• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Ninh Đông: Nghề biển nghề nông đều phát triển đúng hướng

Nguồn tin: PY, 20/6/2006
Ngày cập nhật: 22/6/2006

 


Nuôi tôm trong môi trường tự nhiên: Lối thoát trên những “cánh đồng chết”

Nguồn tin: PY, 22/6/2006
Ngày cập nhật: 22/6/2006

Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến nghề nuôi tôm ngày càng lụn bại. Chỉ trong vòng 3 năm gần đây, hàng ngàn cánh đồng tôm bỗng hóa thành “cánh đồng chết”. Sự bế tắc như “bóng ma” luẩn quẩn, đè nặng… cuộc sống biết bao người. Trước khá nhiều giả thuyết khác nhau, một số nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu thủy sản III (NCTS III) đã kiên trì “bám đồng” suốt 2 năm qua để tìm ra “ánh sáng cuối đường hầm”.

Trong suốt 2 thập niên, nghề nuôi tôm sú đã tạo sinh kế và xóa đói giảm nghèo cho nhiều cộng đồng dân cư vùng duyên hải, đồng thời đóng góp một phần đáng kể vào thị trường XK thủy sản. Thời điểm cực thịnh (năm 2000), diện tích ao đìa nuôi tôm sú xuất khẩu của các tỉnh miền Trung đã mở rộng xấp xỉ 20.000ha; dẫn đầu là Khánh Hòa (4.8000ha), các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận… có từ 2.100 – 2.700ha. không chỉ khai hoang diện tích đầm, phá… ven biển để nuôi tôm nước lợ, nhiều địa phương còn tận dụng tối đa những gì có thể để nuôi tôm nước ngọt hoặc nuôi tôm trên cát. Tuy nhiên, từ người nuôi tôm đến nhà quản lý chỉ chú ý đến giá trị vật chất cụ thể và giá trị sử dụng trước mắt mà không quan tâm đến những giá trị phi vật chất cũng như giá trị chưa sử dụng của các hệ sinh thái ven biển – yếu tố hàng đầu để duy trì hoạt động nuôi trồng.

Năm 2001, phong trào nuôi tôm khựng lại và bắt đầu suy thoái. Kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh miền Trung do Viện nghiên cứu thủy sản III thực hiện từ năm 2002 đến nay cho thấy, môi trường còn nhiều bất ổn và nhiều độc tố trong đất và nước. Tính đến tháng 3-2006, hầu hết các tỉnh trong khu vực mới chỉ nuôi thả 20-30% diện tích, riêng Khánh Hòa con số ấy là 10%. Ô nhiễm ở khắp nơi, những cánh đồng tôm ngày trước bây giờ là “cánh đồng chết”. Hệ luỵ tất yếu là hàng chục vạn nông, ngư dân mất việc làm, nợ nần chồng chất; thậm chí có những “làng nợ” đã bị các ngân hàng cầm cố toàn bộ ao đìa, nhà cửa, ruộng vườn… nhiều gia đình đành phải bỏ xứ ra đi.

Theo nhận định của các nhà khoa học, thủ phạm gây ô nhiễm không phải con tôm mà do con người thiếu hiểu biết và đối xử quá thô bạo với thiên nhiên; chất thải hữu cơ, các loại hóa chất và vi sinh vật gây hại tồn tại dưới dạng trầm tích ngày càng dày. Viện NCTS III đã thống kê trung bình 1ha tôm sú bán thâm canh, mỗi năm thải ra môi trường từ 1 – 2,5 tấn chất thải gồm phân; sinh vật chết và một số dư lượng thuốc và hóa chất nguyên nhân tích tụ mầm bệnh và thường xuyên gây ra bệnh dịch cục bộ trên con tôm. Ngoài ra còn có khoảng 2 – 2,5 tạ vôi cùng với khoảng chừng ấy domolite tồn tư khiến đất bị vôi hóa và gần 2 tạ saponin, chlorin, thuốc tím… là những chất lắng đọng dạng vôi, dạng mangan hydroxide làm thay đổi độ pH, biến đổi hệ sinh thái đất, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của vùng nước.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, GĐ Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung, cho biết: “Lâu nay việc nghiên cứu thường tập trung vào các đối tượng khác nhưng kết quả phân tích của chúng tôi đã chứng minh thuốc tím là “thủ phạm” khá nguy hiểm. Nhiều người ngộ nhận bởi thuốc tím không gây hại cho con tôm nhưng trong thực tế nó đã tác động tiêu cực đối với môi trường. Trong quá trình ôxi hóa, dư lượng thuốc tím Mn4+ hủy diệt toàn bộ vi sinh vật yếm khí và hiếu khí – những vi khuẩn hết sức nhạy cảm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ”. Một đề tài khoa học cấp bộ đã được Viện NCTS III triển khai từ đầu năm 2005 đến nay nhằm “nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến suy thái môi trường, đề xuất một số giải pháp sử dụng đất và nước hiệu quả ở những vùng nuôi tôm đang giảm năng suất”.

Ông Nguyễn Hữu Thọ (Chủ nhiệm đề tài) cho biết: “Năm 2003 – 2004, giải pháp ứng dụng chế phẩm sinh học trong quá trình xử lý môi trường đất và nước đã được triển khai nhưng kết quả đạt được chưa thể hiện rõ, có thể do chất lượng của chế phẩm hoặc sử dụng chưa đúng mục đích. Người nuôi tôm cùng nhà khoa học dễ bế tắc vì con tôm nuôi không lớn và bệnh dịch vẫn xuất hiện”. Nguyên nhân sâu xa gây suy giảm môi trường là do lạm dụng các chất sát trùng và dư lượng của chúng đã ảnh hưởng bất lợi đến hệ vi sinh vật, đến tảo trong môi trường và hình thành nhiều độc tố. Các độc tố này phân bố trong nước và tác động ngược lại đối với việc sản xuất con tôm giống làm giảm chất lượng giống và kéo theo việc nuôi tôm thịt dễ thất bại. Vẫn theo ông Nguyễn Hữu Thọ, không nên quá bi quan vì hiện trạng chưa phải suy thoái mà đang ở mức suy giảm cục bộ trên từng vùng nuôi nhưng cần đặc biệt lưu ý tình trạng suy giảm hệ vi sinh vật hữu ích. Các giải pháp đang được khuyến cáo thực hiện là nuôi thêm cá trong ao đìa để chúng thu gom thức ăn thừa; phân hủy các độc tố bằng chế phẩm sinh học đặc hiệu và chuyển đổi hệ tảo trong môi trường nuôi tránh các hiện tượng tảo tần gây nhiều độc tố tác động đến tôm nuôi.

Hiện tại, Viện NCTS III đang thực nghiệm nuôi tôm sú trong môi trường tự nhiên, tương tự ứng dụng IPM trên cây lúa. Rất đáng mừng bởi kết quả đạt khả quan hơn hẳn so với những ao nuôi (có sử dụng hóa chất) cùng thời điểm và cùng một địa điểm. Hy vọng đây sẽ là lối thoát trên những “cánh đồng chết”.

BẢO CHÂN


Bang Alabama ngừng bán cá VN nhập hồi tháng 8/2005

Nguồn tin: VNexpress, 22/6/2006
Ngày cập nhật: 22/6/2006

 


Khánh Hòa: Tái tạo loài thủy sản quý hiếm

Nguồn tin: VTV, 19/06/2006
Ngày cập nhật: 22/6/2006

Tại trang trại nuôi cá ngựa Đông Thành Hưng - nơi nuôi cá ngựa thương phẩm đầu tiên của Khánh Hoà, bình quân mỗi tuần xuất bán khoảng 1.000 con cá ngựa sang thị trường Mỹ và Đài Loan. Với mức giá từ 20.000-25.000đồng/con kích cỡ khoảng 7cm, gần gấp đôi so với giá bán trên thị trường trong nước.

Trang trại đã hoàn tất thủ tục xin phép CITES cấp giấy chứng nhận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trang trại được phép xuất khẩu cá ngựa, loại cá nằm trong danh mục cấm.

Theo anh Trần Quang Ngọc, chủ trang trại: Ưu thế của việc nuôi cá ngựa xuất khẩu là thời gian nuôi thương phẩm khá ngắn. Nếu như cá ngựa bán trong nước dùng để ngâm rượu phải nuôi ít nhất 8 tháng, thì nuôi cá xuất khẩu tối đa chỉ khoảng 6 tháng. Người nuôi cũng không lo vấn đề con giống, bởi qui trình nhân giống cá ngựa đã được Viện Hải dương học Nha Trang hoàn thiện và sẽ cho sản xuất đại trà.

 


200 tỷ đồng thực hiện các dự án khuyến ngư về khai thác hải sản đến năm 2015

Nguồn tin: Nhân dân, 21/6/2006
Ngày cập nhật: 22/6/2006

 


Đảm bảo vệ sinh an toàn cho sản phẩm cá tra, ba sa

Nguồn tin: AG, 21/6/2006
Ngày cập nhật: 22/6/2006

 


"Giải cứu" nước mắm Việt tại Canada

Nguồn tin: LĐ, 21/6/2006
Ngày cập nhật: 21/6/2006

 


Bang Alabama (Mỹ) ngừng bán các loại cá nhập từ VN

Nguồn tin: LĐ, 21/6/2006
Ngày cập nhật: 21/6/2006

 


ĐBSCL: Sản lượng thuỷ sản tăng mạnh

Nguồn tin: VTV, 20/06/2006
Ngày cập nhật: 21/6/2006

Trong những năm gần đây, thủy sản vùng ĐBSCL phát triển mạnh mẽ, riêng năm 2005, sản lượng đạt 983.000 tấn, chiếm 68% tổng sản lượng cả nước. Trong quá trình hội nhập, các tỉnh trong khu vực này đang tích cực áp dụng các tiêu chuẩn an toàn chất lượng cho cả vùng nuôi và chế biến, để đảm bảo cho sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới.

Thế mạnh của thủy sản tỉnh An Giang là cá tra và cá ba sa. Cuối năm 2002, tỉnh này đã tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000 và 2000 để áp dụng trong chăn nuôi loại thủy sản này. Hai mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao là nuôi cá tra sinh thái và liên hợp sản xuất cá sạch.

Hiện nay ở ĐBSCL, ngoài con cá tra và cá ba sa ở An Giang, các địa phương khác cũng đã thực hiện nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn: tại Bến Tre triển khai "Qui phạm thực hành nuôi tôm tốt". Sau khi thí điểm tại Bến Tre, Bộ Thủy sản ban hành qui định về việc quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn dựa trên nền tảng các cơ sở áp dụng "Qui phạm thực hành nuôi tốt (GAP)" và cao hơn là ứng dụng Quy tắc "Ứng xử có trách nhiệm trong nuôi tôm ( CoC)".

Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất, chế biến thủy sản đang được các doanh nghiệp và cả người nuôi quyết tâm thực hiện và bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định. Trên cơ sở các tiêu chuẩn này, ngành thủy sản sẽ tìm ra những nét tương đồng, nhằm ban hành một tiêu chuẩn chung, đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới.

Huyền Trang

 


Luật mới xuất khẩu thủy sản vào EU

Nguồn tin: VNECONOMY, 20/06/2006
Ngày cập nhật: 21/6/2006

Bộ luật mới về nhập khẩu hàng thực phẩm mới nói chung và thủy sản hay nông sản nói riêng được thể hiện trong bốn hệ thống luật của EU với luật 178/2002 là chủ đạo và bốn luật khác bổ sung bao gồm 852/2004, 853/2004, 882/2004 và 854/2004.

 


Cá tra, ba sa Việt Nam có triển vọng vào các thị trường khó tính

Nguồn tin: VNECONOMY, 20/06/2006
Ngày cập nhật: 21/6/2006

 


Cua biển trúng mùa, rớt giá

Nguồn tin: Btre, 20/06/2006
Ngày cập nhật: 21/6/2006

Nhờ vào nguồn cua giống thiên nhiên phong phú (500 – 700 đồng/con giống), vụ nuôi cua biển năm 2006 phát triển mạnh tại các huyện ven biển ĐBSCL; chỉ riêng huyện Thạnh Phú (Bến Tre) diện tích nuôi cua đạt trên 7.000 ha. Nông dân nuôi cua chủ yếu nuôi xen trong ao tôm hoặc thả nuôi trên những vùng nuôi tôm đã bị chết. Nhiều hộ thả cua nuôi từ sau tết Nguyên Đán hiện nay đang bước vào thu hoạch.

Chị Nguyễn Thị Ru, chủ vựa thu mua cua tại xã Giao Thạnh (Thạnh Phú) cho biết do năm nay hầu hết nông dân nuôi cua đều trúng mùa nên giá cua giảm nhanh, hiện cua loại 1 chỉ từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, giảm 1/3 so cùng kỳ. Thế nhưng người nuôi cua vẫn phấn khởi vì họ cho rằng nuôi cua có thể tận dụng thức ăn cho cua từ thiên nhiên, không phải đầu tư lớn và thường gặp nhiều rủi ro như nuôi tôm sú.

Phan Lữ Hoàng Hà

 


Tôm chân trắng đang giành lại vị trí dẫn đầu trong ngành tôm

Nguồn tin: Fistenet, 20/6/2006
Ngày cập nhật: 20/6/2006

 


Bang Alabama của Mỹ ngừng nhập cá tra ghi sai nhãn

Nguồn tin: VNN, 20/06/2006
Ngày cập nhật: 20/6/2006

 


Giá tôm sú tiếp tục tăng

Nguồn tin: TT, 20/06/2006
Ngày cập nhật: 20/6/2006

Giá tôm nguyên liệu bán ra tại khu vực ĐBSCL tăng thêm 4.000-6.000 đồng/kg so với đầu tuần trước. Tại Bến Tre, giá tôm được thương lái thu mua tại ao khoảng 85.000-90.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 100.000-115.000 đồng/kg, loại 50 con/kg giá 70.000-75.000 đồng/kg... Giá tôm cao do người nuôi chỉ thu hoạch được các mẻ tôm nuôi sớm.

Ngoài ra, việc một số địa phương cấm nuôi tôm nghịch vụ cũng là nguyên nhân khiến thị trường tôm biến động thất thường, tôm vụ nghịch giá cao trong khi vụ chính lại rớt giá.

Đến nay, tại ĐBSCL mới có Cà Mau và Sóc Trăng đang vụ thu hoạch rộ, các vùng tôm còn lại sẽ thu hoạch vào cuối tháng 7-2006.

H.ĐĂNG

 


Quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn

Nguồn tin: PY, 16/6/2006
Ngày cập nhật: 20/6/2006

Hiện nay, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên đang triển khai thực hiện Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về Quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn (NTAT). Theo đó, Chi cục phổ biến về quy định: Vùng NTAT là vùng nuôi tôm có 100% số cơ sở nuôi tôm trong vùng áp dụng “quy phạm thực hành nuôi tốt” (GAP) hoặc “quy phạm nuôi có trách nhiệm (CoC), trong đó có ít nhất 80% số cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở NTAT và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vùng nuôi tôm đạt tiêu chuẩn GAP hoặc CoC (gọi chung là Giấy Chứng nhận vùng NTAT). Quản lý vùng và cơ sở NTAT là những hoạt động hướng dẫn xây dựng, duy trì vùng, cơ sở NTAT và các hoạt động kiểm tra, công nhận vùng và cơ sở NTAT.

Việc phát triển vùng NTAT chỉ được thực hiện trong phạm vi đất nuôi trồng thủy sản đã được quy hoạch dành cho nuôi tôm và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch chi tiết vùng NTAT phải đảm bảo đủ hệ thống cấp, thoát nước đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tránh lây nhiễm bệnh giữa các ao trong vùng nuôi hoặc từ vùng này sang vùng khác, đảm bảo có các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội đáp ứng yêu cầu NTAT. Việc quản lý môi trường vùng NTAT đối với hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh được thực hiện theo quy định tại Quy chế Quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung (ban hành kèm theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS của Bộ trưởng Bộ Thủy sản); việc quản lý môi trường đối với vùng nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến và quảng canh thực hiện theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Để đảm bảo NTAT, địa phương có vùng nuôi tôm (trong đó có từ hai cơ sở nuôi tôm trở lên) muốn đăng ký vùng NTAT phải thành lập Ban quản lý (BQL) vùng nuôi tôm. BQL này có nhiệm vụ thống nhất quản lý trong vùng nuôi tôm về việc áp dụng GAP hoặc CoC theo quy định của Bộ Thủy sản. BQL được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của BQL vùng nuôi tôm. Chủ cơ sở nuôi tôm phải đăng ký kinh doanh nuôi tôm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản. Chủ cơ sở nuôi tôm phải đảm bảo cho cơ sở có đủ điều kiện về vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y. Nơi đã đăng ký là cơ sở NTAT phải áp dụng GAP hoặc CoC theo quy định của Bộ Thủy sản và các quy định khác có liên quan. Trong trường hợp cùng một chỉ tiêu nhưng GAP hoặc CoC có quy định khác với quy định của tiêu chuẩn ngành trước đây hoặc quy chuẩn kỹ thuật của ngành thì áp dụng theo quy định của GAP hoặc CoC. Chủ cơ sở nuôi tôm tham gia thành lập BQL phải chịu sự chỉ đạo của BQL về nội dung và phương pháp áp dụng GAP hoặc CoC trong vùng nuôi tôm.

Quyền của BQL vùng nuôi tôm và chủ cơ sở nuôi tôm: Ngừng hoạt động nuôi tôm đến 250 ngày liên tục không phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi BQL hoặc chủ cơ sở đã đăng ký kinh doanh về nuôi trồng thủy sản; được đăng ký áp dụng GAP hoặc CoC với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được đào tạo, hướng dẫn thực hành GAP hoặc CoC; được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật; quyền của BQL vùng NTAT và chủ cơ sở nuôi NTAT. BQL yêu cầu Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản hoặc cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản cấp tỉnh ghi tên vùng, cơ sở NTAT của mình vào danh sách các vùng và cơ sở NTAT. Quảng bá vùng, cơ sở NTAT của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khuyến khích các địa phương có vùng nuôi tôm thành lập Quỹ dân lập Hỗ trợ rủi ro trong nghề nuôi tôm để hỗ trợ lẫn nhau trong việc phòng ngừa dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai và những rủi ro khác trong nghề nuôi tôm. Việc xây dựng Quỹ cần được bàn bạc dân chủ, trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong vùng nuôi.

Lộ trình áp dụng việc đăng ký và cấp Giấy Chứng nhận vùng, cơ sở NTAT, từ ngày 1-7-2007: cơ sở nuôi tôm thuộc diện các dự án nuôi tôm được Nhà nước đầu tư hoặc dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài; dự án nuôi tôm lớn thuộc diện phải xin phép đầu tư; cơ sở nuôi tôm thâm canh được xây dựng sau ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành.

NGUYỄN VĂN DO

Các vùng nuôi tôm ở cửa sông Đà Nông (huyện Đông Hòa) cần thực hiện “qui phạm nuôi có trách nhiệm”.

N.LƯU


"Vua" ghẹ lột Phú Quốc

Nguồn tin: BCT, 17/6/2006
Ngày cập nhật: 19/6/2006

Là người đầu tiên trên đảo Phú Quốc phát hiện ra quy trình lột vỏ của ghẹ, ông Lâm Văn Bạch đã chuyển hướng làm ăn mới với sản phẩm ghẹ lột đông lạnh cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều người bắt chước làm theo nhưng nay chỉ còn ông “vua” ghẹ lột trụ được với nghề...

Ông Lâm Văn Bạch bên hồ nuôi ghẹ lột ở Phú Quốc.

Suốt hơn 30 năm cùng con thuyền cưỡi trên đầu ngọn sóng, ông Lâm Văn Bạch vẫn không tài nào biết được con ghẹ lột lúc nào dù thỉnh thoảng ông vẫn được nhấm nháp con ghẹ ăn cả vỏ. Những bạn thuyền không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức món này trong đời đi biển. “Khi ghẹ lột vỏ xong khoảng 15 phút sau thì vỏ cứng lại. Vì vậy, để khai thác ghẹ lột từ thiên nhiên rất khó. Có chăng chỉ là sự may mắn, tình cờ kéo lưới được ghẹ lột”. Đó là kinh nghiệm mà khi ông bỏ ghe lưới ghẹ lên bờ mới phát hiện được.

Những năm 1985-1990, ghẹ lột là món ăn khá đắt, chỉ được bán tại các nhà hàng lớn. Ngư dân lúc đó cũng chưa nghĩ đến việc “săn” ghẹ lột để bán, chỉ bán xô cho vựa. Nắm được nhu cầu này và từ gợi ý của một người bạn chuyên cung cấp sản phẩm này cho thị trường, ông Bạch để lại lưới ghẹ cho bạn thuyền, lên bờ làm “nhà hải dương học” chuyên về... ghẹ lột! Mẻ đầu tiên, ông Bạch thử nghiệm trên vài chục ký ghẹ giống, tỷ lệ hao hụt lên hơn 50% nhưng ông rất mừng với kết quả đó. “Con ghẹ lột vốn rất hiền, rất yếu ớt, không có khả năng phản kháng với xung quanh nên dễ bị con khác ăn thịt. Vì vậy, cần phải cách ly ghẹ lột với ghẹ giống trong bể nuôi...” - ông Bạch cho biết.

“Lò” sản xuất ghẹ lột của ông Bạch hiện có khoảng 40 hồ lúc nào cũng có ghẹ giống trong giai đoạn chuẩn bị lột. Để làm được mặt hàng này, ông Bạch phải mở vựa thu mua ghẹ. Từ ghẹ nguyên liệu, ông tuyển ra ghẹ giống đưa vào bể nuôi làm ghẹ lột, số còn lại được chuyển vào đất liền đi thành phố Hồ Chí Minh. “Bây giờ ghẹ ít hơn trước nhiều. Mỗi chuyến ghe, ngư dân cũng chỉ chọn ra được năm ba ký ghẹ sống, nếu được 20kg thì cũng được coi là “trúng” lắm rồi. Có bao nhiêu ghẹ giống, tôi đều thu mua hết. Nhờ vậy, tôi luôn có được nguồn ghẹ giống luân phiên cung cấp cho thị trường...”. Ngẫm lại, ông Bạch thấy tiếc cho ghẹ giống một thời bị bán xô vì còn nhỏ; những con không ăn được phải chung số phận với cá phân. Còn bây giờ, 30 con/kg ông Bạch vẫn thu mua hết, không để con ghẹ giống nào phải văng ra sân phơi cá phân. Giá ghẹ giống thu vào loại 20 con/kg hiện khoảng 45.000 đồng -khá cao so với ghẹ thương phẩm.

Dòng đời con ghẹ lột 3 lần. Vì vậy, nhìn kích cỡ, ông Bạch có thể đoán được con ghẹ đã từng lột lần nào chưa. Loại thị trường “ăn” nhiều nhất là ghẹ lột trọng lượng khoảng 50-100 gram/con. Nhưng có khi ông Bạch cũng cho xuất ghẹ lột 30 gram để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ông Bạch cho biết: “Sản phẩm này hiện rất “chạy” trên thị trường. Có những khi, các nhà hàng tại Phú Quốc “ăn hàng” nhiều đến mức tôi không có dư để cung cấp cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu xuất khẩu ghẹ lột sang Nhật, Hàn và một số nước châu Âu cũng đang “sốt” nên có bao nhiêu bán cũng hết”.

Tôi thắc mắc khi một sản phẩm đang “sốt” như ghẹ lột lại nằm ngoài sự quan tâm của người dân Phú Quốc. Ông Bạch cho biết thêm: “Khi thấy tôi làm được, nhiều người cũng bắt chước làm theo nhưng không hiệu quả rồi cũng bỏ nghề. Gần 20 năm nay, cũng chỉ một mình tôi làm. Người khác có làm cũng chỉ vài năm, thậm chí vài tháng rồi bỏ cuộc vì không chịu nổi mức rủi ro...”. Khi mới vào nghề, thức trắng đêm là chuyện thường ngày của ông Bạch. Với ông, chỉ có cách “sống chung... với ghẹ” thì mới biết được “tính nết” của nó. Vì thế, bài học về bể nuôi 2 tấc nước chiều cao và môi trường tốt nhất cho ghẹ lột nhiệt độ từ 27-30 độ C là cả một quá trình lâu dài được rút tỉa từ những “đêm trắng” đó.

Thời gian này đang vào mùa ghẹ sinh sản nên nguồn nguyên liệu cũng khá dồi dào. Tuy nhiên, “sức ăn” của thị trường khiến nhiều lúc ông Bạch phải bất lực. Giải pháp nuôi ghẹ lột từ ghẹ giống nhân tạo cũng được ông Bạch tìm đến nhưng không khả thi. Bởi vì, nuôi ghẹ nhân tạo đòi hỏi phải có quy trình và điều kiện nuôi bài bản. “Nuôi ghẹ từ giống nhân tạo hiện chưa được phổ biến nhiều cho người nuôi ở những tỉnh có biển khu vực ĐBSCL. Tôi nghĩ, địa phương nên nghiên cứu lại mô hình này có thể phát triển thành nghề nuôi ghẹ thịt và ghẹ lột. Từ nguồn ghẹ giống nhân tạo, người nuôi có thể chủ động được nguồn nguyên liệu ghẹ lột cung cấp cho thị trường. Giá ghẹ lột hiện nay trên thị trường dao động khoảng 80.000-100.000 đồng/kg rất hấp dẫn người nuôi. Tuy nhiên, phải nghiên cứu sao cho tỷ lệ hao hụt xuống thật thấp thì mới thu hút được người nuôi...” - ông Bạch nói.

NAM QUỐC

 


Để sản phẩm cá tra, ba sa đứng vững trên thị trường quốc tế

Nguồn tin: BCT, 19/6/2006
Ngày cập nhật: 19/6/2006

 


Cà Mau: Cần xem xét cho ngư dân làm nghề cào sò lụa

Nguồn tin: Cà Mau, 18/06/2006
Ngày cập nhật: 19/6/2006

Hiện nay, dọc tuyến ven biển thị trấn Sông Đốc có gần 100 phương tiện cào sò lụa. Tuy nhiên, nghề này vẫn chưa được Sở Thủy sản Cà Mau cho phép khai thác.

Các phương tiện này có công suất nhỏ, mỗi ngày khai thác được 100kg sò. Với giá thị trường hiện nay, chủ ghe có thể kiếm được 300 đến 400 ngàn đồng. Theo UBND thị trấn Sông Đốc, nghề cào sò lụa không gây thiệt hại nguồn tài nguyên thủy sản như nghề te, lưới… nhưng vẫn bị cấm khai thác.

Cào sò lụa chỉ làm được theo thời vụ, từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch hàng năm. Đây là nghề cho thu nhập tương đối khá, đồng thời tạo được việc làm cho ngư dân. Nếu cấm khai thác, nhiều ngư dân Sông Đốc sẽ chịu thiệt thòi./.

PV: Trần Tuấn

 


Châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của VN

Nguồn tin: TN, 19/06/2006
Ngày cập nhật: 19/6/2006

 


Tâm bão Chanchu đổ vào… Bộ Thuỷ sản.

Nguồn tin: Dân trí, 16/06/2006
Ngày cập nhật: 18/6/2006

 


Nghệ An: Giá ốc hương tăng cao

Nguồn tin: Fistenet, 13/6/2006
Ngày cập nhật: 18/6/2006

Từ đầu tháng 6 tại Nghệ An giá ốc hương liên tục tăng, hiện ở mức 180.000-200.000 đồng/kg, tăng 30.000-40.000 đồng/kg so với cuối tháng 5. Đây là thời điểm ốc hương có giá cao nhất trong vòng 3 năm qua. Ốc hương tăng giá đột biến do nguồn cung ít, ốc hương tự nhiên ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng vì đây là món ăn ngon.

Vào mùa du lịch năm nay, mỗi ngày riêng thị xã Cửa Lò có nhu cầu tiêu thụ đến 2-3 tạ ốc hương nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng được 40%, số còn lại các nhà hàng, khách sạn ở thị xã phải mua từ tỉnh ngoài và không phải ngày nào cũng có hàng. Tỉnh Nghệ An đang ban hành chính sách hỗ trợ 30% tiền mua giống và vật tư, miễn phí kỹ thuật nuôi cho những hộ lần đầu tham gia nuôi trên những vùng quy hoạch của tỉnh.

(Econet 13/6)

 


NAVICO tạo vùng nguyên liệu sạch

Nguồn tin: TTXVN, 16/06/2006
Ngày cập nhật: 18/6/2006

Để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, Công ty TNHH Nam Việt (NAVICO) đã phối hợp chặt chẽ với ngư dân trong tỉnh An Giang quy hoạch thành lập vùng nguyên liệu nuôi cá sạch đáp ứng khối lượng lớn để xuất khẩu vào các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, Hoa Kỳ.

Đến nay, số hội viên nuôi cá tra sạch theo tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000CM của công ty đã được nâng lên 38 hội viên với sản lượng nuôi 50.000 tấn cá nguyên liệu năm 2006. Với những hội viên này, NAVICO sẽ bao tiêu mua cá nguyên liệu đạt tiêu chuẩn.

Hội viên còn được Hiệp hôi Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang (AFA) tập huấn qui trình nuôi cá sạch, có sổ sách theo dõi chặt chẽ từ con giống chất lượng có nguồn gốc rõ ràng đến thức ăn và thuốc cho cá.

Năm 2006, NAVICO có kế hoạch chế biến xuất khẩu 30.000 tấn cá tra chế biến thành phẩm, đạt kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD, tăng 25 triệu USD so năm 2005./.


Xây dựng nhà máy sản xuất dầu từ mỡ cá

Nguồn tin: SGGP, 16/06/2006
Ngày cập nhật: 18/6/2006

Tại Hội chợ Thủy sản Vietfish lần thứ 8 tổ chức từ 14 đến 16-6 tại TPHCM, nhiều người chú ý đến một loại sản phẩm độc đáo, đó là dầu biodiesel từ phế phẩm cá tra, ba sa sau khi đã qua chế biến để sản xuất ra loại dầu sinh học dùng cho các động cơ diesel của Công ty cổ phần XNK Thủy sản An Giang (Agifish).

Trước đây, sau khi cá tra, ba sa được chế biến để xuất khẩu còn lại mỡ và các phụ phẩm khác phải bỏ hoặc ít được sử dụng. Nhưng sau thời gian nghiên cứu thử nghiệm, giờ đây mỡ cá đã được chế biến thành dầu sinh học biodiesel, nhờ đó có thể tiêu thụ hết lượng mỡ cá tồn đọng. Đây là điều có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường cũng như làm tăng thêm thu nhập của người nuôi cá tra, ba sa vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo ông Hồ Xuân Thiên, Giám đốc XN Chế biến thực phẩm - trực thuộc Agifish, lượng mỡ cá này nếu thu mua hết từ các nhà máy chế biến trong vùng có thể được khoảng 60.000 tấn/năm. 1kg mỡ cá tra, ba sa chế biến được 1 lít dầu biodiesel. Giá thành chế biến hiện nay khoảng 2.000 đồng/lít. Với giá mỡ cá làm nguyên liệu mua vào khoảng 4.000 đồng, như vậy tất cả vào khoảng 6.000 đồng/lít, thấp hơn nhiều so với dầu DO đang bán trên thị trường.

Hiện nay, đã có nhiều nước sử dụng loại dầu biodiesel này. Ở Mỹ có trên 20% dầu biodiesel trong hỗn hợp dầu DO. Tại các nước ở châu Âu, cũng đã có 5% dầu biodiesel trong hỗn hợp dầu DO. Điều thú vị, theo ông Hồ Xuân Thiên, là các đánh giá về chất lượng và các tiêu chuẩn cụ thể đều đạt và vượt. Việc sản xuất thử nghiệm được tiến hành từ đầu năm 2005 đến nay, loại dầu biodiesel này đang được sản xuất và sử dụng thử nghiệm khoảng 2 tấn/ngày cho nhiều loại máy gắn động cơ diesel tại khu vực ĐBSCL.

Mới đây, Agifish và Saigon Petro đã cùng bàn về việc hai bên có thể hợp tác sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường một cách rộng rãi hơn, bằng cách xây dựng nhà máy chế biến mỡ cá tra, ba sa. Agifish cung cấp nguồn nguyên liệu, phụ trách chế biến và Sài Gòn Petro phụ trách việc kinh doanh, tiêu thụ. Nhà máy sẽ được hỗ trợ 30% kinh phí, còn lại hai bên cùng bàn bạc để chế biến 60.000 tấn/năm. Dự kiến nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ.

Tại Hội chợ Thủy sản Vietfish lần thứ 8, Ban tổ chức đã trao 30 huy chương vàng cho 14 doanh nghiệp có sản phẩm thủy sản chế biến với hàm lượng giá trị gia tăng cao. Trong đó, 3 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm thủy sản độc đáo: basa Rạng Đông (Agifish), xúi cảo (Cholimex) và sản phẩm được chú ý khá nhiều là dầu biodiesel từ phế phẩm cá tra, ba sa để sản xuất ra loại dầu sinh học dùng cho các động cơ diesel, vừa bảo vệ môi trường, vừa giúp tăng thu nhập cho người nuôi.

ĐÔNG PHONG

 


Phản hồi vụ “Nước mắm Phú Quốc”: Người tiêu dùng sẽ tẩy chay, nếu...

Nguồn tin: SGGP, 16/06/2006
Ngày cập nhật: 18/6/2006

 


Bộ Thủy sản nhận khuyết điểm về cơn bão số 1; Quy hoạch thủy sản ở ĐBSCL: Còn phải chờ

Nguồn tin: VNN, 16/06/2006
Ngày cập nhật: 17/6/2006

 


BÀ RỊA-VŨNG TÀU: VƯƠN TỚI NHỮNG "CÁNH ĐỒNG” THỦY SẢN NĂNG SUẤT CAO

Nguồn tin: Báo Bà rịa Vũng Tàu, 15/6/2006
Ngày cập nhật: 17/6/2006

Thực hiện Quyết định số 435/2006/QĐ UBND tỉnh, ngày 10-4-2006 về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, ngành thủy sản tỉnh đã xây dựng Chương trình tăng diện tích các vùng nuôi trồng thủy sản đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm.

Đến nay, Bà Rịa-Vũng Tàu đã đưa 8.947 ha diện tích mặt nước vào nuôi trồng thủy sản. Đã có nhiều mô hình áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đưa năng suất, sản lượng thủy sản tăng lên đáng kể. Các mô hình nuôi tôm sú thâm canh đạt từ 5-7 tấn/ha, cá biệt một số mô hình đạt 10 tấn/ha. Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính sử dụng thức ăn công nghiệp, năng suất 16 tấn/ha được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong các hộ nông dân. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2005 tăng gấp 4,3 lần so với năm 2000. Nhiều mô hình chuyển đổi từ những vùng đất hoang hóa, trũng thấp sang nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản tập trung còn chậm, chưa theo kịp với tình hình phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa hai ngành thủy sản và nông nghiệp để khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản. Kiểm soát, quản lý các vùng nuôi thủy sản tập trung chưa hiệu quả, chưa phát huy vai trò quản lý cộng đồng trên các vùng nuôi thủy sản tập trung, một số vùng nuôi có dấu hiệu suy thoái, hiệu quả sản xuất thấp. Tổ chức và chỉ đạo quản lý chương trình chuyển đổi diện tích sang nuôi trồng thủy sản chưa cụ thể, việc chuyển đổi trong thời gian qua còn mang tính tự phát, không đồng nhất giữa trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên vùng sản xuất; môi trường nuôi không bảo đảm, cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi phục vụ cho sản xuất chưa kịp đáp ứng yêu cầu. Khả năng cung ứng con giống về chất lượng, thời vụ, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt chưa đáp ứng yêu cầu.

Nhằm bảo đảm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, ngành thủy sản tỉnh đã đề ra mục tiêu: Chuyển đổi những vùng đất trồng trọt, sản xuất khác có năng suất thấp sang nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, có lợi thế so sánh cho sản xuất nuôi trồng thủy sản. Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước sẵn có, chưa sử dụng hiệu quả đưa vào khai thác sử dụng, nhằm thực hiện các mục tiêu an ninh thực phẩm, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo. Mở rộng và tăng diện tích trên cơ sở của quy hoạch, khai thác hợp lý và đưa vào sử dụng các đối tượng có giá trị kinh tế cao, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm hàng hóa với số lượng đủ lớn, đủ sức cạnh tranh khi hội nhập. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. Từng bước hiện đại hóa nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp là chính, kết hợp với các phương pháp nuôi khác phù hợp với từng vùng. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa, hạ thấp giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, mùa vụ. Tạo ra những vùng nuôi thủy sản hàng hóa, cho năng suất cao, giá trị sản lượng đạt 50 triệu đồng/ha/năm.

Đồng thời, ngành thủy sản tỉnh đã đề ra các giải pháp: Lựa chọn các vùng có lợi thế so sánh về nuôi trồng thủy sản, có kế hoạch xây dựng kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng cho các khu vực này thành vùng nuôi thủy sản hàng hóa đạt tiêu chuẩn 50 triệu đồng/ha/năm. Xây dựng phương án di dời, chuyển đổi quyền sở hữu pháp lý hợp lý bảo đảm quyền lợi cho người nuôi trên vùng trên cơ sở của Luật Đất đai và các văn bản luật khác có liên quan, tạo sự an tâm thu hút sự đầu tư của các thành phần kinh tế vừa bảo đảm các mục tiêu kinh tế xã hội-an ninh tại các địa phương. Phối hợp với các nhà máy chế biến để ổn định đầu ra cho sản phẩm sản xuất, tiến tới xây dựng các chợ đầu mối tập trung tại các khu vực trọng điểm sản xuất nuôi trồng thủy sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng. Xây dựng dự án quản lý hành chính trên các vùng nuôi thủy sản tập trung, nhằm tăng cường năng lực quản lý các vùng nuôi, hạn chế hoạt động nuôi trồng tự phát. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đại học… nhận chuyển giao các quy trình kỹ thuật hiện đại cho năng suất, chất lượng cao, bảo đảm về môi trường. Xác định các đối tượng nuôi có hiệu quả, đồng thời có phương án sản xuất để chủ động về thời vụ, số lượng, chất lượng con giống. Hiện đại hóa quy trình sản xuất các giống cá nước ngọt của Trại thực nghiệm nuôi thủy sản nước ngọt của Trung tâm Khuyến ngư để đáp ứng nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh.

Thu Phong

 


Giá cá tra, cá ba sa giảm

Nguồn tin: TT, 16/6/2006
Ngày cập nhật: 17/6/2006

Giá cá tra, cá ba sa nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL đã giảm mạnh, mức giảm từ 700-1.700 đồng/kg tùy loại. Loại cá tra thịt trắng nuôi bè chỉ còn 11.800-12.000 đồng/kg; riêng loại cá nuôi hầm chỉ còn 13.800 đồng/kg.

Anh Phạm Thanh Điền - một người nuôi cá bè tại An Phú, An Giang - cho biết thông tin từ một số doanh nghiệp cho thấy có hiện tượng các đơn vị này hạn chế mua vào với lý do... chưa có đầu ra.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một số doanh nghiệp cho biết thị trường Nga và một số nước Đông Âu đang “ăn” hàng chậm lại do bước vào vụ thu hoạch cá nước lạnh. Trung Quốc cũng đang vào vụ thu hoạch cá với số lượng nhiều...

H.ĐĂNG

 


19 DN VN chưa thoát việc xem xét thuế phá giá tôm

Nguồn tin: NLĐ, 16/6/2006
Ngày cập nhật: 17/6/2006

 


Sản xuất cá tra, ba sa sạch - mục tiêu hàng đầu của Việt Nam

Nguồn tin: VNECONOMY, 146/6/2006
Ngày cập nhật: 16/6/2006

 


Doanh nghiệp thủy sản bức xúc chuyện nguyên liệu

Nguồn tin: VNECONOMY, 16/6/2006
Ngày cập nhật: 16/6/2006

 


Bạc Liêu: 3.387 ha nuôi tôm chưa thả tôm giống

Nguồn tin: TP, 16/6/2006
Ngày cập nhật: 16/6/2006

Hiện nay thị xã Bạc Liêu còn 3.387 ha/ 7.089 ha diện tích nuôi tôm chưa thả tôm giống. Các xã có diện tích nuôi công nghiệp và bán công nghiệp lớn, tập trung của tỉnh Bạc Liêu đang bị bỏ trống .

Các xã Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông, phường Nhà Mát có diện tích nuôi công nghiệp và bán công nghiệp lớn, tập trung của tỉnh Bạc Liêu đang bị bỏ trống diện tích vì người dân hết vốn đầu tư, nợ nần chồng chất (thất tôm liên tục năm 2004-2005).

UBND thị xã Bạc Liêu đã chỉ đạo cho các địa phương rà soát, phân loại để hỗ trợ giống cho người nuôi tôm, quyết không bỏ trống diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Nguyên Hương


Thanh Hoá: Tôm sú chết hàng loạt, thiệt hại hơn 2 tỉ đồng

Nguồn tin: LĐ, 16/6/2006
Ngày cập nhật: 16/6/2006

Tin từ UBND huyện Hoằng Hoá, ngày 15.6 cho biết: Trong 10 ngày qua trên địa bàn các xã Hoằng Châu, Hoằng Tân, Hoằng Phụ đã xảy ra việc tôm sú chết hàng loạt trên tổng diện tích khoảng 500ha. Ước tính tổng thiệt hại lên đến hơn 2 tỉ đồng.

Tôm chết là do nguyên nhân Cty thuỷ nông Sông Chu mở cống Quảng Châu xả nước thải trực tiếp xuống các cánh đồng nuôi tôm mà không báo trước.

Anh Tuấn

 


Xuất khẩu thuỷ sản sang Châu Âu: Khả năng có thêm 33 DN được phép

Nguồn tin: LĐ, 16/6/2006
Ngày cập nhật: 16/6/2006

 


Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản TP Cần Thơ theo hướng bến vững

Nguồn tin: BCT, 16/6/2006
Ngày cập nhật: 16/6/2006

Đề án quy hoạch (QH) tổng thể phát triển thủy sản TP Cần Thơ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Phân viện QH thủy sản phía Nam (Bộ Thủy sản) thực hiện đã được báo cáo (lần 1) trước lãnh đạo thành phố, các nhà khoa học, đại diện các sở, ngành, quận, huyện vào hôm qua (15-6-2006), tại Hội trường Khách sạn Cửu Long.

Đề án QH tổng thể phát triển thủy sản TP Cần Thơ được xây dựng dựa trên QH tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của thành phố (vừa hoàn tất khâu thẩm định và trình lên Chính phủ). Trong đề án này, các vấn đề được nhiều người quan tâm như: dự báo phát triển của ngành thủy sản; những tác động về cơ chế, chính sách; dự báo cơ hội, thách thức, rủi ro tác động đến thủy sản; vấn đề thị trường, xúc tiến thương mại đều được thể hiện chi tiết. Trong phần định hướng QH tổng thể phát triển thủy sản TP Cần Thơ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, các tác giả đã đưa ra nhiều phương án phát triển đồng bộ từ QH vùng nuôi trồng và khai thác thủy sản, tổ chức sản xuất, vấn đề con giống, phương pháp nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu... Qua đó, các tác giả đã đưa ra lộ trình QH phát triển thủy sản cho từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...

Nhiều ý kiến đóng góp cho đề án quan tâm đến vấn đề môi trường vùng nuôi thủy sản; mối quan hệ giữa Cần Thơ và các địa phương xung quanh trong vùng QH nuôi trồng thủy sản sao cho bền vững; cách khắc phục những rủi ro có thể xảy ra...

THIỆN KHIÊM - QUẾ ANH


Hậu Giang: Xây dựng đề tài sản xuất con giống và nuôi cá thác lác thương phẩm

Nguồn tin: BCT, 16/6/2006
Ngày cập nhật: 16/6/2006

Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp đề tài: Thử nghiệm sản xuất con giống và nuôi thương phẩm cá thác lác lai (giữa cá thác lác thường-Notopterus pallas và cá thác lác cườm-Notopterus chiatala). Dự kiến đề tài sẽ được thực hiện từ giữa tháng 6-2006 tại huyện Vị Thủy với thời gian 18 tháng, tổng kinh phí dự toán hơn 155 triệu đồng. Kỹ sư Ngô Quốc Phúc, Chi cục Phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, cho biết: Đề tài thành công sẽ là cơ sở để Hậu Giang đăng ký khảo nghiệm giống vật nuôi mới với Bộ Thủy sản, đưa giống cá thác lác lai F1 vào danh mục sản xuất, kinh doanh. Đây cơ sở để chi cục chuyển giao kỹ thuật cho cơ sở sản xuất giống. Từ đó, những cơ sở này sản xuất đại trà, đáp ứng nhu cầu mở rộng diện tích nuôi cá thác lác thương phẩm trên địa bàn.

P.K


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang