Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản Cà Mau từ ngày 23/9-29/9
Nguồn tin: CàMau, 29/9/2006
Ngày cập nhật: 30/9/2006
Bình Thuận: Tôm hùm nuôi lồng được giá
Nguồn tin: Bình Thuận, 29/09/2006
Ngày cập nhật: 30/9/2006
Tỉ phú vùng lũ
Nguồn tin: BCT, 29/9/2006
Ngày cập nhật: 30/9/2006
Từ thị trấn Thốt Nốt, lần theo những con đường làng nhỏ hẹp dài hun hút, chúng tôi phải mất hơn một tiếng đồng hồ ngồi honda mới tới được nhà ông Ba Tùng ở xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện đầu nguồn, năm nào cũng hứng chịu một mùa nước nổi, đặc biệt là xã Thạnh Lộc, cứ vào mùa mưa lũ, bà con phải sống chung với lũ vô cùng vất vả. Thế nhưng, đối với ông Ba Tùng, một nông dân nhờ năng động và cần cù chịu khó nên năm nào cũng gặt hái bội thu về nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao đời sống kinh tế gia đình khiến cho nhiều người khâm phục.
Ông Ba Tùng tên thật là Nguyễn Văn Tùng. Mồ côi từ nhỏ, tuổi thơ sớm nhọc nhằn nhưng bù lại ông được hai bên nội, ngoại hết lòng thương yêu, đùm bọc và dạy dỗ ngay từ những bước chập chững vào đời. Nhờ vậy mà khi lớn lên ông đã biết tự lập, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên từ hai bàn tay trắng.
Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông vẫn suốt ngày lam lũ ngoài đồng, cuộc đời nếm đủ mùi cay đắng. Từ dọn đồng, phát cỏ, cắt lúa, bắt ếch, cắm câu, đuổi chuột cho tới giữ bò... ông đều trải qua. Có lần ông ngậm ngùi kể: “Xưa kia vùng này hoang vắng đìu hiu, đất cầm thủy, quanh năm nhiễm phèn, từ tháng bảy đến tháng mười nước ngập lêu bêu, phương tiện đi lại chỉ có ghe xuồng, trẻ con thất học, vườn tược chỉ trồng được cây tre, cây gáo nên ngoài việc đánh bắt thủy sản không còn nguồn lợi nào khác. Do đó cả mấy đời nhà tôi đều sống dựa vào con cá con tôm. Nhiều gia đình thiếu ăn thiếu mặc lại bị giặc Mỹ bắn phá nên đã bỏ đất bỏ làng ra chợ kiếm sống. Bản thân tôi, nhiều đêm khuya lơ khuya lắc mà vẫn một mình trên chiếc xuồng con giữa trời nước bao la để giăng lưới đặt lờ”.
Nhờ trải nghiệm nhiều trong cuộc sống nên ngoại ông cứ nhắc đi nhắc lại câu nói: “Muốn giàu nuôi cá” nhằm khuyến khích con cháu không được xem thường nguồn lợi trời cho tại một vùng mênh mông trời nước như thế này.
Năm 1982, sau khi xã Thạnh Quới chia hai, ông về Thạnh Lộc tham gia tập đoàn sản xuất, vừa phát triển cây lúa vừa đẩy mạnh nuôi cá. Khởi đầu ông vay vốn thả cá, bán lứa đầu được 5 triệu đồng, lòng mừng phấn khởi. Bán xong lứa này tiếp tục nuôi lứa khác, cứ thế mà cắc cỏm từng đồng, tằn tiện, để dành tiền mua đất và mở thêm diện tích ao nuôi cá. Năm 2002 ông lời trên 400 triệu. Bước sang năm 2004, ông đã mở rộng thêm mặt ao, thả trên 1,5 triệu cá tra và dành riêng 20.000m2 để nuôi cá chép, doanh thu mỗi năm trên 1,5 tỉ đồng. Cá ông thả thành nhiều đợt nên thu hoạch cũng chia ra nhiều kỳ. Nhờ vậy mà những lúc cá rớt giá thê thảm như năm 2005 ông cũng không bị lỗ nặng. Tính đến tháng 9-2006 ông đã làm chủ 30 công đất ruộng và nhiều ao cá tra với tổng số diện tích trên 7,5 ha, thả tổng cộng 3 triệu con. Đầu năm 2006 ông đã xuất trên 700 tấn với giá 14.000đ/ký.
Tuy là một nông dân rặt, tánh tình hiền hòa, thuần phác nhưng ông rất chịu khó học hỏi. Ông Đỗ Sĩ Nhường, Trưởng phòng kinh tế huyện Vĩnh Thạnh cho biết ông Ba Tùng là một nông dân giỏi, dám nghĩ, dám làm, biết vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ruộng lúa và nuôi trồng thủy sản một cách có hiệu quả. Ngoài ý chí năng động, nhạy bén và có nhiều kinh nghiệm chuyên môn ông còn có những bước đột phá mà ít người nghĩ tới như lợi dụng mùa nước nổi để nuôi cá trên ruộng lúa và biết tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ như ốc bươu vàng, cá linh, cá hủn hỉn, tấm cám làm thức ăn cho cá. Ông cho biết nhiều năm qua, cứ đến mùa nước nổi là ông bỏ ra hàng trăm triệu đồng để thu gom mỗi ngày từ ba đến 7 tấn ốc bươu vàng. Việc làm này vừa giúp cho hàng trăm hộ nghèo có công ăn việc làm ổn định bằng cách ra đồng kéo lưới bắt ốc đem về lể lấy thịt, vừa giúp nông dan giải quyết nạn phá hoại của ốc bươu vàng.
Nhờ được tham dự nhiều lớp tập huấn do tỉnh, huyện và ngành khuyến nông tổ chức nên ông đã nắm bắt kịp thời những thông tin khoa học về giống, thức ăn, thuốc, kỹ thuật chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng. Nhờ vậy mà cá của ông sản xuất luôn được khách hàng và các công ty chế biến xuất khẩu tin tưởng.
Nhờ gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất nên ông đã vinh dự được kết nạp vào Đảng từ năm 1987, được bầu làm trưởng ấp và Bí thư chi bộ ấp Tân Hưng. Với vai trò một đảng viên, ông luôn đi đầu trong mọi công tác, lúc nào cũng sát cánh với cấp ủy và chính quyền địa phương tham gia vận động bà con đóng góp chăm lo cho người nghèo, từng bước xây dựng quê hương giàu đẹp. Đối với công tác xã hội, ông sẵn sàng bỏ công, góp sức xây dựng cầu đường, trường trạm và tu bổ các di tích.
Ông Đoàn Trung Kiên, nguyên bí thư xã Thạnh Lộc nhận xét: Ông Tùng là một nông dân tuy tuổi đã cao nhưng rất cầu tiến, năng nổ, quyết đoán và làm ăn có bài bản. Ông là một trong những đảng viên thực hiện tốt việc chuyển đổi kinh tế trong nông nghiệp “Lúa - Cá” một mô hình đặc trưng vùng trũng của huyện Thốt Nốt (cũ). Tinh thần phấn đấu và ý chí quyết tâm làm giàu của ông là một tấm gương tiêu biểu cho gia đình văn hóa mới.
Với những thành tích trên ông đã được UBND huyện tặng cho danh hiệu “Người tốt việc tốt” trong “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhiều năm liền và được mời báo cáo điển hình về Nông dân sản xuất giỏi.
Hôm đến thăm ông vào một ngày giữa tháng 9-2006, lúc mà giá cá tra đang ở mức phấn khởi nhứt (13.700đ/ký), ông đã thật tình cởi mở: “Cầu mong cho giá cá thương phẩm ở mức độ này là bà con sung sướng lắm rồi!”. Sau đó ông dẫn chúng tôi đi tham quan một số ao cá đang chuẩn bị thu hoạch và một số mặt ao rộng 14 công mà ông vừa mới mua với giá 1,4 tỉ đồng.
Ngoài việc sản xuất cá ông còn có sáng kiến dùng mỡ cá để chạy máy. Ông cho biết mỗi ngày trại ông tiêu thụ 3 tấn đầu và xương cá phế thải từ các công ty xuất khẩu cá tra chở đến giao cho ông với giá 1.500 đồng/ký. Trong quá trình xay nhuyễn và cho vào thùng nấu (thùng quay ly tâm) khoảng ba giơ, mỡ cá sẽ nổi lên lớp mặt, tha hồ mà vớt. Phần còn lại sẽ chế biến thành thức ăn cho cá. Bình quân một tấn đầu cá lấy được 240 lít mỡ, giá bán ra 4.000 đ/lít. Theo ông, mỡ này chạy máy rất tốt, không thua gì dầu diesel.
Hiện nay, tuy đã trở thành tỉ phú vùng lũ nhưng cuộc sống của ông Tùng lúc nào cũng giản dị, gần gũi và khiêm tốn với mọi người. Trong gia đình, ông còn là một người cha, người chồng mẫu mực. Mỗi lần gặp tôi ông đều bùi ngùi nhắc lại lời dặn dò năm xưa của ngoại “Ở vùng nước ngập lụt này chỉ có nuôi cá mới giàu con à!”, đồng thời ông cũng dạy cho con cháu biết rằng cơ nghiệp nhà mình có được như hôm nay chính là nhờ đức phước của ông bà và từ mồ hôi nước mắt, từ ý chí vượt qua gian khổ đói nghèo của vợ chồng ông.
HOÀI PHƯƠNG
Nuôi tôm ở Thoại Sơn và Châu Phú (An Giang)
Nguồn tin: AG, 28/9/2006
Ngày cập nhật: 30/9/2006
Nuôi tôm ở Thoại Sơn
Hiện nay, huyện Thoại Sơn không chỉ là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về diện tích và sản lượng nuôi tôm mà ngư dân nuôi tôm ở đây còn dẫn đầu về trình độ tay nghề với việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách rất sáng tạo, hiệu quả.
Nếu như năm 2001, năng suất nuôi ở huyện Thoại Sơn chỉ đạt 0,7tấn/ha thì đến năm 2005 đã đạt 1,2tấn/ha. Cá biệt có hộ còn đạt hơn 1,5 tấn/ha. Năm 2006, được sự hỗ trợ của Trung Tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản An Giang, Thoại Sơn lại tiếp tục đột phá với việc nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực. Trung Tâm đã đưa về huyện Thoại Sơn 200 ngàn con tôm giống toàn đực để nuôi thử nghiệm ở xã Phú Thuận và xã Bình Thành, được bố trí nơi nuôi để so sánh năng suất, sản lượng nuôi giữa tôm toàn đực và tôm thường với quy trình nuôi mà ngư dân đã áp dụng thời gian qua, cả về thời vụ nuôi thả giống, mật độ nuôi, cách sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự chế, cách quản lý môi trường nước nuôi vv… Qua kiểm tra tốc độ tăng trưởng, cho thấy tôm đực nuôi phát triển rất tốt, từ trọng lượng con giống lúc thả nuôi là 0,01g/con, sau gần 2 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng trung bình 4g/con.
Kết quả bước đầu của mô hình nuôi tôm toàn đực rất đáng phấn khởi, mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi tôm càng xanh ở Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.
Nuôi tôm ở Châu Phú
5 năm qua diện tích nuôi tôm của huyện không ngừng tăng lên, nếu như vào năm 2001 toàn huyện chỉ có 30 ha thì năm nay đã tăng lên 140 ha, tập trung nhiều nhất là ở xã Vĩnh Thạnh Trung với 75 ha. Lợi nhuận từ việc nuôi tôm cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên thời gian đầu rất nhiều gia đình chọn con tôm để làm giàu và tiến hành nuôi liên vụ nhưng chỉ qua một thời gian ngắn năng suất giảm rõ rệt, từ 800 kg/ha xuống còn 300 kg/ha. Từ thực tế đó, huyện Châu Phú đã tiến hành qui hoạch vùng nuôi cũng như thời gian nuôi, chỉ nuôi 1 vụ tôm vào mùa nước để tận dụng những ưu thế mà nguồn nước thiên nhiên mang lại. Ngoài thời gian nuôi tôm nông dân trồng lúa hoặc trồng màu. Chính nhờ vào việc biết cách kết hợp nuôi - trồng xen canh hợp lý nên trong vụ đông xuân vừa qua, diện tích trồng lúa ở ngoài vùng đê bao của huyện hầu như không bị dịch bệnh vàng lùn lùn xoắn lá mà còn đạt năng suất cao.
Huyền Điểu, Công Tín
Hàng hải sản xuất khẩu nhiễm Chloramphenicol tiếp tục gia tăng
Nguồn tin: Bình Thuận, 28/09/2006
Ngày cập nhật: 30/9/2006
Chuyện cá bẩn, cá sạch...
Nguồn tin: NNVN, 27/9/2006
Ngày cập nhật: 29/9/2006
Nuôi cá bằng...phân tươi
Một lái xe bồn ở Hải Phòng nói với tôi rằng, trước đây anh ta chuyên kiếm ăn bằng cách chở phân người tươi từ những địa điểm vệ sinh công cộng của thành phố xuống các vùng nuôi trồng thủy sản ven đô. “Thôi thì đủ cả, từ nhà vệ sinh công cộng khu tập thể, trường mẫu giáo đến bệnh viện tôi đều đến nạo vét tất rồi chở đến những mối hàng quen thuộc. Một téc đầy khoảng 4 m3 bán được chừng 1-1,2 triệu đồng. Người nuôi nào có diện tích thủy sản nhỏ thì quây bờ rồi đánh đống dùng dần. Người nào nuôi 3-4 ha thì đổ ụp cả téc xuống, khỏi phải lo mua thức ăn trong hàng tuần lễ. Đàn cá lao lại đớp oàm oạp trong làn nước vàng nhờ, nổi đầy bọt và...giấy vệ sinh. Ăn ác nhất là cá rô phi, trê lai, chim trắng. Nhiều con háu ăn còn bị ngộ độc, nhất là chất thải bệnh viện. Anh không nhìn thấy cảnh đấy thì thôi chứ nhìn chẳng bao giờ còn dám ăn cá nữa”. Anh lái xe khẳng định chắc như đinh đóng cột với tôi: “Giờ thì chuyện nuôi cá bằng phân người tươi ít rồi nhưng họ lại chuyển sang các loại phân động vật khác. Anh cứ về các vùng ven đô của Hà Nội xem”. Để kiểm chứng lời nói của anh, tôi đã nhập vai một nghiên cứu sinh về thủy sản để lang thang khắp các hồ thuộc vùng nuôi thủy sản trọng điểm nhất của Hà Nội: Thanh Trì. Địa điểm đầu tiên tôi xuống là hồ cá nhà ông Tròn tại Yên Sở- một trong những tấm gương sáng về nuôi trồng thủy sản, tên ông hầu như xuất hiện trong tất cả các báo cáo của ngành nông nghiệp thủ đô. Ông là người có kinh nghiệm nuôi cá ngót 40 năm nay, là người đưa những giống thủy sản mới nhất như chim trắng, rô phi, chuối hoa, tôm càng xanh vào nuôi đầu tiên của Thanh Trì. Ông cũng là người lập kỉ lục trong ngành thủy sản của thủ đô khi đã từng đẩy năng suất cá lên 30-40 tấn/ha.
Hỏi “bí kíp” phối trộn thức ăn cho cá chóng lớn để phục vụ đề tài nghiên cứu của mình, ông Tròn thật thà bảo: “Giờ thức ăn công nghiệp có giá trên 6.000đ/kg nên nuôi mà dùng 100% loại thức ăn này thì có mà lỗ sặc tiết. Trước tôi nuôi trê lai, vẫn hay đến các lò mổ để xin hoặc mua phân, mỡ vụn thừa (giá rất rẻ, chỉ 10.000 đ/vài tạ, nhiều khi là cho không), giờ không nuôi loại cá này nữa nên thôi. Cá rô phi, cá chim trắng bây giờ tôi phải dùng nhiều loại thức ăn phối chế như ngô, cám và...phân lợn để nuôi”. Giống cá chịu “thâm canh” phân nhất là cá rô phi. Nhà ông Tròn có mấy hồ nhưng có 2 hồ nuôi cá bằng phân. Dẫn tôi ra thực tế, ông chỉ: “Một năm tôi nuôi 3-4 lứa lợn, mỗi lứa khoảng 60-70 con, tất tật phân được tống xuống ao bằng cách rửa chuồng (vị chi một năm 1 ha không dưới trăm năm mươi tấn phân, chưa kể số phân do chính đàn cá thải ra cũng vài chục tấn-PV).Thêm nữa là những hộ dân xung quanh hồ nuôi gà, lợn rồi là hố xí tự hoại của họ cũng đẩy xuống hồ nên không hề thiếu thức ăn cho cá. Cái anh rô phi này ăn phân khỏe lắm. Cống rãnh bị lấp kín, nước hồ không lưu thông được mà vẫn lớn ầm ầm”. Để minh chứng, ông Tròn dội nước vào chuồng lợn, tống phân ra hồ. Đàn rô phi đông đảo tranh nhau lao sát vào miệng cống, đớp đôm đốp. Mặt nước dậy sóng, nổi đầy bọt váng. Thế cá nuôi bằng phân chất lượng ra sao?. Bán được không?. Ông Tròn nói: “Cá nuôi bằng phân ăn bở và hôi lắm. Da cá lại đen trũi nữa. Muốn bán được tôi phải đem trộn cá nuôi bằng thức ăn thường vào rồi bán cùng chứ!” - Ông già ngót 80 tuổi cười tinh quái.
Tạm biệt ông Tròn, tôi sang Đông Mỹ - một điểm nuôi thủy sản nổi tiếng khác của Thanh Trì với diện tích mặt nước trên 100ha, nơi đang đầu tư để làm du lịch sinh thái kết hợp nuôi cá sạch. Vì mục tiêu ấy mà vùng thủy sản Đông Mỹ được đầu tư tương đối đồng bộ từ điện, đường, hệ thống kênh mương dẫn nước ra, vào. Thế nhưng, thực tế hiện nay chỉ có đường giao thông là tốt còn điện vẫn chưa có, kênh cũng không nên ao nhà này thải nước ra, ao nhà kia hút vào là chuyện bình thường. Hỏi chuyện lỗ lã của nghề nuôi cá, anh H một chủ hồ tâm sự: “Giá thức ăn công nghiệp tăng quá. Có hộ ở Đông Mỹ vụ vừa rồi nuôi cá hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, nghe đâu bảo lỗ ngót trăm triệu đấy. Tôi vẫn phải dùng thức ăn phế phẩm cho cá thì mới đảm bảo có lãi được”. Thức ăn phế phẩm ấy chính là phân tươi. Trong chuồng nhà anh H luôn có 80-100 con lợn. Phân lợn đảm bảo khẩu phần chủ yếu cho cá. Ngoài phân ra, anh H còn dùng các thức ăn phế phẩm khác như bột mốc (chứa rất nhiều nấm Aflatoxin-gây ung thư - PV) và trứng thối. Anh kể: “Tôi vẫn hay mua lương thực mốc (bánh quy, bột hỏng) của Cty Bánh kẹo H.H với giá chừng 2.000 đ/kg. Ngoài ra còn mua trứng thối từ các cơ sở làm bánh trung thu với giá 200 đ/quả về cho cá ăn”. Nói rồi anh chỉ mấy thùng chứa trứng bốc mùi cho tôi xem và cười. Không chỉ ở Đông Mỹ nói riêng mà cả nhiều vùng thủy sản ven Hà Nội, chuyện bà con chăn nuôi sử dụng phân làm thức ăn chủ lực hay bổ sung cho cá không phải là hiếm.
DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG
Quy hoạch xa... thực tế!
Nguồn tin: KTSG, 28/9/2006
Ngày cập nhật: 29/9/2006
Cá con kêu cứu
Nguồn tin: KTSG, 28/9/2006
Ngày cập nhật: 29/9/2006
Ngoài lượng phù sa tưới mát cho những cánh đồng, túi nước khổng lồ của vùng Đồng Tháp Mười mùa nước nổi còn đem đến cho cư dân vùng này một nguồn lợi thủy sản cực kỳ phong phú. Tuy nhiên, thiên nhiên vốn hào phóng đã không thể chấp nhận kiểu đánh bắt tận diệt của con người.
Khai thác kiểu tận diệt
Ông Bùi Văn Điển, một lão nông ở ấp Cà Vàng, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, tỏ vẻ tiếc nuối : “Mười năm về trước, tới mùa nước đổ, cá ở vùng này nhiều vô số kể, bây giờ chỉ còn một phần ba bởi người ta vừa đánh bắt vừa tận diệt”. Rồi ông hướng ra cánh đồng phía sau nhà: “Lưới cước giăng kín đồng từ đầu đến cuối mùa nước thì không có con cá nào chạy thoát”. Vô sâu trong các cánh đồng vùng đầu nguồn thuộc các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp vào đầu mùa nước năm nay, lưới cước giăng như mạng nhện. Chỉ riêng cánh đồng rộng 1.000 héc ta thuộc ấp 3, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, có đến hàng ngàn mét lưới cước vây kín. Ngồi trên chiếc tắc ráng lướt qua những tay lưới còn mới tinh, anh Lê Văn Hải, Phó công an xã Tân Mỹ, lắc đầu: “Khi nước bắt đầu đổ vào đồng ruộng thì các loại cá con cũng tràn vào theo con nước, đi lòng vòng rồi cuối cùng cũng chui vào đú (tức là phần cuối cùng của lưới cước và cũng là nơi chứa tôm cá)”. Lạc vào mê hồn trận của các lưới cước giữa đồng nước, cá con ăn móng như cơm sôi. Anh Hải nói : “Cá lần theo đường đăng này rồi chui vào đú mà không có đường thoát, cách đánh bắt này gọi là dớn”. Anh Lê Hoàng Nam, Trưởng trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản liên huyện Thanh Bình - Tam Nông, ngồi cạnh bên giải thích : “Dớn là hình thức khai thác không bị cấm, nhưng việc sử dụng lưới cước có kích thước mắt lưới khoảng 1-2 mi li mét là sai quy định vì mang tính tận diệt. Kích thước mắt lưới cho phép là 18-20 mi li mét”. Anh Hải và cán bộ lực lượng liên ngành lần lượt giở từng đú lên, bên trong mỗi đú có đến vài chục ký cá con đang giãy giụa, chủ yếu là cá linh, cá chạch và rô đồng to chỉ cỡ đầu đũa ăn cơm”. Anh Trần Văn Hậu, người cùng tham gia lực lượng tháo dỡ lưới cước, tiếc rẻ : “Đến cuối mùa nước, những con cá này có thể lớn gấp trăm lần”. Anh Hải cho biết thêm chủ những tay lưới này đa số là những hộ khá giả, nhiều người có hàng chục tay dớn, thu về cả nửa tấn cá con mỗi ngày.
Không chỉ có người tại chỗ sử dụng lưới cước để đánh bắt cá con mà còn nhiều đoàn ghe cào từ các nơi khác cũng kéo về Đồng Tháp Mười vào mùa này để khai thác thủy sản bằng cào điện. Anh Nam kể nhiều đêm có đến hàng chục chiếc ghe cào điện trang bị máy công suất lớn, giăng hàng ngang và “quần nát” các cánh đồng.
Ngành chức năng bó tay?
Đa số các chủ phương tiện đều biết việc dùng lưới cước và cào điện là không được phép và khi bị lực lượng chức năng phát hiện họ đều viện cớ là vì nghèo nên mới phải làm điều đó. Mặt khác, do chính quyền địa phương phớt lờ tình trạng này vì cho rằng đó là trách nhiệm của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nên cứ vào mùa nước thì tình trạng khai thác bằng lưới cước và cào điện vẫn cứ diễn ra.
Anh Hải kể: “Mỗi lần kiểm tra chúng tôi phải huy động nhiều ngành, phải mượn phương tiện, vậy mà cũng không đủ để thu gom những tấm lưới cước có khi dài cả cây số. Hơn nữa, mới được tháo dỡ hôm trước thì vài ngày sau lưới lại được giăng mắc y như cũ”. Nguy hiểm hơn, theo anh Hải, vẫn là sự thách thức dữ dằn của những người hành nghề cào điện. Anh Nguyễn Văn Rọi, Trưởng công an ấp 1, xã Tân Mỹ, trong lúc truy đuổi các ghe cào điện đã bị các chủ ghe này dùng cây dằm phang vô sườn đến nỗi phải nằm viện cả tháng trời. Hơn 10 năm tham gia lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng Đồng Tháp Mười, anh Lê Hoàng Nam không nhớ hết số vụ vi phạm mà anh cùng đồng nghiệp đã xử phạt. Tuy nhiên, sau mỗi lần như vậy những người như anh đều cảm thấy “ớn lạnh” vì sự chống trả quyết liệt của các chủ ghe cào điện.
Phó chánh thanh tra Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, kỹ sư Lại Hoàng Minh, cũng thừa nhận là số vụ vi phạm bị phát hiện và xử phạt hàng năm chẳng thấm vào đâu so với tình hình thực tế.
Cần có giải pháp căn cơ
Dọc ngang trên các tuyến kênh ở vùng Đồng Tháp Mười lâu năm, anh Nam hiểu rõ ngư dân ở đây. Có nhiều người giàu muốn kiếm thêm thu nhập bằng phương tiện bị cấm, nhưng cũng có người rất nghèo phải sử dụng ngư cụ bị cấm để cải thiện đời sống. Vì vậy, theo anh, để chấm dứt tình trạng tận diệt thủy sản ở đây, chính quyền nên tìm hiểu rõ đối tượng nào thực sự nghèo thì tạo điều kiện cho họ vay vốn và chuyển nghề. Ngoài ra, cũng nên xem xét lại việc khuyến khích phát triển nghề nuôi cá lóc và cá bông vì nhiều hộ ở vùng Đồng Tháp Mười hiện nay hoàn toàn dựa vào nguồn cá con đánh bắt tự nhiên để làm thức ăn cho hai loại cá này. Cứ tính bình quân một tấn cá lóc thương phẩm cần đến 4 tấn cá con để làm thức ăn, như vậy thiên nhiên đã mất đi 40 tấn thủy sản chỉ sau ba tháng. Tác hại về mặt môi trường có lẽ chưa được tính đến trong trường hợp này. Điều quan trọng nữa là cần có sự phối hợp của công an, ngành nông nghiệp và ủy ban nhân dân các cấp trong việc chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt như trên.
Phạm Anh Tuấn
Một nông dân nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc đạt hiệu quả kinh tế cao
Nguồn tin: Q. Ngãi, 27/09/2006
Ngày cập nhật: 29/9/2006
Anh Trần Kim Sành, ở xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc đạt hiệu quả kinh tế cao.
Năm 1993 hai lồng cá của anh Sành ra đời, từ đó việc nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc được nhiều người hưởng ứng tham gia. Đoạn sông từ cầu Trà Khúc ngược lên cầu Trường Xuân xuất hiện nhiều lồng cá; tại đập đầu mối của công trình Thạch Nham xuất hiện một làng nuôi cá lồng trên sông, đa số cá nuôi là cá trắm cỏ.
Thế nhưng chẳng bao lâu, những người nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc giải nghệ vì không đạt kết quả, riêng anh Sành vẫn kiên trì nuôi cá lồng từ ngày đó đến nay. Trải qua 13, 14 năm nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc, năm nào anh Sành cũng thu được kết quả tốt. Mỗi lồng cá anh thả 400 con cá giống trắm cỏ (cỡ 10 cm), qua 8 tháng nuôi số cá còn lại chừng 300 con, mỗi con nặng trung bình 1,5 kg, anh xuất bán vào dịp tết với giá 30.000đồng/kg anh thu được 13,5 triệu đồng; trừ các chi phí anh còn lãi khoảng 10 triệu đồng/1 lồng cá; với 3 lồng cá thì số lãi là 30 triệu đồng. Các thành viên trong gia đình đều tích cực nuôi cá, những lúc nhàn rỗi tranh thủ tìm thức ăn cho cá. Nuôi cá lồng trên sông rất vất vả, ngoài việc giải quyết đủ thức ăn cho cá chủ yếu là rong, cỏ và lá mì, thì khâu quản lý các lồng cá khá nặng nhọc, gian khổ. Những lúc nước lụt từ thượng nguồn trôi về, cả gia đình anh Sành phải thức suốt đêm để canh gác bảo vệ các lồng cá; thường ngày theo dõi diễn biến thời tiết, nếu sắp mưa to nước lên cao thì đưa các lồng cá vào sát bờ neo chặt khỏi bị cuốn trôi, nhưng khi nước rút là đưa lồng cá ra xa để khỏi bị mắc cạn ...
Do thường xuyên dọn vệ sinh cho lồng cá, nên cá anh Sành nuôi ít bị bệnh; mỗi khi cá bệnh anh dùng lá xoan ngâm vào lồng cá để trị bệnh cho cá, nhưng chủ yếu là giữ gìn cho lồng cá yên tĩnh ít bị tác động của sóng gió, ảnh hưởng môi trường, cá ít vận động cơ thể đỡ bị xây xát hạn chế nhiễm bệnh ...
Năm 2006, anh Sành nuôi một lồng cá chình bông, đây là loại cá không những tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ở lồng nuôi cá chình anh thả 100 con giống (khoảng 10kg) mua gom của bà con khai thác trên sông Trà Khúc với số tiền 2 triệu đồng. Qua 8 tháng nuôi cá lớn bình quân 1kg/1 con, anh xuất bán với giá 200.000 đồng/1kg, thu được khoảng 20 triệu đồng. Trừ tiền cá giống ban đầu và tiền cho cá ăn anh có lãi khoảng 15 triệu đồng. Thức ăn cho cá gia đình tự khai thác trên sông là chủ yếu, khi cần thiết mới mua cá ở chợ, hạn chế chi phí đầu vào của sản phẩm. Nghiên cứu tập tính sinh sống của cá chình, anh đặt vào lồng cá 20 ống nhựa, mỗi ống dài 1 mét, đường kính 10 cm làm nơi cư trú cho cá, cá tránh nóng và tránh rét, ít bệnh, tỉ lệ sống rất cao.
Hiện tại anh Sành đang nuôi thêm một lồng cá bống tượn. Anh Sành đưa dần các loại cá nuôi mới để thay cá trắm cỏ phù hợp với nhu cầu tiêu thụ hiện nay.
Noi gương gia đình anh Sành, hiện tại đã có 4, 5 hộ tổ chức nuôi cá lồng với số lồng 15, 16 cái. Đây là mô hình làm ăn mới, tạo điều kiện cho người nông dân chuyển đổi cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện hiện tại, khi mà dịch cúm gia cầm và bệnh lỡ mồm long móng ở gia súc ảnh hưởng lớn đến việc chăn nuôi của người nông dân. Tuy nhiên, các hộ nuôi cần chú ý vấn đề đảm bảo cho nguồn nước hạ lưu không bị ô nhiễm bởi các lồng cá.
Trần Cảnh
Hội thảo về nuôi tôm he chân trắng trên địa bàn Nghệ An
Nguồn tin: Nghệ An, 20/09/2006
Ngày cập nhật: 29/9/2006
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ năm 2003 người dân bắt đầu nuôi tôm he chân trắng với một số diện tích khoảng 2-3 ha tại Nghi lộc, Hưng hòa.. và đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm he chân trắng trong nước ngọt tại Hưng Nguyên.
Tính đến thời điểm hiện nay (tháng 9/2006), có 47 đơn vị và cá nhân tham gia nuôi tôm he chân trắng với tổng diện tích 24 ha tập trung chủ yếu tại huyện Nghi Lộc (15 ha), còn lại phân bố rải rác tại một số địa điểm ở Quỳnh lưu, Diễn châu và thành phố Vinh. Mật độ thả từ 40- 100con/m2 . Năng suất 2- 15 tấn/ha. Trong đó có tới 31 hộ nuôi bị lỗ (chiếm 65% tổng số hộ nuôi). Ngoài trường hợp Công ty Intymex và mô hình trình diễn của Công ty CP, thì đa số người dân nuôi lấy giống không đảm bảo là giống sạch bệnh, nguồn gốc tôm bố mẹ không rõ ràng.., kỹ thuật nuôi chưa nắm vững, diễn biến bệnh tật phức tạp và chưa có biện pháp quản lý cũng như xử lý thích hợp.
Để phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản cần phải đa dạng đối tượng và hình thức nuôi. Tuy vậy, để chọn một đối tượng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng lại có giá trị và mang lại hiệu kinh tế là hết sức khó khăn. Sau một thời gian tổng hợp các mô hình nuôi tôm he chân trắng trên địa bàn tỉnh nhà, Sở Thủy sản Nghệ An tổ chức hội thảo lấy ý kiến về phát triển nuôi tôm he chân trắng.
Hội thảo đã diễn ra vào ngày 19/9/2006 tại Văn phòng Sở Thủy sản Nghệ An do đồng chí Trần Quốc Thành - Phó giám đốc Sở chủ trì. Tham dự Hội thào gồm có Lãnh đạo ngành; thủ trưởng và cán bộ kỹ thuật của các đơn vị; Phòng Thủy sản các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc; Phòng kinh tế Thành phố Vinh; Phòng nông nghiệp và phát triẻn nông thôn huyện Hưng Nguyên và đại diện các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Sở Thủy Sản Nghệ An
Giá tôm, cá tra có thể sẽ tăng mạnh
Nguồn tin: VNECONOMY, 26/09/2006
Ngày cập nhật: 28/9/2006
An Giang: các nhà máy chế biến thủy sản thiếu 40 -50% cá tra nguyên liệu
Nguồn tin: AG, 27/09/2006
Ngày cập nhật: 28/9/2006
Bà Rịa - Vũng Tàu - Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản: "Vượt lên chính mình"
Nguồn tin: BRVT, 27/09/2006
Ngày cập nhật: 28/9/2006
Sông Cầu (Phú Yên): Thu hoạch trên 610 tấn tôm hùm xuất khẩu
Nguồn tin: PY, 27/09/2006
Ngày cập nhật: 28/9/2006
Công ty XNK Lâm Thủy sản Bến Tre ra mắt tổ sản xuất liên kết tôm bền vững FAQUIMEX
Nguồn tin: BTre, 27/09/2006
Ngày cập nhật: 27/9/2006
Bình Định: Cán bộ nuôi tôm, dân phải bỏ ruộng
Nguồn tin: LĐ, 27/09/2006
Ngày cập nhật: 27/9/2006
Thủy sản có kháng sinh cấm: Đóng cửa những cơ sở vi phạm
Nguồn tin: TT, 27/09/2006
Ngày cập nhật: 27/9/2006
Cao điểm xuất khẩu thủy sản: Người nuôi trúng giá - xuất khẩu thiếu hàng
Nguồn tin: SGGP, 27/09/2006
Ngày cập nhật: 27/9/2006
ÐBSCL: Giá cá tra cao nhất từ trước tới nay
Nguồn tin: TTXVN, 26/09/2006
Ngày cập nhật: 26/9/2006
Hải Phòng: Nuôi thành công giống điệp Tech-dat
Nguồn tin: Vasep, 25/9/2006
Ngày cập nhật: 26/9/2006
Từ đầu năm đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã nuôi thương phẩm theo hình thức lồng treo giống điệp Tech-dat và đã cho thu hoạch.
Kết quả cho thấy, khu vực Cát Bà rất phù hợp với loài nhuyễn thể này: lớn nhanh, tỉ lệ thịt cao, sống ở khu vực nước sâu, độ mặn lớn và không phải cho ăn.
Giá trị thương phẩm ra thị trường khoảng 30.000đ/kg và có thể cung cấp giống cho các hộ ngư dân. Đây là lần đầu tiên giống điệp Tech-dat nuôi thành công ở Việt Nam.
Xã Núi Voi (An Giang): Nuôi cá lóc, cá lóc bông khai thác lợi thế mùa nước nổi
Nguồn tin: AG, 25/9/2006
Ngày cập nhật: 26/9/2006
Anh Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Núi Voi (Tịnh Biên) cho biết: Để khai thác lợi thế và tạo công ăn việc làm cho người dân trong mùa nước nổi, xã đã giới thiệu cho người dân vay vốn nuôi cá lóc, cá lóc bông. Mỗi hộ được vay 7 triệu đồng mua cá giống và thức ăn chăn nuôi, sau 4 tháng thu hoạch cá sẽ trả vốn lẫn lãi. Hiện tại, có trên 15 hộ nuôi khoảng 80.000 con cá lóc trong bè, lồng trên dòng kênh Trà Sư thuộc ấp Voi 1. Đây là mô hình chăn nuôi hiệu quả tại xã Núi Voi từ những năm qua, nhờ đó nhiều hộ đã thoát nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương trong mùa nước nổi để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
QUỐC DŨNG
An Giang cần quan tâm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong mùa lũ
Nguồn tin: AG, 25/9/2006
Ngày cập nhật: 26/9/2006
Nuôi cá tra: Báo động tình trạng chạy theo số lượng
Nguồn tin: VNECONOMY, 25/09/2006
Ngày cập nhật: 25/9/2006
Xuất khẩu thuỷ sản tháng 9 đạt gần 300 triệu USD
Nguồn tin: VOV, 23/09/2006
Ngày cập nhật: 25/9/2006
Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu: Khó tìm nguồn tiêu thụ cá sấu thương phẩm
Nguồn tin: Lao Động, 25/09/2006
Ngày cập nhật: 25/9/2006
Làng cá Thạnh An -dự án “treo” ở Cần Giờ?
Nguồn tin: SGGP, 24/09/2006
Ngày cập nhật: 25/9/2006
Nhập khẩu thuỷ sản sẽ không phải xin cấp phép
Nguồn tin: VTV, 22/9/2006
Ngày cập nhật: 25/9/2006
Bộ Thuỷ sản vừa ban hành quy chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản. Theo quy chế, hàng hóa có tên trong danh mục các loài thủy sản được nhập khẩu thông thường; danh mục các loại thuốc thú y thủy sản; sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi thủy sản được nhập khẩu thông thường chỉ phải làm thủ tục thông quan tại Hải quan cửa khẩu, không phải xin cấp phép.
Riêng đối với cá cảnh, trong hồ sơ nhập khẩu phải có văn bản cam kết của cơ sở nhập khẩu chỉ nhập để nuôi làm cảnh, không phát tán ra môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, đối với các loại cá có trong sách đỏ phải được sự xác nhận của tổ chức Cites thế giới như các loại cá Rồng - Arowana (Hồng Long, Thanh Long, Huyết Long) và một số loài cá có nguy cơ tuyệt chủng khác tùy theo từng quốc gia.
Riêng cá Hổ (Piranha - một loài cá ở lưu vực sông Amazon của Nam Mỹ, ăn tạp, có hàm răng rất sắc, có thể tấn công động vật duới nước, giết chết người) bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam vì có thể gây nguy hiểm nếu bị thất thoát ra môi truờng tự nhiên. Loại cá này rất hung hăng, nếu lọt ra ngoài sẽ gây thương tích nặng cho người, đe doạ nghiêm trọng tính mạng trẻ em và người lớn bơi, giặt trên sông.
Đoàn Minh
Quỳnh Lưu được mùa tôm
Nguồn tin: ND, 23/9/2006
Ngày cập nhật: 25/9/2006
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) nuôi tôm đạt năng suất, sản lượng cao, thu lãi lớn, có hộ lãi trung bình 400 triệu đồng/năm.
Từ năm 2001, bà Nguyễn Thị Minh Phương ở thị trấn Cầu Giát đã mạnh dạn về đầu tư xây dựng hệ thống ao nuôi tôm rộng 6 ha với tổng kinh phí 1,8 tỷ đồng tại xã Quỳnh Lương.
Bà Phương cho biết, đã qua sáu vụ nuôi chỉ năm đầu thời tiết không thuận và chưa có kinh nghiệm nên thất bại, còn lại năm vụ tiếp theo đều thu hoạch khá, trừ chi phí bình quân mỗi vụ lãi 400 triệu đồng. Riêng vụ năm 2006 này bà Phương thả 1,3 triệu con tôm giống vào bảy ao, diện tích 3,5 ha, dự kiến sản lượng thu hoạch vụ này đạt khoảng 25 tấn tôm, tiêu thụ với mức giá từ 85-100 nghìn đồng/kg, trừ toàn bộ chi phí, còn lãi khoảng 900 triệu đồng.
Nhiều hộ khác ở Quỳnh Lưu, nuôi tôm có năng suất, sản lượng cao không kém bà Phương ở mức đạt bình quân khoảng 25-30 con/kg, năng suất từ 6-10 tấn/ha như hộ ông Nguyễn Vui, Trần Tuân, Nguyễn Hậu, Nguyễn Văn Ðức ở Quỳnh Xuân, hộ ông Nguyễn Văn Miền, Nguyễn Ngọc Sáng ở xã Quỳnh Liên và hộ các ông Phạm Hoàng Liên, Hoàng Hường ở xã Quỳnh Bảng...
Theo báo cáo của huyện Quỳnh Lưu, năm 2006, toàn huyện có tổng diện tích nuôi tôm là 950 ha, tăng 36 ha so với năm trước, đạt 97,2% kế hoạch. Sản lượng tôm ước đạt cả vụ khoảng 900 tấn, tăng 220 tấn so với năm 2005, bằng 106% kế hoạch. Vụ tôm năm 2006 được mùa về cả năng suất, sản lượng và giá tạo điều kiện thuận lợi, phấn khởi cho các hộ dân mạnh dạn đầu tư nuôi cá vụ hai sau thu hoạch tôm.
Mặc dù đầu vụ một năm 2006, thời tiết không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản; mầm bệnh tồn lưu ngoài môi trường tự nhiên chưa được xử lý triệt để nên tôm bị nhiễm bệnh. Nhưng các ngành chức năng của tỉnh, huyện và xã đã nhanh chóng phối hợp chỉ đạo quyết liệt. N
gay từ đầu vụ nuôi, UBND huyện tổ chức các hội nghị trao đổi, đúc rút kinh nghiệm và bàn giải pháp triển khai nuôi vụ một, giao chỉ tiêu cho từng xã, đơn vị và định kỳ tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện; xác định giống là khâu quan trọng quyết định đến quá trình sản xuất nên huyện tổ chức cho các cơ sở sản xuất giống ký cam kết sản xuất tôm giống sạch bệnh, duy trì chế độ giao ban các trại sản xuất giống để kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm...
Góp phần cho phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, mạnh, đạt hiệu quả cao, hiện nay, Quỳnh Lưu khuyến khích các dịch vụ thức ăn, thuốc thú y phát triển đa dạng để người nuôi có nhiều cơ hội lựa chọn. Các cơ sở dịch vụ đã cung ứng nhiều loại sản phẩm vi sinh chất lượng cao để xử lý, cải tạo ao hồ, quản lý và ổn định môi trường... giúp người nuôi sử dụng sản phẩm có hiệu quả.
Về giống cho vụ một vừa qua, Quỳnh Lưu có 36/38 trại sản xuất giống được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, nhập về 299 tôm bố mẹ, sản xuất 110 triệu con giống tôm sú P.15 sạch bệnh, bảo đảm chất lượng, phục vụ nuôi trên địa bàn và bán cho các vùng phụ cận. Công tác kiểm dịch tôm giống và tôm nuôi cũng được ngành thủy sản thường xuyên theo dõi kiểm tra. Phối hợp kiểm soát chặt nguồn tôm giống mua về từ các tỉnh lân cận.
MINH THƯ
Phù Mỹ - Bình Định: Sản lượng tôm nuôi tăng gấp 3 cùng kỳ năm trước
Nguồn tin: Báo Bình Định, 24/9/ 2006
Ngày cập nhật: 25/9/2006
Tôm VN nhập khẩu vào Nhật bị kiểm tra 50%
Nguồn tin: TT, 23/09/2006
Ngày cập nhật: 24/9/2006
Dự án nuôi tôm “trùm mền”: Bán thì thương, vương thì tội!
Nguồn tin: Bình Thuận, 23/09/2006
Ngày cập nhật: 24/9/2006
Vĩnh Hy: Chỉ còn 56 lồng nuôi tôm hùm
Nguồn tin: Ninh Thuận, 23/09/2006
Ngày cập nhật: 24/9/2006
Nghề nuôi tôm hùm lồng tại thôn Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải đang gặp khó khăn, mà nguyên nhân chính là giá con giống cao, trong khi giá bán tôm thương phẩm lại không ổn định. Lúc cực thịnh có tới 384 lồng nuôi thì hiện tại chỉ còn 56 lồng nuôi nhưng vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Con giống là một yếu tố khá quan trọng đối với nghề nuôi tôm hùm ở địa phương này. Vì việc bắt tôm hùm con từ biển vào để ươm không nhiều nên hầu hết bà con phải mua con giống từ nơi khác. Môi trường lạ, sức đề kháng yếu dẫn đến tỷ lệ hao hụt tôm lên tới 40%. Không những thế do khan hiếm mà giá tôm giống rất cao từ 200 đến 250 ngàn đồng một con, trong khi đó tôm lại chậm lớn, thời gian nuôi phải mất khoảng 18 tháng mới đạt trọng lượng từ 800g đến 1kg, và như vậy chi phí thức ăn cũng tăng theo. Bên cạnh đó giá bán tôm thương phẩm lại bấp bênh, có những thời điểm giá chỉ khoảng 350 ngàn đồng/kg. Người nuôi nhiều thì hoàn vốn, còn những hộ nuôi ít thì hầu hết thu lỗ.
Theo Đài TH Ninh Thuận
Dự án khuyến ngư xóa đói giảm nghèo: "Kênh" giảm nghèo thiết thực đối với nông, ngư dân
Nguồn tin: BRVT, 23/9/2006
Ngày cập nhật: 24/9/2006
Bến Tre - trúng giá tôm sú
Nguồn tin: Bến Tre, 21/09/2006
Ngày cập nhật: 23/9/2006
Hấp dẫn cổ phiếu ''tôm''
Nguồn tin: KTSG, 21/9/2006
Ngày cập nhật: 23/9/2006
Hơn 7.300 tỷ đồng đảm bảo an toàn người và tàu cá
Nguồn tin: SGGP, 21/09/2006
Ngày cập nhật: 23/9/2006
Thông tin thêm về hiện tượng “nòng nọc không thể thành ếch” ở Quảng Ninh: Mới chỉ có thêm 14 con ếch
Nguồn tin: SGGP, 23/09/2006
Ngày cập nhật: 23/9/2006
Thị trường cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL: Giá đứng ở mức cao những tháng cuối năm
Nguồn tin: BCT, 23/9/2006
Ngày cập nhật: 23/9/2006
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.