• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chế biến thuỷ sản “báo hại” môi trường

Nguồn tin: VNECONOMY, 30/08/2006
Ngày cập nhật: 31/8/2006

 


Nhộn nhịp thị trường mùa lũ: Ốc, cua... cũng hút hàng

Nguồn tin: BCT, 31/8/2006
Ngày cập nhật: 31/8/2006

Những ngày này, ở các tỉnh thượng nguồn ĐBSCL, nước lũ đã tràn lên đồng ruộng. Những đồng lúa vừa xong vụ thu hoạch ở các huyện đầu nguồn TP Cần Thơ cũng đã đầy ắp nước. Mùa lũ lại về, cũng là một mùa làm ăn mới của người dân sống trong vùng lũ...

LÀM ĂN MÙA LŨ

Vào mùa này, trên những kinh, rạch, những cánh đồng mênh mông nước ở các huyện đầu nguồn, xuất hiện nhiều chiếc xuồng nhỏ của nông dân đi vớt ốc, bắt cua...

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa nước lũ là gia đình ông Tư Trí, ở xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, lại chuẩn bị đầy đủ phương tiện, bắt đầu cho một mùa làm ăn mới. Gia đình không có công ruộng nào, mùa khô ông Tư Trí và mấy người con đi làm thuê, làm mướn kiếm sống. Lũ về, những người trong gia đình ông bơi xuồng nhỏ đi bắt ốc, cua, cào hến kiếm sống. Hiện nay, hàng ngày một người bắt được gần 100kg ốc, hến. Ốc đắng bán được giá 1.500 đồng/kg, ốc bươu vàng: 500 - 700 đồng/kg, hến: 800 đồng/kg. “Ở vùng đất này, ốc bươu vàng, ốc đắng, hến, cua nhiều lắm, chỉ cần mình chịu khó đi bắt thì mỗi ngày cũng kiếm được tiền sống qua mùa nước nổi. Năm nay, cua, ốc đắng, ốc bươu vàng, hến đều có giá cao, gấp đôi năm ngoái. Hy vọng vào những tháng tới giá vẫn giữ nguyên như hiện nay” – ông Tư Trí nói.

Còn ông Nguyễn Văn Bê, ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, một nông dân bắt ốc, cua bán tại các cơ sở thu mua ở xã Thạnh Mỹ, cho biết: “Trước đây, vào mùa nước lũ, tôi phải lặn hụp dưới nước đào đất mướn cho bà con tôn cao sân nhà, đắp đê bao. Cả ngày ngâm mình dưới nước, lạnh thấu xương chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng. Mấy năm nay, có nhiều cơ sở mua ốc bươu vàng, ốc đắng, cua nên tôi chuyển sang bắt ốc, cua. Nghề này cũng không khó gì, chỉ cần có một chiếc xuồng và cây vợt lưới. Hiện nay, mỗi ngày tôi kiếm được từ 60.000 đến 70.000 đồng. Nhờ đó mà gia đình giảm bớt khó khăn”.

Nhiều cơ sở thu mua ốc, cua, hến số lượng lớn ở các huyện đầu nguồn cũng bắt đầu hoạt động khá sôi nổi. Cơ sở thu mua ốc, hến, cua của chị Lưu Khanh ở xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh đã hoạt động trên 5 năm nay. Chị Lưu Khanh, cho biết: “Các sản phẩm được tôi chở đi tiêu thụ ở TP Hồ Chí Minh, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Vũng Tàu... Làm nghề này cũng vui, vừa thu lợi nhuận cho mình, vừa hạn chế ốc bươu vàng phá hại mùa màng, bà con nông dân hay mối mang thu gom hàng cho mình cũng có lợi...”.

Ở các huyện đầu nguồn TP Cần Thơ, hiện có trên 20 cơ sở thu mua thủy sản trong mùa lũ. Mỗi cơ sở thu mua từ 1 đến 3 tấn sản phẩm/ngày. Sau khi thu mua, các cơ sở sơ chế (luộc ốc, cua, sấy tép...) chuyển đến nơi tiêu thụ. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở cần đến hàng trăm lao động tại địa phương.

LÀNG NGHỀ CŨNG VÀO MÙA

Những ngày cuối tháng 8-2006, chúng tôi đến Hợp tác xã (HTX) đan lọp tép ở khu vực Thới Mỹ, phường Thới Long, quận Ô Môn. Không khí làm việc ở đây khá nhộn nhịp và sôi nổi. Trong nhà, xã viên dự trữ đầy ắp lọp tép vừa đan xong. Nhiều xã viên vui vẻ nói: “Một năm, chúng tôi chỉ có một mùa sản xuất lọp nhiều nhất là mùa nước nổi. Do đó, ai cũng tận dụng hết thời gian nhàn rỗi để đan lọp, thậm chí làm cả ban đêm. Đan lọp vào mùa này thu được lợi nhuận khá cao”.

HTX đan lọp tép khu vực Thới Mỹ có 180 thành viên, vào mùa nước nổi, HTX thu hút gần 1.200 lao động tại địa phương. Chị Điện, xã viên HTX, phấn khởi nói: “Mùa này, các tiểu thương và chủ lò sấy tép đến đặt mua lọp nhiều lắm. Mỗi ngày, ngoài 4 thành viên trong gia đình, tôi phải thuê thêm 5 người nữa để làm ra 100 cái lọp giao cho khách hàng. Năm nay, lọp bán có giá, 7.000 đồng/cái, trừ chi phí ra lời từ 2.500 đến 3.000 đồng/cái”. Anh Trần Văn Hai, cũng là thành viên của HTX, nói: “Gia đình tôi chỉ có 2 công ruộng để canh tác, ngoài việc đồng áng ra, vợ chồng tôi và 2 đứa con đều đan lọp tép bán. Mùa này vào vụ đan lọp, gia đình tôi sản xuất được 50 cái/ ngày. Do bán lẻ trực tiếp cho người dân các địa phương khác đến mua, nên trừ chi phí ra còn lời trên 3.000 đồng/cái. Năm nay, lọp tép bán có giá cao hơn năm ngoái, bà con phấn khởi lắm. 3 tháng mùa nước năm ngoái tôi đan lọp bán lời được trên 15 triệu đồng, hy vọng năm nay lời kha khá hơn”.

Đến xóm lưới cầu Thơm Rơm, thuộc ấp Tân Lợi 2, xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt, không khí làm việc cũng không thua kém HTX đan lọp tép ở phường Thới Long, quận Ô Môn. Ông Hồ Tất Thanh, chủ cơ sở bán lưới ở đây, cho biết: “Hàng ngày, cơ sở tôi bán lưới với số lượng khá lớn. Do đó, phải cần đến 30 lao động để đan lưới. Hầu hết, bà con đan lưới thuộc các gia đình nghèo, đời sống kinh tế gặp khó khăn. Mỗi lao động đan lưới có thu nhập trung bình 30.000 đồng/ngày”. Không chỉ riêng gia đình ông Thanh thuê thêm lao động đan lưới để đủ hàng bán trong mùa nước, mà ở đây còn có trên 20 gia đình đan lưới bán cũng phải thuê thêm lao động khi vào mùa nước nổi. Các cơ sở này không những có thu nhập cao trong mùa lũ mà còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Chị Hằng Ni, làm công tại cơ sở đan lưới của ông Hồ Tất Thanh, nói: “Mùa nước nổi, đàn ông chở đất mướn, ra đồng giăng lưới thả câu. Tôi và mấy đứa em có việc làm ở các cơ sở đan lưới. Đan lưới không cực lắm, ngồi trong mát, dụng cụ lao động cũng đơn giản”.

Bên cạnh các cơ sở đan lưới, các cơ sở đóng xuồng để làm phương tiện thả lưới, giăng câu... cũng hoạt động khá sôi nổi. Nhiều cơ sở bán xuồng ở cầu Thơm Rơm cho biết, trung bình mỗi ngày bán được 3 chiếc xuồng, giá 290.000 đồng/chiếc, thu được lợi nhuận cũng khá. Vào mùa nước nổi, xuồng bán “chạy” hơn những mùa khác trong năm.

HÀ VĂN

 


Sóc Trăng: Giá cá sấu giảm 30.000 – 80.000 đồng/kg

Nguồn tin: CT, 31/8/2006
Ngày cập nhật: 31/8/2006

Tại Sóc Trăng, hiện nay, giá cá sấu loại 8-15kg/con khoảng 100.000 đồng/kg; loại trên 15kg/con: 70.000-80.000 đồng/kg, giảm 30.000 –80.000 đồng/kg so với trước đây. Giá cá sấu thương phẩm giảm do số hộ nuôi tăng nhanh trong vài năm gần đây, nên gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Hiện nay, Sóc Trăng có 43 cơ sở nuôi cá sấu với tổng đàn khoảng 5.000-6.000 con, tập trung chủ yếu ở các huyện Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Long Phú và thị xã Sóc Trăng. Quy mô mỗi cơ sở có từ 30-50 con, cá biệt có hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại từ 300-600 con. Cá sấu ở Sóc Trăng phần lớn được tiêu thụ ở TP Hồ Chí Minh.

Hà Triều

 


Nhân giống thành công loài cá cóc Tam Đảo

Nguồn tin: TTXVN, 30/08/2006
Ngày cập nhật: 31/8/2006

Các nhà khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã tiến hành nuôi và nhân giống thử nghiệm thành công giống cá cóc Tam Đảo - loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và đang có nguy cơ bị tuyết chủng.

Hiện các nhà khoa học đang nuôi thử nghiệm loài cá này trong môi trường bán tự nhiên tại các suối, hồ vùng núi Tam Đảo, giúp chúng thích nghi dần với môi trường sống tự nhiên.

Loài cá cóc Tam Đảo, còn được gọi là tắc ké nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa, được các nhà khoa học phát hiện ở các suối của dãy núi Tam Đảo và ở một số nơi thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên.

Thời gian qua, tình trạng săn bắt và khai thác rừng bừa bãi đã làm cho môi trường sống của loài cá này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, số lượng cá giảm đáng kể./.

 


Phú Yên: thả tôm hùm giống ra biển

Nguồn tin: TT, 31/08/2006
Ngày cập nhật: 31/8/2006

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ Thủy sản) vừa thả 100 con tôm hùm giống đến thời kỳ sinh sản, có trọng lượng 0,8-1kg/con ra biển để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Đây là số tôm hùm giống được người dân hai thôn Dân Phú 1 và Dân Phú 2, xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu nuôi với nguồn tôm hùm giống do dự án “Quản lý nguồn lợi ven biển”của Tổ chức phi chính phủ IDRC (Úc) tài trợ.

Mỗi hộ được dự án hỗ trợ kinh phí mua tôm hùm giống, đến khi tôm có khả năng sinh sản sẽ thả ra biển. Người dân tham gia dự án này được các chuyên gia hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật nuôi tôm hùm.

T.L.

 


Ninh Thuận: Ninh Hải thử nghiệm thành công mô hình nuôi ốc hương cộng đồng

Nguồn tin: NT, 26/08/2006
Ngày cập nhật: 30/8/2006

Sau một thời gian phát triển nghề nuôi ốc hương tự phát ở xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải thường phát sinh dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân ở đây. Đầu năm 2005, Ngành Thủy sản đã vận động 18 hộ nông dân triển khai mô hình nuôi ốc hương cộng đồng. Theo đó, Trung tâm Khuyến ngư tổ chức hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và tập huấn về cách chọn giống, đặc biết giống phải được cơ quan chuyên môn kiểm định chất lượng trước khi thả nuôi, phương pháp cho thức ăn phù hợp với sự tăng trọng của ốc hương trong suốt quá trình nuôi, không để dư thừa thức ăn trong ao, gây mầm bệnh; phương pháp xử lý dịch bệnh, tránh lây lan…

Nhờ vậy mô hình này đã mang lại thu nhập cao cho nông dân, sau khi trừ các khoản chi phí, dự kiến nông dân lãi từ 24 đến 30 triệu đồng/sào/vụ. Ngành Thủy sản đang nhân rộng mô hình này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

NT, Báo Ninh Thuận

 


Cá khô vào mùa

Nguồn tin: AG, 28/8/2006
Ngày cập nhật: 30/8/2006

Do nguồn lợi tôm cá rất dồi dào, ngư dân vùng Tứ giác Long Xuyên lại có thêm nhiều sản phẩm độc đáo như khô cá lóc, khô cá chạch, khô cá trèn, khô cá nhái...vừa dự trữ thức ăn lâu dài, vừa tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu mang lại thu nhập cho người dân trong mùa lũ.

Tại các xã của huyện Phú Tân, Chợ Mới, Châu Đốc đều có hàng chục hộ chuyên làm nghè mua cá làm khô vào mùa lũ. Mỗi gia đình chỉ cần 1 triệu đồng làm lưng vốn là có thể làm nghề này đến cuối vụ có thể thu lãi khoảng 2-3 triệu đồng, nếu có nhiều vốn thì lợi nhuận sẽ cao hơn.


An Giang: Nuôi tôm càng xanh lãi cao

Nguồn tin: AG, 30/8/2006
Ngày cập nhật: 30/8/2006

Vụ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở An Giang vừa thu hoạch dứt điểm, năng suất trung bình 1-1,2 tấn/ha, giá thu mua 90.000 - 100.000 đồng/kg, trung bình người nuôi có lãi từ 35-40 triệu đồng/ha.

Mô hình nuôi tôm càng xanh chân ruộng ở An Giang mới phát triển, bắt đầu ở xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn sau đó mở rộng sang một số huyện khác. Thương lái cho biết ngoài thị trường nội địa, tôm càng xanh còn tiêu thụ mạnh tại Campuchia, Trung Quốc.

 


Xuất khẩu thủy sản đạt 2 tỉ USD

Nguồn tin: TTXVN, 29/08/2006
Ngày cập nhật: 30/8/2006

 


Thiếu vốn phát triển hệ thống kho nguyên liệu nông, thuỷ sản

Nguồn tin: VNECONOMY, 29/08/2006
Ngày cập nhật: 30/8/2006


Bình Định: Dừng nuôi tôm trên cát

Nguồn tin: SGGP, 29/08/2006
Ngày cập nhật: 29/8/2006

Những năm qua, các dự án nuôi tôm trên cát ven biển ở huyện Phù Mỹ đã mang lại lợi ích cao, dẫn đến tình trạng nhiều người dân tranh giành, lấn chiếm đất đất cát để xây dựng hồ nuôi tôm.

Năm 2002, UBND tỉnh Bình Định tiến hành quy hoạch khu vực đất cát ven biển, với diện tích 200ha thuộc 2 xã Mỹ An, Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), để phát triển phong trào nuôi tôm trên cát. Nhờ vào những lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên, như môi trường nước khá trong sạch, có thể chủ động trong tháo nước từ các hồ, hạn chế dịch bệnh tôm và sự đầu tư tương đối bài bản về cơ sở hạ tầng của nhà nước (đường giao thông, điện lưới, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải trong vùng quy hoạch...), nên chỉ sau một thời gian ngắn, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đăng ký đầu tư hết diện tích đã được quy hoạch và xúc tiến ngay việc xây dựng ao nuôi tôm. Qua các vụ nuôi, hầu hết đều có lãi, nhiều ao đạt mức lãi trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Một ao nuôi tôm trên cát ở xã Mỹ An (Phù Mỹ).

Từ lợi ích của con tôm, trong thời gian gần đây ở 2 xã Mỹ An và Mỹ Thắng đã xảy ra tình trạng tranh giành đất cát để đầu tư xây dựng ao nuôi tôm, đặc biệt là ở khu vực nằm ngoài vùng quy hoạch.

Tại 2 xã Mỹ An và Mỹ Thắng, hiện còn hơn 100 ha chưa được quy hoạch. Chủ trương của địa phương là sẽ cấp diện tích này cho dân để nuôi tôm sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải...

Tuy nhiên, nhiều hộ dân ở đây rất nóng lòng do đã nộp đơn xin cấp đất, nhưng chưa được giải quyết vì chưa xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều người đã ngang nhiên tranh giành, lấn chiếm diện tích đất cát còn lại này để xây dựng hồ nuôi tôm. Với sự hỗ trợ của máy móc, hiện khu đất cát này đã bị cày xới, nhiều diện tích dương phòng hộ đã bị triệt hạ, để xây dựng ao nuôi tôm.

Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn xã Mỹ An có 37 hộ lấn chiếm đất, bình quân mỗi hộ lấn chiếm trên 3.000m2 để xây dựng hồ tôm. Nhiều hộ xây dựng nhà để chứa vật liệu, rồi thuê máy xúc, máy ủi và huy động lao động hì hục làm cả ngày lẫn đêm, bất chấp sự can thiệp của chính quyền.

Qua khảo sát, các ao nuôi tôm ở đây đều không có hệ thống xử lý chất thải mà phần lớn là xả ra những chỗ đất trũng và thải trực tiếp ra biển. Thời gian đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể. Nhưng nếu để kéo dài thì có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không những thế, các hộ nuôi tôm ở đây còn tự do khai thác nguồn nước ngầm một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng môi trường xung quanh.

Khu vực nuôi tôm là bãi ngang ven biển, nơi mà nguồn nước ngọt rất hạn chế so với các nơi khác. Nhiều nơi nước ngọt thậm chí còn không đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác mùa vụ nuôi chính lại rơi vào mùa khô-thời điểm khan hiếm nước ngọt trong năm.

Nếu việc khai thác nước ngầm phục vụ hoạt động nuôi tôm trên cát vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫn tới sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn nước ngầm ngọt, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất nông nghiệp tại các khu vực lân cận.

UBND tỉnh Bình Định đã ra tay khi vừa có quyết định đình chỉ việc xây dựng ao nuôi tôm trên cát tại đây. Theo quyết định này, UBND tỉnh chỉ cho phép phát triển nuôi tôm trong vùng quy hoạch, không cho nuôi tôm ngoài khu quy hoạch để đảm bảo phát triển bền vững môi trường lâu dài.

NGỌC THÁI

 


Một mô hình làm kinh tế giỏi từ việc nuôi baba

Nguồn tin: BThuận, 27/08/2006
Ngày cập nhật: 29/8/2006

Đã có một thời gian, nuôi baba trở thành một phong trào làm kinh tế ở huyện Hàm Tân. Thế nhưng, phong trào ấy phát triển không được bao lâu thì người nuôi ba ba lại phải đối mặt với nợ nần. Một phần do thiếu hiểu biết về con baba, một phần do nhiều điều kiện tác động, nhiều hộ gia đình đã phải từ bỏ ý định làm giàu từ baba để chuyển sang những cách làm ăn khác. “Thua keo này ta bày keo khác”, quyết tâm làm giàu từ vườn cây và chăn nuôi, vợ chồng anh Hồng chị Thuận (thôn Láng Gòn 2, xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân) đã chọn nghề nuôi ba ba kết hợp nuôi cá, nuôi heo để phát triển kinh tế gia đình.

Từ 1 lần đi tập huấn khuyến nông ở xã, anh Hồng được nghe nói đến giá trị kinh tế của con ba ba. Anh, chị nhận thấy, khu vực nhà mình quanh năm có nước và có rất nhiều điều kiện thuận lợi thích hợp để nuôi ba ba. Trước đây, gia đình anh, chị cũng đã nuôi cá nhưng thu nhập chẳng đáng là bao. Năm 2002, anh quyết định xây dựng ao nuôi với diện tích 300m2 thả 4.000 con ba ba giống. Mặc dù đã chuẩn bị về kỹ thuật nhưng đợt nuôi đầu tiên, ba ba của gia đình anh phát triển không tốt: chậm lớn, bị hao hụt về số lượng và nhất là bị bệnh ghẻ gây hại. Vào thời điểm đó, giá ba ba lại thấp nên chỉ hòa vốn, không có lãi.

Sau lần thất bại, anh lại mày mò tiếp tục nghiên cứu những đặc tính của ba ba. Lứa nuôi đầu tiên anh cũng rút ra được một số kinh nghiệm. Lần nuôi sau, anh tăng diện tích nuôi và cũng thả 4.000 con ba ba con. Cuối năm thu hoạch, sản lượng tăng lên, ao nuôi ba ba đã bắt đầu cho thu lãi. Bên cạnh đó, diện tích ao ngoài anh cải tạo để nuôi cá rô phi đơn tính và cá diêu hồng. Trên bờ ao là dãy chuồng heo với 11 con heo nái và 80 heo thịt.

Kết hợp với nuôi ba ba thịt, gia đình anh đầu tư ao nuôi ba ba sinh sản với số lượng 200 con ba ba bố, mẹ, trung bình mỗi năm sản xuất được 5.000 con ba ba con. Hiện tại, nguồn giống anh bán cho bà con có nhu cầu nuôi ở địa phương. ba ba thịt bán lẻ cho các nhà hàng, khách sạn và xuất đi Tp.HCM. Giá bán mỗi kg ba ba thịt hiện nay từ 140.000 - 220.000 đồng/kg và từ 8.000 - 12.000/con giống. mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh Hồng, chị Thuận thu lãi trên 60 triệu đồng.

Ngoài tiền bán baba, gia đình anh còn có thêm nguồn thu từ ao cá, đàn heo nái và 3,8ha vườn trồng cây ăn trái với khoảng trên 50 triệu đồng mỗi năm. Từ chất thải của heo, anh chị xây hầm bioga để lấy chất đốt phục vụ sinh hoạt.

Nhờ biết cách phối hợp giữa các loại con nuôi mà gia đình anh Nguyễn Hồng, chị Lữ Thị Thuận đã thoát khỏi đói nghèo vươn lên giàu có.

VÂN GIANG

 


Huyện Sông Cầu: Năng suất tôm sú bình quân đạt 0,9 tấn/ha

Nguồn tin: PY, 28/8/2006
Ngày cập nhật: 29/8/2006

Sau 3-4 năm thất bại liên tiếp, từ đầu năm đến nay, nghề nuôi tôm sú ở huyện Sông Cầu đã được khôi phục trở lại. Trên diện tích 470 ha thả nuôi đạt 100% kế hoạch năm, tăng 34% so cùng kỳ. Nhờ bà con xử lý tốt môi trường, tuân thủ lịch thời vụ nên diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh chỉ có 6,2 ha.

Qua thu hoạch 400ha, năng suất bình quân đạt 0,9 tấn/ha, với sản lượng 385 tấn tôm thương phẩm với giá bán 105.000đ/ký loại 40 con/ký, đa số người nuôi có lãi, bình quân từ 7 – 10 triệu đồng/ha.

KIỀU BA


Giá các mặt hàng thủy hải sản sẽ tăng mạnh trong tháng 9

Nguồn tin: ND, 28/8/2006
Ngày cập nhật: 29/8/2006

 


Đỡ đẻ cho cá hô

Nguồn tin: NLD, 28/8/2006
Ngày cập nhật: 28/8/2006

Cá hô là loài cá nước ngọt đã được Ủy ban Sông Mékong đưa vào sách Đỏ, vì có nguy cơ tuyệt chủng. Lần đầu tiên các nhà khoa học ở Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II ở An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) thuần dưỡng và cho sinh sản thành công

Sáng thứ bảy, nhưng ở các bể ươm cá giống và những ao nuôi cá bố mẹ của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ vẫn đông người làm việc. Ông thạc sĩ “cá hô” Huỳnh Hữu Ngãi, và tiến sĩ - Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ Phạm Văn Khánh, chủ nhiệm dự án thuần dưỡng, tái tạo và phát triển cá hô, đang chăm chú xem xét những đàn cá bột trong các bể ươm, chuẩn bị xuất ao 10.000 con cá hô giống cho một công ty ở TPHCM.

“Ép” cá hô đẻ kiểu... cá chép

Tiến sĩ Khánh nói: “Chúng tôi nuôi cá hô từ năm 2003 và cho sinh sản thành công từ năm 2005, năm nay thấy chắc ăn mới dám đưa cho dân nuôi thử và bán cá giống ra thị trường”. Sau nhiều năm phối hợp với Ủy ban Sông Mékong thực hiện các dự án quốc tế về nghiên cứu môi trường sống của các loài cá bản địa, ông Khánh và các cộng sự xác định cá hô trên sông Cửu Long ngày càng hiếm, nên đã chọn giống cá này làm đối tượng thuần dưỡng, cho sinh sản phát triển.

Thạc sĩ Ngãi kể: Năm 2003 triển khai dự án chúng tôi phải lên An Giang, Đồng Tháp đặt hàng những người làm nghề chài lưới trên sông Tiền, sông Hậu tìm cá giống nhưng... không có. Túng thế, trung tâm tung người đi các tỉnh dò hỏi và phát hiện có một nguồn cá giống trong dân, tuy không nhiều.

Những con cá hô này theo nước vào ao của nông dân từ lúc còn nhỏ và được họ giữ lại, thuần dưỡng làm cá kiểng. Vậy là trung tâm “mở chiến dịch” năn nỉ thu mua cá hô từ Tiền Giang qua Vĩnh Long, Đồng Tháp. Kết quả “chúng tôi đã mua được 84 con cá hô có tổng trọng lượng khoảng 1,2 tấn với giá bình quân 100.000 đồng/kg, mang về thuần dưỡng trong ao”.

Giải quyết được khâu cá bố mẹ, thì nhóm thực hiện dự án lại đứng trước một khó khăn mới: không có tài liệu nào đề cập đến quá trình sinh sản của cá hô. Loay hoay tìm kiếm khắp nơi, kể cả trên mạng Internet, cuối cùng các nhà khoa học của trung tâm xác định cá hô cùng loài với họ cá chép nên thử “ép” cho cá hô... sinh sản theo kiểu cá chép.

Sau khi đưa cá hô lên bể tiêm kích dục tố, vuốt trứng cho thụ tinh nhân tạo giống như cá chép, các nhà khoa học hồi hộp chờ kết quả và bất ngờ vì... thành công. Tuy nhiên, tỉ lệ cá bột ương nuôi lúc đầu chỉ đạt 1% trong ao và khoảng 13% trên bể, nên những người thực hiện dự án không công bố thông tin cho cá hô đẻ thành công mà tiếp tục tìm tòi nghiên cứu.

Mở ra nghề nuôi cá hô

Thạc sĩ Ngãi nói rằng sau thành công khiêm tốn của năm 2005, nhóm nghiên cứu phát hiện tỉ lệ cá hô bột ương nuôi đạt thấp do nguồn nước không tốt, cá bố mẹ nuôi vỗ chưa hoàn chỉnh, thức ăn cho cá con chưa phù hợp và những người thực hiện dự án chưa có kinh nghiệm. Năm 2006, cá hô bố mẹ nặng từ 8 kg/con trở lên được cho vào ao nuôi riêng từ đầu vụ, đến tháng 5 bắt đầu cho đẻ và mọi việc trở nên xuôi chèo mát mái.

Các nhà khoa học trong nhóm thực hiện dự án ước tính năm 2006 có thể cho ra đời 400.000 cá hô giống. Ông Ngãi cho biết thêm, hiện trung tâm chỉ lấy được 50% lượng trứng của cá hô mẹ vì đây là một thao tác rất khó do cá quá lớn, thực hiện không khéo có thể gây chết cá. Các nhà khoa học cũng thử nghiệm cho cá hô sinh sản tự nhiên trong bể nhưng tỉ lệ cá con đạt rất thấp, có lẽ do cá quá lớn trong khi bể ương chật hẹp.

Việc thuần dưỡng và cho sinh sản thành công cá hô của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã mở ra tương lai nuôi cá hô thương phẩm trong dân. Thạc sĩ Ngãi và những “ông cá hô” của dự án cho biết, từ tháng 3-2006 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã đưa cá hô giống cho các chủ bè, chủ đăng quầng ở các tỉnh nuôi thử nghiệm.

Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng cá hô nuôi bè, đăng quầng đạt bình quân 0,5 kg/con. Tiến sĩ Khánh và thạc sĩ Ngãi phấn khởi: “Tỉ lệ phát triển như vậy là tốt. Hiện nay nhu cầu mua cá hô giống trong dân khá lớn, hy vọng nghề nuôi cá hô thương phẩm sẽ phát triển mạnh trong tương lai vì đây là loại cá thịt ngon, bán có giá”. Theo tiến sĩ Khánh, cá hô có thể nuôi đạt trọng lượng vài chục ký đến hơn 100 kg/con như cá sống trong môi trường tự nhiên, nếu có điều kiện về ao nuôi. Tuy nhiên, nuôi cá đạt trọng lượng từ 10 kg/con trở lên là đã có thể xuất bán thương phẩm. “Phát triển mạnh nghề nuôi cá hô thì loài cá này sẽ không còn bị đe dọa tuyệt chủng” - tiến sĩ Khánh kết luận.

Sẽ xuất hiện đều đặn trong mâm cơm các gia đình?

Cá hô (tên khoa học Catlocarpio Siamensis) thuộc loài cá chép, là giống cá quý hiếm của sông Mékong, thường sống ở nơi nước chảy xiết, ăn tạp các nguồn thực vật trong tự nhiên, thịt rất ngon. Canh chua cá hô nấu với cơm mẻ, bắp chuối là món ăn đặc sản ở các nhà hàng tại ĐBSCL truớc đây. Có thời các nhà hàng đặc sản ở Long Xuyên, Châu Đốc thu mua thịt cá hô với giá 120.000 đồng/kg, riêng đầu cá hô giá 240.000 đồng/kg. Cá hô có thể đạt trọng lượng trên 100 kg/con (con cá hô lớn nhất mà ngư dân An Giang bắt được trên sông Vàm Nao có trọng lượng hơn 130 kg). Từ 6-7 năm tuổi, cá hô bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên những năm gần đây, cá hô ngày càng vắng bóng trên sông Tiền, sông Hậu. Dù các nhà khoa học còn đang nghiên cứu quá trình sinh trưởng của loài cá này nhưng hy vọng trong tương lai không xa, nếu thuận buồm, xuôi gió, bóng dáng con cá hô sẽ xuất hiện đại trà ở các chợ và bữa ăn của nhiều gia đình.

HÙNG ANH

 


An Giang: Thông qua dự án đầu tư công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực giữa sông Tiền- sông Hậu

Nguồn tin: AG, 25/8/2006
Ngày cập nhật: 28/8/2006

 


An Giang: Ông Nguyễn Văn Liền với mô hình nuôi ếch đồng thu lãi cao

Nguồn tin: AG, 28/8/2006
Ngày cập nhật: 28/8/2006

Người ta thường nói con trâu mở đầu sự nghiệp, nhưng với chú Nguyễn Văn Liền thì con ếch đồng đã mở ra cho chú một hướng mới trong việc chọn vật nuôi phù hợp cho từng vùng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi được người em hướng dẫn kỹ thuật nuôi ếch đồng, tháng 8/2005 chú Nguyễn Văn Liền ngụ ở ấp Cà Na, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tận dụng mặt nước trên tuyến kênh sau nhà chú cắm trụ bao lưới và cao su xung quanh, với chiều dài 100 mét ngang 6 mét, thả lục bình trên mặt nước làm nơi trú ẩn cho ếch, sau đó chú thả 40 kg ếch con giống. Theo chú Nguyễn Văn Liền cho biết, ngoài việc dùng cá, cua, ốc làm thức ăn, ếch đồng còn ăn những côn trùng nhỏ. Không giống như ếch thái, ếch đồng rất dễ nuôi tỷ lệ hao hụt nhỏ, với tính cần cù siêng năng. Sau 3 tháng chăm sóc ếch tăng trọng lượng khoảng 150 gram con và thu hoạch toàn bộ 140 kg giá bán 24.000 đồng/kg sau khi trừ đi các khoảng chi phí chú còn lãi gần 3 triệu đồng.

Với thời gian nuôi ngắn, nguồn vốn đầu tư ít. Hiện nay chú đang mở rộng diện tích nuôi ếch đồng và đã thả 170 kg giống. Đây là mô hình tốt cho những hộ ít vốn sản xuất lợi nhuận cao và tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình đối vơí người dân xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn.

Cẩm Vân

 


Chống "thuỷ sản bẩn"

Nguồn tin: VNECONOMY, 28/08/2006
Ngày cập nhật: 28/8/2006

 


ĐBSCL: thải cá tra chết ra sông

Nguồn tin: TT, 27/08/2006
Ngày cập nhật: 28/8/2006

Hiện nay nhiều người dân nuôi cá khu vực thượng nguồn sông Hậu, sông Tiền đang bức xúc về việc cá tra chết bị tái chế làm thức ăn cho các loại cá bè khác.

Thậm chí có người không chôn tiêu hủy cá chết mà còn tuồn thẳng ra sông. Đây là những hành vi cần lên án vì cá thối rữa sẽ trôi theo dòng lũ làm lây lan, phát tán mầm bệnh trong khu vực.

Kỹ sư Võ Phước Hưng, thư ký tổng giám đốc Công ty Agifish An Giang, cho biết các thành viên nuôi cá sạch của công ty phải thường xuyên xử lý ao nuôi, bơm vừa phải lượng nước từ ngoài sông vào ao để ngăn chặn mầm bệnh. Dù đã nhiều lần phản ảnh nhưng do thiếu sự kiểm tra và cương quyết xử lý của ngành chức năng nên vẫn còn nhiều người vô tư thải thức ăn tự chế, cá chết ra sông Hậu.

TRẦN ĐỨC

 


Tôm xuất khẩu vào Mỹ có thế bị tăng cường kiểm soát

Nguồn tin: VNECONOMY, 25/08/2006
Ngày cập nhật: 27/8/2006

 


Cung cấp thông tin về xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản

Nguồn tin: ND, 26/8/2006
Ngày cập nhật: 27/8/2006

 


Tháng 8-2006, giá tôm sú nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tương đối ổn định

Nguồn tin: CT, 26/8/2006
Ngày cập nhật: 27/8/2006

 


Xóm... ủi cua

Nguồn tin: TN, 25/08/2006
Ngày cập nhật: 27/8/2006

Trung bình mỗi người kiếm khoảng từ 20.000 đồng cho đến 50.000 đồng, những lúc "trúng mánh" có thể bỏ túi được cả trăm ngàn đồng. Thu nhập dù không nhiều nhưng với số tiền ấy, những người dân xóm Ân Tân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định gắn bó với nghề ủi (còn gọi là nhủi) cua biển có thể trang trải cuộc sống gia đình.

"Nước xuống!"

Đó là thông tin mà mọi người trong xóm Ân Tân loan truyền cho nhau để tất cả chuẩn bị "đồ nghề" lên đường tiến thẳng ra đầm ủi cua. Xóm nhỏ heo hút nằm sát đầm Thị Nại, có đến gần 200 hộ dân chuyên lăn lộn với nghề này. Mới tảng sáng, bầu không khí trong xóm bỗng rộn ràng hẳn lên. Hàng trăm người già, thanh niên và lũ trẻ vai mang gọng nhủi (dụng cụ để ủi cua) cùng với cái ca nhựa (dùng để đựng cua) "tập kết" quanh những con lạch ven đầm tất bật chuẩn bị hành nghề.

Tất cả lao vội xuống đầm, ủi liên hồi. Những tiếng la ơi ới, rôm rả như cảnh những cánh đồng vào mùa gặt. "Thằng Út mới ủi một cái mà được 10 con luôn!", "Qua đây, tụi bây ơi!"... Thế là hàng trăm người ùa tới ngay khoảnh nước mà thằng Út vừa trúng đậm. Một lúc chẳng còn con nào, mọi người lại túa ra giữa đầm. Gọng nhủi được thiết kế khá đơn giản, giống như cái vợt cá nhưng có hình tam giác nối vào một cần tre vừa dài vừa chắc, gọng to gần bằng cánh tay người lớn. Mực nước để họ ủi cua khoảng từ thắt lưng trở xuống, dùng cây nhủi ủi dưới nước một đoạn 5 - 10 mét rồi nâng lên để kiểm tra "chiến lợi phẩm". Những ngày nước lớn không thể ủi được, họ phải quay về nhà ngồi đợi, chực chờ thời khắc nước xuống. Con cua giống nhỏ nhất bằng ngón tay út và to nhất cũng chỉ bằng ngón tay cái nhưng rất có giá, từ 600 đồng đến 2.000 đồng/con. Thường thì các lái buôn trong xóm thu mua tại chỗ rồi bán lại cho các "đầu nậu" khác nên giá cua giống biển thường xuyên tăng, giảm. Những người đi ủi cua cho biết, hầu hết giới lái buôn đã trải qua những năm thất bại vì con tôm nên chuyển hướng sang thu mua cua giống.

Anh Nguyễn Văn Phương, một người trong xóm bật mí: “Dường như tất cả người dân trong xóm này đều đi ủi cua cả, trừ những người quá già không còn sức khỏe hoặc những đứa trẻ còn quá nhỏ. Có nhà 7 người, đi ủi cả 7. Không chỉ người trong xóm gắn bó với nghề, nhiều khi trên đầm còn xuất hiện những người ở các xóm khác kéo tới”.

Dở dang chuyện học hành

Vào những ngày hè nắng chói, tôi luôn gặp em Trần Chí Linh (đang học lớp 8, Trường THCS Phước Thuận) túc trực trên đầm mưu sinh bằng nghề ủi cua. Mới 14 tuổi, cậu bé này đã có "thâm niên" hơn 5 năm trong nghề. Ca nhựa đã rủng rỉnh vài chục con cua giống, em quyết định lên bờ trò chuyện cùng tôi. Cậu bé hồn nhiên: "Cứ đến mùa hè, được nghỉ học là em mừng lắm, cả ngày đi ủi cua, vừa có tiền tiêu vặt, vừa đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Hết hè, một buổi đến lớp, một buổi em lại đi ủi cua. Năm nào cũng thế...". Đang trò chuyện với Linh, bỗng nhiên xuất hiện một cậu bé mang áo quần ướt sũng, vác cái nhủi còn to hơn cả người, chìa chiếc ca nhựa khoe với tôi: "Chú xem, con ủi được nhiều hơn cả anh Linh nữa!". Dạm hỏi mới biết em tên Lê Văn Thay, mới 12 tuổi, đang học lớp 5. Thấy cái nghề của mình được người lạ quan tâm, chẳng mấy chốc, cả chục em xúm lại gần "thi triển" khả năng nhủi cua của mình.

Vào mùa ủi cua giống, gia đình nào cũng không phải lo toan cảnh túng thiếu nữa. Gắn bó với nghề, nhiều em đã bỏ học giữa chừng. Tôi tình cờ gặp Nguyễn Thành Đô (19 tuổi) đã rời ghế nhà trường khi mới học tới lớp 8. Từ đó đến nay, cậu thường xuyên có mặt trên đầm. Hỏi chuyện tương lai, Đô ngập ngừng: "Nhà nghèo nên em phải chấp nhận cảnh này. Thật ra mấy năm trước, em đâu muốn nghỉ học. Bây giờ học lại thì đã quá muộn rồi. Nhiều người bảo nên đi làm công nhân ở các doanh nghiệp sản xuất gỗ nhưng phương tiện đi lại không có, thuê nhà ở trọ thì tiền lương không đủ trang trải chi phí. Cũng đành gắn bó với nghề ủi cua này, tới đâu hay tới đó!".

Cao Nguyên

 


Tiền Giang: Đánh công an, một “nghêu tặc” lãnh 6 tháng tù

Nguồn tin: NLĐ, 26/8/2006
Ngày cập nhật: 27/8/2006


ĐBSCL: bệnh vàng da làm cá tra chết hàng loạt

Nguồn tin: TT, 26/08/2006
Ngày cập nhật: 26/8/2006

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ, thạc sĩ Từ Thanh Dung - giảng viên khoa thủy sản Trường đại học Cần Thơ - cho biết năm nay tình hình dịch bệnh trên cá tra không khác năm trước, nhưng có nhóm bệnh phức tạp hơn làm cá chết rất nhiều.

* Ngoài bệnh mủ gan còn có loại bệnh nào khác làm cá tra chết hàng loạt, thưa thạc sĩ?

- Bệnh vàng da trên cá xuất hiện cao điểm vào mùa mưa và các tháng trời lạnh. Bệnh gây mất máu, giảm hồng cầu dẫn đến khả năng lấy oxy kém, sức đề kháng giảm làm cá dễ nhiễm các bệnh khác, chết hàng loạt và nhanh chóng.

Thường ban đêm ở đáy ao, đặc biệt là ao sâu 3-4m có nhiều chất phân hủy thải ra làm giảm lượng oxy trong nước. Cá bệnh vàng da thường chết nhiều vào buổi sáng, nhất là những ao nuôi với mật độ dày (trên 40 con/m2) và cho cá ăn bằng thức ăn tự chế lâu ngày sẽ làm tích tụ nhiều chất phân hủy độc hại dẫn đến thiếu oxy nghiêm trọng về ban đêm. Đây là nguyên nhân sẽ làm bùng phát bệnh dữ dội.

Do vậy, nông dân nên cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp đảm bảo chất lượng và phải có hệ thống sục khí đáy ao thích hợp để bổ sung oxy và đẩy khí độc từ đáy ao lên. Việc quản lý môi trường nuôi tốt bằng cách khắc phục khí độc nitric (NO2) và amoniac (NH3) sẽ hạn chế được bệnh vàng da trên cá.

* Đối với bệnh mủ gan, đã có thuốc điều trị thay thế các loại thuốc cấm chưa? Liệu khả năng khống chế dịch bệnh có hiệu quả hơn năm trước không, thưa thạc sĩ?

- Từ đầu năm, khoa thủy sản Trường đại học Cần Thơ đã công bố kết quả nghiên cứu tìm ra loại thuốc kháng sinh thay thế các loại thuốc cấm, đó là thuốc Florfenicol để trị bệnh này (liều lượng 100g/ tấn thức ăn). Sử dụng thuốc này từ 3-5 ngày sẽ cho hiệu quả tốt, cá sẽ hồi phục nhưng với điều kiện người nuôi phải duy trì khâu vệ sinh diệt mầm bệnh trong khu vực nuôi và trong môi trường nước. Tuy nhiên, giá thành loại thuốc này còn khá cao.

Để chủ động phòng bệnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập và lây lan vào hệ thống nuôi cá tra trong vùng, nông dân nuôi cá phải có ao lắng lọc nước sạch trước khi bơm nước vào ao nuôi và có ao xử lý nước thải trước khi đưa nước ra ngoài sông rạch.

TRẦN ĐỨC

 


Kiên Giang: Nuôi thành công tôm sú sạch trên vùng tứ giác Long Xuyên

Nguồn tin: CT, 25/08/2006
Ngày cập nhật: 26/8/2006

CT)- Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long đã nuôi thành công tôm sú sạch bệnh trên vùng đất phèn nặng của vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc huyện Kiên Lương, Kiên Giang.

Tiến sĩ Đoàn Quốc Việt, Tổng Giám đốc công ty này, cho biết: Đất phèn Tứ giác Long Xuyên khu vực gần biển hoàn toàn có thể cải tạo thành nơi nuôi tôm theo mô hình khép kín. Mật độ nuôi tôm sú theo mô hình này là 60-80/con/m2 mặt nước; thời gian nuôi từ 4-4,5 tháng với năng suất bình quân khoảng 8-10 tấn/ha tôm sạch, lãi từ 45-50%.

Hiện nay, Công ty đang xây dựng nhà máy chế biến tôm xuất khẩu tại Khu Công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, Kiên Giang) với công suất 10.000 tấn/năm. Vốn đầu tư cho nhà máy này khoảng 65 tỉ đồng.

Thành Nguyễn

 


Lượng cá tra giống sạch không đủ đáp ứng nhu cầu nuôi

Nguồn tin: AG, 25/08/2006
Ngày cập nhật: 26/8/2006

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết, hiện nông dân các tỉnh An Giang đang tìm nguồn cá tra sạch bệnh thả nuôi để đón đầu vụ cá năm sau nhưng số lượng cá giống chất lượng khan hiếm không đủ đáp ứng đủ nhu cầu đối với các hộ nuôi.

Theo các chuyên gia ngành thuỷ sản, trong lúc các trung tâm nghiên cứu sản xuất giống cá tra ở An Giang chưa cung ứng đủ nguồn cá giống chất lượng theo thời vụ thì hàng trăm cơ sở cá giống tư nhân đã tranh thủ sản xuất bán cho nông dân với hàng trăm triệu con cá tra giống chưa qua kiểm dịch.

Các chuyên gia cảnh báo, tỉnh trạng các cơ sở sản xuất giống chạy theo lợi nhuận đã bán ra con giống không đạt tiêu chuẩn, nếu nông dân mua phải con giống kém chất lượng, khi nuôi tỷ lệ sẽ bị hao hụt từ 30 đến 60% và cá sẽ chết dần khi vào mùa lạnh.

Theo Econet

 


Nuôi thành công cá hô, cá trà sóc

Nguồn tin: Thanh niên, 25/08/2006
Ngày cập nhật: 26/8/2006

Hôm qua 24.8, ông Phạm Văn Khánh, Giám đốc Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (tọa lạc tại xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, Tiền Giang) cho biết, sau thời gian dài nghiên cứu, Viện đã cho sinh sản thành công các loài cá quý hiếm trên sông Mekong như cá hô, cá trà sóc. Đây là 2 loài cá có thịt thơm ngon, trước đây xuất hiện nhiều trên các sông rạch miền Tây, nhưng mấy năm gần đây do tình trạng đánh bắt bừa bãi nên đã giảm số lượng rất nhiều.

Thanh Dũng

 


CLB Việt kiều giới thiệu mô hình nuôi tôm sạch

Nguồn tin: LĐ, 25/08/2006
Ngày cập nhật: 26/8/2006

Ngày 24.8, Câu lạc bộ khoa học - kỹ thuật Việt kiều tại TPHCM đã tổ chức hội thảo mô hình nuôi tôm Zero Exchange Concept - một mô hình giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường, do Cty Stanford Technology Network nghiên cứu ứng dụng vào VN.

Người nuôi tôm chỉ đưa nước mặn vào ao một lần rồi tái sử dụng quanh năm. Mật độ thả tôm giống có thể tăng lên từ 100-125 con/m2, trong khi ở VN hiện chỉ thả từ 35-40 con/m2.

TR.P

 


Tái diễn tình trạng khai thác thủy sản bằng chất nổ

Nguồn tin: BĐ, 25/8/2006
Ngày cập nhật: 25/8/2006

 


Ninh Hải: Ngư dân Thanh Hải trúng mùa cá cơm

Nguồn tin: NT, 24/08/2006
Ngày cập nhật: 25/8/2006

 


An Giang: Giá cá tra nguyên liệu tăng 500 - 700 đồng/kg

Nguồn tin: AG, 24/8/2006
Ngày cập nhật: 25/8/2006


“Quan ốc” Phú Đa

Nguồn tin: TP, 23/08/2006
Ngày cập nhật: 25/8/2006

 


Tôm chết, thiệt hại trên 60 tỷ đồng

Nguồn tin: TP, 24/08/2006
Ngày cập nhật: 25/8/2006

Vụ Nuôi trồng thuỷ sản (Bộ Thuỷ sản) vừa thông tin: Từ đầu năm đến nay, 16 tỉnh ven biển đã thu hoạch trên 103.955 tấn tôm thương phẩm, trong đó các tỉnh có sản lượng lớn là Bến Tre (12.149 tấn), Sóc Trăng (17.744 tấn), Bạc Liêu (14.476 tấn), Cà Mau (37.000 tấn)…

Diện tích nuôi tôm từ đầu năm đến nay đạt 559.724 ha, trong đó nhiều nhất là Sóc Trăng (44.716 ha). Tuy nhiên, tình trạng tôm chết vẫn gia tăng, ước thiệt hại do tôm chết lên tới 61 tỷ đồng.

Bộ Thuỷ sản cảnh báo: Thời tiết đang chuyển mùa, lại đúng mùa mưa nên độ mặn trong ao nuôi tôm giảm và dao động trong ngày nên ảnh hưởng xấu đến tôm giống.

Đức Kế


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang