Ông Bửu Huy đã tự do
Nguồn tin: TT , 22/9/2006
Ngày cập nhật: 22/9/2006
Sóc Trăng: Kế hoạch xuất khẩu thủy sản đối mặt thách thức
Nguồn tin: BCT, 20/9/2006
Ngày cập nhật: 22/9/2006
ĐBSCL: Cuộc cạnh tranh mua tôm sú ngày càng quyết liệt
Nguồn tin: BCT, 21/9/2006
Ngày cập nhật: 22/9/2006
Hiện tại, giá tôm sú ở ĐBSCL đã tăng lên bằng với mức cao nhất của năm 2002. Tôm sú loại 20 con/kg giá 140.000-155.000 đồng/kg, loại 10 con/kg giá 195.000 đồng/kg... Giá tôm tăng do sản lượng tôm của hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều bị sụt giảm, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu cạnh tranh thu mua tôm nguyên liệu đẩy giá lên cao.
Người nuôi tôm trúng giá
Ở Bến Tre, vào giai đoạn thu hoạch rộ khoảng tháng 6 và 7-2006, tôm sú nuôi công nghiệp được thương lái mua với giá 84.000 đồng/kg loại 40 con/kg. Từ đầu tháng 8-2006 đến nay, giá tôm sú liên tục nhích lên do đã bước vào giai đoạn cuối của vụ nuôi. Hiện tại, tôm sú công nghiệp đang được các thương lái, cơ sở mua với giá 94.000 đồng/kg loại 40 con/kg; 96.000 đồng/kg (loại 50-60 con/kg). Đặc biệt, tôm sú nuôi quảng canh giá bán rất cao, loại 20 con/kg giá 140.000 đồng/kg, loại 10 con/kg giá 195.000 đồng/kg. Với giá này, mỗi kg tôm sú người nuôi đạt lợi nhuận khoảng 40.000 đồng. Anh Nguyễn Văn Rê, một hộ dân nuôi tôm sú ở xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, cho biết: 2 ao nuôi tôm sú công nghiệp có diện tích 1 ha của anh tuy sản lượng thu hoạch năm nay giảm hơn 30% so với năm trước, nhưng vẫn đạt lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Vụ nuôi năm 2005, anh Rê nuôi tôm trúng, nhưng giá bán chỉ 60.000 đồng/kg tôm loại 40 con/kg, nên sau khi trừ hết chi phí cũng không còn lời bao nhiêu.
Cuối tháng 8 đầu tháng 9-2006, giá tôm sú ở Cà Mau tăng nhẹ, nhưng nông dân không có tôm để bán. Trung tuần tháng 9-2006, người nuôi tôm sú ở Cà Mau càng vui mừng khi thương lái tăng giá thu mua. Trong các ngày 13 đến 15-9-2006, giá tôm sú loại 20 con/kg đã lên đến 150.000-155.000 đồng/kg, tăng 5.000-10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 7-2006. Tôm loại 30 con/kg giá 106.000-108.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; loại 40 con/kg giá 94.000-96.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng/kg.
Vụ tôm sú năm 2006, Trà Vinh có trên 2,2 tỉ con tôm sú giống được thả nuôi trên diện tích gần 25.000m2 mặt nước ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành. So với đầu vụ thu hoạch, hiện nay giá tôm sú thương phẩm các loại đều tăng 20.000 - 30.000 đồng/kg. Tôm loại 20 con/kg giá 145.000 đồng/kg; loại 19 con/kg giá 152.000 đồng/kg, loại 18 con/kg giá 159.000 đồng/kg... Hầu hết những người nuôi tôm sú ở Trà Vinh đang có chung niềm vui: được mùa, được giá. Ở xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, nhiều hộ nuôi tôm có lãi cao như: anh Nguyễn Văn Chuỗi đầu tư 40 triệu đồng thả nuôi 50.000 con giống đã thu được trên 100 triệu đồng, lãi trên 50 triệu đồng; anh Nguyễn Văn Khởi thả nuôi 150.000 con giống, thu hoạch bán trên 150 triệu đồng, lãi trên 60 triệu đồng ... Đây chưa phải là những hộ có mức lãi cao nhất trong vụ tôm sú này, nhưng là những hộ trong năm trước phải gánh một khoản nợ không nhỏ từ việc thất mùa, thất giá.
Cạnh tranh thu mua quyết liệt
Ở Cà Mau, sản lượng tôm thu hoạch đã giảm. Trong tháng 8-2006, nông dân chỉ thu hoạch 9.500 tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Sở Thủy sản Cà Mau dự báo: Sản lượng tôm nuôi của tỉnh sẽ tiếp tục giảm trong khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10-2006 do thời tiết bất lợi.
Về nguyên nhân giá tôm sú năm nay tăng cao, bà Trần Thị Thu Nga, Phó Giám đốc Sở Thủy sản Bến Tre, lý giải: Do sản lượng tôm của hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều giảm vì ảnh hưởng dịch bệnh trên tôm đầu vụ nuôi. Diện tích nuôi tôm sú ở các tỉnh giảm, năng suất cũng giảm (năng suất nuôi tôm sú ở Bến Tre năm nay bình quân 5 tấn/ha, các năm trước trên 7 tấn/ha). Nguồn nguyên liệu thiếu hụt nên các nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu phải cạnh tranh mua giá cao để bảo đảm đủ hàng cung cấp theo các hợp đồng xuất khẩu đã ký.
Giá tôm sú tăng cao, các cơ sở thu mua tôm qui mô nhỏ tại địa phương không thể cạnh tranh với các thương lái từ ngoài tỉnh đến, do những thương lái này đi thẳng đến các hộ nuôi tôm để mua với giá cao hơn. Chị Bảy Én, chủ cơ sở thu mua tôm sú khu vực chợ Đê Đông, xã Thạnh Phước (huyện Bình Đại, Bến Tre), nói: “Hiện tại, đa số các cơ sở thu mua tôm sú ở đây đã chuyển sang thu mua tôm sú nuôi quảng canh, vì cạnh tranh giá không lại với các thương lái ngoài tỉnh đến mua tôm sú công nghiệp trên địa bàn. Sở dĩ họ có thể mua tôm sú công nghiệp giá cao hơn chúng tôi vì họ đi thẳng đến các ao tôm để mua, nên không phải đóng thuế. Mỗi lần vào các ao nuôi tôm sú công nghiệp thu mua sản lượng từ 8-10 tấn, chúng tôi phải đóng thuế 3 triệu đồng, nên khi bán lại sẽ không còn lời. Vì lợi nhuận, những “mối” nuôi tôm cũng đã quay lưng với chúng tôi để bán cho những người mua giá cao hơn”.
Ở Trà Vinh hiện có 4 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có 2 đơn vị chế biến tôm sú, các vệ tinh của các cơ sở này có mặt ở khắp các vùng trọng điểm nuôi tôm. Lãnh đạo của một công ty chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh cho biết: Sản lượng tôm thu mua như hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu chế biến của nhà máy. Do vụ nuôi tôm năm nay nông dân Trà Vinh trúng mùa, nên thương lái các nơi đổ về tranh mua tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy với giá cao. Chị Quyên, một chủ cơ sở thu mua thủy sản tại xã Long Toàn, huyện Duyên Hải, cho biết: Sản lượng thu mua của cơ sở lúc cao nhất lên đến cả chục tấn tôm sú/ngày. Số tôm thu mua được ướp lạnh và bán cho các đơn vị khác đến từ Sóc Trăng, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh...
Chị Khen, cơ sở thu mua thủy sản tại chợ thị trấn Duyên Hải, cũng cho biết: Các cơ sở thu mua thủy sản ở ngoài tỉnh luôn có mặt và liên lạc thường xuyên với cơ sở của chị để thu mua tôm, giá cả được các công ty báo về cơ sở mỗi ngày 1 - 2 lần. Hiện nay, mỗi ngày có hàng chục chiếc xe chuyên dùng vận tải hàng đông lạnh luôn túc trực trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, chuẩn bị vận chuyển hàng thủy sản, nhất là tôm sú về các tỉnh.
Giá tôm tăng cao, thương lái thường xuyên đến tận nhà để thăm chừng tranh mua khi tôm thu hoạch. Người nuôi tôm không còn cảnh phải liên tục gọi điện thoại và ngóng chờ họ đến mua tôm như năm trước.
CAO DƯƠNG - TRẦN VŨ - TRẦN PHƯƠNG
Sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa ở ĐBSCL đang đối mặt với 3 khó khăn lớn
Nguồn tin: BCT, 20/9/2006,
Ngày cập nhật: 22/9/2006
Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường; chất lượng con giống và chưa kết hợp tốt trong các khâu tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Các vấn đề này được nêu ra tại hội thảo “Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL”, diễn ra vào ngày 19-9-2006, tại TP Cần Thơ, do Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh chủ trì.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, Bộ Thủy sản cần sớm hình thành quy hoạch tổng vùng sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL; điều chỉnh các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, chỉ tiêu xuất khẩu... đặc biệt, phát triển ổn và bền vững nghề nuôi cá tra cần chú trọng giá trị hiệu quả kinh tế hơn là giá trị sản lượng.
Theo dự thảo quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đến năm 2010, tổng sản lượng chế biến cá tra, ba sa đạt 230.000 tấn, chiếm 28% tổng sản lượng chế biến xuất khẩu của cả nước; 320.000-520.000 tấn vào năm 2015 và đạt 425.000-690.000 tấn vào năm 2020. Trong đó, tổng sản lượng chế biến cho tiêu thụ nội địa đến năm 2010 là 38.000 tấn với giá trị 828,6 tỉ đồng; năm 2015 là 70.000 tấn với giá trị 1.527,4 tỉ đồng và đến năm 2020 đạt 90.000 tấn với giá trị 1.964 tỉ đồng...
CHÁNH – LONG
Anh Ninh: Nuôi tôm hùm
Nguồn tin: SGGP, 20/09/2006
Ngày cập nhật: 22/9/2006
Mới 8 giờ sáng mà anh Trần Ngọc Ninh không có ở nhà. Tôi bước ra thềm xi măng, nhìn ra vùng biển thuộc Cam Thành Bắc trong vịnh Cam Ranh.
Cả vùng vịnh, cọc gỗ lô nhô nổi trên mặt nước giống như vết tích của trận chiến dùng cọc nhọn đâm lủng thuyền địch năm nào ở Bạch Đằng Giang. Nắng lóa xóa dội trên mặt biển một ánh sáng nhẹ, dễ chịu.
Vợ anh Ninh nói với tôi: “Ổng ra biển từ mờ sáng. Chắc trưa mới về”. Còn con gái anh thì nói: “Chắc giờ này ba con đang lặn”.
Tôi đã đến vùng biển Xuân Tự, đã theo thuyền ra tận một vùng biển nuôi tôm hùm lồng bằng lưới rộng bao quanh. Nhưng khi đứng trước vùng biển Cam Thành Bắc, tôi lại bắt gặp một cách nuôi tôm hùm khác. Nuôi trong những chiếc lồng bằng sắt, những chiếc lồng đó có thể di chuyển trong vùng nước biển, đến một nơi thích hợp. Không thể đợi anh Ninh về, tôi đã thuê một chiếc tàu, bắt đầu ra biển, tìm ông chủ tôm hùm trong vịnh Cam Ranh.
Chàng trai chở tôi ra biển khá trẻ. Anh nói về anh Ninh: “Ông Ninh được cả làng tôm kính nể không phải vì ông giàu, có nhiều lồng tôm, mà chính vì nhờ ông mà nhiều người giàu lên nhờ tôm”. Tôi vẫn thường nghe bí quyết của những người làm giàu, còn bây giờ thì tôi lại gặp một ông chủ nuôi tôm hùm đi làm giàu cho người khác, điều đó thật lạ.
Anh Ninh vừa mới lặn xong. Khi tôi lên chiếc bè lênh đênh giữa biển của anh thì anh đang chuẩn bị nấu nước pha trà.
Anh nói: “Sẵn khách tới, nấu mời khách luôn”. Tôi lắc đầu: “Thôi anh ạ, lát nữa vào bờ rồi hẳn uống”. Tôi muốn tranh thủ thời gian khi mặt trời chưa lên cao, nắng còn mênh mông mà trò chuyện với anh.
Anh Trần Ngọc Ninh sinh năm 1953, người gốc Phú Yên. Cuộc phiêu bạt tìm miền đất sống của cha anh đã đưa anh đến Cam Ranh. Anh nói: “Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ trở thành một người nuôi tôm, thế mà đời đẩy đưa...”.
Với tuổi 53, anh Ninh còn rất khỏe so với nhiều người. Anh lặn xuống bè, vớt lên cho tôi xem những con tôm anh nuôi lớn mau như “thổi”.
Những con tôm ấy chỉ nuôi mới 12 tháng mà đã đạt trọng lượng 1 ký, kịp đem bán, so với những nơi khác thì phải nuôi thêm 3 đến 6 tháng nữa. Anh để nguyên chiếc áo còn ướt sau khi lặn xuống biển, lên bờ, ngồi bên cây cột nhà nổi trên biển của anh mà trò chuyện cùng tôi.
Học hết lớp 12 tại Trung học Cam Ranh, sau ngày miền Nam giải phóng, anh Ninh đi học ở Trường Đào tạo Cán bộ y tế Khánh Hòa.
Năm 1977 với sức trẻ, anh đã tình nguyện về công tác ở huyện miền núi Khánh Sơn khi đó vừa mới thành lập. Năm 1978, anh liên tục bị sốt rét do khí hậu Khánh Sơn lúc bấy giờ còn rất độc, được chuyển về bệnh viện Cam Ranh.
Tưởng rằng anh sẽ gắn bó với nghề y suốt đời, nào ngờ năm 1979 anh xin nghỉ việc về làm Chủ tịch Hợp tác xã 1 Cam Thành Bắc. Năm 1997, hệ thống HTX nông nghiệp tại đây bị tan rã, anh bắt đầu đến Mỹ Thanh, Cam Thành Đông - nuôi dê và tôm sú. Vào thời đó, con tôm sú và con dê dễ làm cho người nuôi mau chóng giàu.
Thế nhưng, chỉ nuôi 5 đợt tôm, đến giữa năm 1988 thì vốn liếng của anh Ninh mất sạch theo đàn tôm chết. Hy vọng vào đàn dê mượt lông đang có giá thì đường quốc lộ mở, bầy dê đi ăn bị va quệt chết lần mòn, bán trở tay không kịp. Anh Trần Ngọc Ninh trắng tay.
Vào thời điểm đó, phong trào nuôi tôm hùm lồng nở rộ ở huyện Vạn Ninh với cách nuôi là giăng lưới cố định, còn ở Cam Ranh thì cách này vẫn là chuyện lạ.
Ở Cam Thành Bắc đã có một số hộ nuôi theo kiểu làm các lồng sắt với kích cỡ 3,5 x 3,5m, cho con tôm vào đó rồi kéo ra biển, dùng bè nổi thẻ mà nuôi.
Anh Ninh đã dạo quanh vòng biển Cam Thành Bắc, đưa lưỡi nếm thử “vị” của nguồn nước và quyết định trở thành người nuôi tôm hùm.
Căn nhà ở Mỹ Thạnh và cả hai chiếc xe gắn máy cũ được anh bán hết, về Cam Thành Bắc mua một miếng đất nhỏ hút sâu trong ba con hẻm nhỏ, sát biển, cất một căn nhà tạm. Anh Ninh bắt đầu gầy cơ nghiệp bằng 60 con tôm hùm giống và một chiếc lồng. Anh cười: “Sau khi mua đất, cất nhà thì tài sản của tôi chỉ còn đủ để mua 60 con tôm và làm chiếc lồng, thế thôi”.
Từ 60 con tôm hùm giống đầu tiên đó, anh Ninh đã nhân lên thành 150 con vào năm sau. Để có thức ăn cho tôm và để nuôi gia đình, ban đêm anh đi biển.
Con tôm của anh lớn nhanh bằng chính thức ăn của anh đánh bắt. Cho đến nay, cơ ngơi của anh là 15 lồng tôm hùm.
Chỉ một mình anh với bè tôm cho nên anh không phát triển thêm, những bè tôm của anh là mô hình khá độc đáo mà người nuôi tôm ở Cam Thành Bắc tìm đến học hỏi.
Các lồng nuôi được “treo” trên chiếc bè bằng các phao là thùng nhựa rỗng bằng composit, được neo chặt chẽ.
Sau đó anh sắm hai chiếc ghe “kéo” để phụ giúp cho các bè tôm di chuyển khi cần. Hiện nay, anh đã bán hai chiếc ghe cẩu khi nghề cẩu bè tôm đã phát triển. Anh cũng sáng kiến ra cách nuôi vẹm chưa ai làm, để bảo vệ nguồn nước nuôi tôm hùm.
Đó là anh dùng các bánh xe ô tô cũ, ép vẹm giống vào thả xuống biển. Kết quả là anh trúng luôn... con vẹm. Giờ đây, khi ngồi nói chuyện với anh trên ngôi nhà giữa biển, tôi nghe rõ tiếng con cá quẫy. Thì ra anh cũng tận dụng cả mặt nước dưới sàn nhà không thể đặt bè nuôi tôm hùm để nuôi cá hồng. Cho đến nay, anh Ninh là người duy nhất nuôi cá hồng bằng chính thức ăn thừa của con tôm hùm.
Từ cách nuôi tôm hùm của anh Ninh, hiện nay tại Cam Thành Bắc đã có tới 485 hộ nuôi tôm hùm. Nhiều người mới bắt đầu ra nghề, tới anh học hỏi về kỹ thuật, dĩ nhiên đó là những bài học không phải trả tiền. Được tín nhiệm vì áp dụng cách nuôi tôm hùm rất khoa học, anh được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân Cam Thành Bắc và là Tổ trưởng tổ nuôi tôm hùm. Với tư cách tổ trưởng, anh đã thiết kế một hệ thống bảo vệ các lồng tôm bằng cách chia ra 212 nhóm dựng các nhà trên biển, mỗi nhà là một điểm gác cho mỗi khu vực nuôi tôm từ 15-30 hộ. Khi có kẻ lạ lảng vảng, ngay tức khắc bị phát hiện.
Người ngư dân khởi nghiệp bằng 60 con tôm hùm giống ấy - giờ đây quen thuộc cả tiếng con tôm nhảy, biết dòng nước có “sạch” không để di dời bè. Anh ra biển một mình từ rạng sáng, lo việc mình và lo cả việc của người khác. Anh đã từng đi cả đêm để tìm cho ra một chiếc lồng của tổ viên bị kẻ gian lấy cắp, kéo đi. Anh nói: “Tôi hài lòng với những gì mình tạo dựng và hài lòng cả trong việc được giúp đỡ mọi người”.
Tôi theo chiếc tàu chông chênh của anh trở lại bờ, khi nắng đã lên cao!
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Xây dựng nguồn quỹ khẩn cấp hỗ trợ người nuôi cá
Nguồn tin: NLĐ, 20/9/2006
Ngày cập nhật: 21/9/2006
Cá tra lên giá, nông dân “lật kèo”
Nguồn tin: NLĐ, 21/9/2006
Ngày cập nhật: 21/9/2006
Bỉ từ chối dẫn độ ông Bửu Huy sang Mỹ
Nguồn tin: SGGP, 21/09/2006
Ngày cập nhật: 21/9/2006
Để ngành sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL phát triển bền vững: Không thể lơ là việc bảo vệ môi trường, nguồn giống
Nguồn tin: BCT, 20/9/2006
Ngày cập nhật: 21/9/2006
ĐBSCL có truyền thống nuôi cá tra và cá ba sa từ rất lâu đời, nhất là các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu. Đối tượng nuôi này chẳng những chiếm trên 98% sản lượng cá da trơn của cả nước mà còn dẫn đầu sản lượng xuất khẩu trong các loài cá nước ngọt. Tuy nhiên, sự biến động về thị trường tiêu thụ, ô nhiễm môi trường, việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ... của con cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL hiện nay đang nằm trong sự phát triển thiếu ổn định và bền vững. Đã đến lúc các vấn đề này cần được giải quyết và sớm hình thành quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Cuộc hội thảo về quy hoạch, sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL do Bộ Thủy sản chủ trì, tổ chức tại TP Cần Thơ hôm qua 19-9-2006, đã tập trung bàn những vấn đề đó.
* TỪ QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÙNG
Nuôi cá tra, cá ba sa ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước, xuất phát từ ĐBSCL. Vào những năm cuối thập niên 90 thế kỷ trước, các doanh nghiệp chế biến đã tìm được thị trường xuất khẩu, các viện nghiên cứu đã thành công trong quy trình sản xuất con giống và nuôi thâm canh đạt năng suất cao, nên nuôi cá tra, cá ba sa có những bước tiến triển mạnh. Đến cuối năm 2005, diện tích nuôi cá tra, cá ba sa toàn vùng ĐBSCL đã đạt 4.912,5 ha (tăng gấp 3,81 lần so với năm 1997); đạt giá trị sản lượng gần 371.500 tấn. Bước phát triển này kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cá tra, cá ba sa xuất khẩu ở ĐBSCL với nhiều nhà máy có quy mô lớn như Công ty Nam Việt, Công ty Agifish An Giang... Trong năm 2005, ngành công nghiệp chế biến này đã đóng góp 303,12 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, tăng hơn gấp 15 lần so với năm 1997. Đặc biệt, theo dự báo của Bộ Thủy sản, trong năm 2006 này, giá trị kim ngạch xuất khẩu của con cá tra, cá ba sa có thể lên đến 1 triệu USD.
Có thể nói, con cá tra, ba sa đã đóng góp rất đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành thủy sản nói riêng của vùng ĐBSCL. Nuôi cá tra, ba sa đã mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt với rất nhiều lợi thế nổi bật như năng suất cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn,... Tuy nhiên, đến nay ĐBSCL vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển nuôi cá tra, ba sa của vùng, gây khó khăn cho việc quản lý, bố trí sản xuất; việc phối hợp liên ngành để thúc đẩy sản xuất phát triển chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng chồng chéo giữa các ngành kinh tế; vấn đề dự báo thị trường và truyền đạt thông tin của các cơ quan chức năng đến người sản xuất chưa kịp thời, còn nhiều yếu kém. Đặc biệt, việc liên kết sản xuất giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến tiêu thụ thời gian qua còn nhiều bất cập; việc mua bán và sử dụng hóa chất, kháng sinh diễn biến phức tạp; hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất ở nhiều nơi còn thiếu, tình trạng cấp thoát nước “lộn xộn” đã gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường;... Những bất cập này đã làm nổi lên một vấn đề nghề nuôi cá tra và ba sa vùng ĐBSCL chưa thật ổn định và bền vững - trong sản xuất vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến động thị trường, giá cả... Hệ quả của những vấn đề này, theo thống kê chưa đầy đủ của các ngành hữu quan, năm 2005 nhiều hộ nuôi cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL đã phá sản do thua lỗ hàng tỉ đồng và trong năm 2006, tình trạng này cũng diễn biến tương tự.
Tháng 12 – 2002, Ban chỉ đạo chương trình phát triển thủy sản – Bộ Thủy sản đã dự thảo “Dự án Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL” đến năm 2010 (phạm vi nghiên cứu ở 6 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Long An và Vĩnh Long). Tuy nhiên, một số chỉ tiêu đánh giá trong dự thảo này không còn phù hợp với tình hình phát triển nghề nuôi cá tra, cá ba sa ở vùng ĐBSCL hiện nay. Ngày 19-9-2006, tại Cần Thơ, Bộ Thủy sản đã chủ trì hội thảo về quy hoạch, sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL. Theo đó, đến 2010, diện tích đưa vào nuôi cá tra của vùng này là 10.200 ha, 1.620 bè nuôi cá tra và 310 bè nuôi cá ba sa; sản lượng nuôi cá tra của toàn vùng là 854.000 tấn và cá ba sa là 9.750 tấn; đạt tổng giá trị sản lượng nuôi là 12.112 tỉ đồng. Để đạt được chỉ tiêu trên, đến năm 2010, Bộ Thủy sản cũng dự kiến ở ĐBSCL phát triển 2.121 cơ sở sản xuất giống; xây dựng đạt 68 nhà máy chế biến (16 nhà máy chuyên, 52 nhà máy kết hợp) cá tra, cá ba sa với tổng công suất đạt 798.740 tấn. Qua đó, tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho 46.840 lao động trực tiếp và đóng góp vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 600 triệu USD vào năm 2010 (thị trường châu Âu sẽ giữ ở mức 55%, Mỹ 18%, Nhật Bản giữ khoảng 2%, thị trường châu Á khác (trừ Nhật) 15%, thị trường Úc 5% và khác 5%). Với quy hoạch tổng thể này, các viện, trường và các tỉnh, thành ĐBSCL thống nhất cao trong việc đề xuất sớm hình thành quy hoạch mang tính định hướng cho vùng. Đặc biệt, quy hoạch này cần xem xét những vấn đề hết sức bức thiết đang được đặt ra hiện nay. Đó là vấn đề về con giống, bảo vệ môi trường, sản xuất và tiêu thụ để con cá tra, cá ba sa ĐBSCL phát triển ổn định và bền vững.
* NHỮNG CẢNH BÁO
Dự thảo quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 đã nhiều lần được chỉnh sửa theo góp ý của các viện, trường và tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, nhiều đại biểu tiếp tục đóng góp ý kiến thúc đẩy phát triển về nuôi trồng và chế biến thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL một cách có hiệu quả và bền vững. Trong đó, vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt được nhiều đại biểu quan tâm.
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Trưởng khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: Theo quy hoạch đến năm 2010 thì diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL lên đến 16.000 ha, lượng thức ăn cho cá bằng 900.000 ha nuôi tôm, nên lượng thức ăn dư thừa và chất thải của cá là rất lớn. Hiện nay, chất lượng nguồn nước mặt ở sông Tiền và sông Hậu đang xấu đi, tình trạng cá tra nuôi bị chết ngày càng phổ biến. Do đó, các cơ quan chức năng cần xem xét đến khả năng khống chế năng suất nuôi cũng như phân bố địa bàn nuôi một cách hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững, thay vì chỉ tập trung nâng cao năng suất. Bộ Thủy sản và UBND các địa phương vùng ĐBSCL cần nghĩ đến việc thành lập một nguồn “quỹ khẩn cấp” để xử lý nhanh các sự cố môi trường, dịch bệnh miễn phí khi người dân có yêu cầu.
Ông Viễn, một chủ trang trại nuôi cá tra với qui mô lớn ở huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ cho biết: “Từ đầu năm đến nay, lượng cá tra nuôi ở Thốt Nốt bị chết lên đến vài ngàn tấn; riêng số cá của tôi bị chết cũng đã lên đến vài trăm tấn”. Ông Viễn mong muốn Nhà nước sớm thành lập quỹ hỗ trợ cho ngành thủy sản. Riêng ông Ngô Phước Hậu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang cho rằng, do chất lượng nguồn nước đầu nguồn sông Hậu ngày càng giảm, làng bè của An Giang đã hình thành và phát triển trong nhiều thập kỷ qua đến nay gần như đã bị xóa sổ. Còn ông Trần Văn Hùng, đại diện Công ty TNHH Hùng Cá, Đồng Tháp kể lại việc khi ghe cá của ông vừa cặp bến để bán cho một nhà máy chế biến thủy sản ở Khu công nghiệp Trà Nóc- TP Cần Thơ và hứng chịu nguồn nước thải từ các nhà máy khác ở đầu nguồn làm cho cá trong ghe đang khỏe mạnh phải lăn ra chết. Ông Hùng phải dời ghe ra neo đậu ở giữa sông chờ lúc thủy triều lên mới cặp bờ giao cá.
Ngoài yếu tố về môi trường, chất lượng nguồn cá tra giống được sản xuất tại chỗ theo phương châm xã hội hóa cũng đã bộc lộ những bất cập. Nhiều đại biểu cho rằng chủ trương của Nhà nước về công tác xã hội hóa nghề sản xuất cá giống là rất phù hợp với tình hình hiện nay. Chủ trương này đã giúp cho số cơ sở sản xuất và kinh doanh cá giống tăng nhanh đáp ứng đủ nhu cầu số lượng cá giống cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, về mặt chất lượng thì không bảo đảm, nhiều hộ mua cá giống về nuôi được một thời gian ngắn thì cá chết hàng loạt. Ông Viễn ở Thốt Nốt phân tích: Khi cá giống hút hàng, các cơ sở sản xuất cá giống sẵn sàng sử dụng chất kích thích để ép “cá bố mẹ đẻ non” vì chưa đến thời kỳ sinh sản. Trong khi nguồn cá giống tự nhiên ngày càng cạn kiệt, các cơ sở kinh doanh cá giống chưa quan tâm đúng mức đến việc đầu tư “vỗ béo” cho đàn cá bố mẹ. Do đó, nguồn cá tra bố mẹ ở vùng ĐBSCL đang bị thoái hóa. Hiện nay, tỉnh An Giang đang áp dụng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế SQF1000CM vào quy trình sản xuất cá tra giống. Tuy nhiên, quy trình này cũng chỉ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh cá giống quốc doanh. Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Trưởng khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, nhận định: “Tình trạng đàn cá tra bố mẹ ở ĐBSCL có dấu hiệu thoái hóa là những cảnh báo xấu cho ngành nuôi thủy sản; vấn đề này cần được nghiên cứu đầy đủ hơn, nhất là việc chọn lọc gien...”.
Mặc dù ngành nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã và đang phát triển rất nhanh, nhưng lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản lại mang tính tự phát. Nhiều địa phương cùng nhận định: Khi cá tra thương phẩm tăng giá, nông dân đào ao nuôi cá trở thành phong trào; một số doanh nghiệp chế biến cá tra “ăn nên, làm ra” thì có nhiều nhà đầu tư tiếp tục lao vào lĩnh vực này. Những yếu tố tự phát nói trên làm cho ngành nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh.
Những cảnh báo về môi trường, chất lượng con cá giống và phối hợp giữa nuôi trồng-chế biến và xuất khẩu đang là trách nhiệm chung của những người nuôi cá - doanh nghiệp và vai trò quản lý Nhà nước.
NHẬT -THANH
Ninh Sơn (Ninh Thuận): Triển khai chương trình phát triển các loại cá nước ngọt có giá trị cao
Nguồn tin: Ninh Thuận, 20/09/2006
Ngày cập nhật: 21/9/2006
Hiện nay tại một số địa phương tỉnh ta nuôi cá nước ngọt đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên do thói quen của nông dân là nuôi các loại cá quen thuộc như: trám, trôi, mè, chép… nên giá trị kinh tế không cao. Hiện nay, Trung tâm Khuyến ngư đang tiến hành triển khai chương trình phát triển các loại cá nước ngọt có giá trị cao như cá rô đồng, cá lăn vàng.
Sau nhiều năm đưa cá nước ngọt theo khuyến cáo của cán bộ khuyến ngư, anh Nguyễn Ngọc Đệ ở Lương Sơn - Ninh Sơn đã chuyển 5 sào ao nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi cá lăn vàng. Theo anh Đệ cho biết: Cá lăn vàng vừa dễ nuôi vừa có thể nuôi ghép với nhiều loại cá khác, nhằm tận dụng được tối đa diện tích mặt nước. Anh Đệ dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá lăn vàng để đạt sản lượng lớn đủ cung cấp cho thị trường.
Việc chuyển đổi các giống cá mới để nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghề nuôi cá ngọt đã được tính đến từ lâu thông qua việc chuyển giao mô hình nuôi tôm càng xanh, cá tra, cá chim trắng… nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn. Do vậy việc tiếp tục triển khai những đối tượng nuôi như cá sọc rằn, cá bống tượng, cá thác lác, cá lăn vàng và cá rêu đồng là điều cần thiết nhưng phải tính đến những giải pháp kèm theo. Ngoài việc chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình thí điểm, thì việc chủ động nguồn cá giống bằng sản xuất nhân tạo tại chỗ cũng như gắn sản xuất với việc tiêu thụ sản phẩm đang là những vấn đề mà nông dân đặc biệt quan tâm, khi Trung tâm Khuyến ngư triển khai chương trình phát triển những loại cá mới, ngoài việc quy hoạch nguồn nuôi cá nước ngọt.
Bên cạnh việc mở rộng diện tích và quy mô sản xuất, thì việc chuyển giao các giống cá mới trong đó có cá lăn vàng và cá rô đồng sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của nghề này. Tuy nhiên để nghề nuôi cá nước ngọt phát triển ổn định lâu dài thì ngành Thủy sản cũng như ngành Nông nghiệp cần xác định vùng trọng điểm có thể phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, tránh hiện tượng phát triển tràn lan, sản phẩm làm ra không tiêu thụ hết gây thiệt hại cho người nông dân.
Đài TH Ninh Thuận
Đầm Dơi - Cà Mau: đạt tổng sản lượng thủy sản trên 69% kế hoạch
Nguồn tin: Cà mau, 20/9/2006
Ngày cập nhật: 21/9/2006
Cấm xuất khẩu 23 loài thuỷ sản
Nguồn tin: VNN, 19/09/2006
Ngày cập nhật: 20/9/2006
Bộ trưởng Bộ Thủy sản vừa ký ban hành danh mục 23 loài thủy sản bị cấm xuất khẩu, trong đó có các loài quý như cá anh vũ, cá cóc Tam Đảo, cá rồng... Danh mục này ban hành tại QĐ 15 về Quy chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản.
Ngoài ra, các loài bị cấm xuất khẩu còn có trai ngọc, cá cháy, cá còm, cá hô, cá chìa vôi sông, cá chình mun, cá tra dầu, cá ông sư, cá heo vây trắng, cá voi, cá trà sóc, bò biển/cá ông sư... và một số loài san hô, như bộ san hô cứng, bộ san hô xanh, bộ san hô đen và bộ san hô đá.
Các loài thuỷ sản trên chỉ được xuất khẩu trong một số trường hợp để thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập...
QĐ 15 về Quy chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản thay thế QĐ 344 ngày 2/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản chuyên ngành thời kỳ 2001-2005 và các quyết định của Bộ về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn QĐ 344.
Trong đó, quy chế mới quy định chi tiết danh mục các loài thủy sản được nhập khẩu thông thường; danh mục các loại thuốc thú y thuỷ sản. Riêng sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi thuỷ sản được nhập khẩu chỉ phải làm thủ tục thông quan tại hải quan cửa khẩu, không phải xin cấp phép. Đối với nhập khẩu cá cảnh, trong hồ sơ phải có cam kết của cơ sở nhập khẩu chỉ nhập về nuôi làm cảnh, không phát tán ra môi trường tự nhiên.
H.Phương
Sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa ở ĐBSCL: Không nên quy hoạch chạy theo sản lượng
Nguồn tin: SGGP, 20/09/2006
Ngày cập nhật: 20/9/2006
Phú Tân, nghề nuôi lươn phát triển trong mùa nước nổi năm nay
Nguồn tin: AG, 19/9/2006
Ngày cập nhật: 20/9/2006
Đối với nhiều địa phương khác như Châu Thành, Thọai Sơn, nghề nuôi lươn đã gắn bó với nông dân nhiều năm liền, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao thì ở huyện Phú Tân, nghề nuôi lươn chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh trong mùa nước nổi năm nay.
Mô hình nuôi lươn ở Phú Tân bắt đầu phát triển từ năm 2005, ban đầu chỉ có vài hộ nuôi thử nghiệm và cho thu nhập khá hiệu quả nên trong mùa nước nổi 2006 tòan huyện có 68 hộ nuôi, diện tích gần 700 m2. Nuôi lươn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng nhẹ vốn đầu tư, dễ làm nên nhà nào có khoảng sân vài chục m2 không ngập nước là nuôi được. Ông Lê Văn Be ở xã Phú Xuân, một trong những người khởi đầu phong trào nuôi lươn của xã cho biết, một bồn nuôi đầu tư 32 m2, tiền mua bạt ny lông là 280 ngàn đồng, tiền chở đất 350 ngàn đồng, con giống 40 kg khoảng 1,2 triệu đồng và tính cả mồi cho lươn, công chăm sóc, tổng cộng 3 triệu đồng. Thu hoạch 150 kg lươn thịt, bán khoảng 8 triệu đồng, trừ chi phí thì mỗi bồn lãi chắc 5 triệu đồng.
Xuân Bằng
Giá cá tra nguyên liệu lên 14.000 đồng/kg
Nguồn tin: BCT, 19/9/2006
Ngày cập nhật: 20/9/2006
An Giang: 8m2 bồn nuôi cá lóc lãi 30 triệu đồng/năm
Nguồn tin: NNVN, 15/9/2006
Ngày cập nhật: 19/9/2006
Hiện nay, đang vào mùa nước nổi, hàng trăm hộ nông dân ở huyện Tân Châu bắt đầu thả nuôi cá lóc trong bồn. Đây là mô hình mới hình thành trong mùa lũ sau mô hình nuôi lươn trên cạn. Anh Phạm Thanh Nhàn ở ấp 5, xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu thả nuôi 3.000 con cá lóc trong diện tích 8m2 cho biết: Chi phí đầu tư nuôi cá lóc trong bồn thấp hơn so với nuôi dưới ao. Cá phát triển nhanh, tỷ lệ hao hụt rất thấp, nhẹ công chăm sóc. Bình quân, 4 tháng nuôi cá thu hoạch đạt trọng lượng từ 800gram-1kg/con. Hiện nay, với giá cá lóc từ 19-23.000đ/kg, trừ hết chi phí lãi từ 25-30 triệu đồng/8m2/năm.
LÊ HOÀNG VŨ
An Giang: Để cho ngành chăn nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra phát triển bền vững
Nguồn tin: AG, 18/9/2006
Ngày cập nhật: 19/9/2006
Phát triển mô hình nuôi Ếch Công nghiệp
Nguồn tin: Tien Giang, 18/9/2006
Ngày cập nhật: 19/9/2006
Tháng 4-2005, mô hình nuôi ếch công nghiệp, chủ yếu là nuôi ếch thịt (với giống ếch Thái Lan) được du nhập về TP. Mỹ Tho, qua cơ quan khuyến ngư Tiền Giang. Khởi đầu, mô hình này được giới thiệu đến người sản xuất ở dạng “điểm trình diễn” (có khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của ngành chức năng), chỉ vài ba hộ nuôi, nhưng đến đầu tháng 9-2006, hầu khắp các xã ven của thành phố (như Đạo Thạnh, Trung An, Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh) nơi nào cũng có hộ dân tham gia nuôi ếch thịt. Yếu tố căn bản giúp cho mô hình nuôi ếch thịt phát triển như hiện nay là do mô hình có một số lợi thế cạnh tranh mà nhiều mô hình nuôi trồng khác khó có thể theo kịp, đó là qui trình kỹ thuật chăn nuôi đơn giản, vốn đầu tư không lớn, hiệu quả kinh tế khá cao.
Nhìn nhận chung của những người đã và đang nuôi ếch thịt là kỹ thuật nuôi ếch thịt, dễ học, dễ áp dụng. Để có kiến thức về kỹ thuật nuôi, người sản xuất có thể tự trang bị qua ba hình thức gồm: Tham dự các lớp tập huấn do cơ quan khuyến nông, khuyến ngư ở cơ sở tổ chức; học hỏi ở những người đi trước; tiếp nhận kinh nghiệm kỹ thuật từ các cơ sở cung cấp giống. Kỹ thuật nuôi có tính quan trọng nhất, quyết định đến sự thành bại, gói gọn ở việc làm khá đơn giản là chỉ cần thường xuyên thay nước ao nuôi, quản lý ếch nuôi không để con giống hao hụt quá 20% là “có ăn”. Để thực hiện đạt yêu cầu này, chỉ cần chú ý phân loại tách đàn cho tốt, không để lẫn lộn ếch nhỏ (ếch chậm lớn) chung với ếch lớn (ếch vượt đàn) trong một chuồng nuôi, vì ếch lớn có thể ăn thịt ếch nhỏ, đồng thời cho giăng lưới chung quanh chuồng nuôi để tránh chim cò bắt con giống. Còn về chuồng trại chăn nuôi lại càng đơn giản, chỉ cần một mặt bằng (mặt đất hoặc mặt nước) từ 10m2 trở lên cùng với những vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ tìm dễ mua như tấm bạt nylon hay tấm lưới bồ, một ít cây tạp làm trụ quây bồn, căng dèo... là có thể làm được một chuồng nuôi ếch với qui mô nuôi 1.000 con.
Anh Nguyễn Đức Thịnh (Sáu Đen), ngụ ấp 2, xã Đạo Thạnh, cho biết khá cụ thể về mức đầu tư và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ếch thịt với chuồng trại được thiết kế trên mặt nước như sau: Tổng đầu tư nuôi 1.000 con ếch vào khoảng trên 2 triệu đồng, trong đó tiền giống 1,2 triệu đồng, tiền thức ăn 600.000 đồng, tiền mua dèo 160.000 đồng, thuốc thú y 30.000 đồng… Sau ba tháng đến ba tháng rưỡi nuôi, 1.000 ếch giống thả nuôi ban đầu có thể cho thu hoạch 150kg ếch thịt (khoảng 5 con/kg). Với giá thị trường hiện nay từ 22.000 đồng đến 25.000 đồng/kg (bán sô), sau khi trừ đi các khoảng đầu tư (chưa kể công nhà) người nuôi có thể thu lãi từ 1,3 triệu đồng đến 1,7 triệu đồng. Cũng nằm trong top “hạt giống” đầu tiên của phong trào nuôi ếch ở TP Mỹ Tho, anh Nguyễn Văn Hải, ngụ khu phố 3, phường 9 vừa nuôi ếch thịt sản xuất con giống và vừa đứng ra thu mua ếch thịt của nông dân nên sống khỏe. Riêng ông Ngô Đình Sơn, ngụ ấp 3A, xã Đạo Thạnh có thời gian nuôi ếch không dài như anh Thịnh, anh Hải, do thực hiện cách nuôi trên mặt đất, chuồng trại được làm bằng tấm bạt nylon, có đầu tư thêm hệ thống cấp thoát nước nên mức đầu tư của ông Sơn ngụ ấp cao hơn khoảng 500.000 đồng (so với qui mô nuôi 1.000 con). Ông có nhận xét: Thu nhập từ 1.000 con ếch thịt ngon hơn thu nhập từ việc nuôi một con heo sinh sản.
Không dừng lại ở việc nuôi ếch thịt, hiện nông dân thành phố còn đầu tư sản xuất ếch giống cung cấp cho thị trường. Toàn thành hiện có 3 hộ đầu tư theo hướng này, trong đó mô hình sản xuất ếch giống của hộ anh Nguyễn Đức Thịnh (Sáu Đen), ngụ ấp 2, xã Đạo Thạnh được xem là qui mô nhất, có mức đầu tư lên đến vài chục triệu đồng. Trại sản xuất ếch giống của anh Sáu Đen có diện tích ước gần 2.000m2, với 300 cặp ếch bố mẹ trại có năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường từ 50.000- 60.000 con giống/tháng. Anh Sáu Đen cho biết, từ đầu mùa mưa năm 2006 đến nay trại giống của anh đã đưa ra thị trường được khoảng 40.000 con giống. Thị trường xa nhất mà trại của anh vươn tới được là tỉnh Long An, Bến Tre.
Việc ngày càng có nhiều hộ dân ở thành phố tham gia sản xuất ếch giống đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi trên địa bàn như mua được con giống với giá rẻ, ếch giống lại khỏe mạnh nên ít bị hao hụt sau khi thả nuôi (do không phải vận chuyển xa và do đã thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết của khu vực). Đây sẽ là cơ sở kích thích tăng cao nhu cầu chăn nuôi ếch trong thời gian tới.
Cũng giống như việc tiêu thụ nhiều vật nuôi khác, đầu ra của ếch thịt ở TP Mỹ Tho hiện nay vẫn là thị trường tự do, nhưng người nuôi khẳng định: Chỉ lo không có để bán chứ không sợ không có người mua. Bởi ngay những cơ sở cung cấp ếch giống của thành phố còn là những đầu mối tiêu thụ ếch thịt cho người chăn nuôi.
Trong tình hình vật nuôi quen thuộc lâu nay (gà, vịt, heo...) thường xuyên bị dịch bệnh đe dọa thì việc nông dân thành phố đầu tư vào con ếch được xem là sự chuyển dịch giống vật nuôi có tính hợp lý.
4 tỉ đồng phát triển vùng nuôi cá thác lác tập trung
Nguồn tin: SGGP, 18/09/2006
Ngày cập nhật: 19/9/2006
Nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định để xây dựng thương hiệu “cá thác lác Hậu Giang” và cung ứng cho thị trường, Sở NN-PTNT đã lập dự án vùng nuôi cá thác lác tập trung 500 ha tại thị xã Vị Thanh và 2 huyện Vị Thủy, Long Mỹ.
Tổng kinh phí dự kiến khoảng hơn 4 tỉ đồng, gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất con giống, chuyển giao kỹ thuật. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Công ty TNHH Phú Thạnh, Công ty thủy sản xuất khẩu Côn Đảo và siêu thị Co.opMart Cần Thơ đã ngỏ ý đăng ký bao tiêu cá thác lác Hậu Giang trong thời gian tới.
H.L
ĐBSCL: Lại thiếu hụt cá tra, cá ba sa nguyên liệu
Nguồn tin: Lao Động, 19/09/2006
Ngày cập nhật: 19/9/2006
Ninh Thuận: Nuôi tôm hùm lồng trúng mùa, được giá
Nguồn tin: SGGP, 19/09/2006
Ngày cập nhật: 19/9/2006
Theo kỹ sư Nguyễn Tấn Tùng - Phó Giám đốc Sở Thủy sản Ninh Thuận cho biết tính đến giữa tháng 9-2006, ngư dân địa phương thả nuôi 223 lồng tôm hùm thuộc địa bàn hai xã Vĩnh Hải và Công Hải.
Mật độ nuôi trung bình 100 con/lồng. Ngư dân đã thu hoạch 16 tấn tôm thịt với trọng lượng trung bình 1 kg/con. Giá bán dao động từ 650.000 –700.000 đồng/kg, tăng 200.000 đồng/kg so với cuối năm 2005.
Trừ hết mọi chi phí, người nuôi tôm hùm lồng có mức lãi 150- 200 ngàn đồng/kg. Ngư dân Ninh Thuận đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm hùm lồng cố định sang lồng di động kết hợp cho thức ăn công nghiệp nhằm tránh lây nhiễm dịch bệnh do tầng đáy bị nhiễm bẩn.
S.N.
Thị trường thuỷ sản ĐBSCL trong tuần
Nguồn tin: Lao Động, 18/09/2006
Ngày cập nhật: 18/9/2006
TPHCM: Tiêu thụ mạnh ốc, cua “ngoại”
Nguồn tin: SGGP, 18/09/2006
Ngày cập nhật: 18/9/2006
Hóc Môn (TPHCM): Nuôi tôm công nghiệp tại nhà
Nguồn tin: SGGP, 18/09/2006
Ngày cập nhật: 18/9/2006
Ông Huỳnh Phú Quý ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM vừa thả nuôi 140.000 con tôm sú giống trong hồ xi măng tại vườn nhà theo mô hình nuôi tôm công nghiệp tiên tiến của Mỹ. Nhờ vào hệ thống sục khí hiện đại và chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường PVR – 402 (nhập từ Mỹ) ao tôm của ông Quý được thả với mật độ 120 con/m2 gấp 3 lần mật độ thả tôm nuôi bình thường. Tổng số vốn đầu tư cho công nghệ nuôi tôm kiểu mới này ước tính gần 1 tỷ đồng.
Q.Đ.
Sáng nay, giá cá tra, ba sa lên cơn “sốt”
Nguồn tin: SGGP, 18/09/2006
Ngày cập nhật: 18/9/2006
Nam Định: Nuôi hàu thương phẩm để xuất khẩu
Nguồn tin: Fistenet, 15/9/2006
Ngày cập nhật: 18/9/2006
Rong sụn - Lời giải cho bài toán nuôi trồng thủy sản ở Phước Dinh (Ninh Thuận)
Nguồn tin: Ninh Thuận, 15/09/2006
Ngày cập nhật: 18/9/2006
Chúng tôi đến Phước Dinh (Ninh Phước) khi mùa thu hoạch rong sụn đã kết thúc. Là một xã miền biển, nhờ điều kiện địa lý thích hợp, mặt nước biển ở đây có khả năng thả nuôi rong sụn đạt diện tích 400 ha, Anh Nguyễn Thái Tiễn, Phó Chủ tịch UBND xã nhận xét: “Sau nhiều biến động của nghề nuôi trồng thủy sản, người dân địa phương không còn mặn mà gì với con tôm sú mà đã chuyển sang chú ý đầu tư nuôi trồng rong sụn. Trước đây được ví như cây xoá đói giảm nghèo, ngày nay rong sụn được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản nơi đây”.
Trong những năm qua, nghề nuôi tôm ven biển Phước Dinh, từng có thời gian nổi tiếng với mô hình nuôi tôm trên cát, đã bắt đầu nếm mùi thất bại, từ năm 2003 cả một vùng đìa có diện tích 228 ha đã bị bỏ hoang hoá. Cho đến nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, dù đã vào vụ cũng chỉ có 28 hộ tập trung nuôi trên diện tích 16 ha trong vùng Dự án tôm công nghiệp Sơn Hải. Sự nhộn nhịp của nghề nuôi tôm ngày nào đã lùi vào dĩ vãng, đến Phước Dinh hôm nay chúng tôi chỉ còn nghe người dân bàn về cây rong sụn. Một cán bộ xã khẳng định với chúng tôi ở đây hễ nói đến nuôi trồng thủy sản đương nhiên là nuôi trồng rong sụn. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, cây rong sụn “làm mình làm mẩy” khiến cho những người nuôi trồng phải lao đao, lận đận. Đầu tháng 5 (tháng 4 âm lịch) có trên 10 hộ dân thả khoảng 3 tấn giống trên diện tích 6 ha ở vùng biển. Do nhiệt độ tăng, nước biển nóng, xuất hiện các tạp chất (người dân địa phương gọi là đóng lông chó) bám vào nên cây rong không phát triển, đã gây thiệt hại 90% diện tích. Theo anh Nguyễn Thái Tiễn, nguyên nhân tỷ lệ rong chết cao như vậy đã được xác định rõ, lẽ ra phải sau tháng 4 âm lịch mới thả nuôi nhưng vì người dân đã hấp tấp thả nuôi sớm vào đúng thời điểm trời nắng nóng nên đã xảy ra sự cố trên. Sau thiệt hại đó, người dân có khựng lại cho đến giữa tháng 6 (tháng 5 ÂL) lại tiếp tục mua giống về thả nuôi. Theo thống kê của UBND xã Phước Dinh, có 311 hộ nuôi trồng trên 600 tấn giống rong sụn với diện tích mặt nước nuôi trồng 250 ha. Nhưng “hoạ vô đơn chí”, ảnh hưởng từ cơn bão xa gây ra, triều cường đột ngột dâng lên, sóng biển đã vùi dập và phá tan hoang vùng nuôi trồng rong sụn làm thiệt hại chỉ tính riêng về giống ước khoảng 1,8 tỷ đồng.
Sau 2 lần rủi ro vừa kể, Phước Dinh đã tìm cách khắc phục hậu quả, chính quyền xã cho kiểm tra, khảo sát tình hình thực tế và lập tờ trình các ngành chức năng đề nghị tạo điều kiện hỗ trợ giống cho bà con sản xuất. Tuy nhiên, bấy giờ do các tỉnh ven biển trên dải đất miền Trung cũng đều trị triều cường xâm hại nên rong sụn giống trở nên khan hiếm, ngành chức năng không có giống để hỗ trợ cho bà con. Không chờ đợi một cách thụ động, những người dân Phước Dinh đã chủ động đến các địa phương khác tìm mua rong giống trôi nổi trên thị trường về nuôi trồng. Đợt đầu, sau cơn triều cường chừng khoảng nửa tháng, người dân Phước Dinh đến tận Móng Cái (Quảng Ninh) mua gần 3 tấn rong sụn giống (5.000đồng/kg) về trồng nhưng không phát triển. Đợt tiếp theo, nhiều hộ dân lại ra tỉnh Bình Định tìm mua khoảng trên 10 tấn giống (7.000 đồng/kg) về trồng cho đến tháng 8 bắt đầu thu hoạch. Qua thu hoạch trên diện tích 150 ha nuôi trồng đã cho sản lượng 1.000 tấn rong sụn tươi, người nuôi trồng lãi bình quân 1 triệu đồng/sào. Không chỉ giúp người nuôi trồng tăng thu nhập, điều đáng mừng hơn là giống rong mua ở Bình Định rất tốt, đã giúp cho bà con Phước Dinh nhân giống và nhanh chóng khôi phục lại diện tích nuôi trồng rong sụn. Tìm hiểu thêm về nghề nuôi trồng rong sụn Phước Dinh, tôi được biết vào mùa gió bấc do mặt biển động không thể nuôi trồng được, người dân đưa rong sụn vào trong đầm nhân giống khoảng 30ha, khi đến mùa nước nóng, họ di chuyển rong sụn qua các địa phương như Mỹ Tân (Thanh Hải, Ninh Hải) và Cà Ná (Phước Diêm) để bảo vệ giống. Nhận định về tình hình nuôi trồng rong sụn, anh Nguyễn Thái Tiễn nói: “Sự kiên trì của những người dân được bù đắp, điều này cũng dễ hiểu bởi vì cây rong sụn thích hợp với khí hậu và môi trường nơi đây, dù có thiệt hại đến đâu họ cũng tìm cách phục hồi, những năm qua chính rong sụn đã giúp tạo việc làm, tăng thu nhập, nhiều hộ dân đã khá và giàu lên. Nói không quá nhưng quả thật cây rong sụn chính là lời giải cho bài toán nuôi trồng thủy sản của Phước Dinh”.
Mùa vụ chính của cây rong sụn ở Phước Dinh bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9, đây cũng chính là mùa gió Nam rất thích hợp cho cây rong sụn phát triển. Sau những thiệt hại do nắng nóng và triều cường, không phải ai cũng có khả năng tái nuôi trồng, trong thực tế nhiều hộ đã không còn vốn đầu tư nên phải chuyển sang làm thuê trên các tàu thuyền. Song cũng chính từ thiệt hại, người nuôi trồng rong sụn có được bài học quý báu là phải tuyệt đối tránh tháng nóng và xuống giống đúng mùa vụ.
Bạch Thương, Báo Ninh Thuận
Nhân rộng mô hình giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản
Nguồn tin: SGGP, 18/9/2006
Ngày cập nhật: 18/9/2006
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.