“Hồi sinh" loài cá quý hiếm
Nguồn tin: Nhân dân, 6/10/2006
Ngày cập nhật: 7/10/2006
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ Thủy sản) đã thực hiện thành công việc sinh sản nhân tạo cá lăng chấm (loại cá quý hiếm nhưng nguy cơ tiệt chủng rất cao) trong điều kiện nuôi.
Theo chủ nhiệm đề tài Nguyễn Đức Tuân (Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I), thì do ảnh hưởng của điều kiện môi trường bị suy thoái như nạn phá rừng, đắp đập, đào đãi vàng ở lòng sông, đặc biệt là ảnh hưởng của những đập thủy điện lớn chắn ngang các dòng sông làm mất bãi đẻ của cá, bên cạnh đó việc khai thác quá mức bằng những phương tiện hủy diệt như dùng xung điện, thuốc nổ, chất độc, ruốc cá và những phương tiện khai thác khác nên sản lượng cá lăng chấm đã giảm sút nghiêm trọng.
Công việc đầu tiên – theo ông Tuân – là đi mua cá bố mẹ từ sông Lô Gâm (Tuyên Quang), hồ chứa thủy điện Hòa Bình về nuôi trong ao nước tĩnh tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1.
Qua các kết quả nghiên cứu từ năm 2002 đến nay cho thấy, loài cá này thích nghi tương đối tốt với môi trường nuôi ao, chúng sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 58-142gr/tháng.
Cá lăng chấm có thể sinh trưởng trong môi trường ao nước tĩnh, nhưng đòi hỏi môi trường nước sạch, tránh nuôi nơi hồ ao tù đọng. Nên nuôi ở những vùng chủ động được nguồn nước cấp sạch, đặc biệt là những nơi có nước chảy thường xuyên vào ao. Có thể sử dụng thức ăn viên công nghiệp với hàm lượng protein và lipid cao để nuôi cá lăng chấm. Dùng kết hợp với cá tạp. Khi nuôi cá lăng chấm nên nuôi đơn, chỉ nên ghép thêm cá mè làm sạch nước.
Hiện nay, Viện NCNTTS1 đang tiến hành đề tài Nghiên cứu công nghệ nuôi thương phẩm cá lăng chấm với thời gian thực hiện từ tháng 1-2005 đến tháng 12-2007.
Trong năm 2004, với việc áp dụng kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ bằng thức ăn tươi sống, kéo dài thời gian bơm nước tạo dòng chảy và phun mưa nhân tạo trong ao đã thu được những kết quả rất khích lệ. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục và tỷ lệ cá đẻ đạt trên 90%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 76%, tỷ lệ nở trung bình 58%, kết quả này cao hơn đáng kể so với năm 2002 và 2003; đã bố trí các thí nghiệm ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống và tìm ra mật độ nuôi, loại thức ăn phù hợp. Năm 2003, thu được 7.800 cá bột, 5.000 cá giống. Năm 2004, thu được 194.000 cá bột, trên 12 vạn cá hương và cá giống.
Đề tài cũng đã thử nghiệm nuôi cá thương phẩm bằng các loại thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến có hàm lượng đạm thô dao động 35-40-45%. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá tăng dần khi cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm tăng dần và cao nhất khi cho ăn thức ăn tươi sống.
Nói về kỹ thuật sinh sản, ông Tuân cho biết, cá lăng chấm là loài có kích thước tương đối lớn, ham ăn mồi (là loài ăn thịt), sức sinh sản thấp nên nguy cơ suy giảm nguồn lợi tự nhiên dẫn tới tuyệt chủng là điều dễ xảy ra. Loại cá chọn lựa để sinh sản nhân tạo là cá đực có trọng lượng trên 3kg (từ 4 tuổi trở lên), cá cái trên 2kg (từ 3 tuổi trở lên).
Trong đó, khó khăn nhất là tuyến sinh dục của cá lăng dạng lược mảnh, không vuốt được tinh nên phải mổ cá đực để lấy tuyến sẹ thụ tinh cho trứng, sau đó sát trùng và khâu lại nuôi tiếp nhưng vẫn bảo đảm tỷ lệ sống của cá cái sau khi sinh sản khoảng 80%, cá đực khoảng 70-80%. Cá sinh sản nhân tạo cho chất lượng tốt.
Việc triển khai sinh sản nhân tạo cá lăng chấm hiện nay đang còn gặp một số khó khăn. Theo ông tuân, công nghệ này mới, khá phức tạp, khác khá nhiều so với các đối tượng truyền thống khác như cá mè, trôi, trắm, chép từ kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, sinh sản nhân tạo, ương ấp trứng, ương cá bột,... và đòi hỏi phải có kỹ thuật viên lành nghề.
“Sức sinh sản cá thấp, tuổi thành thục muộn cũng là một khó khăn để phát triển nhanh đối tượng này. Bên cạnh đó, để áp dụng công nghệ mới đòi hỏi nơi tiếp nhận phải có đội ngũ kỹ thuật lành nghề về sinh sản nhân tạo, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống cấp nước sạch đảm bảo” ông Tuân cho biết thêm.
Khoa học và phát triển
Nghệ An: Sóng biển “đưa” lên bờ hàng chục tấn nghêu, sò
Nguồn tin: SGGP, 6/10/2006
Ngày cập nhật: 7/10/2006
Làm giàu từ mặt nước bỏ hoang
Nguồn tin: Phú yên, 5/10/2006
Ngày cập nhật: 7/10/2006
Thấy một bàu nước rộng lớn bị bỏ hoang nhiều năm, anh Tô Sơn Hảo, ở thôn Phước Nhuận xã Xuân Quang 3 (Đồng Xuân) đầu tư nuôi cá nước ngọt. Bấy giờ, nhiều người cho rằng: “Khéo đem của đổ xuống sông”. Ấy vậy mà giờ đây, anh Hảo là người đi đầu trong mô hình nuôi cá nước ngọt ở Đồng Xuân.
Anh Hảo ấp ủ ý tưởng nuôi cá nước ngọt trên con bàu Bún gần nhà từ 2 năm nay. Nhà ở gần con bàu, hằng ngày anh đều đi ngang qua con bàu rộng hơn 15.000m2 thấy cả một diện tích rộng lớn bỏ không nhiều năm, anh xót xa tiếc rẻ. Nhưng nghĩ lại, rớ tay vào thì không dễ ăn vì nước lênh láng làm sao mà quản lý, thu hoạch? Thế rồi với quyết tâm, anh đem chuyện này bàn với nhiều người trong xóm, đặt vấn đề đầu tư nuôi cá. Thế nhưng tất cả đều ngao ngán lắc đầu: “Thôi đi ông, đừng làm cái chuyện hoang tưởng”.
Dù vậy, anh vẫn trăn trở đi xung quanh bàu, suy nghĩ tìm cách làm. Cuối cùng anh quyết định đầu tư. Ban đầu anh đến ủy ban xã thuê diện tích mặt nước bàu Bún, đăng ký con giống. Ngày thả giống anh lấy phấn ghi lên cánh cửa sổ sau chái bếp đó là ngày 3/1/2006 với số lượng cá giống thả: 6855 con. Mới tính sơ sơ tiền mua con giống 400 đồng/con đã lên tới 2.742.000 đồng và tiền thức ăn ban đầu ươm cá thấy… “rim mình”, vì số tiền mới hai khâu lên đến 16 triệu đồng. Nhiều người qua lại thấy anh trồng trụ kéo điện xầm xì bàn tán: “Để rồi coi, thằng Hảo sẽ trắng tay”.
Họ ái ngại cũng phải bởi với số diện tích rộng như vậy, có đến cả trăm đám ruộng ở xung quanh, mà mỗi đám ruộng là một họng nước thì làm sao quản lý được. Khi sạ cũng như khi gặt tất cả trăm đám ruộng không có đường nào khác đều tháo nước xuống bàu, chưa tính lỗ mọi rịn chảy xuống, như vậy thì cá sẽ ức nước róc theo lên ruộng từ đám này qua đám khác, xuống mương rút rồi theo con nước… ra sông. Thế nhưng mô hình thắp điện xung quanh bàu mang lại kết quả cao và cũng là sáng kiến của anh Hảo. Ngoài việc giăng lưới xung quanh, anh thắp điện sáng đêm, khi cá róc lên ruộng một vài ngày thì cũng nhớ “nhà” quay trở lại. Đúng vậy cá đi theo dòng nước thì không ai cản nổi nhưng như có phép thần, chúng đều quay lại xuống bàu. Theo anh Hảo: “Chúng nhớ điện!”.
Sau 6 tháng nuôi, trọng lượng trung bình đạt 500g/con, tỉ lệ sống đạt 70%, cá nằm đặc sệt dưới nước với 2.399kg, giá bán tại địa phương 26.000 đồng đến 30.000 đồng/kg. Vụ này anh thu vào gần 50 triệu đồng. Anh Hảo cho biết: “Đó là tính tại thời điểm nuôi 6 tháng, còn đến thời điểm này, cá nuôi được 9 tháng, trọng lượng cá tăng gần gấp đôi, tiền cũng tăng theo…”. Đây chỉ mới tính số lượng cá nuôi, còn cá tự nhiên dưới bàu, cá tràu, cá trê to bằng bắp chân, cá thác lác bằng bàn tay xòe, tính ra thu tiền triệu trở lên nữa.
Từ mô hình nuôi cá nước ngọt thành công này, Phòng Kinh tế huyện Đồng Xuân đã chọn bàu Bún nuôi cá của anh Tô Sơn Hảo tổ chức hội thảo đầu bờ cho bà con nông dân trong huyện vào tháng 6 vừa qua. Theo Phòng Kinh tế huyện Đồng Xuân: “Đây là ao nuôi tự nhiên nên trong quá trình nuôi có rất nhiều thuận lợi nhất là việc tận dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên nên chi phí đầu tư thấp. Mặt khác cá nuôi trong ao bàu tự nhiên, phát triển tốt không có dấu hiệu bệnh lý”. Cá của anh Hảo bán ra thị trường được nhiều người ưa chuộng vì thịt ăn ngon, không hôi rong hôi bùn như cá nuôi ao tự đào. Hiện nay 67 hộ ở huyện Đồng Xuân đang học tập nhân rộng mô hình của anh Hảo.
MẠNH HOÀI NAM
Vùng nuôi tôm càng xanh còn thiếu tính chuyên nghiệp
Nguồn tin: An Giang, 6/10//2006
Ngày cập nhật: 7/10/2006
Đồng Tháp: Giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 2.000 tỉ đồng
Nguồn tin: BCT, 6/10/2006
Ngày cập nhật: 6/10/2006
Cà Mau: Đầu tư 84 tỷ đồng xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy sản
Nguồn tin: Nhân dân, 5/10/2006
Ngày cập nhật: 6/10/2006
Tỉnh Cà Mau quy hoạch xây dựng trung tâm sản xuất giống thủy sản các loại tại xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tổng vốn đầu tư 84 tỷ đồng. Quy mô dự án này diện tích 114 ha với hơn 500 trại giống, năng lực sản xuất từ 4 đến 5 tỷ con tôm sú/năm và nhiều giống thủy sản chất lượng tốt, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nuôi của nông dân.
Bình Định: Lúa khốn đốn vì tôm
Nguồn tin: BBĐ, 5/10/2006
Ngày cập nhật: 6/10/2006
Khi cá tra, basa lên giá từng ngày
Nguồn tin: VNECONOMY, 4/10/2006
Ngày cập nhật: 6/10/2006
Thái Lan lo ngại trước sự bùng phát Hội chứng SWSS ở tôm chân trắng nuôi
Nguồn tin: SGGP, 4/10/2006
Ngày cập nhật: 6/10/2006
Ngành tôm Thái Lan cho biết, sự bùng phát Hội chứng bọc nước dưới vỏ giáp tôm (Subcarapace Watery Sac Syndrome – SWSS) đang diễn ra phổ biến ở các trại nuôi tôm địa phương. Đây là một loại bệnh mới có liên quan tới tôm chân trắng.
SWSS đã được phát hiện ở các trại nuôi tôm phía đông và nam của nước này trong vụ nuôi năm nay.
Tôm mắc hội chứng SWSS thường có các bọc nước trên gan tuỵ. Dịch bệnh bùng phát có thể khiến mỗi ao nuôi có khoảng 5-30% tôm lây nhiễm bệnh. Bệnh này thường xuất hiện khoảng 1 tháng sau khi thả nuôi và trong mùa mưa. Kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm của Cục Nghề cá Thái Lan đã cho thấy: một số tôm có bọc nước dưới vỏ giáp không chứa vi khuẩn lây bệnh và một số có bọc nước chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
Công ty sản xuất thức ăn tôm Thai Union Feedmill cho biết, tôm có bọc nước không chứa vi khuẩn sẽ có tỷ lệ chết thấp và vẫn có khả năng tiếp tục phát triển đến kích cỡ thương phẩm. Tuy nhiên, tôm có bọc nước chứa vi khuẩn sẽ có tỷ lệ chết cao và không có khả năng phát triển thêm, buộc người nuôi phải thu hoạch sớm.
Giám đốc kỹ thuật của công ty Thai Union Feedmill cho rằng, việc sử dụng không thích hợp hàm lượng các nguyên tố như natri, kali, magiê và canxi trong ao nuôi tôm có thể là nguyên nhân gây hội chứng SWSS. Công ty cũng đã khuyến cáo người nuôi nên nuôi tôm ở mật độ thấp, đồng thời kiểm tra chất lượng nước, sử dụng ở mức độ thích hợp các chất trên cùng với vitamin C để giảm stress cho tôm.
Các nhà khoa học Thái Lan hiện đang tiến hành phân tích nguyên nhân gây ra loại bệnh trên ở tôm. Trong khi đó, hiện nay tôm nguyên liệu của Thái Lan và Việt Nam đang có khả năng bị Ôxtrâylia cấm nhập khẩu tạm thời vì nhiễm virút.
Thạnh Phong dai dẳng nghêu tặc
Nguồn tin: Bến Tre, 03/10/2006
Ngày cập nhật: 5/10/2006
Nhân giống cá kết thành công
Nguồn tin: TT, 4/10/2006
Ngày cập nhật: 5/10/2006
TT - Cá kết (Kryptopterus bleekeri Gunther, 1864) là loài cá nước ngọt thuộc bộ cá da trơn, có chất lượng thịt rất ngon, giá cao: 80.000 - 100.000 đồng/kg (cá tươi). Cá đã hun khói thì có thể để lâu cả tháng, giá khoảng 250.000 đồng/kg. Những năm gần đây, sản lượng đánh bắt loài cá này từ tự nhiên sút giảm một cách nghiêm trọng.
Cách đây ba năm, chương trình nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá kết đã được bộ môn nuôi thủy sản nước ngọt (khoa thủy sản, ĐH Cần Thơ) phối hợp với Sở Khoa học - công nghệ và Trung tâm Giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp thực hiện. Với đàn cá kết bố mẹ mua được từ người dân đánh bắt trong tự nhiên, nhóm đã thành công trong việc nuôi vỗ thành thục sinh dục cá kết. Kết quả sinh sản tại trại nghiên cứu thực nghiệm khoa thủy sản, ĐH Cần Thơ cho thấy tỉ lệ trứng thụ tinh đạt 50 - 70% và tỉ lệ nở từ 85 - 90%.
Sau thời gian ương hai tháng, cá đạt kích thước giống, chiều dài cá từ 8 - 9 cm, trọng lượng bình quân 1 gam/con, tỉ lệ sống dao động 30 - 32%. Hiện mẻ cá kết giống nhân tạo đầu tiên (4.500 con) đã được thả nuôi thực nghiệm ở cả hai môi trường trong ao và trong bè tại Trung tâm Giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp. Hiện nhóm nghiên cứu tiếp tục thả nuôi thực nghiệm trong ao nuôi của nông hộ nhằm theo dõi sự phát triển của cá trong điều kiện chăm sóc trực tiếp của người dân.
PHẠM DIỄM
Lấn chiếm trái phép đất để nuôi tôm trên cát ở Phù Mỹ (Bình Định): Vẫn chưa xử lý dứt điểm
Nguồn tin: BĐ, 4/10/2006
Ngày cập nhật: 5/10/2006
Cà Mau: Phát triển nghề nuôi hào thương phẩm ở vùng ven biển
Nguồn tin: CT, 4/10/2006
Ngày cập nhật: 5/10/2006
(CT)- Sau gần một năm thử nghiệm thành công mô hình nuôi hào trong lồng, Cà Mau đã quyết định đầu tư 800 triệu đồng hỗ trợ nông dân 6 xã vùng ven biển huyện Ngọc Hiển nuôi hào thương phẩm. Kết quả nuôi thử nghiệm tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cho thấy khi bỏ ra khoảng 70 triệu đồng để đầu tư nuôi một lồng hào, sau 8 tháng có thể thu được trên 105 triệu đồng, lãi 35 triệu đồng/mỗi lồng. Hiện nay, nhiều hộ dân ở xã Đất Mũi đang có một lượng lớn hào nuôi lồng, với trọng lượng từ 6- 7 con/kg.
Giá bán hào nguyên vỏ tại địa phương là 7.000 đồng/kg. Ngoài việc cân sỉ cho các thương lái các nơi, địa phương sẽ tổ chức đầu mối tiêu thụ hào qua con đường phục vụ khách du lịch.
Trần Vũ
Xuất khẩu thủy sản: DN tự... làm khó
Nguồn tin: NLD, 4/10/2006
Ngày cập nhật: 4/10/2006
Long An: Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân
Nguồn tin: NTNN, 2/10/2006
Ngày cập nhật: 4/10/2006
Cần Thơ: Giá tôm càng xanh tăng 15.000-20.000 đồng/kg
Nguồn tin: NNVN, 02/10/2006
Ngày cập nhật: 4/10/2006
Nuôi tôm thất bát, nợ xấu tăng cao
Nguồn tin: VTV, 03/10/2006
Ngày cập nhật: 4/10/2006
Lâm Đồng: Thử nghiệm nuôi cá hồi nước lạnh
Nguồn tin: TP, 3/10/2006
Ngày cập nhật: 4/10/2006
Lâm Đồng là địa phương thứ hai (sau Sa Pa) được Viện Nuôi trồng thủy sản lựa chọn triển khai chương trình nuôi thử nghiệm cá hồi nước lạnh - loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
20 ngàn con giống cá hồi nhập từ Phần Lan được nuôi thử nghiệm trên diện tích 1ha tại xã Đạ Chay (Lạc Dương). Hồ nước được phủ bạt để tránh nắng và điều tiết nhiệt độ, có hệ thống phun tự động để đảm bảo đủ oxy…
Sau hơn 4 tháng, cá hồi phát triển khá tốt, trọng lượng bình quân trên 100 g/con.
Kim Anh
Phản hồi sau bài “Nòng nọc không thể thành ếch” ở Quảng Ninh: Đổ lỗi cho người nuôi!
Nguồn tin: SGGP, 04/10/2006
Ngày cập nhật: 4/10/2006
Tiền Giang: Mùa tôm và những con số giật mình
Nguồn tin: Tiền Giang, 3/10/2006
Ngày cập nhật: 3/10/2006
Giá bán chưa thể quyết định
Công ty XNK Lâm thuỷ sản Bến Tre thực hiện ký kết giá sàn với người nuôi thuỷ sản
Nguồn tin: BTre, 3/10/2006
Ngày cập nhật: 3/10/2006
Diện tích nuôi cá tra, basa giảm
Nguồn tin: AG, 3/10/2006
Ngày cập nhật: 3/10/2006
DN thuỷ sản miền Trung gần như tê liệt vì bão
Nguồn tin: VietNamNet, 02/10/2006
Ngày cập nhật: 3/10/2006
DN thuỷ sản miền Trung gần như tê liệt vì bão
Nguồn tin: VietNamNet, 02/10/2006
Ngày cập nhật: 3/10/2006
Làng nghề cá giống “làm ăn lớn”
Nguồn tin: TT, 03/10/2006
Ngày cập nhật: 3/10/2006
TT - Dù có tiếng với nghề sản xuất cá giống nhưng những người nông dân ở vùng thượng nguồn sông Tiền (Tân Châu, An Giang) vẫn chịu cảnh lận đận...
Sự lận đận này là do chậm “cập nhật” phương thức làm ăn mới cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy họ quyết định phải bài bản hơn...
“Cốc mò cò xơi”
Khu vực 30ha láng Ba Lo, nằm giữa tỉnh lộ 952 và bờ đê sông Tiền, có hàng trăm ao cá đang rơi vào cảnh được giá nhưng hết cá. Ông Dương Văn Trần ở xã Vĩnh Xương tiếc rẻ: “Nếu biết trước giá con giống tăng từ 150 đồng lên 560 đồng/con thì tui đã giàu lâu rồi”. Nhưng nếu có dự báo được nhu cầu con giống sẽ tăng cao thì cũng chưa chắc người sản xuất cá giống đã... giàu vì hầu hết sản phẩm đều được “khoán” cho “cò” tiêu thụ.
Có không dưới 30 “cò” có quan hệ làm ăn mật thiết với những người nuôi cá giống. Mặc dù trong bụng cũng không vui khi phải bán cá qua “cò”, thế nhưng thời gian qua chẳng mấy người nuôi cá nghĩ đến việc phải tổ chức một hệ thống phân phối hoặc liên kết lại để có thể ấn định giá bán có lợi hơn.
Trong khi đó các “cò” lại làm rất tốt việc ấn định giá thu mua con giống. Hằng ngày “cò” đến tận ao cá của nông dân, chỉ cần đặt cọc trước 5-7% là đã có “chân hàng” để bỏ cho các mối ruột của mình. Giá thu mua phần lớn do “hội đồng cò” thống nhất đặt ra. Có thể nông dân thiếu thông tin nên chưa thể bước ra thị trường, nhưng cũng một phần do họ còn ngại va chạm, lăn xả.
Một “cò” khi mua cá của một nông dân đã không ngần ngại nói “không ai ép ai, thuận mua vừa bán”. Vì vậy, dù nghề nuôi cá phát triển mạnh ở ĐBSCL đã giúp rất nhiều người dân khá lên, nhưng những hộ nuôi cá giống vẫn làng nhàng như trước khi ĐBSCL phát triển mạnh nghề nuôi cá hàng hóa.
Con trâu, cái cày và nhờ... trời
Để có thể trụ lại, gần đây những người nuôi cá giống đã ngồi lại với nhau. Thậm chí họ còn nghĩ đến việc phải xây dựng và quảng bá thương hiệu của vùng sản xuất cá giống. Quyết liệt hơn là bàn đến việc phải loại bỏ tình trạng chạy theo lợi nhuận, sử dụng cá bố mẹ chưa thuần thục, ép đẻ non, bán phá giá...
Mặc dù được mệnh danh là “trung tâm cá giống” nhưng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lại không được đầu tư tốt như những vùng nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng, Bạc Liêu. Tất cả đều manh mún, nhỏ lẻ.
Không chỉ thế, qui trình nuôi cá giống ở đây còn thiếu vắng khoa học kỹ thuật, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phó mặc cho trời. Thậm chí nhiều trường hợp còn nuôi “liều”. Mới đây, ông Nguyễn Văn Thúc - một nông dân ở đây, thuê ao với giá 6 triệu đồng/năm - cho biết với ao cá này ông thả 400 muôn cá tra bột, tương đương 4 triệu con, gấp bốn lần mật độ nuôi cho phép.
Cách ông nuôi chẳng khác nào như một sự đánh đố với rủi ro, thời tiết, dịch bệnh. Ông Thúc đang lo tiết trời tháng mười trở lạnh “cá dễ bệnh chết mất xác”, tỉ lệ thắng thua là 50-50. Ngoài những giếng khoan, máy sục khí đáy ao, máy bơm, không có thêm bất kỳ dụng cụ hỗ trợ kỹ thuật nào cho nghề ươm nuôi cá giống.
Ông Huỳnh Văn Trí, chi hội trưởng Chi hội nghề cá xã Vĩnh Xương, cho biết đa số người nuôi cá giống không đủ vốn đầu tư ao lắng lọc. Bà con cũng có được tập huấn kỹ thuật nuôi không sử dụng kháng sinh cấm... Chỉ có thế. Mối quan hệ giữa 50 thành viên sản xuất cá với doanh nghiệp và các trung tâm nghiên cứu sản xuất giống chỉ dừng lại trên... bàn giấy.
Quyết làm ăn lớn
Đã xuất hiện những mô hình “làm ăn lớn”, trong đó có cơ sở cá giống Ba Hoàng của ông Trần Văn Hoàng - chi hội trưởng Chi hội cá giống Hoàn Thành của xã Vĩnh Hòa. Trại Ba Hoàng có năm ao nuôi vỗ trên 2.000 con cá tra bố mẹ. Đàn cá bố mẹ được ông tuyển chọn từ 10.000 con có nguồn gốc thiên nhiên do ngư dân đánh bắt được.
Ông Ba Hoàng nói: “Chỉ khi cá mẹ đạt trọng lượng 3-4kg trở lên và khi đút que rút trứng vào bụng cá thử tỉ lệ trứng đạt 80-90% thì mới cho cá vào bồn ép trứng, còn dưới 50% là chưa đạt; tất cả phải đảm bảo qui trình kỹ thuật sản xuất cá tra giống như khuyến cáo của các viện trường”.
Mỗi năm theo kế hoạch, trại giống Ba Hoàng cho cá ép đẻ 200 - 300kg trứng, 1kg trứng cá cho 100 muôn, tương đương 100 triệu con cá giống. Hiện xã Vĩnh Hòa có ba cơ sở sản xuất cá tra giống có qui mô tương tự như cơ sở Ba Hoàng, mỗi năm cung ứng 500-700 triệu con giống chất lượng cho ĐBSCL.
QUANG VINH
Nuôi thủy sản nước mặn, lợ đang hiệu quả hơn
Nguồn tin: BT, 01/10/2006
Ngày cập nhật: 2/10/2006
Từ những bài học thất bại trước đây, do phát triển ào ạt trong nuôi tôm sú thương phẩm, sản xuất tôm giống mà chưa tính đến các yếu tố về quy hoạch, nguồn nước, môi trường, con giống… 9 tháng đầu năm nay, chính quyền, các ngành chức năng và các hộ nuôi đã cố gắng khắc phục các mặt tồn tại, nên tình hình nuôi thủy sản nước mặn, lợ trong tỉnh đang trong xu hướng phát triển thuận lợi với hiệu quả tốt hơn.
Ở thời điểm hiện nay, các hộ nuôi tôm sú thương phẩm ở các khu vực trọng điểm của Bình Thuận đã bắt đầu thu hoạch vụ I/2006. Đáng mừng là một số địa phương như Bắc Bình, Hàm Tân, Tuy Phong các hộ nuôi tôm đã thực hiện đúng theo hướng dẫn kỹ thuật như nuôi tôm mật độ thưa, quản lý tốt nguồn nước và môi trường, do vậy tôm nuôi ổn định không xảy ra dịch bệnh, kết quả thu hoạch đạt năng suất cao, có nơi như xã Vĩnh Tân-Tuy Phong thu hoạch năng suất 6,5 tấn/ha. Ngành thủy sản đang tiếp tục chỉ đạo Chi cục BVNL thủy sản và Trung tâm Khuyến ngư tăng cường kiểm tra, giám sát và đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo năng suất vụ nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra, khuyến cáo người nuôi thực hiện đúng các yêu cầu vệ sinh ao nuôi. Đối với nghề nuôi tôm hùm bằng lồng, bè đang phát triển mạnh tại khu vực Tuy Phong, đặc biệt ở vùng biển xã Vĩnh Tân do môi trường thuận lợi rất thích hợp cho nghề nuôi tôm hùm. Hiện nay đã có 58 bè nổi và 14 lồng chìm với khoảng 500 lồng nuôi. Các hộ nuôi đang chuẩn bị nguồn tôm để xuất bán vào dịp Noel và Tết Dương lịch. Giá tôm hùm bông hiện nay gần 700.000 đồng/kg. Còn về sản xuất tôm giống, các trại tôm giống đang tập trung sản xuất giống để cung cấp cho vụ nuôi thứ 2 của các tỉnh phía Nam. Điều kiện nguồn nước rất phù hợp, nguồn tôm bố mẹ vẫn chủ yếu lấy từ các tỉnh bạn và nhập ngoại có giá cả vừa phải và chất lượng tốt, bổ sung nguồn tôm giống bố mẹ cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh. Giá tôm giống hiện nay đang dao động ở mức 20-22đ/con. Con giống của khu vực Vĩnh Hảo vẫn được đánh giá chất lượng cao so với các khu vực cung cấp giống khác trong nước. Để hỗ trợ cho chất lượng con giống được đảm bảo, công tác kiểm dịch và phân tích xét nghiệm mẫu cũng đã được quan tâm, nên đã kiểm dịch được 291 triệu post, tiến hành xét nghiệm được 1.580 mẫu trong đó có 1.096 mẫu bằng phương pháp mô và 484 mẫu bằng phương pháp PCR. Có thể nói nuôi thủy sản nước mặn, lợ đang trong chiều hướng tốt.
Chúng tôi nghĩ, ngành thủy sản cũng cần phát huy những kết quả vừa qua, tiếp tục theo dõi, chỉ đạo sản xuất tôm thịt vụ II, theo dõi giám sát tình hình sản xuất tôm giống, tăng cường quản lý chất lượng giống chặt chẽ hơn. Cần quan tâm tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản nước mặn, lợ bao gồm kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cá mú, tôm hùm, tôm sú, tôm chân trắng, cá chẽm, cá rô phi nước lợ… làm cho hiệu quả nuôi ngày càng lớn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu ngành thủy sản.
A.T
Thạnh Phong điêu đứng trước nạn trộm nghêu
Nguồn tin: BCT, 2/10/2006
Ngày cập nhật: 2/10/2006
Cà Mau : Nhiều đê ven biển bị sạt lở nghiêm trọng
Nguồn tin: Tiền Phong, 01/10/2006
Ngày cập nhật: 2/10/2006
Quảng Bình: Nhiều hồ nuôi tôm bị nước nhấn chìm
Nguồn tin: SGGP, 1/10/2006
Ngày cập nhật: 1/10/2006
Nuôi cá tra ở các cồn trên sông đạt hiệu quả cao nhất; An Giang: 32 ngư dân được cấp chứng nhận chất lượng SQF 1000
Nguồn tin: BCT, 1/10/2006
Ngày cập nhật: 1/10/2006
Theo đúc kết của Bộ Thủy sản, nghề nuôi cá tra ở các cồn trên sông đạt hiệu quả cao nhất. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ nuôi cá tra ở cồn cho năng suất rất cao, trung bình đạt 300 tấn/ha/năm, cá biệt có nơi đạt 1.000tấn/ha/năm. Trong khi năng suất nuôi cá tra ở ao hầm bình thường chỉ đạt bình quân 132,8 tấn/ha/năm tại An Giang, 30-40 tấn/ha/năm tại Đồng Tháp... Giá thành nuôi cá tra ở cồn cũng thấp, bình quân chi phí 9.000-9.500 đồng/kg, trong khi đó cá tra nuôi bè bình quân chi phí đến hơn 10.000 đồng/kg. Do năng suất vượt trội, giá thành thấp dẫn đến lợi nhuận nhiều, nên thời gian gần đây các tỉnh có cồn như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long phát triển mạnh nghề nuôi cá tra. Theo qui hoạch của Phân viện Qui hoạch thủy sản phía Nam, đến năm 2010 Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 1.840 ha nuôi cá tra ở các cồn trên sông.
* Từ chỗ 19 thành viên ban đầu, Liên hiệp sản xuất cá sạch Agifish (Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang) đã nâng lên 32 thành viên trong và ngoài tỉnh. 100% ngư dân đều được cấp chứng nhận chất lượng SQF 1000, với diện tích vùng nuôi từ 560.000m2 đến 710.000m2 và sản lượng phát triển từ 50.000 tấn tăng lên 80.000 tấn, khả năng đáp ứng nguyên liệu ổn định cho nhu cầu nhà máy chế biến của công ty bình quân 180 tấn/ngày.
Công ty Xuất khẩu thủy sản An Giang vừa tổ chức họp mặt các thành viên Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish, đánh giá tình hình sau một năm thành lập. Đây là một mô hình đột phá trong nghề nuôi cá ba sa, cá tra ở An Giang và ngay cả khu vực ĐBSCL, nhằm phấn đấu mục tiêu chất lượng nuôi trồng và chế biến thủy sản phát triển theo hướng bền vững.
QUANG HẢI-ĐÌNH KHOA
Nuôi tôm: 4 tháng, lãi 60 triệu đồng
Nguồn tin: SGGP, 29/09/2006
Ngày cập nhật: 1/10/2006
Với diện tích 3,5 ha làm muối, anh Nguyễn Văn Đỗi (ấp Thiềng Liềng xã Thạnh An huyện Cần Giờ) chỉ thu nhập được khoảng 35 triệu đồng/năm. Thu nhập chỉ đủ lo cho 6 đứa con ăn học, trang trải sinh hoạt gia đình ở nơi xa đất liền, đi lại khó khăn, giá cả luôn đắt đỏ.
Để cải thiện cuộc sống, anh quyết định tận dụng diện tích làm muối bỏ trống vào mùa mưa để nuôi tôm.
Một năm, anh Đỗi chỉ nuôi tôm trong 4 tháng mùa mưa nhưng lãi thu được từ tôm gấp hai lần so với làm muối. Vào mùa nắng, trong diện tích 1,5 ha nuôi tôm, anh vẫn tiếp tục làm muối bình thường.
Anh Đỗi là người đầu tiên ở khu vực cánh đồng muối ấp Thiềng Liềng tận dụng diện tích làm muối để nuôi tôm vào mùa mưa.
Và anh cũng là người đầu tiên áp dụng kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp ở đây. Tuy chỉ nuôi bán thâm canh nhưng anh đã đầu tư 6 dàn quạt tạo oxy cho tôm.
Năm 2004, anh thả 200.000 con giống, trừ chi phí, anh còn lãi được 50 triệu đồng. Tiếp đến năm 2005, anh cũng lãi 60 triệu đồng. Nói về điều này, anh cho rằng mình đã may mắn vì gặp được điều kiện thời tiết thuận lợi. Nuôi ở khu vực gần biển nên độ mặn của nước lớn hơn những nơi khác, do vậy anh chỉ thả con giống với mật độ thưa.
Đây là một trong những yếu tố thành công mà trong 2 vụ qua anh đều có lãi, trong khi nhiều người nuôi tôm chuyên nghiệp ở các xã khác của Cần Giờ lại bị mất mùa. Trong vụ nuôi năm nay, anh thả 250.000 con giống, nếu thuận lợi anh sẽ thu lãi được khoảng 70-80 triệu đồng.
Không chỉ là một nông dân sản xuất giỏi, anh Nguyễn Văn Đỗi còn là người có nhiều đóng góp cho công tác xã hội tại địa phương. Anh là người hiến nhiều đất nhất, với gần 2 ha đất để làm đê bao và đường giao thông duy nhất trên cánh đồng muối Thiềng Liềng. Anh bộc bạch: “Đời mình ít chữ, tất cả nỗ lực cũng chỉ mong cho con cái học thành tài”. Hiện 3 đứa con lớn của anh đang học ĐH, CĐ.
MỸ HẠNH
Xã Phước Hưng (huyện Long Điền): Phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt trong nông dân
Nguồn tin: BRVT, 30/9/2006
Ngày cập nhật: 1/10/2006
Đến nay, xã Phước Hưng (huyện Long Điền) có 85 hộ nông dân đầu tư nuôi cá nước ngọt, gồm: cá rô phi đơn tính, cá rô đồng, cá chim, cá trê lai, cá chép. Bình quân mỗi hộ nuôi trên diện tích mặt nước 1.500 m2.
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên các hộ nuôi cá đều đạt hiệu quả, làm ăn có lãi. Hộ anh Lê Thanh Hiền, ở ấp Phước Lộc thả nuôi 50 kg cá giống, gồm cá rô phi đơn tính và cá trê lai trên diện tích 1.500 m2 ao nuôi, sau 4 tháng nuôi, cá trê lai đạt trọng lượng bình quân 500g/con, cá rô phi đơn tính đạt trọng lượng bình quân 250g/con. Tổng sản lượng cá thu hoạch được trên 2 tấn, với giá bán bình quân 10.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh Hiền thu lãi 15 triệu đồng.
Để tạo điều kiện khuyến khích nông dân đầu tư phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt, từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân xã Phước Hưng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn trên 800 triệu đồng; Hội còn phối hợp với Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh và Phòng Kinh tế huyện Long Điền tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt cho 150 nông dân tham dự.
Thu Phong
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.