• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tôm VN thận trọng với việc xem xét thuế phá giá

Gò Công Đông: Nuôi thành công tôm càng xanh

Nguồn tin: TTX, 20/2/2006
Ngày cập nhật: 21/2/2006

Kỹ sư Mai Thành Lộc, gíám đốc Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Tiền Giang cho biết: do chạy theo lợi nhuận, nên huyện Gò Công Đông (huyện nuôi thủy sản mạnh nhất tỉnh) đã tận dụng ao đầm để nuôi đến 3 vụ trong năm. Việc này đã dẫn đến mầm bệnh cho tôm tại vùng nuôi.

Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh Tiền Giang và Sở Thủy sản tỉnh đã có sự chỉ đạo các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thủy sản nghiêm ngặt và chuyển đổi vật nuôi thích hợp. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng thường xuyên tổ chức nhiều cuộc Hội thảo kỹ thuật nuôi các loài thủy sản khác trong ao nuôi tôm sú cho từng khu vực nhằm "đa đạng hóa" giống loài nuôi, cải thiện môi trường nước và cắt đứt sự lưu tồn của mầm bệnh.

Trong năm 2005, sau hàng loạt vụ nuôi tôm sú bị thất bại, huyện Gò Công Đông đã tận dụng ao đầm nuôi tôm sú để chuyển đổi nhiều loại thủy sản khác như: Tôm càng xanh, cá kèo, cá rô phi dòng Gift, cua biển ... Trong đó, tôm càng xanh được nhiều người nuôi. Toàn huyện Gò Công Đông đã có 22 hộ thả nuôi thử nghiệm trên 1 triệu con giống tôm càng xanh với diện tích hơn gần 30 ha. Vùng nuôi tập trung được "khoanh" ở các xã Tân Trung, Bình Xuân, Tân Phước, Kiễng Phước ... Một trong những người nuôi thành công nhất là kỹ sư Nguyễn Văn Vũ , cán bộ Phòng Thủy sản huyện Gò Công Đông đã nuôi thử nghiệm 2 ha tôm càng xanh. Sau 6 tháng nuôi, anh thu họach 3,8 tấn tôm thương phẩm với giá bán 80.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 150 triệu đồng. Qua đánh giá của anh Vũ và nhiều hộ nuôi thủy sản khác cho biết: Vốn đầu tư 1 đồng, cho thu lãi tới 1 đến 1,5 đồng. Tôm càng xanh có tỉ lệ sống khỏang từ 50 đến 60%. Ngoài ra, các hộ nuôi khác cũng thành công với gần 55 tấn thương phẩm.

Tháng 8/2005, anh tiếp tục mua 2 triệu con tôm giống về ương tại ấp Gò Lức, xã Tân Đông (Gò Công Đông là vùng đất được anh thuê làm ao nuôi tôm). Sau 2 tháng nuôi, anh đã thu hoạch trên một triệu con giống cỡ 4 dến 5 cm để cung cấp cho 22 hộ nuôi trong huyện. Riêng anh thả nuôi 400.000 con trong 3 ao với diện tích 2 ha ở xã Tân Trung (Gò Công Đông). Anh cho biết: Thời điểm vào đầu tháng 2/2006, anh thu họach được 4 tấn tôm thương phẩm, giá bán 95.000 đồng/ kg, sau khi trừ chi phí, anh còn lãi 170 triệu đồng.

Anh đã đúc kết kinh nghiệm, sau 2 năm nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú: tôm càng xanh dễ nuôi, ít bị bệnh. Song muốn nuôi tôm càng xanh đạt năng suất và hiệu quả cao cần phải đầu tư có kỹ thuật nuôi tốt; nhất là cải tạo ao đầm như nuôi tôm sú và chọn con giống tốt; như vậy có tỉ lệ tôm càng xanh con đực cao. Anh cũng cho biết, thời điểm thả con giống tôm tốt nhất từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch với mật độ từ 5 đến 7 con/ m2 và cho tôm ăn thức ăn công nghiệp như nuôi con tôm sú, như vậy tôm sẽ lớn nhanh và độ đồng đều cao. Nuôi tôm càng xanh luân canh với tôm sú đã khẳng định hiệu quả. Đặc biệt, mô hình này thích hợp với vùng ven sông Vàm Cỏ, giáp ranh giữa Tiền Giang và Long An, có thời gian nước ngọt kéo dài gần như quanh năm. Việc nuôi tôm càng xanh phát triển tốt, mang lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi, thay thế cho tôm sú sau nhiều năm đã bị ô nhiễm nặng môi trường nước.

Ngoài thức ăn công nghiệp, người nuôi còn có thể tự chế biến thức ăn cho tôm càng xanh, như: Cá biển, ruốc tươi, ruốc khô ... Sản phẩm này, hàng năm người dân huyện Gò Công Đông khai thác đạt sản lượng khá lớn, gía rẻ, đủ để cung ứng cho phát triển tôm càng xanh toàn huyện; chỉ cần, ngành thủy sản Tiền Giang lo cung ứng đủ con giống và kỹ thuật cho bà con nuôi. Ngoài ra, phải có sự kiên kết, phối hợp chặt chẽ từ người nuôi và các cơ quan chức năng để gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Có thể khẳng định, đến nay vùng trọng điểm nuôi thủy sản ở huyện Gò Công Đông đã có mô hình chuyển đổi nuôi tôm sú không hiệu quả bằng nuôi tôm càng xanh với kết quả ưu việt. Thành công này mở ra bước ngoặt cho vùng đất ngập mặn, góp phần "đa dạng hóa" cơ cấu vật nuôi.

Trong năm 2006, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) sẽ đúc kết kinh nghiệm và phát triển nuôi tôm càng xanh 200 ha ở vùng ven sông Vàm Cỏ và ven cửa sông Gò Công để có sản phẩm tôm càng xanh xuất khẩu.

(TTXVN)


Mỹ xem xét lại mức thuế chống bán phá giá tôm

Nguồn tin: TN, 20/02/2006
Ngày cập nhật: 21/2/2006

 


Xung quanh việc khan hiếm cá tra, tôm sú xuất khẩu: Vẫn "đánh đu" với may rủi!

Nguồn tin: LĐ, 21/2/2006
Ngày cập nhật: 21/2/2006

ĐBSCL hiện có xấp xỉ 120 DN chế biến TS XK (công suất khoảng 3.200 tấn/ngày); trong đó có 74 DN đạt tiêu chuẩn xuất hàng sang thị trường EU. Riêng Cà Mau hiện có 26 nhà máy (công suất 110.000 tấn thành phẩm/năm), dự kiến tới năm 2010 xây dựng thêm 8 nhà máy (công suất 60.000 tấn thành phẩm/năm). Đồng Tháp hiện có 5 nhà máy chế biến cá tra, ba sa; dự kiến tới năm 2010 có thêm 5 nhà máy (một nhà máy vừa khởi công xây dựng). Hàng loạt địa phương (An Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu...) đều có dự án xây mới hoặc nâng cấp nhà máy...

Lê Như Giang


Thanh Hóa: dự án nuôi tôm công nghiệp 2 năm không hoạt động

Nguồn tin: TTO, 20/02/2006
Ngày cập nhật: 21/2/2006

 


Xây dựng trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đầu tiên ở Bình Định

Nguồn tin: BĐ, 20/2/2006
Ngày cập nhật: 20/2/2006

Công ty TNHH Việt Úc đã đầu tư xây dựng trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại xã Mỹ An (Phù Mỹ) với khả năng sản xuất đạt trên 100 triệu tôm post/năm. Hiện nay, đơn vị đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và đang triển khai sản xuất.

Dự kiến vào tháng 3 tới, đơn vị sẽ có tôm giống cung cấp cho thị trường. Được biết, đây là đơn vị đầu tiên sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Bình Định, lâu nay người nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh phải lấy giống ở các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận.

Ngọc Thái


Khuyến khích cơ sở giống thủy sản vào khu sản xuất tập trung

Nguồn tin: TTXVN, 19/02/2006
Ngày cập nhật: 20/2/2006

Nhằm đáp ứng nhu cầu tôm giống thả nuôi trong năm, Bộ Thủy sản khuyến khích các cơ sở sản xuất giống vào khu sản xuất tập trung, để có điều kiện thuận lợi sản xuất và quản lý chặt chẽ cho cơ sở và để quản lý chất lượng.

Bộ yêu cầu các Sở Thủy sản phải thực hiện công bố chất lượng tôm giống theo quy định về công bố chất lượng hàng hóa; tăng cường công tác xúc tiến thương mại tôm giống; đồng thời thông báo nhu cầu, phân phối số lượng giống hợp đồng cho từng cơ sở để sản xuất giống có kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sản xuất như tôm bố mẹ, dụng cụ và vốn.

Hiện ngành Thủy sản đang khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các khu sản xuất giống tập trung để nhanh chóng đưa vào hoạt động sản xuất phục vụ cho nhu cầu. Các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cũng tăng cường hơn công tác dịch vụ công để đáp ứng yêu cầu kiểm dịch các mẫu giống cho người sản xuất giống và người mua giống.

Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia và các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cần tìm kiếm các đối tác quốc tế để tìm nguồn nhập khẩu tôm bố mẹ chất lượng tốt cho các địa phương./.


Trần Văn Hùng: Nuôi cá như nuôi con

Nguồn tin: TBKTSG, 17/2/2006
Ngày cập nhật: 20/2/2006

Khác với dáng vẻ bảnh bao của một “đại gia” thường ngược xuôi khắp vùng ĐBSCL trên chiếc ôtô Camry đời mới, ông Trần Văn Hùng, lém nắng, lém gió, cởi mở kể chuyện 13 năm nuôi cá tra, và chuyện thử sức trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu mới đây.

13 năm bất bại

Rảo bước bên đầm cá mênh mông rộng trên 20.000 mét vuông trên cồn Tô Châu, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, ông Hùng nói đây không chỉ là “đầm cá vàng”, mà còn là nơi đánh dấu bước khởi đầu đầy khát khao của tay săn bắt cá trên sông nghèo khó như ông.

Từ sông lên bờ năm 1991, vốn liếng hầu như chỉ có ý chí làm giàu và vốn hiểu biết về con cá, ông đã bạo gan mướn lại đầm nuôi cá gần như bỏ hoang của các chủ nuôi trước. “Khi mới tới đây, ai cũng nói trước sau gì tôi cũng “thua chạy mất dép” như mấy người trước, nhưng tôi không nghĩ vậy”, ông Hùng nhớ lại. Vụ cá đầu tiên vào năm 1992 ông trúng với 200 tấn, sang năm 1993 trúng tiếp 300 tấn cá ba sa, cá he, cá hú. Nhiều người từng cảnh báo, thương hại ông phải xuýt xoa thán phục.

Học hỏi kinh nghiệm của nhiều “đại gia” trong nghề, chẳng bao lâu sau, từ cách nuôi riêng lẻ theo từng ao, ông mở rộng sang nuôi đăng quầng (bao ví, rào chắn nhánh sông nhỏ, bãi bồi thành đầm nuôi tận dụng nguồn nước sông tự nhiên). Với cách nuôi mới, cộng với kinh nghiệm tích lũy được, ông tiếp tục làm mọi người ngạc nhiên với lượng cá thu hoạch lên 1.000 tấn vào năm 1995. Hai năm sau, ông làm tiếp một cuộc thay đổi lớn, đó là chuyển hẳn sang nuôi cá tra xuất khẩu. Diện tích, sản lượng cứ phát triển dần, đến năm 2004 ông sở hữu trong tay gần 30 héc ta đất nuôi cá thịt và cá giống theo mô hình khép kín và đạt sản lượng 10.000 tấn trong năm 2004. Nhưng 10.000 tấn cá/năm cũng chưa làm ông dừng lại, năm 2005 ông tậu thêm 5 héc ta đất, nâng tổng diện tích nuôi cá lên 35 héc ta gồm trên 30 điểm nuôi nằm ở ba huyện Tam Nông, Hồng Ngự và Thanh Bình, sản lượng đạt khoảng 13.000 tấn.

“Nuôi cá như mẹ hiền nuôi con”

Có nghề, có tâm huyết và biết cách nuôi- ông Hùng nói như vậy về bí quyết thành công.

Hồi đó, qua tìm hiểu, ông phát hiện một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bát liên miên của các chủ nuôi trước kia chính là khâu cải tạo đầm nuôi, nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt là việc quản lý, chăm sóc quá lỏng lẻo. Ông bảo “nuôi cá giống như mẹ hiền nuôi con, nghĩa là phải cùng ăn cùng ngủ với nó để phát hiện những phản ứng bất thường của cá do thức ăn và bệnh tật, để có cách khắc phục kịp thời”.

Ông Hùng tuyển chọn 300 nhân công, bao ăn bao ở, lợi nhuận ăn chia thỏa đáng để mọi người cùng phấn đấu làm việc.

Nhờ tổ chức chặt chẽ, độ rủi ro và tỷ lệ hao hụt của cá từ nuôi đến thu hoạch rất thấp, sản lượng tăng đều mỗi năm. Bên cạnh đó, việc giảm giá thành nhờ chuyển từ khâu mua thức ăn công nghiệp sang tự chế biến đã giúp ông thu được lợi nhuận khá cao, đối đầu được trước những sự cố thị trường như khủng hoảng thừa cá, tranh chấp thương mại… Ông dẫn chứng “thức ăn cho cá do tôi tự sản xuất giảm từ 1.000 - 1.500 đồng/ki lô gam so với thức ăn mua từ các công ty khác, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng cá thịt trắng, tỷ lệ phi lê cao theo yêu cầu của nhà chế biến”.

Bước ngoặt mới

Ông Hùng cho biết, Nhà máy Chế biến cá Toàn Phát, công suất 60 tấn nguyên liệu/ngày, của ông và một người bạn vừa chính thức hoạt động vào đầu tháng 11-2005. Thế nhưng, bước đột phá, chuyển từ người nuôi cá sang nhà chế biến mang dấu ấn của ông chính là nhà máy thứ hai tại huyện Thanh Bình, dự kiến có vốn đầu tư vài chục tỉ đồng. Với việc nhảy vào lĩnh vực chế biến, coi như ông đặt tay đến công đoạn cuối của dây chuyền sản xuất khép kín từ nuôi đến chế biến, xuất khẩu, mà rất ít người vươn tới được. Và tuy chưa “mỏi gối chồn chân” ở tuổi gần 50, nhưng ông đã nghĩ đến những bước đi lâu dài cho nghề cá của gia đình. Ông truyền nghề cho hai người con trai và tạo điều kiện cho họ được học hành bài bản về cách tổ chức, quản lý doanh nghiệp khi nhà máy thứ hai đi vào hoạt động trong năm nay.

Ông ngẫm nghĩ khi cả ba đời (cả đời cha của ông) làm một nghề trên cùng dòng sông, thì phải có sự tiếp nối và nâng cao, như thế mới tròn trịa!

Ông Trần Văn Hùng: Qua tìm hiểu, tôi phát hiện một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bát liên miên của các chủ nuôi trước kia chính là khâu cải tạo đầm nuôi, nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt là việc quản lý, chăm sóc quá lỏng lẻo.

Phan Văn Kiệt


Sẽ có trung tâm sản xuất giống cá nước ngọt cấp 1

Nguồn tin: BBD, 19/2/2006
Ngày cập nhật: 20/2/2006

Trong năm 2006 này, Trạm thực nghiệm Cá giống Mỹ Châu thuộc Trung tâm Khuyến ngư & ƯDTBKT Bình Định (ở xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ) sẽ được Bộ Thủy sản đầu tư hơn 3 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: Nuôi và lưu giữ nguồn gen bản địa; và thực nghiệm các chương trình giống của nhà nước. Ông Võ Đình Tâm - Giám đốc Trung tâm cho biết, mục tiêu của Bộ Thủy sản là dần dần nâng cấp Trạm thành một trung tâm sản xuất giống cá nước ngọt cấp 1 cung cấp cho cả khu vực miền Trung, với năng lực sản xuất mỗi năm 100 triệu con cá bột và 10 triệu con cá giống chất lượng cao.

Được biết năm 2005 Bộ đã đầu tư cho Trạm hơn 2 tỷ đồng.

Hưng Thịnh

 


Cá cảnh lên núi

Nguồn tin: BBD, 17/2/ 2006
Ngày cập nhật: 20/2/2006

 


Tôm hùm giống chết hàng loạt

Nguồn tin: BPY, 17/2/2006
Ngày cập nhật: 19/2/2006

Tôm hùm giống vừa thả ươm từ đầu vụ (khoảng 3 tuần nay) tại các vùng nuôi tôm hùm trọng điểm như Xuân Phương, Xuân Thịnh và thị trấn Sông Cầu (huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) đã bị chết hàng loạt. Theo những người nuôi tôm có kinh nghiệm của địa phương, đây là điều hy hữu sau hơn chục năm họ nuôi tôm hùm ở các địa phương này. Theo ghi nhận của Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III (Bộ Thủy sản), tại Sông Cầu, tỉ lệ tôm chết sau thời gian 15-20 ngày thả ươm là trên 50%, một số lồng tôm chết từ 70-80 %, thậm chí 90%.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy - Trưởng nhóm nghiên cứu hiện tượng tôm hùm chết tại Sông Cầu, cho biết: Hầu hết tôm ươm bị chết là tôm giống do bà con mua trôi nổi từ các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Vì hiện tại chưa có kết luận chính xác về tình trạng tôm hùm chết trong thời gian qua, nên nhóm nghiên cứu khuyên bà con không nên mua tôm giống không rõ nguồn gốc.

LÊ BIẾT - BT KHƯƠNG

 


"Hùm giống" về xóm biển

Nguồn tin: TN, 17/02/2006
Ngày cập nhật: 19/2/2006

Tôm hùm giống bỗng về nhiều, giá lại cao làm cho những ngư dân Bình Định say mê bám biển, thậm chí ăn Tết luôn trên thuyền. Có những ngư dân chỉ sau một đêm săn "hùm giống" đã trở thành triệu phú...

Chợ tôm bên đường

Mới tan sương sớm, con đường đèo Vĩnh Hội từ Cát Tiến sang Cát Hải (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã sôi động cảnh kẻ bán, người mua tấp nập. Những chủ thuyền vừa kết thúc một ngày bắt tôm hùm giống, toòng teng chiếc thùng xốp từ dưới bãi đậu ghe đi lên. Những phụ nữ ngồi đợi sẵn với chiếc thùng xốp, chờ mua những con tôm hùm giống vừa được các ngư dân thức đêm đánh bắt, kích thước chỉ nhỉnh hơn chiếc tăm tí xíu. Chợ tôm hùm giống đã hình thành và tồn tại từ 3 - 4 năm nay trên tuyến đường ven biển này.

Thuyền anh Phạm Thành Được sáng nay bắt được 13 con tôm sao và 17 con tôm xanh. Chị Hoa, một thương lái, sau khi định giá những con tôm xanh lập tức bấm máy tính nhoay nhoáy, mở túi đưa tiền ngay. Những con tôm sao thì chỉ được định giá, tiền chưa vội trả. Chị Hoa giải thích: "Hùm xanh tụi tui trả tiền liền để chủ thuyền chia cho bạn (người đi góp công chia phần) ngay. Còn hùm sao chỉ sau khi bán rồi chúng tôi mới giao tiền. Thông lệ là vậy". Thấy tôi nhìn mãi mà chẳng thấy những chú tôm con đang ngo ngoe trong nước, chị Thanh - một thương lái khác - liền đưa cả chiếc thùng xốp mà một ngư dân vừa đem lên bờ, "dí" tận mắt tôi. Hơn chục con tôm trong veo như tan trong nước, chỉ có thể phát hiện được nhờ chấm đen trên cặp râu. Mấy con tôm chưa đầy một vốc tay ấy vậy mà có giá gần triệu bạc. "Con nào cũng giống con nào, mà sao có con mua một trăm mấy, lại có con mua chỉ mấy chục ngàn đồng?"- tôi thắc mắc. Chị Thanh giải thích: "Chú không ở trong nghề nên không rành, chớ thiệt ra, hùm giống có tới hai loại: hùm sao và hùm xanh. Con sao râu có màu trắng đục hơn, cọng râu dày hơn. Còn con xanh râu mỏng và trong hơn". Khác nhau tí xíu vậy, nhưng tôm xanh giá chỉ bằng 1/4 tôm sao. Hiện tại, tôm sao được mua với giá 125.000 đ/con, nhưng tôm xanh thì chỉ vài ba chục ngàn. "Nghe nói hùm sao nuôi lớn, giá hơn triệu đồng/kg, còn hùm xanh thì chỉ khoảng 600.000 đ/kg. Nói thì nói vậy chứ ngư dân và những người như tụi tui thì có đời nào được nếm thử loại cao lương mỹ vị này!"- chị Thanh chép miệng.

Chợ tôm hùm giống nhóm họp từ khi tuyến đường Cát Tiến - Đề Gi được mở ra cùng với sự nở rộ của nghề bắt tôm hùm giống dọc theo các xã Cát Hải, Cát Tiến. Chợ chỉ họp trong mùa tôm hùm giống, khoảng từ tháng 11 âm lịch đến khoảng tháng 3 âm lịch hằng năm. Thương lái ở đây chủ yếu là người thôn Trung Lương, số ít là người Quy Nhơn. Chị Hoa giải thích: "Đâu phải tự nhiên mà xách giỏ đến đây mua đâu. Tụi tui phải "đầu tư" vốn trước cho các thuyền, mỗi thuyền dăm, bảy triệu rồi mới thu mua và trả dần. Nói thật là mỗi con tôm thu mua ở đây, xong rồi phóng xe máy về cửa Hàm Tử (Quy Nhơn) hay vào tận Xuân Hải (Phú Yên) bán lại, cũng chỉ lãi 1.000đ đến 2.000 đ/con. Nếu gặp may bán trực tiếp cho các hộ nuôi thì lời thêm được 1.000 đ/con". Mỗi thương lái, vào những ngày rộ, mua cả trên ngàn con mỗi ngày, lời cũng trên vài trăm ngàn, nhiều đến cả triệu đồng.

Niềm vui

Theo chân anh Được, chúng tôi rẽ vào làng Trung Lương. Cả ngôi làng dường như vẫn còn chộn rộn không khí xuân. "Cả Tết rồi, ngư dân tụi tui nằm hẳn ngoài biển nên rằm tháng giêng mới là dịp để cho cánh thanh niên vui chơi một chút"- một người làng giải thích. Dẫu vậy, theo như anh Trần Ngọc Trung, một người dân ở đây, thì cái Tết vừa rồi cũng là cái Tết xôm tụ nhất. Nhiều nhà cuối năm mua sắm những vật dụng đắt tiền. Anh Trung vốn là dân chuyên đi bạn câu mực mới về tháng 10 âm lịch. 29 Tết, gặp lúc các thuyền bắt tôm hùm giống khan bạn, anh đi theo hơn chục ngày, được chia gần 3 triệu đồng. Còn người anh của anh, làm bạn từ đầu mùa, Tết này được chia gần 15 triệu.

Ngư dân khấm khá nhờ tôm. Chúng tôi cảm nhận được điều đó khi đi từ Cát Tiến qua Cát Hải (Phù Cát); cả Nhơn Hải, Nhơn Lý, rồi Bãi Xép (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn). Ông Trần Kim Khánh, cán bộ phụ trách Văn phòng UBND xã Nhơn Hải, cho biết: "Chỉ từ đầu tháng 1.2006 đến nay, toàn xã đã bắt được từ 75.000 đến 80.000 con, tương đương với sản lượng của cả năm 2005". Còn ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Lý phấn khởi: "Vụ tôm năm nay trúng đậm hơn bao giờ hết. Đến nay, lượng tôm hùm giống toàn xã bắt đã trên 90.000 con, tăng gấp đôi so với mọi năm. Nhiều ngư dân nói đây là mùa biển xuất hiện tôm hùm giống nhiều nhất từ trước tới giờ. Và cũng bởi vậy mà chưa có cái Tết nào ngư dân phấn khởi như cái Tết năm rồi".

Thêm một may mắn nữa của ngư dân là giá tôm giống năm nay cao hơn mọi năm. Trước đây, giá tôm cao nhất chỉ khoảng 70.000 đ/con. Năm 2005, giá lên hơn 110.000 đ/con còn vào giữa tháng chạp vừa rồi, giá tôm lên trên 160.000 đ/con. Và đến thời điểm chúng tôi viết bài này, giá tôm tuy đã hạ nhưng vẫn dao động ở mức 120.000-130.000 đ/con. Huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cũng có hàng ngàn ngư dân bắt tôm hùm giống. Bình quân một thuyền có thể bắt tới cả trăm con tôm hùm giống mỗi đêm. Vui thời thật vui với những ngư dân, nhưng chúng tôi vẫn không khỏi lo lắng về cách khai thác tôm giống ngoài tự nhiên như thế, liệu nguồn thủy sản quý ấy sẽ sớm cạn kiệt?

Và chuyện những "triệu phú một đêm"

Anh Ngô Công Đạt (thôn Tân Thắng, xã Cát Hải) tuổi mới 30 nhưng được những người trong làng giới thiệu là một trong những người gặt hái lớn trong mùa tôm năm nay. Chúng tôi đến nhà anh Đạt đúng vào dịp các "bạn" họp lại để chia "tổn" (tiền công). Ghe của anh Đạt có 5 người, ngoài ba anh em trong nhà còn có thêm hai "bạn" cũng là những người quen biết. Không giấu niềm phấn khởi trước mùa biển "no", anh Đạt cười sảng khoái: "Đêm giao thừa, bọn tui đánh được 214 con - cao nhất trong đời đi biển của tui". Với thời giá lúc ấy là 126.000 đ/con, tính ra anh Đạt thu được khoảng 27 triệu đồng. Nguyễn Thanh Binh, 22 tuổi, đi "bạn" mùa này cùng với anh Đạt, được chia gần 20 triệu đồng. "Ba má em mừng lắm! Cả đời em chưa bao giờ cầm được số tiền lớn như thế"- Binh nói. Ở xã Nhơn Hải, ngư dân Nguyễn Xuân Bá có đêm bắt được 700-800 con, lại trong thời điểm giá thu mua khoảng 140.000 đ/con nên thu được gần cả trăm triệu. Ở xã Nhơn Lý, ngư dân kháo nhau có thuyền anh Phạm Nhẫn làm lưới bủa bắt được gần 2.000 con trong vụ này.

Một chủ ghe kể: "Mấy năm nay, chẳng năm nào tôi được ăn Tết ở nhà cùng gia đình. Năm nay, cứ nằm ngoài biển liên tục. Ghe đậu trúng chỗ tôm nhiều thì neo lại đánh tiếp. Hàng trăm ghe làm tôm, ghe này đi thì ghe khác thế chỗ ngay. Thành ra, ít ai dám bỏ biển. Ai muốn về hay muốn đưa tôm vào bờ thì chỉ có nước đi ké ghe bạn. Chưa có năm nào tôm hùm giống về nhiều như năm nay, hỏi ai mà không ráng!...".

Viết Thọ - Thu Hà


Bắc Ninh: Đưa hơn 4.360 ha diện tích mặt nước vào nuôi trồng thuỷ sản

Nguồn tin: Nhân dân, 17/2/2006
Ngày cập nhật: 19/2/2006

Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã đưa diện tích mặt nước hơn 4.360 ha vào nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có nhiều loại giống mới như cá chim trắng, tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính… đạt giá trị thu nhập tăng bình quân từ gấp rưỡi đến gấp hai, ba lần so với trước.

 


Việt Nam được xuất khẩu 24.000 con cá sấu

Nguồn tin: TT, 17/2/2006
Ngày cập nhật: 19/2/2006

 


Uni President xây thêm nhà máy ở Tiền Giang

Nguồn tin: TTXVN, 17/2/2006
Ngày cập nhật: 19/2/2006

Ông Cheng Wen Chin, Tổng giám đốc Uni President, cho biết công ty đang xây thêm nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản tại Tiền Giang và dự kiến nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 6 tới.

Uni President là công ty 100% vốn của Đài Loan chuyên sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thuỷ sản, mì ăn liền, nước giải khát. Tốc độ tăng trưởng bình quân của công ty đạt từ 30-40%/năm.

Năm 2005, doanh thu của Uni President đạt 110 triệu USD, tăng 38% so với năm 2004./.


Afiex cam kết tiêu thụ hết lượng cá sạch

Nguồn tin: TTXVN, 17/02/2006
Ngày cập nhật: 18/2/2006

 


Đưa khoa học - kỹ thuật đến nông dân nuôi tôm Cà Mau

Nguồn tin: ND, 16/2/2006
Ngày cập nhật: 18/2/2006

Chính khoa học - kỹ thuật (KHKT) đã làm bật dậy các vùng sinh thái đa dạng của Cà Mau. Với nhiều cách làm phong phú, đa dạng như tổ chức các lớp tập huấn, "lớp học tại hiện trường", tăng cường hỏi đáp, trao đổi trực tiếp với nông dân... đã tạo bước chuyển mạnh mẽ về nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau.

Những mô hình sản xuất hiệu quả cao

Con đường về ấp Tân Hồng, xã Tạ An Khương Nam của huyện vùng sâu Ðầm Dơi, Cà Mau vừa được bê-tông hóa chưa lâu. Ðời sống kinh tế khá lên, nhà nào cũng tường xây, có đầy đủ phương tiện nghe nhìn, xe máy, xuồng máy... Người dân ở đây vui mừng, rộng lòng đóng góp tiền, công sức để làm nên những con đường làng, ngõ xóm khang trang; kéo điện lưới về phục vụ sản xuất, sinh hoạt tạo diện mạo mới của vùng quê nghèo.

Chi hội trưởng nông dân kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Cánh đồng 50 triệu" Nguyễn Minh Thắng, nhớ lại: sau khi chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm vào năm 2000, Tân Hồng thành lập tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản số 1 với 46 tổ viên tham gia. Ðể thành lập được tổ hợp, anh Thắng phải dày công đến từng hộ thuyết phục, động viên, cách góp vốn, lập kế hoạch sản xuất chi tiết, trong đó khẳng định sự cần thiết của việc áp dụng KHKT đối với nuôi tôm và trồng lúa. Ðể tạo dựng lòng tin, ban chủ nhiệm "mời các thầy" từ các trung tâm khuyến ngư - nông của tỉnh, huyện về tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT như việc lấy nước, xổ nước thảy, lựa chọn, thả con giống, xử lý dịch bệnh, môi trường, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt thông tin thị trường... Từ đó, tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản số 1 ấp Tân Hồng đã trở nên rất thiết thực với mọi người, thu hút hơn 180 hộ nông dân tham gia, là nơi để bà con trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, hạn chế những rủi ro, thiệt hại trong sản xuất.

Thành công trong việc đưa tiến bộ KHKT đã giúp nông dân ở đây nuôi trồng thủy sản đa canh với nhiều mô hình: tôm - lúa, chuyên tôm hoặc nuôi tôm kết hợp các loài thủy sản có giá trị khác, làm tăng năng suất, tăng thu nhập đáng kể. Tuy thu nhập chưa đồng đều, nhưng hiện nay Tổ hợp tác không còn hộ nghèo, hộ khá giàu tăng lên và có gần trăm hộ vươn lên đạt "tiêu chí" cánh đồng 50 triệu/ha/năm trong vụ sản xuất năm 2005.

Sau năm năm chuyển đổi sản xuất, đến nay, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Cà Mau lên đến hơn 278,2 nghìn ha, trong đó có 250 nghìn ha nuôi tôm, với hơn 200 nghìn hộ sống bằng nghề nuôi tôm. Với diện tích nuôi tôm công nghiệp hiện có 1.084 ha, các loại hình nuôi tôm chủ yếu của Cà Mau vẫn là nuôi quảng canh kết hợp tôm - lúa, tôm - rừng, tôm - vườn... Trong ba năm đầu chuyển đổi sản xuất, nông dân Cà Mau chỉ nuôi độc canh con tôm, năng suất và hiệu quả thấp, đời sống số đông nông hộ rất khó khăn. Nguyên nhân là do nuôi theo kiểu phong trào, chưa quan tâm, chú trọng việc đưa tiến bộ KHKT vào canh tác, nhất là về thủy lợi, con giống, phòng, chống dịch bệnh, môi trường không được triển khai cùng lúc dẫn đến năng suất, sản lượng tôm nuôi của Cà Mau trong những năm đầu chỉ đạt ở mức 50 - 60 nghìn tấn/năm. Ðánh giá đúng những khó khăn, Cà Mau tìm ra cách làm bài bản, khẳng định việc đưa tiến bộ KHKT đến với nông dân nuôi tôm phải là khâu đột phá. Bằng nhiều cách làm khác nhau, Cà Mau tăng cường công tác khuyến ngư, khuyến nông, hình thành các tổ, câu lạc bộ, chi hội đến tận cơ sở; cùng với cán bộ, kỹ sư chuyên ngành, trong đó các tổ chức đoàn thể nông dân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh vừa làm, vừa phổ biến kiến thức đến với nông dân các vùng chuyển đổi sản xuất. Nhờ đó, nông dân ở Cà Mau ngày càng hiểu biết, sáng tạo hơn trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào nuôi trồng thủy sản, kết hợp xây dựng nhiều mô hình nuôi thủy sản có giá trị kinh tế trên cùng diện tích như tôm, cá chẽm, cá mú, sò huyết... Việc nuôi đa con, trong trường hợp con tôm bị dịch bệnh chết thường xuyên vẫn còn lại các loài thủy sản khác thay thế là kinh nghiệm đắt giá mà các nhà khoa học và nông dân Cà Mau rút ra sau nhiều năm chuyển dịch thành công lẫn thất bại.

Anh Ðoàn Văn Túc ở thị trấn sông Ông Ðốc, huyện Trần Văn Thời nhớ lại: Gia đình anh bắt đầu nuôi thủy sản từ năm 1997, sau nhiều năm thất bại, có lúc gần như kiệt quệ nhưng anh vẫn không nản lòng, anh đi làm công, học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi và bắt tay vào nuôi tôm công nghiệp, sản xuất con giống... Giờ đây anh Túc đã trở thành tỷ phú ở tuổi 39 với gia sản 14 ha đất nuôi tôm, 15 trại sản xuất, ương giống và gần 20 cửa hàng, điểm giao dịch mua bán tôm giống trong, ngoài tỉnh với vốn đầu tư nhiều tỷ đồng. Trong hai năm vừa qua, gia đình anh Túc sản xuất gần 400 triệu con giống cung ứng cho thị trường, đạt doanh thu hơn 5 tỷ đồng. Nói về công việc của mình, anh Ðoàn Văn Túc, bộc bạch: "nếu không áp dụng KHKT vào sản xuất thì tôi khó có thể vực dậy cơ nghiệp của mình và trụ vững đến ngày nay".

Tạo bước đột phá từ KHKT

Phát huy tốt vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, năm năm qua, thủy sản Cà Mau tăng bình quân 14,88%/năm. Năm 2005, sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt hơn 120,2 nghìn tấn, trong đó có khoảng 100 nghìn tấn tôm nuôi; kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị hơn 510 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, diện tích ở các vùng nuôi ổn định dần, tiếp tục phát triển tốt, năng suất bình quân đạt gần 340 kg/ha. Thông qua việc áp dụng KHKT đã tạo nên bước chuyển ở các vùng sinh thái đa dạng của Cà Mau và ngày càng xuất hiện nhiều vùng trọng điểm, mô hình sản xuất ngư - nông nghiệp hiệu quả.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi đã bộc lộ nhiều yếu kém mà Cà Mau cần phải tháo gỡ. Ðó là việc nuôi trồng thủy sản tự phát, hệ thống thủy lợi, phương tiện kiểm dịch con giống, kiểm soát môi trường, dịch bệnh còn nhiều hạn chế, trong khi đội ngũ cán bộ, kỹ sư có tay nghề làm công tác khuyến ngư - nông lại thiếu. Về hệ thống thủy lợi, trước đây Cà Mau đã đầu tư khá lớn và chỉ phát huy hiệu quả trong điều kiện trồng lúa; nay chuyển sang nuôi tôm cần phải tiếp tục được đầu tư nâng cấp, nhất là mạng lưới thủy nông nội đồng quá mỏng không đủ sức cấp thoát nước cho nuôi tôm. Từ đó, gây khó khăn cho nuôi trồng thủy sản, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, dịch bệnh diễn ra liên tục, một bộ phận nhân dân đời sống vẫn rất khó khăn.

Mặt khác, quá trình chuyển đổi cũng làm phát sinh thêm nhiều mâu thuẫn giữa những người có điều kiện sản xuất thuận lợi và những người gặp khó khăn trong sản xuất do thiếu nước, giống, kỹ thuật, vốn... cho nên kết quả nuôi trồng thủy sản không đồng đều; bên cạnh một số hộ đạt hiệu quả cao cũng còn nhiều hộ đạt thấp và thua lỗ triền miên.

Ðể tháo gỡ khó khăn này, cùng với việc triển khai phương án, dự án sản xuất cho từng vùng, tiểu vùng, xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng về thủy lợi, trạm trại giống... Cà Mau đã có những nỗ lực lớn đưa tiến bộ KHKT kịp thời đến với người nông dân, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong sản xuất.

Giám đốc Trung tâm khuyến ngư Cà Mau Nguyễn Trung Chánh cho biết: với kinh nghiệm, kiến thức sẵn có khi còn trồng lúa, nay chuyển sang nuôi tôm, nông dân Cà Mau tiếp thụ rất nhanh, áp dụng khá tốt những tiến bộ KHKT vào nghề nuôi tôm. Từ đó, nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình nuôi, đối tượng nuôi gắn với chọn lựa con giống, xử lý nguồn nước, dịch bệnh, bảo vệ môi trường và đã khắc phục được yếu tố tự phát, độc canh, từng bước phát triển bền vững. Ngay từ khi mới bắt tay vào chuyển đổi sản xuất, Cà Mau tích cực chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân bằng nhiều biện pháp như triển khai trực tiếp, lồng ghép với nhiều cuộc họp từ tỉnh đến cơ sở hoặc qua các kênh thông tin như báo chí, phát thanh, truyền hình... Thời gian qua đã tổ chức hàng nghìn lớp tập huấn khuyến ngư - nông kết hợp và hàng trăm cuộc hội thảo đầu bờ, trình diễn kỹ thuật với hơn 100 nghìn lượt nông dân tham dự, trong đó có hàng nghìn người trở thành báo cáo viên trực tiếp và thường xuyên phổ biến kiến thức đến người sản xuất. Gần đây, công tác khuyến ngư - nông, chuyển giao KHKT được cải tiến một bước đáng kể cả về phương pháp hướng dẫn và nội dung tập huấn. Các cán bộ, kỹ sư làm công tác này đã kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành ngay trong từng bài giảng. Tăng cường giải thích, hỏi đáp, trao đổi trực tiếp với nông dân và tùy theo từng địa bàn, từng mùa vụ mà thay đổi nội dung tập huấn cho phù hợp. Ngoài ra, còn phân phát, hỗ trợ miễn phí hàng chục nghìn tài liệu, chuyển giao KHKT nuôi tôm phục vụ nông dân các vùng chuyển đổi sản xuất.

Trước tình hình ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tôm chết diễn ra liên tiếp như hiện nay, thì công tác chuyển giao KHKT giúp người nuôi trồng tránh thiệt hại, rủi ro được xem là nhiệm vụ cấp bách đối với các ban, ngành, hữu trách ở Cà Mau hiện nay. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế thì việc chuyển giao KHKT ở đây vẫn còn chậm. Hiện toàn tỉnh còn một bộ phận khá đông người dân hiểu biết rất "mơ hồ" hoặc không có điều kiện tiếp cận, áp dụng KHKT vào ruộng tôm của mình và rất cần được hướng dẫn, trợ giúp. Chính điều này đã lý giải vì sao năng suất, sản lượng tôm nuôi của Cà Mau còn thấp dù diện tích nuôi rất lớn; chưa nâng cao được độ đồng đều trong thu hoạch mùa vụ giữa các nông hộ nuôi tôm. Cà Mau tiếp tục triển khai mạnh mẽ, rộng khắp công tác chuyển giao KHKT, nhất là các chương trình khuyến ngư thông qua các lớp tập huấn, lồng ghép với nhiều cuộc họp, các cuộc hội thảo đầu bờ, trình diễn mô hình sản xuất, các kênh thông tin báo, đài. Nhiều ý kiến của nông dân Cà Mau cho rằng: cần xây dựng, "mở nhiều lớp học tại hiện trường" và tập huấn cần tập trung chủ yếu vào bà con vùng sâu, ít nhất một hộ có một người được tập huấn với nội dung ngắn gọn dễ hiểu, ai làm cũng được, hạn chế tốn kém đi lại của bà con. Tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành tổ sản xuất từ 15 đến 20 hộ. Thông qua các tổ chức này hướng dẫn cho nông dân về kỹ thuật xây dựng ao đầm, lựa chọn con giống, xử lý nguồn nước, quản lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh trong điều kiện nuôi tôm quảng canh đang là phổ biến ở Cà Mau hiện nay. Phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản một tỷ USD, Cà Mau tiếp tục tạo bước chuyển mạnh mẽ từ công tác khuyến ngư - nông, chuyển giao KHKT đến với nông dân.

NGỌC QUÂN

 


Bình Định: Đưa nông dân đi học trồng rong sụn

Nguồn tin: BBD, 13/2/ 2006
Ngày cập nhật: 18/2/2006

Ông Trần Đình Tâm - Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư và chuyển giao TBKT tỉnh cho biết, trong tháng 2-2006 Trung tâm sẽ đưa khoảng 50 nông dân (mỗi huyện 5 - 10 người) vào huyện Sông Cầu (Phú Yên) và huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) học tập kinh nghiệm trồng rong sụn.

Trong năm 2005, mô hình trồng rong sụn thử nghiệm của một hộ gia đình ở xã Cát Khánh (Phù Cát) đã thu được những kết quả khá tốt. Trong năm nay, dự kiến Trung tâm sẽ tổ chức thả nuôi khoảng 10 tấn rong giống ở đầm Đề Gi.

Hưng Thịnh


Tháng Giêng nhộn nhịp nghề sản xuất thủy sản

Nguồn tin: Phu yen, 15/2/2006,
Ngày cập nhật: 17/2/2006

 


Thêm 3,5 tỉ đồng xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản đầm Ô Loan

Nguồn tin: Phu yen, 13/2/2006
Ngày cập nhật: 17/2/2006

Đến nay, dự án chỉnh trang và xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) đầm Ô Loan (huyện Tuy An) đã xây dựng cơ bản thông tuyến ba đường Tân Hòa, Tân An, Xóm Chiếu chạy quanh đầm dài trên 6km, với giá trị trên 1,2 tỉ đồng. Theo Sở Thủy sản Phú Yên, trong năm 2006 sẽ tiếp tục đầu tư 3,5 tỉ đồng xây dựng thêm hai tuyến đường Xóm Chiếu – Đồng Đức và Cầu Sắt (An Hiệp) - Đồng Đức, xây dựng bến cá Long Phú (xã An Cư); đồng thời tiếp tục hoàn thành các thủ tục để đền bù, giải tỏa từ 383ha ao đìa nuôi tôm xuống còn 260ha, nhằm đảm bảo môi trường để nuôi tôm bền vững kết hợp với tôn tạo thắng cảnh, phát triển du lịch trên đầm Ô Loan. Được biết, dự án xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản đầm Ô Loan có tổng vốn đầu tư trên 19 tỉ đồng, trong đó, vốn dân đóng góp khoảng 10 tỉ đồng.

NGUYÊN LƯU

 


Bến Tre xây dựng tính cộng đồng cao trong nuôi trồng và khai thác thủy sản

Nguồn tin: Ben Tre, 14/02/2006
Ngày cập nhật: 17/2/2006

Đó là đánh giá của Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc khi ông đến Bến Tre làm việc vào ngày 11-2. Bộ trưởng nói: So với nhiều tỉnh ở khu vực ĐBSCL, phong trào xây dựng Tổ hợp tác nuôi tôm tại Bến Tre có chiều sâu, huy động rộng rãi sức đầu tư, mang lại hiệu quả, nhờ đó diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh tại tỉnh đạt 6.500 ha (trong 32.718 ha nuôi tôm).

Ở lãnh vực đánh bắt xa bờ, năm 2005, giá dầu tăng 3 lần (tăng 2.600 đồng/lít) nhưng đội tàu 17 chiếc của Công ty Lâm Thủy sản xuất khẩu Bến Tre ra khơi vẫn có hiệu quả và đã hoàn tất vốn vay, là một mô hình “tổ chức đánh bắt xa bờ” mà cả nước cần trao đổi kinh nghiệm, vươn tới. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đánh giá cao về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tại địa phương (năm 2005 thu hút thêm 81 kỹ sư, nâng số kỹ thuật viên đại học, cao đẳng lên 300 người); sản xuất và chế biến thủy sản theo qui trình khép kín của Công ty Lâm Thủy sản xuất khẩu Bến Tre (vùng nguyên liệu của công ty gắn chặt với nhà máy chế biến Ba Lai); có quy hoạch nuôi thủy sản rõ ràng cho từng vùng nước mặn, lợ và ngọt.

Phan Lữ Hoàng Hà

 


Nghiên cứu giải pháp quản lý khai thác và bảo tồn các bãi nghêu tự nhiên Bến Tre

Nguồn tin: Ben Tre, 15/02/2006
Ngày cập nhật: 17/2/2006

Hiện nay, Bến Tre là tỉnh có diện tích nuôi nghêu lớn nhất ĐBSCL, với khoảng 4.000ha, sản lượng đạt trên 25.000 tấn/năm. Do nằm trong thềm lục địa thuận lợi và điều kiện thổ nhưỡng tốt, nên đã hình thành những bãi nghêu giống tự nhiên rộng lớn tại 3 huyện vùng biển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng hậu quả khai thác nghêu bừa bãi trong những năm trước đây, cùng với diễn biến bất lợi về thời tiết và môi trường, nguồn nghêu giống đã giảm đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt.

Trước thực trạng trên, theo kế hoạch trong 2 năm (2006 - 2007), ngành thủy sản Bến Tre sẽ tiến hành triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về đặc tính sinh học, môi trường và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của con nghêu tại các bãi nghêu trong tỉnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, khai thác nghêu một cách hợp lý và xây dựng đề án bảo tồn nguồn lợi thủy sản này.

Nguyễn Bảy

 


Bến Tre nhân rộng 54 trại sản xuất giống tôm sú nhân tạo

Nguồn tin: Ben Tre, 16/02/2006
Ngày cập nhật: 17/2/2006

Để đáp ứng nhu cầu tôm sú giống sạch bệnh cho người nuôi, năm 2001, Trung tâm khuyến ngư Bến Tre phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã thực hiện thành công mô hình thử nghiệm sản xuất giống tôm sú nhân tạo tại trại tôm Thới Thuận (Bình Đại).

Từ mô hình này, đến nay tỉnh đã nhân rộng ra 54 trại tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Nhờ áp dụng qui trình kỹ thuật tiên tiến, tôm bố mẹ được thuần dưỡng tốt, tỷ lệ ấu trùng chuyển sang Post rất cao, chất lượng tôm giống đồng đều, thích nghi tốt trong môi trường sinh thái ở Bến Tre do được sản xuất tại chỗ. Năm 2005, các trại giống này đã sản xuất và cung ứng cho người nuôi trong tỉnh trên 415 triệu Post, góp phần giải quyết nhu cầu tôm giống ngày càng tăng, hạn chế tình trạng di nhập tôm giống tràn lan không thông qua kiểm dịch, gây tổn thất rất lớn cho người nuôi.

Nguyễn Bảy


Khánh Hòa: Xuất khẩu thủy sản - Tiềm năng và thách thức

Nguồn tin: BKH, 16/02/2006
Ngày cập nhật: 16/2/2006

Khánh Hòa là tỉnh đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu thủy sản (KNXKTS) của cả nước sau Cà Mau, Sóc Trăng và Cần Thơ. Năm 2005, giá trị KNXKTS toàn tỉnh đạt 217 triệu USD, chiếm gần 65% tổng KNXK địa phương. Hiện Khánh Hòa được đánh giá là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh trong lĩnh vực thủy sản khi có tới 40 nhà máy chế biến đông lạnh tham gia XKTS. Tuy nhiên, do thiếu nguyên liệu chế biến, các doanh nghiệp tham gia XKTS đang gặp nhiều khó khăn khi đầu vào không ổn định.

Toàn tỉnh có 40 nhà máy chế biến thủy sản (CBTS) tham gia XK được Bộ Thủy sản cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành. Trong đó, có 22 nhà máy chế biến đông lạnh, 3 phân xưởng chế biến đồ hộp, 15 cơ sở CBTS khô, 5 nhà máy đông lạnh được cấp Code XK sang thị trường châu Âu. Trước năm 2000, hầu hết các doanh nghiệp (DN) tham gia XKTS đều gặp khó khăn do cơ sở vật chất nhỏ, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các sản phẩm của nhiều DN luôn luẩn quẩn không tìm được lối ra. Thời gian này, những sản phẩm chính chủ yếu được chế biến từ cá, mực, ghẹ… dưới dạng gia công, sản phẩm chế biến đa số còn ở dạng thô chưa qua tinh chế, chưa đủ điều kiện xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng như châu Âu, Mỹ… Chính vì thế, sản phẩm bán ra có giá trị XK và lợi nhuận không cao.

CHÂU AN KHÁNH

 


Bình Định: Một số địa phương trong tỉnh thả tôm giống trước lịch thời vụ

Nguồn tin: BBD, 16/2/2006
Ngày cập nhật: 16/2/2006

Theo Sở Thủy sản Bình Định, tại một số vùng nuôi tôm trong tỉnh, nhiều hộ đã thả giống sớm hơn so lịch thời vụ khoảng 1 tháng. Trong đó, huyện Hoài Nhơn 44ha; huyện Phù Mỹ 7ha; huyện Tuy Phước 9ha và Quy Nhơn 18ha…

Thời tiết ở Bình Định đang có nhiều diễn biến phức tạp. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, thời kỳ lạnh nhất có thể kéo dài đến tháng 3-2006 và theo đó là các đợt không khí lạnh tăng cường kèm theo lốc, tố và gió mạnh. Việc thả tôm giống trong điều kiện thời tiết không phù hợp là nguyên nhân gây ra dịch bệnh tôm và nguy cơ lây lan, ảnh hưởng xấu đến những vùng thả tôm đúng lịch thời vụ.

Theo lịch thời vụ nuôi tôm năm nay đã được ngành thủy sản tỉnh phổ biến, khuyến cáo và hướng dẫn, người nuôi tôm chỉ nên nuôi một vụ chính từ tháng 3 đến tháng 6. Riêng các vùng nuôi tôm trên cát ở 2 huyện Phù Cát, Phù Mỹ có thể nuôi 2 vụ trong năm.

Xuân Nguyên

 


Nghề sản xuất tôm giống sa sút: Hệ lụy của cách làm tự phát

Nguồn tin: BBD, 16/2/2006
Ngày cập nhật: 16/2/2006

Nghề sản xuất giống tôm sú ở Bình Định phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Thời hoàng kim là vào các năm 1999-2000. Năm 2000, trên địa bàn Bình Định có 245 trại sản xuất tôm giống, sản lượng lên đến 900 triệu tôm post/năm. Tuy nhiên, vài năm gần đây, nhiều trại sản xuất tôm giống lần lượt đóng cửa vì nhiều lý do.

* Qua rồi thời hoàng kim !

TP Quy Nhơn được xem là địa bàn tiên phong trong nghề sản xuất giống tôm sú. Sản phẩm được tiêu thụ mạnh, nhiều chủ cơ sở đã phất lên, tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất. Ông Lê Văn Điệp - một người ăn nên làm ra từ nghề sản xuất tôm giống ở phường Ghềnh Ráng (Quy Nhơn) - cho biết: Tôi bước vào nghề làm tôm giống từ năm 1999. Năm đầu mở trại, tuy sản xuất với quy mô nhỏ, công suất chỉ đạt 7 triệu tôm post/năm, nhưng đã lãi hơn 30 triệu đồng! Năm 2000 tôi mở thêm một trại mới, nâng công suất lên 15 triệu tôm post/năm. Khách hàng ngày một đông, tôm sản xuất ra không kịp bán, nhiều người đã phải đặt mua từ trước. Vậy mà bây giờ…". Ông Điệp bỏ lửng câu nói và sau đó là tiếng thở dài ảo não!

Theo số liệu của Sở Thủy sản, năm 1998, toàn tỉnh có hơn 150 trại sản xuất tôm giống, năm 1999 tăng lên 200 trại và năm 2000 là 245 trại. Điều đáng nói là nghề này lên nhanh và xuống cũng nhanh. Từ năm 2001 đến năm 2003 nhiều trại tôm giống chỉ còn sản xuất cầm chừng để chờ thời. Đến năm 2004, nhiều chủ cơ sở sản xuất tôm giống ở Bình Định thua lỗ nặng. Sang năm 2005, tình hình còn căng thẳng hơn, giá tôm giống đã giảm đến mức chóng mặt, dao động trong khung từ 10 đến 14 đồng/con, các chủ trại giống như ngồi trên đống lửa, số cơ sở sản xuất tự đóng cửa ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, sắp bước vào vụ nuôi tôm mới, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 64 trại sản xuất tôm giống. Các chủ cơ sở đều đang thăm dò tình hình giá cả thị trường để… "liệu cơm gắp mắm". Các trại triển khai sản xuất là trông chờ vào sự lên giá của con tôm giống khi vụ nuôi tôm năm nay đang khởi động. Tuy nhiên, từ thời điểm sau Tết đến nay giá tôm giống ở Bình Định vẫn không nhích lên được, nhiều trại đành phải xuất tôm với giá lỗ vốn.

* Đâu là nguyên nhân?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá tôm giống trong thời gian qua giảm xuống thấp là do cung đã vượt quá cầu. Phần lớn trại sản xuất tôm giống ở Bình Định trước kia sản xuất là để cung ứng cho các tỉnh bạn. Theo số liệu thống kê, năm 2000, lượng tôm giống sản xuất ra trên địa bàn Bình Định đạt 900 triệu tôm post, tuy nhiên có đến 60% trong số đó là xuất bán đi các tỉnh phía Nam. Hiện nay, các tỉnh này đã chủ động được nguồn con giống, nên lượng tôm xuất bán ra ngoài tỉnh đã giảm đáng kể. Năm 2005, lượng tôm giống xuất bán đi ngoài tỉnh chỉ khoảng 150 triệu tôm post, giảm 30% so với năm 2004. Theo các chủ trại sản xuất tôm giống, năm nay số lượng tôm giống xuất đi ngoài tỉnh sẽ còn thấp hơn. Mọi năm, thời điểm này đã có nhiều khách hàng ở Bạc Liêu, Sóc Trăng ra lấy tôm, nhưng nay thì không còn. Trong khi đó, nhu cầu tôm giống ở Bình Định cũng không còn lớn như trước, do tình trạng dịch tôm xảy ra triền miên, làm người nuôi hết vốn. Bên cạnh đó, do môi trường nuôi tôm ngày một suy thoái, ngành Thủy sản khuyến khích người nuôi tôm thả nuôi một vụ với mật độ thưa hoặc chuyển sang nuôi xen với các đối tượng khác để có hiệu quả kinh tế hơn là nuôi tôm thuần.

Ngoài ra, tình trạng tôm nuôi bị dịch bệnh triền miên trong một thời gian dài đã dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Nhiều người nuôi tôm đã không còn vốn để thả tôm, đành phải mua nợ hoặc mua những mẻ tôm giống rẻ tiền, chất lượng không tốt. Theo ông Trần Tiến, chủ trại sản xuất tôm giống ở Ghềnh Ráng, mỗi một đợt tôm, có khoảng 30% tôm sạch bệnh, nhưng cũng không bán được giá cao hơn số tôm chắc chắn có mang mầm bệnh. Điều này đã làm cho các chủ trại tôm như chúng tôi không quan tâm nhiều đến chất lượng tôm bố mẹ cũng như các khâu chăm sóc trong quá trình ươm giống. Bây giờ, trại nào sản xuất tôm giống mà có giá thành cao thì càng thua lỗ nặng, nên không ai dám đầu tư như ngày trước nữa".

Rõ ràng, nghề sản xuất tôm giống ở Bình Định hiện nay đã rơi vào tình cảnh khó khăn thật sự. Đây là hệ quả của cách làm ăn tự phát theo kiểu phong trào, thiếu sự tính toán đường dài và thiếu thông tin thị trường… Vấn đề cần giải quyết là làm gì để có nguồn giống tốt phục vụ yêu cầu nuôi tôm trong tỉnh.

Ngọc Thái

Hiện nay, để hạn chế tình trạng dịch tôm, ngành Thủy sản tỉnh có chủ trương triển khai nuôi tôm một vụ/năm, thả tôm với mật độ thưa, thời gian còn lại nuôi các đối tượng khác. Đối với những vùng có bệnh tôm xảy ra trên diện rộng, liên tiếp trong nhiều vụ, như Huỳnh Giảng, Cồn Chim (Tuy Phước), Nhơn Bình, Đống Đa (Quy Nhơn) Sở Thủy sản cũng khuyến cáo không nên tiếp tục nuôi tôm, chuyển sang hình thức nuôi tổng hợp hoặc nuôi các đối tượng khác như cá, giáp xác, nhuyễn thể, rong biển…

Bà Nguyễn Thị Liên - Chuyên viên nuôi trồng (Sở Thủy sản):

Nghề sản xuất tôm giống ở Bình Định hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian đến, nếu không có những giải pháp cụ thể, thiết thực, thì nghề này sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Để vực dậy nghề sản xuất tôm giống cũng như hạn chế những thiệt hại cho người sản xuất, ngành Thủy sản tỉnh đang chuẩn bị một số giải pháp như: tiến hành kiểm tra và quy hoạch lại hoạt động sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh; quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất của các trại tôm giống, từ cơ sở vật chất, môi trường nuôi đến tôm bố mẹ, tôm giống… Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh hoạt động nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho người nuôi tôm, từ đó sẽ kéo theo nghề nuôi tôm giống phát triển trở lại.


Nuôi cá kèo trong ao tôm sú công nghiệp lợi nhuận tăng thêm từ 10 - 20 triệu đồng/ha

Nguồn tin: Ben Tre, 16/02/2006
Ngày cập nhật: 16/2/2006

Được sự hỗ trợ của Trường Đại học Cần Thơ, Sở Thủy sản Bến Tre đã thực hiện thành công mô hình thử nghiệm nuôi thâm canh cá kèo trong ao nuôi tôm sú công nghiệp tại xã Thừa Đức (Bình Đại). Đây là mô hình mới, tận dụng diện tích mặt nước sau khi thu hoạch tôm sú thả nuôi cá kèo, vừa cải thiện môi trường đáy ao, vừa tăng thêm thu nhập cho nông hộ trên cùng đơn vị diện tích. Kết quả đã xác lập được qui trình kỹ thuật nuôi ở mật độ 10, 20 và 30 con/m2 . Chu kỳ nuôi khoảng 4 tháng, lợi nhuận tăng thêm từ 10 - 20 triệu đồng/ha. Hiện nay, mô hình này đang được nhân rộng tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.

Nguyễn Bảy


Đồng bằng Sông Cửu Long: Nhà máy chế biến thủy sản “đói” nguyên liệu

Nguồn tin: BCT, 16/2/2006
Ngày cập nhật: 16/2/2006

 


Afiex: thành lập hội nuôi cá sạch

Nguồn tin: Vasep, 15/2/2006
Ngày cập nhật: 16/2/2006

Công ty Afiex sẽ tiêu thụ hết lượng cá nuôi cho hội viên đạt tiêu chuẩn cá sạch với giá từ 13.000 đồng/kg trở lên (tùy vào giá cung ứng tại thời điểm của thị trường) trong năm 2006.

Nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản, sau 2 doanh nghiệp "đại gia" của An Giang về chế biến xuất khẩu thuỷ sản, đến nay công ty Afiex đã thành lập Hội nuôi cá sạch Afiex theo tiêu chuẩn SQF 1000. Công ty sẽ tổ chức cho 28 hộ nuôi cá tra, basa tại khu vực ĐBSCL tìm hiểu và học tập quy trình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn SQF 1000. Sau đó công ty sẽ nhờ một tổ chức của Thụy Sỹ đánh giá vùng nuôi của các hộ này và cấp giấy chứng nhận cho những hộ nuôi đạt yêu cầu.

Hội nuôi cá sạch đi vào hoạt động sẽ thông tin đầy đủ cho ngư dân về các chính sách khuyến ngư, thị trường, kỹ thuật nuôi, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến để có thể ứng dụng vào nghề nuôi cá tại địa phương.

Công ty Afiex sẽ tiêu thụ hết lượng cá nuôi cho hội viên đạt tiêu chuẩn cá sạch với giá từ 13.000 đồng/kg trở lên (tùy vào giá cung ứng tại thời điểm của thị trường) trong năm 2006.

Trong tháng đầu năm mới, công ty đã xuất khẩu 460 tấn cá tra, basa, đạt kim ngạch 1,2 triệu USD. Ngoài ra, công ty còn tiêu thụ 70 tấn cá tra basa tại thị truờng nội địa với các sản phẩm cá tra basa hàng giá trị gia tăng như canh khổ qua basa; súp basa, cải cuốn basa, lá dứa cuốn basa, basa xiên que...

(NTNT)

 


Nam Định: Thực hiện chương trình quản lý các cơ sở chuyên sản xuất giống thuỷ sản

Nguồn tin: Vasep, 15/2/2006
Ngày cập nhật: 16/2/2006

Tỉnh Nam Định đang thực hiện chương trình quản lý các cơ sở chuyên sản xuất giống thuỷ sản trên địa bàn. Theo đó, năm 2006, tỉnh yêu cầu 100% số trại sản xuất giống thuỷ sản nước mặn, lợ và 50% số trại sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt đăng ký thương hiệu và công bố chất lượng sản phẩm.

 


ĐBSCL: chế biến tôm... Ấn Độ, TQ

Nguồn tin: TT, 16/02/2006
Ngày cập nhật: 16/2/2006

 


Về Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) đi săn tôm hùm giống

Nguồn tin: SGGP, 15/2/2006
Ngày cập nhật: 16/2/2006

Sau những tháng mưa dầm gió bấc và triều cường dữ dội, biển trở lại sóng lặng, gió êm. Đó là thời điểm tháng chạp Âm lịch hàng năm. Lúc này, hàng trăm người dân ven biển huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) đổ xô đi săn tôm hùm giống.

Giăng bẫy tôm hùm

Tháng chạp ở vùng biển xã Tri Hải, con nước triều hạ để lộ bãi cát trắng mịn màng. Bảy tám thanh niên ngồi sát mép nước hút thuốc lá vặt. Quần áo họ sũng nước. Có người lạnh run lập cập, đôi môi nhợt nhạt. Anh Nguyễn Thái Khoa 30 tuổi nhà ở thôn Khánh Tường nói: Tụi em ngâm mình từ sớm tới giờ, lạnh chịu hết thấu rồi. Lên bờ nghỉ giải lao rồi xuống lặn tiếp. Tháng chạp là mùa rộ tôm hùm giống, ai cũng mong săn trúng 5-10 con để có chút đỉnh tiêu xài dịp cuối năm.

Mua bán tôm hùm giống trên bờ biển xã Tri Hải.

Chỉ tay về hướng mặt nước giăng mắc đầy bẫy tôm, anh Khoa phân bua: “Mấy năm trước ít người săn tôm nên anh em làm ăn cũng kha khá. Bây giờ có quá nhiều người bỏ bờ xuống biển săn tôm, người đông của khó. Ngư dân chuyên nghiệp thì lặn bắt tôm nằm sâu dưới đáy rạn hoặc đánh mành đèn. Còn dân bờ làm muối như tụi em nay xuống biển tạo ra quần thể san hô nhân tạo giăng bẫy bắt tôm. Đây là một cách làm ăn mới của người dân địa phương vì con tôm hùm giống có giá trị kinh tế rất cao. Giăng bẫy tuy thu nhập không bằng thợ lặn săn tôm hùm chuyên nghiệp nhưng cũng bảo đảm được cuộc sống gia đình ổn định”.

Theo hướng chỉ tay của anh Khoa, tôi nhìn thấy hàng ngàn chiếc cọc tua tủa phủ dày cả vùng biển giáp ranh hai xã Tri Hải và Nhơn Hải của huyện Ninh Hải. Giữa những chiếc cọc là hàng loạt dây cước treo những cục san hô to bằng nửa viên gạch táp-lô. Trên mỗi cục san hô được khoan 15- 20 lỗ sâu khoảng 3 phân tây.

Tôm hùm con theo nước triều lên tìm đến trú ngụ. Nhìn tổng thể, bẫy săn tôm hùm ven bờ được ngư dân giăng mắc như thể bố trận thiên la địa võng. Phía ngoài trận đồ san hô là vùng hoạt động của nghề bẫy tôm hùm giống bằng lưới mùng. Loại lưới này có mắt nhỏ như mùng tuyn được cột vào đá thả sâu xuống mặt nước để bẫy tôm hùm con lưu lạc. Người bơi thúng chai kéo lưới mùng, kẻ lặn ngụp trong trận đồ san hô tạo nên không khí lao động nhộn nhịp trên vùng biển trải vàng nắng sớm.

Niềm vui “trúng sao”

Từ phía biển có một người “đội nước” đứng lên. Anh lột kính lặn tiến đến gần bờ để lộ nụ cười tươi trên khuôn mặt tái nhợt. Nhóm thanh niên vội đứng phắt dậy hỏi:

- Có gì hông, Hay?

- Được một con sao màu!

Người thợ săn giơ chai nhựa trong suốt đựng con tôm hùm to bằng đầu đũa, dài khoảng hai phân tây đang ngo ngoe cặp râu như muốn thoát ra khỏi sự ngột ngạt. Tôi chợt nhìn thấy đôi bàn tay trắng bợt của anh hằn sâu những vết sẹo ngang dọc. Trên bàn tay phải có những vết thương chưa kịp lành da.

Nguyễn Hay - tên của người thợ vừa săn được con tôm hùm sao kể: Em đeo bám nghề săn tôm hùm đã gần mười năm. Do hàng ngày phải ngâm nước kéo bẫy san hô lên chà rong hà bám nên cả hai bàn tay đều trầy xước, rát lắm! Trước đây, mỗi tháng em kiếm được 3-4 triệu đồng. Nay có quá nhiều người làm nghề nên thu nhập giảm xuống chỉ còn khoảng 2 triệu đồng, vừa đủ chi tiêu cho gia đình ba miệng ăn. Tuy chim trời cá nước nhưng nghề săn tôm hùm dễ kiếm tiền. Mỗi tuần chỉ cần trúng 3-4 con sao là có 6-7 trăm ngàn bỏ túi.

Nguyễn Hay bước lên bờ đưa chai nhựa cho những người đang ngồi chờ thu mua tôm hùm giống. Con tôm hùm sao được nằm trên chiếc khay nhựa để định giá. Cuộc mặc cả diễn ra nhớp nhoáng, người thu mua móc túi đưa cho anh Hay 190.000 đồng. Con sao được thả vào chiếc xô nhựa có gắn máy bơm oxy chạy pin. Nguyễn Thị Thảo - tên người thu mua cho biết: Sáng nay, em mới mua được 5 con. Tôm hùm sao nằm giá 170-200 ngàn đồng. Còn tôm hùm xanh giá 60-70 ngàn đồng. Con tôm hùm giống đánh bắt từ vùng biển Ninh Hải được tụi em thu mua rồi chuyển ra Khánh Hòa, Phú Yên cung cấp cho các trại nuôi tôm hùm lồng.

Cả làng giảm nghèo nhờ săn tôm

Đến với làng biển Mỹ Hiệp thuộc xã Thanh Hải, chúng tôi gặp cả trăm người đang đi dọc bãi rạn san hô Hòn Đỏ. Họ là những người đi săn tôm hùm ngày. Tranh thủ lúc triều xuống, già trẻ kéo nhau ra biển săn tôm mắc cạn trong những gành đá.

Anh Diệp Nghĩa Hùng 45 tuổi, trưởng thôn Mỹ Hiệp giãi bày: Vùng biển Ninh Hải có nhiều bãi rạn san hô ít bị sóng đánh là môi trường lý tưởng cho con tôm hùm sinh sản từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch. Từ năm 1995 đến nay, bà con làng biển Mỹ Hiệp giảm nghèo nhờ nghề săn bắt tôm hùm giống. Toàn thôn có 110 hộ (756 nhân khẩu), trong đó có trên 95% số hộ chuyên nghề đi săn tôm hùm.

Vào mùa tôm rộ, trung bình mỗi đêm tối trời bà con săn bắt 300-500 con tôm hùm giống. Trong làng có 42 chiếc thuyền chuyên săn tôm bằng cách chong đèn lưới mành và trên 150 lao động lặn bắt tôm rạn san hô ở độ sâu 10-15 thước nước. Hiện nay, làng biển chuyên nghề săn bắt tôm hùm chỉ còn 10,9% hộ nghèo do già yếu, đông con. Năm 2000, số hộ nghèo ở thôn Mỹ Hiệp chiếm tới 18%. Bà con xây nhà, sắm xe máy, dựng vợ gả chồng cho con cái đều trông nhờ vào mùa khai thác con tôm hùm giống.

Anh Đỗ Văn Nhụy, 45 tuổi, một ngư dân có thâm niên trong nghề săn tôm đang chuẩn bị dầu đèn cho chuyến biển đêm, nói trong niềm vui: Gia đình tui có 3 cha con chèo chống trên chiếc thuyền máy 15 sức ngựa. Mỗi năm, nhờ có 5 tháng đánh bắt được con tôm hùm nên gia đình dư ăn dư mặc. Trung bình mỗi tháng trừ hết chi phí, gia đình tui còn có dư khoảng 10 triệu đồng. Hết mùa săn tôm hùm, tui quay sang đánh bắt cá nổi ven bờ.

Nghề săn tôm hùm hình thành tự phát đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều gia đình ngư dân. Tuy nhiên, thợ lặn tôm thường gặp nhiều bất trắc. Do ngậm ống hơi đội đèn ở dưới nước sâu lạnh lẽo cả đêm nên dễ bị kiệt sức. Có người bị vọp bẻ không trồi lên được phải giựt dây báo hiệu cho tài công cứu hộ. “Ngư dân mong muốn ngành thủy sản Ninh Thuận hướng dẫn về mặt kỹ thuật giúp bà con khai thác có hiệu quả và phòng tránh rủi ro trong nghề săn tôm hùm ở vùng biển địa phương”, Trưởng thôn Mỹ Hiệp kiến nghị.

Thái Sơn Ngọc

 


Huỳnh Giản trước vụ nuôi tôm mới: Lắm lo âu, nhiều trăn trở

Nguồn tin: BBD, 14/2/2006
Ngày cập nhật: 15/2/2006

 


Tôm sú bố mẹ rớt giá mạnh

Nguồn tin: BBD, 13/2/2006
Ngày cập nhật: 15/2/2006

Con tôm này chỉ có giá 800.000 đồng, 2 năm trước nó đáng giá đến 5 triệu đồng. Loại "xài được" hiện chỉ nằm ở mức bình quân 800.000 đồng/con; trong khi cùng kỳ 2 năm trước là 4 - 5 triệu đồng/ con. Rớt giá nặng nhất là tôm bố mẹ loại 1 (1,2 - 1,3 lạng/con) đã từng đạt mức 12 - 13 triệu đồng/con thì hiện nay chỉ còn bằng 1/10 so với trước - 1,2 - 1,3 triệu đồng/con.

Nguyên nhân của hiện tượng tôm sú bố mẹ rớt mạnh là do các trại sản xuất tôm giống trên địa bàn giảm mạnh, khiến cho cung vượt quá cầu, mặt khác còn do đầu ra của tôm post mấy năm trở lại đây gặp khó khăn do người nuôi tôm thua lỗ quá nặng.

Hưng Thịnh


Nghêu thương phẩm hút hàng

Nguồn tin: SGGP, 14/2/2006
Ngày cập nhật: 15/2/2006

Giá nghêu thương phẩm hiện lên cao ở mức chưa từng có: giá bán lẻ tại các chợ Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang khoảng 17.000-18.000 đồng/kg (nghêu vỏ); các nhà máy đông lạnh xuất khẩu mua vào 13.000-14.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ nguyên liệu để sản xuất.

Vài năm gần đây, con nghêu giống ở ven biển Bến Tre được các thương nhân chuyển ra tỉnh Thái Bình, Nam Định nuôi thử nghiệm, và phát triển tương đối tốt.

Với thuận lợi về giá, hiện nay, nghêu thu hoạch từ hai tỉnh trên đã chở ngược vào miền Nam bán cho các nhà máy chế biến nghêu đông lạnh xuất khẩu với giá 12-13 triệu đồng/tấn, dù phải chịu chi phí chuyên chở bằng xe 1 triệu đồng/tấn.

P.L.H.H.


Xây dựng 10 chương trình khuyến ngư trọng điểm

Nguồn tin: TTXVN, 14/2/2006
Ngày cập nhật: 15/2/2006

Trung tâm khuyến ngư quốc gia thuộc Bộ Thủy sản đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng 10 chương trình khuyến ngư trọng điểm giai đoạn 2006-2010 để trình Chính phủ phê duyệt.

Mười chương trình được đề xuất bao gồm khuyến khích phát triển nuôi tôm, thủy sản nước lợ, nhuyễn thể và rong biển, nuôi cá đò trên biển, phát triển cá tra, ba sa và cá rô phi, phát triển thủy sản nước ngọt, phát triển khai thác, cơ khí và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Mục tiêu của các chương trình này là nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngư nghiệp, góp phần giảm giá thành sản phẩm, bảo vệ môi truờng và nguồn lợi thủy sản, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu./.

 


Ngư dân ĐBSCL quay lại nghề nuôi cá

Nguồn tin: VNECONOMY, 15/2/2006
Ngày cập nhật: 15/2/2006

Từ đầu năm 2006 đến nay, giá cá tra - basa nguyên liệu ở khu vực ĐBSCL tăng mạnh đã kích thích những hộ nuôi cá tra - basa thua lỗ nghỉ nuôi trước đây thả nuôi trở lại, làm cho giá cá giống trên thị trường biến động và tăng liên tục trong suốt nhiều ngày nay.

Năm 2005, giá cá tra - basa rớt thảm hại đã khiến cho nhiều ngư dân thua lỗ, có nhiều người vỡ nợ, tuyên bố phá sản, làm cho diện tích mặt nước và số lượng lồng bè cá ở hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp giảm đáng kể. Từ khi dịch cúm gia cầm tái phát, cá tra - basa thị trường trong nước tiêu thụ mạnh.

Ngoài ra, nhu cầu cá nguyên liệu ở các nhà máy chế biến cũng tăng cao, số lượng cá hiện có không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến đã đẩy giá cá tra - basa trên thị trường ĐBSCL tăng vọt, nhiều hộ ngư dân ở ĐBSCL đã bắt đầu thả nuôi lại.

Ông Trần Văn Hoàng, chủ cơ sở cá giống Ba Hoàng, ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết: lúc trước thua lỗ, cứ 10 người nuôi cá thì có 5 người nghỉ, bây giờ cá lên giá, họ quay trở lại nuôi.

Sôi động thị trường cá giống

Có khoảng 30% ngư dân trên địa bàn tỉnh An Giang thả nuôi cá trở lại, làm cho thị trường cá giống sau một thời gian dài nằm yên giờ sôi động hẳn lên. Hiện nay giá cá tra giống loại 1,5 cm - 1,7 cm giá 300 đồng/con; loại 2 cm giá 500 đồng/con; loại 2,5 cm giá 1.050 đồng/con; cá loại từ 1,5cm - 2cm để thả nuôi ao, hầm. Loại cá thả nuôi bè phải có kích cỡ từ 2 cm - 2,5 cm.

"Với giá cá giống như thế này người sản xuất con giống có lời, và người mua nuôi cũng chấp nhận được", ông Hoàng nói. Cơ sở cá giống của ông bán ra từ 700.000 -800.000 con/ngày. Lúc cao điểm, bán 1 triệu con/ngày. Ông Nguyễn Thành Nha, cơ sở sản xuất cá giống ở ấp Long Thạnh, xã Long Sơn, huyện Phú Tân cho biết: giá cá basa giống giao tại cơ sở loại 2 cm giá 2.200 đồng/con; loại 2,2 cm giá 2.600-2.800 đồng/con; loại 2,5 cm giá 3.500 - 3.600 đồng/con.

Theo ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, dựa trên diện tích mặt nước, ao, hầm và lồng bè, năm 2006, dự kiến, cá tra - basa nguyên liệu thả nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang khi thu hoạch sẽ đạt sản lượng khoảng 211.000 tấn cá. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang đề xuất chỉ tiêu xuất khẩu cá tra - ba sa trong năm nay: 55.000 - 60.000 tấn thành phẩm/năm. Công suất của các nhà máy chế biến trong tỉnh là 90.000 tấn/năm. Lượng cá tra - basa nguyên liệu còn thiếu các doanh nghiệp sẽ thu mua ở các tỉnh bạn.

Ông Thạnh cho biết thêm: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang vừa trình UBND tỉnh về qui trình nuôi cá sạch có tên gọi là "Chương trình hành động nuôi cá an toàn và chất lượng". Chương trình qui định bà con ngư dân khi tham gia nuôi cá phải đăng ký với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc với AFA, để từ đó Sở có kế hoạch tập huấn bà con ngư dân về qui trình nuôi cá sạch, đồng thời có tổ chức kiểm tra cách nuôi của ngư dân xem có đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật mà Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra, và có kế hoạch tiêu thụ hết sản lượng cá nuôi trên địa bàn tỉnh

Đây là cách giúp cho ngư dân sản xuất cá nguyên liệu sạch an toàn và đảm bảo đầu ra cho bà con ngư dân.

Để cung không vượt cầu

Năm 2005, là năm đầy sóng gió đối với bà con ngư dân ĐBSCL, do thả nuôi tự phát nhiều, khiến mức cung vượt cầu, lại không thông hiểu các qui trình nuôi cá sạch nên đã thua lỗ rất nặng khi bị phía Mỹ phát hiện có dư lượng chất kháng sinh và cam nhập khẩu cá tra - basa của Việt Nam nên đã có nhiều ao, hầm và bè cá nghỉ nuôi, đến cuối năm diện tích mặt nước thả nuôi ở An Giang là 1.236 ha và 3.005 bè, sản lượng cá nguyên liệu năm 2005 là 180.000 tấn.

Khi mà giá cá lên cao, để tránh tình trạng cung vượt cầu như những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang xây dựng kế hoạch năm 2006, diện tích mặt nước, ao, hầm thả nuôi cá tra - basa trên địa bàn tỉnh An Giang là: 2.100 ha; lồng bè là 3.070; sản lượng cá nguyên liệu ước đạt 211.000 tấn/năm.Cho tới thời điểm này đã có nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản ở An Giang như: Agifish, Afiex, Nam Việt... đã thành lập các "Hội nuôi cá sạch" gắn bà con ngư dân với nhà máy, bảo đảm bao tiêu sản phẩm cho họ.

Đối với những hộ không tham gia vào Hội nuôi cá sạch của các nhà máy chế biến, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến khích họ gia nhập các hội nghề cá tại địa phương hoặc các câu lạc bộ nuôi cá sạch, hướng dẫn bà con qui trình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn SGF 1000. Bước đầu, tổ chức lại các khâu sản xuất, từ con giống, nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ.

Ngoài ra, khi gia nhập các tổ chức nuôi cá sạch, ngư dân được thông tin đầy đủ các chính sách khuyến ngư, thị trường, kỹ thuật nuôi, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghề nuôi cá.

Để nghề nuôi cá da trơn của ĐBSCL từng bước đi vào quỹ đạo, ông Nguyễn Hữu Khánh, Chủ tịch Hiệp hội nghề cá Việt Nam cho biết, Hiệp hội sẽ đẩy mạnh thực hiện "Chương trình hành động của ngành thuỷ sản về chất lượng và thương hiệu cá tra - basa Việt Nam 2006 - 2010".

Theo đó, Hiệp hội sẽ tham mưu với Bộ Thuỷ sản triển khai thực hiện 5 dự án phục vụ việc xây dựng, quảng bá thương hiệu cá tra - basa Việt Nam trên thị trường quốc tế như: chất lượng - thương hiệu; thống kê thông tin thuỷ sản; nghiên cứu khai thác tổng hợp 2 dòng sông Tiền và sông Hậu; Trung tâm nghiên cứu vùng ĐBSCL, Thành lập Hiệp hội nghề cá ĐBSCL.

Nguyễn Huyền

 


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang