Thái Lan đảm bảo tiêu chuẩn tôm xuất khẩu
Nguồn tin: TT, 01/03/2006
Ngày cập nhật: 1/3/2006
Cua biển giống xuất hiện nhiều ở ĐBSCL
Nguồn tin: SGGP, 7/3/2006
Ngày cập nhật: 7/3/2006
Hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm người đổ xô ra các khu rừng phòng hộ ven biển từ cảng Trần Đề chạy dài xuống khu vực Mỏ Ó thuộc xã Trung Bình, huyện Long Phú (Sóc Trăng) để bắt cua biển giống. Chỉ với chiếc vợt lưới một người có thể bắt được trên 50 con cua biển giống/ngày bán cho thương lái 500 đồng/con (loại bằng hạt tiêu) đến 1000 đồng/con (loại bằng hạt me). Được biết hiện nay các tuyến rừng phòng hộ khu vực bãi bồi ven biển từ huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đến phường Nhà Mát, xã Vĩnh Thịnh ... của tỉnh Bạc Liêu cũng có rất nhiều nghê và cua biển giống.
D.H
ĐBSCL: trúng mùa cá biển
Nguồn tin: TT, 07/03/2006
Ngày cập nhật: 7/3/2006
Cá tra, ba sa tăng giá kích thích tăng diện tích nuôi
Nguồn tin: NLĐ, 7/3/2006
Ngày cập nhật: 7/3/2006
Cá tra, ba sa tăng giá: Dân hốt bạc, nhà máy lao đao
Nguồn tin: SGGP, 7/3/2006
Ngày cập nhật: 7/3/2006
Nghệ An: nuôi ốc hương cho lợi nhuận cao
Nguồn tin: SGTT, 3/3/2006
Ngày cập nhật: 6/3/2006
Ngành thuỷ sản Nghệ An đã xây dựng thành công mô hình nuôi ốc hương tại xã Quỳnh Bảng và xã Quỳnh lập (huyện Quỳnh Lưu) và trong vụ nuôi năm 2006 này sẽ triển khai áp dụng tại các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc.
Mô hình nuôi tại xã Quỳnh Bảng và Quỳnh Lập được thực hiện trên cơ sở áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi ốc hương của Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản 3 (thuộc Bộ Thuỷ sản), kết quả cho thấy, ốc sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống lên đến 78%. Để thực hiện các mô hình nuôi này, ngành thuỷ sản Nghệ An tổ chức các đoàn đến nghiên cứu học tập kinh nghiệm, kỹ thuật tại Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản 3 (đóng tại Nha Trang, Khánh Hoà) và tham quan các mô hình nuôi ốc hương tiêu biểu tại các địa phương trong nước. Đối với Nghệ An, nhu cầu ốc hương rất lớn, nhưng trước đây, do kinh nghiệm, kỹ thuật, đặc biệt là con giống chưa có nên việc nuôi gặp nhiều khó khăn.
Từ thành công của 2 mô hình nuôi ốc hương trên, ngành thuỷ sản Nghệ An phối hợp với các địa phương ven biển quy hoạch các vùng nuôi trên diện tích 120 ha tại các huyện ven biển. Tỉnh có chính sách hỗ trợ 30% giống ốc và tư vấn miễn phí kỹ thuật nuôi cho những hộ lần đầu tiên tham gia nuôi ốc hương trong vùng quy hoạch. Với giá ốc hương như hiện nay giao động từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg, nếu nuôi thành công sẽ cho lợi nhuận ít nhất 60 triệu đồng/ha/vụ nuôi. Đây đang là nghề nuôi hấp dẫn đối với các hộ dân ven biển.
Theo TTXVN
Trà Vinh: xuất hiện tôm sú chết
Nguồn tin: SGTT, 3/3/2006
Ngày cập nhật: 6/3/2006
Trong những ngày gần đây, ở vùng ngập mặn ven biển tỉnh Trà Vinh xuất hiện tình trạng tôm sú nuôi bị chết hàng loạt. Theo số liệu chưa đầy đủ, hiện có khoảng trên 30 triệu con tôm sú giống, của 650 hộ thả nuôi từ 20 đến 40 ngày tuổi bị nhiễm bệnh chết và hiện đang có chiều hướng còn lan rộng.
Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân tôm nuôi bị chết là do môi trường nước ở vùng nuôi tôm có dấu hiệu bị ô nhiễm, tôm giống không đảm bảo chất lượng, người nuôi thả giống vào thời điểm không thích hợp... Nhằm hạn chế thiệt hại, ngành thuỷ sản tỉnh Trà Vinh đã cử cán bộ kỹ thuật xuống bám cơ sở phối hợp cùng chính quyền địa phương nắm chắc từng hộ có tôm nuôi bị chết, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý một cách có hiệu quả. Riêng đối khu vực tôm nuôi bị chết, phải tiến hành khoanh vùng trước khi tháo nước ra ngoài phải được xử lý bằng hoá chất theo đúng sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và tạm dừng thả giống. Ngoài ra, ngành thuỷ sản còn tăng cường quản lý nguồn tôm giống, kiên quyết tiêu huỷ những mẻ giống không đảm bảo chất lượng; khuyến cáo người nuôi không nên ham rẻ mua tôm giống trôi nổi, khi mua con giống cần yêu cầu cơ sở bán giống xuất trình giấy kiểm tra, chứng nhận tôm giống sạch bệnh...
Đến nay, ở vùng ngập mặn ven biển tỉnh Trà Vinh đã có trên 10.000 hộ, thả nuôi khoảng 560 triệu con tôm sú giống trên diện tích mặt nước khoảng 12.500 ha. Trong đó, huyện Duyên Hải có khoảng 8.000 hộ, thả nuôi trên 450 triệu con tôm sú giống.
Theo TTXVN
Giá tôm sẽ giảm, người nuôi tôm lại gặp khó
Nguồn tin: TP, 6/3/2006
Ngày cập nhật: 6/3/2006
Vĩnh Long: 2 tháng đầu năm xuất khẩu 550 tấn thủy sản
Nguồn tin: BCT, 6/3/2006
Ngày cập nhật: 6/3/2006
Cua biển giống về nhiều
Nguồn tin: TT, 6/03/2006
Ngày cập nhật: 6/3/2006
Hiện nay mỗi ngày có hàng trăm người đến các khu rừng ngập mặn ven biển ở Sóc Trăng, Bến Tre để bắt cua biển giống. Chỉ với chiếc vợt lưới một người có thể bắt được 50-100 con cua biển giống/ngày, bán được 500 đồng/con loại bằng hạt tiêu và 1.500 đồng/con loại bằng hạt me. Nhiều hộ nghèo ở Sóc Trăng có thu nhập nhờ bắt cua biển.
Ông Mai Văn Hùng, chủ tịch UBND xã An Điền (Bến Tre), cho biết cua biển về nhiều hơn các năm trước, được người nuôi chuộng vì lớn nhanh hơn. Cua giống thiên nhiên sau ba tháng nhiều con đã đạt loại 1.
N.DIÊN - L.T.NHÃ
Con tôm Việt Nam lại bị làm khó
Nguồn tin: NLD, 6/3/2006
Ngày cập nhật: 6/3/2006
Đồng bằng sông Cửu Long: Tôm chết… nợ chất chồng!
Nguồn tin: SGGP, 6/3/2006
Ngày cập nhật: 6/3/2006
Những ngày này, nông dân ĐBSCL tất bật bước vào vụ tôm mới 2006. Thế nhưng tại Cà Mau, Sóc Trăng… đã xuất hiện tình trạng tôm chết đầu vụ, cộng thêm giá con giống tăng cao, người nuôi thiếu vốn vì ngân hàng không chịu “giải ngân” bởi nợ cũ chưa trả… Khó khăn đang đè nặng lên hàng trăm ngàn hộ nuôi tôm.
Điêu đứng... vì tôm!
Tại vùng chuyên tôm ở Phú Hưng, Tân Hưng, Lương Thế Trân (Cái Nước, Cà Mau), nắng trưa trút xuống gay gắt. Lão nông Chín Ty, đầu trần chân đất, tay cầm thùng đi dỡ lú tôm. Đi một vòng xung quanh hầm tôm rộng 1,5 ha, chỉ bắt được vài con tôm bằng ngón chân cái. Lão Ty lắc đầu: “Mấy ngày nay, nắng dữ quá làm cho lượng nước dưới hầm bốc hơi và nóng lên nhiều, độ mặn tăng cao… các yếu tố này đều gây bất lợi cho tôm. Hầm nào thiếu ao lắng, xa kênh thủy lợi, không chủ động được nguồn nước thì coi như… bỏ mạng!”. Xã Phú Hưng có 3.159 ha tôm, đa số bà con thả giống cách nay 1 tháng.
Theo cán bộ chuyên môn của xã cho biết, mấy ngày nay thời tiết thất thường, thủy triều lên xuống khác hơn mọi năm, đưa độ mặn lên cao khiến nhiều hầm tôm bị bệnh và tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nơi. Sở Thủy sản Cà Mau cho biết, tôm chết đầu vụ đang xuất hiện ở các huyện Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn… nguyên nhân do tôm bị sốc bởi nhiệt độ quá cao, mặn lên đột ngột làm tôm không chịu nỗi. Biện pháp cấp bách là khống chế bệnh không để lây lan, tăng cường nạo vét thủy lợi đảm bảo nguồn nước, theo dõi chặt thời tiết để ứng phó kịp thời, giảm thiệt hại.
Tại xã Gia Hòa 2 (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) người dân cũng lo lắng vì chuyện tôm chết đầu vụ. Theo thống kê ban đầu của UBND xã Gia Hòa 2, có ít nhất 6 hộ nuôi tôm thuộc 2 ấp Tân Hòa và An Hòa bị thiệt hại do thả sớm. Phó Chủ tịch xã Trần Ngọc Diệp cho biết: “Chúng tôi khuyến cáo từ cuối tháng 2 đến tháng 4 mới được xuống giống, nhưng thấy tôm có giá nên bà con lén lút nuôi, mới xảy ra tôm chết”.
Ngoài việc khoanh vùng xử lý mầm bệnh thì Gia Hòa 2 vận động người dân thả đúng tiến độ. Cái khó hiện nay là con giống tăng vùn vụt, bởi nhiều nơi đang vào vụ tôm cao điểm. Hiện tại, giống loại 1,6 – 1,8 phân/con từ 35 đồng/con tăng lên 55 - 60 đồng/con và dự báo còn tăng trong những ngày tới. “Sốt con giống sẽ dẫn đến tình trạng kém chất lượng tràn lan và lúc đó người nuôi sẽ lãnh đủ” - ông Diệp lo lắng.
Khó khăn đè nặng!
Theo ông Phan Trường Giang, Giám đốc Sở Thủy sản Bạc Liêu, hàng năm, tôm từ 1 tháng tuổi trở lên rất dễ chết nếu gặp thời tiết bất lợi. Có năm thiệt hại 10% – 50% diện tích. Để khắc phục rủi ro, năm nay Bạc Liêu khuyến cáo bà con nuôi thưa nhằm hạn chế ô nhiễm, đồng thời nâng được kích cỡ tôm đều hơn.
Không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng, có thể nuôi rải vụ để có lượng tôm dài ngày, bán được giá. Tuy nhiên, trở ngại lớn hiện nay là hệ thống thủy lợi bất cập, phần lớn thủy lợi cho con tôm ở ĐBSCL là từ cây lúa chuyển sang nên không đảm bảo nguồn nước. Nhiều nơi sử dụng cùng một con kênh cho việc lấy nước vào và tháo nước ra nên chỉ cần 1 vuông tôm bị bệnh là lây lan toàn khu vực.
Để hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm, mỗi năm Bạc Liêu cần trên 50 tỷ đồng, nhưng huy động tối đa chỉ được 20 tỷ đồng. Cà Mau còn thê thảm hơn: cần 4.000 tỷ đồng để xây dựng 18 tiểu vùng thủy lợi, nhưng ngân sách chỉ đầu tư vài tỷ mỗi năm. Các địa phương khác cũng tương tự. Thủy lợi yếu kém dẫn đến môi trường ngày càng ô nhiễm nặng, nhiều hộ đang “dỡ khóc – dỡ cười” vì nuôi tôm chẳng được, trồng lúa cũng không xong.
Tiến sĩ Phạm Sĩ Tân, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cảnh báo: Việc khai thác nuôi tôm tràn lan sẽ làm đất nhiễm mặn trầm trọng, sau này con tôm không nuôi được, lúa cũng chết… hậu quả khó lường. Thực tế đã cho thấy, dọc các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, ruộng tôm “bỏ hoang” ngày càng nhiều lên. Có nơi giá đất từ 2 đến 3 cây vàng/công, nay rao bán 1 triệu đồng/công hổng ai thèm ngó!
Thêm khó khăn khác là hiện nay nhiều ngân hàng “ngại” giải ngân, bởi nợ cũ chưa trả. Riêng ở xã Gia Hòa 2, dư nợ từ con tôm lên đến 20 tỷ đồng, trong đó có trên 1.000 hộ nợ quá hạn. Ở xã Phú Hưng (Cái Nước – Cà Mau), khoảng 3.000 hộ vay nợ ngân hàng, hộ ít vài triệu - nhiều hàng chục triệu đồng chưa trả được. Tại Bạc Liêu, các ngân hàng cho vay nuôi thủy sản đến 1.111 tỷ đồng; còn Ngân hàng NN-PTNT Cà Mau dư nợ khoảng 1.291 tỷ đồng từ con tôm “đang chết đứng”! Bạc Liêu và Sóc Trăng đã từng kiện ra tòa hàng trăm vụ “nợ tôm” quá hạn, nhưng thu hồi chẳng được bao nhiêu.
Hôm chúng tôi về ấp Hòa Phước (Hòa Tú 1, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), nơi từng nổi danh là “Làng triệu phú” nhờ tôm, nay điêu đứng vì “nợ tôm” chất chồng. Ở xã Hòa Tú 1, hiện số hộ nghèo chiếm đến 30,34%!
Chúng ta có thể tự hào khi xuất khẩu thủy sản năm qua đạt khoảng 2,65 tỷ USD và phấn đấu lên 2,8 tỷ USD trong năm 2006. Tuy nhiên nhìn lại đời sống người dân lại thấy lo khi nghề nuôi tôm vẫn còn tính tự phát, thiếu quy hoạch, đầu tư và thiếu yếu tố bền vững. Vùng nuôi tôm ở ĐBSCL đang cần giải pháp đồng bộ cứu lấy con tôm!
HUỲNH PHƯỚC LỢI
Trồng rong sụn - Nghề hấp dẫn
Nguồn tin: NNVN, 2/03/2006
Ngày cập nhật: 5/3/2006
Ít vốn, dễ trồng nhưng cho thu nhập cao. Có thể nói, đến nay sau gần 10 năm nghiên cứu và trồng thử nghiệm, các nhà khoa học ở Phân viện Khoa học vật lý Nha Trang đã thật sự thuyết phục nông dân vùng Duyên hải miền Trung về đối tượng nuôi trồng mới này.
Làm giỡn ăn thiệt...
Chúng tôi về xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu (Phú Yên) đúng vào mùa thả rong sụn. Làng biển nhỏ những ngày đầu năm bỗng sôi lên vì đề tài thời sự: Trồng rong sụn. Người dân địa phương thật sự "sốc" vì một loài cây mới lạ có nguồn gốc từ một đất nước xa xôi nào đó đã làm nên chuyện. Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Ngọc Khanh cho hay "Năm ngoái đưa về bà con không tin, vận động mãi cuối cùng cũng thả được gần 10 ha. Không ngờ làm giỡn mà ăn thiệt. Bây giờ họ "hít" quá. Suốt một tháng qua, xã chúng tôi lại thêm công thêm việc vì bà con tranh giành mặt nước để thả". Lão ngư Lê Văn Lợi ở thôn Hòa Thạnh, cứ chép miệng tiếc nuối khi trò chuyện cùng chúng tôi. Nếu biết làm dễ và có đầu ra như vậy, năm ngoái tui làm gấp 3, gấp 4 lần...". Công việc trồng rong sụn đối với ông quá đơn giản: Đóng cọc, căng dây, rồi treo cây giống. Hàng ngày chống sõng bơi ra nắm sợi dây giật giật vài cái để làm vệ sinh cho rong. Còn lại khoán trắng tất cho trời. Vậy mà chỉ 2,5 tháng sau rong đã nở kín mặt nước. Ông làm chỉ 3 ô, mỗi ô chừng 500 mét vuông; bỏ ra chừng 1 triệu đồng để mua dây, mua cọc và giống, không ngờ thu lên hơn 10 tấn tươi (già 1 tấn khô). Sản phẩm thu đến đâu là tư thương đến mua sạch ngay đến đó, với giá bình quân 7.500 – 8.000 đ/cân, ông thu về gần chục triệu đồng...
Theo Phân viện Khoa học vật lý Nha Trang (KHVLNT) đến thời điểm này, 4 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận và Ninh Thuận đã có diện tích trồng rong sụn gần 1.000 ha; và sắp tới đây còn có thêm các tỉnh Bình Định, Quảng Nam...
Cây của người nghèo.
Ông Huỳnh Quang Năng – Phân viện phó Phân viện KHVLNT (đồng thời là tác giả của công trình) cho biết: Nhu cầu thu mua rong sụn hiện nay là rất lớn. Chỉ tính riêng Cty Rong biển Nha Trang, công suất tiêu thụ mỗi năm đã là 1.500 – 2.000 tấn khô. Từ nửa đầu năm 2005 đến nay đã xuất hiện rất nhiều "đầu nậu" chuyên đi thu gom rong sụn để xuất bán qua cửa khẩu Tân Thanh (Trung Quốc). Trên thị trường thế giới, giá rong sụn nguyên liệu đang hết sức ổn định, bình quân 500 USD/ tấn khô... Như vậy, mối bận tâm của người trồng rong sụn đến lúc này không còn là chuyện đầu ra mà là chuyện khác. Quy trình trồng rong sụn chỉ đơn giản khi người trồng đã nằm lòng thuộc tính của nó. Nhiều hộ ngư dân ở làng biển Phú Mỹ và Phú Một (xã Xuân Phương – Sông Cầu) đã từng phải chết dở sống dở chỉ vì thiếu kinh nghiệm, thả nuôi không đúng thời điểm gặp phải gió Nam tràn về khiến cho rong sụn bị gãy gục hàng loạt; lại thêm diện tích nuôi còn phân tán nhỏ lẻ nên đã trở thành đối tượng khoái khẩu của nhiều loài cá tự nhiên trong đầm. Còn ở Bình Định, ông Võ Đình Tâm – GĐ Trung tâm Khuyến ngư và ƯDTBKT cho biết, mô hình nuôi thử nghiệm 5.000 m2 năm 2005 trên đầm Đề Gi đang phát triển đầy triển vọng, thu được một lứa đã cho 1,7 tấn; vậy mà chỉ sau một trận mưa tiểu mãn, nước ngọt từ trên thượng nguồn đổ về đã "xóa sổ" hoàn toàn...
Từ đó đặt ra cho các tỉnh trong vùng muốn phát triển cây rong sụn bền vững, để thực sự là cây xóa đói giảm nghèo, không nên thả nổi phong trào mà phải quy hoạch lại vùng nuôi tập trung, xây dựng lịch thời vụ thích hợp... Phân viện KHVLNT đã tổng kết: Vùng bãi ngang ở miền Trung thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, do đó chỉ có thể trồng được trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9. Vụ chính nên bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau để né tránh hoạt động của gió Tây Nam. Đây là vụ sản xuất có lợi thế nhất, không những tránh được hướng gió, thời tiết ít mưa mà nhiệt độ và độ mặn trong nước cũng rất lý tưởng để cho cây rong phát triển, cho năng suất cao (chiếm 60 –70% sản lượng cả năm). Ngoài ra trong quy hoạch cũng phải tính đến chọn và xây dựng địa điểm lưu dưỡng, tạo giống gốc tại chỗ để vừa giảm giá thành vừa chủ động cung ứng đủ nhu cầu tại chỗ cho người dân và các vấn đề kỹ thuật xử lý rong sau thu hoạch, bảo đảm rong thương phẩm có chất lượng tốt cho xuất khẩu và chế biến sử dụng...
(Nguồn tin: NNVN)
Khởi động dự án nuôi cá tầm Nga
Nguồn tin: SGGP, 2/03/2006
Ngày cập nhật: 5/3/2006
Theo ông Lê Thanh Lựu trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Bộ thuỷ sản, hiện tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện dự án nhập giống cá tầm của viện để nuôi thử nghiệm tại vùng cao nguyên Lang Bian với tổng diện tích mặt nước lên tới 25ha. Theo đó, cá tầm giống sẽ được thả nuôi thử nghiệm trong các lồng bè tại hồ Tuyền Lâm, Đa Thiện, Suối Vàng, Quảng Hiệp và một số hồ ở vùng K'Long K'Lanh.
Cũng theo ông Lê Thanh Lựu, hiện ở 2 tỉnh Hải Dương và Lào Cai đã thực hiện mô hình trên và bước đầu cho kết quả khả quan. Đồng thời, một số công ty đến từ nước ngoài cũng đang có kế hoạch đầu tư nuôi cá tầm tại Việt Nam. Cá tầm là giống cá được nuôi nhiều ở Nga, hợp với khí lạnh, có hiệu quả kinh tế cao, được thế giới ưa chuộng. Giá trị của 1ha mặt nước nuôi cá tầm Nga tương đương 1.000ha nuôi cá thường ở miền xuôi.
V.P.H
Triều cường gây thiệt hại nặng về hoa màu và thủy sản
Nguồn tin: TTXVN, 04/03/2006
Ngày cập nhật: 5/3/2006
Mỹ xem xét lại thuế đánh vào tôm VN: Giá tôm xuất khẩu sẽ bị sụt giảm
Nguồn tin: LĐ, 4/3/2006
Ngày cập nhật: 5/3/2006
Tôm sú chết do nuôi trái vụ
Nguồn tin: TT, 4/3/2006
Ngày cập nhật: 5/3/2006
Theo báo cáo nhanh từ Sở Thủy sản Trà Vinh, trong 500 triệu con tôm sú thả nuôi tại các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú hiện đã có hơn 30 triệu con bị chết.
Thạc sĩ Trần Hoàng Phúc, phó giám đốc Sở Thủy sản Trà Vinh, cho biết số tôm sú bị chết từ 1 - 2 tháng tuổi, được thả trước lịch thời vụ. Phần lớn tôm chết có chất lượng kém chưa qua kiểm dịch. Theo ông Phúc, đây là năm thứ ba kể từ năm 2004 tôm chết trước vụ nuôi.
Mặc dù ngành thủy sản đã qui định lịch thời vụ nhưng người nuôi vẫn không tuân thủ, chấp nhận rủi ro thả tôm trái vụ để thu hoạch sớm, bán được giá cao, nếu thất bại sẽ thả nuôi tiếp vụ hai.
VĨNH TRÀ
Nhiều doanh nghiệp thủy sản phải nhập nguyên liệu
Nguồn tin: SGGP, 5/03/2006
Ngày cập nhật: 5/3/2006
Liên minh tôm miền nam Hoa Kỳ lại gây khó khăn đối với tôm Việt Nam
Nguồn tin: TN, 4/03/2006
Ngày cập nhật: 5/3/2006
Các doanh nghiệp tìm cách đối phó với vụ kiện tôm
Nguồn tin: TTXVN, 3/3/2006
Ngày cập nhật: 4/3/2006
ĐBSCL: Giá cá, tôm nguyên liệu đồng loạt tăng cao
Nguồn tin: TTXVN, 3/3/2006
Ngày cập nhật: 4/3/2006
Hà Nội (TTXVN) - Hiện giá cá, tôm nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt tăng cao, trong đó giá tôm sú loại 30 con/kg đã tăng 40.000 đồng/kg so với giữa tháng 1.
Giá cá tra thịt trắng mua tại ao nuôi cũng lên đến 13.000 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg và dự báo có khả năng tăng lên 14.000 đồng/kg trong thời gian tới. Giá nghêu thương phẩm cũng tăng ở mức rất cao. Hiện giá bán lẻ nghêu ở các chợ Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang ở mức 18.000 đồng/kg.
Do thiếu nguyên liệu, nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phải hoạt động cầm chứng, chỉ đạt từ 10-20% công suất. Nhiều công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu cho khách hàng ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đã phải mua nguyên liệu với giá cao, thậm chí một số công ty đã phải nhập tôm từ Trung Quốc, Ấn Độ để chế biến xuất khẩu.
Trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 329 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước./.
103 tỷ đồng xây làng cá tại Phú Quốc
Nguồn tin: TTXVN, 3/3/2006
Ngày cập nhật: 4/3/2006
Kiên Giang (TTXVN) - Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa quyết định đầu tư xây dựng làng cá tại Vũng Trâu Nằm của huyện Phú Quốc, với tổng vốn đầu tư gần 103 tỷ đồng.
Dự án, được thực hiện từ năm 2006 đến 2008, sẽ xây dựng kết cấu hạ tầng, bến cá, bến cập tàu, kè bảo vệ, phao tiêu báo hiệu và khu dân cư tại khu vực này nhằm hình thành một làng cá tập trung và khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại khu vực Bắc đảo Phú Quốc.
Dự án nhằm góp phần phát triển nghề cá tại đảo Phú Quốc, cải thiện đời sống cho ngư dân địa phương, cải thiện môi trường, phát triển văn hóa-xã hội và thu hút khách du lịch tới Phú Quốc./.
Quận 8 - Chết hàng chục tấn cá nuôi do cháy kho hóa chất
Nguồn tin: SGGP, 3/3/2006
Ngày cập nhật: 4/3/2006
DN xuất khẩu tôm sang Mỹ bị yêu cầu xét lại mức thuế
Nguồn tin: TT, 02/03/2006
Ngày cập nhật: 3/3/2006
Doanh nghiệp không bán phá giá tôm
Nguồn tin: TT, 03/03/2006
Ngày cập nhật: 3/3/2006
Vinafish 2006 thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài
Nguồn tin: TTXVN, 1/03/2006
Ngày cập nhật: 3/3/2006
Lâm Đồng khởi động dự án nuôi cá tầm
Nguồn tin: TTXVN, 2/03/2006
Ngày cập nhật: 3/3/2006
Ông Lê Thanh Lựu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1, Bộ Thủy sản, cho biết tỉnh Lâm Đồng đang triển khai dự án nhập cá tầm giống, loại cá được nuôi phổ biến ở Nga, để nuôi thử nghiệm tại vùng cao nguyên Lang Bian.
Theo dự án, cá tầm giống sẽ được nuôi thử nghiệm trong các lồng bè tại hồ Tuyền Lâm, Đa Thiện, Suối Vàng, Quảng Hiệp và một số hồ ở vùng K'Long K'Lanh.
Ông Lựu cho biết, hai tỉnh Hải Dương và Lào Cai đã thực hiện mô hình trên và bước đầu cho kết quả khả quan. Một số công ty nước ngoài cũng đang có kế hoạch đầu tư nuôi loại cá này tại Việt Nam./.
Nhiều địa phương trang bị máy PCR kiểm tra bệnh trên tôm sú
Nguồn tin: BCT, 3/3/2006
Ngày cập nhật: 3/3/2006
Ngành thủy sản các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre đã đầu tư hơn 10 tỉ đồng mua sắm và trang bị được 16 máy PCR, dùng để phục vụ cho công tác kiểm tra virus gây bệnh đốm trắng, đỏ thân, đầu vàng, MBV... trên tôm sú bố mẹ và tôm giống. Trung bình mỗi máy PCR trị giá từ 600 - 900 triệu đồng, trong đó Sóc Trăng và Bến Tre có số lượng trang bị nhiều nhất với 4 máy PCR mỗi tỉnh. Nhờ đó, các tỉnh này đã kiểm tra được hơn 70% số lượng tôm sú giống trước khi thả nuôi, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hao hụt, nâng cao hiệu quả cho người nuôi tôm ở địa phương.
Hầu hết các hộ nuôi tôm sú thả giống được kiểm tra bằng máy PCR gắn với môi trường nước sạch, thức ăn có chất lượng đều thu được lợi nhuận khá cao.
QUỐC DŨNG
Ai “đầu độc” sông Thị Vải?
Nguồn tin: NLD, 3/3/2006
Ngày cập nhật: 3/3/2006
Các cơ sở đang xả nước thải vào sông Thị Vải
- Nhà máy Gạch men Hoàng Gia: 1.500 m3/ngày.
- Nhà máy Chế biến hải sản JS: 400 m3/ngày.
- Nhà máy Phân bón Con Cò: 100 m3/ngày.
- Công ty Vedan VN: 4.150 m3/ngày.
- Khu Công nghiệp Gò Dầu: 500 m3/ngày.
- Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 1: 2.000 m3/ngày.
- Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 2: 7.000 m3/ngày.
- Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3: 1.500 m3/ngày.
- Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 4: 90 m3/ngày.
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường)
ĐH Thủy sản tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ
Nguồn tin: TTO, 2/03/2006
Ngày cập nhật: 2/3/2006
Giá cá tra, basa nguyên liệu vẫn giữ ở mức cao
Nguồn tin: WAG, 3/2/2006
Ngày cập nhật: 2/3/2006
Nếu như cách nay khoảng 6 tháng, hàng chục ngàn hộ nuôi cá tra, cá basa trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khốn khó do giá cá giảm còn khoảng 9 ngàn đồng/ kg thì nay đã khác.
Hiện nay, cá tra thịt trắng loại I đang có giá từ 12.500 đồng đến 13 ngàn đồng/kg, cá thịt vàng từ 11 ngàn đến 11 ngàn 500 đồng/kg, riêng giá cá basa đã tăng hơn 15 ngàn đồng/kg. Theo Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, do nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cá tra, cá basa của thị trường nước ngoài tăng mạnh sau mùa Giáng sinh đã đẩy các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh vào thế cạnh tranh mua cá nguyên liệu, làm cho giá cá tra, cá basa tăng cao như hiện nay. Thế nhưng, điều đáng quan tâm là nhiều hộ nuôi cá do nắm bắt được nhu cầu thị trường nên chưa vội bán mà găm cá chờ giá tăng cao hơn càng làm cho các nhà máy chế biến thiếu hụt nguyên liệu, chỉ hoạt động từ 50 đến 60% công suất chế biến.
Công Tín
Ngư dân Cần Giờ TPHCM được mùa cá đối
Nguồn tin: NLĐ, 1/3/2006
Ngày cập nhật: 1/3/2006
Bến tàu xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ - TPHCM ngày 28-2 cũng như những ngày gần đây tấp nập lạ thường.
Người dân xã tập trung thay phiên nhau gỡ cá đối từ lưới ra. Gần chục chiếc tàu cũng cập bến để bốc cá xuống. Ông Đỗ Tấn Sĩ, một ngư dân của xã, cho biết từ sáng đến 10 giờ, tàu ông chỉ đánh một mẻ lưới nhưng thu hơn nửa tấn cá đối.
Theo ngư dân địa phương, chưa năm nào cá đối lại tụ về vùng biển Cần Giờ nhiều như năm nay. Có tàu của ngư dân chỉ trong một buổi sáng đã đánh bắt được trên 1 tấn cá.
L.Cường
ĐBSCL: Tôm đầu vụ chết nhiều nơi
Nguồn tin: SGGP, 28/02/2006
Ngày cập nhật: 1/3/2006
Những ngày gần đây, tình trạng tôm chết xuất hiện một số nơi ở ĐBSCL. Tại các huyện Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi ... thuộc các tỉnh Cà Mau, tôm chết rải rác trên diện tích hàng chục ngàn hecta. Theo nhận định ban đầu, tôm chết là do bị sốc bởi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng quá nóng, độ mặn lên cao ... Ngày 27-2, Sở Thủy sản Cà Mau đã có cuộc họp với các ngành liên quan, tìm giải pháp khắc phục nhanh tình trạng tôm chết, tránh nguy cơ bùng phát thành dịch.
H.P.L
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.