• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thuốc nào nuôi tôm có hiệu quả?

Nguồn tin: KHPT, 7/7/2006
Ngày cập nhật: 15/10/2006

Hỏi: Chúng tôi là các hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu, Cà Mau, mấy vụ nay gặp nhiều khó khăn do tôm bệnh. Xin cho biết có loại thuốc nào nuôi tôm có hiệu quả? Lê Văn Nhanh - Tạ Thị Ngọc (Giá Rai - Hồng Dân)

Đáp: Hiện nay, thị trường có 4 dòng sản phẩm vi sinh đậm đặc hiệu quả được các nhà nuôi tôm công nghiệp tín nhiệm, đó là Hybaczyme, Probooste, Superchage và Extradine 6000 cùng các loại thuốc bổ như: Hexanic, Kaset-C, Oceanic Gold tăng trọng ngay, K.C.Quid.

Hybaczyme là hỗn hợp enzyme vi sinh vật có lợi có nguồn gốc tự nhiên được phối chế rất cao, hoạt động tự nhân rộng và phát triển nhanh. Nó làm sạch đáy ao, phân hủy nhanh amoniac, nitric, xác động thực vật, thức ăn dư thừa và cácchất mùn bã hữu cơ khác trong ao, giảm nồng độ của các khí độc NH3, H2S, NO2 ... Ưu điểm nổi trội hơn các vi sinh khác là tăng hàm lượng oxy, giúp vi sinh vật có lợi phát triển bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Probooste tốt cho đường ruột, ngăn ngừa bệnh phân trắng trên tôm nuôi, bảo vệ đến hai lần. Trong đường ruột thì vi sinh vai trò hỗ trợ tiêu hóa, khi ra ngoài môi trường toàn vi sinh vật có lợi. Là giải pháp tốt cho hệ sinh thái ao nuôi. Phòng ngừa và chữa trị các bệnh do vi khuẩn, các nhóm nguyên sinh động vật gregarine gây ra, đặc biệt là bệnh phân trắng.

Superchage xử lý môi trường nước ao nuôi, tạo oxy, lắng tụ các chất lơ lửng, tiêu hủy phân tôm, mùn bã hữu cơ và khí độc.

Hexanic tạo ra các chất sinh học quan trọng trong quá trình hình thành tế bào gan tụy và tăng cường hệ thống chức năng gan, phòng bệnh về gan như gan vàng, sưng gan, bệnh phân trắng.

Kaset - C giúp tăng sức đề kháng cho tôm không bị sốc khi môi trường nước (nhiệt độ, độ pH, độ mặn) thay đổi hoặc lượng oxy hòa tan trong nước thấp.

Oceanic Gold là hỗn hợp các loại axít amin đậm đặc giúp tôm tiêu tiêu hóa thức ăn nhanh và kích thích ăn. Đặc biệt giúp tôm lột vỏ không hoàn toàn và đồng đều trong ao nuôi. Tăng trọng ngay cho tôm.

K.C.Quit là tổng hợp các khoáng chất cần thiết vitamin và các chất hấp dẫn khác kích thích sự thèm ăn cho tôm. Giúp tôm tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng và nâng tỷ lệ sống. K.C.Quit là giải pháp thay thế lectthin dầu gan mực.

(TS. SARAN CHONGCHAISIT, Giám đốc kỹ thuật Công ty Diên Khánh Tân Bình, TP. HCM)

 


Những triệu phú thanh niên

Nguồn tin: PY, 13/10/2006
Ngày cập nhật: 15/10/2006

Xuân Phương hiện là xã có nhiều triệu phú trẻ nhất của huyện Sông Cầu. Nếu cách đây 6 năm, thanh niên của xã còn nghèo túng thì giờ đây, con tôm hùm đã mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng/ năm cho nhiều người...

TỪ MỘT NGƯỜI TIÊN PHONG

Ở thôn Dân Phú 2, Võ Văn Nguyên, 33 tuổi, được nhiều người biết đến bởi tài lặn bắt, nuôi trồng và mua bán tôm hùm. Anh là người đầu tiên trong số 250 đoàn viên thanh niên trong xã làm giàu từ con tôm hùm. Trước đây, Nguyên phải đi nhiều nơi, xoay xở đủ nghề, từ thợ may, chụp hình dạo rồi đến lặn bắt tôm hùm giống thuê... nhưng vẫn không đủ sống. Trong những lần đến Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi để tìm tôm hùm giống, anh suy nghĩ: “Tại sao mình không nuôi tôm hùm thịt từ nguồn giống đánh bắt được? Đi làm thuê thì biết đến bao giờ mới đổi đời?”.

Đầu năm 2002, sau khi tích cóp được 25 triệu đồng, vay mượn thêm của bạn bè, họ hàng 25 triệu đồng nữa, anh quyết định đầu tư nuôi 5 lồng tôm hùm thịt với 300 con. Anh đi khắp huyện Sông Cầu học hỏi các bậc đàn anh, các cụ cao niên có nhiều kinh nghiệm về nuôi trồng thuỷ sản để tích luỹ kiến thức cho mình. Nhờ kiên trì chịu khó, 18 tháng sau, anh thu lãi 5 triệu đồng/lồng sau khi đã trừ hết chi phí.

Bán được lứa tôm đầu tiên, anh dành hết tiền lo cho lứa sau. Tranh thủ thời gian rỗi, anh đóng thêm một chiếc tàu công suất nhỏ, mua giàn mành để đánh bắt tôm hùm giống. Vừa đánh bắt, vừa nuôi, đến nay anh đã có tài sản riêng là 25 lồng tôm thịt, trị giá khoảng 250 triệu đồng. Anh đi tìm kiếm thị trường để bán tận nơi, nhằm tránh sự ép giá của đầu nậu, đồng thời tranh thủ nuôi thêm cá mú, vẹm xanh..., mỗi năm lãi từ 15-30 triệu đồng, có thêm tiền mua thức ăn cho tôm hùm thịt. Giờ đây, có vốn khá lớn trong tay, thành công nối tiếp thành công nên Nguyên “châm” vốn để anh em thanh niên trong thôn nuôi rẽ rồi đứng ra làm đại lý thu mua để các bạn yên tâm về đầu ra. Hàng trăm thanh niên trong xã đã tìm đến anh học hỏi cách làm giàu và nhiều người đã thành công... Đầu năm 2006, cùng với 125 thanh niên tiêu biểu khác toàn quốc, Võ Văn Nguyên được Bộ Thủy sản tuyên dương tại Cần Thơ. Anh hiện là Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam xã Xuân Phương.

ĐẾN CẢ LÀNG LÀM GIÀU

“Từ năm 1997 đến nay, tổ chức Đoàn-Hội ở huyện Sông Cầu đã giải ngân 23 dự án, với tổng số tiền 1,930 tỷ đồng để thanh niên đầu tư nuôi tôm hùm, nuôi dê và nuôi bò. Trong đó, 20 thanh niên xã Xuân Phương vay gần 100 triệu đồng để phát triển kinh tế”.

Anh Phan Thanh Hoàng, Bí thư Chi đoàn Dân Phú 2, kể: “Thấy anh Nguyên làm ăn hiệu quả, mang lại thu nhập cao, đầu năm 2005, tôi đến học hỏi và chuyển nghề...”. Có 5 triệu đồng vốn vay thông qua kênh của Đoàn, Hoàng thả nuôi 3 lồng tôm hùm thịt. Nhờ chịu khó, lại cầu thị nên Hoàng thành công ngay trong vụ đầu tiên, không chỉ trả hết số tiền vay ban đầu mà còn tích lũy được 15 triệu đồng. Có vốn rồi, Hoàng mạnh dạn mở rộng diện tích và tăng số lượng tôm nuôi. Đến nay, trong tay anh có gần 50 triệu đồng, thu nhập bình quân mỗi năm từ 15-20 triệu đồng...

Tuy là nữ nhưng chị Trần Thị Luôn, ở thôn Dân Phú 1 cũng nuôi tôm hùm không thua kém các bạn trai. Nuôi riêng từ năm 2005, chỉ với 2 lồng, nhưng vụ nào Luôn cũng thu vào từ 10-15 triệu đồng. Luôn bảo: “Qua kênh của Đoàn, mình vay được 5 triệu để nuôi tôm. Do đi đúng hướng như anh Nguyên nên mới có thành công như hôm nay”.

Theo chân anh Nguyên, đến nay trên 150 đoàn viên thanh niên trong xã Xuân Phương nuôi tôm hùm, thu nhập hằng năm từ 10-100 triệu, tuỳ theo qui mô lớn hay nhỏ. Anh Lê Văn Hóa, Bí thư Xã đoàn Xuân Phương, cho biết: “Hiện ở 3 thôn Phú Mỹ, Dân Phú 1 và Dân Phú 2 có hàng trăm thanh niên làm giàu từ nghề nuôi tôm hùm. Trong đó, 65 thanh niên có vốn 50-300 triệu đồng/người”.

VĂN TÀI

 


Thả bống cá giò: Nhàn hạ, thu nhập cao!

Nguồn tin: PY, 15/10/2006
Ngày cập nhật: 15/10/2006

Trung bình mỗi ngày một sõng một ngư dân thả bống có thể đánh bắt được 50kg cá giò, cá dìa, thu nhập hơn 350.000 đồng.

Ngư dân ở làng biển Phước Đồng (xã An Hải, huyện Tuy An) mới “làm quen” với nghề thả bống cá giò, cá dìa trong năm 2006 này. Ông Ngô Văn Yêm, Phó Chủ tịch UBND xã An Hải, người rất rành về thôn Phước Đồng, cho biết: “Kể từ khi Công ty TNHH liên doanh An Hải nuôi cá ở vùng biển gần Lao Mái Nhà, những nhân viên của công ty phát hiện cá giò, cá dìa thường tập trung rất nhiều trong khu vực này để ăn thức ăn rơi vãi từ các lồng cá bớp, cá hồng Mỹ. Anh em thả bống thử và bắt được cá giò, cá dìa rất khá. Tin đó lan ra, bây giờ cả thôn Phước Đồng này có khoảng 40 người tham gia thả bống trên biển”.

Bống là một loại bẫy cá có chức năng tương tự như lờ thả cá ở đồng ruộng. Theo ông Yêm, bống thả trên biển trước đây của dân An Hải thường rất lớn, một thuyền chỉ chở được một cái mà thôi. Nhưng bống đánh cá giò, cá dìa thì nhỏ hơn rất nhiều, có hình gần giống trái tim, được bện bằng cật mò o. Bên hông bống có một cái toi – ngõ duy nhất để cá chui vào. Người ta dùng một thứ mồi tổng hợp gồm cá tạp xay nhỏ, trộn với bột mì và cám, trát một vốc nhỏ vào toi bống để nhử cá đến ăn. Trong lòng bống bỏ một viên gạch ống để có thể làm chìm bống xuống biển. Trên mặt bống nối một đoạn dây cước dài khoảng 13-15 sải tay, bên trên nối với một phao xốp lớn bằng cổ chân.

Một người với một sõng nhỏ cùng lúc có thể thả một xâu bống 10-15 cái hoặc nhiều hơn nữa. Anh Võ Văn Sang, một ngư dân thả bống ở làng biển Phước Đồng cho biết: “Thả bống cá giò, cá dìa nói chung rất nhàn. Cứ bơi sõng ra khoảng 500m đến 1 cây số là có thể thả bống được. Thả gần bờ thì cũng có nhưng sản lượng không nhiều bằng. Bống thả xong thì tụi tôi ngồi... tán gẫu, cứ khoảng 2 giờ là có thể “thu hoạch” một lần”. Theo các ngư dân thả bống đánh cá giò, một sõng với khoảng 12-15 bống ngày trúng mánh đạt tới cả 100kg cá, còn không thì cũng có 30-40kg. Nếu cá nhiều, sõng sẽ vào bờ ngày hai lần, còn ít thì các ngư dân mang theo cơm ăn luôn trên biển, cứ khoảng 7 giờ sáng ra biển, khoảng 3-4 giờ chiều “về bến”, không lo hiểm nguy như những nghề đánh bắt khác trên biển.

Điều đáng kể hơn cả là thu nhập của ngư dân đánh bắt cá giò, cá dìa bằng thả bống rất khá. Theo bà Nguyễn Thị Hai, một trong những đại lý thu mua cá giò, cá dìa ở thôn Phước Đồng, thì mỗi ngày riêng đại lý của bà thu mua trung bình khoảng 1 tấn cá. Mức giá thu mua có linh động, tùy theo cỡ cá nhỏ lớn mà được phân loại mua từ 7.500 – 14.000 đồng/kg. Nếu cứ tính bình quân mỗi sõng một ngày thả bống kiếm được 50kg cá giò loại “bét” nhất thì thu nhập cũng đã trên 350.000 đồng, mỗi tháng nếu trời yên biển lặng thì thu cả chục triệu bạc! Đáng nói hơn nữa là chi phí cho một “chuyến biển” bằng bống không đáng kể. Không cần thuyền máy dầu, chỉ cần sõng bơi là ngư dân đến được nơi thả bống. Mỗi chiếc bống giá chỉ 10.000 đồng, hơn một tháng phải thay mới một lần (vì khi bống đã đóng hàu, mò o cũ thì cá “kỵ” không vô nữa), thức ăn thì mỗi kg khoảng 3.000 đồng, một bống ngày cá ăn nhiều nhất thì cũng chỉ tốn chừng 3kg mồi.

Cá giò Phú Yên không chỉ bán ở các nhà hàng trong tỉnh, mà còn được các đại lý ướp đá chở lên tận Gia Lai, Đắk Lắk... với mức giá bán cao hơn. Theo các ngư dân, cá giò nếu đem nướng thì rất... bắt rượu, hoặc nấu canh chua thì ngon không thua cá bớp, cá lạt là bao.

Thu nhập khá, nhàn hạ thế nhưng đa số ngư dân thả bống đánh cá giò trên biển ở Phước Đồng cho biết họ sắp... nghỉ nghề này. Lý do? Kể từ tháng 10 âm lịch kéo dài đến tháng 2, tháng ba năm sau họ chuyển sang chong mành tôm hùm. Nghề này còn... nhàn hơn và thu nhập “đã đời” hơn. Ông Phạm Ngọc Thơm, cựu trưởng thôn Phước Đồng, cho biết: “Chong tôm hùm mà trúng thì không làm nghề gì giàu bằng. Trung bình mỗi thuyền sau một vụ chong mành thì kiếm cũng trên dưới 100 triệu đồng”.

NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG

 


BRVT: Ô nhiễm từ các cơ sở chế biến hải sản: Bóp nghẹt ngành nuôi trồng thủy sản và du lịch

Nguồn tin: BRVT, 14/10/2006
Ngày cập nhật: 15/10/2006

 


Nuôi tôm thẻ chân trắng: Hiệu quả và vấn đề đặt ra

Nguồn tin: NT, 12/10/2006
Ngày cập nhật: 14/10/2006

Trở lại vùng đìa nuôi tôm trên cát An Hải (Ninh Phước), dù đã biết trước tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên trước quang cảnh đang hiện ra. Trải dọc theo con đường ven biển từ Hoà Thạnh (An Hải) đến Vĩnh Trường (Phước Dinh), đìa tôm nối tiếp đìa tôm lấp loá ánh mặt trời phản chiếu trên mặt nước. Thực hiện đa dạng đối tượng nuôi thủy sản theo đề án của tỉnh, vùng đất này đang “chuyển mình” nhanh chóng trở thành vùng đất nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung lớn nhất ở tỉnh ta. Trong tổng diện tích thả nuôi 125 ha tôm thẻ chân trắng, vùng dự án Sơn Hải (Phước Dinh) có trên 40ha, riêng vùng nuôi trên cát An Hải có trên 80 ha. Dự kiến đến cuối năm diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vùng cát tỉnh ta có thể đạt 120-150 ha và sản lượng có thể đạt 1.000-1.200 tấn.

Theo Trung tâm Khuyến ngư (TTKN) tỉnh, trong tổng diện tích tôm thẻ chân trắng trên đã có khoảng 30ha thả nuôi được 2-3 vụ và trong 9 tháng cũng có 30 ha diện tích được thu hoạch với năng suất bình quân 10 tấn/ha. Như vậy tính từ đầu năm đến nay, đã có 66 ha diện tích tôm thẻ chân trắng thu hoạch với sản lượng 530 tấn, năng suất bình quân đạt trên 8 tấn/ha. Thông thường tôm thẻ có mật độ nuôi phổ biến từ 70-100 con/m2, thời gian nuôi trung bình 2,5 tháng, kích cỡ thu hoạch đạt từ 90-100 con/kg và có giá bán dao động từ 45.000-60.000đ/kg tuỳ vào thời điểm. Qua tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ đã thu hoạch đều có lãi từ 80-150 triệu đồng/ha. Cá biệt có hộ ông Võ Văn Sơn (vùng dự án Sơn Hải) nuôi 1,9 ha sau 2,5 tháng, thu hoạch đạt năng suất 11,5 tấn/ha và lãi hơn 520 triệu đồng; hộ ông Nguyễn Thanh Hùng (vùng cát An Hải) nuôi 1,3 ha sau hơn 2 tháng đã thu hoạch đạt năng suất 8 tấn/ha và thu lãi hơn 240 triệu đồng. Hiệu quả của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng còn thấy rõ ở nhiều hộ khác, điển hình hộ ông Trần Mạnh Long hoặc doanh nghiệp Thảo Sơn đều nuôi đạt năng suất từ 8-12 tấn/ha/ vụ.

Tiếng lành đồn xa, từ kết quả trên đã thu hút khoảng 100 hộ dân Quảng Ngãi vào thuê ao nuôi chủ yếu tại 2 vùng cát thuộc An Hải và Phước Dinh, trong đó đã có 60 ha diện tích thả nuôi. Chúng tôi đã có dịp gặp gỡ, trao đổi với các hộ dân Quảng Ngãi, hầu hết họ thả nuôi với mật độ khá cao từ 140-170 con/m2. Anh Lê Đức Hồng đến vùng cát An Hải được 2 tháng cho biết: “Quê tôi ở Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, đìa của tôi có khoảng 1 ha, được chủ cho thuê với giá 42 triệu đồng trong 4 năm, tôi mới thả nuôi tôm thẻ được tròn tháng nên chưa biết ra sao nhưng qua thu hoạch của người khác chúng tôi rất hy vọng”. Theo anh Hồng, những hộ nuôi tôm người Quảng Ngãi ở đây thuê đất làm hiệu quả, sau đó đưa tin về là vùng đất cát này đang bỏ hoang và chủ đất cần cho thuê, thế là họ rủ nhau vào vùng cát An Hải. Với quyết tâm làm giàu, họ mạnh dạn đầu tư thuê ao nuôi với giá từ 5 triệu đến 25 triệu đồng/ha/năm, thời gian thuê từ 3-5 năm, đồng thời mạnh dạn đầu tư xây dựng lại hệ thống công trình đã bị xuống cấp phục vụ cho sản xuất. Có thể nói nghề nuôi tôm đang thu hút các thành phần kinh tế từ tỉnh ngoài đầu tư vào trong tỉnh, theo ước tính đến cuối năm sẽ có khoảng 120-150 hộ dân Quảng Ngãi vào đầu tư ở vùng nuôi tôm trên cát với số diện tích có thể lên đến 80 ha. Nguồn giống tôm của họ chủ yếu lấy từ Công ty CP (giá 45đ/con); Công ty Việt Thắng (Quảng Ngãi, Ninh Hoà - giá 35đ/con), Việt Úc (Bình Định 50-55 đ/con), Công ty Anh Chí (Quảng Ngãi - 35đ/con) và cả giống Trung Quốc với giá 32-35 đ/con.

Anh Nguyễn Khắc Lâm, Giám đốc TTKN nhận xét: “Bước đầu cho thấy tôm chân trắng thích nghi với điều kiện vùng cát tại tỉnh ta, tương đối dễ nuôi, được đánh giá là có nhiều triển vọng để phát triển mở rộng tại vùng nuôi tôm trên cát. Tuy nhiên ngoài những tác động tích cực, vẫn còn vấn đề tồn tại cần khắc phục”. Trước hết dễ nhận ra là tốc độ khôi phục diện tích và phát triển nuôi tôm chân trắng là khá mạnh, đặc biệt kể từ khi các hộ dân Quảng Ngãi ồ ạt vào đầu tư nuôi trên cát đã đẩy diện tích từ 20-30 ha lên đến 125 ha như hiện nay, đã gây khó khăn trong công tác quản lý của ngành chức năng. Đã vậy, trong quá trình nuôi, các ao đìa đều có hệ thống siphon đáy thải nước bẩn trực tiếp ra biển, quy trình nuôi thay nước nhiều nên dễ gây ô nhiệm môi trường và cạn kiệt nguồn nước ngầm. Qua khảo sát của TTKN, có 30% trong số các hộ nuôi tôm nói trên chưa nắm bắt kỹ thuật hoặc không biết kỹ thuật nuôi tôm chân trắng sẽ gây khó khăn trong việc phổ biến các yêu cầu bắt buộc nhằm bảo đảm sự bền vững về môi trường.

Để khắc phục các mặt tồn tại trên, ngành thủy sản đang tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng và chính quyền 2 xã An Hải, Phước Dinh tăng cường quản lý an ninh trật tự. TTKN tiếp tục mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm chân trắng, đặc biệt là các hộ nuôi từ Quảng Ngãi chưa nắm vững kỹ thuật nuôi. Xây dựng các tổ cộng đồng nuôi tôm nhằm giúp người nuôi có điều kiện hỗ trợ và giúp nhau trong sản xuất cũng như trong vấn đề giữ gìn an ninh trật tự. Về môi trường, đưa ngay hệ thống cấp và thoát nước của dự án vào hoạt động để một mặt thúc đẩy mở rộng sản xuất, mặt khác làm giảm sự khai thác nguồn nước ngầm ở vùng dự án.

Theo chúng tôi, vấn đề đặt ra hiện nay cho tôm thẻ chân trắng là phải chú ý thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nuôi góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động địa phương, đồng thời kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề có liên quan khác. Ngoài ra còn góp phần khôi phục nghề nuôi tôm tại hai dự án, đồng thời tạo ra một sản lượng tôm nuôi có giá trị xuất khẩu cao.

Bạch Thương,Báo Ninh Thuận

 


Chấn chỉnh việc kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn TPHCM

Nguồn tin: SGGP, 12/10/2006
Ngày cập nhật: 14/10/2006

 


Tôm "ướp muối " trên đất nhiễm mặn

Nguồn tin: VNECONOMY, 13/10/2006
Ngày cập nhật: 14/10/2006

 


Trà Vinh: Lấy nuôi trồng làm khâu đột phá

Nguồn tin: SGGP, 13/10/2006
Ngày cập nhật: 14/10/2006

 


ĐBSCL: Phát triển nuôi cá kèo quảng canh

Nguồn tin: NNVN, 13/10/2006
Ngày cập nhật: 13/10/2006

Ở xã Thạnh Thới Thuận, huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng, có hộ ông Nguyễn Văn Sơn khá thành công với mô hình nuôi cá kèo bán công nghiệp dưới ao nuôi tôm sú, với mật độ từ 50-80 con/m2. Sau 5-6 tháng nuôi, năng suất bình quân đạt trên 5 tấn/ha, giá tại ao là 32.000đ/kg, ông thu lãi gần 100 triệu đồng... Nuôi cá kèo đang phát triển ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL, hiệu quả nhất là nuôi dưới chân ruộng sản xuất muối và nuôi tôm sú.

Ở xã Thạnh Thới Thuận, huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng, có hộ ông Nguyễn Văn Sơn khá thành công với mô hình nuôi cá kèo bán công nghiệp dưới ao nuôi tôm sú, với mật độ từ 50-80 con/m2. Sau 5-6 tháng nuôi, năng suất bình quân đạt trên 5 tấn/ha, giá tại ao là 32.000đ/kg, ông thu lãi gần 100 triệu đồng.

Hiệu quả của mô hình nuôi cá kèo ngày càng được khẳng định: chi phí thấp, đầu tư vốn công trình không nhiều, nguồn giống có sẵn tại địa phương, không có bệnh, dễ nuôi, phù hợp với mọi trình độ của người dân, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, có thị trường tiêu thụ ổn định, lợi nhuận cao.

 


Ngành chế biến thủy sản tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay

Nguồn tin: AG, 10/13/2006
Ngày cập nhật: 13/10/2006

 


Sóc Trăng: Quy hoạch vùng nuôi tôm sú công nghiệp

Nguồn tin: BCT, 13/10/2006
Ngày cập nhật: 13/10/2006

Sở Thủy sản Sóc Trăng vừa điều chỉnh phần bổ sung quy hoạch nuôi tôm công nghiệp đến năm 2010, nhằm phát triển nghề nuôi tôm sú ổn định, bền vững, làm nền tảng để tiếp tục thực hiện định hướng nuôi tôm sú của Sóc Trăng đến năm 2020.

Tỉnh dự kiến mở rộng diện tích nuôi tôm biển đến năm 2010 là 50.000 ha, trong đó diện tích thả nuôi theo phương thức công nghiệp 5.000 ha hoặc 10.000 ha, nuôi theo phương thức bán công nghiệp là 23.000 ha hoặc 20.000 ha tùy theo khả năng đầu tư của tỉnh để đến năm 2010 đạt sản lượng từ 64.680 tấn hoặc 72.800 tấn tôm sú thương phẩm. Vùng nuôi tôm công nghiệp của tỉnh được xác định là hai huyện Vĩnh Châu và Long Phú, vùng nuôi bán công nghiệp là một phần huyện Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung.

Tổng nhu cầu vốn cho các dự án ưu tiên trong giai đoạn 2007- 2010 là 108 tỉ đồng.

K.C


Khai thác cá trên vùng biển Tây Nam: Xuất khẩu cá cơm: Việt Nam đang bị "ép"...

Nguồn tin: BRVT, 10/10/2006
Ngày cập nhật: 13/10/2006

 


Hội thảo đầu bờ nuôi cá rô đồng

Nguồn tin: BRVT, 11/10/2006
Ngày cập nhật: 12/10/2006

Trung tâm Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Phòng Kinh tế và Hội Nông dân huyện Long Điền vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ chuyển giao kỹ thuật nuôi cá rô đồng mật độ 60 con/m2 cho hơn 60 bà con nông dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Long Điền.

Hộ ông Nguyễn Văn Bình, ở thị trấn Long Điền, được Trung tâm Khuyến ngư chọn nuôi trình diễn mô hình này. Trên diện tích ao nuôi 1.000m2, qua 3 tháng nuôi trình diễn theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm Khuyến ngư, có sự hướng dẫn, theo dõi của cán bộ kỹ thuật trung tâm, tốc độ tăng trưởng của cá rất tốt, trọng lượng đạt trung bình 20 con/kg, tỷ lệ cá sống 80%, hệ số thức ăn 1,5. Sau khi trừ các khoảng chi phí đầu tư, ông Bình lãi được 18 triệu đồng.

Tại buổi hội thảo, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến ngư đã trao đổi, hướng dẫn và giải đáp một số câu hỏi của bà con nông dân về quy trình, kỹ thuật nuôi.

Thu Phong

 


Thực phẩm tươi sống trong mùa lũ: Nguồn cá dồi dào, giá giảm

Nguồn tin: BCT, 12/10/2006
Ngày cập nhật: 12/10/2006


Nghề “vệ sĩ tôm”

Nguồn tin: BCT, 12/10/2006
Ngày cập nhật: 12/10/2006

Thoạt tiên, khi nghe cụm từ này, tôi không khỏi ngạc nhiên. Bởi xưa nay, chỉ thấy người ta nhắc tới vệ sĩ như những người làm nhiệm vụ bảo vệ các yếu nhân. Còn vệ sĩ cho tôm thì thiệt là lạ. Và chính sự ngạc nhiên, là lạ đó đã thúc giục tôi trở lại quê hương của công tử Bạc Liêu năm xưa để tìm hiểu thế nào là “vệ sĩ tôm”.

VẤT VẢ VỚI CON TÔM

Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm phát triển rầm rộ ở Bạc Liêu. Con tôm đã giúp không ít gia đình nhanh chóng trở thành triệu phú, tỉ phú. Nhưng, con tôm, với nguồn lợi lớn như thế đã trở thành “miếng mồi ngon” hấp dẫn bọn “đạo chích”. Nạn trộm cắp tôm hoành hành thời gian qua ở nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu khiến nhiều chủ vuông tôm phải suy nghĩ, tìm ra nhiều biện pháp để bảo vệ tài sản của mình.

Có người giăng hàng rào dây thép gai xung quanh các vuông tôm để chống trộm. Có người nuôi chó để bảo vệ tôm, dùng dây thép gai thả dưới vuông tôm… Nhưng các biện pháp này cũng chẳng mấy khả thi. Bọn “đạo chích” vẫn không chùn bước. Tôm vẫn mất trộm liên miên, khiến nhiều chủ vuông đau đầu, mất ăn, mất ngủ. Xót của, một số chủ vuông bèn áp dụng “độc chiêu” là giăng dây điện xung quanh vuông để bảo vệ tôm. Nhưng đây lại là “con dao hai lưỡi”: chủ vuông có thể đỡ lo mất trộm tôm nhưng lại canh cánh nỗi lo khác. Nếu chẳng may kẻ “đạo chích” tôm bị dính điện chết, chủ vuông sẽ phải ra hầu tòa lãnh án. Rốt cuộc, các chủ vuông phải tính tới một giải pháp tuy có tốn kém nhưng xem ra an toàn hơn. Đó là thuê người trông nom, bảo vệ các vuông tôm. Cũng từ đây xuất hiện nghề trông coi, bảo vệ tôm mà người dân ở đây vẫn gọi đùa vui bằng danh xưng “vệ sĩ tôm”.

… Tôi lang thang suốt buổi trưa ở cánh đồng tôm xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu để chụp vài tấm ảnh làm tư liệu. Trước mắt tôi, những vuông tôm như những ô cờ xen lẫn tiếng máy quạt nước rào rào. Mồ hôi của tôi túa ra như tắm. Đang loay hoay “đánh vật” với chiếc máy ảnh già nua (có lẽ còn hơn cả tuổi đời của tôi), mải mê lựa khuôn hình để bấm máy, bất chợt một cái vỗ nhẹ trên vai làm tôi giật mình dừng lại.

- Làm gì thế anh bạn? Đã xin phép ai chưa mà chụp ảnh?

Tôi quay lại, thấy một thanh niên ước độ 35-36 tuổi, dáng lừng lững, vạm vỡ.

- Chụp vài tấm ảnh chơi thôi mà. Tôi tỉnh bơ đáp.

- Chụp chơi thôi à? Mà ông xin phép ai ở đây chưa? May cho ông là bây giờ ban ngày, với lại ngó bộ dạng ông trông có vẻ là người tử tế chứ nếu không thì… -

Nếu không thì sao hả ông anh? Tôi hỏi lại.

Người thanh niên thủng thẳng giải thích:

- Ông thật sự không biết à? Thường thì những người lạ muốn vào vuông tôm thì phải xin phép chủ vuông hoặc bảo vệ. Nếu ai tự ý vào sẽ bị coi là ăn trộm tôm hoặc có ý đồ phá hoại tôm và dĩ nhiên là có thể bị ăn đòn… Còn trời tối, nếu không có chủ thông báo trước, hễ cứ người lạ tự ý vào vuông là bảo vệ có quyền uýnh (đánh) liền… rồi tính sau.

Tôi cảm thấy hơi nổi da gà sau thông tin đó. Nhưng sau đó, khi đã biết nhau với anh bảo vệ vuông tôm, tôi lại có nhiều thông tin bổ ích về nghề “vệ sĩ tôm”.

Mức lương trả cho một vệ sĩ tôm thường khoảng 700.000- 800.000 đồng/tháng, chưa tính tiền ăn uống. Tuy nhiên, cũng có chủ vuông ap dụng hình thức trả tiền công cho người bảo vệ với hình thức ăn chia theo tỷ lệ 8: 2 (chủ 8, vệ sĩ 2) hoặc 7:3 (chủ 7, vệ sĩ 3) sau khi thu hoạch tôm. Trả công theo kiểu này là một cách gắn chặt quyền lợi của vệ sĩ với vuông tôm, khiến họ chẳng thể lơ là, xao nhãng. Để tôm bị mất trộm, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của “vệ sĩ tôm”, còn trong trường hợp tôm bị thuốc chết thì không chỉ chủ vuông thiệt hại, vệ sĩ cũng chẳng có thu nhập.

Lê Xuân Anh, 27 tuổi, người đã theo nghề vệ sĩ 5 năm bảo: Nghề này cực nhất là thời điểm gần đến ngày thu hoạch. “Ban đêm, tụi em chẳng dám ngủ vì chỉ cần sơ sểnh là mất tôm liền. Những đêm mưa to gió lớn, vệ sĩ thường phải đội mưa đi kiểm tra thường xuyên, vì đây chính là thời điểm mà bọn “đạo chích” thường lợi dụng để ra tay… Sau khi thu hoạch, tụi em mới được phép tự thưởng cho mình một giấc ngủ đã đời để bù lại những đêm trắng canh tôm”. Nhìn vào đôi mắt thâm quầng, tôi biết Xuân Anh “đói” ngủ cỡ nào. Hỏi chuyện vợ con, Xuân Anh chỉ khẽ cười: “Em cố làm thêm vài vụ nữa mới đủ tiền cưới vợ”. Vậy là, cũng giống như bao nghề khác, để kiểm được đồng tiền, “vệ sĩ tôm” cũng phải chịu bao nhọc nhằn, vất vả. Những người không có sức khỏe tốt, ắt hẳn khó trụ nổi với nghề này. Không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ tôm, “vệ sĩ tôm” còn kiêm luôn nhiệm vụ cho tôm ăn, chăm sóc tôm hàng ngày, theo dõi màu nước diễn biến sức khỏe của tôm để thông báo cho chủ vuông chữa trị kịp thời. Lê Xuân Anh bảo: “Nghề này thu nhập thất thường lắm. Vụ tôm mà trúng thì ngoài tiền công còn được hưởng tiền thưởng. Còn nếu thất thì coi như công toi cả chủ lẫn vệ sĩ. Người vùng tôm vẫn thường ví von rằng nghề nuôi tôm là nghề nhiều mạo hiểm, lắm rủi ro hệt như chơi chứng khoán vậy. Lợi nhuận cao, giúp người nuôi tôm nhanh trở thành triệu, tỉ phú nhưng cũng nhanh “đưa tiễn” tỉ phú thành kẻ trắng tay chỉ sau vài vụ tôm thất bát. Không một ai trong nghề nuôi tôm có thể đảm bảo chắc chắn rằng mình không từng nếm mùi thất bại”.

NỖI LO “ĐẠO CHÍCH”

Mới đây, kẻ gian đã đột nhập vào vuông tôm của ông Nguyễn Hoàng Quân ở xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình lấy trộm. Vụ việc được trình báo chính quyền địa phương nhưng do không bắt được quả tang, không thể định luợng được tài sản mất trộm… nên cơ quan chức năng cũng đành chào thua. Nhiều chủ vuông dù biết những kẻ trộm tôm cũng chẳng dám tố cáo vì không bắt được quả tang. Chị Nguyễn Thị Lan, chủ vuông tôm ở phường 5, thị xã Bạc Liêu, bức xúc cho biết: “Hễ mình sơ ý, mất cảnh giác chút xíu là bọn ác (trộm) làm tới liền. Bao nhiêu vốn liếng dồn cả vào vuông tôm, hết lo nạn tôm chết, tôm thất lại nạn trộm tôm. Làm nghề nuôi tôm mà không cẩn thận thì sạt nghiệp như chơi”. Thậm chí có trường hợp mất trộm tôm mà cả chủ và vệ sĩ chẳng thể hay biết. Vũ Minh Cường, một “vệ sĩ tôm” bộc bạch: “Anh tính, con tôm ở dưới nước, mình làm sao biết được mất trộm khi nào, nhất là khi gặp những kẻ trộm có nghề chẳng để lại tí dấu vết nào. Hàng ngày, khi mình kiểm tra chỉ nắm được tình hình sức khỏe, bệnh tật của chúng, chứ số lượng làm sao mà đếm nổi?”.

Ngoài nỗi lo mất trộm, chủ vuông còn thêm nỗi lo nữa sợ bị kẻ xấu trả thù phá hoại bằng cách thả thuốc trừ sâu vào vuông làm tôm chết hàng loạt. Gặp trường hợp này, chủ vuông chỉ có nước khóc ròng. Những vụ trộm tôm cứ ồn ào, xôn xao dư luận ở địa phương vài ngày rồi lại trầm lắng. Tiếp sau đó, hàng chục vụ mất trộm tôm xảy ra. Thế nhưng, nhiều trường hợp chính quyền cũng đành “bó tay” chẳng xử lý nổi. Có lẽ vì thế mà nhiều chủ vuông khi bị mất trộm không trình báo chính quyền, chỉ lặng lẽ đề ra các biện pháp đề phòng.

Đêm. Tôi quay trở lại thành phố Cần Thơ. Trời đổ mưa xối xả. Nước trắng xóa mặt đường. Từng hạt mưa quất vào mặt tôi rát buốt. Đêm nay, lại một đêm trắng nữa của những “vệ sĩ tôm” … như Xuân Anh, Cường ở vuông. Và có lẽ ngay cả những chủ vuông tôm như ông Quân, chị Lan cũng sẽ trắng đêm thao thức, trằn trọc, âu lo với khối tài sản trị giá bạc tỉ đang “gửi” trong làn nước xanh ngắt ấy.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có khoảng 10.000 ha nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp và hàng chục ngàn ha nuôi thủy sản các loại. Tất cả đều đang đứng trước mối lo lớn về nạn trộm cắp. Việc bảo vệ các vuông tôm, ao cá quả thực không đơn giản. Thế nhưng… Giá như mọi người cùng đồng lòng chống trộm, chính quyền địa phương kiên quyết hơn trong việc đấu tranh, xử lý những kẻ trộm cắp, phá hoại thì ắt hẳn chuyện nuôi tôm sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Khi mà suy nghĩ: “Đèn nhà ai nấy tỏ” và tâm lý người ngay sợ kẻ gian được khắc phục, xóa bỏ, chắc chắn bọn đạo chích sẽ khó có “đất” tồn tại, lộng hành. Khi đó, nghề “vệ sĩ tôm” có thể sẽ không còn. Nhưng tôi tin rằng, những người từng là “vệ sĩ tôm” dù phải tìm công việc khác chắc chắn họ vẫn vui vì cái xấu đã bị đẩy lùi.

ĐĂNG QUANG

 


HTX Dịch vụ nông nghiệp Quyết Thắng (phường Long Hương, TX. Bà Rịa) đi lên từ các mô hình làm ăn mới

Nguồn tin: BRVT, 11/10/2006
Ngày cập nhật: 12/10/2006

 


Cà Mau: Kết quả kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu

Nguồn tin: Cà Mau, 11/10/2006
Ngày cập nhật: 12/10/2006


TPHCM, giá bán lẻ các loại thủy sản tiếp tục tăng

Nguồn tin: SGGP, 11/10/2006
Ngày cập nhật: 11/10/2006

 


Đồng Tháp: Nhân rộng mô hình nuôi lươn trong bồn

Nguồn tin: NNVN, 10/10/2006
Ngày cập nhật: 11/10/2006

Do hiệu quả kinh tế cao nên Trung tâm Khuyến ngư, Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp đã mở hàng chục lớp tập huấn và đưa nông dân đi tham quan, học tập mô hình nuôi lươn trong bồn.

Anh Tài ở xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng cho biết, sau khi học được kinh nghiệm nuôi, anh đã thả nuôi 20kg lươn giống, sau 2 tháng lươn đạt trọng lượng 8 – 10 con/kg. Nhờ tận dụng được nguồn thức ăn cho lươn là cua, ốc, cá đồng mùa lũ giá rẻ và lươn được giá 70.000 đ/kg nên lợi nhuận đạt được khá cao.

 


Phù Mỹ (Bình Định): Các xã ven biển tiếp tục đắp đìa nuôi tôm trái phép

Nguồn tin: SGGP, 08/10/2006
Ngày cập nhật: 11/10/2006

 


Người nuôi tôm sú ở Sóc Trăng trúng mùa, được giá

Nguồn tin: SGGP, 10/10/2006
Ngày cập nhật: 11/10/2006

 


Gạo, hải sản “sốt” giá

Nguồn tin: NLĐ, 9/10/2006
Ngày cập nhật: 11/10/2006

 


Bàn giải pháp phát triển nuôi thủy sản trên biển

Nguồn tin: ND, 11/10/2006
Ngày cập nhật: 11/10/2006

Trong hai ngày 9 và 10-10, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ Thủy sản tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi thủy sản trên biển theo hướng bền vững.

Ðến nay, nghề nuôi thủy sản trên biển như nuôi cá lồng, tôm hùm, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trồng rong sụn, nuôi trai lấy ngọc đang phát triển nhanh, nhất là tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu, tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm nghìn ngư dân.

Tuy nhiên, nghề nuôi thủy sản trên biển cũng gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư lớn, độ rủi ro cao, kỹ thuật và công nghệ nuôi chưa phù hợp, chưa chủ động được nguồn giống, lệ thuộc vào tự nhiên.

Sản lượng nuôi cá trên biển đến nay mới đạt 3.508 tấn, bằng gần 2% so với mục tiêu đến năm 2010. Ðể đạt mục tiêu 200 nghìn tấn cá biển, 380 nghìn tấn nhuyễn thể, 50 nghìn tấn rong biển khô đến năm 2010, Bộ Thủy sản đã đề ra các giải pháp về quy hoạch vùng nuôi thủy sản biển; nghiên cứu công nghệ sản xuất giống thủy sản, thức ăn và thuốc thú y thủy sản; chuyển giao công nghệ nuôi cá biển hiện đại; đa dạng hóa đối tượng nuôi.

 


An Giang: Những bước phát triển trong ngành nuôi trồng thủy sản

Nguồn tin: AG, 10/10/2006
Ngày cập nhật: 11/10/2006

Trong 9 tháng đầu năm 2006, ngành thủy sản An Giang đạt được những thành tựu đáng phấn khởi với diện tích nuôi trồng khoảng 1700 ha, không tăng so với cùng kỳ, trong đó: nuôi cá 955 ha, nuôi tôm 630 ha, ương nuôi giống: 110 ha. Tính cả năm thì diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 1.973 ha, tăng 7,47% so cùng kỳ nhưng chỉ đạt 64% kế hoạch, trong đó tăng chủ yếu là diện tích nuôi tôm, với 698 ha tăng 18,75% (tăng 110 ha), riêng diện tích nuôi cá là 1.140 ha chỉ tăng 1,56% (tăng 18 ha), trong đó diện tích nuôi cá tra khoảng 800 ha, bằng 98,15% so cùng thời điểm năm trước. Tổng sản lượng thu được đạt 236.470 tấn, so với cùng kỳ tăng 1,87%, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng 1,47% so với cùng kỳ, theo con số này so với kế hoạch thì tỉnh chỉ đạt 87% nhưng so với kế hoạch của Bộ Thủy sản đạt 104,84% (tăng 1,84%).

Tỉnh đang tiếp tục quy hoạch lại các vùng sản xuất nguyên liệu, chủ động trong khâu sản xuất con giống, mở rộng thị trường xuất khẩu, sản phẩm chế biến đa dạng và được khách hàng nhiều nước ưa chuộng. Sản xuất ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu được cải thiện đáng kể. Việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào sản xuất, quan tâm đầu tư con giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ môi trường đã phần nào tạo được nguồn nguyên liệu sạch, không sử dụng hóa chất và kháng sinh thuộc danh mục cấm…Ngoài ra, các mô hình nuôi cá tra, rô phi, điêu hồng trong bè và nuôi tôm càng xanh luân canh trên nền đất ruộng, mô hình nuôi sinh thái cũng đang được chú ý và nhân rộng rất thích nghi với điều kiện ở An Giang nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những thắng lợi đạt được kế hoạch năm 2006, ngành Thủy sản An Giang đã triển khai thực hiện Điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2005 đến 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện tốt quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước mặt nuôi trồng thủy sản trong lồng bè; đối với các Hiệp hội Nghề nuôi & Chế biến thủy sản An Giang đã giúp cho các thành phần kinh tế trong ngành thủy sản hoạt động và phát triển theo đúng định hướng.

- Các công trình cơ sở hạ tầng đã được tỉnh và TW đầu tư xây dựng phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Lực lượng lao động tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển góp phần hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước.

- Thị trường thủy sản ngày càng mở rộng và phát triển. Các sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng vẫn tiêu thụ tốt ở tất cả các thị trường quốc tế. Thị trường thủy sản nội địa có sức mua ngày càng tăng theo mức sống dân cư và tăng trưởng của du lịch.

Bên cạnh đó nhựng thuận lợi, Ngành thủy sản trong năm qua gặp không ít những khó khăn do thị trường xuất khẩu chưa thật sự ổn định, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu thủy sản (sự kiểm soát chặt chẽ hàng thủy sản nhập từ Việt Nam của EU, Mỹ kiện Việt nam bán phá giá cá da trơn).

- Thời tiết diễn ra bất thường: nắng nóng, khô hạn, thời tiết lạnh đột ngọt kéo dài, nguồn nước bị ô nhiễm làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất thủy sản, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sông nông, ngư dân.Ngư dân vẫn còn thói quen sản xuất tự phát, chưa tuân thủ quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của ngành, tỉnh.

Theo nhận định của các ngành chức năng, mực nước lũ năm nay có thể lớn hơn so nhiều năm qua; Mặt khác, thực hiện tinh thần sản xuất “3 năm 8 vụ” của tỉnh năm nay các huyện, thị, thành phố đều có kế hoạch sản xuất vụ 3 và kế hoạch xả lũ cho các vùng bao triệt để trên địa bàn, đây là điều kiện rất thuận lợi để các loài thủy sản có môi trường sinh sản và phát triển.

Nhìn chung, ngành thủy sản năm qua, mặc dù vẫn còn không ít khó khăn nhưng tình hình nuôi thủy sản tiếp tục phát triển so với thời điểm đầu năm cũng như cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá tra có xu hướng tăng, nuôi lồng bè đang giảm nhanh về số lượng nhưng tích cực đa dạng hóa sản phẩm (ngoài nuôi cá tra) để tăng cao tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tình hình nuôi trồng thủy sản nói chung hay cá tra nói riêng vẫn đang tiềm ẩn những nguy cơ có thể gây nhiều bất lợi mà trong đó đáng quan tâm là chưa xác định được quy mô nuôi của toàn vùng nên chưa đánh giá một cách chính xác nguồn nguyên liệu. Mặc khác, tình hình sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cá vẫn còn làm ảnh hường đến chất lượng sản phẩm.

Theo báo cáo của Sở Thủy sản AG

 


Nông dân “chơi ngông”

Nguồn tin: BCT, 10/10/2006,
Ngày cập nhật: 10/10/2006

Nông dân tỉnh Sóc Trăng ngày nay đã tiến bộ rất nhiều trong cách suy nghĩ, tính toán làm ăn và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng. Tuy vậy, cũng còn không ít nông dân khi có tiền chẳng thèm sử dụng vào việc sinh lời, mà lại vung tiền “chơi ngông”, nhất là những trường hợp may mắn trúng vụ tôm, mía, lúa... hoặc được đền bù giải phóng mặt bằng có tiền bạc “rủng rỉnh” trong túi.

Phòng Cảnh sát giao thông Sóc Trăng cho biết: 9 tháng qua, 2 huyện Cù Lao Dung và Vĩnh Châu là địa bàn vùng sâu vùng xa, đường sá đi lại chưa thuận tiện nhưng lại có số lượng xe gắn máy đăng ký tăng đột biến, mỗi huyện tới 1.200-1.500 xe, tăng gấp 10 lần so với cả năm 2005. Chuyện dư tiền mua sắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt là bình thường, song không ít hộ nơi đây đang nợ ngân hàng “cả đống” nhưng vẫn tiêu pha “quá trời”! Cụ thể như hộ ông Thạch H., ở xã Vĩnh Phước huyện Vĩnh Châu nuôi tôm đã nhiều năm, 3 năm qua bị thất mùa nên tổng số nợ trên 60 triệu đồng. Vừa rồi ông thu hoạch vụ tôm trúng lớn, sau khi trừ chi phí vẫn lãi ròng hơn 100 triệu đồng, trả nợ ngân hàng xong thấy dư ra vài chục triệu đồng, ông “nổi hứng“ thuê hẳn xe ô tô đưa cả nhà đi du lịch miền Trung cho tới cạn tiền mới quay về. Nên lẽ dĩ nhiên đến vụ nuôi tôm tới, ông lại phải đem sổ đỏ đi cầm cố để vay ngân hàng.

Còn ông T. hàng xóm của ông H. cũng không chịu kém cạnh. Tuy gia đình nợ ngân hàng 50 triệu đồng nhưng ông chẳng thèm trả, chỉ nộp lãi 5 triệu đồng, còn lại gần một trăm triệu đồng có được từ nuôi tôm sú ông mang đi sắm 1 chiếc “A còng”, 1 chiếc Attila tay ga và một ti vi 29 inches màn hình phẳng. Khổ nỗi nhà ông ở nơi chưa có đường, nên một tháng đôi lần muốn “khoe của”, ông lại phải cùng cậu con trai khiêng xe máy xuống ghe xuôi theo dòng nước tìm đường để vi vu vài giờ trên lộ. Những ngày còn lại ông dựng “2 của quý” trong nhà để... ngắm chơi, còn nợ ngân hàng ông năn nỉ xin gia hạn.

Ở các huyện Vĩnh Châu, Ngã Năm, Long Phú có không ít hộ dân được nhận tiền đền bù đất đai để xây dựng các tuyến đường mới. Vì vậy, phong trào “nhà nhà mua xe máy, người người đi xe máy” được hưởng ứng rầm rộ. Hậu quả là nạn thanh niên “choai choai”, cả những trẻ em mới lớn hễ được ngồi lên xe là phóng hết ga hết số, bất chấp tính mạng của mình cũng như của người khác. Nguy hiểm hơn là khi các em có bia rượu trong người, mà chuyện “nhậu” ở nông thôn khi trúng mùa tôm, mùa lúa... thì nhiều xóm ấp già trẻ lớn bé đều “nhậu quắt cần câu’’ rồi leo lên xe làm “anh hùng xa lộ” khá phổ biến. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông ở vùng nông thôn Sóc Trăng tăng nhanh trong thời gian gần đây.

TRUNG HIẾU (TTXVN)


Sóc Trăng: Phá thế độc canh cây lúa bằng thủy sản

Nguồn tin: SGGP, 10/10/2006
Ngày cập nhật: 10/10/2006

 


Tối 9/10, ông Bửu Huy đã về nước an toàn

Nguồn tin: SGGP, 10/10/2006
Ngày cập nhật: 10/10/2006

 


Sản phẩm giúp cá, tôm... ngon miệng!

Nguồn tin: TT, 08/10/2006
Ngày cập nhật: 10/10/2006

Tận dụng xương cá, cá nhỏ do các nhà máy chế biến thủy hải sản thải ra, nhóm nghiên cứu thuộc khoa hóa, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã tạo ra sản phẩm dẫn mùi dùng trong thức ăn cho tôm, cá.

Sản phẩm chứa các chất kích thích tiêu hóa, có mùi thơm hấp dẫn đối với chúng. Khi dùng dịch đạm này để phối trộn vào thức ăn của tôm, cá sẽ làm tăng vị ngon và khả năng tiêu thụ thức ăn.

TS Trần Thị Xô, chủ nhiệm đề tài, cho biết qui trình sản xuất sản phẩm này khá đơn giản (khoảng 14-15 giờ cho một mẻ). Giá 1kg sản phẩm dẫn mùi từ 10.000-11.000 đồng.

THU THẢO


Doanh nghiệp thủy sản miền Trung tê liệt vì bão

Nguồn tin: VTV, 09/10/2006
Ngày cập nhật: 9/10/2006

 


An Giang: giá cá tra nguyên liệu còn tăng ở những tháng cuối năm 2006

Nguồn tin: AG, 09/10/2006
Ngày cập nhật: 9/10/2006

 


Thị trường ĐBSCL trong tuần: Thiếu cá tra nguyên liệu

Nguồn tin: Lao Động, 09/10/2006
Ngày cập nhật: 9/10/2006


Cà Mau: Quy hoạch 114 ha xây dựng khu sản xuất giống thủy sản tập trung

Nguồn tin: BCT, 9/10/2006
Ngày cập nhật: 9/10/2006

Sở Thủy sản tỉnh Cà Mau vừa trình Bộ Thủy sản phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng khu sản xuất giống thủy sản tập trung tại xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, do Ban Quản lý Dự án Ngành Thủy sản Cà Mau làm chủ đầu tư. Đây là dự án nằm trong Chương trình phát triển giống thủy sản của cả nước đến năm 2010, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự án xây dựng khu sản xuất giống thủy sản tập trung này có diện tích quy hoạch 114 ha, với tổng số 502 trại giống, có khả năng sản xuất từ 4-5 tỉ tôm sú giống đạt chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu tôm giống của tỉnh và cả nước vào năm 2010. Ngoài ra còn sản xuất xen kẽ theo nhu cầu thị trường các loại giống tôm và thủy sản khác. Đây là một dự án có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, tổng vốn đầu tư gần 84 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.

Thời gian thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010 và được chia làm 2 giai đoạn.

THU THÙY

 


Bí quyết nghề bắt tôm hùm giống của ngư dân Cát Tiến (Phù Cát, Bình Định)

Nguồn tin: BĐ, 4/10/ 2006
Ngày cập nhật: 9/10/2006

Những ngư dân bắt tôm hùm giống ở Bình Định đã rục rịch vào niên vụ mới. Niên vụ trước ngư dân làm nghề bội thu. Riêng với ngư dân ở xã Cát Tiến (Phù Cát), sự bội thu còn được nhân lên vì họ có “bí quyết” trong đánh bắt…

* Cứu tinh của ngư dân

Gần 500 hộ dân ở thôn Trung Lương, xã Cát Tiến (chiếm gần 1/3 số dân của xã) chủ yếu sống bằng nghề biển. Cách đây mấy năm, khi ngư dân “lao đao” vì ngư trường gần bờ ngày càng cạn kiệt thì ở vùng biển Cát Tiến bỗng xuất hiện nhiều tôm hùm. Chúng được coi như vị “cứu tinh” cho ngư dân nguồn thu nhập lớn bởi đã xuất hiện đúng vào thời điểm tỉnh Phú Yên phát triển rộ phong trào nuôi tôm hùm lồng.

Anh Lê Văn Cường ở thôn Trung Lương cho biết: “Nghề đánh bắt tôm hùm giống xuất phát từ ngư dân làm mành ruốc ở tỉnh Khánh Hòa. Mặc dù chúng rất giống những con ruốc nhưng ngư dân đã phát hiện ra chúng nhờ màu râu và chúng trở thành đối tượng đánh bắt chính của họ”. Ngư dân ở xã đảo Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) học “lóm” được nghề này và từ đó lan nhanh khắp các vùng biển Bình Định.

Ngư trường đánh bắt tôm hùm giống của ngư dân xã Cát Tiến khá rộng, từ cửa Đề Gi dọc theo các bãi ngang Cát Hải, Cát Thành… đến xã đảo Nhơn Lý (Quy Nhơn). Và từ hơn 3 năm qua, nguồn tôm hùm giống trên vùng biển này vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, thậm chí mật độ xuất hiện càng nhiều hơn. Sau một đêm ra khơi, ghe nào trở về cũng ắp đầy những nụ cười mãn nguyện. Anh Nguyễn Thái Vương - cán bộ UBND xã Cát Tiến - là người chuyên đánh bắt tôm hùm giống cho biết: “Năm vừa rồi có ghe đi 1 đêm bắt được đến 200 con tôm sao, mỗi tháng kiếm vài ba trăm triệu là chuyện bình thường”. Được mùa và được cả giá. Nếu như năm 2001, giá tôm sao chỉ có 40.000đ/con thì trong năm 2006 này có lúc tăng đến 160.000đ/con. Tôm hùm xanh cũng tăng từ 5.000đ/con lên đến 35.000đ/con. Mặc dù đánh bắt được với số lượng nhiều nhưng giá mua của con tôm hùm giống không hề bị “bóp chẹt” bởi sau dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng trên gia súc, người tiêu dùng hướng mạnh về các loài thủy, hải sản nên phong trào nuôi tôm hùm lồng phát triển mạnh mẽ, kéo theo mức cầu tôm giống càng tăng cao.

Thấy làm ăn được, không chỉ ghe nhỏ mà các ghe có công suất lớn cũng tham gia. Sau thời vụ câu mực tại các ngư trường miền Nam, họ lại kéo nhau về biển quê để đánh bắt tôm hùm. Theo UBND xã Cát Tiến, trong niên vụ khai thác tới, số lượng ghe đánh tôm hùm ở đây sẽ tăng từ 100 chiếc lên đến 200 chiếc.

* Niềm vui giữa sóng to gió cả

Đánh bắt tôm hùm là nghề của mùa biển động! Sóng càng to, gió càng lớn thì tôm hùm xuất hiện càng nhiều, nhất là vào mùa gió Bấc. Chớm vào mùa mưa bão, những chiếc ghe đánh bắt tôm hùm giống gióng buồm ra khơi. Mùa đánh bắt chính kéo dài từ tháng 9 (ÂL) năm này sang đến tháng 2 (ÂL) năm sau. Do vậy, nghề đánh bắt tôm hùm giống dù chỉ làm gần bờ nhưng thường xuyên đối mặt với nguy hiểm. Trong niên vụ khai thác 2005-2006, xã Cát Tiến có 2 chiếc ghe “thô sơ” bị sóng gió đánh vỡ toang giữa biển nhưng may là không chết ai.

Nhưng không phải hễ dưới biển có tôm nhiều là ai cũng đánh bắt được nhiều tôm. Để việc đánh bắt mang lại hiệu quả cao, việc chọn vị trí neo đánh của con thuyền cần phải vận dụng đến độ nhạy cảm về ngư trường của người “cầm chịch” và phải biết nghe ngóng thông tin từ những đầu nậu thu mua. Họ sẽ báo cho biết ai vừa bán được nhiều tôm nhất và họ vừa từ ngư trường nào về tuy nhiên quan trọng hơn cả là khâu kỹ thuật đánh bắt. Không dùng lưới bủa như những nơi khác, ngư dân khai thác tôm hùm giống ở Cát Tiến chỉ dùng lưới mành đằng (mành lưới được cho chìm sâu dưới biển). Ngoài việc chọn được vị trí nhiều hứa hẹn, ngư dân phải chọn được hướng gió và định hướng được con nước để mành lưới giăng đúng hướng di chuyển của tôm. Những chiếc neo phải “buộc” được con thuyền đứng vào đúng vị trí trung tâm của mành lưới để có thể đón được tôm cả 2 bên mành, không để tôm lọt ra ngoài vùng mành kiểm soát. Người có nhiều kinh nghiệm sẽ căn cứ vào màu râu và mắt của tôm để phân biệt nhanh được tôm sao, tôm xanh, tôm trắng và tôm tề thiên. Tôm có giá trị kinh tế cao nhất là tôm sao (160.000đ/con, giá của tháng chạp năm ngoái), kế đến là tôm xanh (35.000đ/con), tôm tề thiên cũng được mua nhưng giá chỉ có vài ngàn đồng/con, còn tôm trắng thì “tịnh”, không ai thèm ngó ngàng đến. Có ghe đánh được đến cả 1 gàu xách nước tôm trắng và tôm tề thiên nhưng giá trị chẳng bằng một vốc tôm sao.

Dù kiếm sống giữa mùa sóng gió, nhưng nghề đánh bắt tôm hùm giống vẫn là một nghề “nhẹ nhàng” nhất trong các nghề “làm biển”. Bởi sau khi thả mành lưới, các bạn thuyền có thể ngủ ngon một giấc dài cho đến nửa đêm thức dậy kéo mành, xong lại ngủ thêm một giấc đến sáng, kéo mành lần nữa và cho ghe về bến, nghỉ ngơi đến chiều thì lại ra khơi. Hiện nay, đã là giữa tháng 8 (ÂL) những người chuyên đánh bắt tôm hùm giống đã chuẩn bị xong ghe thuyền, ngư cụ (lưới, dây rút, neo, dây neo) để sẵn sàng cho vụ đánh bắt mới.

Vũ Đình Thung

 


Tìm đầu ra cho thủy sản nuôi trồng ở xã Long Sơn

Nguồn tin: BRVT, 7/10/2006
Ngày cập nhật: 8/10/2006

 


Từ ngày 18/5 đến 20/9: Phát hiện gần 130 lô tôm có tạp chất

Nguồn tin: Vasep, 6/10/2006
Ngày cập nhật: 8/10/2006

 


Khai thác tôm hùm con ở Vịnh Ninh Chữ: Vấn đề đặt ra cho ngành Du lịch và Thủy sản

Nguồn tin: Ninh Thuận, 07/10/2006
Ngày cập nhật: 8/10/2006

Từ đầu năm đến này, do tôm hùm con xuất hiện khá nhiều tại khu vực bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ nên đã thu hút nhiều hộ ngư dân tổ chức đánh bắt. Đây là nghề mới xuất hiện, phát triển tự phát nên đã gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, cảnh quan môi trường và việc đảm bảo an toàn cho người dân khi tắm biển. Du khách hoặc người đi tắm biển lần đầu đến Bình Sơn - Ninh Chữ nhìn thấy những dây phao, có cắm cờ thả dọc trên biển đã không khỏi ngạc nhiên và khi biết đó là gì đã tỏ ý phàn nàn, khó chịu. Thực trạng trên của vùng biển đã đặt ra câu hỏi: nơi đây dành cho hoạt động du lịch hay khai thác tôm hùm con?

Lợi ích kinh tế đem lại cho ngư dân

Vùng biển khai thác tôm hùm con kéo dài từ khu Du lịch Hoàn Cầu đến bãi rạn Tây Giang (Đông Hải, Phan Rang - Tháp Chàm), theo khảo sát thực tế của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS), nơi đây có khoảng 270 hộ dân thả phao và cờ lưới để bắt tôm hùm con ở độ sâu từ 2m nước trở ra và cách bờ khaỏng 20-30m. Hằng ngày cứ từ 5 giờ đến 9 giờ sáng, việc khai thác và thu hoạch tôm hùm con diễn ra. Trao đổi với các ngư dân đang hành nghề, tôi được biết ban đầu do một số ngư dân Phú Yên đến đây tình cờ phát hiện và khai thác hiệu quả tôm hùm con, từ đó ngư dân ở các xã, phường ven biển thuộc thị xã Phan Rang - Tháp Chàm đã đổ xô ra tổ chức đánh bắt bằng phương pháp đóng cọc, thả lưới. Tôm hùm con thu hoạch được có giá bán từ 40 ngàn đến 120 ngàn đồng mỗi con, thậm chí có con bán với giá 180 ngàn đồng, đã đem lại lợi nhuận kinh tế đáng kể cho người khai thác. Phương thức khai thác tôm hùm con tương đối đơn giản, dụng cụ vỏn vẹn gồm: Một vật nặng (đá, bao cát), 1 đoạn dây (tùy thuộc vào độ sâu nơi thả), 1 ít lưới mùng hoặc lưới cước cũ bó lại cột theo thân dây và 1 cái phao nổi hoặc cờ. Trung bình mỗi hộ có khoảng từ 4 đến 10 dây (mỗi dây có khoảng 10 phao lưới) trị giá mỗi phao lưới khoảng 10-15 ngàn đồng. Hầu hết những hộ khai thác nói trên là ngư dân phường Đông Hải, họ là những ngư dân nghèo, đa số là lao động biển, không có phương tiện đánh bắt thủy sản nên đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Anh Đặng Văn Tín, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVNLTS tỉnh nhận xét: “Ngoài tác dụng giải quyết việc làm, đem lại thu nhập cho dân nghèo, nghề khai thác tôm hùm con còn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, cụ thể là nghề nuôi tôm hùm lồng. Nghề này đang phát triển ở tỉnh ta. Ý kiến của Chi cục BVNLTS tỉnh cũng thể hiện rõ, căn cứ vào luật Thủy sản năm 2003 và căn cứ vào Nghị định số 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản thì các hộ khai thác tôm hùm con phục vụ mục đích nuôi trồng thủy sản nêu trên chưa có dấu hiệu vi phạm Luật Thủy sản.”.

Giải pháp bảo vệ môi trường cảnh quan

Tuy hoạt động khai thác tôm hùm con không vi phạm Luật Thủy sản song điều đáng nói là khu vực bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ lại nằm trong quy hoạch phát triển du lịch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đây là khu bãi biển có điều kiện tự nhiên khá tốt, phong cảnh đẹp, môi trường sạch... rất thuận lợi cho các hoạt động du lịch diễn ra. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương cần xem đây là lĩnh vực ưu tiên phát triển. Chúng tôi được biết ngày 23-5-2006, UBND tỉnh đã có Thông báo số 118/TB-UBND về việc xem xét việc tổ chức nuôi trồng rong sụn và đánh bắt tôm hùm con tại khu vực bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ đã yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương phải ngăn chặn triệt để hoạt động đánh bắt trên, trả lại hiện trạng ban đầu, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp để tiếp tục đầu tư phát triển du lịch. Theo đó, tất cả hộ dân đánh bắt tôm hùm con trong khu vực bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ phải tự tháo dỡ, di dời, trả lại hiện trạng ban đầu trước ngày 30-6. Tuy nhiên, cho đến giữa tháng 9, tình hình khai thác tôm hùm con dọc khu vực bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ vẫn không có gì thay đổi. Anh Nguyễn Tấn Huân, Phó trưởng phòng Kinh tế thị xã Phan Rang - Tháp Chàm cho biết: “Thực ra nghề này làm theo thời vụ, tập trung đông nhất vào những tháng hè, còn hiện nay đã giảm bớt một nửa. Thị xã đã triển khai cho chính quyền các xã, phường: Mỹ Đông, Đông Hải, Văn Hải và Mỹ Hải tuyên truyền, vận động bà con tháo gỡ, hạn chót trước ngày 30-9”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết UBND thị xã đã thống nhất với chủ trương coi khu vực bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ là khu Du lịch trọng điểm của tỉnh; nghiêm cấm việc đánh bắt tôm hùm con bằng phương pháp thả lưới bông, thả chà và treo chùm san hô đục lỗ từ khu du lịch Hoàn Cầu đến khu vực Tây Giang (Đông Hải), kể cả khu vực 7,2 ha quy hoạch nuôi tôm hùm lồng do tỉnh phê duyệt. Theo kế hoạch, ngày 3-10 các xã, phường liên quan, các phòng chức năng thị xã Phan Rang - Tháp Chàm sẽ phối hợp cùng Chi cục BVNLTS tỉnh kiểm tra cụ thể khu vực khai thác tôm hùm con dọc tuyến biển Bình Sơn - Ninh Chữ. Sau khi kiểm tra, sẽ bàn giải pháp phối hợp xử lý các hộ cố tình vi phạm.

Việc giữ gìn cảnh quan để phát triển du lịch ở vịnh Ninh Chữ là điều rất cần thiết, song việc khai thác tôm hùm con lại giải quyết được việc làm cho ngư dân nghèo ven biển (vấn đề xã hội bức xúc của nhiều địa phương), thêm đó còn cung cấp nguồn giống phục vụ nghề nuôi tôm hùm lồng. Cho nên sự phân định rõ ràng giữa vùng dành cho phát triển du lịch và vùng cho hoạt động khai thác tôm hùm con cũng chỉ là giải phát cấp thời. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Tấn Tùng, Phó Giám đốc Sở Thủy sản nói: “Chúng tôi cũng cho là không nên khai thác tôm hùm con trong khu vực du lịch, song việc tập trung về nơi khai thác là rất khó vì làm sao tôm hùm có thể di chuyển theo ngư dân về địa điểm mới!”.

Điều dễ thấy rõ là nguồn lợi tôm hùm con từ thiên nhiên có giá trị kinh tế cần phải khai thác, chỉ đáng tiếc là nó lại xuất hiện trong khu vực quy hoạch du lịch Bình Sơn – Ninh Chữ. Cho nên nếu khai thác theo phương pháp như hiện nay dĩ nhiên không chấp nhận được.

Bạch Thương, Báo Ninh Thuận

 


Quảng Bình: Nuôi cá đẻ thu 100 triệu đồng/năm

Nguồn tin: NNVN, 4/10/2006
Ngày cập nhật: 8/10/2006

Nuôi cá đẻ là mô hình phát triển mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi ở Quảng Bình. Nhờ mô hình này, anh Trần Quang Hợp ở huyện Lệ Thuỷ đã thu về 100 triệu đồng/năm. Theo anh Hợp, để nuôi cá đẻ, trước tiên phải xây dựng ao nuôi theo đúng quy cách, tiếp đó tẩy dọn ao sạch sẽ, sau đó là chọn cá bố mẹ và phân bố đàn cá đẻ. Thức ăn cho cá đẻ được chia 2 giai đoạn: giai đoạn cho cá ăn tinh và giai đoạn nuôi thuần thục.

 


Trà Vinh: Nuôi tôm càng xanh lãi cao

Nguồn tin: NNVN, 5/10/2006
Ngày cập nhật: 8/10/2006


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang