


Một số ngành nghề thủy sản không cần giấy phép

Nguồn tin: VNECONOMY, 11/08/2005
Ngày cập nhật: 14/8/2005

Mặc dù những ngành nghề này không cần giấy phép nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy đinh.

Thủ tướng Chính phủ vừa ra Nghị định số 59/2005/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, trong đó quy định một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh thủy sản không cần giấy phép.

Nghị định này thay thế cho Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong linh vực sản xuất, kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị thủy sản, đóng mới, cải hoàn tàu cá, sản xuất và kinh doanh giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi thủy sản, chế biến thủy sản và kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm sẽ không cần phải có giấy phép.

Tuy nhiên, nghị định cũng nêu rõ, mặc dù những ngành nghề này không cần giấy phép nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như chứng nhận đăng ký kinh doanh, đầy đủ nhà xưởng, biển hiệu, nhân lực theo tiêu chuẩn và quy hoạch, đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường...

Bên cạnh đó, nghị định này cũng nêu rõ những ngành nghề sản xuất, kinh doanh thủy sản bắt buộc phải có giấy phép và thủ tục, trình tự xin giấy phép hoạt động. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản trên các vùng biển và các vùng nước tự nhiên khác của Việt Nam phải có giấy phép do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Đ.Thọ

 


Đồng bằng sông Cửu Long: Tôm rớt giá, không chỉ người nuôi điêu đứng...

Nguồn tin: LĐ, 12/8/2005
Ngày cập nhật: 13/8/2005

 


Để thuỷ sản Kim Sơn trở thành mũi nhọn…

Nguồn tin: QĐND, 12/08/2005
Ngày cập nhật: 12/8/2005

Kim Sơn là một huyện ven biển của tỉnh Ninh Bình, sau 5 năm phát triển nghề nuôi tôm sú ở vùng bãi bồi, diện tích đã không ngừng được mở rộng. Theo báo cáo của UBND huyện Kim Sơn, đến nay toàn huyện đã có 1.910ha nuôi tôm sú, dự kiến đến cuối năm sẽ chuyển đổi thêm 150ha.

Tôi còn nhớ, vào thời điểm này năm tr­ước, ng­ười nuôi thuỷ sản Kim Sơn phải ngậm đắng nuốt cay vì… tôm bệnh. Việc xây dựng cánh đồng 100 triệu/ha/năm tại xã Kim Đông đ­ược coi là mô hình mẫu của Bộ Thuỷ sản và UBND tỉnh lúc đó lâm vào tình trạng hết sức khó khăn vì thiếu vốn, cơ sở hạ tầng thấp kém… khiến nhiều ng­ười phải suy nghĩ, đắn đo. Mùa tôm này, vụ nuôi đầu tiên trong năm cũng có nhiều khả quan. Kim Sơn đang vào mùa thu hoạch tôm sú, thống kê ban đầu đã được 210 tấn và sẽ tiếp tục thu hoạch cho đến hết tháng 9. Ông Nguyễn Văn Thiện, trạm trưởng Trạm kiểm dịch giống thuỷ sản và môi trường- Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Ninh Bình cho biết, đối với công tác kiểm dịch con giống vụ xuân hè năm 2005, trạm đã phân bổ cán bộ thường trực 24/24 giờ để bám sát địa bàn. Ngoài ra, trạm cũng được trang bị máy móc tiến hành kiểm tra môi trường tại các ao đầm nuôi. Chi cục đã mở 3 lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho bà con các xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải, bố trí 5 cán bộ phối hợp với huyện thành lập tổ công tác theo dõi, giám sát và giúp đỡ kỹ thuật cho bà con trong tiến trình vụ nuôi… Còn ông Vũ Văn Tám, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình giãi bày: Sau những thất bại ở vụ nuôi trước, tỉnh đang bóc gỡ dần khó khăn của mô hình cánh đồng thuỷ sản 100 triệu. Phương châm của tỉnh là hạn chế nuôi trồng thuỷ sản kiểu tự phát mà quy hoạch chi tiết cho các xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải nuôi theo hướng bền vững và quy hoạch lại 1.000ha đầm tại vùng ngoài đê Bình Minh II. Các công tác như giải phóng mặt bằng, làm hệ thống cấp thoát nước tách riêng biệt, dự án thuỷ lợi vùng tôm trị giá 155 tỷ đã được khởi động một cách nhanh chóng. Trong việc khôi phục lại nghề thuỷ sản, con cua đang được huyện coi là một phát hiện mới. Kế hoạch năm 2005 là Kim Sơn phấn đấu đạt sản lượng 1.400 tấn.

Do không có nhà máy chế biến đông lạnh nên tất cả các sản phẩm thuỷ sản bán ra đều phải phụ thuộc vào các đại lý thu mua tại địa phương. Giá cả thất thường, tuỳ theo sự định đoạt của các chủ nậu, vựa, có ngày giá tôm nâng lên 100-110 nghìn đồng/kg, như­ng có khi lại hạ xuống 80-90 nghìn đồng/kg, cho dù con tôm của ngày hôm sau không khác con tôm ngày hôm trước.

Hai năm gần đây nạn bơm nư­ớc vào tôm để tăng khối lượng, mục đích kiếm lời của các chủ đại lý ở Kim Sơn bùng phát t­ương đối mạnh. Một người dân xã Kim Đông cho biết, bơm n­ước vào cơ thể tôm, ng­ười bán sẽ có lợi nhuận như tăng loại và tăng trọng l­ượng. Chẳng hạn, loại 20 con/kg có giá 120 nghìn đồng, loại 30con/kg thì có 90-100 nghìn đồng. Trước đây, viêc bơm chích tạp chất vào tôm chỉ có ở những tay th­ương lái, nhưng nay đã trở thành phổ biến tại chính những ng­ười nuôi. Trư­ớc thực trạng này, UBND tỉnh, huyện Kim Sơn đã chỉ đạo để khống chế, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp kiên quyết, khi đoàn kiểm tra rút đi, tình trạng bơm chích tạp chất vẫn tiếp tục tái diễn. Theo các thành viên trong ban kiểm tra thì các chế tài và chứng cứ pháp lý trong xử lý và ngăn chặn việc bơm chích tạp chất vào tôm là rất khó. Ở Kim Sơn lại ch­ưa có thiết bị xác định nhanh xem con tôm có bơm tạp chất hay không. Ngoài việc bơm n­ước vào tôm thì ở Kim Sơn còn bơm thứ tạp chất khác, được biết đó là bột nở dùng trong nghề làm kem. Khi bột hoà ra thì loãng, sau khi bơm vào cơ thể tôm nó tự đông lại, làm tăng khối l­ượng của tôm.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Kim Sơn có 13 đại lý thu mua lớn nhỏ, việc thu mua của các đại lý này diễn biến như thế nào và xuất đi ra sao cũng chưa cấp, ngành địa phương nào kiểm soát được, đặc biệt là việc bơm chích tạp chất vào tôm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành. Thời gian tới, phòng kiểm dịch cũng có tham m­ưu cho huyện thành lập trạm trực tiếp kiểm tra các đại lý xuất hàng đi chứ không đi kiểm tra những ngư­ời thu gom và sẽ có những chế tài cao hơn để các đại lý không thể chối cãi nếu có hiện tư­ợng bơm chích tạp chất vào tôm. Hiện tại, trạm kiểm dịch đã phân công các đồng chí phụ trách từng địa bàn có đại lý sẽ theo dõi, kiểm tra, báo cáo cùng phối hợp với đoàn kiểm tra của huyện, từng b­ước ngăn chặn tình trạng này.

Khu nuôi tôm công nghiệp Kim Trung đã cho sản phẩm và mở ra hướng đi đúng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, một số bà con giáo dân, nông dân cũng kiến nghị cần có một nhà máy chế biến thuỷ sản ngay tại địa phương để giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và nâng cao chất lượng thuỷ sản, tiến tới tiêu chuẩn xuất khẩu. Hệ thống kênh mương, cống cấp thoát nước cho các vùng nuôi chưa có sự đầu tư và phối hợp đồng bộ, và nếu muốn phát triển theo hướng bền vững thì vấn đề đặt ra cho quy hoạch và công tác khuyến ngư còn rất nhiều việc phải giải quyết. Tỉnh cũng có hướng chỉ đạo xây dựng dự án làm nhà máy đông lạnh tại Nông trường Bình Minh II, nhưng qua tính toán thì nông trường không dám nhận vì đầu tư cho nhà máy là rất lớn, nguyên liệu trên địa bàn không đủ, nếu tính toàn vùng chỉ đựơc trên 1,5 nghìn tấn, chỉ đủ cung cấp cho nhà máy hoạt động trong 2 tháng. Vậy, 8 tháng còn lại nhà máy sẽ làm gì khi không có nguyên liệu...

Để đưa thuỷ sản thực sự trở thành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, Kim Sơn vẫn còn nhiều khó khăn. Thứ nhất là thiếu vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, điện, giao thông, cống điều tiết nước, khoa học kỹ thuật. Khó khăn thứ hai là dân trí còn thấp, công tác cung ứng giống của 5 trại sản xuất mới chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu thực tế. Những vấn đề khác như các đầm ở trong vành đai đê Bình Minh II chưa được cấp bìa đỏ nên người dân muốn vay vốn cũng không có vật chứng để thế chấp, rồi hàng trăm chủ đầm ở ngoài đê Bình Minh II chưa chuyên tâm đầu tư sản xuất chỉ vì họ chỉ được hợp đồng 1 năm. Những khó khăn ấy phải được giải quyết kịp thời thì có lẽ cánh đồng kiểu mẫu 100 triệu đồng của Ninh Bình mới thành công được.

Hồng Minh

 


Trà Vinh: thu hoạch xong 3.000 ha nuôi tôm sú

Nguồn tin: Vasep, 11/8/2005
Ngày cập nhật: 12/8/2005

Vùng ngập mặn huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) đã có hơn 4.000 hộ dân thu hoạch xong 3.000 ha nuôi tôm sú, đạt tổng sản lượng gần 4.000 tấn, tăng 1.500 tấn so với vụ tôm nuôi năm 2004. Hơn 75% số hộ nuôi thu được lãi, với mức phổ biến từ 20 - 50 triệu đồng/ha.

(TN) Nhân dân, 11/8/2005

 


Vì sao nghêu vào vụ giá vẫn cao?

Nguồn tin: KHPT, 12/8/2005
Ngày cập nhật: 12/8/2005

Giá nghêu thịt tăng giá đến mức kỷ lục, tại "mỏ nghêu" Bến Tre, Tiền Giang giá nghêu thịt hiện được thương lái thu mua với giá 10.000 - 11.000đ/kg, cao gần gấp hai lần so với vụ nghêu năm 2004. Giá nghêu thịt bán lẻ tại các chợ TP. HCM lên đến mức 15.000 - 20.000 đ/kg nhưng vẫn không đủ nhu cầu tiêu thụ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá nghêu thịt tăng cao như hiện nay không phải nguyên nhân chính do nghêu chết hàng loạt vừa qua ở các tỉnh như một vài phương tiện đã thông tin. Ông Đoàn Văn Đảnh, Phó Giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Bến Tre khẳng định, giá nghêu thịt sẽ không giảm trong thời gian tới, sở dĩ giá nghêu tăng cao như hiện nay là do đầu vào và đầu ra không cân bằng, cung không đủ cầu. Đặc biệt khi con nghêu được đánh giá là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ khi các sân nghêu được EU kiểm tra tiêu chuẩn, các địa phương có sân nghêu được đầu tư thực hiện kiểm soát, quản lý và thu hoạch theo tiêu chuẩn châu Âu. Giá trị con nghêu tăng cao, đầu ra luôn luôn được mở rộng (ngoài thị trường EU còn có Nhật, Hồng Kông, Đài Loan ...) nên giá nghêu như hiện nay không phải do ảnh hưởng của đợt nghêu chết vừa qua.

Nghêu thịt đang vào vụ thu hoạch (thời điểm nghêu ngon thịt nhất trong năm là từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch), dự kiến sản lượng nghêu Bến Tre năm nay tăng hơn năm 2004, khoảng 48.000 tấn. Theo ông Đảnh giá nghêu sẽ không sụt khi vào vụ và nhiều khả năng sẽ ổn định giá như hiện nay trong một thời gian dài chứ không tăng thêm.

Vì sao nghêu chết hàng loạt

Giải thích hiện tượng nghêu chết hàng loạt vừa qua ở Bến Tre, Chi Cục Trưởng Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Bến Tre, ông Cao Văn Việt cho biết, nghêu chết nhiều ở Bến tre hôm nắng nóng kéo dài là có thật nhưng không phải riêng năm nay mà nghêu chết theo mùa, năm nào cũng có chết. Nguyên nhân khiến nghêu chết nhiều như vừa rồi là do nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao, mật độ nuôi dày. Theo nhận xét của các nhà khoa học thủy sản, hiện tượng nghêu chết nhiều ở Bến Tre và Tiền Giang vừa qua có ảnh hưởng của sông Ba Lai. Khi sông Ba Lai ngăn đập, dòng chảy ngắn, lượng nước qua lại thấp nên ít phù sa trong khi nghêu thụ đồng chờ thức ăn. Nguyên nhân nghêu chết nhiều còn là do thiếu thức ăn cục bộ ở vài nơi.

Thanh Tâm

 


4 nước Đông Nam Á với kế hoạch trở thành nhà cung cấp rong biển lớn nhất thế giới

Nguồn tin: Vasep, 11/8/2005
Ngày cập nhật: 12/8/2005

Các công ty lớn trong ngành sản xuất rong biển ở các nước nằm trong Khu vực tăng trưởng Đông Á (BIMP - EAGA, gồm Brunây, Inđônêxia, Malaixia và Philippin) đang lên kế hoạch trở thành nhà cung cấp rong biển xấy khô và carageenan lớn nhất thế giới trong một vài năm tới.

Các công ty sản xuất rong biển trong khu vực sẽ cùng nhau xây dựng mối quan hệ đối tác thông qua các thoả thuận về tiếp thị, củng cố hoạt động xuất khẩu, xây dựng cơ chế tiếp thị trong EAGA, tiến hành các kế hoạch nghiên cứu và phát triển (R&D) chung nhằm khắc phục các vấn đề của ngành rong biển.

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippin (DTI), nhu cầu trên thế giới đối với các sản phẩm rong biển đang tăng trưởng với tốc độ 5%/năm, và giá của sản phẩm này cũng liên tục tăng khá ổn định. Các thị trường chính đối với sản phẩm rong biển hiện nay là Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu.

Theo kế hoạch, một số khu vực ở Inđônêxia, Malaixia và Philippin sẽ được xác định để đi tiên phong trong việc sản xuất rong biển.

Hiện tại ở Philippin, tổng diện tích trồng rong biển vào khoảng 160.000 ha, với một số khu vực sản xuất lớn như: Tawi-Tawi, Sulu, thành phố Zamboanga, Zamboanga del Sur và Zamboanga del Norte (Mindanao).

Cũng nằm trong kế hoạch kể trên, “Hội nghị Ngành rong biển khu vực BIMP - EAGA” sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Mindanao - Philippin vào năm tới.

(QTT)

(Seafood, 10/8/2005)

 


Trung tâm Khuyến ngư: Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Nguồn tin: WNT, 11/08/2005
Ngày cập nhật: 11/8/2005

 


 

Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững

Nguồn tin: TCTS 5/2005
Ngày cập nhật: 11/8/2005

Thực hiện Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) thời kỳ 1999-2010 (quyết định 224) và Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị quyết 09) và một số chính sách khuyến khích phát triển NTTS, trong 5 năm qua (2000-2004), NTTS nước ta phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, hình thức nuôi, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Riêng về tôm nuôi nước lợ, sản lượng đã tăng từ 103.000 tấn (năm 2000) lên trên 290.000 tấn (năm 2004, tăng hơn 2,8 lần) và là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho chế biến xuất khẩu thủy sản. Nghề nuôi tôm đã thực sự trở thành một trong nững nghề sản xuất hàng hoá lớn ở Việt Nam.

Đầu năm 2005, ngoài yếu tố thị trường tiêu thụ, nghề nuôi tôm gặp không ít khó khăn trong sản xuất như hạn hán và thời tiết diễn biến phức tạp ở nhiều vùng nuôi trọng điểm, cho đến hết tháng tư, tổng số diện tích nuôi tôm đã thả đạt khoảng 460.000ha, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2004; sản lượng tôm đã thu hoạch đạt trên 40.000 tấn; tổng diện tích cơ tôm nuôi bị chết nhiều chỉ bằng hơn 1/3 so với cùng kỳ (khoảng 12.000ha so với khoảng 34.000ha trong 4 tháng đầu năm 2004) và tỷ lệ diện tích có tôm bị chết nhiều chỉ chiếm khoảng 2,6% diện tích đã thả nuôi, giảm khoảng 4 lần so với cùng kỳ năm 2004 (khoảng 10,7%).

Tuy nhiên, việc phát triển nuôi tôm không theo quy hoạch ở một số nơi có thể làm phát sinh những mặt tiêu cực, như tác động xấu đến môi trường, khai thác quá mức tài nguyên nước ngầm, v.v… và những mặt tiêu cực đó lại gây ảnh hưởng xấu dến chính nghề nuôi tôm, như năng suất nuôi ở một số vùng ngày càng thấp, hiệu quả không cao. Để nghề nuôi tôm phát triển hiệu qủa và bền vững, bảo đảm an toàn môi trường sinh thái và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 09, cần quán triệt 4 nguyên tắc chỉ đạo tại Quyết định 224 thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp với nội dung chủ yếu sau:

Về quy hoạch

- Căn cứ tình hình phát triển nuôi tôm nước lợ thời gian qua, cơ sở hạn tầng hiện có, nhất là hệ thống thuỷ lợi, tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất… để chỉ đạo thực hiện và điều chỉnh quy hoạch (hàng năm cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch).

- Sớm hình thành và triển khai các dự án xây dựng các vùng chuyên canh nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, các dự án chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm.

Về đầu tư

- Chú trọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho nghề nuôi tôm. Cần xác định hệ thống giống, hệ thốn kiểm dịch cũng là cơ sở hạ tầng của nghề nuôi tôm.

- Có bước đi phù hợp trong việc đầu tư các dự án theo tinh thần phát huy sức mạnh nội lực tổng hợp của địa phương, đồng thời quan tâm chỉ đạo công tác quản lý các công trình sau đầu tư.

Hệ thống thủy lợi

Chỉ đạo hoàn thành các dự án đầu tư thủy lợi hiện có để đưa các dự án vào hoạt động. Tận dụng tối đa khả năng cải tạo hệ thống thủy nông hiện có cho mục đích NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng.

Giống và đối tượng nuôi

- Triển khai Chương trình phát triển sản xuất giống thủy sản đến năm 2010 đã được phê duyệt tại Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi tôm tăng vốn đầu tư, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tôm giống chất lượng tốt để cung cấp giống tôm đúng thời vụ với giá cả phù hợp, từng bước đáp ứng tôm giống tại chỗ cho nhu cầu nuôi.

- Cần xác định tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực, đồng thời nên đa dạng hoá đối tượng nuôi, trong đó ưu tiên phát triển nuôi các loài tôm bản địa. Riêng đối với tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) là loài tôm ngoại lai, có một số ưu điểm như khả năng cho năng suất cao, hệ số sử dụng thức ăn thấp, không đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao như tôm sú, thời gian nuôi ngắn, cỡ tôm khi thu hoạch tương đối đồng đều, v.v… nhưng cũng có những nhược điểm cơ bản như dễ nhiễm và mang mầm bệnh nguy hiểm, khả năng thích nghi với những điều kiện bất lợi của môi trường lớn hơn tôm sú (ruộng muối, ruộng nhiệt, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau) nếu ôtm chân trắng phát tán ra môi trường tự nhiên thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái. Do đó, cần cân nhắc trước khi quyết định đưa tôm chân trắng vào nuôi trên địa bàn và chỉ nuôi tại các khu vực tách biệt nhằm đảm bảo không gây lây lan mầm bệnh nguy hiểm cho các đối tượng nuôi khác. Có sự hỗ trợ kỹ thuật và kiểm soát chặt chẽ của Chi cục Bảo vệ nguồn loại thủy sản và các cơ quan chức năng ở địa phương trong việc triển khai nuôi đối tượng này.

Công nghệ nuôi

- Xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm an toàn theo quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP), tiến tới xây dựng và phát triển mô hình nuôi tôm có trách nhiệm (COC).

- Tuân thủ mùa vụ nuôi theo hướng dẫn của Sở quản lý thủy sản địa phương. Chỉ nuôi ở năng suất cao phù hợp với cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật, khả năng quản lý để bảo đảm phát triển bền vững.

- Trong thời gian không canh tác, nếu có điều kiện, nên xới và phơi ải đáy ao nuôi, tương tự như đối với canh tác lúa và hoa màu để cải tạo và phục hồi chất đáy ao nuôi, biến các chất hữu cơ dư thừa, p và làm theo.

Cơ chế chính sách

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09, Quyết định 224, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách phát tiển giống thủy sản, số 112/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 và các chính sách khác về khuyến khích phát triển NTTS nói chung, nôi tôm nói riêng.

- Căn cứu điều kiện cụ thể và vai trò, vịi trí của nghề nuôi tôm ở địa phương để ban hành cơ chế, chính sách sử dụng đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển), chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với đặc thù địa phương, khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nuôi tôm - trồng lúa bền vững và nuôi tôm theo quy hoạch.

Quản lý môi trường vùng nuôi và tổ chức sản xuất

Bảo vệ rừng ngập mặn, tổ chức trồng rừng phân tán theo bờ kênh cấp và thoát nước ở các vùng nuôi để chống lở bờ và giảm thiểu ô nhiễm nước thải từ vùng nuôi. Cần xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường ngoài khu vực nuôi. Cân nhắc và xác định mức độ dùng nước ngầm để nuôi tôm

- Xây dựng và hoàn thiện, tổ chức lại sản xuất, nhân rộng mô hình tổ chức hợp tác theo phương thức kinh tế hợp tác, tổ và hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi tôm.

- Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là về lịch mùa vụ và nuôi rải vụ. Cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, ngành chức năng và của các hội, đoàn thể thông qua các chương trình liên tịch, trong đó có vấn đề kiểm soát chất lượng con giống.

- Cần xây dựng Quỹ dân lập Hỗ trợ rủi ro trong NTTS của vùng nuôi để hỗ trợ cho việc xử lý các ao, đầm nuôi có tôm bị bệnh theo công văn số 746/TS-NtTS ngày 19/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo nuôi tôm năm 2004. Tuỳ theo điều kiện của mình, các địa phương có chính sách hỗ trợ ban đầu phù hợp để thúc đẩy việc thành lập quỹ này trong các cộng đồng NTTS.

Hợp tác quốc tế và tiêu thụ sản phẩm

- Tăng cường hợp tác quốc tế một cách toàn diện trong nghề nuôi tôm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất giống chất lượng cao và phòng ngừa dịch bệnh.

- Các nhà máy chế biến cần đa dạng hoá sản phẩm từ tôm nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm./.

(Tạp chí Thủy sản số 5/2005)Vũ Dũng Tiến, Nguyễn Thị Minh, Vụ Nuôi trồng thủy sản

 


Mùa lũ - Mùa làm ăn!

Nguồn tin: NLĐ, 11/8/2005
Ngày cập nhật: 11/8/2005

 


TP.HCM: nghêu trúng mùa, được giá

Nguồn tin: TT, 10/8/2005
Ngày cập nhật: 11/8/2005

Nhiều người dân nuôi nghêu tại Cần Giờ (TP.HCM) cho biết mùa nghêu năm nay thắng lớn, hầu hết các sân nghêu đều đạt sản lượng nghêu thịt khá cao, tình trạng nghêu chết không xảy ra như lo ngại ban đầu.

 


Khô cá sặt ngoại đổ về chợ đầu mối

Nguồn tin: TT, 10/08/2005
Ngày cập nhật: 10/8/2005

Khô cá sặt nhập khẩu từ Malaysia và Myanmar đang đổ về chợ đầu mối thủy sản khô Bình Hưng (H.Bình Chánh, TP.HCM) ngày càng nhiều nhưng giá vẫn tăng 10.000-20.000 đồng/kg (ở mức 80.000-140.000 đồng/kg).

Thông qua ngả chợ đầu mối, khô sặt ngoại đang đổ nhiều về các chợ lẻ ở TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Theo một số chủ vựa, sức mua khô cá sặt ngoại tăng cao nhờ giá rẻ hơn khô cá sặt nội. Hiện cá sặt trong nước đang mùa đẻ trứng nên không có khô cá sặt về chợ.

KH.NGỌC

 


Tôm sú lại rớt giá, tiêu thụ khó khăn

Nguồn tin: TT, 10/08/2005
Ngày cập nhật: 10/8/2005

Từ đầu tháng 8-2005, giá tôm sú tại khu vực ĐBSCL đột ngột giảm mạnh, giảm 10.000-12.000 đồng/kg. Theo nhiều hộ nuôi tôm sú tại Bến Tre, loại tôm cỡ 40 con/kg hiện chỉ còn khoảng 60.000 đồng/kg, giảm 12.000 đồng/kg so với cuối tháng trước; loại tôm cỡ 30 con/kg hiện có giá 80.000 đồng/kg, giảm 7.000-8.000 đồng/kg.

Việc tiêu thụ tôm sú cũng gặp rất nhiều khó khăn. Anh Phạm Thanh Minh - chủ một trang trại tôm tại Bình Đại, Bến Tre - cho biết số tôm vừa thu hoạch của gia đình chỉ bán được giá 55.500 đồng/kg (cỡ 43 con/kg) nhưng bị thương lái chê lên chê xuống.

H.ĐĂNG


Tôm sú là thế mạnh của Việt Nam tại EU

Nguồn tin: Vasep, 9/8/2005
Ngày cập nhật: 10/8/2005

Ông Nguyễn Văn Kịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, việc EU giảm thuế nhập khẩu đối với tôm Thái Lan ít nhiều sẽ gây khó khăn đối với Việt Nam, song, tác động này không lớn lắm vì chúng ta có những ưu thế riêng.

Thông báo từ EU cho thấy, kể từ1/8, mức thuế đối với tôm Thái Lan giảm xuống còn 4,2%, thay vì 20% trước đây. Việc giảm thuế này nhằm bù đắp cho Thái Lan trước những thiệt hại do đợt sóng thần cuối năm 2004 gây ra. Nước này gần như đã phải ngừng xuất khẩu tôm sang thị trường EU kể từ hai năm nay.

Theo ông Kịch, mức thuế này là tương đương với thuế đánh vào tôm Việt Nam và là mức thuế ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển.

Song, ông Kịch cho rằng, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU là tôm sú nuôi tự nhiên, đẹp, cỡ lớn, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm sú nguyên con đông lạnh, tôm thịt; tôm luộc... Đây có thể coi là thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này. Trong khi đó, Thái Lan chỉ có khoảng 10% là tôm sú (khoảng 30.000 tấn), còn lại là tôm chân trắng, chất lượng không cao bằng tôm sú Việt Nam. Về mức giá, giá tôm của Thái Lan khi xuất khẩu sang EU sẽ không thể rẻ hơn mức mà Việt Nam đang bán vào thị trường này (trên 3 USD/kg).

Trong khi đó, theo Bộ Thuỷ sản, gần đây tại thị trường EU đã xuất hiện nhiều công ty mới muốn nhập khẩu tôm Việt Nam và các DN chế biến thuỷ sản Việt Nam cũng đang hướng mạnh vào các thị trường khu vực này, đặc biệt là thị trường Anh, Đức, Pháp, Bỉ và Italia. Hiện Anh và Bỉ là hai thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam tại EU, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm sang khu vực này.

Việc EU mở rộng sang phía Đông với 10 nước thành viên mới cũng đang tạo cơ hội mở rộng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và không chỉ đơn thuần là để gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo ra thị trường mới cho hàng thuỷ sản giá thấp và khả năng tiêu thụ cá nước ngọt. H Phương

(TN) VietNamNet, 08/08/2005


Bộ Thuỷ sản đầu tư 11,7 tỷ đồng thực hiện các dự án phát triển ngành

Nguồn tin: Vasep, 9/8/2005
Ngày cập nhật: 10/8/2005

 


Nuôi tôm trên cát ở Phù Mỹ: Hướng đến phát triển bền vững

Nguồn tin: WBĐ, 9/8/2005
Ngày cập nhật: 9/8/2005

Sau 3 năm triển khai, dự án nuôi tôm trên cát ở các xã phía đông huyện Phù Mỹ đã mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu. Một phần của vùng cát trắng hoang hóa ngày nào nay đã đầy sức sống bởi những công trình giao thông, điện lưới, nhà cửa, hồ tôm…

* Hiệu quả bước đầu

Ở vị trí giáp với biển, các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức, Mỹ Thành... có diện tích bãi cát hoang hóa có thể khai thác nuôi tôm khoảng 500 ha. Khu vực này tương đối bằng phẳng, nằm khá xa khu dân cư, rất thuận lợi cho việc nuôi tôm. Năm 2002, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án nuôi tôm trên cát ở Phù Mỹ với diện tích 200 ha đất cát ở các xã Mỹ An, Mỹ Thắng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, điện lưới, hệ thống thoát nước... Các tổ chức cá nhân đầu tư vào khu nuôi tôm được giao quyền sử dụng đất lâu dài và được tạo điều kiện thuận lợi khác. Đến nay, dự án đã thu hút 39 tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tư, trong đó có 5 doanh nghiệp và 34 hộ gia đình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với diện tích trên 100 ha.

Công ty TNHH Asia Hawaii là một trong những công ty có 100% vốn nước ngoài đã đăng ký đầu tư có diện tích nuôi tôm lớn nhất ở đây. Ông Lê Văn Sang, Giám đốc Chi nhánh công ty, cho biết công ty đã đăng ký đầu tư với diện tích 36 ha tại địa phận xã Mỹ Thắng, tổng vốn đầu tư 3 triệu USD. Đến nay, công ty đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo 13 ha thành 14 ao nuôi tôm. Từ năm 2003 đến nay, bình quân mỗi ha cho thu nhập 150 triệu đồng/vụ, sau khi trừ chi phí lãi trên 60 triệu đồng. Hiện nay, công ty đang tiếp tục mở rộng diện tích, phấn đấu đến năm 2007 đưa vào nuôi tôm trên diện tích 36 ha mặt nước như đã đăng ký. Còn ông Nguyễn Văn Quốc, ở thôn Xuân Thạnh Nam, xã Mỹ An, thì cho biết: "Chi phí xây dựng ao nuôi khá lớn, bình quân 1ha phải đầu tư trên 100 triệu đồng, nhưng nếu không gặp các sự cố thì chỉ cần nuôi 2 vụ tôm là có thể lấy lại vốn và bắt đầu có lãi. Quy trình nuôi tôm he chân trắng trên cát không phức tạp, dễ áp dụng, tính an toàn cao hơn so với nuôi tôm sú".

Khảo sát vùng nuôi tôm trên cát ở Phù Mỹ, chúng tôi thấy rằng cơ sở hạ tầng khu nuôi tôm được xây dựng khá hoàn chỉnh, mỗi ao nuôi đều có hệ thống xử lý nước riêng, nước trong ao nuôi thải ra ngoài thông qua hệ thống ống dẫn đến khu vực xử lý bằng hóa chất rồi mới cho ra biển. Đồng thời nhờ thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật nên tôm nuôi ít xảy ra dịch bệnh…

* Để phát triển bền vững

Nuôi tôm trên cát ở Phù Mỹ đã mang lại hiệu quả bước đầu. Đó là một tín hiệu vui. Nhưng, nếu phát triển một cách ồ ạt mà không chú trọng đến yếu tố môi trường thì sẽ dẫn đến hậu quả thật khó lường.

Thực tế cho thấy, phần lớn các chủ hồ tôm đều khoan giếng lấy nước ngầm nuôi tôm. Trong khi đó, trữ lượng nước ngầm tại vùng cát Phù Mỹ rất hạn chế, vì chỉ được bổ sung hàng năm vào mùa mưa rồi tiêu thoát dần về phía đông ra biển, về phía tây vào dải đất trũng ven đầm Trà Ổ. Vào mùa khô, các mạch rỉ từ cồn cát cũng cạn nước. Nếu phát triển diện tích nuôi tôm trên cát ồ ạt, khai thác nước ngọt vượt quá khối lượng nước bổ sung thì nguồn nước ngọt sẽ bị cạn kiệt là điều không tránh khỏi. Nguy hiểm hơn nữa là, một khi nguồn nước ngầm bị cạn kiệt thì cư dân ven biển Mỹ An sẽ không còn nước để dùng!

Trao đổi với chúng tôi về những vấn đề trên, ông Huỳnh Văn Nam, Phó chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, cho biết: Để cung cấp nước ngọt cho khu nuôi tôm, huyện đã và đang đầu tư nâng cấp hồ chứa nước Phú Hòa ở xã Mỹ Đức. Hồ chứa nước này có dung tích 3,5 triệu m3, đang phục vụ nước tưới cho khoảng 400 ha cây trồng ở các xã khu đông huyện. UBND huyện đã đầu tư 9,9 tỉ đồng để xây dựng cống lấy nước, tràn xả lũ và đập đất, sau đó xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước đến khu vực nuôi tôm, tổng kinh phí khoảng 12 tỉ đồng. Sau khi được nâng cấp, dung tích hồ Phú Hòa sẽ được nâng lên 5 triệu m3, phục vụ tốt hơn nhu cầu nước ngọt cho việc nuôi tôm trên vùng cát này.

Phạm Tiến Sỹ

 


Tiêu thụ cá basa tăng ở thị trường nội địa

Nguồn tin: TTXVN, 8/08/2005
Ngày cập nhật: 8/8/2005

 


Tôm Việt Nam vào châu Âu sẽ gặp nhiều khó khăn

Nguồn tin: NLĐ, 8/08/2005
Ngày cập nhật: 8/8/2005

 


Cá điêu hồng “béo phì”: Cứ ăn vô tư!

Nguồn tin: NLĐ, 7/08/2005
Ngày cập nhật: 8/8/2005

Sau dịch cúm gia cầm, con cá điêu hồng “lên ngôi”, trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, gần đây nhiều người băn khoăn về chất lượng của loài cá này khi thấy cá điêu hồng được nuôi quá mập. Các nhà khoa học nói gì?

Thời gian gần đây, nhiều người đi chợ ở các tỉnh miền Tây kháo nhau: Cá điêu hồng mập một cách khác thường là do trong thức ăn của cá có chất gây béo phì. Tin đồn lan nhanh, khiến nhiều người không dám ăn. Thấy cá quá mập nhiều bà nội trợ ở TP cũng e ngại.

Béo phì vì tạp ăn, lại được nuôi công nghiệp

Theo các nhà chuyên môn, trước đây, người dân ở ĐBSCL nuôi cá điêu hồng chủ yếu là thả tự nhiên trong ao, thức ăn đơn giản chỉ là rau, cám. Cá lớn lên trong môi trường tự nhiên nên thời gian nuôi kéo dài, trung bình 6-7 tháng mới thu hoạch. Trọng lượng và chất lượng cá vì thế cũng không đồng đều. Thế nhưng, khi thị trường tiêu thụ mạnh các loại cá này, người nuôi bắt đầu áp dụng kỹ thuật chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu chọn giống, dựng bè đến chăn thả thức ăn, do đó cá lớn rất nhanh. Ông Hứa Thanh Cẩn, Giám đốc Sở Thủy sản Tiền Giang, cho biết toàn tỉnh hiện có trên 450 bè cá, trong đó 80% là cá điêu hồng, loại cá này được người dân trong tỉnh thả nuôi ở hầu hết các khu vực ven sông Tiền, trên ao và cả trên ruộng lúa... Chúng ăn tạp và tương đối dễ nuôi, nay được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, đầy đủ dinh dưỡng nên cá lớn nhanh và mập như béo phì cũng là điều dễ hiểu.

Anh Đặng Quang Thăng (Thới Sơn, Châu Thành, Tiền Giang), người có 20 bè cá, với tổng diện tích gần 8.000 m2 mặt nước nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền, cho biết anh thả cá với mật độ trung bình khoảng 180 - 200 con cá/m2 mặt nước. Thức ăn của cá chủ yếu là thức ăn viên bán nhiều trên thị trường của các hãng quen thuộc như Cargill, CP, Masster, Vĩnh Tường..., thành phần cơ bản bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid... Thông thường có con trọng lượng 120 con/kg, nuôi 4 - 4 tháng rưỡi là thu hoạch cá đạt 1 kg/con.

Cá điêu hồng “lành” như cá rô phi

Theo các nhà khoa học, không riêng gì cá mà các vật nuôi khác khi nuôi công nghiệp cũng sẽ phát triển nhanh, lượng mỡ tích tụ trong cơ thể vật nuôi nhiều, đối với cá thì trở nên béo ú, điều đó là bình thường. Có thể vì vậy, chất lượng thịt của cá tuy không ngon bằng nuôi thả tự nhiên nhưng vẫn bảo đảm các thành phần dinh dưỡng, không hề có hóa chất độc hại nào tồn dư trong cá. Vì vậy, người tiêu dùng cứ “vô tư” ăn cá không phải sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tuần, Trưởng Phòng Sinh học Thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, cá điêu hồng (còn gọi là rô phi đỏ) thực chất là “con lai” của cá rô phi đen. Cá có tên khoa học là Red Tilapia. Thịt của hai con cá này có thành phần dinh dưỡng như nhau. Cá điêu hồng được người Trung Quốc phát hiện và phổ biến ở nước ta, được nhiều người ưa chuộng nên giá bán cao hơn cá rô phi đen. Hiện nay giá cá điêu hồng đã khá rẻ là do ngày càng có nhiều người nuôi, năng suất cũng khá cao.

Ngọc Mai - Sơn Nhung

 


Cá tra, basa xuống dưới giá thành

Nguồn tin: WAG, 8/8/2005
Ngày cập nhật: 8/8/2005

 


 

Kiên Giang xây dựng trung tâm giống thủy sản tại Phú Quốc

Nguồn tin: BCT, 8/8/2005
Ngày cập nhật: 8/8/2005

Trung tâm giống thủy sản này dự kiến sẽ xây dựng trên diện tích 40 ha do Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long đầu tư tại huyện đảo Phú Quốc với khả năng sản xuất khoảng 3 tỉ con giống/năm. Trong năm 2005, dự án này chỉ thực hiện sản xuất khoảng 400-500 triệu con giống, chủ yếu là tôm sú. Khi dự án hoàn chỉnh vào năm 2007, Trung tâm giống thủy sản sẽ được mở rộng sinh sản nhân tạo cá mú và nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Huyện đảo Phú Quốc được đánh giá có môi trường sinh thái biển rất tốt, thuận tiện cho việc sản xuất con giống chất lượng cao. Nguồn con giống này không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi thủy hải sản trong tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh có bờ biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...

THÀNH NGUYỄN

 


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang