Bão số 1 gây thiệt mạng và mất tích hàng trăm ngư dân: Bộ Thủy sản phải nghiêm túc rút kinh nghiệm về khâu tổ chức đánh cá xa bờ gắn với PCLB
Nguồn tin: SGGP, 23/05/2006
Ngày cập nhật: 23/5/2006
VASEP đề nghị trả ngay tự do cho ông Bửu Huy
Nguồn tin: Vasep, 22/5/2006
Ngày cập nhật: 23/5/2006
Hậu Giang : Xuất chiêu “đánh bóng” thương hiệu cá thác lác
Nguồn tin: SGGP, 22/05/2006
Ngày cập nhật: 23/5/2006
Đầu tư thương hiệu
Lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XI (2005 - 2010), vấn đề thương hiệu nông sản được đặt ra một cách trang trọng: “Đầu tư khôi phục lại vùng trồng khóm tại Vị Thanh và Long Mỹ qui mô 3.000 - 4.000 ha. Tiếp tục nâng cao thương hiệu “khóm Cầu Đúc”, “bưởi Năm Roi Phú Hữu”, “cá thác lác” để quảng bá đặc sản này của địa phương…”
Xuất chiêu “đánh bóng” thương hiệu cá thác lác
Tám Dũng (Nguyễn Văn Dũng), ở miệt ngàn Hậu Giang - cái nôi nuôi dưỡng cá thác lác của địa phương, đang sở hữu 10.000 con cá thác lác bố mẹ độc nhất vô nhị ở vùng Tây Sông Hậu.
Câu chuyện “bể nợ” vì cá tra, cá basa rồi chạy rong khắp chợ quê thu thập cá thác lác tự nhiên về làm giống để được tôn vinh là “vua cá thác lác” của Tám Dũng hẳn nhiều người đã biết. Điểm sản xuất cá giống thác lác của Tám Dũng cũng chính là hạt nhân để Hậu Giang xây dựng thương hiệu.
Chỉ hơn 2 năm sau ngày dựng cơ nghiệp bằng cá thác lác, doanh thu của Tám Dũng trong năm 2005 đã đạt trên 1,3 tỷ đồng. Nhiều người dân khắp đồng bằng lần mò xuống tận nhà Tám Dũng vì họ mê cái vị độc chiêu của cá thác lác Hậu Giang. Anh Nguyễn Văn Vui, Trưởng Phòng NN - PTNT huyện Vị Thủy khoe với chúng tôi: “Cái sướng của người nuôi cá thác lác là không lo chuyện đầu ra. Cá sống bán 50.000 đồng, chết cũng 50.000 đồng/kg. Cá chết làm chả giá còn cao hơn”.
Giờ đây, đâu chỉ có Tám Dũng, mà đã có nhiều người xuất chiêu “đánh bóng” thương hiệu cá thác lác Hậu Giang. Nổi lên là anh Trần Văn Hiệp ở ấp 7, xã Vị Trung nuôi gần 15.000 cá thát lát cườm thương phẩm. Cá thác lác cườm của anh Hiệp đến nay đã tròm trèm 1 ký/con. Nếu làm một phép tính hiện tại: 15.000 con cá thác lác - tương đương 7 tấn x 50.000đ/kg, anh Hiệp đã có trong tay doanh thu 350 triệu đồng; lợi nhuận tối thiểu cũng đạt 2/3 trên doanh thu.
Nếu như Tám Dũng tự lần mò từng công đoạn để sản xuất cá thác lác, thì tới anh Hiệp đã có nguồn tiếp sức của địa phương. Trong đó, huyện Vị Thủy đã hỗ trợ anh Hiệp 40% giá cá thác lác giống và các khâu kỹ thuật nuôi. Sức hấp dẫn, lan tỏa của cá thát lát rất nhanh ở Vị Thủy. Đến nay, ít nhất đã có 20 hộ nuôi cá thương phẩm trên diện tích từ 1.000 - 20.000m2/hộ.
Đây là một bước tiến cơ bản khi Hậu Giang tạo lập thương hiệu cho 3 mặt hàng nông sản: cá thác lác, bưởi Phú Hữu, khóm Cầu Đúc. Xa hơn, huyện Vị Thủy đang phối hợp với tỉnh để qui hoạch 200 ha nuôi cá thác lác ở xã Vĩnh Trung và Vĩnh Tường. Kèm theo quy hoạch này là hàng loạt chính sách như đầu tư cơ sở hạ tầng: đê bao vùng, tập huấn kỹ thuật, định hướng nuôi, vay vốn, đầu ra…
Bước vào tuổi 80, ông Sáu Mão kể lại với chúng tôi: “Hơn 30 năm trước, cá thác lác cườm tự nhiên đông nghẹt trên kênh, rạch Hậu Giang. Quăng chài, bung lưới một đoạn sông đều tóm được cá thát lát. Cá thác lác nhiều đến nỗi người ta không bao giờ bắt cá con cỡ hai ngón tay. Dân địa phương gọi chúng là cá thác lác lưỡi mèo và thả chúng lại tự nhiên”.
Theo ông Sáu, hồi ấy dân điạï phương mỗi lần tát đìa, đều làm mắm cá thát lát. Mắm thát lát xứ Hậu Giang mà đem chưng hoặc chiên ăn hết ý. Do sau này, làm lúa hai, ba vụ một năm, đất sinh sản của cá thác lác hẹp lại, nguồn cá tự nhiên cạn dần. Những người tái đàn, tạo lập thương hiệu cá thác lác như Bảy Dũng, Hai Hiệp rất quí.
Tiếp chuyện chúng tôi, anh Chín Đồng (Nguyễn Văn Đồng), Giám đốc Sở NN - PTNT Hậu Giang không giấu được niềm phấn khích: “Trong 3 thương hiệu đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, hai thương hiệu: bưởi Phú Hữu và cá thác lác Hậu Giang đã hoàn thành, sắp được công nhận. Chỉ riêng khóm Cầu Đúc có lẽ chậm lại một thời gian do có trục trặc từ đơn vị đứng ra đăng ký”. Đây là một kết quả ngoài mong đợi của địa phương.
Những trăn trở...
Anh Nguyễn Văn Vui, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Vị Thủy, tâm sự: “Khi chúng ta làm thương hiệu, vấn đề quan trọng là giữ uy tín cho thương hiệu: ngon người ta mới dám mua… Hiện tại, cá thác lác thương phẩm, cá giống không đủ cung ứng cho thị trường. Đầu ra, cá thác lác trong 2 năm tới vẫn chưa đáng lo. Song, nếu mở rộng diện tích nuôi lớn hơn, thì sau năm 2008, chưa biết ra sao”. Đây cũng là nỗi lo chung cho mặt hàng khóm Cầu Đúc và bưởi Phú Hữu. Vậy để giải tỏa trăn trở này, chúng ta phải làm gì?
Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Hậu Giang, Nguyễn Văn Đồng khẳng định: “Chúng tôi xác định xây dựng thương hiệu cho khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, cá thác lác Hậu Giang là thị trường nội địa. Đây là thị trường tiềm năng rất lớn lâu nay chúng ta chưa quan tâm đúng mức. Trong tương lai xa, nếu chúng ta xuất khẩu được thì càng tốt. Trước mắt, chúng tôi sẽ xây dựng ba mặt hàng nổi tiếng này với chỉ dẫn địa lý như bánh pía Vung Thơm, nem Lai Vung…”.
Những bước tiến trên đường tạo lập thương hiệu đang hình thành vững chắc. Một vấn đề trăn trở lâu nay của lãnh đạo địa phương là khi tạo lập thương hiệu phải có vùng nguyên liệu ổn định đã được “tháo nút”. Khóm Cầu Đúc từ chỗ trên dưới 1.000 ha, nay đã mở ra gần 1.500 ha; bưởi Phú Hữu từ 700 ha, nay đã vọt lên 1.300 ha.
Quan trọng hơn, HTX Phú Thành đã tiếp cận được thị trường tiêu thụ để lo đầu ra cho bưởi Phú Hữu. Cá thác lác nay đã có hơn 100 ha nuôi thâm canh vững chắc… Anh Chín Đồng khẳng định: “Trong bối cảnh hội nhập, chuẩn bị vào AFTA, WTO… nếu chúng ta không chuyên canh lớn, thì hàng nông sản không cạnh tranh nổi ngay trên sân nhà”.
Tỉnh Hậu Giang đã và đang xúc tiến triển khai 3 vùng qui hoạch, gắn liền với 3 thương hiệu này. Trong đó, mỗi dự án quy hoạch đầu tư khoảng 10 tỷ đồng qua các chương trình lồng ghép. Đồng thời, lấy kinh tế hợp tác làm hạt nhân trong vùng quy hoạch. 12 HTX điểm đã được “đánh dấu” trên bản đồ vùng quy hoạch. Một hướng tiếp cận mới từ các HTX này đã được hoạch định: đầu tư trang thiết bị vi tính, nối mạng, tiếp cận thị trường; các sản phẩm có thương hiệu sẽ liên thông với thị trường…
Vĩnh Tường
Đồng Tháp: Thêm 1 cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản
Nguồn tin: CT, 22/5/2006
Ngày cập nhật: 22/5/2006
Công ty xuất nhập khẩu lương thực – vật tư nông nghiệp Đồng Tháp vừa khánh thành Xí nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản Sông Tiền.
Cần Thơ sản xuất trên 70 triệu tôm sú giống sạch bệnh cho ĐBSCL
Nguồn tin: CT, 22/5/2006
Ngày cập nhật: 22/5/2006
Lượng tôm sú giống do các trại ở Cần Thơ sản xuất từ 40 triệu con năm 2003 đến nay đã vượt trên 70 triệu con. Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Khoa Thủy sản (Trường ĐH Cần Thơ): Chất lượng tôm sú giống sản xuất tại Cần Thơ được người nuôi chấp nhận - dù giá cao. Qui trình lọc sinh học của các trại giống Cần Thơ có mức đầu tư lớn nhưng lợi nhuận cao hơn so với qui trình thay nước ở Cà Mau. Tuy không có diện tích nuôi tôm, nhưng TP Cần Thơ được xem là một trong những nơi có đội ngũ kỹ thuật viên trình độ đại học cao nhất so với các trại giống trong vùng. Trong khi đó, tại Cà Mau vựa tôm sú lớn nhất ĐBSCL, đa số các kỹ thuật viên chỉ là những người học hỏi kinh nghiệm từ người khác, sau đó tự đứng ra thành lập trại tôm. Điều này, lý giải một phần tôm sú giống ở Cà Mau có chất lượng thấp, hàng loạt cơ sở bị phá sản.Đây là cơ hội để mở hướng cho Cần Thơ hình thành trung tâm cung cấp tôm sú giống sạch bệnh cho ĐBSCL.
VĨNH TƯỜNG
Trại ếch đẻ
Nguồn tin: NNVN, 18/05/2006
Ngày cập nhật: 22/5/2006
Đó là cơ sở ếch giống Thái Lan (F1), có tên là Vĩnh Thế, tại 27, đường Hồ Xuân Hương, Q. Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Chủ nhân của trại ếch này là một chàng trai chưa vợ, tên là Bùi Vĩnh Thế, 26 tuổi. Anh cho biết “Đầu năm 2005, được thông tin trên báo, đài, internet... nói về nuôi ếch Thái Lan kinh tế, tôi mua 5.000 con ếch Thái Lan từ các cơ sở ngoài Bắc về nuôi ở xã Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam, nhưng tỉ lệ hao hụt nhiều, hiệu quả thấp. Sau đó tôi vào TP.HCM bỏ ra 40 triệu để học công nghệ nuôi ếch sinh sản trong 2 tháng, có chuyên gia Thái Lan trực tiếp lên lớp. Ếch lai Thái Lan được du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2003, là loại ếch được lai tạo giữa ếch đồng Thái Lan và ếch bò châu Mỹ. Dòng ếch này có màu vàng nâu, ít nhảy, ăn mồi tinh, thịt trắng thơm ngon, xương mềm...”. Trại ếch giống của anh có diện tích khoảng 200 m2, được chia ra 10 bể, trung bình mỗi bể có diện tích 3x4=12 m2, trong đó có hai bể có thành xây cao khoảng 1,5m để nuôi khoảng 500 con ếch bố mẹ. Anh cho biết: Giống ếch này anh nhập trực tiếp từ Thái Lan và bắt đầu nuôi vào giữa năm 2005, cuối năm 2005 đã xuất trên 70.000 con ếch Thái Lan (F1), đầu năm 2006 xuất tiếp khoảng 40.000 con và sắp đến sẽ xuất 80.000 con. Khi ếch con lớn khoảng đầu ngón tay cái là xuất được với giá 1.200 đ/con, thời gian qua, anh thu được khoảng trên 130 triệu đồng. Nhờ có số tiền này, anh xây thêm cơ sở 2 và liên kết với các nhà nông để đầu tư con giống, kỹ thuật. Anh nói “Nuôi ếch không cần diện tích lớn, vốn cũng không cần nhiều. Có thể tận dụng các bể xi măng có sẵn hoặc các chuồng bỏ không nuôi heo, để cải tiến thành bể nuôi ếch rất thuận lợi, chi phí thấp... Nuôi ếch đẻ hoặc nuôi ếch thịt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng cần phải tuân thủ 4 nguyên tắc chính: Chất lượng giống; kỹ thuật; thức ăn; môi trường nước”.
Thấy tôi nhìn đám ếch tí hon đang “lênh đênh” trên bè nổi, Thế cho biết “Ếch đẻ ra từng chùm, đẻ xong thì phải tách mẹ ngay, và sau 24 giờ là ếch nở. Một cặp ếch bố mẹ trung bình đẻ khoảng 2.000 con. Ếch bố mẹ lâu năm thì mỗi lần có thể đẻ khoảng 3.000-4.000 con. Mỗi năm ếch đẻ 4 lần. Mỗi lần đẻ từ 35-40 ngày sau là có thể xuất giống. Hằng ngày anh phải trả lời qua điện thoại, hoặc trực tiếp hướng dẫn cho nông dân đến tham quan “chuồng trại” và hướng dẫn kỹ thuật nuôi ếch, cung cấp miễn phí tài liệu... Ngoài ra, anh đã chuyển giao công nghệ nuôi ếch đẻ cho một số nông dân ở Huế và Quảng Nam. Hiện tại, có nhiều cơ sở trong thành phố, đã liên kết cùng anh kinh doanh nghề nuôi ếch, cơ sở anh cung cấp ếch giống và chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi.
QUỐC KỲ
Những người biến đầm thành sông nuôi cá qúy
Nguồn tin: NNVN, 18/05/2006
Ngày cập nhật: 22/5/2006
Nghe tin ở Hòa Bình có người nuôi thành công loài cá lăng đặc sản sông Đà, tôi tìm đến Trung tâm Giống thủy sản Hòa Bình để dò hỏi. Đang hì hục vớt cá giống dưới ao, ông Phạm Văn Chân-PGĐ Trung tâm cũng bỏ dở công việc để tiếp tôi. “Mình nuôi giống cá đặc sản ấy từ năm 2000, nuôi cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, lứa ấy đã được cho đẻ và năm 2004 mình lấy một ít cá con về nuôi trong ao, có con đã to tới gần 2 kg. Tiếc là ao nhỏ, tiền đầu tư ít mà anh em trong Trung tâm thì…tò mò nên giờ đây chỉ còn khoảng 20 con, đang để thử nghiệm làm giống thôi, không bắt lên cho anh xem được”. Ông Chân nói giọng tiếc rẻ rồi mách nước: “Chỗ ông Nguyễn Gia Tôn ở đầm Quèn Thị (Cao Dương, Kim Bôi) có mấy nghìn con cá lăng mang ở Viện về nuôi, nghe đâu ông ấy còn ấp ủ làm một đoạn sông nhân tạo, để nuôi chúng nữa. Anh xuống thử xem”. Mừng húm, trưa hè nắng chang chang, tôi chạy xe máy một mạch hơn 70km từ thị xã xuống đầm Quèn Thị. Không thể tin vào mắt mình, một nơi xó núi hiu hắt lại mọc lên một tòa biệt thự nguy nga đến như vậy. Bấm chuông, rất tiếc ông Nguyễn Gia Tôn đã đi Hà Nội có công chuyện, chỉ còn anh Nguyễn Trọng Toàn-con ông ở nhà. Anh Toàn nhiệt tình dẫn tôi đi một vòng quanh trang trại, qua những đảo cò, qua trại lợn, qua khu nuôi ba ba, nuôi hươu, nuôi nhím, ao cá…về đếm công tơ mét xe: chẵn 5km. “Âëy thế mà năm 2001 ở đây toàn là đầm hoang, lau sậy um tùm, trâu xuống còn sa lầy không lên nổi. Toàn bộ những gì tôi dẫn cậu đi thăm đều là công đào đắp cả. Hàng trăm vạn khối đất để đắp lên 5km đường bao mặt rộng 10m, chân rộng 17-18m, rồi là bờ bao các khu ao, kè, cống, trại chăn nuôi, công trình nhà ở…tất tật đều bỏ tiền ra làm đấy chứ”. Anh Toàn kể.
Chuyện làm trang trại ở đầm Quèn Thị đối với bố con ông Tôn tình cờ xuất phát từ một chuyến đi chơi. Hai bố con ông Chủ nhiệm HTX Thương mại Dịch vụ Phương Liệt (Hà Nội) lúc ấy được giao quản lý lò mổ gia súc Khương Trung nhưng còn rất lúng túng trong việc xử lý chất thải lò mổ. Một ý nghĩ bật ra: Dùng chất thải lò mổ để nuôi cá. Vậy là hai bố con xin thuê hơn 40 ha đầm Quèn Thị để làm trang trại nuôi thủy sản. “Ý nghĩ đó bây giờ mới thấy thật ấu trĩ bởi bốn năm rồi mà chẳng một xe chất thải nào được chở từ Hà Nội về đây cả.” Anh Toàn cười. Sau những ngày tháng sôi động như một đại công trường với máy xúc, máy đào, xe chở đất… ngốn hàng chục tỷ đồng để bồi đắp trang trại, lúc thành hình rồi hai bố con anh nuôi cá theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa xây 2 trại lợn thịt (với khả năng nuôi hơn 2.000 con chuyên để lấy chất thải nuôi cá) vừa xây dựng tiếp các công trình khác. Ban đầu thì những loại cá dễ nuôi, dễ sống như cá chép, trắm, trôi…, dần dần những loại thủy sản đắt tiền, khó nuôi như cá điêu hồng, ba ba cũng được bổ sung vào “cơ cấu”. Hồ rộng, lại nhiều thức ăn nên cá đầm Quèn Thị lớn nhanh, thịt ngon có tiếng. Cứ mỗi chiều, khi nắng vừa tàn là xe thùng từ Hà Nội về trang trại chở từ 5 tạ-1 tấn cá thịt đi bỏ mối cho các chợ, nhà hàng. Chưa kể nguồn thu từ ba ba, từ hàng ngàn con lợn thịt thì chỉ riêng tiền bán cá mỗi năm, trang trại của bố con ông Tôn đã rất lớn.
Trở lại chuyện “bén duyên” với con cá lăng, anh Toàn kể: “Nhiều lần tôi cùng bố đi đãi khách, tiệc tùng đã từng chọn cá lăng. Có ăn mới thấy ngon, mới thấy…xót tiền vì giá mỗi ký tới 200-300.000đ. Vậy nên, khi chỗ anh Chân ở Trung tâm Giống thủy sản Hòa Bình giới thiệu về giống cá đặc sản này tôi nghĩ rằng đều là cá da trơn cả, ao mình nhiều con cá nheo nặng vài ký thì không lý gì không nuôi được cá lăng. Vậy là nhập 2.000 con về nuôi thử nghiệm”. 2.000 con cá lăng giống to bằng đầu ngón tay ấy được nuôi rải rác ở khắp các ao, hồ trong trại để tận dụng nguồn tôm tép, cá nhỏ trong trại. Theo anh Phạm Văn Chân, người đã dày công nghiên cứu thì cá lăng vốn chậm chạp, không như cá chuối, cá măng đi săn mồi mà cá lăng thì rình mồi như… mèo rình chuột. Cứ nằm im một chỗ, có con tôm, cua, cá nào đi qua thì lao ra đớp… Không giỏi lý luận như anh Chân, hơn 1 năm nuôi cá lăng, anh Toàn rút ra kết luận: Cá lăng không quá khó nuôi. “Thực ra tôi nào có biết tập tính của con cá này là gì đâu vì tuy là giống cá ăn thịt nhưng cá lăng lại hay đi ăn đêm ở tầng nước sâu nên rất bí ẩn. Vả lại, cá nuôi trong ao không được bổ sung thức ăn mà chỉ tận dụng thức ăn sẵn có nên lại càng khó theo dõi chúng”. Cá lăng trong trang trại Quèn Thị hiện đang sinh trưởng, phát triển tốt với kích cỡ xấp xỉ 1kg/con. Qua khảo sát suốt quá trình dài, hai bố con ông Tôn thấy đặc điểm là cá lăng nuôi trong ao kín lớn chậm, dễ chết hơn hẳn nơi có dòng chảy mạnh. Từ đó mà ông Tôn nảy ra một ý tưởng táo bạo là làm một dòng chảy nhân tạo có thượng lưu từ những lạch nguồn, suối ở đầu đầm chảy vào và hạ lưu nước thoát ra để nuôi cá lăng. Ông Tôn tâm sự: “Việc nuôi thử nghiệm cá lăng lắm thứ mới mẻ, mình cần phải nghiên cứu. Ngay cả ý tưởng về một dòng sông nhân tạo phù hợp với đặc tính của loài cá đặc sản này cũng còn nhiều điều phải ấp ủ, xây dựng, đúc kết, kết quả ra sao chưa thể nói được”.
Thế nhưng, tôi tin rằng, với cách làm khoa học của hai bố con ông Tôn thì chẳng bao lâu, trong thực đơn của những quán đặc sản lại có món mới: cá lăng ông Tôn.
DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG
Về việc Phó giám đốc Cty Afiex An Giang bị bắt tại Bỉ: Ông Bửu Huy có thể bị phạt 5 năm tù
Nguồn tin: LĐ, 22/05/2006
Ngày cập nhật: 22/5/2006
Hướng đi nào cho cây rong sụn?
Nguồn tin: KH, 13/05/2006
Ngày cập nhật: 22/5/2006
Mang tính tự phát, cây rong sụn Cam Ranh (Khánh Hòa) có thời được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân sống ven biển. Diện tích nuôi trồng loại cây này có năm lên đến 160 ha, nhưng hiện nay diện tích này ngày càng thu hẹp và có nguy cơ xóa sổ.
Có mặt tại Cam Ranh từ năm 1997, cây rong sụn được trồng tại Cam Bình với diện tích khoảng 2 ha nhưng những năm ấy đầu ra của sản phẩm không có nên giá cả thấp, diện tích nuôi trồng không tăng. Năm 2003, do nhu cầu thu mua để xuất khẩu của các công ty (đa số ở TP. Hồ Chí Minh) tăng mạnh nên diện tích nuôi trồng rong sụn ở Cam Ranh tăng lên nhanh chóng, tập trung ở các xã Cam Phúc Nam, Cam Nghĩa, Cam Phúc Bắc… Nếu năm 2003 diện tích nuôi, trồng rong sụn ở Cam Ranh khoảng 26 ha, thì đến năm 2005 tăng lên gấp 5 - 6 lần với diện tích trên 160 ha. Chi phí đầu tư ban đầu để trồng 1 sào rong sụn khoảng 4 triệu đồng (trong đó, giống: 2 triệu đồng, cọc dây và công cột: 1 triệu đồng; công chăm sóc: 1 triệu đồng), từ 1 đến 2 tháng có thể thu hoạch. Nếu thời tiết bình thường, sản lượng thu hoạch bình quân từ 7.000 - 8.000kg rau tươi/sào, với giá bán ổn định 1.200 đồng/kg tươi và 9.000 - 10.000 đồng/kg rau khô (7 - 8kg rau tươi phơi được 1kg rau khô), vụ đầu người nuôi trồng thu lãi khoảng 5 - 6 triệu đồng. Những vụ sau nếu người nuôi biết tự nhân giống (ngắt những ngọn rong sụn đang phát triển tốt cột lại từng chùm khoảng 2 - 3 gram thả xuống nước nuôi cho đến vụ sau đưa vào trồng) lãi sẽ tăng gấp 2 - 3 lần. Chính vì chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao, số người nuôi rong sụn ở Cam Ranh không chỉ bó hẹp ở một số xã mà đã lan rộng ra 8 xã, phường, ven biển. Nhiều gia đình sửa sang, xây cất nhà mới cũng từ cây rong sụn. Thấy được lợi ích của việc nuôi trồng rong sụn, nhiều xã, phường ở ven biển chọn nuôi, trồng rong sụn như là một trong những biện pháp xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Theo chân anh Đặng Như Đệ - cán bộ Nông nghiệp xã Cam Nghĩa, chúng tôi đến thôn Mỹ Ca, một trong những thôn có diện tích nuôi rong sụn khá lớn của xã, đang là mùa thu hoạch vụ phụ (vụ chính tháng 10 đến tháng 3; vụ phụ từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch) nhưng số hộ cũng như sản lượng thu hoạch thưa thớt. Anh Đệ cho biết: “Do mất mùa liên tiếp 2 năm nay nên số người trồng không mặn mà lắm với loại cây này, diện tích thu hẹp gần một nửa”. Nguyên nhân mất mùa theo người dân địa phương là do đợt lũ cuối năm 2005 kéo dài làm nguồn nước bị nhiễm… ngọt nên diện tích trồng rong sụn trong xã hầu như mất trắng. “Từ đó đến nay, không hiểu nguồn nước bị ảnh hưởng thế nào mà cứ trồng xuống khoảng nửa tháng là rong tự hủy rồi chết. Gia đình tôi sau khi mất trắng do đợt lũ, trồng thả lại 5 sào nhưng thả trồng vụ nào chết vụ ấy. Đến nay vẫn chưa biết nguyên nhân. Không chỉ xã Cam Nghĩa, người dân ở xã Cam Thành Bắc, Cam Phúc Bắc, Cam Hải Đông… cũng rơi vào tình trạng tương tự. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay diện tích trồng rong sụn ở Cam Ranh giảm gần 2/3.
Rong sụn là loại thủy sản dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao lại giải quyết việc làm cho người lao động và quan trọng hơn nó là loại cây lọc nước rất tốt. Nuôi rong sụn cũng có nghĩa góp phần cải thiện môi trường nước trong vịnh Cam Ranh đang bị ô nhiễm. Với những lợi ích thiết thực ấy, các cấp, các ngành cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân, đề ra giải pháp giúp người dân sống bằng nghề nuôi trồng rong sụn sớm ổn định cuộc sống.
XUÂN SƠN
Vĩnh Thạnh: Sẽ triển khai dự án nuôi cá tại hồ Định Bình
Nguồn tin: BĐ, 22/5/2006
Ngày cập nhật: 22/5/2006
Hồ chứa nước Định Bình (Vĩnh Thạnh) có chức năng chống lũ tiểu mãn, ổn định nước tưới tiêu cho 15.515 ha đất canh tác, góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu, cải thiện môi trường sinh thái... Đồng thời, những lợi ích kinh tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng sẽ được mang lại từ công trình này.
Hồ Định Bình có diện tích thiết kế 1.380ha. Với quy trình điều tiết nước theo mùa, phần mặt hồ có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản thường xuyên trong năm là 1.000ha. Qua kết quả khảo sát trong 2 năm (2004 - 2005) của Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, hệ động - thực vật phù du trong lòng hồ rất phong phú với sự có mặt của 22 loài thực vật thuộc 4 ngành, trong đó phổ biến nhất là tảo khuê và tảo lục, 12 loài động vật phù du, 15 loài động vật đáy, hầu hết là những loài có khả năng tái sinh nhanh và giá trị dinh dưỡng cao khi làm thức ăn cho cá. Mặt khác, lưu vực hồ là cả một vùng rộng lớn xen lẫn giữa rừng tự nhiên với rừng trồng, có diện tích 1.040 km2 với thảm thực vật phát triển khá dày, sẽ là nguồn cung cấp chất hữu cơ duy trì trạng thái giàu dinh dưỡng thường xuyên cho lòng hồ. Để khai thác tốt nhất tiềm năng này, Sở Thủy sản đã phối hợp với UBND huyện Vĩnh Thạnh vừa triển khai dự án phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản hồ Định Bình giai đoạn từ nay đến năm 2011, kinh phí được huy động từ nhiều nguồn với tổng mức đầu tư là 3,4 tỉ đồng.
Hướng sản xuất chính của dự án là nuôi cá đại trà kết hợp với đánh bắt tự nhiên, tận dụng vùng hạ lưu có độ sâu và dòng chảy để phát triển nuôi cá lồng, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi trên cơ sở có tính đến việc phục hồi một số giống thủy đặc sản tự nhiên như cá niên, cá bống, cá lúi... Khi công trình được tích nước, hàng năm vào cuối mùa mưa (khoảng đầu tháng 1 dương lịch) sẽ tiến hành thả 500.000 cá giống, gồm các loại mè, trắm, chép, trôi, rô phi... Sau 8 tháng thì đánh bắt cả cá nuôi và cá tự nhiên. Phương thức thả bù bắt tỉa được áp dụng thường xuyên theo định kỳ, nhằm bảo tồn sự phát triển bền vững. Tại vùng hạ lưu gần chân đập, sẽ tổ chức cho bà con nông dân nuôi thường xuyên khoảng 50 lồng cá, gồm các giống có thị trường tiêu thụ ổn định và giá trị kinh tế cao như: cá lóc, chình, cá bống tượng... với quy mô từ 2.000 đến 3.000 con/lồng, tận dụng dòng chảy hợp lý của khu vực này để giảm chi phí thức ăn.
Có thể nói, đây là một dự án với quy mô đầu tư không lớn, nhưng hiệu quả mang lại lâu dài và toàn diện. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, với điều kiện sinh thái tự nhiên như hồ Định Bình thì năng suất bình quân cá nuôi có thể đạt từ 150 đến 200 kg/ha/năm, như vậy mỗi năm từ các nguồn đánh bắt sẽ mang lại sản lượng cá tăng thêm tối thiểu là 150 tấn, đồng thời lợi nhuận từ tổ chức sản xuất nuôi cá lồng ở mức trên 600 triệu/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 120 hộ, nâng cao thu nhập cho một bộ phận người dân tại chỗ, phát huy được ý thức cộng đồng trong sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ công trình hồ.
Thái Bình Trọng
Ông Bửu Huy khẳng định mình vô tội
Nguồn tin: TT, 19/05/2006
Ngày cập nhật: 20/5/2006
Xây dựng mô hình nuôi cá sạch để phát triển bền vững
Nguồn tin: AG, 17/5/2006
Ngày cập nhật: 20/5/2006
Hiện nay, tình hình nuôi cá tra trong tỉnh An Giang đang tăng mạnh trở lại, trên 30% hộ nghỉ nuôi trước đây đã nuôi trở lại, diện tích nuôi trồng đạt 1.400ha (tăng 21% so với tháng 1/2006). Thời gian qua, ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản tỉnh nhìn chung phát triển mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả, thuận lợi, quá trình phát triển chăn nuôi và chế biến thuỷ sản còn bộc lộ nhiều hạn chế đặc biệt là tình trạng thiếu cá nguyên liệu “sạch” làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường, gây thiệt hại cho ngư dân. Chính từ khó khăn này, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong tỉnh phối hợp với ngư dân nuôi cá tra, cá basa sắp xếp, tổ chức lại sản xuất theo quy trình nuôi cá “sạch”. Qui trình này giúp giải quyết tốt vấn đề kiểm soát chất lượng con giống. Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thuỷ sản tỉnh cùng các hợp tác xã giúp ngư dân tập huấn kỹ thuật nuôi cá mới, triển khai mô hình nuôi cá chất lượng cao.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bí thư tỉnh uỷ kiêm trưởng ban điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa cho biết: sẽ đẩy mạnh sự hợp tác giữa doanh nghiệp và ngư dân trong liên kết chăn nuôi và chế biến, thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm để phát triển bền vững.
Theo Thương mại
Đường đến Phú Quý còn xa...
Nguồn tin: SGGP, /05/2006
Ngày cập nhật: 20/5/2006
Cà Mau: Quy hoạch 2.379 ha nuôi nghêu, sò huyết ở Đất Mũi
Nguồn tin: BCT, 19/5/2006
Ngày cập nhật: 20/5/2006
UBND huyện Ngọc Hiển vừa phối hợp với các sở, ngành tỉnh tiến hành khảo sát và quy hoạch diện tích 2.379 ha để nuôi nghêu và sò huyết vùng ven biển thuộc phạm vi xã Đất Mũi, từ cửa Vàm Xoáy đến cửa Kinh Năm. Theo nhận định của các sở, ngành chức năng tỉnh Cà Mau, điều kiện tự nhiên ở khu vực này rất phù hợp để nuôi nghêu và sò huyết. Việc quy hoạch vùng nuôi ven biển là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và UBND tỉnh về phát triển nuôi thủy sản ven biển và hải đảo, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển và hải đảo của tỉnh Cà Mau.
Được biết, một số vùng ven biển của tỉnh Cà Mau đã nuôi thử nghiệm nghêu, sò huyết từ nhiều năm nay và bước đầu đã khẳng định các loài nuôi này đều thích nghi tốt với môi trường ven biển Cà Mau.
THU THÙY
Cần Thơ: Kiên quyết không để xảy ra tình trạng gây ô nhiễm từ các hộ nuôi thủy sản mới
Nguồn tin: BCT, 19/5/2006
Ngày cập nhật: 19/5/2006
Những thanh niên làm giàu từ ngành thủy sản
Nguồn tin: TN, 19/05/2006
Ngày cập nhật: 19/5/2006
Thừa Thiên Huế: Dịch bệnh tôm tái phát
Nguồn tin: NNVN, 16/05/2006
Ngày cập nhật: 19/5/2006
Trong vòng hơn 20 ngày qua, dịch đốm trắng bắt đầu tái phát tại nhiều vùng nuôi tôm tập trung. Thống kê sơ bộ có gần 40 ha trên tổng số 1.842 ha đang nuôi thả tại 7 xã của huyện Phú Vang đã mắc bệnh. Ngành Nông nghiệp địa phương đang nỗ lực cùng với người dân tổ chức bao vây ổ dịch bằng biện pháp đánh clorin liều cao tại những ao có bệnh.
N.HUÂN
Gia nhập WTO: Thuỷ sản cơ hội nhiều hơn thách thức
Nguồn tin: TTXVN, 18/05/2006
Ngày cập nhật: 19/5/2006
Quảng Nam tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản
Nguồn tin: ND, 17/05/2006
Ngày cập nhật: 19/5/2006
Quảng Nam có bờ biển dài khoảng 125km và vùng lãnh hải rộng hơn 40 nghìn km2, hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản đa dạng. Trong những năm gần đây, ngành thủy sản Quảng Nam có nhiều cố gắng trong việc khai thác, nuôi trồng nhằm tạo nguồn nguyên liệu chế biến, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm cho gần 10 nghìn lao động tại địa phương.
Quảng Nam hiện có hơn 5.000 chiếc tàu thuyền đánh bắt hải sản với tổng công suất 75 nghìn CV, trong đó có 110 chiếc công suất 90 CV trở lên, mỗi năm đánh bắt từ 45 đến 50 nghìn tấn hải sản các loại. Ngoài ra, toàn tỉnh có gần 7.500 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, với sản lượng mỗi năm hơn 9.000 tấn. So với cách đây 5 năm, diện tích nuôi trồng cũng như sản lượng đều tăng gấp hai, gấp ba lần. Song, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ chế biến. Qua tìm hiểu nhiều nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn cho thấy, nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ đáp ứng từ 20 đến 30% nhu cầu. Anh Phạm Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Ðông Phương, một doanh nghiệp chuyên chế biến mặt hàng xuất khẩu thủy sản tại khu công nghiệp Ðiện Nam - Ðiện Ngọc cho rằng, một ngày công ty cần từ 5 đến 7 tấn nguyên liệu để phục vụ chế biến nhưng mới đáp ứng được 30% nhu cầu. Riêng mặt hàng bạch tuộc chỉ đáp ứng 10%, còn phải đi thu mua ở các tỉnh phía nam. Do thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ, công ty phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài để gia công, tạo thêm việc làm cho công nhân.
Mặc dù số lượng cũng như công suất các nhà máy chế biến trên địa bàn không lớn, song do thiếu sự phối hợp gắn kết giữa nhà máy với các nhà sản xuất trong việc thu mua, tiêu thụ, cho nên nguồn nguyên liệu khai thác thường bị thả nổi trên thị trường. Do không có điểm thu mua tập trung, các doanh nghiệp, tư thương, đầu nậu từ nhiều địa phương khác đến tranh giành thu mua tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, phần lớn diện tích đất nông nghiệp, nhất là ở vùng ven biển, như Núi Thành, Hội An có khả năng nuôi trồng thủy sản lớn ngày càng bị thu hẹp để xây dựng các dự án công nghiệp, du lịch... Gần đây, tình hình dịch bệnh ở tôm sú thường xuyên diễn ra, riêng năm 2003 trên địa bàn tỉnh có gần 900 ha diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại cho người nuôi trồng, mà còn tạo sự khan hiếm nguồn nguyên liệu. Việc tổ chức khai thác, đánh bắt thiếu sự hướng dẫn theo công nghệ hiện đại, do vậy việc bảo quản và chế biến sản phẩm trên tàu không bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm... Ðây là những nguyên nhân chính tạo nên sự khan hiếm nguồn nguyên liệu chế biến trên địa bàn.
Ðể tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến cho trước mắt cũng như lâu dài, tỉnh Quảng Nam tập trung đầu tư đồng bộ, từ khai thác, nuôi trồng đến dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó chú trọng phát triển mạnh nghề nuôi cá nước ngọt tại các ao, hồ, phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng 65 nghìn tấn. Ðồng chí Võ Văn Năm, Giám đốc Sở Thủy sản Quảng Nam, cho biết: "Trong vài năm gần đây, ngành thủy sản Quảng Nam phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt, xem đây là bước đột phá của ngành. Chúng tôi xác định đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và cá tra, bởi vì các loại cá này dễ nuôi, nhanh lớn, chi phí thấp, năng suất cao và ít dịch bệnh. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh có nhiều sông suối, ao hồ, đây cũng là lợi thế phát triển nghề nuôi cá nước ngọt... Ðây là hướng đi đúng nhằm thay thế diện tích nuôi tôm sú nước lợ đang ngày càng bị thu hẹp, đồng thời, để giảm sức ép trong khai thác do giá xăng dầu tăng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang có nguy cơ cạn kiệt.
Với tổng diện tích mặt nước các hồ chứa hơn 6.000 ha, hơn 500 ha diện tích ao hồ nhỏ và các hồ chứa đang xây dựng cùng với 6.000 ha diện tích nuôi nước lợ và hàng nghìn ha mặt nước lợ trên sông, Quảng Nam có một tiềm năng lớn cho việc phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, như cá tra, rô phi đơn tính, điêu hồng, trôi, chép, trắm cỏ, ếch, ba ba... Hiện nay, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt không còn là mô hình mà đang trở thành nghề ở tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh. Năm 2005, toàn tỉnh đã thả nuôi trên diện tích 4.800 ha ao, hồ, đạt sản lượng gần 600 tấn cá các loại. Xuất hiện nhiều mô hình nuôi tập trung có hiệu quả như: Nuôi và chế biến cá rô phi đơn tính tại Công ty quốc tế Vĩ Hạn, xã Bình Dương (Thăng Bình), năm 2005 công ty đã chế biến và xuất khẩu được 400 tấn; Công ty TNHH Ðông An ở Hội An nuôi 20 ha cá rô phi đơn tính, năm 2005 xuất khẩu qua sơ chế 200 tấn; Công ty TNHH Á Châu nuôi cá tra trên lồng bè và ao, dự kiến năm 2006 thu khoảng 2.300 tấn. Giám đốc Công ty TNHH Á Châu Nguyễn Hữu Hiền cho biết, công ty mới đưa vào nuôi thử nghiệm cá tra tại Khe Tân (Ðại Lộc) với 31 bè và tại Duy Trinh (Duy Xuyên), Ðiện Tiến (Ðiện Bàn) trong 5 ao với gần ba triệu con giống. Dự kiến trong tháng 6 này sẽ thu hoạch vụ đầu khoảng 2.300 tấn. Anh Hiền cho biết thêm: Nhiều khu vực dọc sông Thu Bồn, Vu Gia có thể tận dụng đào ao bơm nước vào để nuôi cá tra, cá rô phi. Nuôi cá trong ao chi phí thấp và dễ kiểm soát dịch bệnh, nên rất thuận lợi cho người nuôi. Anh đang khảo sát để tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá tra trong ao.
Ðể có nguồn giống phục vụ tại chỗ và cung cấp cho các địa phương trên địa bàn, ngành thủy sản Quảng Nam đang đầu tư xây dựng dự án giống sản xuất tập trung tại huyện Thăng Bình trên diện tích 30 ha, tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, ngoài 264 trại sản xuất tôm sú, có khả năng sản xuất và cung cấp một tỷ con giống mỗi năm, tỉnh còn xây dựng trại sản xuất cá giống nước ngọt tại xã Tam Ðại (Phú Ninh). Ðưa chúng tôi tham quan một vòng quanh trại giống rộng hơn 7 ha, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư và Phát triển giống thủy sản Quảng Nam Bùi Quang Minh cho biết: Ngoài nhiệm vụ chính là sản xuất cá giống, chủ yếu là cá rô phi đơn tính để cung cấp cho các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận, mỗi năm khoảng ba triệu con giống, trung tâm còn thả nuôi cá thịt cung cấp mỗi năm 15 tấn cá rô phi và 80 tấn cá mè. Anh Minh khẳng định: "Chỉ tính riêng giống cá rô phi đơn tính, nếu có nhu cầu chúng tôi sẽ mở rộng diện tích và sản xuất bảo đảm đủ cung cấp cho nhu cầu trên địa bàn".
Có thể khẳng định, nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Quảng Nam trong vài năm gần đây đã phát triển mạnh, không chỉ tạo ra công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần tạo nguồn nguyên liệu chế biến. Tuy nhiên, quy mô nuôi còn nhỏ lẻ, chưa trở thành phong trào và không được đầu tư đúng mức, nên chưa mang tính sản xuất hàng hóa. Tỉnh cần chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tôm, cả nuôi nước lợ và nước ngọt, vùng ven biển và vùng hoang hóa, đồng thời, khẩn trương giao đất lâu dài để nhân dân yên tâm nuôi trồng thủy sản. Trong nuôi trồng, cần xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng địa phương và nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước. Từ đó, có hướng quy hoạch tập trung và đầu tư nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao; không ngừng nâng cao giá trị hàng hóa thủy sản bằng việc tăng tỷ trọng các đối tượng nuôi có giá trị; áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản và chế biến. Trước mắt, tập trung đầu tư xây dựng dự án nuôi thủy sản nước ngọt tập trung theo hình thức thâm canh để tạo nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Ðầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên xây dựng cảng cá, âu thuyền, các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng, hệ thống thông tin liên lạc để quản lý tàu thuyền và tổ chức sản xuất trên biển. Cần đầu tư phát triển đội tàu khai thác hải sản công suất lớn, được trang bị đồng bộ các thiết bị công nghệ hiện đại để vươn ra khơi đánh bắt hải sản có giá trị cao; thực hiện việc cải hoán, nâng cấp các loại tàu công suất nhỏ nhằm hạn chế khai thác thủy sản ven bờ.
Hiện nay Quảng Nam đang xây dựng và triển khai nhiều dự án nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, trong đó có các dự án lớn, như Cảng cá Cù Lao Chàm tại xã Tân Hiệp (Hội An); dự án Cảng cá An Hòa ở xã Tam Giang và âu thuyền Tam Giang (Núi Thành); dự án nuôi trồng thủy sản ở thị xã Hội An với diện tích 153 ha; khu nuôi tôm công nghiệp Bình Hải (Thăng Bình), diện tích 82 ha; khu nuôi tôm công nghiệp Vũng Lắm (Núi Thành), diện tích 118 ha; dự án tổng quan phát triển nuôi cá nước ngọt, Trại giống cấp 1 Phú Minh... với tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Ðối với diện tích tôm sú, tỉnh chủ trương giữ ổn định không phát triển thêm. Một số diện tích do ô nhiễm dịch bệnh sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Loại tôm này tuy kích cỡ nhỏ hơn tôm sú nhưng nuôi được ở mật độ dày và nhiều vụ trong năm (4 vụ so với 2 vụ tôm sú), năng suất cao (khoảng 10 tấn/ha) và ít dịch bệnh. Hiện nay toàn tỉnh có 5 ha diện tích tôm thẻ chân trắng, sắp đến sẽ phát triển lên khoảng 100 ha. Tỉnh có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh.
PHAN LỢI
Bạc Liêu: Đồng loạt kiểm tra tạp chất tôm nguyên liệu
Nguồn tin: LĐ, 18/05/2006
Ngày cập nhật: 19/5/2006
Sáng nay (18.5), tổ kiểm tra tạp chất tôm nguyên liệu của tỉnh đã kiểm tra đồng loạt 9 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Tôm nguyên liệu nhập về đều được các nhóm kỹ thuật đóng chốt tại các nhà máy kiểm tra; mỗi xí nghiệp chế biến cử 1 cán bộ tham gia kiểm tra chéo; cứ nửa tháng sẽ hoán đổi vị trí đóng chốt.
N.H
Tự phát nuôi tôm trên cát tràn lan ở Phù Mỹ - Bình Định: Phá vỡ quy hoạch sẽ gây thảm họa lớn về môi trường
Nguồn tin: PY, 18/5/2006
Ngày cập nhật: 18/5/2006
Cá tra sinh thái, đầu ra vẫn hạn chế
Nguồn tin: AG, 18/5/2006
Ngày cập nhật: 18/5/2006
Lợi nhuận từ mô hình nuôi cá tra sinh thái đang ngày càng hấp dẫn nông dân, nhất là trong bối cảnh cá nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, mô hình nuôi cá tra sinh thái vẫn chưa được triển khai rộng rãi ở An Giang.
Mô hình nuôi cá tra sinh thái được triển khai ở An Giang vào cuối năm 2003 với sự kết hợp giữa Cty Binca Sefood (đơn vị bao tiêu sản phẩm) và bà con nông dân nuôi cá trên địa bàn tỉnh thông qua Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh An Giang. Sau một vụ nuôi thử nghiệm, trong năm 2005 Cty Binca Sefood đã đồng ý cho 2 hộ dân là hội viên của AFA triển khai nuôi với sản lượng 600 tấn và năm 2006 là 1.200 tấn. Theo đó, Cty Binca Sefood sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm của nông dân với giá 20.500 - 21.000 đ/kg. Với mức giá này, sau 1 vụ nuôi, trừ tất cả chi phí người nuôi lãi từ 15 - 17% trên tổng vốn đầu tư. Đây là mức lợi nhuận khá lý tưởng trong việc đầu tư nuôi trồng thủy sản hiện nay. Tuy nhiên qua 3 năm triển khai, việc nhân rộng mô hình này cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh nuôi vẫn chưa tiến hành được. Nguyên nhân là do phía Cty Binca không chấp nhận tăng nhanh sản lượng. Nông dân nuôi cá trong tỉnh mong muốn Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh An Giang tiếp tục tìm đầu ra để nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn tỉnh.
Minh Hiển
Xây dựng vùng nguyên liệu sạch cho cá tra, cá basa ở ĐBSCL: Loay hoay chuyện bền vững
Nguồn tin: SGGP, 18/05/2006
Ngày cập nhật: 18/5/2006
Ông Bửu Huy bị bắt giữ tại Bỉ ra sao?
Nguồn tin: NLD, 18/5/2006
Ngày cập nhật: 18/5/2006
Doanh nghiệp lâm nạn vì... nhẹ dạ
Nguồn tin: VNN, 16/05/2006
Ngày cập nhật: 17/5/2006
Khó chứng minh DN VN nhận thức đủ việc đổi tên cá
Nguồn tin: VNN, 16/05/2006
Ngày cập nhật: 17/5/2006
Triều cường làm hư 18 nhà, 800ha nuôi tôm
Nguồn tin: TT, 17/05/2006
Ngày cập nhật: 17/5/2006
Sóc Trăng: Nuôi cá kèo lợi nhuận cao
Nguồn tin: NNVN, 15/5/2006
Ngày cập nhật: 17/5/2006
Với diện tích trên 200 ha, huyện Vĩnh Châu đã tiến hành thả nuôi cá kèo với năng suất bình quân trên 10 tấn/ ha. Sau 6 tháng thả nuôi, lợi nhuận đạt trung bình trên 100 triệu đồng. Tiến bộ hơn là doanh nghiệp Tiến Thành đã đạt 16 tấn / ha, thu lãi hơn 300 triệu đồng nhờ áp dụng quy trình KHKT tiến bộ. Được biết, giá cá kèo trong thời gian qua luôn ở mức ổn định cao: Đối với cá tươi từ 40 – 60.000 đồng/ kg; còn cá khô thì 120 – 150.000 đồng/kg.
THÀNH NHÂN
Đồng bằng sông Cửu Long nuôi cá bản địa - “giải cứu” cho ngư dân
Nguồn tin: KHPT, 12/05/2006
Ngày cập nhật: 17/5/2006
Việc sinh sản nhân tạo thành công các loài cá bản địa như cá ngát, cá lăng, cá thác lác đã mở ra cơ hội “thoát hiểm” cho ngư dân nuôi thủy sản ở ĐBSCL. Trên bàn tiệc, chả cá thác lác “vô địch thiên hạ” từ nhiều năm nay; cá ngát nấu canh chua, kho tộ, lẩu mắm ăn đứt cá lóc, cá rô; cá lăng có thể làm món bình dân kho khóm cho đến cà ry, món ăn Tây.
Giá bán các loại cá này rất cao, bình quân trên dưới 50.000 đ/kg. Trên các dòng sông Cửu Long, từ bao đời người ta săn bắt các loại cá này, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp hẳn hoi dẫn đến sự cạn kiệt, có loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
THÁC LÁC - HÀNH TRÌNH ĐẾN THƯƠNG HIỆU
Từ thành công của mô hình nuôi cá thác lác của anh Lê Văn Dũng ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, Hậu Giang, phong trào nuôi cá thác lác ở đây hiện đang phát triển rất mạnh. Ngành nông nghiệp tỉnh này đã đưa cá thác lác vào chương trình “5 cây, 5 con” trọng điểm và sẽ mở rộng diện tích nuôi lên 500 hecta trong thời gian tới. Đồng thời, Hậu Giang cũng đang xúc tiến việc xây dựng thương hiệu cho cá thác lác. Lý giải điều này, Phó Giám đốc Sở NN - PTNT Hậu Giang, ông Lê Văn Nhiều cho biết, cá thác lác có nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng chỉ ở Hậu Giang loài cá này mới có vị ngon, mùi thơm đặc trưng, chính vì vậy mới xây dựng thương hiệu. Nghe có vẻ Hậu Giang tự ca ngợi sản phẩm của mình, nhưng thực tế cũng chẳng có gì lạ. Ngoài thổ nhưỡng, sinh thái, Hậu Giang mùa khô bị nước biển xâm mặn, con cá chắc thịt, vị đậm đà hơn so với đồng loại của nó ở vùng đầu nguồn nước ngọt.
Thác lác sinh sản tự nhiên, trước đây không nuôi được vì không có con giống. Nhờ sự hỗ trợ của trường Đại học Cần Thơ, anh Lê Văn Dũng đã cho sinh sản nhân tạo được nguồn giống cá thác lác và đưa vào nuôi thương phẩm thành công. Đàn cá bố mẹ của anh có con nặng gần 1 kg. Khả năng cung cấp cá giống của anh Dũng hiện không đáp ứng đủ nhu cầu, mặc dù doanh số năm rồi của anh từ bán cá giống lên đến 1,2 tỷ đồng, lãi phân nửa. Giá mỗi ký thác lác thương phẩm hiện 65.000 đồng mà không có để bán. Nhiều hộ muốn nuôi nhưng không tìm đâu ra con giống. Ngoài trại giống anh Dũng, một số doanh nghiệp cũng đang chuẩn bị tham gia thị trường cá giống bằng sinh sản nhân tạo. Ngành nông nghiệp tỉnh thì đang tiến hành đưa các hộ có nhu cầu nuôi cá thác lác vào quy hoạch, đầu tư con giống, kỹ thuật, vốn để đưa ra thị trường sản lượng cá thương phẩm lớn vào các năm tới với thương hiệu Hậu Giang.
CÁ LĂNG - VỪA LÀM MÓN ĂN, VỪA LÀM CÁ KIỂNG
Cá lăng (Mystus) một thời cũng tràn ngập sông rạch Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông, nay thì cạn kiệt. Họ nhà cá lăng có nhiều loài. Cá lăng trở thành sản phẩm cao cấp làm ra nhiều món ăn. Đặc biệt, có loài cá lăng nghệ (Mystus sp.) toàn thân phủ một màu vàng óng rất đẹp còn được nhiều người nuôi làm cá kiểng; trọng lượng của nó cũng khá lớn, bình quân từ 0,8 - 1,4 kg/con, chế biến thành món ăn cũng rất ngon. Khoa Thủy sản Đại học Nông Lâm TP.HCM đã kích thích sinh sản nhân tạo thành công cá lăng, ấp nở 4 loài cá lăng và chuyển giao công nghệ cho các địa phương, các cơ sở kinh doanh để tự lai ghép sản xuất giống. Tại Đồng bằng sông Cửu Long quy trình sản xuất được chuyển giao cho các tỉnh Long An, Bến Tre, Vĩnh Long…
Là loài cá bản địa, cá lăng sinh trưởng tốt ở vùng sông nước Cửu Long và sông Đồng Nai, đặc biệt có thể phát triển ở vùng nước lợ ven biển với độ mặn 0,8‰. Giá cá thương phẩm hiện từ 35.000 - 80.000 đ/kg. Con giống cá lăng vàng do Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Bến Tre sản xuất ra hiện được nhiều hộ nuôi cá ở Đồng Nai tiêu thụ mạnh. Tại Đồng bằng sông Cửu Long nguồn con giống các loài cá lăng chưa nhiều nhưng cũng có rất nhiều hộ muốn nuôi. Khi nuôi thì loài cá lăng nha đuôi đỏ đặc biệt hấp dẫn vì to xác, trong tự nhiên ngư dân đánh bắt được có những con nặng 10 kg, thậm chí 18 kg, còn nuôi khi một tuổi đã nặng khoảng 2,5 kg/con. Họ nhà cá lăng rất phàm ăn, sức sinh sản cao và có thể nuôi mật độ dày.
CÁ NGÁT - ĐẶC SẢN NHÓM MỘT
Trong các loài cá bản địa sống ở Đồng bằng sông Cửu Long, con cá ngát (Plotosuscanius Hamilton, 1822) gần đây được các nhà hàng săn tìm đưa vào thực đơn số 1 của mình, giá cá luôn cao ở mức 40.000 - 50.000 đ/kg. Đây là loài cá da trơn giống cá trê nhưng thịt thơm, ngọt hơn nhiều và cũng to xác. Trong môi trường tự nhiên, cá 2 năm tuổi đạt trọng lượng 2 - 3 kg/con, khi nuôi cá sẽ tăng trọng nhanh hơn. Tại An Giang, Đồng Tháp mùa lũ xuất hiện những làng nghề chuyên săn cá ngát. Thực hiện chương trình đa dạng hóa các giống loài thủy sản, giới thiệu mô hình nuôi mới bền vững, hiệu quả cao, Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản An Giang đã cho sinh sản nhân tạo được giống cá ngát. Qua nghiên cứu cho thấy, loài cá này có thể nuôi trong ao hầm và cả lồng bè như cá tra, ba sa, nếu tổ chức nuôi sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
... Sự kiện tôm chết hàng loạt, cá tra, ba sa rớt giá liên tục là bài học đau thương cho ngư dân, nuôi các loài thủy sản thông thường khác cũng có thể gặp rủi ro do dội chợ, hiệu quả kinh tế không cao. Nuôi cá bản địa sẽ là lối thoát trước mắt đầy hứa hẹn, không chỉ cho hộ cá thể mà còn mở ra hướng đi mới cho Đồng bằng sông Cửu Long. Chưa cần nghĩ đến việc xuất khẩu, thị trường nội địa hiện đang khát hàng đặc sản cá bản địa, sau này hình thành vùng nuôi cho sản lượng lớn, việc xuất khẩu càng đem lại triển vọng cao. Tuy nhiên để tránh vết xe đổ, ngay từ bây giờ phải có quy hoạch và kế hoạch cụ thể.
NGUYỄN HOÀNG TUẤN
An Giang: Diện tích nuôi thủy sản tăng 21%
Nguồn tin: AG, 16/05/2006
Ngày cập nhật: 17/5/2006
Do giá cá nguyên liệu tăng nên diện tích nuôi thủy sản trong tỉnh đạt 1.400 ha (tăng 21% so thời điểm đầu năm 2006), nhiều nhất là các huyện: Tân Châu, An Phú, Phú Tân và thị xã Châu Đốc, trong đó có hơn 30% hộ nghỉ nuôi trước đây nuôi trở lại. Hiện nay, tổng số bè nuôi cá trong tỉnh đạt khoảng 3.000 cái, trong đó bè nuôi cá tra chiếm khoảng 60%, tăng 12% so đầu năm 2006 và tương đương thời điểm phong trào nuôi cá phát triển mạnh. Riêng hộ thả nuôi tôm càng xanh chính vụ hiện chỉ có 74 ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước 150 ha do thời tiết nắng nóng, nên việc sản xuất con giống gặp khó khăn, không bảo đảm cung ứng cho người chăn nuôi.
N.R
HTX nuôi tôm chưa thành đã... rã
Nguồn tin: SGGP, 16/05/2006
Ngày cập nhật: 17/5/2006
Dự án nuôi tôm đồng Đá Bia, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) được triển khai vào cuối năm 2003, với qui mô 22,5ha, vốn đầu tư hơn 12,5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng sau hai năm. Thế nhưng đến nay, dự án này chỉ mới thực hiện được 2,5 ha…
...
Hà Minh
Đề nghị Bộ Ngoại giao thuê luật sư cho ông Bửu Huy
Nguồn tin: VNN, 16/05/2006
Ngày cập nhật: 16/5/2006
Nhộn nhịp phố tôm
Nguồn tin: SGGP, 15/05/2006
Ngày cập nhật: 16/5/2006
Từ một xã nghèo nhất ở Bến Tre, nhưng vài năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã Thạnh Phước huyện Bình Đại đã trở thành xã giàu của tỉnh Bến Tre.
Tìm cách… thoát nghèo
Đến Thạnh Phước khi trời vừa chập tối, chủ tịch UBND xã Ngô Văn Thử, ra thăm đồng tôm. Mặc dù đang vào mùa mưa, nhưng xe vẫn chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lỳ, từ trung tâm xã ra tận các vuông tôm. Dọc hai bên đường đèn cao áp sáng rực. Đồng tôm về đêm nhộn nhịp đông người, nhiều trại giữ tôm còn trang bị cả ti vi, đầu máy, âm ly… hát vang cả cánh đồng.
Thật khó mà tin được ở xứ biển heo hút, nghèo đói trước đây, giờ chẳng khác nào “thành phố”. Chỉ ngôi nhà tường 2 tầng khang trang vừa xây dựng xong, Ba Ngò một nông dân nuôi tôm có tiếng trong vùng, hớn hở khoe: “Hồi trước tụi này chỉ biết trồng lúa trên đất mặn, nên năm nào cũng thất, ai nấy nghèo rớt mồng tơi. Từ lúc chuyển sang nuôi tôm, đời sống phất lên thấy rõ. Nhiều hộ từ làm thuê, giờ trở thành tỷ phú…!”.
Thạnh Phước có 2.200 hộ, với 9.264 nhân khẩu; là vùng căn cứ cách mạng chịu nhiều mất mát trong chiến tranh. Sau ngày miền Nam giải phóng, Thạnh Phước bị liệt vào xã cực nghèo, phải trợ cấp thường xuyên. Cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại khó khăn, thiếu trường học, trạm y tế… Đất đai hoang hóa bị nhiễm phèn mặn, mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ lúa bấp bênh, không đủ chi phí đầu tư. Một số hộ, bỏ lúa lên bờ bao đưa nước mặn vào làm muối, nhưng thất bát triền miên; cộng với giá muối quá thấp làm bà con càng nghèo thêm. Dân Thạnh Phước lần lượt bỏ quê, chạy đi khắp nơi làm thuê kiếm sống.
Lão nông Nguyễn Văn Thực kể lại: Hồi ấy, nói tới xứ biển này thì ai cũng lắc đầu; có năm nhiều nhà phải ăn độn bo bo chống đói. Người ta truyền miệng nhau câu ca “Ai về Thạnh Phước qua truông/ Mưa tạt gió luồng thương mẹ nhớ cha” hay “Thạnh Phước nước mặn chà là gai/ đất cày lên toàn muối hột…”. Chính quyền địa phương triển khai hàng loạt biện pháp nhằm nâng cao đời sống người dân nhưng tất cả đều bất thành, bởi lực bất tòng tâm.
Năm 1999, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư hàng tỷ đồng thử nghiệm mô hình nuôi tôm công nghiệp trên diện tích 16 ha ở ấp Tân Long. Hàng ngàn người dân Thạnh Phước tò mò đến xem, không ít người nghi ngờ về hiệu quả. Họ cho rằng, ngành thủy sản đem tiền “đổ sông đổ biển” bởi cái xứ khắc khổ, nước mặn- đồng hoang này, trồng cây gì- nuôi con gì cũng thua lỗ. Không ngờ cuối vụ, thu hoạch đạt năng suất bình quân từ 6,5 tấn/ha trở lên; có ao đạt 7- 8 tấn/ha...
Cả xã làm giàu
Khi con tôm bắt đầu thích ứng với đất mặn Thạnh Phước, ngành thủy sản mạnh dạn xây dựng hệ thống thủy lợi kiên cố, chủ động việc lấy nước và thoát nước. Đồng thời, hỗ trợ tận tình kỹ thuật chăn nuôi. Đảng ủy xã lập ngay dự án chọn con tôm làm chủ lực để thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Cái hay của Thạnh Phước là không chủ trương phát triển diện tích tràn lan, trong khi cơ sở hạ tầng và thủy lợi chưa hoàn chỉnh. Xã vận động bà con đi “chậm mà chắc”, nơi nào có điều kiện đầy đủ mới cho nuôi. Thạnh Phước chọn mô hình nuôi tôm công nghiệp và khuyến khích người dân liên kết phát triển.
Mô hình “hợp tác” nuôi tôm ra đời theo phương châm người nghèo góp đất đai, người khá góp vốn; nhà nước hỗ trợ kỹ thuật và kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở vật chất. Toàn bộ qui trình nuôi, từ khâu chọn giống đến chăm sóc và thu hoạch, có hẳn cán bộ chuyên môn theo dõi chặt chẽ. Từ đó, tránh được dịch bệnh và năng suất nuôi luôn đạt cao. Tổ hợp tác ở khu Đê Đông, ngay năm đầu tiên trúng lớn, ngoài thu lại vốn đầu tư ban đầu, các thành viên được chia lời hàng chục triệu đồng.
Chủ tịch xã Thạnh Phước Ngô Văn Thử khẳng định: “Nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, nên người dân không lo nổi. Mô hình nuôi hợp tác đã tháo gỡ được vấn đề này, và cái lợi lớn hơn là kiểm soát được dịch bệnh; giải quyết tốt tình trạng nguồn nước mang mầm bệnh thải tràn lan gây ô nhiễm”.
Đến nay, có hàng trăm ha tôm công nghiệp đưa vào tổ hợp tác, thu hút hàng ngàn người tham gia. Những năm gần đây hoạt động rất hiệu quả. Từ mô hình của Thạnh Phước đã nhân rộng ra toàn tỉnh Bến Tre với hơn 97 tổ hợp tác, trên diện tích trên 1.302 ha; kinh phí đầu tư hơn 223 tỷ đồng. Ông Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ Thủy sản nhìn nhận: “Mô hình hợp tác nuôi tôm tại Thạnh Phước rất hiệu quả, hiện tại Bộ khuyến khích các tỉnh khác làm theo. Ngoài hiệu quả kinh tế và giữ vững môi trường, thì yếu tố tình người với nhau, giúp cho người nghèo có điều kiện tham gia vươn lên làm giàu là rất đáng quý”.
Diện tích tôm ở Thạnh Phước vừa được mở rộng lên 3.500 ha, trong đó hơn 720 ha tôm công nghiệp (chiếm 30% toàn huyện). Nhờ khai thác “mỏ tôm” có hiệu quả, đời sống người dân vươn lên đáng kể; nhà tường mọc giăng giăng…
HỒNG HIỆP
Vụ ông Bửu Huy, Phó Giám đốc Công ty Afiex Seafood bị câu lưu tại Bỉ: Bộ Công an nên vào cuộc
Nguồn tin: SGGP, 16/05/2006
Ngày cập nhật: 16/5/2006
Sóc Trăng: Phát triển mạnh cơ sở nuôi cá sấu tại hộ gia đình
Nguồn tin: Vasep, 15/5/2006
Ngày cập nhật: 16/5/2006
Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có khoảng 30 cơ sở gây nuôi cá sấu với tổng đàn hơn 4.000 con. Phần lớn là nuôi cá sấu tại hộ với quy mô từ 30 đến 50 con, một số hộ nuôi cá sấu quy mô trang trại từ 300 đến 600 con. Mô hình nuôi cá sấu tập trung nhiều ở các huyện: Thạnh Trị, thị xã Sóc Trăng, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Long Phú, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá.
Theo Nhân dân, 14/5/2006
Hải Phòng: Xây dựng 6 dự án nuôi tôm công nghiệp
Nguồn tin: Vasep, 15/5/2006
Ngày cập nhật: 16/5/2006
Bộ Thủy sản vừa phê duyệt sáu dự án nuôi tôm công nghiệp tại các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, quận An Hải và thị xã Đồ Sơn (Tp. Hải Phòng), với tổng diện tích 1.493 ha, thực hiện từ nay đến năm 2010. Theo đó, các dự án có tổng vốn đầu tư 275.255 triệu đồng, trong đó có 120.380 triệu đồng từ vốn ngân sách nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản.
Theo Nhân dân, 14/5/2006
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản tăng cường đầu tư sản xuất cá sạch
Nguồn tin: WAG, 15/5/2006
Ngày cập nhật: 16/5/2006
Hiện nay An Giang đã có 3 Hiệp hội sản xuất cá sạch của các Công ty Agifish, Afiex và Nam Việt tổ chức cho các ngư dân trong các câu lạc bộ nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000 và SQF 2000. Ngoài những nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp của tỉnh sẽ có những chính sách để hỗ trợ thực hiện 4 giải pháp về con giống, quản lý chất lượng, tổ chức lại sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu và chính sách đầu tư.
Với những giải pháp tích cực trên việc sản xuất và tiêu thụ thủy sản của An Giang trong thời gian tới sẽ có nhiều bước chuyển biến khả quan.
Ngọc Thăng
Tôm nuôi trái vụ cho lợi nhuận cao
Nguồn tin: WAG, 15/5/2006
Ngày cập nhật: 16/5/2006
Những hộ nuôi tôm trái vụ hiện rất phấn khởi - vì lợi nhuận sau vụ thu hoạch tôm năm nay đạt cao so với trước. Cụ thể, mỗi hecta tôm thu hoạch trong giai đoạn hiện nay, người nuôi lãi được từ 35 - 40 triệu đồng/hecta, cá biệt có trường hợp lãi trên 50 triệu đồng. Hiện nay, các thương lái đến tận ruộng mua tôm xô với giá từ 88 - 90.000đ/kg, nếu so với năm 2005, giá tôm xô cao hơn từ 10 - 15.000đ/kg. Bình quân năng suất của một hecta tôm nuôi trái vụ là 1 tấn, cá biệt có trường hợp nuôi đạt 1,4 tấn/hecta. 5 năm qua, kể từ khi phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển, diện tích nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh An Giang không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2006, diện tích đăng ký thả nuôi của nông dân trên địa bàn tỉnh khoảng 600 hecta, tập trung nhiều ở huyện Thoại Sơn, Châu Phú. Ngày nay, do kỹ thuật nuôi ngày một nâng cao, nên tôm thương phẩm chất lượng ngày một tốt hơn đời sống của những người nuôi tôm đã từng bước chuyển đổi một cách nhanh chóng.
Minh Hiển
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.