Miền Nam Thái Lan: Nuôi tôm chân trắng được ưa chuộng hơn tôm sú
Nguồn tin: Vasep, 27/1/2006
Ngày cập nhật: 30/1/2006
Bến Tre: Nuôi trai trên vùng nước ngọt
Nguồn tin: Vasep, 27/1/2006
Ngày cập nhật: 30/1/2006
Chị Thu Cúc ở Châu Thành (Bến Tre), là người đã có công nuôi thành công loài ngọc trai trên vùng nước ngọt phù sa.
Chị Cúc hiện đang sở hữu một trang trại nuôi ngọc rộng 5ha với vốn đầu tư 1,6 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Địa chất đá quý thuộc Tổng hội địa chất Việt Nam, cho biết: Do thổ nhưỡng và môi trường nước, thời gian nuôi kéo dài nên ngọc trai tại Cồn Tiên có độ dày và ánh ngọc rất đẹp, chất lượng không kém những loại ngọc trai khác. Đình Long
(Theo Sài Gòn giải phóng, 27/1/2006)
Ông chủ trại tôm giàu nghị lực
Nguồn tin: Ben Tre, 18/01/2006
Ngày cập nhật: 29/1/2006
Khi phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh ở nhiều nơi, nhu cầu tôm giống nhân tạo đã trở thành cơn sốt. Thực tế ở Bến Tre hiện nay, các trại sản xuất giống tôm càng xanh chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu con giống của nông dân. Thường thì chu kỳ sản xuất giống tôm càng xanh nhân tạo chỉ diễn ra trong vòng 9 tháng, nhưng anh Nguyễn Văn Út ở ấp 6 - xã Quới Sơn (Châu Thành) lại tất bật sản xuất quanh năm mới đủ con giống cung ứng cho người nuôi. Đây là bí quyết mà anh đút kết kinh nghiệm từ nhiều năm theo đuổi nghề sản xuất giống tôm càng xanh nhân tạo.
Từ một nông dân chỉ quen làm vườn, năm 2002, anh Út tham gia dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh nông hộ do Hội nghề cá tỉnh Bến Tre làm chủ đầu tư. Dự án này đầu tư cho 8 hộ tại Lương Phú, Lương Hòa (Giồng Trôm), Tân Thành Bình, Hương Mỹ (Mỏ Cày), Nhơn Thạnh (TXBT) và Quới Sơn, Quới Thành (Châu Thành), với tổng kinh phí hơn 573 triệu đồng. Cũng như những hộ khác, anh Út được đầu tư 40 triệu đồng xây dựng trại ương 20 bể (10m3), công suất từ 0,8 – 1 triệu Post/năm. Do chưa nắm vững kỹ thuật, nên bị thất bại ngay từ mẻ giống đầu tiên. Rồi những mẻ tiếp theo cũng không hơn, cả 4 đợt trong năm chỉ sản xuất được 0,5 triệu Post. Nhiều trại giống nằm trong dự án cũng trong tình trạng như vậy, khiến anh đâm lo không thể hoàn trả 75% số vốn đầu tư của Nhà nước. Rồi một số trại phá sản, tuyên bố đóng cửa vì liên tiếp thất bại, tạo tâm lý bất ổn cho những nông hộ còn lại.
Vượt qua trở ngại về tâm lý, anh Út chạy vốn ngân hàng, vừa sản xuất, vừa nghiên cứu tài liệu, tham quan học hỏi ở nhiều nơi, quyết tâm giữ vững trại giống như đã thỏa thuận trong bản hợp đồng ký kết. Tỷ lệ ấu trùng chuyển thành Post của các mẻ ương ngày càng tăng, làm lóe lên tia hy vọng để anh đủ nghị lực bám bể, bám trại. Dù lợi nhuận mang lại không nhiều, nhưng ít ra cũng đã minh chứng cho sự kiên trì, vật lộn với bao khó khăn của anh đã được bù đắp.
Giữa lúc con tôm càng xanh đang là thế mạnh, nhiều vùng ngọt hóa ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú đã chọn loài thủy sản này nuôi trên qui mô công nghiệp và luân canh trong ruộng lúa. Nắm bắt cơ hội, anh Út lại tiếp tục vay vốn, mở rộng trại giống lên 48 bể, với dung tích 24m3, công suất tăng gần gấp 3 lần so với đầu tư ban đầu, quyết tâm làm giàu từ nghề này. Để tạo uy tín, chất lượng con giống được đặt lên hàng đầu. Từ qui trình sản xuất nước xanh cải tiến được Trung tâm khuyến ngư chuyển giao, anh Út tìm cách cải tiến nhiều công đoạn để nâng tỷ lệ ấu trùng chuyển sang Post và từ Post chuyển thành con giống; đồng thời tăng sức đề kháng để tăng tỷ lệ tôm sống khi thả nuôi trong môi trường tự nhiên. Thành công trong qui trình cải tiến đã rút ngắn thời gian ấu trùng chuyển thành Post từ 25 ngày xuống còn 18 ngày. Dù bất kể điều kiện thời tiết như thế nào, anh cũng tìm cách giữ nhiệt độ ở mức từ 27 - 300C để tôm phát triển tốt. Một trong những yếu tố để tăng sức đề kháng cho tôm là chế độ thức ăn. Kinh nghiệm của anh là chỉ sử dụng Artermia được sản xuất tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) làm thức ăn chính cho tôm, trong khi nhiều người đổ xô nhập Artermia từ Mỹ với giá khá cao. Artermia được ấp trong môi trường độ mặn từ 20 - 300/00 trong vòng 24 giờ sẽ nở thành ấu trùng. Sau đó, rửa sạch bằng thuốc tím để diệt khuẩn trước khi cho tôm ăn. Cùng với Artermia, khẩu phần được bổ sung Vitamin C và thức ăn chế biến. Bằng cách này, tôm chóng lớn, khỏe và ít bị sốc khi thay đổi môi trường và nhiệt độ.
Giờ đây, trong lúc phần lớn trại giống nằm trong dự án đã ngã ngũ, để bể nằm không với số nợ Nhà nước khá lớn, thì anh Nguyễn Văn Út chẳng những tồn tại mà còn đứng vững với trại giống của mình. Mỗi năm, trại giống của anh xuất bán hơn 1,5 triệu Post, lãi hơn 50 triệu đồng. Với đà phát triển nghề nuôi tôm càng xanh như hiện nay, anh Út dự định sẽ đầu tư nâng cấp, mở rộng trại giống lớn hơn để đáp ứng nhu cầu tôm giống cho nông dân.
Nguyễn Bảy
Trà Vinh: nuôi cá kèo xen tôm sú cho thu nhập cao
Nguồn tin: TBKTSG, 25/1/2006
Ngày cập nhật: 29/1/2006
Anh Nguyễn Văn Thưa ở ấp Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh được Dự án bảo vệ và phát triển vùng ngập mặn ven biển Trà Vinh của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ đầu tư để triển khai các mô hình nuôi cá kèo, sò huyết và cua biển kết hợp trong ao nuôi tôm sú, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần cải thiện môi trường nuôi tôm trong vùng.
Được dự án hỗ trợ 60.000 con giống, anh Thưa thả giống trên diện tích 0,4 ha mặt nước. Do năm trước anh thực hiện nuôi thử nghiệm là nuôi cá kèo trong ao nuôi tôm sú, nhưng nguồn giống phải nhập về từ ngòai tỉnh, nên tỷ lệ hao hụt cao, chiếm gần 40%, nhưng sau khi nuôi được 4,5 tháng tuổi, cá kèo đã đạt trọng lượng xuất bán 40 con/kg, giá bán cá kèo là bình quân 35.000 đồng/kg, anh thu được trên 40 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư còn lãi ròng 30 triệu đồng/0,4 ha.
Vụ nuôi năm 2005 - 2006, anh Nguyễn Văn Thưa cũng đã thực hiện thả nuôi số lượng 60.000 con cá kèo, khi mà con tôm sú trong ao đã được 20 ngày tuổi với giá là 45 đồng/con. Anh cho biết, cá kèo ăn các chất mùn, chất thải từ ao nuôi tôm sú thải ra, đưa cá kèo vào nuôi khi tôm sú được 20 ngày tuổi, sẽ giúp loại dần các chất gây ô nhiễm dưới đáy ao, đồng thời cá kèo còn giúp cải thiện việc trao đổi khí ở đáy ao, do đặc tính cá kèo hay đào hang ở đáy ao và cặp theo bờ bao nuôi tôm để ở. Mùa nuôi chính vụ năm 2006, anh Thưa sẽ mở rộng diện tích nuôi lên 1 ha, để tăng nhanh hiệu quả khai thác đất.
Mô hình nuôi cá kèo trong ao tôm sú của anh Thưa đã mở ra một hướng đi mới cho người nuôi thủy sản của tỉnh Trà Vinh. Việc áp dụng kỹ thuật nuôi xen canh hoặc nuôi cùng lúc cả con tôm sú và nuôi cá kèo, có tác dụng tích cực trong việc ổn định môi trường nước trong các đầm nuôi tôm sẽ giúp mở ra hướng phát triển ổn định và vững chắc cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Trà Vinh.
Theo TTXVN
Tam Quan Bắc: Tết trên biển nơi làng câu cá ngừ
Nguồn tin: SGGP, 25/1/2006
Ngày cập nhật: 29/1/2006
Hoàng đế ba ba
Nguồn tin: ND, 27/01/2006
Ngày cập nhật: 28/1/2006
Nép mình bên quốc lộ 1, thuộc xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long là ngôi biệt thự tuyệt đẹp trị giá hàng tỷ đồng nằm trong trang trại loại lớn của vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long chuyên cung cấp và xuất khẩu ba ba thương phẩm, ba ba giống của ông Châu Xuân Vũ!
Trang trại của ông Ba Vũ được bao quanh bằng những bức tường bê-tông kiên cố, hiện đang nuôi gần 17.500 con ba ba thịt, hơn 35.000 con ba ba trưởng thành và trên 82.000 con ba ba giống... Mỗi năm, trang trại của ông Ba Vũ có tổng thu nhập hàng tỷ đồng nên ông được mệnh danh là Hoàng đế ba ba!
"Hoàng đế ba ba"! Ðã phải trải qua những ngày tháng vất vả, nhọc nhằn, gian khổ; nhiều đêm không ngủ để suy tư nát óc... Thậm chí, muốn "tán gia bại sản" nữa! Như một câu chuyện cổ tích khi nghe "Ông Hoàng Ba Ba" tâm sự: Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng. Hơn bảy năm sau ngày đất nước thống nhất, tôi được xuất ngũ trở về quê nhà Vĩnh Long với mảnh giấy xác nhận thương binh loại 2/4 và một bộ đồ lính trong chiếc ba-lô bạc mầu. Về quê, với đôi bàn tay trắng, bạn bè mới cho tôi mượn đất và lúa giống để mần ăn. Năm đầu tôi thu hoạch được mỗi công 36 giạ lúa giống nguyên chủng KT4, bán lấy tiền mua bốn công đất cất một cái nhà nhỏ và đầu tư chăn nuôi heo... Năm 1985, bán bầy heo 12 con được lưng vốn khấm khá, tôi quyết định chuyển sang nghề nuôi rắn ri voi... Do không biết chữ, không nắm vững quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi nên thất bại. Tay trắng vẫn hoàn trắng tay!".
Với bản tính dám nghĩ, dám làm, nghị lực vượt qua cảnh nghèo, vươn lên làm giàu và không cam chịu làm người thua cuộc, ông Ba Vũ quyết định thế chấp căn nhà và bốn công đất của mình cho Ngân hàng để lấy tiền đầu tư nuôi ba ba và cá sấu! Sau nhiều năm miệt mài chăm sóc, đến năm 1996, ông Ba Vũ xuất khẩu đợt cá sấu đầu tiên sang Trung Quốc. Thật thất vọng vì cá sấu chết gần hết, những con còn sống thì bị xây xước nặng... Lỗ sạch vốn, coi như mất đất, mất nhà... Nhưng rất may, có người bạn hàng tốt bụng đã cho ông mượn một khoản tiền tương đương với trị giá tiền bán cá sấu.
Với quyết tâm bền bỉ, ý chí vượt nghèo và làm giàu luôn thôi thúc trong lòng, khi trở về quê nhà, ông Ba Vũ tập trung vốn vào nuôi ba ba xuất khẩu. Sau thời gian chăm sóc, ông Ba Vũ cho trên 1.700 con ba ba vào thùng xuất bán đợt đầu tiên sang Trung Quốc. Nhưng, họa vô đơn chí, thùng ba ba xuất sang tới nơi chỉ còn sống sót hai con! Hai lần thất bại, ông Ba Vũ đã phải lầm lũi một mình, suy tư và quyết tâm tìm ra đáp số của bài toán nan giải là: Vì sao ba ba, cá sấu... bị chết hàng loạt! Ông nói: Không biết chữ, không biết khoa học - kỹ thuật thì làm việc gì cũng thất bại! Sau khi trang bị được kiến thức, hiểu biết cần thiết và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật có hiệu quả vào chăn nuôi... ông Ba Vũ xuất khẩu hàng nghìn con ba ba (không bị chết một con nào) và thu lãi đầu tiên được hơn 270 triệu đồng. Những năm tiếp sau, "ông Hoàng ba ba" đã xuất khẩu được 28 chuyến ba ba thu lãi ròng gần bốn tỷ đồng. Ðầu năm 1998, ông Châu Xuân Vũ đã quyết định thành lập trang trại gây nuôi, mậu dịch thú hoang dã quý hiếm mang tên CITES BA VŨ tại Vĩnh Long với tổng số vốn là hai tỷ đồng. Năm 2004, trang trại của "Hoàng đế ba ba" này đã cung cấp con giống, xuất ba ba thương phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, thu nhập gần hai tỷ đồng.
"Ông Hoàng ba ba" Ba Vũ cho biết: Hết năm 2005 này, trang trại của tôi sẽ có tổng doanh thu khoảng sáu tỷ đồng. Giá ba ba thịt xuất khẩu hiện đang dao động ở mức 230.000đ - 290.000đ/kg; ba ba giống bán giá bình quân 9.500đ/con... Trang trại của tôi cứ mỗi ngày thu hoạch trên dưới 2.000 trứng ba ba, ấp trong ba tuần thì nở, tiếp tục nuôi khoảng nửa tháng ba ba sẽ trưởng thành với đường kính 3 cm thì xuất khẩu. Trung bình mỗi ngày trang trại của tôi xuất bán trên 500 kg ba ba các loại, thu nhập cả trăm triệu đồng. Số lượng con giống và ba ba thương phẩm của trang trại bảo đảm cung cấp đầy đủ cho khách hàng có nhu cầu. Dự kiến, đến năm 2009, doanh thu của trang trại sẽ nâng lên khoảng trên dưới 200 tỷ đồng. Tôi đang làm dự án đệ trình các ngành chức năng thành lập một khu du lịch sinh thái quy mô lớn, với một quần thể dịch vụ, thương mại và du lịch gồm các hạng mục như: siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí... Dự án này sẽ được thực hiện và hoàn thành vào năm 2010.
TRẦN TRỌNG TRUNG
Ðược mùa cá tôm xuất khẩu
Nguồn tin: ND, 27/01/2006
Ngày cập nhật: 28/1/2006
Xuất khẩu thuỷ sản năm 2006: Tôm, cá vẫn "sống" khoẻ
Nguồn tin: LĐ, 27/01/2006
Ngày cập nhật: 27/1/2006
Giải cứu loài chình mun Châu Trúc
Nguồn tin: Bình Định, 27/01/2006
Ngày cập nhật: 27/1/2006
Đầm Châu Trúc (hay còn có tên khác là Trà Ổ), thuộc huyện Phù Mỹ trước đây nổi tiếng với nguồn thủy sản dồi dào, phong phú. Trong đó, đáng kể nhất là loài chình mun. Để loài chình mun không bị tuyệt tích, nhiều người đã đặt ra vấn đề trả lại môi trường nguyên thủy cho loài chình phát triển.
1.
Đầm Châu Trúc là một dạng đầm hồ có ngõ thông ra biển qua cửa Hà Ra. Diện tích mặt nước của đầm là 1.200-1.600 ha. Trước khi đổ ra biển, dòng nước uốn quanh một đoạn dài khoảng 5km, khá hẹp, khúc này được gọi là sông Châu Trúc. Cửa Hà Ra chỉ mở tạm thời trong mùa lũ và bồi cạn trong mấy tháng mùa khô. Nước trong đầm là nước ngọt và lợ dần từ đoạn phía Bắc đầm ra tới đập ngăn mặn và cuối cùng là nước mặn từ đập ngăn mặn ra cửa Hà Ra. Đặc điểm sinh thái của đầm, tạo nên một môi trường khác hẳn so với các đầm phá khác ở ven biển miền Trung.
Sự đa dạng độc đáo này là môi trường sống của các loài tôm, cua, cá... đặc biệt loài chình mun quý giá. Chình mun là một loài cá có nguồn gốc từ biển, chúng sinh sản ở nước mặn nhưng lại sống ở nước ngọt. Những ngày nắng, không có nước phù sa, chình rất ít. Khi cơn lũ đầu mùa bắt đầu khoảng tháng 10, 11, là mùa chình. Chúng xuất hiện rộ lên theo nước ngọt, phù sa.
Nhưng từ khi đập ngăn mặn Hòa Tân được xây dựng từ năm 1978, hệ sinh thái độc đáo của đầm Châu Trúc bị phá vỡ. Cơ sở tồn tại của quần thể động thực vật ở đây không còn dồi dào như trước. Loài chình mun hiếm dần, do mất đường di chuyển trong mùa sinh sản (từ biển vào đầm). Bên cạnh đó, do trước đây, nhu cầu đất và nước canh tác quá cao, người ta chỉ nghĩ đến làm sao cho có nhiều đất để trồng lúa quanh đầm nên mặt đầm thu hẹp. Đầm trở thành đầm nước ngọt nên các loại cá từ biển, có giá trị kinh tế cao cũng mất dần.
Ông Đặng Minh Trúng (ở thôn Chánh Khoan Đông, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ) tâm sự: "Chình mun Châu Trúc bây giờ cũng còn với số lượng rất ít. Ngay cả trong mùa lũ, chình cũng không còn về nhiều như trước".
2.
Chúng tôi về thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ - một thôn nằm ở phía Bắc đầm đúng vào mùa chình. Khác với những thôn trong vùng, thôn Châu Trúc nhà cửa san sát nhau. Hầu hết người dân nơi đây đều sinh sống bằng nghề thả đăng, lưới, thả dẹp đánh bắt thủy hải sản, ai có tiền thì đứng ra mở đại lý thu mua tôm, cá, chình do nhũng người trong thôn đánh bắt được. Nói chung nguồn sống của họ phụ thuộc vào đầm rất cao.
Anh Phạm Thanh Niệm - một đại lý chuyên thu mua thủy sản tại thôn Châu Trúc trầm ngâm: "Trước kia, một ngày thả dẹp, kiếm được hơn trăm nghìn là chuyện thường, nhiều gia đình đã nuôi con cái ăn học thành tài nhờ đầm nước này. Bây giờ, chình thì cũng còn, nhưng chủ yếu là chình bông. Mà cũng chẳng riêng gì chình, các loài khác như lươn, tôm, cá cũng ngày càng ít dần. Nói chi chình mun, những loài khác cũng đang ít dần đi".
Mấy năm gần đây, nhiều thanh niên ở thôn Châu Trúc đã rủ nhau đi làm ăn xa. Họ đi cả năm, đến tết mới về. Chúng tôi trở lại Châu Trúc vào những ngày gần cuối năm Ất Dậu, nhưng thôn xóm vẫn vắng lắm. Chỉ thấy chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Mặt đầm vẫn lộng gió nhưng đó là những cơn gió lạnh, không mang hơi thở của sự sinh sôi, không mang dòng sinh lực từ phía biển cuộn vào đầm. Đã có những đề tài khoa học hướng tới việc giải cứu đầm Châu Trúc nhưng từ đó đến thực tế sao còn xa quá. Tôi tự hỏi, không biết loài chình mun Châu Trúc có đợi được không ?
Chình Châu Trúc là một loại cá thân không vảy, trơn láng, rất khỏe, thích sống ở vùng nước sâu, nước đứng có nhiều bùn như ao đầm, vùng hạ lưu sông rạch. Như tên gọi, loài chình này không xuất hiện ở những vùng đầm phá khác. Trung bình, chình mun Châu Trúc dài gần cả mét, to bằng bắp chân người, lại có con sống lâu năm, to hơn nữa.
Châu Trúc có cả hai loại chình bông và chình mun. Trong đó, chình bông nhỏ con, da sáng nhiều đốm sẫm; chình mun to con, da đen láng. Chình mun là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm và chỉ thu hoạch tự nhiên theo mùa, không thường xuyên nên hiện nay giá bán trên thị trường trong nước rất cao. Tại đầm Châu Trúc, giá chình mun từ 100.000 đến 150.000 đồng/kg, có khi lên 200.000 đồng/kg. Tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, giá có thể tăng lên gấp hai, ba lần.
Mai Hồng
Ngày Tết, nói chuyện cá...
Nguồn tin: Bến Tre, 26/01/2006
Ngày cập nhật: 27/1/2006
Trà Vinh: Cung cấp hơn 200 triệu con cá giống
Nguồn tin: BCT, 25/1/2006
Ngày cập nhật: 25/1/2006
Năm qua Trà Vinh tiếp tục đầu tư phát triển mạnh nghề sản xuất và ương dưỡng tôm - cá giống có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản. Toàn tỉnh hiện có 25 trại sản xuất và ương dưỡng tôm cá giống thường xuyên. Trong đó, có 5 trang trại sản xuất giống và 20 trại đã ương dưỡng cung cấp trên 202 triệu con cá giống các loại cho nông dân thả nuôi trên diện tích 18.000 ha mặt nước. Các loại cá giống rô phi dòng Gift, rô phi đơn tính, cá trê, cá chép, mè vinh, mè trắng... đang được tiêu thụ mạnh trong tỉnh và bán sang các tỉnh lân cận.
Theo kế hoạch năm 2006 ngành thủy sản Trà Vinh tiếp tục đầu tư 7,3 tỉ đồng nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt, góp phần cung cấp hơn 300 triệu con giống để thả nuôi trên diện tích được mở rộng là 19.000 ha.
Q.D
Ngày Tết, nói chuyện tôm đất về đồng
Nguồn tin: SGGP, 24/1/2006
Ngày cập nhật: 25/1/2006
Mỗi năm, khi gió chướng mang cái se lạnh và vị mặn từ biển Đông vào đất liền cũng là lúc dân các xã: Vinh Kim, Kim Hòa, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Mỹ Long Bắc (huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh) vào vụ “săn tôm bạc đất”. Nghề làm tôm khô ở đây cũng nhờ đó phất lên và dần khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường.
Sản vật trời cho!
Tháng Chạp. Đồng lúa mùa ở Cà Tum, Chà Và, ấp Rẫy… (xã Vinh Kim) ửng vàng. Sương sớm chưa tan, lão nông Trần Văn Mười đã cùng tốp người dỡõ lú tôm (ở ấp Cà Tum) từ ngoài đồng quảy gánh về. Cầm trên tay hơn chục cái lú với hơn hai ký tôm tươi rói, ông Mười khề khà: “Thường, có hai con nước ròng vào ngày rằm và 30 Âm lịch hàng tháng, tôm chạy nhiều lắm! Chỉ cần 2 công đất, có bao ngạn nuôi nhử tôm bạc đất là có thu nhập hàng triệu đồng/tháng, khỏe ru”.
Xã Vinh Kim có hơn 3.000 hộ dân chuyên trồng lúa mùa, thì 80% hộ có cuộc sống ổn định, khá giả nhờ nguồn lợi con tôm đất. Bởi vậy, dân địa phương mới truyền tụng rằng: Con tôm bạc đất là “đặc sản trời ban”! Anh Tư Đông khoe rằng, giá tôm bạc đất lúc này tăng vọt lên 32.000 đ/kg, đêm nào đặt trúng được 5 ký- kiếm 150.000 đồng, sướng lắm. “Nhờ con tôm bạc đất mà gia đình tui có cái ăn cái để, nhất là thời điểm giáp hạt không lo túng thiếu và có đồng ra- đồng vô xài Tết”. – Tư Đông nói.
Vùng biển Cầu Ngang nằm giữa 2 cửa sông Cổ Chiên và Cung Hầu (2 trong 9 cửa của dòng Cửu Long Giang), tại đây có thêm 2 con sông Chà Và, Thâu Râu nối từ đồng ra biển, điều kiện thiên nhiên ưu ái đã tạo nên môi trường sinh thái lý tưởng: “6 tháng mùa nước ngọt - 6 tháng mùa nước lợ”, thích nghi cho sự sinh sản và phát triển của loài tôm bạc đất. Người ta ước tính sản lượng tôm đất thu hoạch vào 3 tháng chính vụ (còn gọi là mùa tôm hội lúc giáp Tết) tới hơn 10.000 tấn. Nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào này mà làng nghề tôm khô Vinh Kim có sức sống bền và dần khẳng định vị thế trên thương trường suốt hơn 30 năm qua.
Huyện Cầu Ngang hiện có hơn 30 lò làm tôm khô. Theo chính quyền địa phương, người có công khởi xướng nghề này là vợ chồng ông Lê Văn Phước (Hai Phước) và bà Trần Thị Khâm (ở ấp Chà Và, xã Vinh Kim). Năm nay ông Hai Phước đã ngoài 70 tuổi, nhưng còn nhớ rất rõ: “Hồi ông còn trai tráng thì xứ này đã có người làm tôm khô để dành trong nhà như một loại thực phẩm dự trữ quanh năm. Khi lập gia thất, vợ ông (bà Khâm) vốn giỏi buôn bán đã đem tôm khô “chạy chợ” khắp xứ. Sau đó, vợ chồng mở hẳn lò thu mua tôm, rồi luộc, phơi khô tôm đem bán với số lượng lớn hơn. Thấy làm ăn được nên nhiều người làm theo…”- ông kể.
Theo ông Phước, cái đặc biệt của con tôm khô Vinh Kim không có nơi nào sánh được là nhờ thịt ngọt của con tôm bạc đất. Phải luộc đúng độ, phơi nắng đúng độ, không tẩm hương hay màu nên sắc tôm tươi đỏ, vị ngọt đậm đà... có thể để lâu cả năm mà không bị mất màu, phai mùi vị so với các loại tôm khô xứ khác.
Anh Nguyễn Văn Tranh, Chủ nhiệm HTX Bình Minh, chuyên chế biến mặt hàng tôm khô, nói: “So với thời trai của ông Hai Phước, các lò chế biến đã trang bị thêm máy sấy. Nhưng tỷ lệ 1/10 trong chế biến vẫn không đổi (tức để có 1 kg tôm khô thành phẩm, phải cần đến 10 kg tôm tươi) và các bước trong quy trình chế biến cũng tuân thủ theo truyền thống. Bởi vậy mà chất lượng tôm khô Vinh Kim tạo được tiếng vang xa khắp thị trường nội địa và xuất khẩu”.
Làm thương hiệu
Mục tiêu này được đặt ra khi lãnh đạo huyện cầu Cầu Ngang tính chuyện “làm ăn lớn”. Cầu Ngang dự tính qui hoạch hẳn một vùng chuyên canh lúa- tôm hơn 5.000 ha để khai thác nguồn lợi tôm tự nhiên và khuyếch trương làng nghề chế biến tôm khô. Năm 2003, HTX chế biến tôm khô Bình Minh ra đời, với 10 hộ xã viên chuyên nghề làm tôm khô.
Một năm sau (năm 2004), huyện chỉ đạo HTX Bình Minh tiến hành đăng ký xuất xứ hàng hóa và thương hiệu “tôm khô Vinh Kim”. Giữa năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH- CN) đã chấp nhận việc đăng ký độc quyền thương hiệu “tôm khô Vinh Kim” của HTX Bình Minh và công bố rộng rãi. Có thể nói, đây là bước tiến quan trọng trong hơn 30 năm tồn tại của làng nghề tôm khô Vinh Kim - Cầu Ngang.
Thật ra, ở các vùng ven biển ĐBSCL có không ít “làng” chế biến tôm khô với sản lượng khá lớn, nhưng ít nơi tạo được con tôm ngon một cách tự nhiên như con tôm khô làm ra tại Vinh Kim. Ông Ngô Công Đức - Việt kiều Pháp (người gốc Cầu Ngang, Trà Vinh), là doanh nhân trong ngành kinh doanh siêu thị ở nước ngoài. Trong những lần về thăm quê hương, ông thường đem món đặc sản “tôm khô” xứ nhà ra nước ngoài giới thiệu. Ông thật sự không ngờ khi kiều bào xa xứ “mê” tôm khô Vinh Kim đến độ có bao nhiêu hàng là mua hết veo đến đó.
Điều lý thú là ngay cả người dân các nước Pháp, Mỹ, Úc, Canada, cũng “khoái khẩu” món tôm khô độc đáo này. Ông nói rằng: tôm khô làm cơm rang Dương Châu (theo kiểu Trung Quốc), rồi món tôm khô củ kiệu... không chỉ “độc nhất vô nhị” xứ mình, mà còn là món ăn khoái khẩu của dân Tây, họ tìm tới các nhà hàng bán món ăn châu Á tại nhiều nước Tây- Âu để ăn thường xuyên lắm.
Tháng 12- 2005, lần đầu tiên tôm khô Vinh Kim được “danh chánh ngôn thuận” tham dự Hội chợ triển lãm làng nghề truyền thống Việt Nam và khu vực ASEAN 2005 (ASEAN HANDICRAFTS). Thông qua hội chợ này, sản phẩm tôm khô Vinh Kim được quảng bá rộng rãi trên diễn đàn và công luận. Sài Gòn Co.op Mart với hệ thống 10 siêu thị lớn tại TPHCM và một số siêu thị ĐBSCL ngỏ ý ký kết hợp đồng mua tôm khô dài hạn của HTX Bình Minh với số lượng từ 2 tấn/tháng trở lên.
Anh Nguyễn Văn Tranh – Chủ nhiệm HTX Bình Minh, cười tươi: “Lần đầu mà được vậy tụi tui mừng hết lớn. Thiệt ra, với ba chục lò làm tôm hiện có ở Cầu Ngang thì khả năng cung ứng số lượng trên là dễ ợt. Nhưng giá cả thu mua, chia quyền lợi, thống nhất tiêu chuẩn, quy trình sản xuất ra sao để có chất lượng đồng nhất, ổn định, an toàn vệ sinh... Nhiều thứ còn phải tính toán lại. Vấn đề là làm sao đảm bảo được số lượng cung ứng dài lâu giữa trong nước và xuất khẩu”.
Còn Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang Đỗ Văn Khê, tỏ ra lạc quan: “Qua thời gian xây dựng thương hiệu, tiếp thị, quảng bá, tôm khô Vinh Kim đã có được thị trường rất tốt. Để tăng năng lực, giữ vững thương hiệu… huyện đã lập dự án hỗ trợ HTX mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vốn, thiết bị… Trước mắt, huyện giữ vững vùng nguyên liệu lúa - tôm 5.000 ha, với phương châm vừa khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi vững bền. Về lâu dài, huyện sẽ mở rộng thêm 3.000 ha nữa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của thị trường trong và ngoài nước”.
Trời dần chiều, chúng tôi rời Vinh Kim cũng là lúc ông Mười, anh Tư Đông và nhiều nông dân khác quảy những gánh lú, xà ngôn… ra biển Cầu Ngang “săn tôm bạc đất”. Ánh điện sáng lên hòa cùng tiếng cọc cạch ngày một nhiều từ những lò tôm khô vọng lại. Người dân Vinh Kim đang tăng công suất để kịp đưa đặc sản tôm khô đến với nhiều người trong bữa tiệc vui ngày Tết.
CẢNH - LỢI - DÂN
Để xuất khẩu 2,8 tỷ USD hàng thủy sản năm 2006: Mở rộng thị trường, nâng cao uy tín sản phẩm
Nguồn tin: SGGP, 25/1/2006
Ngày cập nhật: 25/1/2006
An Giang: Năm 2006 đặt kế hoạch chế biến 75.000 tấn thuỷ sản các loại
Nguồn tin: Vasep, 24/1/2006
Ngày cập nhật: 24/1/2006
Cá mú nước ngọt nặng trên 1 tạ
Nguồn tin: Tuổi trẻ, 21/1/2006
Ngày cập nhật: 24/1/2006
Đó là loài Maccullochella peelii peelii, thuộc bộ cá vược, tiếng Anh gọi là murray cod. Theo Harris & Rowland (1996), loài này có con nặng tới 114kg, dài 1,8m.
Khoảng năm 1987 cá mú được cho sinh sản nhân tạo dùng hormone và kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Mỗi kg cá cái cho 3.200 - 7.600 hạt trứng cỡ 3 - 3,5mm đường kính. Tuy nhiên, đa số trại cá ở Úc có thể cho cá mú đẻ ngay trong ao khi chu kỳ quang và nhiệt độ nước tăng. Để bảo vệ và phục hồi nguồn lợi, hiện nhà nước cấm đánh bắt loài này từ tự nhiên. Thịt cá màu trắng, chắc, có lượng mỡ vừa phải, mùi thơm, là món ăn được ưa chuộng trong các bữa tiệc được tổ chức trong các nhà hàng Trung Hoa (giá 4,9-7 USD/kg).
Cá mú Úc bắt đầu thâm nhập và được nuôi ở một số nước châu Âu và Đông Nam Á, đặc biệt là những nước có truyền thống nuôi cá chình.
Thanh Đạt
Nuôi hàu xử lý môi trường
Nguồn tin: Tuổi trẻ, 23/1/2006
Ngày cập nhật: 24/1/2006
Một hướng đi để giải quyết vấn đề cân bằng môi trường và tận dụng các chất dinh dưỡng ở các vùng nuôi tôm là dùng các tấm giá thể nuôi hàu Crassostrea rhizophorae.
Tại Philippinese, trong chương trình Nuôi trồng thuỷ sản thân thiện với rừng đước (Mangrove friendly aquaculture programe) người ta nuôi loài thân mềm hai vỏ Sonneratia sp. để giảm hiệu ứng có hại từ môi trường nuôi tôm. Các nhà nghiên cứu Braxin đã nuôi hàu Crassostrea rhizophorae cho bám lên các tấm giá thể đặt ở cửa cống đầm nuôi tôm chân trắng. Mỗi tấm có 500 con hàu, ba tấm đặt liền nhau như dát giường. Kết quả là hàu của họ đã hấp thu một lượng đáng kể nitơ và phôtpho. Sau 5 tháng, hàu đạt chiều dài 3,3cm, chiều ngang 2,16cm. Việc kết hợp nuôi hàu với nuôi tôm đã tận dụng được lao động nhàn rỗi, nhờ một khoản thu nhập phụ đã cải thiện được đời sống cộng đồng.
Thanh Đạt
An Giang: cá tra, basa chiếm 50% tổng sản lượng cá chế biến của ĐBSCL
Nguồn tin: Vasep, 24/1/2006
Ngày cập nhật: 24/1/2006
Thông tin từ AFA (Hiệp hội Thủy sản An Giang) cho biết: năm 2005 sản lượng thủy sản trong tỉnh An Giang đạt 180.000 tấn, trong đó sản lượng cá tra, basa đạt gần 150.000 tấn, tăng khoảng 20% so với năm trước. Sản lượng cá chế biến trong toàn tỉnh hiện chiếm khoảng 50% tổng sản lượng của các nhà máy ở ĐBSCL. Trong năm 2005 toàn tỉnh đã xuất khẩu và tiêu thụ trên 54.000 tấn cá philê, tăng 14.000 tấn so với năm 2004, kim ngạch đạt gần 120 triệu USD.
Cà Mau quy hoạch lại vùng sản xuất, phát triển thuỷ sản
Nguồn tin: Vasep, 24/1/2005
Ngày cập nhật: 24/1/2006
Tỉnh Cà Mau đề ra sáu giải pháp và một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế, khai thác thế mạnh về ngư - nông - lâm nghiệp. Năm 2006, tỉnh phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 13% trở lên, với một số mục tiêu chủ yếu: thuỷ sản xuất khẩu đạt 560 triệu USD; thu ngân sách 902 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn dưới 18%. Tỉnh đầu tư chiều sâu nuôi trồng thuỷ sản, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh, nội lực của ngành kinh tế mũi nhọn này. Khẩn trương hoàn thành việc bố trí, quy hoạch ổn định các vùng sản xuất; gắn với đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi; hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp, hộ dân đầu tư nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh trên cùng diện tích với nhiều giống loài thuỷ sản có giá trị cao... Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nâng cấp công nghệ, xây dựng mới một số nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu; sản xuất cây, con giống chất lượng cao, mở rộng các diện tích sản xuất tôm - lúa; khôi phục lại nghề nuôi cá đồng quy mô hộ gia đình. Tập trung tháo gỡ khó khăn về lĩnh vực khai thác biển như cho vay vốn mua ngư cụ, chuyển đổi ngành nghề khai thác để có hiệu quả hơn; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, sớm hoàn thành các dự án sản xuất cây, con giống sạch, cảng cá Sông Đốc, bến neo đậu cho tàu thuyền trú bão tại Hòn Chuối, Hòn Khoai và một số nơi khác.
(Nhân dân, 21/1/2006)
Chất lượng TS đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Nguồn tin: BKH, 24/01/2006
Ngày cập nhật: 24/1/2006
Thái Lan dự báo triển vọng xuất khẩu tôm năm 2006
Nguồn tin: TTXVN, 23/01/2006
Ngày cập nhật: 23/1/2006
Giá cá tra, basa tăng mạnh
Nguồn tin: VNECONOMY, 23/01/2006
Ngày cập nhật: 23/1/2006
Theo Hiệp hội thủy sản Tp.Cần Thơ, giá cá tra và basa tăng mạnh và rất hút hàng trong tuần từ 14/1 đến 21/1, giá cá tra thịt trắng nuôi hầm loại 1,2- 1,5 kg/con từ mức 10.800-11.000 đ/kg tăng lên 12.500-13.000 đ/kg, tăng 2.000 đ/kg và cao hơn giá thành sản xuất 2.000-2.500 đ/kg.
Theo một số doanh nghiệp chế biến thủy sản, nguyên nhân chính là do có nhiều hợp đồng đặt hàng đến từ EU, nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán tăng mạnh, trong khi đó sản lượng cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đang giảm mạnh, mức giảm khoảng 20-30% so với cách đây 2 tháng.
Hoàng Lộc
Ngành thuỷ sản An Giang qua một năm nổ lực vì ngư dân
Nguồn tin: WAG, 23/1/2006
Ngày cập nhật: 23/1/2006
Lượng thủy hải sản xuất khẩu sang Trung Quốc: Không đáp ứng đủ nhu cầu
Nguồn tin: SGGP, 20/1/2006
Ngày cập nhật: 23/1/2006
Đồng bằng sông Cửu Long: Đột phá từ nuôi tôm sạch, cá sạch
Nguồn tin: SGGP, 23/1/2006
Ngày cập nhật: 23/1/2006
Môi trường ô nhiễm dẫn đến tình trạng tôm chết, cá chết tràn lan đang làm đau đầu các ngành chức năng và nhiều hộ nuôi thủy sản. Đã đến lúc phải tính lại chuyện nuôi tôm – cá theo hướng vừa đảm bảo chất lượng, đáp ứng sự khắt khe của thị trường xuất khẩu, vừa giữ môi trường lâu bền.
Từ chuyện tôm sinh thái ở rừng Năm Căn
Nói tới chuyện nuôi tôm sinh thái, lâm ngư trường (LNT) 184, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi đi đầu. Tuy nhiên, theo Giám đốc Ngô Dũng Liêm, chuyện “con tôm sạch” về bám rễ dưới tán rừng Năm Căn thật tình cờ. Cách đây khoảng 5 năm, Bộ Thủy sản có đưa một đoàn khách từ các nước châu Âu đến LNT 184 tham quan khu du lịch sinh thái.
Chuyện “khách Tây” ăn uống ở các nhà hàng “đầy sao” là thường ngày, thế nên LNT 184 bèn nghĩ ra cách đãi cơm đạm bạc giữa rừng Năm Căn, có tiếng chim kêu, khỉ làm xiếc, gió đưa cây rừng xào xạc… với các món ăn đều là sản vật của rừng như tôm, cá, cua… khiến ai nấy đều khen ngon.
Trong đoàn hôm đó, có một số vị khách là người Thụy Sĩ, họ đặc biệt chú ý những con tôm luộc vừa ngon – vừa đậm đà hơn những nơi khác. Cán bộ LNT, chẳng biết giải thích thế nào, chỉ thú nhận tôm dưới tán rừng sống nhờ tự nhiên, không ăn thức ăn công nghiệp, không sử dụng thuốc kháng sinh...
Mấy tháng sau, Tổ chức Naturland và SIPPO (Thụy Sĩ), quay trở lại khảo sát tình hình rừng ngập mặn, nuôi tôm quảng canh, tác động môi trường… rồi sau đó cấp giấy chứng nhận “tôm sạch” cho LNT 184 và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá tăng thêm 20% so với giá thị trường.
Giám đốc Ngô Dũng Liêm hớn hở: “Từ khi được công nhận nuôi tôm sạch, chúng tôi đã vỡ ra nhiều điều hay lắm. Toàn bộ 6.475 ha rừng được thả tôm sinh thái với quy trình quản lý chặt chẽ, thức ăn cho tôm chỉ là chất hữu cơ, ấu trùng… Năng suất đạt thấp (khoảng 300 – 500 kg/ha) nhưng giá bán cao, đã mang lại cho LNT mỗi năm khoảng 1,5 triệu USD”.
Từ thành công của LNT 184, Sở Thủy sản Cà Mau phát động phong trào nuôi tôm sạch. Từ vài ngàn ha tăng dần lên 45.000 ha trong năm nay và phấn đấu đạt 110.000 – 120.000 ha vào năm 2010. Ông Diệp Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Thủy sản Cà Mau cho biết: “Cái lợi của tôm sạch là chi phí đầu tư thấp, nuôi thưa nên ít rủi ro, kéo giãn lịch thời vụ tránh tình trạng lúc thừa – lúc thiếu nguyên liệu. Đặc biệt, khắc phục được ô nhiễm môi trường”.
Đến cá sạch về sông Hậu
Cùng với tôm sạch, mô hình nuôi cá sạch đang được các nơi thử nghiệm. Tại An Giang, chị Nguyễn Thị Dung, ở cù lao Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên là người đầu tiên bỏ ra trên 1 tỷ đồng nuôi cá tra sinh thái. Cuối năm 2004, Công ty BinCa Seafood (Đức) chuyển giao kỹ thuật, quy trình nuôi và bao tiêu sản phẩm với giá 20.000 – 20.500 đồng/kg (cao gấp đôi so với cá nuôi bình thường).
Theo đó, toàn bộ quá trình nuôi không được sử dụng hóa chất, môi trường nước tốt, xa khu dân cư, nhà máy… Thức ăn phải là cám lúa mùa (không xịt thuốc), bánh dầu nhập từ Trung Quốc và bột cá biển loại tốt nhất. Với 3 quầng nuôi vừa thu hoạch trên 300 tấn cá, trừ chi phí còn lời 2.000 - 2.500 đồng/kg. Đây là mức lời rất cao trong nghề nuôi cá tra hiện nay.
Theo ông Phan Văn Danh, Phó Chủ tịch Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, cá sinh thái ra đời đã giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại. Trước nhất, lấy lại vị thế của con cá ba sa, cá tra sau giai đoạn phát triển xô bồ đồng thời tạo ra hướng đi mới trong nghề nuôi cá tra, ba sa cao cấp hơn, loại bỏ cách làm ăn xổi ở thì…
Song song đó, An Giang còn thành lập Liên hiệp sản xuất cá sạch do Công ty Agifish khởi xướng. Mặc dù đây là mô hình thấp hơn so với nuôi sinh thái nhưng tạo được sự liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi. Ở đó có sự đồng thuận, nương tựa nhau cùng xây dựng vùng nguyên liệu sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhân rộng cách nào?
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhìn nhận: “Trong điều kiện khắt khe của thị trường xuất khẩu hiện nay, mô hình nuôi tôm sạch - cá sạch là xu thế tất yếu để cạnh tranh và tồn tại. Điều đáng mừng là người dân và chính quyền địa phương đã và đang chuyển dần từ cách làm đại trà chạy theo số lượng, sang nuôi sạch chất lượng hơn”.
Hiện tại, các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ … đang triển khai mô hình nuôi tôm sạch, cá sạch. Tuy nhiên, việc nhân rộng đại trà gặp khó bởi quy mô nuôi còn nhỏ lẻ, thiếu tập trung, hạn chế vốn, kỹ thuật… Đặc biệt, nuôi sinh thái không phải nơi nào cũng làm được.
Để phát triển bền vững, các chuyên gia cho rằng: Nên đi từng bước “chậm mà chắc”, theo đó cần liên kết những hộ sản xuất nhỏ lẻ thành hợp tác xã hoặc tổ hợp tác… có doanh nghiệp làm “đầu tàu” trong chuyển giao kỹ thuật và đầu ra sản phẩm. Vùng nuôi phải quy hoạch hợp lý, không nên làm tràn lan. Được vậy, người nuôi không còn lo sợ bị nhà máy ép giá, còn doanh nghiệp cũng không ngại việc thiếu nguyên liệu. Một khi sự hợp tác mạnh lên, mới tính chuyện nhân rộng theo nhu cầu thị trường xuất khẩu.
H. LỢI - P. UYÊN
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.