Nuôi ếch Thái Lan có bền vững?
Nguồn tin: SGGP, 29/04/2006
Ngày cập nhật: 30/4/2006
Năm 2005, Báo SGGP đã có 2 bài viết cảnh báo về tình hình ếch Thái Lan được nuôi một cách tràn lan không quy hoạch ở ngoại thành TPHCM và nhiều tỉnh - thành trong cả nước. Trang NNNT trở lại vấn đề này qua bài viết của độc giả.
Ếch Thái Lan bụng to, đùi nhỏ khó xuất khẩu.
Sau thời gian, rộ lên phong trào nuôi ếch Thái Lan, hầu hết người nuôi đều gặp khó khăn. Chất lượng con giống trôi nổi, thức ăn viên cho ếch khó tìm, đầu ra bấp bênh, kỹ thuật chưa nắm vững… là những trở ngại thường mắc phải.
Đây là vật nuôi mới nhập vào Việt Nam vài năm nay, người nuôi còn lạ lẫm, chưa nắm chắc dinh dưỡng thức ăn, đặc điểm sinh trưởng, tính thích nghi với môi trường của chúng. Các trại giống ếch mọc lên khá nhiều nhưng chất lượng tới đâu thì không ai quản lý. Nhiều trại đều giữ lại ếch nuôi làm ếch bố mẹ nên con giống có sức sống kém.
Thức ăn cho ếch là loại thức ăn viên nổi, độ đạm từ 25% đến 35% mới giúp ếch phát triển và kháng bệnh tốt. Nhưng hiện tại, rất ít công ty trong nước sản xuất loại thức ăn này nên người nuôi thường phải cho ếch ăn thức ăn của cá, ít chú trọng đến độ đạm nên ếch không phát triển tốt.
Từ sau 1 tháng rưỡi, lẽ ra phải bổ sung các thức ăn tươi như cá tạp, ốc, còng,... nhưng đa số người nuôi do chưa am hiểu, không cho ăn bổ sung nên ếch dễ mắc bệnh, dẫn đến tỉ lệ hao hụt cao. Ngoài thức ăn, môi trường sống cho ếch cũng chưa được người nuôi chú trọng.
Thông thường phải thay nước mỗi ngày 1 lần và giữ môi trường nước sạch mới ngăn ngừa được các vi sinh vật tấn công, gây bệnh cho ếch. Các hiện tượng thường thấy là: ếch ăn nhau vào tháng đầu, mắc bệnh lở loét, sình bụng, mù mắt, quẹo cổ…
Khi ếch bệnh, người nuôi lúng túng, không xử lý kịp thời, dần dần trở thành dịch. Lúc thu hoạch, người nuôi lại lao đao tìm đầu ra. Hiện nay, hầu hết thương lái chỉ mua ếch thịt từ 4 đến 6 con/kg, phần đùi xuất khẩu, phần thân tiêu thụ trong nước.
Theo một chủ trại ếch lớn ở Củ Chi, trại nuôi của ông luôn mua lại ếch thịt của người nuôi với giá dao động từ 25.000 đến 35.000 đồng/kg, tùy thời điểm, tùy thị trường tiêu thụ ếch trong và ngoài nước. Ếch Thái Lan, nếu nuôi tốt là vật nuôi mang lại thu nhập khá cho một số hộ nông dân.
Để ếch Thái phát triển tốt, người nuôi nên mua giống ở trại giống có uy tín cần mở các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật, giúp người nuôi nắm bắt và nuôi ếch đạt hiệu quả. Bài học từ các cây con khác cho thấy, nếu theo phong trào, không quy hoạch, quản lý, định hướng cụ thể sẽ chịu nhiều hậu quả mà nông dân là người bị thiệt thòi nhất.
TỐ LANG
Xuất khẩu thủy sản tăng 22,5%
Nguồn tin: ND, 29/04/2006
Ngày cập nhật: 29/4/2006
Thủy sản xuất khẩu gặp thuận lợi về giá
Nguồn tin: VNN, 27/04/2006
Ngày cập nhật: 29/4/2006
Việt Nam nhập 200 triệu USD thủy sản/năm
Nguồn tin: VNN, 28/04/2006
Ngày cập nhật: 29/4/2006
Ninh Hải: Sản xuất tôm giống gặp khó khăn
Nguồn tin: Ninh Thuan, 26/04/2006
Ngày cập nhật: 28/4/2006
Toàn huyện Ninh Hải hiện có 715 trại sản xuất tôm giống, nhưng trong đó chỉ có 119 trại đang hoạt động. Từ đầu năm đến nay, các trại đã sản xuất được 500 triệu tôm post giống, đạt 21,74% so với kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Phòng Kinh tê huyện Ninh Hải, chi phí cho sản xuất tôm giống cao, đáng chú ý là môi trường ở các khu vực trại tôm bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh xảy ra thường xuyên, làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng tôm giống.
B.T, Báo Ninh Thuận
Bến Tre: Nhiều giải pháp phát triển thủy sản bền vững
Nguồn tin: Bến Tre, 28/04/2006
Ngày cập nhật: 28/4/2006
Bến Tre có diện tích bờ biển dài 65 km và trên 115 ngàn ha đất ven biển cộng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt được xem là thế mạnh quan trọng trong phát triển ngành thủy sản. Xung quanh nội dung này, phóng viên chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn cùng bà Trần Thị Thu Nga – Phó Giám đốc Sở thủy sản.
Xin được biết, bước đột phá của ngành kinh tế thủy sản bắt đầu từ đâu ?
Có thể khẳng định Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Bến Tre lần thứ VII xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, thật sự tạo bước đột phá cho sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Chủ trương này được cụ thể hoá bằng các chuyên đề như: Nghị quyết 02 về phát triển nuôi thủy sản, Nghị quyết 05 về phát triển xuất khẩu và kèm theo là các chương trình hành động của UBND tỉnh, của ngành định hướng cho việc nuôi trồng, khai thác, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm ngành thủy sản tạo sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế và phát triển dần có trọng điểm vùng nuôi trồng để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất ổn định và lâu dài.
Thành tựu nổi bậc nhất của các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản từ năm 2001 đến nay ?
Đây là khoảng thời gian mà nghề nuôi thủy sản phát triển nhanh về chất lượng và số lượng. Hình thức nuôi phát triển đa dạng cả 3 vùng nước mặn, lợ và ngọt theo hướng thâm canh tăng năng suất và hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Đến nay, diện tích nuôi thủy sản đạt 42.748 ha, tăng 26% so với năm 2000, trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh 6.466 ha. Tổng sản lượng nuôi năm 2005 đạt 66.656 tấn tăng 52% với năm 2000, trong đó có 25.000 tấn tôm sú. Nghề nuôi thủy sản góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản khu vực I giai đoạn 2001-2005 lên 10,9% và chiếm 42% trong tổng giá trị sản xuất khu vực I.
Sở thủy sản đã hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể ngành, làm cơ sở pháp lý cho việc huy động các nguồn lực đầu tư. Trên cơ sở đó, quy hoạch chi tiết nuôi thủy sản tại 3 huyện biển đã hoàn chỉnh và đang tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết nuôi cá da trơn xuất khẩu ở các huyện nước ngọt. Từ chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong 5 năm qua tỉnh đã chuyển đổi 5.418 ha đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp kém hiệu qủa sang nuôi thủy sản, nâng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất. Đặc biệt, có 6.222 ha đất nuôi quảng canh cải tiến hiệu quả thấp chuyển sang nuôi thủy sản thâm canh và bán thâm canh, nâng hiệu quả sử dụng đất và cung ứng một số lượng lớn nguyên liệu có giá trị cho chế biến xuất khẩu.
Đa dạng hoá đối tượng nuôi luôn được ngành quan tâm đầu tư thông qua việc triển khai một số mô hình, đề tài nuôi mặn lợ như cá bóng mú, bóng tượng, cá lăng vàng; cá kèo, cá chẽm, cua biển theo hướng thâm canh và bán thâm canh bước đầu có kết quả, làm cơ sở cho tổng kết nhân rộng mô hình và hoàn thiện quy trình kỹ thuật. Song song đó, an toàn vệ sinh thực phẩm với các sản phẩm nuôi cũng được quan tâm, thể hiện: Chương trình kiểm soát xuất xứ nhiễm thể 2 mảnh võ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chế biến tôm. Sở đang phối hợp cùng Bộ thủy sản triển khai thí điểm dự án thực hành nuôi tôm tốt (GAP) tại ba vùng nuôi của tỉnh. Dự kiến vào cuối năm nay sẽ nhân rộng để thực hiện dự án nuôi có hiệu quả, bền vững và có trách nhiệm môi trường cộng đồng. Kết cấu hạ tầng phục vụ nghề nuôi được quan tâm đầu tư, xây dựng 21 dự án phục vụ thủy lợi cho 17.400 ha nuôi thủy sản, với kinh phí là 335 tỷ đồng. Hệ thống phòng xét nghiệm bệnh tôm, cá và công tác quan trắc cảnh báo môi trường được đầu tư đến các huyện có vùng nuôi trọng điểm. Nổi bậc của tỉnh trên lĩnh vực nuôi thủy sản là xuất hiện mô hình tổ chức sản xuất mới, được nhân rộng ra cả nước. Đó là tổ hợp tác nuôi thủy sản có sự tham gia góp vốn giữa những hộ dân có đất nhưng thiếu vốn đầu tư với doanh nghiệp, nhà máy chế biến và các đối tượng khác có vốn đầu tư nhưng không có đất. Theo đánh giá chung, đây là phương thức làm ăn hợp tác phù hợp với chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể, giải quyết cơ bản mâu thuẩn giữa phát triển kinh tế và ổn định xã hội theo hướng công nghiệp hóa.
Ở lĩnh vực khai thác thủy sản, đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 2.797 tàu, công suất bình quân 110 CV/tàu, trong đó khai thác xa bờ là 842 tàu, tổng sản lượng khai thác trên 70.000 tấn/năm. Mô hình khai thác theo hình thức đoàn tàu của đội tàu Công ty XNK lâm thủy sản khẳng định tính ổn định và hiệu quả, được Bộ thủy sản đề nghị báo cáo điển hình, triển khai nhân rộng trên phạm vi cả nước. Cơ sở hậu cần nghề cá được đầu tư khá đồng bộ: Cảng cá Ba Tri hoạt động hiệu quả, cảng cá Bình Đại đang thi công; cảng cá Thạnh Phú hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, Làng cá An Thủy - Ba Tri được phê duyệt quy hoạch đang kêu gọi vốn để đầu tư xây dựng.
5 năm qua, các nhà máy chế biến không ngừng đầu tư đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc hiện đại và đầu tư mới 2 nhà máy chế biến với công suất 14.000 tấn/năm, nâng tổng công suất lên 33.000 tấn/năm, tăng 5,24 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân của 5 năm là 46%. Riêng năm 2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 46,7 triệu USD, chiếm 48% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thị trường tiêu thụ từng bước được mở rộng. Các nhà máy chế biến đã gắn kết với vùng nguyên liệu như tổ chức vùng nuôi riêng, hợp đồng cung ứng vốn, kỹ thuật và nhận lại sản phẩm.
Tính bền vững trong nuôi thủy sản là vấn đề đang được quan tâm ?
Đúng vậy! Thủy sản được tỉnh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên không đảm bảo sự bền vững sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà. Trước mắt, Sở triển khai thực hiện mô hình khép kín từ sản xuất giống sạch, nuôi trong môi trường sạch đến áp dụng chế độ kiểm tra nghiêm ngặt nguồn thực phẩm nuôi để cung cấp nguyên liệu sạch cho nhà máy chế biến. Cũng từ mô hình khép kín này, ngành thủy sản định hướng phát triển cho các đối tượng nuôi khác như cá tra, tôm càng xanh, nghêu… trên địa bàn tỉnh. Để làm được việc này, ngành đã cử hơn 200 cán bộ nhân viên kỹ thuật giỏi tiếp cận và đưa kỹ thuật nuôi tiên tiến đến vuông, vườn, trang trại hỗ trợ người nuôi. Đồng thời thành lập 140 ban quản lý vùng nuôi quy trụ tất cả người nuôi lại để sản xuất cùng điều kiện, cùng sử dụng hệ thống cấp thoát nước, thực hiện những quy định của nhà nước về chuyên ngành: quản lý con giống, môi trường, dịch bệnh, thông tin kết qủa quan trắc môi trường, tập huấn kỹ thuật…. Yếu tố môi trường tác động lớn đến phát triển nuôi trồng thủy sản nên phải triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm tối đa tác động xấu đến môi trường để đảm bảo sự bền vững.
Trần Quốc
An Giang: Phát triển thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Nguồn tin: wag, 28/4/2006
Ngày cập nhật: 28/4/2006
Nhằm phát triển sản xuất thuỷ sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, hạn chế không gia tăng khai thác thủy sản tự nhiên, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, có khả năng tự đầu tư, đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành mũi nhọn,góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Khai thác thuỷ sản trên cơ sở cân đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Ngày 27/4/2006, UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định phê duyệt điều chỉnh qui hoạch phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể như sau:
* Thời kỳ 2006 - 2010: Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 464.500 tấn., giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 350 triệu USD, tổng công suất chế biến thuỷ sản năm 2010 đạt trên 130 ngàn tấn/năm.
* Thời kỳ 2010 – 2020: Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 11.800 ha, tổng sản lượng thuỷ sản đến năm 2020 đạt 833.600 tấn.
Thanh Tuyến
Phát triển nuôi trồng thủy sản
Nguồn tin: ND, 27/4/2006
Ngày cập nhật: 27/4/2006
Từ năm 1999 đến nay, nông dân cả nước chuyển gần 380 nghìn ha đất trồng lúa, cói, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (NTTS). Bình quân giá trị sản xuất mỗi ha NTTS đạt 40-50 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Phong trào NTTS còn phát triển mạnh ở các tỉnh trung du, miền núi phía bắc. Tuy nhiên, phát triển NTTS cũng bộc lộ nhiều hạn chế, cần sớm có giải pháp khắc phục.
Quyết định số 224/1999/QÐ-TTg, ngày 8-12-1999, của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010 và Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, ngày 15-6-2000, về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tự chủ trong việc lựa chọn phương thức canh tác có hiệu quả cao nhất trên từng đơn vị diện tích. Các địa phương đã rà soát lại diện tích mặt nước, các vùng làm muối kém hiệu quả, vùng đất, cát hoang để quy hoạch chuyển đổi, triển khai các dự án NTTS. Từ năm 1999 đến nay, các địa phương đã chuyển gần 380 nghìn ha đất sang NTTS, trong đó có 346.694 ha đất trồng lúa, 1.304 ha đất cát, 2.236 ha đất trồng cói, 2.170 ha đất làm muối kém hiệu quả. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất chuyển đổi sang NTTS nhiều nhất nước, với diện tích chuyển đổi 310.841 ha (chiếm 82,4% tổng diện tích chuyển đổi của cả nước), trong đó có 297.187 ha chuyển đổi từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Các đối tượng nuôi được nông dân lựa chọn nhiều nhất là tôm sú, cá tra, cá ba sa. Năm 2000, giá một kg tôm sú bằng gần một tạ thóc, giá trị sản xuất một ha nuôi cá tra, cá ba sa đạt từ 50 triệu đồng trở lên. Sức hấp dẫn đó đã cuốn hút nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tích cực chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS. Miền Ðông Nam Bộ chuyển 8.322 ha, Tây Nguyên chuyển 500 ha, ven biển Nam Trung Bộ chuyển 3.031 ha, Bắc Trung Bộ chuyển 13.279 ha, đồng bằng sông Hồng chuyển 34.490 ha, trung du và miền núi phía bắc chuyển 6.806 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang NTTS.
Năm 2000, tỉnh Cà Mau bắt đầu thực hiện kế hoạch chuyển đất sản xuất kém hiệu quả sang NTTS, chủ yếu nuôi tôm sú. Ðến năm 2005, diện tích nuôi tôm của tỉnh đạt 248.684 ha, tăng 158.172 ha so với năm 1999; thu hút 131.085 hộ nông dân, giải quyết việc làm cho hơn 343.000 lao động nông thôn. Nông dân Cà Mau nuôi tôm theo các công thức: Tôm-rừng, tôm-lúa, tôm-vườn, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm sinh thái. Giám đốc Sở Thủy sản Cà Mau Phạm Văn Ðức cho biết: "Ðể giúp người nuôi tôm đạt hiệu quả cao, tỉnh tập trung giải quyết ba vấn đề lớn là sản xuất tôm giống, dịch vụ NTTS, khuyến ngư". Năm 2000, trên địa bàn tỉnh chỉ có 438 trại sản xuất tôm giống với năng lực sản xuất 1,5 tỷ con tôm giống P15/năm, đến nay tỉnh có 905 trại với năng lực sản xuất 6 tỷ con tôm P15/năm, đáp ứng 50% nhu cầu con giống hằng năm. Hiện nay, tỉnh có hơn 300 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản, hơn 750 cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản. Từ năm 1999 đến nay, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh tổ chức hơn 2.400 lớp tập huấn kỹ thuật NTTS cho hơn 85 nghìn lượt nông dân. Từ năm 2000 đến năm 2005, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh đạt 1.148.809 tấn, tăng bình quân 5%/năm; trong đó sản lượng NTTS đạt 503.366 tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1.900 triệu USD, tăng 20,4%/năm.
Người dân ấp Hòa Ðặng, xã Ngọc Ðông, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đều biết ông Phạm Văn Hoài, người nuôi tôm-lúa giỏi nhất vùng. Ông Hoài kể: "Năm 2001, gia đình tôi có hai ha đất trồng lúa, khi nước có độ mặn, tôi tiến hành thả 50 nghìn con tôm sú giống. Sau thời gian nuôi bốn tháng, thu hoạch được 850 kg tôm thịt, bán được 92 triệu đồng, trừ chi phí có lãi 62 triệu đồng. Sau khi thu hoạch tôm, tôi cải tạo đất để trồng tiếp một vụ lúa, thu 10 tấn lúa, bán được 15,2 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 10,2 triệu đồng. Như vậy, với mô hình một vụ tôm và một vụ lúa, năm 2001, gia đình tôi có lãi 72,2 triệu đồng. Tiếp tục thực hiện mô hình này, năm 2002 lãi 69 triệu đồng, năm 2003 lãi 115 triệu đồng, năm 2004 lãi 117 triệu đồng, năm 2005 lãi hơn 100 triệu đồng". Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, từ năm 2001 đến nay, tỉnh Sóc Trăng đầu tư 344 tỷ đồng thực hiện 35 dự án phục vụ vùng NTTS, chủ yếu là các dự án thủy lợi, đường điện. Các vùng chuyển đổi để đầu tư như vùng nước mặn, lợ trồng lúa một vụ kém hiệu quả của huyện Vĩnh Châu, Long Phú, cù lao Dung, với tổng diện tích hơn 20 nghìn ha; vùng nước ngọt trồng lúa hai vụ kết hợp nuôi thủy sản thuộc các huyện Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị với tổng diện tích hơn 7.100 ha. Tỉnh cũng tập trung đẩy mạnh công tác khuyến ngư, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật NTTS giúp nông dân sản xuất có hiệu quả.
Thái Bình là một trong những địa phương sớm thực hiện việc chuyển đổi và là địa phương có phong trào NTTS mạnh. Từ năm 2001 đến năm 2005, nông dân trong tỉnh đã chuyển hơn 3.200 ha đất sang NTTS. Về cách làm của địa phương, đồng chí Bùi Lương Nhuận, Giám đốc Sở Thủy sản Thái Bình, cho biết: "Ðảng ủy các xã thuộc vùng quy hoạch chuyển đổi tổ chức hội nghị về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. UBND xã tổ chức tham quan các mô hình NTTS đạt hiệu quả cao trong và ngoài tỉnh để giúp nông dân trao đổi, học tập kinh nghiệm, về áp dụng tại địa phương. Các xã tiến hành dồn điền, đổi thửa theo quy hoạch, bảo đảm vùng NTTS tập trung". Ðến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng NTTS tập trung, đạt hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so trồng lúa như Minh Lãng (Vũ Thư), Ðông Sơn (Ðông Hưng), An Thanh (Quỳnh Phụ), Tiến Ðức (Hưng Hà), Bình Thanh (Kiến Xương).
Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc đánh giá: Sau sáu năm thực hiện Quyết định 224 của Thủ tướng Chính phủ, phong trào NTTS phát triển rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Ðến nay, NTTS không chỉ phát triển ở các tỉnh đồng bằng, ven biển mà còn phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi. Hiệu quả NTTS đã được chứng minh từ một số mô hình tại các địa phương: Hải Dương có lãi 88 triệu đồng/ha, Vĩnh Phúc lãi 85 triệu đồng/ha, Tây Ninh lãi 80 triệu đồng/ha, Cà Mau lãi 70-110 triệu đồng/ha nuôi tôm công nghiệp. NTTS góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Từ năm 2000 đến năm 2005, cả nước có 486 dự án nuôi trồng thủy sản được triển khai, với tổng số vốn đầu tư 9.670.100 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách trung ương đầu tư 1.382.200 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi địa phương đều có những chính sách riêng khuyến khích nông dân chuyển sang NTTS như hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi, xây dựng cơ sở sản xuất giống, trợ giá và trợ cước giống thủy sản. Tuy nhiên, NTTS tại các địa phương trong thời gian qua còn nhiều vấn đề bất cập. Việc chuyển đổi nhanh, nhưng cơ sở hạ tầng vùng NTTS chưa đáp ứng kịp, nhất là hệ thống thủy lợi. Ðây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi và làm cho tôm nuôi bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt; các cơ sở sản xuất giống thủy sản chưa được đầu tư tương xứng, năng lực sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu về con giống phục vụ NTTS, chất lượng giống thủy sản kém; khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật về NTTS đối với các hộ NTTS còn hạn chế; người dân vùng chuyển đổi phần lớn là nông dân nghèo, thiếu vốn sản xuất; hệ thống khuyến ngư mỏng, cán bộ chuyên ngành về NTTS thiếu trầm trọng.
TỪ nay đến năm 2010, Bộ Thủy sản triển khai 235 dự án nuôi trồng thủy sản, với diện tích 159.403 ha, tổng số vốn đầu tư 4.773.619 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 2.516.024 triệu đồng. Ðể khắc phục tình trạng thiếu con giống, Bộ Thủy sản triển khai 84 dự án sản xuất giống thủy sản với tổng số vốn đầu tư 916.886 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 885.784 triệu đồng. Dự kiến, đến năm 2010, các địa phương sẽ chuyển hơn 300 nghìn ha đất sản xuất kém hiệu quả sang NTTS. Bộ Thủy sản xác định mục tiêu: Phát triển NTTS theo quy hoạch, phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hình thành các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, bảo đảm hài hòa giữa sản xuất và giữ gìn môi trường; ưu tiên đầu tư các đối tượng nuôi có giá trị cao, tạo bước đột phá trong NTTS; đa dạng hóa đối tượng nuôi; đầu tư có trọng điểm cho công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ NTTS, nhất là các đề tài nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất giống thủy sản; tập trung đầu tư sản xuất thức ăn thủy sản, thuốc chữa bệnh, xử lý môi trường nước, cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS.
Hải sâm xuất hiện ở biển Nha Trang
Nguồn tin: TT, 26/04/2006
Ngày cập nhật: 27/4/2006
Dọc bãi biển Nha Trang khu vực từ chân cầu Bình Tân kéo dài đến Hòn Chồng, trong nhiều ngày qua xuất hiện nhiều đồn đột (hải sâm) có màu đen. Người dân đã khai thác, phơi khô để bán.
Hải sâm xuất hiện là dấu hiệu vùng biển ven bờ Nha Trang đã ổn định trở lại. Hơn 15 năm trước, khu vực này có rất nhiều hải sâm nhưng do nạn đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt nên gần như không còn hải sâm.
K.V.T.
Máy sục khí cho ao tôm chạy bằng gió
Nguồn tin: TT, 27/04/2006
Ngày cập nhật: 27/4/2006
Nhóm nghiên cứu gồm thạc sĩ Nguyễn Tấn Luật, KS Lê Công Phúc và KS Cuông Hoàng Trí, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt Đức, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, vừa chế tạo thành công máy sục khí cho ao nuôi tôm chạy bằng sức gió.
Máy gồm ba bộ phận chính là quạt gió trục đứng, bộ truyền động và trục khuấy có khả năng tự khởi động ở tốc độ gió 2m/giây và đạt công suất ổn định ở tốc độ gió 4m/giây... Theo thạc sĩ Luật, so với máy chạy bằng dầu, máy sục khí chạy bằng gió có chi phí thấp (khoảng 3 triệu đồng/bộ), không gây ô nhiễm môi trường, giảm được hơn 30 triệu đồng chi phí dầu DO chạy máy cho mỗi ao tiêu chuẩn 5.000m2/vụ nuôi.
H.ĐĂNG
Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng
Nguồn tin: PY, 26/4/2006
Ngày cập nhật: 27/4/2006
Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc Nam Mỹ được nhập vào nước ta trong mấy năm gần đây và đang nuôi khảo nghiệm mở rộng ở nhiều địa phương. Theo dõi bước đầu cho thấy tôm chân trắng rộng nhiệt, rộng muối, thời gian nuôi ngắn và hệ số sử dụng thức ăn thấp hơn tôm sú. Tuy nhiên, ngoài các bệnh thường gặp ở tôm nuôi, tôm chân trắng còn nhiễm một số bệnh không có ở Việt Nam như hội chứng Taura, bệnh này có thể lây nhiễm sang tôm sú và các loài tôm bản địa khác. Một số tỉnh đã sản xuất thử tôm giống và nuôi tôm chân trắng thương phẩm, kết quả có nơi cho năng suất khá cao và có hiệu quả kinh tế. Nhưng ở nhiều nơi, năng suất nuôi không ổn định, hiện tượng tôm nuôi chậm lớn, nhiễm bệnh đã xảy ra dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí một số hộ nuôi tôm chân trắng bị lỗ vốn. Tuy vậy, để sử dụng hợp lý và có hiệu quả môi trường vùng nước nuôi tôm, góp phần đa dạng hóa tôm nuôi nước lợ, đồng thời đảm bảo an ninh sinh thái, bền vững môi trường, Bộ Thủy sản có chủ trương: trước mắt có thể đưa tôm chân trắng vào nuôi bổ sung ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận. Trên cơ sở đó, ngành thủy sản Phú Yên triển khai những quy định nuôi tôm chân trắng đảm bảo các yêu cầu sau:
Có kế hoạch nuôi tôm chân trắng
Trên cơ sở quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và kết quả nuôi tôm chân trắng trên địa bàn để xây dựng kế hoạch nuôi tôm chân trắng. Xác định rõ vùng nuôi, quy mô nuôi, tuân thủ điều kiện kỹ thuật được quy định tạm thời vùng nuôi. Căn cứ theo Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 1-3-2006 của Bộ Thủy sản để xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm, các biện pháp ngăn chặn lây lan dịch bệnh; không nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nuôi tôm sú hoặc nuôi các loài tôm bản địa khác.
Sản xuất tôm giống chân trắng:
Các cơ sở sản xuất tôm chân trắng giống phải có đầy đủ điều kiện sản xuất tôm giống được quy định tại Quyết định số 176/QĐ-BTS của Bộ Thủy sản. Tôm chân trắng bố mẹ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, không nhiễm bệnh. Ngành thủy sản sẽ triển khai kiểm tra chặt chẽ điều kiện vệ sinh thú y các trại sản xuất tôm chân trắng giống và cơ sở nuôi tôm chân trắng thương phẩm, kiểm dịch tôm bố mẹ, tôm chân trắng nhập vào tỉnh…
KS NGUYỄN THỊNH
Làm gì để phát triển nhanh và bền vững thủy sản?
Nguồn tin: VNECONOMY, 21/04/2006
Ngày cập nhật: 27/4/2006
Vẫn còn khoảng cách tương đối lớn giữa một “nghề cá nhân dân” với một nền “sản xuất hàng hóa lớn”.
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là hải sản, đã có sự bứt phá ngoạn mục. Năm 2005 sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm gần 50% sản lượng (1,437/3,432 triệu tấn); giá trị kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua khai thác, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu (1,627/2,65 tỷ USD).
Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu của Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010 là đưa sản lượng từ lĩnh vực nuôi trồng lên 2,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2010, ngành thủy sản còn rất nhiều việc phải làm, cả trong công tác quản lý Nhà nước cũng như thực tế ở các vùng nuôi trồng.
Vẫn còn khoảng cách tương đối lớn giữa một “nghề cá nhân dân” với một nền “sản xuất hàng hóa lớn”, mà theo nhận định của các chuyên gia, chỉ có thể xóa bỏ bằng cách nhanh chóng và quyết liệt thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất cả các khâu của nuôi trồng thủy sản, lĩnh vực được coi là “mũi nhọn” của một ngành kinh tế đã được xác định là “mũi nhọn” của Việt Nam.
Vậy cần làm gì để đảm bảo được hai yêu cầu phát triển nhanh và bền vững ngành thủy sản? Chúng tôi xin đăng tải một số ý kiến của các đại biểu vừa tham dự một Hội nghị chuyên đề về nuôi trồng thủy sản tại Hà Nội vào trung tuần tháng 4.
Thuỷ sản phải “đặt hàng” cụ thể cho thuỷ lợi
Ông Lê Năm, Phó cục trưởng Cục thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
“Định hướng phát triển nông - lâm - thuỷ sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thời kỳ tới đã nêu rõ: phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực; phát triển mạnh cả nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững về môi trường.
Vì vậy, vai trò của hệ thống thuỷ lợi là rất quan trọng trong cung cấp, đảm bảo nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trước đây hệ thống thuỷ lợi thường được xây dựng chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp với mục tiêu đảm bảo chương trình an ninh lương thực nên cũng có nhiều bất cập trong việc đáp ứng nhu cầu nước của ngành thuỷ sản.
Điều này có thể thấy rõ qua việc cả nước có 75 hệ thống thuỷ lợi lớn, 1.967 hồ chứa dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên, 5.000 cống tưới tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm và hàng vạn công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ đã đảm bảo nước tưới cho hàng triệu ha lúa, cây trồng nông nghiệp, công nghiệp; nhưng mới cấp đủ nước cho 619.000 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong khi nhu cầu nước phục vụ thuỷ sản lớn hơn nhiều.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa ngành thuỷ sản và thuỷ lợi chưa cao nên hầu hết các công trình thuỷ lợi chưa được khai thác đúng tiềm năng thuỷ sản vốn có.
Điển hình là các hồ chứa thủy lợi mới chỉ được khai thác nguồn lợi tự nhiên, sẵn có mà chưa tổ chức nuôi trồng thủy sản có hiệu quả. Việc phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản tự phát cũng phá vỡ quy hoạch chung về thuỷ lợi, dẫn đến tình trạng người dân ở nhiều tỉnh ven biển đã phá công trình thuỷ lợi ngọt hoá để lấy nước mặn vào nuôi trồng thủy sản như ở Bạc Liêu, Cà Mau. Thậm chí nhiều vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn xen kẽ với các ruộng lúa gây khó khăn cho việc vận hành hệ thống thuỷ lợi.
Trong thời gian tới, ngành thuỷ lợi cần yêu cầu ngành thuỷ sản có kế hoạch sử dụng hiệu quả các công trình thuỷ lợi; và ngành thuỷ sản cũng cần “đặt hàng” rõ ràng cho ngành thuỷ lợi ngay từ khâu quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tương lai để ngành thuỷ lợi có kế hoạch xây dựng hệ thống thuỷ lợi có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho các vùng nuôi thuỷ sản và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên nước.
Ngành thuỷ lợi đã lập chương trình và danh mục đầu tư xây dựng 19 công trình thuỷ lợi phục vụ thuỷ sản với tổng mức đầu tư lên tới 2.276 tỷ đồng. Đây sẽ là các công trình thuỷ lợi đa mục tiêu như hệ thống cống có thể lấy nước hai chiều, cống thuyền di động, tràn xả lũ”.
Nhận thức sớm nguy cơ đe dọa bền vững
Ông Nguyễn Tử Cương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản
“Đối với nghề nuôi trồng vẫn chủ yếu là theo hình thức quảng canh (lấy giống tự nhiên, nguồn thức ăn tự nhiên) như hiện nay thì môi trường không gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Nhưng khi chúng ta muốn có sản lượng cao trên một diện tích thả nuôi: thả với mật độ dày, cho ăn thức ăn công nghiệp thì khả năng xuất hiện dịch bệnh là khó tránh khỏi.
Do vậy, khi chúng ta tăng diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh lên bao nhiêu thì các nguy cơ về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng tăng theo bấy nhiêu. Điều hết sức quan trọng là các nhà quản lý xây dựng chính sách và người nuôi phải nhận thức rõ những rủi ro gắn liền với chuyện tăng năng suất và sản lượng nuôi để chủ động phòng tránh trước.
Với mục tiêu quản lý chặt chẽ công tác an toàn vệ sinh để phát triển bền vững, các ngành chức năng cần phải kiểm soát các loại thuốc hoá chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, xây dựng nguồn giống chất lượng cao, có quy trình chăm sóc hoàn thiện, đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường, kiểm soát mầm bệnh.
Đồng thời, người nuôi trồng thủy sản cũng cần phải ý thức được vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ lợi ích trước mắt và lâu dài của chính mình. Điều này đã được minh chứng bằng thực tế: năm 2005, Nafiqaved đã thí điểm ứng dụng 6 mô hình nuôi đạt tiêu chí an toàn tại các tỉnh phía Nam, cho thấy năng suất cao hơn đáng kể, đặc biệt là tăng thu nhập khoảng 30% cho người nuôi trồng so với những vùng nuôi chưa áp dụng.
Trong thời gian tới, Nafiqaved sẽ triển khai phổ biến đại trà việc thực hiện quy chế Vùng nuôi an toàn (CoC) và Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) với sự hỗ trợ của FAO và Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản CA-TBD (NACA) nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước, tạo hiệu quả cao trong nuôi trồng. Thời hạn để người nuôi áp dụng quy trình này là 1/1/2007, nhưng Bộ thuỷ sản khuyến khích các chủ nuôi áp dụng nhanh để được cấp giấy chứng nhận sớm (được coi như là “giấy thông hành” để dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính, với giá bán cao hơn ít nhất là một phần tư so với sản phẩm thông thường)”.
Tăng sản lượng đồng thời với chất lượng
Ông Bùi Lương Nhuận, Giám đốc Sở Thuỷ sản Thái Bình
“Thái Bình có trên 30.000 ha diện tích mặt nước, trong đó có 13.000 ha có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt, trên 17.000 ha có khả năng phát triển nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ; chưa kể khoảng 8.000 ha diện tích đất hoang hóa, đất sản xuất nông nghiệp úng trũng kém hiệu quả, đất bãi bồi ven sông có thể chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản.
Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh đã đưa được gần 12.400 ha vào nuôi trồng thuỷ sản, đạt sản lượng 32.500 tấn, với giá trị sản xuất là 260 tỷ đồng.
Được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, công tác chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sản xuất nuôi trồng thủy sản ở Thái Bình trong 5 năm vừa qua đã đạt được những kết quả khích lệ: diện tích chuyển đổi đạt trên 3.200 ha; nhiều vùng có hiệu quả cao gấp 5 - 6 lần so với trồng lúa (điển hình như xã Nam Cường, huyện Tiền Hải: chuyển 91 ha đất nhiễm mặn sang nuôi thủy sản với tổng số 434 hộ tham gia nuôi 1 vụ tôm sú, 1 vụ cua, doanh thu bình quân đạt trên 120 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 58 triệu đồng/ha).
Hiện nay, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các huyện, thành phố tiếp tục triển khai, hoàn thiện một số dự án chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt như: Vũ Chính (thành phố Thái Bình): 60 ha, Bách Thuận (huyện Vũ Thư): 56 ha, Hồng Lý (Vũ Thư): 40 ha, Đông Cường (Đông Hưng): 35 ha, vùng An Thanh - An Bài - An Mỹ (Quỳnh Phụ): 50 ha...; và lập dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung cho 14 xã. Với chủ trương đúng đắn này, đến năm 2010, diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Thái Bình sẽ tăng gấp vài lần so với hiện nay, tạo bộ mặt mới cho kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể chạy theo số lượng mà bỏ quên công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu thủy sản trước khi đưa vào chế biến, xuất khẩu. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm thú y vùng I (trụ sở tại Hải Phòng) thường xuyên kiểm tra chặt chẽ các vùng nguyên liệu như ngao, tôm, cua..., thậm chí mời cả chuyên gia nước ngoài kiểm tra các quy trình từ việc nhập giống, sử dụng thức ăn, quy trình chăm sóc, thu hoạch. Kết quả mới nhất là vùng nguyên liệu ngao của Thái Bình đã được EU chấp nhận an toàn thực phẩm, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang thị trường này”.
Phát triển nhanh nhưng phải bền vững
Ông Tạ Quang Ngọc, Bộ trưởng Bộ Thủy sản
“Những nghiên cứu gần đây về bức tranh nuôi trồng thủy sản thế giới vào năm 2020 và sau đó cho thấy lĩnh vực này vẫn tiếp tục phát triển nhanh, riêng của Việt Nam là ở mức 10%/năm.
Kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 do Bộ Thủy sản xây dựng cũng khẳng định chắc chắn sẽ có mức tăng trưởng hai con số một năm, theo quan điểm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sản xuất và ổn định đời sống nhân dân; từng bước hiện đại hóa, phát triển theo phương pháp công nghiệp là chính, kết hợp với các phương pháp nuôi khác phù hợp với điều kiện từng vùng... nhằm mục tiêu đưa diện tích nuôi trồng thủy sản vào năm 2010 tăng 120.000 ha so với năm 2006 (980.000 ha), tổng sản lượng tăng hơn 600.000 tấn (1,488 triệu tấn), kim ngạch xuất khẩu tăng 800 triệu USD (1,7 tỷ USD), số lao động tăng 200.000 người (2,8 triệu lao động).
Tuy nhiên, phải nói rằng, kết hợp được mục tiêu phát triển nhanh và phát triển bền vững là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Năm 2005 vừa qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản đã đạt mức 1,437 triệu tấn (tăng 19,53% so với năm 2004), nhưng đã cho thấy sự bất cập lớn với yêu cầu phát triển bền vững: ngoài tôm và cá tra, basa có sản lượng hàng hóa quy mô lớn, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì các sản phẩm nuôi khác còn phát triển chậm, thậm chí là manh mún; việc tăng trưởng với tốc độ cao liên tục về diện tích và sản lượng đang phải đối mặt với tình trạng yếu kém trong xây dựng và quản lý quy hoạch, hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được đáp ứng kịp thời; môi trường nuôi ở một số vùng đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp; tình trạng sử dụng hóa chất kháng sinh bị cấm trở thành vấn đề nổi cộm, gây khó khăn lớn trên thị trường xuất khẩu.
Để bảo đảm phát triển nuôi trồng thủy sản, các biện pháp quản lý Nhà nước cần phải được tăng cường theo các hướng: tập trung xây dựng và tổ chức triển khai tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn (sạch bệnh, không có thuốc, hoá chất bị cấm), xây dựng mô hình nuôi sạch và hướng dẫn các địa phương cơ sở thực hiện; tổ chức tốt việc kiểm tra chất lượng, kiểm dịch giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh cho tôm; xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất, các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ, chi hội nuôi trồng thủy sản, chi hội nậu vựa... cùng sản xuất, cùng quản lý, cùng kiểm soát vùng nuôi, tiếp cận các mô hình quản lý cộng đồng trên các vùng nuôi trồng thủy sản; tiến hành thử nghiệm việc xây dựng hệ thống mã số, mã vạch làm cơ sở cho truy suất nguồn gốc sản phẩm.
Bắt đầu từ năm 2005, mục tiêu phát triển bền vững đã được toàn ngành chú ý triển khai: Bộ Thủy sản đã tập trung vào công tác rà soát lại các tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho quản lý hiện có và xây dựng bổ sung các tiêu chuẩn mới theo yêu cầu của thị trường, trong đó có việc hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn cho nghề sản xuất tôm sú sinh thái, cá tra, ba sa gắn với việc xây dựng thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam và tôm sú sinh thái Việt Nam; thử nghiệm tổ chức các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản theo cộng đồng từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, quản lý sử dụng thuốc, kháng sinh, quản lý môi trường vùng nước nuôi, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm.
Bộ Thủy sản đã kiến nghị Chính phủ cho chủ trương để Bộ chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và kế hoạch đầu tư từng bước các dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; tăng tổng mức vốn để xây dựng hạ tầng sản xuất giống thủy sản, hạ tầng vùng chuyển đổi, hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tạo sản phẩm hàng hóa lớn cho phù hợp với tiến độ của chương trình làm cơ sở để nuôi trồng thủy sản phát triển hiệu quả, bền vững; tăng nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, đặc biệt cho ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chọn tạo và sản xuất giống, công nghệ sản xuất thức ăn, công nghệ nuôi thủy sản hàng hóa, xử lý môi trường và các sản phẩm phòng bệnh cho thủy sản nuôi...; có chính sách hỗ trợ vay vốn, đặc biệt là nuôi biển và nuôi hàng hóa, tăng mức vay không phải thế chấp, tăng thời hạn vay vốn theo chu kỳ sản xuất”.
Cần quan tâm các hộ quy mô nhỏ
Ông Flavio Corsin, Chuyên gia Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản châu Á - Thái Bình Dương (NACA)
“Những người (hộ gia đình) tham gia nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam chủ yếu là trên quy mô nhỏ, ít có khả năng tiếp cận với các quy định về nuôi trồng thuỷ sản an toàn, bền vững.
Chính vì vậy, một trong những giải pháp cần thiết và có thể thực hiện được, theo tôi là tập hợp những người nuôi quy mô nhỏ này thành nhóm, xây dựng cơ chế tự khuyến ngư để cung cấp thông tin, đẩy mạnh việc áp dụng các Quy tắc thực hành quản lý tốt hơn (BMP), Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP)...
Khi áp dụng những quy tắc trên thì các hộ nuôi sẽ thu được sản phẩm nhiều hơn, chất lượng tốt hơn và đặc biệt là giá bán cao hơn, qua đó khuyến khích người dân tiếp tục áp dụng các quy tắc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ tạo được một nguồn nguyên liệu “sạch” cho các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu, đồng thời khắc phục được những vấn đề mà ngành thuỷ sản Việt Nam đang gặp phải hiện nay về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm khi đẩy mạnh thâm nhập hoặc giữ vững thị phần ở các thị trường “khó tính” như Nhật Bản, EU hay Mỹ... Mặt khác, trong tương lai, các thị trường sẽ chấp nhận mua sản phẩm thuỷ sản giá cao với yêu cầu sản phẩm cần có giấy chứng nhận về việc tuân thủ theo các quy tắc nuôi an toàn.
Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm - cơ sở cho việc thực hiện nuôi tôm bền vững - vừa được Hội đồng quản lý của NACA thông qua, và phải trong vòng 2-3 năm nữa mới có thể được phát triển thành các quy tắc thực hành, áp dụng phổ biến tại các hộ nuôi thuỷ sản nhỏ. Trong thời gian tới, tại Việt Nam, NACA sẽ tăng cường năng lực cho các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản thông qua phổ biến kiến thức, xây dựng các nhóm ngư dân để chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau, xây dựng cơ chế tự giám sát...
Mục đích cuối cùng là xây dựng một quy trình nuôi an toàn từ khâu cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc đến thu mua và chế biến. Trong toàn bộ quá trình này, người nuôi quy mô nhỏ phải là những người tham gia trực tiếp và được hưởng lợi trực tiếp từ các hỗ trợ để họ không bị “bỏ rơi” khỏi cuộc chơi trong thị trường thuỷ sản. Bởi vì, cùng với quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam hiện nay thì sản lượng chính sẽ vẫn được cung cấp từ những hộ nuôi trồng quy mô nhỏ, do đó chúng ta cần quan tâm và hỗ trợ họ trong vấn đề phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững”.
“Nhất giống” phải là tiên quyết
Ông Võ Đông Đức, Giám đốc Công ty TNHH thương mại quốc tế Việt Long
“Kinh nghiệm từ xưa cho thấy, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp được quyết định ngay từ khâu đầu tiên là chọn giống. Thực tế phát triển nuôi trồng thủy sản những năm vừa qua đã cho thấy vai trò quan trọng của khâu “nhất giống” này: đến năm 2005, cả nước đã có 4.281 trại tôm giống, 392 trại cá giống, sản xuất được 28,8 tỷ con tôm giống (tăng 151,64% so với năm 2000), 17,45 tỷ cá bột (tăng 40,57%), góp phần nâng cao năng suất và sản lượng của lĩnh vực nuôi trồng (sản lượng tăng 143,79% so với năm 2000).
Tham gia sản xuất và kinh doanh giống thủy sản đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, bắt đầu thực hiện chủ trương “xã hội hóa sản xuất giống để đẩy nhanh tốc độ nuôi nước lợ và nuôi biển; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống thủy sản nhằm đảm bảo cung cấp đủ số lượng, giống có chất lượng và kịp thời vụ cho nuôi trồng thủy sản...” mà Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã đưa ra.
Được thành lập từ năm 2000, với ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh thuốc thú y thủy sản, sản xuất và kinh doanh giống thủy sản, Công ty Việt Long rất quan tâm đến đối tượng cá rô phi - đã được chương trình xác định trở thành một trong những đối tượng chính, có giá trị kim ngạch đáng kể trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn tới (đến năm 2010 đạt sản lượng 200.000 tấn, trong đó có từ 130.000 – 150.000 tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đạt kim ngạch trên 100 triệu USD).
Dự án sản xuất giống cá rô phi đơn tính chất lượng cao của Việt Long được khởi động đầu năm 2005, có khả năng cung cấp 300 – 500 triệu con giống 21 ngày tuổi/năm, nhưng sẽ góp phần đẩy lùi được giống cá rô phi kém chất lượng từ Trung Quốc tràn vào phía Bắc, tạo niềm tin cho người nông dân vào hiệu quả sản xuất cá rô phi...
Trong thời gian tới, công ty sẽ kết hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I phát triển quy trình chọn giống để hàng năm đưa ra một thế hệ giống mới tốt hơn, hạ giá thành xuống mức thấp nhất có thể để góp phần đưa nghề nuôi cá rô phi thực sự phát triển.
Tuy nhiên, với vai trò quản lý Nhà nước chức năng, Bộ thủy sản cần có những chính sách kịp thời để chấn chỉnh những bất cập trong sản xuất giống thủy sản nói chung và sản xuất giống cá rô phi hiện nay, đặc biệt là kiểm soát lưu thông chất lượng con giống, kiểm tra và phạt nặng các cơ sở sản xuất kinh doanh giống kém chất lượng, bên cạnh đó là hướng dẫn cho bà con nông ngư dân hiểu biết về chất lượng giống.
Mục tiêu phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy bền vững cần một quá trình dài lâu, nhưng việc làm đầu tiên phải bắt đầu ngay từ khâu giống, nếu không thì năng suất sẽ bị hạn chế, dịch bệnh lây lan, uy tín sản phẩm bị hạ thấp, và tình trạng sản xuất manh mún sẽ không thể khắc phục được để có được lượng hàng hóa tập trung lớn cho xuất khẩu ngoài các đối tượng là tôm và cá tra, basa đã có như hiện nay”.
Đức Long - Đình Nam thực hiện
Giá tôm nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng
Nguồn tin: VNECONOMY, 25/04/2006
Ngày cập nhật: 27/4/2006
Thực nghiệm sản xuất và nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực ở An Giang
Nguồn tin: WAG, 26/4/2006
Ngày cập nhật: 27/4/2006
Loài tôm càng xanh có tên là Macrobrachium rosenbergii de Man 1879 (tên tiếng Anh: Giant prawn), là loài nước ngọt phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (nhưng chủ yếu là vùng Nam và Đông Nam Châu Á, một phần của Đại Tây Dương và vài bán đảo ở Thái Bình Dương). Hiện nay được biết có trên 100 loài, chúng có mặt ở hầu hết các vùng nước ngọt nội địa như sông, hồ, đầm lầy, mương ao cũng như các vùng cửa sông. Hầu hết các loài đều cần có nước lợ cho các giai đoạn biến thái của ấu trùng.
Đã từ lâu người dân nuôi tôm càng xanh thương phẩm mong muốn có nhiều tôm post đực hơn là post cái trong ao nuôi, bởi vì trong quá trình nuôi thương phẩm tôm càng xanh có sự phân đàn rất lớn khi nuôi chung tôm đực và tôm cái. Tôm đực thường lớn nhanh hơn tôm cái. Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu quy trình sản xuất giống là cần thiết đối với các nước có sản lượng nuôi lớn. Trong đó, Israel là nước có nhiều nghiên cứu thành công trong lĩnh vực sinh lý sinh sản, kỹ thuật di truyền tôm càng xanh và đã tạo được đàn tôm càng xanh toàn đực bằng kỹ thuật loại bỏ tuyến đực.
Từ năm 2001, Viện Nuôi trồng thủy sản II đã tiếp nhận dự án chuyển giao công nghệ "Sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực" và cho đến nay công nghệ này đã thành công bước đầu thông qua việc tạo tôm cái giả và sản xuất tôm càng xanh toàn đực F1 bằng kỹ thuật vi phẫu loại bỏ tuyến đực tôm, việc thử nghiệm nuôi vỗ tôm cái giả để cho ra đời tôm F1 ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu con giống chất lượng cao, đồng thời thử nghiệm nuôi tăng sản từ giống tôm càng xanh F1 trên ao hồ, chân ruộng là rất cần thiết.
Trước những kết quả đáng khích lệ nói trên, An Giang (nơi được đánh giá là khu vực phân bố tự nhiên của tôm càng xanh với sản lượng cao) đã phối hợp với Viện Nuôi trồng thủy sản II thực hiện đề tài "Thực nghiệm sản xuất và nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực". Kết quả nghiên cứu này sẽ mở ra một hướng mới trong công nghệ sản xuất giống và điều khiển giới tính theo ý muốn mà không thông qua con đường sử dụng hormone.
Đề tài này được thực hiện bởi Thạc sĩ Hoàng Thị Thủy Tiên trong thời gian 2 năm (từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 10 năm 2007). Sau 6 tháng thực hiện, Viện đã chuyển giao cho Trung tâm NCSXGTS An Giang hơn 2.000 tôm cái giả. Qua đánh giá sơ bộ cho thấy, tôm cái giả phát triển tốt và lớn nhanh, một số đã có thể đưa vào sản xuất giống để đánh giá tôm càng xanh toàn đực thế hệ con F1 từ tôm cái giả. Và, trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục chuyển thêm 200.000 tôm post cho một số nông dân An Giang để tiến hành khảo nghiệm nuôi thương phẩm nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng và chất lượng của tôm toàn đực.
Với việc giải quyết công nghệ sinh học tạo ra tôm càng xanh toàn đực sẽ giúp nâng cao sản lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm nuôi phục vụ cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ cũng như nông dân An Giang nắm vững quy trình công nghệ tiên tiến này.
Anh Thi
Thêm một nhà máy thức ăn thuỷ sản của Cargill đi vào hoạt động
Nguồn tin: TTXVN, 25/04/2006
Ngày cập nhật: 26/4/2006
Tp Hồ Chí Minh (TTXVN) - Sáng 25/4, tại Khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ, Công ty Cargill Việt Nam đã đưa vào hoạt động Nhà máy thức ăn thuỷ sản có công suất thiết kế ban đầu 70.000 tấn/năm.
Đây là nhà máy thức ăn thuỷ sản thứ 2 được Cargill xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ và là nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thứ 5 đi vào hoạt động tại Việt Nam với tổng công suất hơn 550.000 tấn/năm.
Công ty Cargill Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc tập đoàn Cargill của Hoa Kỳ, đã đầu tư xây dựng trụ sở chính và Nhà máy thức ăn gia súc đầu tiên tại tỉnh Đồng Nai từ năm 1995. Là công ty kinh doanh có hiệu quả, vốn đầu tư của Cargill Việt Nam luôn được điều chỉnh tăng trong suốt hơn 10 năm tại Việt Nam, nâng tổng mức vốn đầu tư của Cargill tại Việt Nam hiện nay lên đến 80 triệu USD.
Các nhà máy của Cargill đầu tư xây dựng đều được trang bị dây chuyền thiết bị tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường. Công ty Cargill Việt Nam đã chính thức trở thành Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng nhận HACCP (vệ sinh an toàn thực phẩm).
Hiện hơn 100 loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi do Cargill sản xuất đều được các nhà chăn nuôi tín nhiệm, chuộng sử dụng./.
Cà Mau: khuyến cáo không nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn
Nguồn tin: SGTT, 24/04/2006
Ngày cập nhật: 26/4/2006
Nuôi tôm công nghiệp là nghề đầy may rủi, do vậy hiện nay tại tỉnh Cà Mau khuyến khích nông dân nuôi tôm công nghiệp, nhưng khuyến cáo họ không nên nuôi tôm quy mô lớn mà chỉ nuôi thử nghiệm qua đó để tìm mô hình thích hợp cho việc nuôi tôm hiệu quả.
Theo báo cáo từ ngành thủy sản, toàn tỉnh Cà Mau có 250.000 ha đất nuôi trồng thủy sản, nhưng chỉ có khoảng 3.000 ha nuôi tôm công nghiệp, tập trung nhiều nhất là huyện Đầm Dơi với hơn 1.000 ha. Nuôi tôm công nghiệp làm giàu rất nhanh, chỉ cần trúng một vụ là có thu nhập năm bảy trăm triệu đồng, chính vì có lợi nhuận cao như vậy, nên đã thu hút sự quan tâm của nông dân trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nuôi tôm công nghiệp hiện nay người nuôi có 3 cái thiếu: thiếu vốn, thiếu giống sạch, thiếu trình độ khoa học kỹ thuật.
Nếu muốn nuôi tôm công nghiệp dạng quy mô nhỏ khoảng 1 ha, nông dân cần có nguồn vốn vài ba trăm triệu đồng. Con số này đối với hộ nghèo thì không thể thực hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp được, do vậy người nuôi tôm công nghiệp chủ yếu là hộ khá giả, hoặc các doanh nghiệp thực hiện nuôi tôm. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau không mấy khả quan, số người nuôi tôm làm giàu thì ít, thất bát thì nhiều. Trong thời gian qua cũng có nhiều chuyên gia nước ngoài, các doanh nghiệp đến Cà Mau tìm hiểu môi trường để đầu tư nuôi tôm công nghiệp, nhưng cuối cùng họ kết luận là môi trường nước không thuận lợi. Tuy nhiên, hiện nay Cà Mau vẫn quy hoạch 10.000 ha đất để thực hiện nuôi tôm công nghiệp, nhưng theo chủ trương thì phải tổ chức nuôi tôm thử nghiệm qua từng bước, với quy mô nhỏ.
Mặc dù nuôi tôm công nghiệp còn nhiều rủi ro, nhưng tỉnh Cà Mau vẫn xác định muốn cho ngành thủy sản tăng tốc nhanh thì phải tổ chức nuôi tôm công nghiệp. Các hình thức nuôi tôm khác như: nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sẽ cho hiệu quả không cao. Nếu nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả tốt, có mô hình phát triển bền vững thì con tôm mới thật sự đem lại hiệu quả cao cho các địa phương tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
Theo TTXVN
Thành công từ một dự án
Nguồn tin: wbinhthuan, 24/04/2006
Ngày cập nhật: 26/4/2006
Thật may mắn là tôi cũng có mặt tại khu vực bãi rạn - cù Lao Câu (xã Chí Công, huyện Tuy Phong) để chứng kiến Ban quản lý dự án (BQLDA) của sở Thủy sản thả 1,7 triệu con tôm sú giống ra biển vào dịp cuối tháng 3 năm ngoái để tái tạo nguồn lợi tôm sú bố mẹ trong tự nhiên.
Lần ấy, những người trực tiếp thu hoạch tôm tại ao của ông Huỳnh Ngọc Trí ở Gành Son (Chí Công - Tuy Phong) phải dậy từ 1 giờ sáng với những công việc tất bật. Ngoài ra còn một lực lượng đoàn viên thanh niên hùng hậu ở Trạm kiểm ngư Tuy Phong và Chi cục bảo vệ NLTS. Sau những mẻ tôm giống vừa được vớt lên, những chàng "lính áo xanh" đã chuẩn bị sẵn bao ni-lông để đưa tôm giống vào, sau khi "áng chừng" tôm giống bằng cân. Hàng trăm bao tôm giống được bơm ô-xy và chuyển lên chiếc tàu Kiểm ngư chờ sẵn. Khoảng 11 giờ trưa hôm đó, 1,7 triệu con tôm giống đúng một tháng tuổi được thả xuống quanh cù Lao Câu, nơi có những bãi rạn ken dày- vị trí thích hợp để tôm trú ngụ và phát triển. Sau khi thả tôm xong, các kỹ sư thủy sản lại lao mình xuống biển, ở độ sâu từ 5 - 8 mét nước ở các bãi rạn để kiểm tra sự "hòa nhập cộng đồng" của hơn một triệu "cư dân" mới này. Từ khi thả một số lượng lớn tôm sú ra biển, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9/2005, BQLDA đã chỉ đạo Chi cục bảo vệ NLTS tăng cường tuần tra kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản xung quanh khu vực thả tôm. Ngoài ra còn tổ chức phổ biến tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, để nhận thức của dân tăng lên trong việc bảo vệ tôm non. Việc làm này nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển đàn tôm sú bố mẹ ở địa phương, góp phần tái tạo nguồn lợi tôm sú trong tự nhiên ngày đang cạn kiệt do bị khai thác vô tội vạ. Song song với công tác tuyên truyền, các biện pháp "rắn" cũng luôn được chú trọng thường xuyên để có thể theo dõi, quản lý được nguồn tôm đã thả. Vậy làm thế nào để biết việc làm của mình không uổng như công "dã tràng"? Thế là BQLDA chỉ đạo Chi cục BVNLTS tiến hành thăm dò gần 400 cơ sở sản xuất tôm giống. Sau đó lấy số "cung và cầu" tôm giống để so sánh trong hai năm sau giai đoạn thả tôm, vì sau năm tháng thả xuống biển, lượng tôm đó có thể đã phát triển thành tôm bố mẹ. Thật bất ngờ! Số liệu thu thập được cho thấy lượng tôm các cơ sở sản xuất giống mua tại Tuy Phong trong năm 2005 nhiều hơn so với năm 2004 gần gấp đôi; còn lượng tôm bố mẹ có nguồn gốc ngoài tỉnh năm 2005 lại giảm so với năm 2004 khoảng 500 con. Để số liệu này thuyết phục hơn, ngành Thủy sản lại làm thêm một cuộc khảo sát nữa từ 30 chủ phương tiện khai thác thủy sản. Kết quả cho thấy cũng không khác gì so với đợt thăm dò vừa rồi: lượng tôm sú bố mẹ khai thác, tiêu thụ từ tháng 8 đến tháng 12 /2005 nhiều hơn gấp rưỡi so với cung kỳ. Ngoài ra đến tháng 11, 12 ÂL, địa bàn này còn có lượng tôm sú bố mẹ để bán ra đi Phan Thiết, Ninh Thuận, Cam Ranh. Sau thời gian thả 1,7 triệu tôm sú giống ra biển, một con tôm sú mẹ đẹp (110 - 120g) dao động từ 400 - 500 ngàn đồng; còn tôm mẹ lớn hơn (130 - 150g/con) có thể từ 600 - 1.500 đồng/con; còn giá tôm bố chỉ bằng 1/3 giá tôm mẹ. Như vậy, chứng tỏ dự án thả tôm sú ra biển để tái tạo nguồn tôm giống bố mẹ đã thành công ngoài dự kiến, đáp ứng được 30 % so với nhu cầu tôm giống tại các bãi tôm từ Vĩnh Hảo đến Mũi Nhỏ (Tuy Phong).
"Đến hẹn lại lên", cách đây ít ngày BQLDA tái tạo nguồn tôm sú giống trong tự nhiên lại đưa gần 1 triệu tôm sú giống 45 ngày tuổi về với biển, tại bãi La Gàn, Gành Son (Tuy Phong). Chủ BQLDA (phó giám đốc sở Thủy sản) cho biết: Vào tháng tới, thêm 1 triệu tôm nữa sẽ được thả tại biển Phan Thiết, nếu việc làm này cũng thành công như năm ngoái, sẽ giúp cho những người nuôi tôm sú ở địa phương sẽ bớt "căng" hơn về giá cả vì đã có thời điểm giá một con tôm mẹ đẹp có thể đến 10 triệu đồng/con. Để thực hiện dự án này, 50% kinh phí được Nhà nước hỗ trợ. Còn lại do các cơ sở sản xuất ương tôm giống trong toàn tỉnh đóng góp.
La Vũ
Công ty C.P Việt Nam 100% vốn Thái Lan xây dựng trại giống thủy sản tại Bến Tre
Nguồn tin: Bến Tre, 21/04/2006
Ngày cập nhật: 26/4/2006
Công ty TNHH chăn nuôi C.P Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của Thái Lan đang xúc tiến xây dựng Trại sản xuất giống thủy sản tại Bến Tre. Qua làm việc với lãnh đạo tỉnh, Công ty C.P Việt Nam sẽ thuê từ 30 - 50 ha đất xây dựng Trại sản xuất và trình diễn các giống cá nước ngọt sạch bệnh, chất lượng cao, công suất 180 triệu con/năm, chủ yếu các giống cá phi dòng Ghif, cá điêu hồng và cá da trơn. Tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 1 triệu USD, dự kiến sẽ được xây dựng tại các huyện Chợ Lách, Châu Thành và Mỏ Cày. Khi trại giống này đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 100 lao động tại địa phương.
Được biết, trong thời gian qua, Công ty C.P Việt Nam đã có Chi nhánh sản xuất giống tôm sú sạch bệnh và hoạt động hiệu quả tại xã Thừa Đức (huyện Bình Đại).
Nguyễn Bảy
Bến Tre: Tôm càng xanh lên ngôi
Nguồn tin: Bến Tre, 25/04/2006
Ngày cập nhật: 26/4/2006
Ngủ cũng có lãi.
Ông Trần Văn Hữu – Bí thư Đảng uỷ xã Mỹ Hưng nói: Gia đình tôi cũng có nuôi tôm càng xanh, năm 2004 thả 10 thiên trong gần 2ha nuôi, lãi 10 triệu đồng. Năm 2005 thả 40 thiên, lãi 30 triệu đồng. Nuôi tôm càng xanh ba tháng có thể tách đàn, bán tôm cái, tôm đực để lại nuôi lớn. Lúc kẹt tiền đi đám cưới, quăng một chày, có thể giải quyết được…Nuôi tôm càng tuy không lãi bằng tôm sú những năm trước đây, nhưng nuôi tôm càng xanh vì vốn đầu tư ít, con giống từ 120.000 -140.000đ/thiên (tuỳ lớn nhỏ), tôm càng không cần phải cho ăn nhiều như tôm sú, rủi ro ít, đến nay chưa xảy ra dịch bệnh ở tôm càng xanh. Giá tôm càng nhiều năm nay ổn định, từ 80.000 – 135.000 đ/kg (theo loại), nằm ngủ cũng có lãi…. Ngoài ra trong ruộng nuôi tôm, còn trồng được 01 vụ lúa. Từ phong trào nuôi tôm càng phát triển, hiện nay ở xã đã có nhiều dịch vụ “theo tôm” cũng phát triển như: thu mua tôm thịt, bán tôm giống, giải quyết nhiều công việc làm cho người lao động; ở xã có một tư nhân đầu tư trại sản xuất tôm giống rộng gần 2 ha, công suất trên 100 triệu con/ tháng, không đủ cung ứng cho nhu cầu nuôi tôm càng xanh đang phát triển ở các xã vùng lợ ở huyện, trong và ngoài tỉnh.
Tôm càng bò xa
Ông Lâm Văn Hoàng phó Trưởng phòng thuỷ sản huyện Thạnh Phú nói: năm 2003 diện tích nuôi tôm càng xanh ở huyện chỉ có 99 ha, chủ yếu là ở vùng ngọt. Năm 2005, con tôm sú bị dịch bệnh nhiều, lại rớt giá vào mùa vụ chính còn từ 45.000 - 60.000 đ/kg, nên sau đó diện tích con tôm càng tăng lên 870 ha. Mùa vụ thả nuôi 2006, mới bắt đầu, dự đoán diện tích nuôi tôm càng xanh sẽ tăng cao, vì ở các vùng chuyên nuôi tôm sú, có thể thả nuôi tôm càng vào lúc mưa nhiều, hoặc vụ 2 sau thu hoạch tôm sú.
Theo hướng dẫn của Phòng thuỷ sản huyện Thạnh Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất giống thuỷ sản của cô Sương ở ấp Giồng chùa, xã Mỹ Hưng. Đây là cơ sở có công suất lớn về tôm càng xanh và cung ứng nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Cô sương - chủ cơ sở - cho biết: trại được xây dựng trên 1,2 ha, gồm 70 bể , có công suất 120 triệu con giống/tháng. Tôm giống của trại được sản xuất theo qui trình công nghệ của Trung Quốc (có chuyên gia Trung Quốc hướng dẫn): nước trong hòa nước lợ và dùng thảo dược, không dùng kháng sinh, nên con tôm khoẻ mạnh, lớn nhanh như con giống ở môi trường thiên nhiên. Hiện nay, nhiều vùng chuyên nuôi tôm sú ở huyện như: An Qui, An Thuận, Mỹ An, An Điền… có độ mặn dưới 10%o, đã nuôi được tôm càng xanh của trại. Ngoài ra, ở các địa phương vùng lợ, ngọt của các huyện Ba Tri, Bình Đại của tỉnh và các tỉnh ở ĐBSCL như: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng… cũng mua số lượng lớn tôm càng xanh giống của trại.
Trên đường về, chúng tôi ghế thăm anh Hồ Quốc Dũng, cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạnh Phú, anh rất phấn khởi nói về việc nuôi tôm càng xanh: nhà tôi ở ấp Thạnh, xã Tân Phong, năm 2005, tôi thả 3 thiên con giống tôm càng xanh trong diện tích 3.000m2, sau 6 tháng nuôi lãi 3 triệu đồng. Trước đây nuôi tôm sú, có khi từ lỗ đến mất trắng…
Phong trào chuyển đổi nuôi tôm sú vùng lợ ở huyện Thạnh Phú, Bến Tre bắt đầu từ xã Mỹ Hưng. Năm 2004, 450 ha nuôi tôm sú ở địa phương nầy bị bệnh đóm trắng chết hàng loạt. Sau đó một số hộ thả nuôi thử con tôm càng xanh, loại tôm nầy chẳng những không bị “ lây” bệnh mà còn khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh. Người đi đầu nuôi tôm càng xanh ở xứ nầy là anh Lê Văn Chiến – bí thư chi bộ ấp 9, năm 2004 thả nuôi 2 ha tôm càng xanh, lãi được 60 triệu đồng. Từ mô hình của anh Chiến, nhiều hộ làm theo và năm 2005, toàn bộ 450 ha nuôi tôm sú của 650 hộ ở xã đều chuyển sang nuôi tôm càng xanh, nhiều nhất là ở ấp 8 và 9, nhà nhà đều nuôi tôm càng xanh. Và năm rồi tôm càng xanh trúng đậm, bình quân 1 ha lãi 10 triệu đồng, tổng giá trị thu nhập từ con tôm càng ở xã năm 2005 trên 4 tỷ đồng.
Lư Thế Nhã
Bến Tre: Huyện Bình Đại hình thành 72 tổ hợp tác nuôi tôm sú công nghiệp
Nguồn tin: BT, 21/4/2006
Ngày cập nhật: 25/4/2006
Trong 3 huyện vùng biển của tỉnh Bến Tre, Bình Đại là huyện phát triển mạnh nhất nghề nuôi tôm sú, nhất là mô hình công nghiệp và bán công nghiệp. Trong 16.000 ha nuôi thủy sản của huyện Bình Đại thì diện tích nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp chiếm trên 4.500ha, năng suất bình quân đạt từ 5 - 6,5 tấn/ha/vụ. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành 72 Tổ hợp tác nuôi tôm sú công nghiệp trên diện tích 1.700 ha, với hơn 1.500 hộ tham gia.
Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo vụ nuôi và thành lập gần 100 Ban quản lý vùng nuôi. Nhiều dự án nuôi tôm sú với qui mô lớn đã và đang phát huy hiệu quả như: dự án 400 ha Thạnh Phước - Bình Thắng; dự án 1.100 ha Thạnh Phước - Đại Hòa Lộc; dự án 1.800 ha Thạnh Phước - Bình Thắng - Bình Thới - Thị trấn Bình Đại và dự án 360 ha cánh đồng Bé thuộc xã Thạnh Phước.
Nguyễn Bảy
Bến Tre: Tư nhân xây trại sản xuất tôm càng xanh giống 120 triệu con/ngày
Nguồn tin: BT, 25/4/2006
Ngày cập nhật: 25/4/2006
Cơ sở kinh doanh giống thủy sản Cô Sương ở ấp Giồng Chùa, xã Mỹ Hưng, Thạnh Phú vừa hoàn thành đưa vào sử dụng trại sản xuất tôm càng xanh giống có công xuất 120 triệu con/tháng. Trại được xây dựng qui mô trên diện tích 1,2 ha, gồm 70 bể sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Sương chủ cơ sở cho biết: trại sản xuất tôm càng xanh giống theo công nghệ của Trung Quốc, sử dụng tôm bố mẹ địa phương, trong qui trình sản xuất chỉ dùng thảo dược, không dùng kháng sinh như công nghệ đang ứng dụng trong nước, nên tôm giống khoẻ mạnh, lớn nhanh như con giống ngoài thiên nhiên. Hiện nay, con giống của trại được tiêu thụ mạnh trong tỉnh và các tỉnh ở ĐBSCl như: Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng…
Lư Thế Nhã
Sản lượng cá biển nuôi tăng gấp 67,5 lần
Nguồn tin: SGGP, 25/4/2006
Ngày cập nhật: 25/4/2006
Theo Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Việt Thắng, mặc dù nuôi cá biển là một mô hình mới ở nước ta nhưng hiện đang phát triển khá nhanh. Đến thời điểm này, cả nước đã có 16.319 lồng bè, tăng gấp 51 lần so với cách đây 5 năm và tăng 67,5 lần về sản lượng (3.510 tấn). Trong đó, mô hình này được phát triển mạnh tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phong, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu ... Đối tượng nuôi chủ yếu hiện nay là các loài cá song, giò, hồng Mỹ, tráp, vược, chẽm ...
Tuy nhiên, Bộ Thuỷ sản cũng cảnh báo, nuôi cá biển không theo quy hoạch sẽ khiến cá dễ bị mắc dịch bệnh, gây ô nhiễm cao cho môi trường nước, trong khi vốn đầu tư cho nuôi cá biển rất lớn, độ rủi ro cao.
V.PH.
Làm giàu từ con cá cảnh
Nguồn tin: QĐND, 25/4/2006
Ngày cập nhật: 25/4/2006
Chỉ còn một cánh tay nhưng với tính cần cù và nhẫn nại, ông Bùi Văn Phép (Ba Phép) ở ấp Thái Bình, phường Long Bình, quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh) đã tự tạo dựng một cơ sở sản xuất cá cảnh bề thế với quy mô 16.000 mét vuông, mỗi năm thu lãi trên 300 triệu đồng.
Ông Ba Phép kể về chuyện lập nghiệp của mình: “Cách đây 7 năm, tôi mới có vài ao nuôi cá, nuôi tôm càng xanh nhưng hiệu quả không cao nên chỉ đủ sống qua ngày. Sau đó được anh Ba Sanh tận tình truyền dạy cho bí quyết để nuôi thành công từ các loại cá cảnh đơn giản: Bảy Màu, Hồng Kim, rồi đến những loại cá khó nuôi hơn như cá Sặc, cá Phượng Hoàng, ông Tiên, cá Chép Nhật, cá Ba Đuôi. Giờ đây, tôi đã chủ động nuôi và thành công cho nhiều loại cá đẻ”.
Tại buổi giao lưu gương điển hình tiên tiến, ông Ba Phép nói: “Tôi chỉ nuôi các loại cá rẻ tiền, bán ra chỉ một vài ngàn đồng/con, nhưng nhờ nuôi nhiều nên cũng khấm khá”. Thật ra, ngay buổi đầu khởi nghiệp, gia đình anh Ba Phép cũng trải qua những bước gian truân, từ đồng vốn đến lao động đều phải tự lực. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, mỗi năm ông xây thêm vài bể nuôi bằng xi măng và cứ thế phát triển thêm để có được cơ ngơi như ngày hôm nay.
Hàng ngày, ông Ba Phép cùng với hai vợ chồng đứa con trai của mình chăm sóc đàn cá cảnh và thay nhau đem giao hàng cho các cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở nội thành, bình quân mỗi ngày thu về khoảng hai triệu đồng, trừ các chi phí cũng còn lãi một triệu đồng (hơn 300 triệu đồng/năm). Ngoài ba lao động trong gia đình, ông còn thu hút thêm vài lao động phụ giúp chăm sóc cá...
Lê Huệ
Hình thành “Cộng đồng cá cơm” để xuất khẩu?
Nguồn tin: TBKTVN, 24/04/2006
Ngày cập nhật: 25/4/2006
Kiểm soát tạp chất trong tôm nguyên liệu
Nguồn tin: TT, 25/04/2006
Ngày cập nhật: 25/4/2006
Nguyên "tỷ phú tôm" cũng bị niêm phong nhà trừ nợ
Nguồn tin: VNN, 19/04/2006
Ngày cập nhật: 24/4/2006
Ở làng An Xuân, Quảng An, Quảng Điền (Tỉnh Thừa Thiên Huế), nguyên "tỷ phú tôm" Trần Đình Yên cũng bị ngân hàng niêm phong nhà trừ nợ. Càng bám nghề tôm, nợ nần càng chồng chất...
Ngày 14/4, đang độ vào vụ tôm mới nhưng làng An Xuân vắng hoe. Thấy PV VietNamNet, chị bán nước đầu làng hỏi: "Mấy chú ở ngân hàng về niêm phong nhà hả?" rồi xởi lởi cho biết: "Gần 1 năm trước, người ta về niêm phong đến 10 nhà trong xóm vì không có tiền trả nợ ngân hàng. Mùa lụt vừa rồi họ được phép mở nhà nhưng có ai ở mô. Giờ người làng ra đồng tôm, hoặc đi kiếm việc làm thêm hết rồi."
Đến 1 lều canh tôm, PV VietNamNet gặp ông Trần Đình Yên, từng được mệnh danh là "tỷ phú tôm" với 16 mẫu tôm cho thu hoạch 4-5 tấn/năm, lãi bình quân 400 triệu đồng/năm. Giờ đây ông Yên phải dựng căn lều nhỏ trên bờ hồ tôm lủng củng đủ thứ vật dụng gia đình, chỉ còn lối đi nhỏ đủ đi lại. Nước uống được ông Yên chở từ trong làng ra, còn giặt rửa thì dùng nước trên con kênh chảy qua hồ tôm.
Vợ chồng ông Yên vào chiếc lều này ở từ năm 2004, khi nhà của ông bị ngân hàng niêm phong. Trước đó, từ năm 2001, vụ nào ông cũng phải bù lỗ bởi tôm bắt đầu chết trên diện rộng. Tiền vay ngân hàng của nhà ông lãi mẹ đẻ lãi con, giờ số nợ đã lên đến 350 triệu đồng.
Ông Yên rưng rưng: "Tôi đem cầm 6 cái sổ đỏ của 6 mẫu tôm để lấy tiền nuôi tôm, vẫn chưa ăn thua. Khi nhà chưa bị niêm phong thì lo mần răng để thoát niêm phong, chừ thì..." - ông bỏ lửng lời tâm sự.
Bà Hòa - vợ ông Yên vừa xe phơi lưới vừa nói trong nước mắt: "Nói thiệt chứ nhiều khi tui muốn chết cho xong, nhưng chết rồi thì nợ vẫn còn đó, chồng con chịu khổ. Đêm nằm nghĩ lại ứa nước mắt. Lấy tiền đâu để trả nợ ngân hàng, trả nợ anh em? Rứa mà trời lại không cho mình được mùa tôm!".
Ông bà từ chối đứng trước ống kính VietNamNet với lý do không muốn bày ra cảnh nghèo hiện tại.
Ông Yên, bà Hòa là số ít cư dân làng An Xuân cố theo nghề tôm. Đa số dân ở đây đều đã phải tính phương kế khác với hy vọng trả được nợ ngân hàng: đi làm thuê nhiều nghề khác nhau, thường là phụ hồ, bốc vác.
Nhiều người vay nóng quá nhiều còn phải bỏ làng để trốn nợ, như vợ chồng anh Trần Đại Hùng, để lại 2 đứa con nhỏ cho bà ngoại nuôi và nhắn lại là vào Nam làm thuê đến khi đủ tiền về trả nợ.
Nợ chồng nợ
Đến xã Phú Xuân, PV VietNamNet gặp các chị Võ Thị Gái, Lê Thị Bê, Hồ Thị Nỡ ngồi chờ ở trụ sở UBND xã đợi ký dấu vay tiền ngân hàng. Các chị tâm sự rằng không vay thì không có tiền nuôi tôm mà không nuôi tôm thì không biết hy vọng lấy tiền đâu mà trả nợ ngân hàng.
Chị Gái cho biết: "Nhà tui nuôi 5 hồ tôm, năm ngoái bán được 49 triệu đồng, may mà người nhà làm chứ nếu thuê người ngoài làm thì phải lỗ ít nhất 4 triệu đồng". Như vậy so với nhiều người thì chị Gái còn may mắn.
Theo thống kê của Sở Thủy sản TT-Huế, toàn tỉnh hiện có 635,15ha tôm nuôi bị dịch bệnh, 4.846/6.140 hộ nuôi tôm bị thua lỗ hoặc hòa vốn. Tổng nợ ngân hàng là 128 tỷ đồng. Xã Quảng An, huyện Quảng Điền nợ 11 tỷ; xã Phú Xuân, Phú Vang nợ gần 24 tỷ.
Ông Đặng Viết Nước - Phó Chủ tịch xã Quảng An cho biết: "Xã có 219 hộ nuôi tôm thì 100% đều nợ ngân hàng, 26 hộ nợ quá hạn, 10 hộ bị niêm phong nhà".
Ông cho rằng nghề nuôi tôm giống như đánh "canh bạc" với trời. Nó rất dễ đổi đời nếu được mùa, người dân càng thua càng muốn đánh "gỡ". Vì thế đáng lẽ chỉ thả 5-7 con trên 1m2 thì họ lại thả nhiều hơn để mong trúng nhiều. Nhưng thế là nuôi sai nguyên tắc, lại bị thua lỗ, nợ nần.
Theo ông Nước, việc vay nợ như một vòng luẩn quẩn. Để có tiền nuôi tôm và trả nợ, người dân đi vay ngân hàng rồi lấy một khoản tiền trong đó trả lại tiền lãi ngân hàng trong đợt vay trước. Nuôi tôm thì bị lỗ nên lại đi vay. Và hiện nay ngân hàng không cho nhiều hộ vay nữa vì chưa trả tiền đợt trước, họ đành đi vay nóng, cầm cố tài sản.
Mò lối ra
Theo nguyên "tỷ phú tôm" Trần Đình Yên, tôm chết hàng loạt là do ô nhiễm nguồn nước: "Tui mua cả đống sách hướng dẫn nuôi tôm về nghiên cứu. Nguyên nhân tôm chết là vì nguồn nước bị ô nhiễm, nước một hồ có tôm bị chết lại xả ra kênh khiến nhiều hồ nhiễm theo".
Phó Chủ tịch xã Quảng An Đặng Viết Nước cho biết, UBND huyện Quảng Điền đã đồng ý cấp 400 triệu đồng để cải tạo, xử lý môi trường vùng nuôi tôm, và triển khai thực hiện 4 mô hình nuôi: tôm thâm canh, tôm bán thâm canh (6-8 con/1m2), cá xen tôm và quảng canh cải tiến (4 - 6con/m2).
Mùa tôm 2006 bắt đầu vào vụ, số diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh TT-Huế bỏ hoang ngày càng lớn vì người dân không có tiền mua tôm giống thả.
Trong khi đó, riêng xã Quảng An đã có 1,3 ha, xã Phú Xuân có 2 hồ tôm bị chết do dịch bệnh.
Nghề tôm vẫn đứng trước ngõ cụt, chưa có lối thoát.
Quang Nam
Quảng Nam: "Đốt" lịch thời vụ, tôm chết như rạ
Nguồn tin: VNN, 24/04/2006
Ngày cập nhật: 24/4/2006
Những ngày qua, tin xấu từ các vùng nuôi tôm ở Quảng Nam dồn dập báo về. Tính đến thời điểm này đã có hơn 35ha hồ nuôi với cả triệu con tôm post giống bị chết, và tình hình thiệt hại vẫn chưa dừng ở đó.
Ông Võ Văn Năm, Giám đốc Sở Thuỷ sản Quảng Nam cho hay: Xảy ra tình trạng này là do rất nhiều chủ hồ nuôi tôm không tuân thủ nghiêm lịch thời vụ mà ngành thuỷ sản đã phổ biến.
Vụ tôm này, Quảng Nam có đến 118ha tôm nuôi thả vào đầu tháng 2, trong khi UBND tỉnh quy định bắt đầu thả nuôi từ ngày 15/3.
Theo ông Năm, thời tiết tháng 2 rất khắc nghiệt với các đợt không khí lạnh kéo dài xen nắng nắng nóng... Đây là "điều kiện vàng" để các bệnh đốm trắng, đen mang, vàng mang xuất hiện và gây hại cho tôm. Dịch bệnh tôm lây lan rất nhanh nếu để nước rò rỉ từ từ hồ có tôm nhiễm bệnh sang hồ "sạch".
Trong khi đó, nhiều hộ có tôm nuôi bị chết không báo cho các cơ quan chức năng, tự ý tháo xả nước từ hồ có tôm nuôi bị bệnh ra ngoài.
Ông Võ Văn Năm cho biết, năm nào cũng xảy ra tình trạng các hộ nuôi tôm "đốt" lịch thời vụ; nguyên nhân là do chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, do cách làm không đồng nhất giữa các địa phương cũng tạo ra sự "phớt lờ" trong dân. Chẳng hạn ở vụ tôm này, trong khi thị xã Tam Kỳ xử lý mạnh các hộ thả nuôi tôm sớm thì huyện Núi Thành ở kế bên lại chẳng động tĩnh gì dù ở đây có đến 62 hộ nuôi tôm "đốt" lịch thời vụ...
Hiện cán bộ kỹ thuật của ngành thuỷ sản Quảng Nam đang được triển khai về các địa phương có tôm chết do dịch bệnh, trực tiếp hướng dẫn các chủ hồ nuôi sử dụng các loại hoá chất như Zeolite, Dolomite... để xử lý môi trường và khoanh vùng dịch bệnh. Khuyến cáo người dân không xả nước ở các hồ tôm bị nhiễm bệnh ra bên ngoài khi chưa được xử lý. Đồng thời yêu cầu các chủ hồ nuôi thường xuyên theo dõi diễn biến của môi trường nước, nếu thấy nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm thì nhất thiết phải đóng cống lấy nước...
Hải Châu
Bình Dương: "Tối hậu thư" cho các hộ nuôi cá bè trên lòng hồ Dầu Tiếng
Nguồn tin: LĐ, 24/4/2006
Ngày cập nhật: 24/4/2006
UBND tỉnh Bình Dương vừa có công văn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Cty khai thác thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng triển khai việc giải toả các hộ dân nuôi cá bè trong lòng hồ Dầu Tiếng và lưu vực thượng nguồn sông Sài Gòn.
Theo công văn này thì thời hạn cuối cùng để các hộ giải toả là 30.6.2006. Việc ô nhiễm do các hộ dân nuôi cá bè trong lòng hồ được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt vừa qua.
Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, thì: Nguyên nhân của việc cá chết hàng loạt trên sông Sài Gòn có nhiều khả năng là do nước thải từ các nhà máy có độc. Hàm lượng ôxy hoà tan khu vực này thấp. Đến nay, đã có 46 lồng cá (chủ yếu là cá chình, cá lăng, cá điêu hồng) trên sông Sài Gòn khu vực Bình Dương và Tây Ninh bị chết, với hơn 1,3 triệu con (mỗi con nặng khoảng 400gr).
Quốc Minh
Kiểm tra tạp chất trong 100% tôm nguyên liệu
Nguồn tin: VietNamNet, 23/4/2006
Ngày cập nhật: 23/4/2006
Giá cá tra, basa tại Đức tăng 30%
Nguồn tin: VietNamNet, 21/4/2006
Ngày cập nhật: 23/4/2006
Bình Định: Ngư dân Nhơn Hải nóng ruột vì dịch bệnh tôm hùm
Nguồn tin: BĐ, 23/4/2006
Ngày cập nhật: 23/4/2006
Mấy năm gần đây, nghề nuôi tôm hùm giống đã tạo nguồn thu nhập khá cao cho ngư dân ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn). Năm nay, giá tôm hùm giống đầu vào cao, đầu ra lại thấp, trong khi đó dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nhiều hộ nuôi tôm hùm ở Nhơn Hải lao đao.
Ngư dân Nhơn Hải đề nghị các cơ quan chức năng nhất là Sở Thủy Sản giúp dân tìm ra nguyên nhân dịch bệnh, phương pháp phòng tránh.
Vùng biển Nhơn Hải có môi trường nước chảy thông thoáng, độ mặn ổn định, phù hợp với sự sinh trưởng của giống tôm hùm khoan. Người dân Nhơn Hải nuôi tôm hùm giống theo kiểu nâng cấp từ lúc tôm mới nở đến thời điểm 1-3 tháng là bán.
Mọi năm, việc nuôi tôm hùm giống khá thuận lợi, tôm sinh trưởng bình thường. Người nuôi tôm chỉ chăm sóc, đưa thức ăn qua ống dẫn xuống lồng tôm, dọn vệ sinh lồng nuôi. Ở Nhơn Hải chưa từng xảy ra dịch bệnh với đối tượng nuôi này.
Nhờ giá thức ăn, giá tôm giống đầu vào và đầu ra ổn định nên bình quân một hộ nuôi tôm hùm giống ở Nhơn Hải có thu nhập khoảng 50 triệu đồng/vụ. Trừ tiền công, thức ăn, vốn cũng kiếm được trung bình trên 5-10 triệu đồng/vụ. Toàn xã có hơn 451 tàu thuyền đánh bắt hải sản, trong đó đa số làm nghề đánh bắt tôm hùm giống (loại mới nở) nên việc nuôi tôm giống ở đây cũng khá thuận lợi về giống cũng như thức ăn.
Song, vụ nuôi tôm hùm giống năm nay không chỉ chịu sự khắc nghiệt thời tiết, mà còn gặp khó vì giá tôm rớt. Một con tôm hùm giống sau 1 tháng nuôi có thể mang lại mức lãi 10.000 - 20.000đ/con. Thoạt nhìn có vẻ cao, nhưng vốn đầu không phải là nhỏ bởi cứ mỗi con tôm giống đã nằm ở mức 165 ngàn đồng, cao hơn trước đây khoảng 15 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng. Lãi ít hơn thì đành chấp nhận nhưng chuyện dịch bệnh thì không ai không lo.
Năm nay, lần đầu tiên dịch bệnh xuất hiện không rõ nguyên nhân khiến tôm hùm giống chết hàng loạt. Ông Phạm Minh Thoại - Phó chủ tịch Hội Ngư dân xã Nhơn Hải - cho biết: “Năm nay, số tôm hùm giống bị hao hụt do thời tiết khắc nghiệt không đáng kể mà phần lớn là do dịch bệnh. Số tôm giống hao hụt trung bình từ 20 - 30%, cá biệt có một số hộ tỷ lệ hao hụt trên 50%, khiến nhiều hộ nuôi tôm hùm thua lỗ nặng”.
Hiện xã Nhơn Hải có 286 hộ nuôi tôm hùm giống, gồm 126 bè nuôi trên diện tích 2ha với tổng số vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, xã Nhơn Hải đã thả nuôi trên 209.000 tôm hùm giống với tổng trị giá trên 28 tỷ đồng.
Gia đình anh Nguyễn Văn Sanh (thôn Hải Nam), Dương Văn Chín (thôn Hải Đông) bỏ ra gần 300 - 450 triệu đồng mua 2.000 - 3.500 con tôm hùm giống về thả nuôi, chưa được 1 tháng thì chỉ còn 50% tôm nuôi sống sót. Theo các hộ nuôi tôm hùm giống ở Nhơn Hải thì số tôm bị chết đều đang ở độ tuổi từ 10 - 20 ngày với hiện tượng không tự lột vỏ.
Các hộ nuôi tôm hùm giống ở Nhơn Hải tiếp tục gặp tình trạng tôm hùm giống chết trong quá trình chở đi bán ở các tỉnh lân cận Khánh Hoà, Phú Yên. Thông thường, người bán tôm hùm giống phải bảo hành trong vòng một tuần, số tôm giống bán ra không bị chết mới nhận được tiền của người mua. Chị Phạm Thị Thanh Vân (ở xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) đã bỏ ra trên 100 triệu đồng mua trên 600 con tôm hùm giống về nuôi nhưng số tôm trên lần lượt chết hết sau khi đưa về từ 1- 2 tuần. Anh Trần Kim Bình (thôn Hải Nam) cho biết: “Trong suốt 5 năm qua, tôm hùm giống bị hao hụt khi nuôi và vận chuyển đi bán ở các tỉnh thường xuyên xảy ra nhưng chỉ khoảng 10 - 20%. Nhưng nay số tôm hao hụt khá lớn, giá đầu ra thấp, gia đình tôi thua lỗ khoảng vài trăm triệu đồng”.
Vừa qua, Trạm Khuyến nông, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh đã tiến hành kiểm tra môi trường, con giống, đem mẫu về xét nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả chính xác nguyên nhân dịch bệnh của tôm hùm giống ở Nhơn Hải. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nhất là Sở Thủy Sản nên tích cực hơn nữa trong việc xác định nguyên nhân dịch bệnh, phương pháp phòng tránh và mở rộng lớp tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi tôm ở Nhơn Hải… để tình trạng hạn chế và tiến đến chấm dứt không để dịch bệnh lan tràn.
Hải Yến
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.