Bến Tre: Thới Thuận thoát nghèo, vươn tới làm giàu
Nguồn tin: ND, 21/4/2006
Ngày cập nhật: 22/4/2006
Khai thác lợi thế về nguồn lực thủy sản, mấy năm trở lại đây, người dân xã Thới Thuận (Bình Đại, Bến Tre) đã cùng nhau hợp tác làm ăn. Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Theo đường 883, chạy dọc cù lao An Hóa chừng 50 km, đến ngã tư Tán Dù rẽ trái, gió từ biển thổi vào ào ào, bụi bay mù mịt. Ðến bến đò Vũng Luông, phía bên kia là Thới Thuận (huyện Bình Ðại), một xã Anh hùng trong thời kỳ chống Mỹ.
Ngồi chờ đò, hỏi những người cùng cảnh ngộ: Ðường rộng, sao mà còn bụi thế? Họ bảo: "Ðược vậy là tốt lắm rồi, chứ 5 - 7 năm trở về trước là lội bộ, còn trước nữa thì toàn là rừng, làm gì có đường mà đi.
"Gian nan chi xiết kể"
Ðó là những lời của ông già râu tóc bạc hoe, da xám sậm, đúng là người đã từng dãi nắng dầm sương ở vùng nước mặn. Vào tuổi 83, nhưng trông ông còn rất khỏe. Chị chủ quán nước gọi là ông Bảy Khoan. Theo ông Bảy, Thới Thuận là xã cù lao. Vì bên ngoài là biển, bên trong đất liền bị chia cắt bằng con sông Vũng Luông. Diện tích tự nhiên của xã chỉ có 5.445 ha, mà các loại cồn, hồ, rạch, sông, mương, búng,... đều có cả.
Ðường đi ở Thới Thuận trắc trở lắm, dân địa phương có câu: "Chèo ghe sợ sấu cắn chưn. Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma" ("ma" ở đây là cọp). Trên đất liền thì có giồng, ít thôi, nổi tiếng là Giồng Trâu Cheo, nay thuộc ấp Thới An. Tương truyền rằng trước đây, trong ấp có một cụ già nuôi được một con trâu, có lẽ vì nó không dạn dĩ cho lắm, nên cụ gán cho cái tên là "cheo". Cheo sinh nghé con. Một hôm, đêm xuống cọp về bắt nghé. Vì thương con, Cheo "bậm gan" đuổi theo húc chết cọp. Sáng hôm sau tìm thấy Cheo đang ghì xác cọp vào gốc cây mắm, dân làng đem Cheo về, hôm sau Cheo chết. Giồng có tên Trâu Cheo kể từ đó.
Ðó là xa xưa. Còn thời chiến tranh sao chú? - tôi hỏi ông Bảy. "Khó khăn lắm. Suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, đây là căn cứ của cách mạng. Vất vả với thiên nhiên chưa đủ, con người ở đây còn nếm đủ thứ mùi bom đạn, khu trù mật cũng có, ấp tân sinh, ấp chiến lược không sao kể xiết".
Ðang nói, bỗng nhiên ông Bảy hỏi lại: Chú có biết vì sao gọi là Cồn Bà Tư không? Tôi chưa kịp trả lời thì ông tiếp: "Như vầy nè, tên cồn trước đây gọi là Cồn Trẹt, còn như thế nào là "Trẹt" thì tôi không biết, nhưng "Bà Tư" là người có tên thật là Võ Thị Phò, bà ở đây từ nhỏ, nuôi giấu cán bộ, nên còn gọi là Má Tư. Bà được Nhà nước phong danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Bà nuôi giấu cán bộ, lính biết mà không làm gì bà được, hết dụ dỗ rồi trấn áp, đốt nhà. Cất đi, cất lại sáu bảy lần bà tức quá, bà khoét đất cát làm hầm để ở, vừa tránh được bom đạn, lại vừa không bị "đốt nhà". Lính lại tiếp tục biểu bà dời nhà, bà lại nói đất đai, mồ mả ở đây, nhà không có, chỉ có cái hầm này, mấy ông muốn tôi đi thì làm ơn chở miếng đất này đi theo. Quả là "Sống trong cát, chết vùi trong cát. Những trái tim như ngọc sáng ngời" thật là hay". Bao nhiêu đó thôi cũng đủ nói lên con người ở đây là quá vất vả.
Tiềm năng dồi dào, khai thác hiệu quả
Ðường đi trắc trở, sinh hoạt khó khăn, nhưng bù lại Thới Thuận có 19 km bờ biển, cùng với hệ thống chằng chịt của sông, rạch, ao, hồ,... nằm trong đất liền, là môi trường thuận lợi cho nhiều loại thủy sản nổi tiếng như nghêu, sò huyết, tôm, cua biển, cá kèo, con rươi phát triển,... Con nghêu là loại thủy sản phổ biến ở đây. Ðất chưa khai thác hết, chỉ tính riêng phần của hợp tác xã Rạng Ðông thì đã là 900 ha.
Trước đây mạnh ai nấy đánh bắt thủy sản, thiên nhiên ưu đãi mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Mấy năm trở lại đây, người dân thành lập hợp tác xã, thu nhập tăng lên. Hiện có một hợp tác xã tên là Rạng Ðông. Hỏi anh Sáu Ức ở ấp Thới Lợi 2 về làm ăn tập thể hay cá thể đối với con nghêu? Anh bảo: "Ðâu được chú. Bằng mọi giá phải tăng cường hoạt động của hợp tác xã, không để sai phạm. Hợp tác xã mà rã thì dân chết chú à". Ngoài hợp tác xã, còn có 28 tổ nghề nghiệp, khai thác chủ yếu trên lĩnh vực thủy sản, cũng nuôi nghêu, sò, cua và cá. Kinh tế hộ cũng không kém, chỉ sau hơn hai năm phát động, mà đã có hơn 209 hộ đủ điều kiện công nhận trang trại. Tuy còn ít, nhưng đã thật sự mở ra cho một cách thức làm ăn lớn.
Thới Thuận còn có con tôm. Hầu như loại nào cũng có, từ tôm hùm, tôm thẻ, tôm đất, tôm bạc, tôm tích, tôm càng, đến các loại thông thường như tôm sắc, tôm chong, tôm gọng, tôm trứng,... Trước đây, nhiều nhất là tôm thẻ, mấy năm nay tôm sú cũng nhiều. Tôm không chỉ ở biển, sông, rạch, mà nay còn ở các ngư trường. Có lẽ cái bản chất tập thể, đoàn kết, thủy chung, cùng sẻ chia đã hằn sâu vào con người ở đây từ thời lập làng, nay lại tiếp tục được phát huy trong việc làm ăn hợp tác nuôi tôm công nghiệp trên 150 ha, mấy năm liền vẫn đạt kết quả rất cao, năm nào cũng 5 - 7 tấn/ha. Ngoài mô hình nuôi công nghiệp, xã còn hơn 1.500 ha nuôi tôm quảng canh, nhà khít nhà, đất liền đất, tối lửa tắt đèn có nhau, nên con tôm cũng ít bệnh, giúp người dân đổi đời.
Sò huyết là một lợi thế của xã này, hiện có khoảng 126 ha, nhưng sản lượng đạt hơn 2.000 tấn. Không chỉ nuôi ở bãi bùn của sông, rạch, người dân còn sáng tạo nuôi sò huyết ngay trong các vuông tôm quảng canh. Trên tôm dưới sò. Hằng tháng thu tôm, cuối năm thu sò. Chỉ có sò thôi, trừ đi sò giống, những hộ này, lời bình quân cũng 150 triệu đồng/ha trở lên.
Nước mắm rươi, còn gọi là nước mắm ngự, cũng là đặc sản của Thới Thuận. Ngày xưa rươi có nhiều, nay còn ít, vì đã tăng diện tích nuôi tôm. Dân Thới Thuận gìn giữ món ăn này không chỉ vì đặc sản, mà còn là giữ nét sinh hoạt của dân tộc về cách ăn rươi và làm nước mắm rươi của người xưa.
Hằng năm, cứ vào tháng 11, tháng chạp âm lịch là rươi lại từng đàn, từ các cánh rừng lũ lượt kéo ra đỏ cả một khúc rạch. Dân trong vùng đi vớt rươi vui như trảy hội. Có năm rươi nhiều, cho đến chiều 30 Tết mà vẫn còn người đi vớt rươi. Vớt xong, đem về đổ vô mái hoặc khạp, cho muối vào, cứ 6 rươi 1 muối, đậy lại làm mắm. Nước mắm rươi có hai loại, nước mắm nấu và nước mắm chang. Nước mắm nấu thì nhanh, rươi ủ mắm khoảng 1 đến 2 tháng là nấu và ăn được.
Còn nước mắm chang cần phải có thời gian lâu hơn, ít nhất là 6 tháng. Nhưng cả hai loại nếu để càng lâu càng ngon. Nước mắm rươi có mùi thơm đặc trưng và độ đạm rất cao. Thịt heo luộc kèm với ít lá rau thơm mà chấm với nước mắm rươi thì hương lẫn vị càng đậm đà.
Một đặc sản nữa ở Thới Thuận là dưa hấu. Dưa đỏ thẫm, ngọt dịu và thơm. Sở dĩ dưa ở đây ngon là do bón phân cá. Ngày xưa dưa tròn, trái lớn, khó vận chuyển. Nay đổi giống mới, trái nhỏ, hơi dài nhưng bù lại vận chuyển dễ, để lâu, vị ngọt và thơm hơn, nên dưa được bán đi nhiều nơi.
Bên cạnh dưa còn có mãng cầu ta, mà bà con ở miền ngoài gọi là trái na. Loại mãng cầu dai, rất thơm và ngọt, múi lớn, hạt nhỏ, ăn tới đâu bóc vỏ tới đó. Xoài ở Thới Thuận cho trái thường muộn hơn so với miệt vườn, nên trở thành mùa nghịch, giá cao, mỗi vụ một ha thu về 50 - 60 triệu đồng. Nhờ lao động chăm chỉ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, cuộc sống của dân Thới Thuận nay đã khác xưa, thu nhập sau 5 năm tăng gần gấp đôi, cuối 2005 đã ở mức 8,8 triệu đồng/người. Không còn hộ đói, nghèo chỉ còn dưới 2% theo tiêu chí cũ.
Khát khao làm giàu
Mức thu nhập bình quân 8,8 triệu đồng nói trên không phải do hoàn toàn từ bàn tay và khối óc của con người làm ra, mà là "trời phú" đã hơn phân nửa. Nghĩa là, chưa khai thác hết tiềm năng của thiên nhiên mang lại. Hơn ai hết Thới Thuận đã thấy rõ vấn đề này.
Cái khó của Thới Thuận hiện nay trước hết là giao thông bộ. Những con đường chính trong xã chưa được trải nhựa, xi-măng, bụi vẫn còn bay mù mịt. Cây cầu Vũng Luông có nhiệm vụ nối mảnh đất Thới Thuận với bờ đã khởi công đầu năm 2005, đến nay đã gác dầm xong, cố gắng 30-4 này thông xe, nhưng thiếu vốn thi công phải dừng lại ở đó. Muốn đổi đời, Thới Thuận phải có nước ngọt sinh hoạt hợp vệ sinh. Dự kiến xây nhà máy nước tốn hơn ba tỷ đồng, trong khi Hợp tác xã nghêu Rạng Ðông cả năm trời, mới dành dụm được hơn một tỷ đồng, còn thiếu hai tỷ đồng, dân phải đóng góp thêm 500 triệu đồng, mới đủ tiền thi công. Chủ nhiệm hợp tác xã trưng cầu ý kiến, xã viên "nhăn mặt", nhưng vẫn giơ tay đồng ý, chỉ vì công trình đó có ý nghĩa quan trọng với đời sống của bà con. Người Thới Thuận đã sẵn sàng, chỉ cần có cầu, có đường, có nước thì con người ở đây sẽ đưa thu nhập bình quân đầu người từ mức 8,8 triệu đồng hiện nay lên 12 - 13 triệu đồng vào năm 2010 là điều không mấy khó khăn.
Nằm giữa hai cửa sông lớn - Ba Lai và Cửa Ðại, và là mũi tiền tiêu của cù lao An Hóa, phần đất "cù lao" Thới Thuận vẫn hiên ngang từng ngày, từng ngày đối mặt với sóng gió để vươn ra biển cả. Thới Thuận nay đang từng bước làm giàu cho riêng mình và góp phần làm rạng rỡ quê hương.
Lê Quang Nhung
Lo ngại từ việc giá cá tra nguyên liệu tăng
Nguồn tin: WAG, 21/4/2006
Ngày cập nhật: 22/4/2006
An Giang: Phát triển nuôi tôm càng xanh toàn giống đực
Nguồn tin: BCT, 21/4/2006
Ngày cập nhật: 22/4/2006
Với sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản An Giang phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II triển khai đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực” tại Trại giống cù lao Bà Hòa, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành. Từ đầu năm 2006 đến nay, Trung tâm đã nuôi vỗ 2.000 con tôm cái giả để chuẩn bị sinh sản ra tôm post toàn đực và chọn một nông dân có kinh nghiệm nuôi tôm ở xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn) để thả nuôi 50.000 con post toàn đực, với mật độ 5 con/m2. Kết quả bước đầu cho thấy, tôm cái giả tăng trưởng tốt, đang bắt đầu sinh sản và có nhiều hứa hẹn khả năng thành công.
Dự kiến cuối tháng 4 này, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản An Giang sẽ tiếp tục nuôi thử nghiệm 150.000 con post toàn đực tại một xã và một thị trấn của huyện Thoại Sơn. Đây là bước đột phá mới của nghề nuôi tôm càng xanh ở An Giang, hướng tới năng suất, chất lượng tôm thương phẩm; tạo điều kiện phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh toàn tỉnh lên trên 2.680 ha.
KIM SARY
Ngành thủy sản nông trường sông Hậu: Đạt tiêu chuẩn quốc tế về qui trình nuôi thủy sản sạch SQF 1000CM
Nguồn tin: BCT, 20/4/2006
Ngày cập nhật: 22/4/2006
Bill Gates thăm điểm "Bưu điện Văn hoá Xã" huyện Từ Sơn, Bắc Ninh
Nguồn tin: VnMedia, 21/4/2006
Ngày cập nhật: 21/4/2006
Bill Gates đến Việt Nam với một lịch làm việc dày đặc
Tối nay (21-4), Chủ tịch Tập đoàn Microsoft, Bill Gates, sẽ tới Việt Nam trong chuyến thăm kéo dài hai ngày với một kế hoạch làm việc dày đặc và mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng CNTT Việt Nam.
Theo kế hoạch, đầu giờ sáng ngày 22-4 từ 8giờ15 – 8giờ45, Bill Gates sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Phan Văn Khải và ngay sau đó ông sẽ đến chào Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Từ 9giờ40 – 11giờ, ngài chủ tịch tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới sẽ có buổi nói chuyện với sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tại đây, các sinh viên CNTT sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng “thần tượng” của mình trong buổi giao lưu thân mật kéo dài hơn một tiếng đồng hồ.
Buổi chiều cùng ngày, từ 13giờ50 – 15giờ tại Nhà hát lớn Hà Nội, Bill Gates sẽ có buổi nói chuyện với cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Chủ đề của buổi nói chuyện này là: Tương lai của phần mềm Việt Nam với tầm nhìn mới. Tiếp sau đó, Bill Gates sẽ có buổi làm việc với Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT từ 15giờ05 đến 16giờ05.
Không chỉ có các cuộc giao lưu, tiếp xúc với giới CNTT, Bill Gates cũng sẽ có chuyến thăm điểm "Bưu điện Văn hoá Xã" điển hình lúc 16giờ30 tại Nhà văn hoá Xóm Tư, thôn Dương Sơn, xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Cũng tại đây, Bill Gates sẽ khởi động Dự án oneclick và gặp gỡ báo chí.
Trả lời phỏng vấn của báo chí, Bộ trưởng Bưu chính - Viễn thông, Đỗ Trung Tá, cho biết chuyến thăm của Bill Gates là một tín hiệu rất đáng mừng đối với nền CNTT Việt Nam, hy vọng sau chuyến thăm này, ông chủ tập đoàn Microsoft sẽ hiểu Việt Nam hơn và thấy được quyết tâm của Việt Nam trong nỗ lực đứng tên trên bản đồ CNTT thế giới.
Còn ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thì cho biết ông có ấn tượng rất sâu sắc về Bill Gates từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải hồi năm ngoái. Ông Lộc cho rằng rất có thể Bill Gates sẽ coi Việt Nam là đối tác tiềm năng của Microsoft trong việc phát triển CNTT, nhất là trong lĩnh vực phần mềm.
Cùng chung ý kiến nhận xét với hầu hết cộng đồng CNTT Việt Nam, ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam, cũng cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Bill Gates là một tín hiệu tốt cho lĩnh vực CNTT của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết mà chỉ trong khuôn khổ chuyến thăm một ngày thì rất khó. Cho đến nay, Microsoft mới chỉ có cam kết hỗ trợ một phần tài chính cho lĩnh vực giáo dục nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005.
Gần 17.500 tỷ đồng phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Nguồn tin: TTXVN, 18/4/2006
Ngày cập nhật: 21/4/2006
Bộ Thủy sản cho biết sẽ đầu tư 17.461 tỷ đồng cho phát triển nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2006-2010.
Ngành sẽ đầu tư 4.772 tỷ đồng cho 235 dự án nuôi trồng thủy sản với quy mô 159.000ha và 916 tỷ đồng cho Chương trình phát triển giống thủy sản gồm 84 dự án với quy mới hơn 1.630ha.
Bên cạnh đó, Bộ cũng ưu tiên đầu tư vào các dự án nuôi các đối tượng có giá trị sản phẩm cao, có nhiều tiềm năng; tập trung mũi nhọn đột phá vào nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo, trên các vùng chuyển đổi.
Bộ Thủy sản sẽ đầu tư tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo nhân lực đáp ứng việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nuôi trồng thủy sản. Bộ cũng sẽ hình thành các cụm công nghiệp thủy sản, gắn kết chặt chẽ nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài việc đầu tư trực tiếp cho nuôi trồng thủy sản, giai đoạn 2006-2010, ngành sẽ đầu tư mạnh cho các hoạt động sản xuất phục vụ nuôi trồng thủy sản như sản xuất thức ăn, thuốc chữa bệnh, kiểm tra, giám sát môi trường nước, các cơ sở hạ tầng./
ĐBSCL chiếm hơn 72% số trang trại thuỷ sản cả nước
Nguồn tin: TTXVN, 19/4/2006
Ngày cập nhật: 21/4/2006
Theo Bộ Thủy sản, khu vực ĐBSCL hiện có hơn 12.100 trang trại thủy sản, chiếm hơn 72% số trang trại thủy sản của cả nước.
Toàn vùng đã phát triển được nhiều mô hình sản xuất chuyên nuôi thủy sản, trang trại nuôi tôm sú công nghiệp, nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất lúa, tôm-rừng. Hầu hết các hộ này làm kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Các tỉnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất thủy sản nhanh là Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Trà Vinh.
Năm 1995, ở ĐBSCL chỉ có hơn 2,2% số hộ làm kinh tế thủy sản. Hiện nay, tốc độ tăng số hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng cao nhất nước và chiếm hơn 8,1% so với số hộ nông thôn toàn khu vực.
Việc phát triển nuôi trồng thủy sản không chỉ ở vùng nước mặn mà cả vùng nước ngọt với nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế khá cao như nuôi cá tra, basa, rô đồng, rô phi trong ao hồ theo hình thức thâm canh, nuôi tôm càng xanh mương vườn, cá lồng-bè. Ngoài ra, người dân ĐBSCL còn đầu tư phát triển nuôi nghêu, sò huyết trên các bãi bồi ven biển nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho hàng trăm ngàn lao động ở vùng nông thôn ven biển./.
(TN)
An Giang: Các ngân hàng cho vay chăn nuôi và chế biến thủy sản trên 1.000 tỷ đồng
Nguồn tin: WAG, 21/4/2006
Ngày cập nhật: 21/4/2006
Chợ Mới: Xây dựng thương hiệu “Đặc sản khô cá lóc Chợ Mới”
Nguồn tin: WAG, 21/4/2006
Ngày cập nhật: 21/4/2006
Thực hiện chương trình đẩy mạnh thương hiệu hóa đặc sản An Giang do tỉnh phát động, ngành chức năng huyện Chợ Mới đã xúc tiến đi khảo sát, xây dựng quy chế quản lý tập thể… và đang thiết kế logo chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu tập thể “Đặc sản khô cá lóc Chợ Mới”, gồm 6 cơ sở chế biến khô cá lóc ở thị trấn Chợ Mới là: Kim Huê, Kim Cúc, Nhật Tân, Nhật Tâm, Bá Việt và 6 Tâm. Nếu thành công thì đây là nhãn hiệu hàng hóa tập thể đầu tiên của huyện Chợ Mới được xây dựng thương hiệu.
Sắp tới, huyện Chợ Mới sẽ tiếp tục xây dựng thương hiệu tập thể cho các ngành nghề truyền thống ở địa phương như: Tranh kiếng Chợ Mới, mộc Chợ Mới và dưa xoài Bình Phước Xuân.
H.C
Chuyển từ nuôi tôm sang nuôi các đối tượng khác sẽ đạt hiệu quả nhiều mặt
Nguồn tin: BĐ, 19/4/2006
Ngày cập nhật: 20/4/2006
Những năm gần đây, tình trạng tôm nuôi bị dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Định xảy ra ngày một gia tăng. Để hạn chế tác hại này, thời gian qua hàng trăm chủ hồ tôm trong tỉnh đã chuyển từ nuôi tôm sang nuôi các loài thủy sản khác như cá chua, cua, sìa, sò huyết… Phóng viên Báo Bình Định trao đổi với bà Mai Kim Thi - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - xung quanh vấn đề này.
* Xin bà cho biết, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường nuôi tôm ở tỉnh Bình Định ngày càng suy thoái ?
- Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng môi trường nuôi tôm ở Bình Định ngày càng suy thoái nghiêm trọng là do trong một thời gian dài việc nuôi tôm ở Bình Định phát triển thiếu quy hoạch. Sau hơn 10 năm phát triển nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, lượng chất thải cũng tăng lên và tích tụ trong đáy ao ngày một nhiều. Trong khi đó, vùng nuôi tôm ở Bình Định lại tập trung ở đầm Thị Nại, Đề Gi, nơi có đặc thù trao đổi nước kém, lại thiếu hệ thống thủy lợi, hệ thống xử lý chất thải nên nước trong đầm bị tù đọng, khiến cho hàm lượng ô xy hòa tan thấp, lượng mùn bã hữu cơ, vi khuẩn gây bệnh tăng cao… Ngoài ra, việc dùng các hóa chất sát khuẩn để xử lý nước trong ao nuôi không đúng cũng đã làm tăng nhanh hiện tượng suy thoái vùng nuôi…
* Bà có nhận xét gì về việc người nuôi tôm chuyển đối tượng nuôi hiện nay?
- Trong thời gian qua, ngành Thủy sản cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ cho người nuôi tôm, như xây dựng các trạm kiểm nghiệm, kiểm dịch thú y thủy sản tại các huyện nuôi tôm để giúp bà con trong việc kiểm tra môi trường nuôi, bệnh tôm… nhưng tình trạng dịch bệnh tôm vẫn cứ diễn ra, do môi trường nuôi quá ô nhiễm. Với điều kiện Bình Định hiện nay, việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thủy lợi cho việc nuôi tôm chưa thể làm ngay được. Bởi vậy, vấn đề trước mắt làm thế nào để giảm lượng chất thải trong nuôi tôm càng nhiều càng tốt, nên cần phải giảm mật độ nuôi cho phù hợp với điều kiện canh tác. Bên cạnh đó, để giảm chất thải ra môi trường xung quanh cần thực hiện nuôi 1 vụ ăn chắc và nuôi luân canh, xen canh với các đối tượng nuôi khác, nhất là các đối tượng ăn mùn bã hữu cơ như: cá chua, cá rô phi, động vật thân mềm… để góp phần cải thiện môi trường chung quanh vùng nuôi… Do đó, chủ trương của ngành thủy sản tỉnh vận động các hộ nuôi tôm chuyển sang nuôi các đối tượng thủy sản khác là biện pháp bảo vệ môi trường các vùng tôm và qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản.
* Xin cảm ơn bà !
Ngọc Thái (thực hiện)
Chuyển 650 ha mặt nước nuôi tôm sang nuôi các đối tượng khác
Nguồn tin: BĐ, 18/4/2006
Ngày cập nhật: 20/4/2006
Để hạn chế tình trạng dịch bệnh tôm phát sinh, trong thời gian qua các địa phương trong tỉnh đã vận động nhiều hộ nuôi tôm chuyển 650 ha mặt nước nuôi tôm bị nhiễm bệnh nặng sang thả nuôi các loại thủy, hải sản khác như: cá chua, cá rô phi đơn tính, cua, sìa, sò huyết… Ngành Thủy sản tỉnh cũng khuyến cáo, vận động nhiều hộ nuôi tôm thả tôm nuôi đúng lịch thời vụ và chuyển hẳn sang nuôi tôm 1 vụ/năm.
Tuy nhiên, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh vẫn còn 200 ha tôm thả nuôi sớm trước lịch thời vụ để có thể nuôi 2 vụ/năm, nên đã phát sinh dịch bệnh. Đến nay, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh trên địa bàn Bình Định là 49 ha, phần lớn rơi vào những diện tích thả nuôi trước lịch thời vụ.
Ngọc Thái
Công ty CP đầu tư 2 triệu USD để sản xuất tôm giống
Nguồn tin: BD, 18/4/2006
Ngày cập nhật: 20/4/2006
Ngày 18-4, UBND tỉnh Bình Định đã cho phép Công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam đặt Chi nhánh sản xuất tôm giống tại thôn Xuân Thạnh, xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định để sản xuất tôm giống chân trắng.
Theo quyết định của UBND tỉnh, Chi nhánh Công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam được thuê 10ha đất thuộc khu quy hoạch nuôi tôm giống tại địa điểm trên trong thời hạn 20 năm.
Công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn Thái Lan có trụ sở chính đặt tại Khu công nghiệp Biên Hoà II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Dự án triển khai tại Bình Định có quy mô vốn là 2 triệu USD.
Đ.A
Nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL: Câu hỏi chưa có lời đáp
Nguồn tin: BCT, 19/4/2006
Ngày cập nhật: 19/4/2006
Bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản
Nguồn tin: BCT, 18/4/2006
Ngày cập nhật: 19/4/2006
Nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL, cả vùng ngọt lẫn vùng mặn lợ đều đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường ngày càng bức xúc. Tình trạng tôm, cá chết như thời gian qua là một thực trạng đáng báo động.
Trước tiên là vấn đề nguồn nước bị ô nhiễm từ nước thải. Ở nhiều nơi, nước thải sinh hoạt từ các chợ, điểm dân cư, từ nguồn nuôi tôm, cá dạng công nghiệp, trong sản xuất kinh doanh tôm, cá giống, thu mua chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, dịch vụ, giao thông vận tải và nước cải tạo ao đầm vụ trước... tất cả gần như chưa qua xử lý gì và được thải trực tiếp ra sông, kinh, rạch. Rồi người dân nuôi lại tiếp tục lấy nước sông, kinh, rạch vào cũng không lắng lọc, xử lý trước khi thả giống, làm cho mầm bệnh cứ mãi lưu tồn, lan truyền không dứt được. Các nguồn nước hiện nay không chỉ chứa mầm bệnh cho tôm cá mà còn có cả dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh trừ bệnh, hóa chất xử lý môi trường… rất bất lợi cho thủy sinh vật và tôm, cá nuôi. Đây là vấn đề bức xúc, cần phải được cả cộng đồng cùng quan tâm và kiên quyết xử lý thì mới có kết quả tốt.
Một vấn đề khác đáng quan tâm là sự phát sinh độc hại từ các yếu tố lý, hóa học, đất, nước… do tác động của con người. Các vùng đất đã chuyển đổi để nuôi tôm, cá phần lớn đều thuộc loại phèn nhẹ đến nặng, tầng sinh phèn thường ở nông nên trong quá trình cải tạo, kiến thiết ao, ruộng nuôi, do vô tình hoặc cố ý mà nông dân đã tạo nên những xáo trộn nguy hiểm, đã đào sâu và đưa tầng sinh phèn lên bề mặt, tạo điều kiện cho nó tiếp xúc với không khí trở thành phèn hoạt động, làm cho hàm lượng sắt, nhôm hoạt động tăng cao; các loại khí độc H2S, NH3… do xác bã thực vật, rong tảo bị phân hủy trong quá trình nuôi cũng phát triển gây độc hại cho các loài thủy sản.
Với lực lượng máy khoan đất, bơm bùn hùng hậu mà con số đã lên đến hàng ngàn chiếc mỗi huyện như hiện nay và trong tình trạng bơm đổ trực tiếp ra sông, kinh, rạch thì chỉ riêng nước bùn thôi cũng đủ làm cho mọi loài thủy sản khốn khổ chứ không riêng gì con tôm, con cá. Nếu các địa phương không chấn chỉnh, kiểm soát nơi đổ bùn sao cho có chỗ có nơi, không xử lý tốt những vi phạm thì hậu quả sẽ rất lớn: Các lòng sông, kinh rạch, sẽ bị bồi lắng cạn nhanh, nước bùn sẽ tiếp tục gây bất lợi cho đời sống và nuôi trồng thủy sản. Vì thế cần có những quy định chặt chẽ và biện pháp chế tài nghiêm khắc cho vấn đề này thì mới mong cải thiện được tình hình.
Một vấn đề rất nguy hiểm khác là tình trạng nông dân lạm dụng nông dược, thuốc kháng sinh, hóa chất, phân bón... trong quá trình nuôi dẫn đến ô nhiễm các nguồn nước trong ao đầm, rồi sau đó bơm ra làm ô nhiễm lan tỏa cho sông rạch, tồn lưu trên sản phẩm... Hiện nay vấn đề này vẫn còn nan giải đối với việc quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản ở nhiễu nơi. Vì thế, việc tăng cường giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi và người kinh doanh dịch vụ. Song song đó, công tác giám sát kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh dịch vụ cần phải được tiến hành thường xuyên, triệt để và nghiêm khắc hơn nữa.
Trong quy hoạch và chuyển đổi vừa qua có những vùng không phù hợp cho con tôm như đất quá gò, đất không giữ được nước, quá nhiễm phèn khó cải tạo, phát triển nuôi bè, nuôi ao... quá sức tải của nguồn nước. Thế nhưng, nông dân cố cải tạo một cách gò ép để mong nuôi được con tôm, con cá đã tác động mạnh mẽ vào các yếu tố đất, nước, làm cho môi trường bị biến đổi theo xu thế bất lợi như tăng độ mặn, tăng nhiệt độ, pH cục bộ hoặc trên phạm vi cả vùng, góp phần gây nên hiện tượng tôm, cá chết trên diện rộng. Vấn đề này rất cần được cơ quan chức năng, các nhà khoa học rà soát, nghiên cứu đánh giá và đề ra giải pháp khắc phục sớm để nông dân an tâm đầu tư, ổn định sản xuất hoặc nuôi tôm, cá hoặc trồng lúa màu, cây công nghiệp… vĐã đến lúc các địa phương cần hợp tác qui hoạch lại vùng nuôi, qui mô và đối tượng nuôi sao cho vừa phải, phù hợp với khả năng chịu đựng của các yếu tố môi trường. Còn cơ quan quản lý môi trường và các địa phương cần nghiêm khắc xử lý các cơ sở, cá nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước; tổ chức quan trắc thật tốt nhằm đánh giá kịp thời các yếu tố môi trường để thông báo cho nhân dân và tham mưu cho lãnh đạo. Cần tăng cường công tác, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn dân cùng tham gia bảo vệ tốt môi trường nước nuôi trồng thủy sản. Đây là vấn đề sống còn và là yếu tố nhằm đảm bảo cần cho sự phát triển của toàn vùng trên bước đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
KS NGUYỄN VĂN THƯỚC
Bạc Liêu: Chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi tôm cho 2.000 hộ nông dân
Nguồn tin: Agroviet, 18/4/2006
Ngày cập nhật: 19/4/2006
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các đơn vị chức năng tỉnh Bạc Liêu tổ chức mở 80 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho hơn 2.000 hộ nông dân tham dự.
Các hộ này được học tập qua lý thuyết, giáo án được các nhà chuyên môn sọan thảo đúc kết từ những mô hình đang sản xuất tại địa phương. Ngòai học lý thuyết trên lớp, học viên đi trực tiếp xuống địa bàn, xem và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình thực tế. Với cách truyền đạt này, nhà nông tiếp thu kiến thức nhanh và áp dụng vào sản xuất đạt kết quả cao.
Được biết, sau khi thực hiện chuyển dịch sản xuất đến nay, hàng năm tỉnh Bạc Liêu tổ chức mở hàng trăm lớp tập huấn cho hàng chục ngàn lượt người tham dự. Phần lớn, hộ nông dân ở địa phương được tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật kịp thời, nhiều kỹ thuật khoa học tiên tiến đưa vào sản xuất cho hiệu quả cao. Đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi tôm, nuôi cua, cá đồng, cây-con kết hợp, lúa- tôm... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Nhờ đó, hàng năm tỉnh Bạc Liêu có hàng trăm hộ thóat người, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương giảm mạnh.
Hiện nay, nông dân tỉnh Bạc Liêu đang vào mùa nuôi tôm chính vụ, đến thời điểm này tòan tỉnh thả nuôi gần 120.000 ha, tăng gần 500 ha so với vụ mùa năm 2005. Hiện nay, thời tiết đang thuận lợi cho nuôi tôm, phần lớn diện tích tôm nuôi đang phát triển tốt, hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu./.
(Nguồn tin: TTXVN)
Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả sản xuất trong nuôi trồng thủy sản
Nguồn tin: BNT, 17/04/2006
Ngày cập nhật: 18/4/2006
Thời gian qua, việc nuôi tôm ở tỉnh Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn, người nuôi tôm lao đao do thua lỗ liên tiếp. Nguyên nhân chúng ta thường được nghe đến gồm yếu tố quy hoạch chưa được thực hiện tốt; yếu tố môi trường, tình trạng con giống, thức ăn, thuốc sử dụng kém chất lượng chưa được kiểm soát... Nói chung là những lý do thể hiện sự yếu kém của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến một vấn đề khác, đó là cách thức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với con tôm ở Đầm Nại.
Để nuôi tôm, chúng ta cần có vốn (khá lớn), quy trình kỹ thuật chặt chẽ, lao động thành thạo và thường xuyên được cập nhật thông tin về thuốc, thức ăn, giá cả thị trường... Hơn nữa, điều quan trọng có tính cơ bản chi phối đến hiệu quả sản xuất là việc nuôi tôm của chúng ta tiến hành chung trên khu nuôi, có nghĩa là nhiều hộ nuôi tôm có cùng hệ thống kênh mương, nguồn nước, đường giao thông... Đó là những đặc điểm cho chúng ta thấy việc hợp tác trong nuôi tôm là bức thiết.
Trên thực tế, việc nuôi tôm của chúng ta tiến hành độc lập theo từng hộ nuôi, thể hiện ở chỗ, các hộ nuôi thường xem nhẹ yếu tố thời vụ, xem nhẹ các khuyến cáo về môi trường, về sử dụng thức ăn, thuốc của cơ quan chức năng. Có nghĩa là chúng ta xem nhẹ tính hợp tác trong nuôi tôm. Và hệ quả là sau một số năm thuận lợi, từ năm 2003 đến nay, phần lớn hộ nuôi tôm của chúng ta đều lỗ lớn.
Hiện nay, trở ngại lớn của vấn đề nuôi tôm có thể đúc kết:
Về khách quan, do hệ thống kênh mương dẫn nước, cống điều tiết, đường giao thông chưa thật sự thuận lợi, phù hợp với yêu cầu cung cấp, thải nước, đi lại; còn phụ thuộc nhiều vào hình dáng, kích thước ao của hộ nuôi. Hầu hết hộ nuôi do thua lỗ liên tiếp nên thiếu vốn sản xuất.
Mặt khác, về phía chủ quan, có thể thấy tính hợp tác (ở mức độ thấp là tính cộng đồng) giữa các hộ nuôi còn hạn chế. Thể hiện qua việc chấp hành thời vụ, chấp hành quy trình kỹ thuật (nhất là trong cấp, thải nước)... việc xem nhẹ lợi ích chung của vùng nuôi. Năng lực kỹ thuật của người nuôi tôm chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn còn dựa theo kinh nghiệm. Sự quan tâm của chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng chưa đầy đủ, thể hiện ở chỗ chưa đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc hỗ trợ người nuôi cũng như việc xử lý các vi phạm về bảo vệ hệ thống kênh mương, bảo vệ môi trường nuôi...
Với trên 700 ha nuôi tôm ở Đầm Nại, liên quan đến đời sống của trên 2.000 hộ dân, chúng ta cần xác định hoạt động nuôi trồng thủy sản mà cụ thể là nuôi tôm không dễ dàng thay thế bằng một hoạt động sản xuất khác trong một sớm, một chiều. Nhằm ổn định lại và phát triển nuôi tôm ở Đầm Nại theo quy hoạch của tỉnh, cũng như chuẩn bị cho việc tiếp nhận và phát huy hiệu quả của dự án đầu tư mới cho vùng Đầm Nại từ nguồn ngân sách Nhà nước. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp:
Hội đồng nhân dân tỉnh cần có Nghị quyết về quy hoạch chi tiết vùng Đầm Nại, nhằm đảm bảo mệnh lệnh thống nhất về thực hiện công tác quy hoạch từ chính quyền cấp tỉnh đến tận người dân. Quy hoạch chi tiết lại vùng Đầm Nại với hệ thống thủy lợi, giao thông, khu xử lý thải phục vụ nuôi trồng thủy sản được bố trí một cách bài bản, khoa học, hạn chế những tác hại xấu của môi trường là yếu tố có tính quyết định đến hiệu quả nuôi tôm Đầm Nại. Đó cũng là yêu cầu không thể thiếu trong hợp tác sản xuất.
Cán bộ Đảng, chính quyền, các đoàn thể phải quán triệt và nhận thức đầy đủ nhiệm vụ quy hoạch lại, cải tạo khu nuôi tôm Đầm Nại. Loại bỏ tư tưởng ngại khó, ngại khổ; thường xuyên bám sát nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong vùng để có các giải pháp tốt nhất trong thực hiện tổ chức sản xuất hợp tác ở Đầm Nại.
Các ngành, các cấp phải xây dựng các quy chế liên tịch với nhau nhằm phân định trách nhiệm cụ thể trong việc hỗ trợ hoạt động nuôi trồng thủy sản, bao gồm các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về vốn cũng như khi triển khai quy hoạch lại Đầm Nại.
Thành lập tổ giám sát đặc biệt thuộc huyện Ninh Hải với các cán bộ tư pháp có đủ quyền lực để xử lý nhanh và nghiêm các vi phạm về quản lý hệ thống kênh mương, bảo vệ môi trường..., các vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quy hoạch lại.
Tổ chức, thành lập các tổ sản xuất ở Đầm Nại với quy mô 15, 20 hộ nuôi, liên canh theo từng cụm hệ thống công trình. Hoạt động theo một quy chế hợp tác thống nhất. Mức độ hợp tác tăng theo thời gian và mức độ nhận thức của hộ nuôi.
Về lý luận, quan hệ sản xuất mới ở Đầm Nại là tất yếu do sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện nay. Việc thành lập các tổ sản xuất cũng là tiền đề để thực hiện quy hoạch lại vùng nuôi ở Đầm Nại, và cũng là cơ sở để các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho hộ nuôi tiếp cận nguồn vốn vay.
Việc tổ chức và quy hoạch lại hoạt động nuôi trồng thủy sản Đầm Nại thật sự rất khó khăn, sẽ kéo dài nhiều năm, nhưng không phải là không thực hiện được. Sự kiên trì và tâm huyết của cán bộ các ngành, các cấp với đời sống nhân dân vùng Đầm Nại là động lực cơ bản; đồng thời các giải pháp (có sự tham gia của hộ nuôi) sẽ quyết định thành công của hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản ở Đầm Nại. Có như thế việc đầu tư vào Đầm Nại trong thời gian tới của chúng ta mới chắc chắn mang lại hiệu quả như mong muốn.
Quang Huy,Báo Ninh Thuận
Nuôi trồng thuỷ sản được khẳng định là lĩnh vực kinh tế động lực
Nguồn tin: VOV, 14/4/2006
Ngày cập nhật: 18/4/2006
Trong hai ngày 13 và 14/4, tại Hà Nội, Bộ Thuỷ sản tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010.
Từ năm 1999 đến 2005, tổng diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản là 377.269 ha. Cụ thể diện tích chuyển đổi như sau: các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản là 8.322 ha; các tỉnh Tây Nguyên là 500 ha; các tỉnh Nam Trung Bộ là 3.031 ha; các tỉnh Bắc Trung Bộ là 13.729 ha; các tỉnh đồng bằng sông Hồng là 34.490 ha; các tỉnh Trung du miền Bắc là 6.776 ha.
Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Việt Thắng cho biết: “Việc chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản theo tinh thần Nghị quyết 09/2000/NQ-CP đã làm tăng diện tích các loại hình mặt nước. Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản góp phần làm tăng sản lượng thuỷ sản năm 1999 là 480.767 tấn lên 1.437.356 tấn vào năm 2005. Nuôi trồng thuỷ sản được khẳng định là lĩnh vực kinh tế động lực, tạo sản phẩm hàng hoá tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nuôi trồng năm 2000 (tôm, cá tra, ba sa) là 6,2 triệu USD (chiếm 41,51% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản), năm 2004 là 1,5 tỷ USD và năm 2006 đạt 1,6 tỷ USD (chiếm 59,42% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản)”.
Ngoài ra, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản còn góp phần vào giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động nông thôn, tạo được những mô hình kinh tế thuỷ sản ở các tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao…
Tuy nhiên, việc triển khai nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó có việc xây dựng qui hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản, qui hoạch chi tiết các vùng còn chậm, tính khả thi của một số qui hoạch còn chưa cao; vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng còn hạn chế; chưa chủ động được nguồn tôm, cá bố mẹ cho sản xuất giống; chất lượng môi trường nuôi có biểu hiện giảm sút, nhất là một số tỉnh ven biển Nam Trung bộ./.
Thoại Sơn: Chuyện về vương quốc tôm càng xanh
Nguồn tin: WAG, 18/4/2006
Ngày cập nhật: 18/4/2006
Trong số những báo cáo điển hình tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiên chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010 vừa diễn ra tại Hà Nội, mô hình nuôi tôm càng xanh mùa nước nổi của xã Phú Thuận thu hút được sự chú ý của nhiều người.
Thực tế chuyện về vương quốc tôm càng xanh Phú Thuận đến nay không còn lạ, nhưng điều đáng nói là, trong vài năm qua, ngày càng có nhiều nông dân Phú Thuận phát triển và hoàn thiện mô hình nuôi tôm càng xanh, đặc biệt là nuôi luân canh với trồng lúa đã mang lại hiệu quả rất cao.
Được cung cấp kiến thức tương đối đầy đủ, 40 hộ dân xã bắt tay vào triển khai với tổng diện tích 90 ha. Diện tích nuôi tôm càng xanh khá lớn như vậy đã nảy sinh những khó khăn về nguồn thức ăn. Người dân ở xã tính toán rằng, sử dụng nguồn thức ăn từ cá tạp đánh bắt được trong mùa nước nổi sẽ không đáp ứng đủ thức ăn cho nuôi tôm lại không bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản, nếu nuôi tôm bằng thức ăn công nghiệp thì giá thành cao, hạch toán không có lãi. Từ đó, người dân đã mạnh dạn tận dụng ốc bươu vàng làm nguồn thức ăn chính cho tôm càng xanh, đồng thời mở ra nghề bắt ốc cho những người nghèo.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, diện tích nuôi tôm càng xanh của xã Phú Thuận là 600 ha với tổng kinh phí đầu tư trên 2 tỷ đồng, cung cấp cho thị trường khoảng 600 tấn/vụ.
Nuôi tôm "SQF 1000" giấc mơ & hiện thức
Nguồn tin: KT nông thôn, 14/04
Ngày cập nhật: 18/4/2006
Bắc Ninh: Cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước
Nguồn tin: SGGP, 18/04/2006
Ngày cập nhật: 18/4/2006
Theo Sở NN - PTNT Bắc Ninh, toàn tỉnh hiện có 4.600 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản được chuyển đổi từ đất trồng lúa, tập trung chủ yếu tại các huyện Lương Tài, Gia Bình, Quế Võ ... Tuy nhiên hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các vùng chuyển đổi trên đang khiến cá chết hàng loạt và liên tục, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Đoàn khảo sát của trường Trung học Thủy sản IV cho biết, nguồn nước ô nhiễm do quá thừa chất hữu cơ, độ đục cao, tỷ lệ oxy hòa tan trong nước chỉ đạt 1,4mg/lít (yêu cầu tối thiểu 3-4mg/lít), Ammoniac trong ao nhiều nên độ pH>8. Nguyên nhân được xác định là do người nuôi đã sử dụng quá nhiều hóa chất và thức ăn không đúng quy trình, kỹ thuật, liềulượng khiến nguồn nước bị ô nhiễm trên diện rộng.
V.PH
Việc đầu tư vốn cho nuôi trồng và chế biến thủy xuất khẩu An Giang
Nguồn tin: WAG, 14/4/2006
Ngày cập nhật: 17/4/2006
Trà Vinh: Các cơ sở chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu
Nguồn tin: BCT, 17/4/2006
Ngày cập nhật: 17/4/2006
Phú Yên: giá cá ngừ đại dương giảm
Nguồn tin: TT, 17/04/2006
Ngày cập nhật: 17/4/2006
Giá cá ngừ đại dương tại cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên) chỉ còn 60.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000-15.000 đồng/kg so với đầu năm và là giá thấp nhất từ trước đến nay.
Trong khi đó, theo Sở Thủy sản Phú Yên, giá cá ngừ đại dương xuất khẩu hiện vẫn ở mức cao và không có dấu hiệu giảm giá. Tại Phú Yên toàn bộ thị trường cá ngừ đều do các đại lý thu mua khống chế và quyết định giá nên người dân không thể bán giá tốt hơn.
Hiện nay dù sản lượng đánh bắt cao, nhưng do chi phí tăng cao, giá thu mua lại giảm nên hầu hết các tàu đều không có lãi, thậm chí nhiều tàu bị lỗ.
T.L.
Nguyên liệu cá tra, cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long: Bao giờ kiểm soát được?
Nguồn tin: SGGP, 17/04/2006
Ngày cập nhật: 17/4/2006
Ninh Thuận - Nhiều mô hình nuôi thuỷ sản đạt hiệu quả cao
Nguồn tin: NT, 14/4/2006
Ngày cập nhật: 16/4/2006
Từ đầu năm đến nay, bên cạnh việc triển khai cho nông, ngư dân tiếp tục thực hiện nuôi thủy sản với các mô hình đã khẳng định được tính hiệu quả như nuôi tôm hùm lồng thương phẩm, nuôi rong sụn, nuôi ốc hương thương phẩm... Ngành Thủy sản còn hướng dẫn nông, ngư dân đưa vào nuôi một số mô hình mới như nuôi tôm the chân trắng, cá mú, cá măng... Riêng tôm thẻ chân trắng, từ một số diện tích ban đầu đến nay đã phát triển lên gần 40 ha tập trung chủ yếu tại vùng nuôi trên cát An Hải và Sơn Hải. Với giá bán từ 45.000 – 48.000 đồng/kg tôm hầu hết các hộ thu hoạch đều cho lãi từ 40 – 80 triệu đồng/ha. Đối với nuôi cá nước ngọt, cùng với chương trình hô trợ giống thủy sản, bà con trong tỉnh còn mạnh dạn đầu tư thả nuôi các loài cá có giá trị kinh tế như chim trắng, điêu hồng, trê lai, trắm cỏ trên diện tích hơn 95 ha. Các mô hình nuôi hiệu quả hiện nay đã được xác định là: mô hình V.A.C, mô hình cá - lúa với số lợi nhuận thu được từ 18 - 20 triệu đồng/ha.
H.H,Báo Ninh Thuận
Sóc Trăng - Tạo bước đột phá mới để tăng tốc
Nguồn tin: SGGP, 13/4/2006
Ngày cập nhật: 16/4/2006
2010: Nuôi trông thủy sản phấn đấu đạt 2 triệu tấn
Nguồn tin: TP, 14/4/2006
Ngày cập nhật: 16/4/2006
TP - Đó là thông tin do Bộ Thủy sản đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010, sáng 13/4, tại Hà Nội.
Mục tiêu này dựa trên thành quả đáng ghi nhận trong nuôi trồng thủy sản thời gian qua: So với năm 1999, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2005 đã tăng gấp 3 lần (đạt 1,437 triệu tấn); diện tích nuôi trồng tăng 0,83 lần (đạt 959.945 ha); sản lượng giống tôm sú sản xuất trong nước (sản phẩm chủ lực của thủy sản VN) tăng gấp 4 lần (đạt 28,8 tỷ con P15)…
Với tổng số vốn đầu tư 13.822 tỷ đồng (ngân sách trung ương) giai đoạn 2000 - 2005, nhiều dự án nuôi trồng đã được triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả cao tại các địa phương (Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình, Trà Vinh…).
Đức Kế
Tương lai của con cá sạch
Nguồn tin: TBKTSG, 13/4/2006
Ngày cập nhật: 16/4/2006
Nguyên liệu thuỷ sản tăng giá và thiếu nguồn cung
Nguồn tin: VNECONOMY, 12/04/2006
Ngày cập nhật: 15/4/2006
Quy hoạch nguội, diện tích thủy sản tăng nóng
Nguồn tin: VNN, 14/04/2006
Ngày cập nhật: 15/4/2006
Diện tích nuôi trồng thủy sản đang tăng rất nhanh khiến quy hoạch tổng thể ngành vất vả... chạy theo. Tình trạng này, như lời Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, thì vừa mừng vừa lo: mừng vì đây là nghề hấp dẫn, song nỗi lo lớn hơn là giải quyết ra sao vấn đề môi trường.
Báo cáo của Bộ Thủy sản tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010, diễn ra hôm 13/4 tại Hà Nội, cho thấy, diện tích NTTS cả nước tính đến 2005 là gần 960.000ha, tăng 83% so với năm 1999 và đạt 96% chỉ tiêu diện tích của năm 2010. Sản lượng thu được gấp hai lần năm 1999, đạt gần 1,44 triệu tấn, đạt 72% chỉ tiêu của năm 2010.
Như vậy, đến thời điểm này, hầu hết các chỉ tiêu đặt ra cho năm 2010 về diện tích, sản lượng NTTS đều đã gần như hoàn thành, bởi kế hoạch đến 2010 Việt Nam đạt 1,1 triệu ha NTTS và sản lượng là 2,1 triệu tấn.
Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc nói rằng, điều đó chứng minh rằng NTTS thực sự là một chương trình hấp dẫn, "được lòng dân", mang lại nguồn thu đáng kể cho người nuôi và tạo hiệu quả kinh tế cao. Bằng chứng là năm qua, ngành này đã thu được 2,75 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, trong đó phải kể công đóng góp rất lớn của NTTS trong việc tạo nguồn nguyên liệu (chiếm khoảng 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu).
Không những thế, chúng ta đã chuyển đổi được trên 377.000ha đất, trong đó có 346.700ha lúa kém hiệu quả, sang NTTS. Đây là diện tích ruộng úng trũng cấy lúa một vụ bấp bênh, năng suất thấp; đất trồng cói, làm muối kém hiệu quả và đất cát, đất hoang hóa... nay chuyển sang NTTS cho hiệu quả kinh tế cao. Các đối tượng nuôi chính là tôm nước lợ (nguyên liệu xuất khẩu chủ lực), tôm càng xanh, nhuyễn thể, cá tra và cá basa, cá rô phi...
Song, có rất nhiều đối tượng thủy sản tăng nhanh một cách tự phát, không theo quy hoạch. Điển hình là diện tích tôm và cá tra, basa - những đối tượng mang lại lợi nhuận cao nhờ xuất khẩu tốt và được giá - tăng mạnh. Mặc dù bị tác động của vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ năm 2002, song, vượt qua khó khăn, đến nay nhu cầu mua cá tra, basa Việt Nam vẫn rất cao. Do vậy, lúc phát triển ì ạch, lúc bùng phát mạnh mạnh mẽ, đến nay sản lượng cá tra, basa nuôi vẫn đạt 375.500 tấn, tăng gấp gần 3,7 lần so với 5 năm trước. Tất nhiên, kèm theo đó là sự bấp bênh của chính những người nuôi: lúc nào giá lên thì càng tăng đầu tư, lúc nào giá xuống thì rủ nhau... phá sản.
Nguy hại hơn, sự bùng phát về diện tích nuôi tôm đã làm phá vỡ sự cân bằng sinh thái, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường. Tác động tiêu cực đầu tiên mà chính những người nuôi phải gánh, đó là dịch bệnh đe dọa đến sự phát triển của tôm.
Theo Thứ trưởng Thủy sản Nguyễn Việt Thắng, chất lượng môi trường nuôi thủy sản đã có biểu hiện giảm sút, nhất là ở một số tỉnh ven biển Nam Trung bộ, làm năng suất, sản lượng tôm nuôi của một số tỉnh này mấy năm gần đây giảm. Lấy nước ngọt ngầm vô tội vạ để nuôi tôm trên cát; xả nước thải từ các ao nuôi nhiễm bệnh trực tiếp ra môi trường; sử dụng một số hóa chất, kháng sinh cấm; nhập giống không kiểm soát... đã khiến cho tôm không thể sống nổi, từ đó làm vơi dần túi tiền của người dân và xa hơn là đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Ví như tại Cà Mau, năm 2000, diện tích nuôi tôm mới là 153.373ha thì đến đầu 2006, con số này xấp xỉ 250.000ha. Tương tự, tại Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... diện tích nuôi tôm đều tăng mạnh và rất lớn.
Sau những vụ mùa bội thu, bắt đầu từ khoảng năm 2002 đến nay, tôm chết nhiều. Có mùa, cứ thả giống xuống là chết, đặc biệt là nuôi trái vụ. Say mê với con tôm sú, không ít người đổi đời, nhưng cũng không ít người trắng tay. Mô hình lúa - tôm từng được xem là lý tưởng nhất của nghề tôm quảng canh, nhưng giờ đã đi vào bế tắc. Ở một số huyện của Cà Mau, mấy năm đầu chuyển dịch còn trồng được vài chục nghìn hécta lúa trên đất nuôi tôm, nhưng gần đây, năng suất lúa giảm đáng kể, có nơi chỉ đạt 1 tấn/ha.
Tăng diện tích thủy sản đồng nghĩa với việc phải sử dụng nhiều nước hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là toàn bộ hệ thống kênh mương sử dụng cho nuôi tôm, cá hiện đang dùng "ké" cây lúa. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận xét, hai hệ thống thủy lợi này phải tách biệt chứ không thể "hai trong một" được. Mặc dù trong quy hoạch thủy lợi đến 2010, Bộ NN-PTNT đã kiến nghị đầu tư 4.780 tỷ đồng cho 45 công trình thủy lợi tại 35 tỉnh để phục vụ NTTS, song, đến nay, đề xuất này của Bộ vẫn chưa nhận được sự đồng tình của một số Bộ, ngành khác vì cho rằng chưa cần thiết.
Theo Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, rõ ràng là hiện nay, NTTS đang cần một quy hoạch đồng bộ, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thông qua việc xây dựng các quy trình nuôi sạch, chú trọng tăng sản lượng chứ không chạy theo diện tích và chú ý nhiều hơn đến các đối tượng sinh thái.
Hà Yên
Quảng Ngãi đầu tư 6 tỉ đồng xử lý môi trường nuôi tôm
Nguồn tin: TTXVN, 14/04/2006
Ngày cập nhật: 15/4/2006
Quảng Ngãi đầu tư 6 tỉ đồng xử lý môi trường nuôi tôm) - Tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định đầu tư 6 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho bảy dự án nuôi tôm trong tỉnh nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Tỉnh sẽ đặc biệt ưu tiên đầu tư sớm cho các vùng nuôi tôm đang gây ô nhiễm nặng như dự án nuôi tôm trên cát tại xã Ðức Phong, khu nuôi tôm Ðức Minh tại huyện Mộ Ðức, khu nuôi tôm Phổ An, Phổ Quang, Phổ Minh, Phổ Khánh (huyện Ðức Phổ) và dự án nuôi tôm Ðá Bia, xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn).
Bộ Thủy sản cũng đang yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cấp đất để nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch và các yêu cầu về xây dựng hệ thống ao xử lý nước thải, khu vực chứa chất thải rắn, đê ngập mặn trong các dự án nuôi tôm.
Bộ cũng yêu cầu địa phương chỉ đạo các nông hộ phát triển nuôi đa canh, xen canh và luân canh để nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường vùng nuôi, đồng thời tổ chức quản lý khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý để đảm bảo sản xuất ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái./.
17.500 tỷ đồng cho 2,1 triệu tấn thủy sản
Nguồn tin: VNECONOMY, 12/04/2006
Ngày cập nhật: 15/4/2006
Việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản đã làm tăng diện tích các loại hình mặt nước và sản lượng thủy sản nuôi trồng.
Sau nửa chặng đường thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999- 2010, với tốc độ đầu tư ngày càng tăng mạnh, tới cuối năm 2005, diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đã tăng tới 82,8%.
Ngoài ra, tổng sản lượng tăng gấp 2 lần, góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho hơn 2,55 triệu lao động, xóa đói giảm nghèo và tạo cơ hội làm giàu cho một số hộ nông ngư dân.
Có thể khẳng định, Quyết định số 224 ngày 8/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 09 ngày 15/6/2000 của Chính phủ là những "cú hích" cực kỳ quan trọng đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; đặc biệt là Nghị quyết 09 đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng.
Chuyển dịch để phát triển
"Nghị quyết số 09 của Chính phủ là hành lang pháp lý quan trọng mở ra cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp được triển khai một cách tích cực, tạo cho người sản xuất có quyền tự chủ trong việc lựa chọn phương thức canh tác có hiệu quả nhất để tăng giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích", ông Nguyễn Văn Thành, Phó vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Bộ Thủy sản nhận định.
Thực hiện nghị quyết này, các tỉnh đã rà soát quỹ đất, các loại mặt nước, các vùng làm muối hiệu quả thấp, các vùng đất cát, đất hoang hóa để quy hoạch chuyển đổi và triển khai các dự án nuôi trồng thủy sản.
Từ năm 1999-2005, tổng diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản đã đạt 377.269 ha (từ đất trồng lúa kém hiệu quả là 346.694 ha, từ đất cát: 1.304 ha, đất trồng cói: 2.236 ha, ruộng làm muối kém hiệu quả: 2.170 ha, từ đất vườn và đất hoang hóa khác: 24.862 ha).
Việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản đã làm tăng diện tích các loại hình mặt nước và sản lượng thủy sản nuôi trồng, qua đó tiềm năng đất đai được khai thác hiệu quả hơn, đồng thời đã tạo ra một nghề mới có thu nhập cao cho nhiều vùng nông thôn.
Thống kê cho thấy, doanh thu bình quân sau chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hải Dương là 88 triệu đồng/ha, gấp 6,8 lần so với trồng lúa; ở Vĩnh Phúc là 85 triệu đồng (gấp 5,7 lần); ở Tây Ninh là 80 triệu đồng (gấp 4 lần); ở Cà Mau, nuôi tôm quảng canh cải tiến cho lợi nhuận 25-30 triệu đồng/ha, nuôi tôm - cua là 28- 36 triệu đồng/ha, nuôi tôm - cua dưới mương trong vườn cây ăn trái từ 30-40 triệu đồng/ha, nuôi tôm công nghiệp: 70 - 110 triệu đồng/ha, nuôi cá bống tượng: 450 - 500 triệu đồng/ha, nuôi cá chẽm: 250 - 300 triệu đồng/ha, nuôi cá trình: 200- 250 triệu đồng/ha.
Ngay tại "quê lúa" Thái Bình, các vùng chuyển đổi đất làm muối, trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn đã cho hiệu quả kinh tế cao gấp 7-8 lần trồng lúa, gấp 8 - 10 lần làm muối, đạt giá trị 70-80 triệu đồng/ha/năm, một số hộ đạt từ 250-300 triệu đồng/ha/năm.
Từ chủ trương chuyển đổi, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Diện tích nuôi trồng thủy sản từ 524.619 ha vào năm 1999 (năm trước khi thực hiện Chương trình) đã nhanh chóng tăng lên 640.495 ha vào năm 2000, 755.178 ha vào năm 2001, 797.744 ha vào năm 2002, 867.613 ha vào năm 2003, 920.088 ha vào năm 2004, và đạt 959.945 ha vào năm 2005, tăng 435.327 ha so với năm 1999 (82,8%).
Đồng thời, sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng liên tục tăng mạnh: năm 1999 là 480.767 tấn, năm 2000: 589.595 tấn, năm 2001: 709.891 tấn, năm 2002: 844.810 tấn, năm 2003: 1.003.095 tấn, năm 2004: 1.202.468 tấn, và năm 2005 là 1.437.356 tấn, tăng 956.583 tấn (gấp 2 lần) so với năm 1999.
Như vậy, tốc độ tăng về sản lượng đã vượt cao hơn tốc độ tăng về diện tích, cho thấy được công nghệ nuôi trồng ngày càng tiến bộ và hiệu quả.
Đầu tư cho mục tiêu lớn hơn
Từ năm 2001 đến 2005, đã có 486 dự án nuôi trồng thủy sản được phê duyệt với tổng mức đầu tư 9.670.100 triệu đồng (trong đó vốn ngân sách trung ương: 1.382.200 triệu đồng, chỉ chiếm 14,05%, vốn tín dụng: 3.868.040 triệu đồng, vốn huy động: 3.535.860 triệu đồng, và nguồn vốn đầu tư nước ngoài là 885.000 triệu đồng).
Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách cũng đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: 983.000 mét đê bao có khối lượng đào đắp gần 9 triệu m3 và xây dựng 1.082 cống; 220.000 mét kênh cấp nước chính với khối lượng đào đắp gần 3 triệu m3; 55.560 mét kênh mương thoát nước chính với khối lượng đào đắp hơn 1,5 triệu m3; 29 trạm bơm, 1.161 km đường giao thông; 82 km đường điện hạ thế; 40 trạm biến áp; diện tích đưa vào nuôi đạt 65.765 ha, đóng góp sản lượng thủy sản nuôi trồng hàng năm khoảng 150.000 tấn, giải quyết việc làm cho 66.700 người.
Với mục tiêu đến năm 2010 sẽ đưa diện tích lên 1,1 triệu héc ta, tổng sản lượng lên 2,1 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD, giải quyết công ăn việc làm cho 2,8 triệu lao động, dự kiến nguồn vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006-2010 sẽ cần tới 17.460 tỷ đồng.
Tất cả các nguồn vốn đều có mức tăng mạnh: vốn ngân sách Nhà nước là 3.143 tỷ đồng, vốn tín dụng: 6.984 tỷ đồng, vốn huy động: 6.111 tỷ đồng, vốn ngoài nước: 1.222 tỷ đồng.
Bộ Thủy sản đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ danh mục dự án thực hiện trong giai đoạn này, bao gồm 235 dự án thuộc Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, có quy mô 159.403 ha, tổng mức đầu tư hơn 4.772 tỷ đồng; 84 dự án thuộc Chương trình phát triển giống thủy sản, có quy mô 1.631 ha, tổng mức đầu tư 916.886 triệu đồng.
Trong thời gian tới, Bộ Thủy sản sẽ phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có giải pháp đầu tư thủy lợi kịp thời cho nuôi trồng thủy sản, trước mắt là tập trung tại khu vực ĐBSCL và vùng duyên hải Nam Trung Bộ: hàng loạt các dự án thủy lợi sẽ tiếp tục được đầu tư để hoàn thành đúng tiến độ: công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tại An Giang, dự án cấp nước ngọt từ nuôi trồng thủy sản Bình Đại (Bến Tre), dự án hệ thống thủy lợi tiểu vùng IV bán đảo Cà Mau, dự án thủy lợi phục vụ nuôi tôm bắc Đầm Dơi (Cà Mau)...
Đặc biệt, Bộ Thủy sản cho biết, sẽ tập trung nghiên cứu hoàn thiện những mô hình nuôi an toàn nhất, đạt mức độ bền vững cho cả 3 miền Bắc, Trung và Nam Bộ; nghiên cứu các mô hình nuôi hữu cơ, bán hữu cơ, mô hình luân canh, xen canh ở những vùng chuyển đổi, tạo công nghệ nuôi thúc đẩy hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nuôi trồng thủy sản, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, xu hướng phát triển nuôi trồng thân thiện với môi trường, hội nhập quốc tế: phát triển mô hình thực hành nuôi tốt (GAP), nuôi có trách nhiệm (CoC), thực hành quản lý tốt (BMP) ra tất cả các vùng nuôi tôm sú, từng bước áp dụng sang các đối tượng cá tra, basa, rô phi, tôm càng xanh và đối tượng nuôi biển.
Đức Long
Hậu Giang: 2.000 m2 nuôi cá thác lác cho lãi trên 150 triệu đồng
Nguồn tin: BCT, 14/4/2006
Ngày cập nhật: 15/4/2006
Từ vụ đầu tiên nuôi cá tra xuất khẩu không có lãi do giá cá sụt giảm, anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Vị Trung, huyện Vị Thủy, quyết định thả nuôi 15.000 con cá thác lác cườm và trên 10.000 con cá sặc rằn theo chương trình trợ giá 40% tiền con giống của tỉnh Hậu Giang. Hiện nay, ao cá của anh đang bắt đầu thu hoạch, cá có trọng lượng mỗi con 1,2-1,5 kg. Với giá bán cá thương phẩm 40.000 đồng/kg và cá giống từ 45.000 -50.000 đ/kg, sản lượng cá thác lác ước khoảng 10 tấn, dự kiến tổng doanh thu đạt trên 400 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả các chi phí, với giá thành khoảng 26.000 đồng/kg, toàn bộ sản lượng thu hoạch từ 2.000 m2 mặt nước đem lại cho anh Hòa số lãi khoảng 150 triệu đồng.
Hiện tại, toàn bộ sản lượng cá của anh Hòa đã được Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ và một số trại giống khác đặt mua làm đàn cá bố mẹ, để sản xuất con giống ra cho vụ nuôi tới.
NGỌC THIỆN
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.