Ngành công nghiệp chế biến thủy sản ĐBSCL: Sớm khắc phục những yếu kém
Nguồn tin: ND, 21/10/2006
Ngày cập nhật: 23/10/2006
Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản 470 triệu USD
Nguồn tin: ND, 22/10/2006
Ngày cập nhật: 23/10/2006
Sản xuất cá sạch – Tạo thế đứng bền vững cho cá tra, ba sa
Nguồn tin: AG, 20/10/2006
Ngày cập nhật: 23/10/2006
Phú Thuận vận động thành lập Hội nuôi tôm càng xanh
Nguồn tin: AG, 20/10/2006
Ngày cập nhật: 23/10/2006
Sáng ngày 18/10, ông Phan Văn Danh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh An Giang đã về tìm hiểu tình hình phát triển phong trào nuôi tôm càng xanh của nông dân xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn.
Xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn là địa phương đầu tiên của tỉnh phát triển phong trào nuôi tôm càng xanh. 6 năm qua, các hộ làm nghề nuôi tôm càng xanh đều có cuộc sống khá giả do giá tôm luôn ở mức cao, từ 80 - 100.000 đồng/kg, trong khi đó giá thành nuôi chỉ khoảng 60.000 đồng/kg, so với một số đối tượng nuôi khác thì nuôi tôm càng xanh rất hiệu quả. Tuy nhiên qua 6 năm phát triển, phong trào nuôi tôm càng xanh của tỉnh đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là về con giống, nguồn vốn, kỹ thuật nuôi và thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn này là do phần lớn nông dân còn làm ăn riêng lẽ, chính vì vậy mà trong thời gian qua chưa nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh trong tiêu thụ sản phẩm cũng như nhiều vấn đề khác.
Để bàn giải pháp nhằm giúp nghề nuôi tôm càng xanh ở đây phát triển mang tính ổn định và bền vững đã được tổ chức. Tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng, với diện tích mặt nước thả nuôi là 402 hecta của 213 hộ, sản lượng tôm thương phẩm hằng năm đạt từ 600 - 700 tấn thì việc cùng nhau đi vào con đường làm ăn hợp tác là rất đúng đắn. Chính vì vậy 12 hộ nuôi tôm tiêu biểu đại diện cho 213 hộ nôi tôm ở xã Phú Thuận đây đã đồng ý tiến hành thành lập Ban vận động Hội nuôi tôm càng xanh Phú Thuận.Theo đó, Ban vận động thành lập Hội nuôi tôm càng xanh xã Phú Thuận đã được thành lập gồm 12 người do ông Văn Công Lộ làm trưởng ban.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Phan Văn Danh đã biểu dương tinh thần tự nguyên của nông dân nuôi tôm, đồng thời hứa sẽ cùng nông dân giải quyết những khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm cũng như các vấn đề khác của nông dân nuôi tôm.
Minh Hiển
Sẽ kiểm tra chất lượng cá mực trước khi xuất khẩu
Nguồn tin: TT, 23/10/2006
Ngày cập nhật: 23/10/2006
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đồng bằng sông Cửu Long: Sớm khắc phục những yếu kém
Nguồn tin: ND, 21/10/2006
Ngày cập nhật: 22/10/2006
Khai thác, nuôi trồng hải sản ở vùng biển gần Lao Mái Nhà: Dân và nhà đầu tư tranh chấp diện tích mặt nước
Nguồn tin: Phú Yên, 21/10/2006
Ngày cập nhật: 22/10/2006
Bảo quản nguyên liệu thủy sản - Lợi bất cập hại
Nguồn tin: B.Khánh Hoà, 21/10/2006
Ngày cập nhật: 22/10/2006
Năm 2006, Nhật Bản đã áp dụng Luật Thực phẩm sửa đổi, trong đó có những quy định chặt chẽ hơn về việc kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh trong thực phẩm nhập khẩu. Những tháng qua, một số lô hàng hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản bị phát hiện nhiễm Chloramphenicol, một loại kháng sinh bị cấm và nhà chức trách đã áp dụng lệnh kiểm tra 100% lô hàng hải sản của Việt Nam vào Nhật Bản. Đây là quyết định gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của các sản phẩm thủy sản Việt Nam; các doanh nghiệp (DN) đang gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu thủy sản (XKTS) vào thị trường này.
Trước tình hình này, Bộ Thủy sản đã chỉ đạo các cơ quan quản lý chất lượng và thú y thủy sản địa phương tăng cường công tác kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), đặc biệt là việc sử dụng hóa chất kháng sinh trong bảo quản sơ chế hải sản của các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) thức ăn, thuốc thú y thủy sản, cơ sở thu mua, sơ chế thủy sản… Đối với các tỉnh trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Tiền Giang, Kiên Giang, Khánh Hòa… cần tổ chức các đội đặc nhiệm kiểm tra các tàu cá, chợ cá, cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu hải sản để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Riêng Khánh Hòa, với trên 40 DN tham gia XKTS, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 cả nước, công tác đảm bảo ATVSTP thủy sản cần đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng các loại hóa chất, thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc trong nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do hình thức nuôi trồng ở Khánh Hòa nhỏ lẻ, không tập trung. Do không đủ nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhiều DN phải tổ chức mạng lưới thu mua từ nhiều đầu mối hoặc qua sơ chế nên không giám sát được việc có dư lượng thuốc kháng sinh hay không. Ngoài ra, nhiều DN chưa chủ động tìm hiểu kỹ thị trường và những thông tin liên quan đến mặt hàng mình sản xuất.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thủy sản, UBND tỉnh đã giao cho Sở Thủy sản, các ban ngành liên quan triển khai các biện pháp cụ thể về tăng cường quản lý hóa chất, kháng sinh dùng cho SX-KD thực phẩm thủy sản. Theo đó, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản sử dụng các loại hóa chất, thuốc kháng sinh nêu trong danh mục do cơ quan quản lý Nhà nước quy định cấm sử dụng trong SX-KD thực phẩm. Tập trung tuyên truyền, tập huấn phổ biển tới ngư dân, chủ tàu cá, nậu vựa, cơ sở thu mua… kiến thức ATVSTP thủy sản, tác hại của hóa chất, kháng sinh cấm… Thông báo đến các DN về mục đích, yêu cầu bảo đảm ATVSTP đối với các thị trường khó tính như EU, Nhật.
Vẫn biết, việc bảo quản tốt nguyên liệu là việc nên làm, công tác ATVSTP trong SX-KD thủy sản cũng cần chú trọng. Nhưng cái chính là người SX-KD đừng vì “tham bát - bỏ mâm” sử dụng bừa bãi các loại thuốc, chất kháng sinh trong khâu bảo quản nguyên liệu chỉ vì cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của chính mình.
ANH TUẤN
Danh mục một số chất, kháng sinh, thuốc cấm trong SX-KD thủy sản: Tên chất: Aristolochia spp và các chế phẩm của chúng, Chloramphenicol, Chloraform, Chlorpromazine, Colchicine, Dapsone, Dimetrdazole, Metronidazole, các Nitrafuran, Ronidazole. Tên thuốc: Choloramphenicol, Furazolido và một số dẫn xuất nhóm Nitrofuran, Dimetridazole, Metronidazole, Dipterex.
“Của quí” gặp nạn do… nuôi tôm
Nguồn tin: TT, 20/10/2006
Ngày cập nhật: 22/10/2006
TT - Thời gian gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì... “của quí” bị thương rất nặng. Chuyện tưởng như đùa nhưng đó lại là tình trạng phổ biến tại những vùng nuôi tôm công nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL.
Tai nạn do quạt nước
Để tạo oxy cũng như giúp cho nước chuyển động thành dòng chảy, hầu hết các ao nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp đều được gắn quạt nước. Hệ thống quạt nước đặt dưới ao được đấu nối với trục quay có gắn nhông chuyền từ một hoặc vài chiếc máy nổ đặt trên bờ. Khi máy đang chạy, quạt chuyển động mà người nào bất cẩn đứng gần để quần áo vướng vào cánh quạt thì chắc chắn sẽ bị u đầu chảy máu. Nếu là đàn ông thì toàn bộ lớp da bên ngoài của bộ phận sinh dục sẽ bị quạt “lột” sạch vì không thể tắt máy kịp.
Anh Lê Văn L. ngụ huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết: “Tôi đang ngồi trên xuồng xúc thức ăn rải xuống ao nuôi tôm thì bất ngờ gió giật mạnh làm té xuống nước. Mặc dù né được chiếc quạt đang quay nhưng tà áo bị dính nhẹ vào cánh quạt nên tôi bị giật ngược trở lại, xoay tròn dưới nước theo quạt mấy vòng. Khi đứa con trai trên bờ tắt được máy và quạt thì quần áo tôi đã bị quấn cuộn vào cánh quạt, lớp da bên ngoài “của quí” cũng mất luôn, máu chảy xối xả”.
Không riêng gì anh L., từ đầu năm đến nay đã có trên mười người nuôi tôm ở Bạc Liêu bị hư... “súng” do “tai nạn nghề nghiệp”. Anh Đặng Minh Đ., phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu, cũng vì bất cẩn đứng gần quạt nước đang quay nên cánh quạt đã “táp” vào chiếc quần đùi và cuốn luôn lớp da bên ngoài “của quí”, làm gãy luôn chân phải, phải điều trị gần một năm mới bình phục.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa - trưởng khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu - cho biết chuyện mấy ông nuôi tôm mang “của quí” đi... cấp cứu đã không còn là trường hợp hiếm, thời gian qua bệnh viện đã tiếp nhận trên 30 ca. Tại Sóc Trăng, thạc sĩ Lê Đình Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh - cũng xác nhận từ trước đến nay đã tiếp nhận rất nhiều ca cấp cứu do “của quí” của nông dân bị cánh quạt nước dưới ao nuôi tôm “đả thương”. Bản thân thạc sĩ Hùng cũng đã trực tiếp cấp cứu, “may vá và chỉnh hình” cho “của quí” của 6-7 người. Gần đây, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng cũng đã tiếp nhận ba trường hợp phụ nữ để tóc quấn vào quạt nước dẫn đến lột da đầu, đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sức khỏe nguy kịch.
Chữa xong vẫn… xài tốt!
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, hầu hết những trường hợp cấp cứu do “của quí” bị quạt dưới ao tôm “đả thương” vào đến bệnh viện thì “súng” của các ông chỉ còn lại cái “lõi” ở giữa, hai tinh hoàn trơ ra vì da bao bọc bên ngoài bộ phận sinh dục nam đều bị rách tơi tả. Để “chữa súng”, công việc đầu tiên là phải vệ sinh, rửa nước sát trùng vùng bị thương trước khi cắt lọc bỏ những lớp da bầy nhầy dính sình bùn. Trường hợp nào không mất da thì sau khi rửa sạch sẽ lộn ngược lại để may, nếu “súng” mất hết da thì có phức tạp hơn nhưng nói chung cũng giải quyết được. Tinh hoàn cũng vậy, nếu như toàn bộ da bìu bị mất thì tinh hoàn sẽ được “nuôi” dưới da đùi, ba tháng sau khi mạch máu được tái tạo sẽ cắt da để... “gói” lại.
Bác sĩ Nghĩa cho biết: “Quá trình cuốn da và tạo hình cho “của quí” của quí ông sau khi bị thương đòi hỏi rất công phu. Nếu như còn da bìu thì chúng tôi “chữa súng” rất dễ dàng, ít tốn thời gian, còn nếu như phải dùng đến da bụng thì bệnh nhân phải đi lại nhiều lần để tạo hình cho có thẩm mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các “của quí” đều... xài tốt sau khi được “sửa chữa”. Qua tìm hiểu của chúng tôi, với những bệnh nhân đã từng mang “của quí” đi cấp cứu thì cuộc sống gia đình vẫn hạnh phúc, họ vẫn có vợ con bình thường.
Hiện nay, bình quân một ca “chữa súng” hoàn chỉnh mất khoảng 14-15 triệu đồng và thời gian điều trị ít nhất cũng 3-4 tháng. Theo bác sĩ Nghĩa, tới đây sẽ tiến hành triển khai công tác vi phẫu để điều trị cho bệnh nhân bị tai nạn “của quí”. Nếu phẫu thuật như vậy sẽ ít tốn thời gian và chi phí cho người bệnh.
NGỌC DIỆN - VIỆT SỬ
Lâm Đồng: Xoá sổ mô hình nuôi cá rô phi
Nguồn tin: Lao Động , 21/10/2006
Ngày cập nhật: 21/10/2006
Nguyên nhân do bà con không tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh ao hồ, thức ăn cho cá... và còn do người nuôi bắt cá giống để ăn hàng ngày. Ngày 20.10, UBND huyện Đơn Dương cho biết 36.000 con cá giống rô phi được cấp cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương từ cuối năm 2005 đến nay đã hoàn toàn bị "xoá sổ".
K.D
Xuất khẩu thủy sản sang Nhật có thể đạt 800 triệu USD
Nguồn tin: TTXVN, 20/10/2006
Ngày cập nhật: 21/10/2006
Triệu phú trẻ Lý Thương
Nguồn tin: BCT, 20/10/2006
Ngày cập nhật: 21/10/2006
Ở tuổi 28, anh Lý Thương được bà con nông dân Khmer ở cùng ấp Bưng Tung, xã Khánh Hòa, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng gọi là “Triệu phú trẻ”.
Trước đây, cuộc sống của người dân quê anh rất khó khăn. Diện tích đất canh tác đa số trồng lúa nhưng thiếu nước ngọt, nên chỉ làm một vụ trong năm. Thanh niên trong ấp ngoài làm nông chẳng có nghề phụ, nhiều người cứ rủ nhau đi làm thuê nơi khác. Trước hoàn cảnh khó khăn, năm 1999, một số hộ dân trong ấp đã chuyển từ trồng lúa sang nuôi nhử tôm tự nhiên. Chuyện dẫn nước mặn vào để nuôi tôm đã gây ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa của các hộ khác, năng suất lúa đạt thấp. Trước phong trào nuôi tôm ngày phát triển mạnh, Lý Thương cũng bắt tay vào làm.
Năm 2000, hơn 1 ha đất ruộng được Lý Thương đào ao xây dựng mô hình nuôi tôm sú bán công nghiệp. Vụ tôm đầu tiên anh đã thu hoạch được gần 1 tấn tôm, trừ các khoản chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng. Từ diện tích nuôi 1 ha, anh mở rộng dần diện tích đến nay đã có 2 ha áp dụng theo mô hình nuôi công nghiệp 2 vụ trong năm. Anh cho biết: “ Tôm sú khó nuôi, để hạn chế rủi ro thấp nhất thì cần phải thường xuyên tìm hiểu, học tập kỹ thuật”. Nhờ chịu khó học hỏi khoa học kỹ thuật nên năm nào anh nuôi tôm sú đều có lãi trên 200 triệu đồng. Anh Thương cho biết vừa thu hoạch được 5 ao, còn lại 2 ao và bán được trên 500 triệu đồng.
Không chỉ nuôi tôm, Lý Thương còn mở cửa hàng bán thức ăn thủy sản, thuốc xử lý nước, hàng hóa phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của bà con trong các ấp lân cận. Gia đình anh đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 7 thanh niên trong ấp. Nhờ cần cù lao động sản xuất, biết tính toán làm ăn, giúp đỡ người khác, vợ chồng anh được nhiều người quí mến, ngợi khen và học hỏi làm theo.
THẠCH PÍCH
Kiên Giang: Trên 24 tỉ đồng phát triển nguồn lợi thủy sản
Nguồn tin: BCT, 20/10/2006
Ngày cập nhật: 21/10/2006
Cà Mau: Mở rộng diện tích trồng lúa mùa kết hợp nuôi cá đồng
Nguồn tin: BCT, 20/10/2006
Ngày cập nhật: 20/10/2006
Mặc dù chưa kết thúc thời vụ nhưng đến nay tỉnh Cà Mau đã gieo cấy được 16.785 ha lúa mùa, vượt 6,2% kế hoạch năm. Phần lớn diện tích lúa được nông dân kết hợp nuôi thả các loại cá đồng (cá lóc, cá sặc rằn, cá rô…), do không dùng thức ăn công nghiệp nên cá bán được giá rất cao. Các huyện đang phát triển mạnh mô hình này là: Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình.
Thực hiện Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, từ năm 2000, tỉnh Cà Mau đã chuyển một phần lớn diện tích đất trồng lúa sang nuôi tôm và sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm, diện tích canh tác lúa trên địa bàn thường ổn định ở mức 54.000 ha. Một số địa bàn do được quy hoạch sản xuất cây con hệ sinh thái ngọt đã mở rộng diện tích trồng lúa mùa kết hợp nuôi cá đồng trong môi trường tự nhiên, đồng thời trồng nhiều loại rau màu, cây ăn trái nên hiệu quả kinh tế đạt khá cao.
Thu Thùy
Nhật Bản liên tục phát hiện sản phẩm cá mực Việt Nam vi phạm Luật VSATTP
Nguồn tin: MOT, 20/10/2006
Ngày cập nhật: 20/10/2006
Bến Tre: Nuôi cá mú thu lãi cao
Nguồn tin: BTre.TV, 10/10/2006
Ngày cập nhật: 20/10/2006
Trại thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản Cađet Bình Đại đã thu hoạch cá bống mú nuôi thử nghiệm bằng thức ăn viên công nghiệp hiệu UP. Với 8.000 m2 mặt nước, lượng các giống thả nuôi 5.000 con, thời gian nuôi 8 tháng, tỷ lệ sống trên 80%, trọng lượng các mú thương phẩm đạt trung bình 800 – 1 kg/ con. Sau 4 đợt thu tỉa, nuôi vỗ béo, tổng sản lượng đạt hơn 3,3 tấn, năng suất bình quân đạt 4 tấn/ha.
Giá cá mú thương phẩm đạt bình quân 100.000 đồng/kg, trại đã thu về hơn 330 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi hơn 100 triệu đồng. Cá mú là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với vùng mặn và lợ, có khả năng phát triển kinh tế hộ và quy mô kinh tế trang trại. Thành công từ mô hình này góp phần phá thế độc canh con tôm sú, giúp nông dân luân canh, giảm vụ ba và đa dạng nghề nuôi thủy sản ở Bến Tre.
Sở Thủy Sản Nghệ An : Tôm he chân trắng một hướng nuôi trồng thuỷ sản cho những người nuôi
Nguồn tin: NA, 17/10/2006
Ngày cập nhật: 20/10/2006
Hiện nay Sở Thuỷ sản Nghệ An vẫn chủ trương lấy con tôm sú làm đối tượng nuôi chính bởi những giá trị về kinh tế do con tôm sú đem lại là rất lớn. Mặt khác trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm đang được nâng cao, ý thức về quản lý cộng đồng đang dần đi vào cuộc sống do đó năng suất và sản lượng của tôm sú ngày càng đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh sự phát triển về nghề nuôi là sự đa dạng về các loài giống có giá trị kinh tế cao mà Ngành thuỷ sản đã cho sinh sản thành công trên địa bàn Nghệ An trong thời gian qua. Song song với sự phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản, Ngành thuỷ sản xác định cần phải đa dạng về đối tượng và hình thức nuôi, khắc phục những tồn tại bộc lộ trong quá trình nuôi tôm sú đem lại như dịch bệnh, kỹ thuật nuôi phức tạp, hệ số và giá trị thức ăn cao.
Thời tiết và Khí hậu phức tạp như ở Nghệ An việc áp dụng và đưa đối tượng nuôi phù hợp với thổ nhưỡng, đem lại giá trị về kinh tế luôn được Lãnh đạo Ngành tìm tòi, trăn trở và suy nghĩ. Ngoài việc nuôi con tôm sú, cá rô phi đơn tính, ốc hương…. Tôm he chân trắng đang được lựa chọn
Tôm he chân trắng là đối tượng nuôi có giá trị về kinh tế, thời gian nuôi ngắn, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tôm he chân trắng được nghiên cứu và phân tích rõ về những ưu, nhược điểm tại các cuộc hội thảo trong toàn quốc và được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Nghệ An vào năm 2003 với diện tích nuôi từ 2 đến 3 ha tập trung chủ yếu tại huyện Nghi Lộc. Đến nay cả tỉnh có diện tích nuôi lên đến 24 ha tăng 80% so với năm 2003 với 47 đơn vị, hộ nuôi. Trong đó huyện Nghi Lộc có 15 ha (tập trung chủ yếu ở các xã: Nghi Thái, Nghi Khánh, Nghi Hợp, Phúc Thọ ) chiếm 62% diện tích nuôi tôm he chân trắng cả tỉnh. Số diện tích còn lại phân bổ ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Hoà (TP Vinh).
Về kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng không quá phức tạp như nuôi tôm sú, thời gian nuôi ngắn, phổ muối rộng, phổ nhiệt độ rộng. Tôm chịu được ngưỡng ảnh hưởng môi trường lớn hơn tôm sú, ít mẫn cảm với các bệnh thông thường mà tôm sú thường mắc phải (như bệnh đống rong, mòn đuôi, cụt râu) tỷ lệ đạm trong thức ăn thấp, có thể thả với mật độ giày và cho năng suất cao. Tôm he chân trắng có thể nuôi tốt trong nước ngọt và cả ở những vùng không có khả năng nuôi tôm sú, chi phí dùng cho nuôi tôm he chân trắng thấp hơn nuôi tôm sú, kích cỡ tôm he chân trắng đồng đều hơn.
Một số hộ nuôi tôm he chân trắng đạt kết quả cao tại Quỳnh Lưu có hộ ông Vũ Văn Đức ở xã Quỳnh Xuân nuôi tôm he chân trắng với diện tích 9.100m2 trên 02 ao. Ao thứ nhất ông Đức thả giống với số lượng giống 500.000 con/5400 m2 , mật độ thả 93 con/m2 , áo số 2 ông thả 200.000 con/3700m2 , mật độ thả 93 con /m2 . Tôm giống có chất lượng cao, nguồn gốc từ HAWAI do công ty CP Thái Lan cung cấp đã được Cục Quản Lý Chất Lượng, An Toàn Vệ Sinh & Thú Y Thuỷ sản – Bộ Thuỷ sản cấp giấy chứng nhận.
Thức ăn tôm do công ty CP sản xuất có giá 15.700đ /kg, rẻ hơn 2000đ so với thức ăn nuôi tôm sú. Thời gian nuôi 70 ngày, tổng sản lượng sau khi thu hoạch là : 10.315kg. Trong đó ao số 01 là 7.315 kg, năng suất đạt13,5 tấn/ha. Ao số 02 đem lại cho ông 4000kg đạt năng suất 10,8 tấn/ha. Tôm có kích cỡ từ 80-90con/kg, tỷ lệ sống đạt100%, có giá bán trên thị trường là 55.000đ /kg.
Tổng thu từ nuôi tôm he chân trắng ông Đức thu được 567.000.000đ sau khi trừ các khoản chi phí hết 300.000.000đ trong đó (200 triệu tiền thức ăn cho tôm; Giống 35 triệu; Nhiên liệu dầu, chi phí điện hết 16 triệu; Tiền trả lương cho công nhân 15 triệu; Vi sinh 15 triệu; Xử lý ao hồ 5 triệu; Chi phí khác 15 triệu). Như vậy sau sau hơn 2 tháng nuôi tôm he chân trắng ông Đức thu lãi ròng 267 triệu.
Tại khu nuôi tôm công nghiệp thuộc xã Diễn Kim huyện Diễn Châu do công ty In ty Mex – Bộ Thương mại làm chủ đầu tư. Công ty nuôi thử nghiệm trên diện tích 2ha/4 ao. Mật độ thả 80 con/ m2 , số lượng giống thả 1,6 triệu con tôm giống P15, giống tôm nhập về từ Nha Trang – Khánh Hoà. Sau 78 ngày nuôi tổng doanh thu được 540 triệu, sau khi trừ đi các khoản chi phí từ giống, thức ăn, nhân công hết 360 triệu, Cty còn lãi ròng 180 triệu. Một số hộ nuôi tôm he chân trắng ở huyện Nghi Lộc có ông Dũng (Nghi Hợp) lãi ròng 75 triệu sau khi trừ đi tổng chi phí, ông Đồng (Nghi Thái) thu nhập 60 lãi ròng……..
Vì thế, ngành Thuỷ sản có một số khuyến cáo nên phát triển nghể này, tuy nhiên người nuôi phải được tập huấn về kỹ thuật để phòng tránh dịch bệnh. Trại , ao nuôi phải được tách biệt với trại sản xuất tôm giống và vùng nuôi tôm bản địa; độ mặn, nước ngọt ổn định đảm bảo chỉ tiêu theo đúng quy định; nguồn tôm bố mẹ phải lấy dòng sạch bệnh hoặc dòng kháng bệnh có nguồn gốc xuất xứ và được kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.
Lê Hồng Trung - Chi cục BVNL thuỷ sản Nghệ An
Bạc Liêu: Dân hợp sức nuôi nghêu
Nguồn tin: TP, 19/10/2006
Ngày cập nhật: 20/10/2006
Bờ biển tỉnh Bạc Liêu từ TX Bạc Liêu qua huyện Hòa Bình đến huyện Đông Hải dài hơn 56 km có nhiều bãi bồi và 2.744 hộ nông dân nghèo đã thành lập 8 HTX nuôi nghêu, sò với diện tích 6.388 ha.
Anh Trần Văn Xuân, Chủ nhiệm HTX Thắng Lợi ở xã Hiệp Thành (TX Bạc Liêu) cho biết: “Đại đa số xã viên là người nghèo”. Đặc biệt, có khoảng 2/3 là người dân tộc Khơ- me. Bà con vào HTX mong muốn có việc làm, thoát nghèo.
HTX Thắng Lợi có 292 xã viên nhưng chỉ 35 người có tiền góp tổng cộng 35 triệu đồng. Bên cạnh, HTX Biển Đông A ở xã Vĩnh Trạch Đông (TX Bạc Liêu) có 1.096 xã viên, chỉ 24 người có tiền đóng góp. HTX Thành Côn ở xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) có 305 xã viên cũng chỉ 69 người góp vốn. Số đông còn lại thì góp bằng ngày công lao động.
Ông Trần Hoàng Em là xã viên HTX Thắng Lợi nhưng chưa có tiền góp vốn mà góp công: “Mỗi tháng HTX trả công 1,2 triệu đồng, tôi nhận một nửa tiêu xài, còn lại để dành góp vốn. Tôi làm công đã gần 3 tháng, sắp đủ vốn góp vô HTX rồi. Nhà tôi có 2 công rẫy mà đến 8 đứa con nên được lấy công làm vốn góp này mới trở thành xã viên để có thể thoát nghèo”.
Anh Đoàn Khanh Em canh giữ chòi số 1 của HTX Thắng Lợi tâm sự: “Việc canh chừng chủ yếu là năn nỉ bà con đừng bắt nghêu nuôi. Thực ra, bãi biển này trước kia bà con tự do bắt, nay rào lại bảo vệ để làm ăn hợp tác, thu lợi cao hơn nhưng phải bảo vệ suốt ngày đêm mới được”.
Dưới lớp cát mịn pha bùn là nghêu. Ông Lâm Văn Nghét (người canh giữ nghêu của HTX Thắng lợi) bốc lên một vốc nghêu đang lớn, kể: “Nghêu này mới thả được 2 tháng. Hồi thả khoảng 200 con/kg, nay khoảng 70 con/kg. Lời thấy rõ”.
HTX nuôi nghêu, sò do người dân nghèo thành lập nên gặp khó khăn về vốn. Ông Huỳnh Tân Hứa, Phó chủ nhiệm HTX Biển Đông A kể: “Chúng tôi phải vay ngoài với lãi suất 5-7%/tháng để hoạt động, xin vay vốn ngân hàng chính sách- xã hội nhưng chưa thấy trả lời”.
Bà con hy vọng năm sau tình hình thiếu vốn sẽ bớt gay gắt.
Bà Nguyễn Kim Định, Bí thư Đảng ủy xã Hiệp Thành (TX Bạc Liêu) nói: “Sau những năm nuôi tôm bị thất bại, nghề nuôi nghêu ở bãi bồi đang mở ra niềm hy vọng mới cho bà con trong xã”.
Nguyễn Tiến Hưng
Thái Lan kêu gọi phát triển nuôi bào ngư
Nguồn tin: Vasep, 17/10/2006
Ngày cập nhật: 19/10/2006
Trại nuôi bào ngư duy nhất của Thái Lan ở tỉnh Phuket lên kế hoạch thu hút thêm nhiều người dân tham gia nuôi bào ngư để thâm nhập vào các thị trường tiềm năng như Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo ông Sitthisak Muangsin, chủ trại nuôi, nhu cầu tiêu thụ bào ngư hiện nay rất cao, do vậy, đây là thời điểm thích hợp cho Thái Lan phát triển ngành nuôi bào ngư.
Ông Sitthisak cho biết Việt Nam và Malaixia có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của Thái Lan trên thị trường bào ngư nhờ có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản.
Để ngành nuôi bào ngư phát triển mạnh hơn, Thái Lan cần chú trọng hơn nữa tới đầu tư nghiên cứu và bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh.
Năm 2005, trại nuôi của ông Sitthisak xuất khẩu khoảng 20 triệu bào ngư sống, chủ yếu sang Đài Loan. Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu bào ngư của trại nuôi này đạt 5,37 triệu USD/năm với sản lượng đạt khoảng 100 tấn.
(BNT)
Thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển thủy sản
Nguồn tin: Ninh Thuận, 19/10/2006
Ngày cập nhật: 19/10/2006
Bến Tre: nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng
Nguồn tin: BTre, 19/10/2006
Ngày cập nhật: 19/10/2006
UBND tỉnh Bến Tre vừa có văn bản thống nhất cho phép Công ty xuất nhập khẩu Lâm thủy sản được triển khai dự án thực nhiệm nuôi 15 ha tôm thẻ chân trắng trong khu vực nuôi tôm của công ty tại xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri. Công ty phải bảo đảm thực hiện tốt các giải pháp không gây ô nhiễm môi trường chung quanh.
Theo ông Đoàn Văn Đảnh – Phó Giám đốc Sở Thủy sản Bến Tre, nuôi tôm thẻ chân trắng có ưu điểm hơn tôm sú: có thể thả dày từ 100-150 con/m2 (tôm sú chỉ 30-40 con/m2). Thời gian nuôi từ 2,5-3 tháng, trong khi nuôi tôm sú phải từ 3-4,5 tháng mới có thể thu hoạch. Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng tốt ở những vùng đất nuôi tôm sú bị nhiễm bệnh nhiều năm. Trong các năm qua, các tỉnh ở miền Trung đã thu được kết quả cao nuôi tôm thẻ chân trắng ỡ những vùng đất không còn nuôi tôm sú được. Tôm thẻ chân trắng đang được tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và nhiều nước trên thế giới.
Lư Thế Nhã
Cá đồng VN qua Campuchia
Nguồn tin: TT, 19/10/2006
Ngày cập nhật: 19/10/2006
Doanh nghiệp Cà Mau gắn với người nuôi thủy sản
Nguồn tin: ND, 18/10/2006
Ngày cập nhật: 19/10/2006
Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Cà Mau đã thành công bước đầu về hợp tác, liên kết người sản xuất từ khâu mở rộng diện tích, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, bảo quản đến thu mua sản phẩm. Cách làm này rất thiết thực, được bà con nuôi thủy sản yên tâm, đồng tình, góp phần tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Cà Mau là tỉnh chiếm tỷ trọng hơn 18% kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm của cả nước. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản hơn 460/560 triệu USD kế hoạch cả năm. Từ nay đến cuối năm là thời điểm vào vụ thu hoạch chính, Cà Mau dự kiến sẽ đạt thêm 140 triệu USD; nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm đạt 600 triệu USD, vượt kế hoạch 40 triệu USD (năm 2005 là 500 triệu).
Sản lượng tôm nuôi, khai thác từ biển của Cà Mau năm nay tăng không đáng kể, tình hình thiếu nguyên liệu vẫn khá gay gắt. Dù diện tích nuôi tôm của tỉnh hiện lên đến gần 250 nghìn ha, nhưng do nuôi quảng canh, rủi ro, thiên tai liên tiếp, tình trạng tôm chết chưa được khắc phục, đã gây thiệt hại cho người sản xuất. Hiện nay, 23 nhà máy chế biến tôm trong tỉnh chỉ hoạt động khoảng 60% công suất và không ít doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nhất là số doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, hoặc mới hình thành. Tuy nhiên, thuận lợi lớn nhất của ngành thủy sản Cà Mau trong thời gian gần đây là giá tôm các loại tăng cao, bình quân tăng 20 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Ðây là năm giá tôm ở Cà Mau cao nhất từ trước đến nay. Ðiều này đã tác động rất có lợi, trước hết cho gần 140 nghìn hộ nuôi tôm, các doanh nghiệp và chương trình xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Chất lượng tôm của Cà Mau đã được khẳng định và được tiêu thụ tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng thị trường chủ lực vẫn là Mỹ và Nhật Bản, chiếm hơn 70% sản lượng tôm xuất khẩu.
Song, các doanh nghiệp ở Cà Mau chỉ chú trọng xuất khẩu con tôm, mà không mặn mà xuất khẩu các loại thủy sản có giá trị khác và không gắn kết với người sản xuất. Ðây là những yếu kém chính của ngành thủy sản địa phương. Trong khi đó, đông đảo nông dân ở các vùng chủ động nuôi nhiều loại thủy sản khác như cua, cá kèo, cá chẽm... rất thành công. Các sản phẩm này chưa đủ sản lượng để xuất khẩu, nhưng lại dư thừa ở các chợ địa phương. Do không có thị trường tiêu thụ, không trở thành sản phẩm hàng hóa, cho nên các mô hình nuôi thủy sản nói trên thường bị "chết yểu" và chưa thể nhân rộng dẫn đến thua thiệt, lãng phí lớn cho người sản xuất. Xin nêu dẫn chứng: Cuối năm 2005, lãnh đạo huyện Ngọc Hiển cử cán bộ đi học cách nuôi hào biển ở một số tỉnh và "mang kiến thức" về kêu gọi ngư dân một số xã ven biển ứng dụng và đã có rất nhiều ngư dân làm theo. Tuy nhiên, khi người nuôi thủy sản bước vào thu hoạch rộ lại không có thị trường tiêu thụ; rất nhiều người ngao ngán, lỗ vốn. Tại các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời có hàng trăm hộ nông dân đầu tư vốn khá lớn để nuôi các loại cá đồng, khi thu hoạch đạt năng suất cao và cũng trong tình trạng không có thị trường tiêu thụ. Hầu hết bà con nông dân đều băn khoăn: Việc phát triển các mô hình nuôi, trồng thủy sản khác ngoài con tôm đặt ra cho các cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp những vấn đề bức xúc cần sớm nghiên cứu giải quyết và điều quan trọng nhất là tổ chức lại sản xuất, thị trường tiêu thụ, cung cấp con giống, hỗ trợ kỹ thuật.
Ðể tạo ra nguồn nguyên liệu tôm ổn định cho chế biến, ngành thủy sản Cà Mau đã gợi mở, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hợp tác liên kết đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật, ký hợp đồng trực tiếp với người nuôi để tiêu thụ trực tiếp sản phẩm. Lâu nay, người nuôi tôm chỉ biết bán sản phẩm sau thu hoạch của mình cho các thương lái thu mua nhỏ lẻ, tổ hoặc hệ thống đại lý trong tỉnh, cho nên thường xuyên bị thua thiệt, bị ép giá. Việc các doanh nghiệp gắn kết với người sản xuất là điều không mới, nhưng rất thiết thực, cùng sát cánh, sẻ chia thành quả và những khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Bước đầu, đã có một số doanh nghiệp làm theo hướng này, mở ra triển vọng mới, người sản xuất rất phấn khởi. Ðó là Công ty chế biến thủy sản và xuất, nhập khẩu Cà Mau. Thời gian qua, công ty đã ký hợp đồng trực tiếp với Lâm - ngư trường 184 tiêu thụ tôm nuôi sinh thái, mỗi năm khoảng 300 tấn, đạt giá trị xuất khẩu khoảng 5 triệu USD. Giám đốc lâm - ngư trường Ngô Dũng Liêm, cho biết: Dự án nuôi tôm sinh thái được triển khai thực hiện vào năm 2003, có sự hỗ trợ tài chính, giám sát kỹ thuật, qua bốn năm thực hiện, có thể khẳng định đây là mô hình nuôi tiêu biểu vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa giữ và làm giàu thêm vốn rừng ngập mặn tại Cà Mau. Thế nhưng, mô hình này còn "co cụm", chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. Ðến nay, đã có 1.300 hộ nông dân ở đây được tập huấn và chuyển giao kỹ thuật. Theo nhiều nông dân, quy trình kỹ thuật nuôi tôm sinh thái không quá khó và nuôi trong điều kiện tự nhiên, không dùng hóa chất xử lý môi trường, không dùng thức ăn chế biến sẵn, chi phí đầu tư thấp; đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm tôm nuôi sinh thái đạt hiệu quả khá cao, giá ổn định, người sản xuất được tăng thêm giá trị đến 25% so với tôm nuôi khác. Khi vào vụ thu hoạch, công ty cử người trực tiếp đến mua sản phẩm tại đầm tôm. Cách làm này giúp người sản xuất không bị thiệt về giá và đã khắc phục được nạn bơm chích tạp chất, kiểm soát được dư lượng chất kháng sinh, bảo quản sản phẩm tươi, sạch hơn. Ông Trần Văn Của, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi tôm tại ấp Nhật Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi, rất phấn khởi: Tổ hợp được thành lập từ đầu năm 2006, có 17 hộ tham gia, với 40 ha nuôi tôm. Trước đây, bà con nuôi quảng canh, bị mất mùa thường xuyên. Sau khi liên kết, hợp tác với Công ty chế biến thủy sản Phú Cường, bà con đã tổ chức lại sản xuất, chuyển sang nuôi thâm canh. Ngay từ đầu, công ty đã hỗ trợ đầu tư hơn 300 triệu đồng kéo lưới điện hạ thế, hướng dẫn kỹ thuật, bảo quản, trực tiếp mua sản phẩm. Bà con phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, yên tâm đầu tư, trong đó đã cải tạo lại và làm mới 40 ao nuôi tôm công nghiệp trên diện tích 17 ha. Từ đầu năm đến nay, tổ hợp tác thu hoạch ba vụ, đạt sản lượng gần 150 tấn tôm, tăng hơn 30% về sản lượng so với trước. Thấy được cái lợi về nhiều mặt, đông đảo bà con ở đây đã xin vào tổ hợp tác. Một số doanh nghiệp khác trong tỉnh đang tích cực triển khai các dự án hợp tác, gắn kết với người sản xuất như ở các Lâm-ngư trường Ngọc Hiển, Ðầm Dơi..., nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn; nuôi tôm sinh thái đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ðồng chí Phạm Văn Ðức, Giám đốc Sở Thủy sản Cà Mau cho biết: "Chúng tôi đã rút ra kinh nghiệm và đã có bài học cần thiết về sự gắn bó, cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp để tạo bước đột phá, nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình chuyển dịch sản xuất". Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác với nông dân từ khâu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đến tiêu thụ sản phẩm; đồng thời qua đó tổ chức lại sản xuất, nâng cao vai trò của kinh tế hợp tác trong điều kiện mới. Cách làm này đang tạo động lực mới, mạnh mẽ hơn để Cà Mau thực hiện chương trình xuất khẩu thủy sản, hướng đến mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu một tỷ USD vào năm 2010.
NGỌC QUÂN
Những định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản Phú Yên
Nguồn tin: PY, 18/10/2006
Ngày cập nhật: 18/10/2006
Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói riêng và nghề cá nói chung muốn phát triển vững chắc phải thỏa mãn được xu thế hội nhập với điều kiện nhanh chóng thích nghi môi trường, thị trường luôn biến động và cạnh tranh. Bởi vậy muốn cho ngành NTTS của tỉnh Phú Yên phát triển trong nhiều năm tới, thì những định hướng sau đây được xem như là cơ sở để chỉ đạo, điều hành sản xuất.
VỀ QUY HOẠCH CÁC VÙNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NUÔI
Phát triển diện tích trên cơ sở quy hoạch được duyệt, áp dụng công nghệ nuôi phù hợp để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm nuôi đi đôi với quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường vùng nuôi. Hiện nay, cơ sở hạ tầng thủy lợi, đường sá v.v… các vùng nuôi tôm còn yếu kém, chưa có hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước đang phụ thuộc tự nhiên. Do đó, công tác điều tra quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng cấp thoát nước và bảo vệ môi trường cho 4 vùng nuôi tôm tập trung lớn là đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, cửa sông Đà Nông đang là một đòi hỏi cấp bách. Quy hoạch vùng nuôi đảm bảo tính linh hoạt dễ thay thế đối tượng, mùa vụ nuôi. Ví dụ: vùng nuôi tôm sú cũng có thể nuôi cá rô phi đơn tính, nuôi cua ghẹ… và khi cần thì thay đổi đối tượng nuôi để giảm thiểu dịch bệnh, không làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân. Mở rộng diện tích nuôi biển với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, đáp ứng cho việc cung ứng thực phẩm thủy sản và xuất khẩu. Dự kiến chỉ tiêu kế hoạch phát triển NTTS đến năm 2010, với diện tích 6.130ha, 22.050 lồng bè nuôi; 207 cơ sở sản xuất giống; sản lượng thu hoạch 11.850 tấn với giá trị xuất khẩu 45 triệu USD, thu hút 30.600 lao động…
Ở vùng nước ngọt: Khuyến khích các hình thức nuôi “tĩnh” theo mô hình VAC ở các ao hồ nhỏ dưới 5 ha, nuôi “động” ở sông, suối bằng lồng, bè. Đối tượng nuôi được lưu ý là các loài cá rô phi, lóc, rô đồng, tai tượng, lăng, trắm, trôi, mè, chép, thác lác và tôm càng xanh… Những hồ chứa thủy nông, thủy điện có diện tích từ 5 ha trở lên như Sông Hinh, Đồng Tròn, Phú Xuân… áp dụng các hình thức nuôi mặt nước lớn (thả bù đánh bắt tỉa) kết hợp thả nuôi 500 lồng bè, nuôi eo ngách từ 10-20% diện tích, năng suất nuôi lồng 100kg/m3 lồng. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 2.200 tấn sản phẩm, đảm bảo tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật. Vùng nước lợ: không tăng thêm diện tích ở vùng ngập mặn, bãi bồi hạ lưu các sông, chỉ chuyển diện tích vùng trên triều, vùng cát sang NTTS khi được xem xét và quy hoạch kỹ lưỡng có đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Ngoài con tôm sú, chú trọng phát triển các đối tượng khác như tôm thẻ chân trắng, rảo đất, nuôi cá, nuôi ghép cá – tôm; phấn đấu đến năm 2010 đạt 4.250 tấn. Vùng nước mặn: phát triển nghề NTTS ở cửa đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, Vũng Rô, Hòn Nưa… với diện tích có khả năng nuôi là 1.000 – 2.000 ha. Đối tượng nuôi gồm: tôm hùm, cá mú, cá giò (cobia), cá hồng, cá tráp, cá vược, ngao, vẹm, hàu, bào ngư, rong sụn… Đặc biệt, chú trọng phát triển nuôi tôm hùm lồng đến năm 2010 đạt 16.000 lồng nuôi thương phẩm và 4.000 lồng ươm; sản lượng thu hoạch 800 tấn, tăng hơn 7 lần so với năm 1999. Ngành thủy sản huy động các thành phần kinh tế trong nước, thu hút vốn và công nghệ nuôi biển từ nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI để phát triển nuôi lồng bè một số loài có giá trị kinh tế cao tại các vùng biển Sông Cầu, Tuy An.
VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ NTTS
Cần phải có cơ chế xã hội hóa đầu tư thích hợp, trong đó Nhà nước có vai trò chính yếu trong việc tổ chức, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ NTTS: Hệ thống cấp nước đầu nguồn và tiêu thoát xử lý nước thải cuối nguồn cho các vùng nuôi tôm; mạng lưới dịch vụ nuôi trồng; mạng lưới chợ bán buôn thủy sản; hệ thống thông tin nghề cá v.v… Ngư dân đóng góp xây dựng kênh mương nội đồng, gắn liền đến quyền lợi và nghĩa vụ của từng nông hộ (phải chịu mất 1 phần đất, tự đào kênh theo qui định…); xây dựng và nhân rộng các hình thức tự quản do cộng đồng người nuôi đồng thuận quy chế, lập ra BQL để quản lý vùng nuôi từ 30 ha đến 50 ha/vùng. Nhà nước đóng vai trò giám sát và giúp đỡ, xây dựng chính sách thông thoáng thu hút các thành phần kinh tế, các nguồn lực đầu tư phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng, công nghiệp hóa và hiện đại hóa NTTS.
Mạng lưới dịch vụ NTTS: Dự kiến xây dựng mạng lưới trạm, trại dịch vụ nuôi trồng tại mỗi vùng nuôi tập trung; mạng lưới chợ bán buôn thủy sản… Việc mua bán công khai, thông thoáng theo các hình thức mặc cả thỏa thuận, đấu thầu, ký hợp đồng… giúp cho ngư dân tăng khả năng tiếp thị, hạn chế những thiệt thòi do vài tư thương bắt chẹt giá. Cần đầu tư xây dựng 1 chợ bán buôn tôm cá nuôi, chợ bán buôn thủy sản từ nguồn vốn huy động của địa phương.
VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN
Coi nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ là khâu đột phá phát triển NTTS bền vững. Trong những năm tới cần tập trung vào các giải pháp sau: Nghiên cứu phát triển các công nghệ sản xuất giống mới; nhanh chóng hoàn thiện công nghệ sản xuất giống sạch bệnh; phát triển công nghệ nuôi biển, công nghệ nuôi thâm canh theo qui trình khép kín; ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ thủy sản, nâng cao năng lực và trình độ sản xuất, bảo quản nguyên liệu; nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý NTTS.
Chú trọng đào tạo nhân lực NTTS, đẩy mạnh hợp tác với các viện, trường nghiên cứu thủy sản trong và ngoài nước, tiếp nhận nhanh các thành tựu khoa học công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài trong lĩnh vực nghề cá. Khuyến khích các hình thức hộ trang trại, HTX, các hiệp hội nuôi tôm ở mỗi vùng, liên kết chặt giữa nuôi với SX giống và thức ăn cho nuôi trồng. Ở cơ sở sản xuất (thôn, xã, vùng nuôi tôm…), thành lập hội ngư nghiệp để nâng cao vai trò tự quản trong cộng đồng và giúp đỡ nhau trong sản xuất.
Để đảm bảo cung ứng giống thủy sản cho ngư dân, đến năm 2010, ngành thủy sản phát triển 1-2 trung tâm sản xuất giống cấp I, sản lượng giống đạt 3-5 triệu con/năm. Để đảm bảo nguồn giống tôm sạch bệnh cho nhu cầu sản xuất của tỉnh và trong nước, cần đầu tư chiều sâu các khu sản xuất giống với khoảng 200 trại, sản lượng giống đạt 2.000 triệu con/năm, tăng hơn 7,5 lần so với năm 1999. Ngành đầu tư Khu sản xuất giống Gành Đỏ: 50 trại, sản lượng 500 triệu con/năm; khu sản xuất giống Xuân Hải: 120 trại, sản lượng 1.200 triệu con/năm; khu sản xuất giống An Hòa: 35 trại, sản lượng 350-500 triệu con/năm. Đối với tôm thẻ chân trắng, dựa vào nguồn giống từ các trại của Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Phú Yên và một số Trung tâm giống quốc gia; nghiên cứu và xây dựng trại sản xuất giống tôm hùm, tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm.
Để đảm bảo những chỉ tiêu kinh tế phát triển, nhu cầu vốn đầu tư NTTS dự tính theo giá hiện hành, giai đoạn 2006-2010 là 351,6 tỷ đồng.
VÕ CHÂU (Giám đốc Sở Thủy sản Phú Yên)
Bến Tre - phát triển công nghiệp chế biến thủy sản thành kinh tế chủ lực
Nguồn tin: BT, 18/10/2006
Ngày cập nhật: 18/10/2006
An Giang: Nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc thú y và thức ăn thủy sản vi phạm quy định
Nguồn tin: AG, 18/10/2006
Ngày cập nhật: 18/10/2006
Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản An Giang cho biết, qua tổng kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc và thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang, Đoàn công tác liên ngành (Chi cục Thú y, Sở Thủy sản, Quản lý thị trường, Thanh tra Sở NN-PTNT An Giang…) đã phát hiện 26 cửa hàng, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn thủy sản vi phạm về: Không công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo quy định, sản phẩm hàng hóa quá hạn sử dụng, sản xuất và kinh doanh thuốc thú y thủy sản không đúng với thành phần đã đăng ký, sản phẩm hàng hóa không có trong danh mục cho phép của Bộ Thủy sản, nhãn hiệu hàng hóa không ghi đúng nội dung bắt buộc theo quy định, chất lượng sản phẩm hàng hóa thấp hơn tiêu chuẩn giới hạn cho phép… Tổng số tiền xử phạt lên tới 119,5 triệu đồng.
Ngoài ra, Đoàn công tác liên ngành đã kiểm tra đột xuất cửa hàng kinh doanh thuốc thú y- thức ăn thủy sản Cẩm Tú và Công ty Trách nhiệm hữu hạn- Thương mại Thành Nhơn về hành vi vi phạm “Không công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo quy định, thuốc không có trong danh mục cho phép của Bộ Thủy sản”, xử phạt hai đơn vị này 26,5 triệu đồng.
C.T
Cá tra giống giá leo thang
Nguồn tin: AG, 18/10/2006
Ngày cập nhật: 18/10/2006
Do giá cá tra thịt tăng cao trong 2 tháng vừa qua nên nhiều người đã đổ xô mua cá tra giống để thả nuôi, từ đó đã làm cho giá cá tra giống trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua không ngừng leo thang.
Cụ thể hiện nay, giá cá tra giống tại Tân Châu loại một phân hai được các cơ sở bán ra từ 200 - 210 đ/con, loại một phân bảy giá từ 390 - 400 đ/con và loại hai phân rưỡi giá từ 900 - 950 đ/con…. Giá tăng từ 35 - 40% so với 3 tháng trở về trước. Sở dĩ giá cá giống leo thang là do các cơ sở sản xuất và ương nuôi giống hạn chế số lượng sản xuất, bởi trước đó không lâu tình trạng giá cá thịt đã rớt xuống thấp làm cho nhiều người thua lỗ, kéo theo các cơ sở sản xuất cá giống giảm bớt số lượng ương nuôi. Giá cá giống leo thang đã làm cho thị trường xuất hiện các loài cá giống kém chất lượng, từ đó gây ảnh hưởng lớn cho người sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, chương trình xã hội hoá công tác giống đã được triển khai. Theo đó, toàn tỉnh hiện có trên 300 cơ sở sản xuất và ương nuôi cá giống. Hiện ngành nông nghiệp đang hướng dẫn các cơ sở này sản xuất theo quy trình SQF 1000CM để có con giống sạch bệnh, đạt chất lượng cao đưa ra thị trường phục vụ người chăn nuôi.
Minh Hiển
Sóc Trăng: Bứt phá xuất khẩu thủy sản
Nguồn tin: BCT, 18/10/2006
Ngày cập nhật: 18/10/2006
Cá linh mùa nước nổi
Nguồn tin: TN, 16/10/2006
Ngày cập nhật: 17/10/2006
Miền Tây đang mùa nước nổi và là thời điểm cá linh lội đen nước khắp các dòng sông lớn. Cũng lạ một điều là khi có mưa chẳng thấy bóng dáng con nào... Và cứ như thế, câu chuyện về con cá linh mãi như một điệp khúc nghe hoài không chán.
Người lớn giải thích: "Cá linh gặp mưa là tan hết!". Vì sao cá tan, người lớn trả lời đại loại mưa nước sông lạnh nên cá lặn sâu dưới đáy sông trốn cho ấm, ở độ sâu như chài lưới khó mà với tới!
Được biết từ tháng 5 âm lịch, từ Biển Hồ bao la những con cá linh li ti như bọt nước theo dòng phù sa đục ngầu trôi dạt xuống sông rạch. Khi nước nổi phủ trắng ruộng đồng, cá linh rút vào đồng nước trốn sóng gió. Lúc bấy giờ cá cỡ đầu ngón tay út. Tới tháng 10 âm lịch nước rút, cá đã lớn hơn ngón cái theo kênh rạch tuôn ra sông lớn lội xanh mặt nước. Đang lúc trời trở gió rét căm căm, dân nghèo áo phong phanh vẫn hớn hở ra "bến" chài cá. Ngộ cái là thời đó bến nhỏ xíu chưa bằng nửa công đất nhưng càng đông người càng vui, có lẽ sự náo nhiệt đã khiến người ta quên khí trời lạnh buốt! Cứ thế chài này vừa kéo lên chài khác đã vãi, mùa cá rộ, chài trắng cá, gỡ đến mỏi tay.
Các nhà khoa học gọi cá linh là cá di cư, dân quê ít chữ nghĩa gọi chúng là cá của người nghèo hay đặc sản mùa nước nổi. So với các loài cá khác trên sông Mekong, cá linh giá rẻ như bèo nhưng sức hấp dẫn của chúng khiến người ta khó quên. Ngồi điểm danh những món ăn chế biến từ tôm cá chợt giật mình thấy thịt cá linh chế biến bất cứ món ăn gì cũng ngon. Không biết cá linh tới tay các nhà hàng đặc sản qua công phu lửa bếp thành món gì sang trọng nhưng dân quê có muôn vàn cách chế biến thịt cá linh. Đơn giản thì làm cá linh kho quẹt, cá linh nấu canh chua bông súng, canh chua bông so đũa. Món này phải ăn lúc canh nóng hôi hổi, canh nóng quyện mùi lá sống đời thái nhỏ, mùi me chua bốc lên ngào ngạt khiến người ta không cầm lòng ứa nước miếng thèm. Cá linh non kho mía là "sướng" nhất, cá non xương nhừ ăn kèm với bánh mì nhai ráu nghe đã bao tử. Hoặc cá linh kho tộ bỏ ớt vào cay thật là cay, ăn với cơm trắng đã no vẫn còn thấy thòm thèm nơi đầu lưỡi. Có sự ấm cúng nào bằng cảnh ngoài trời gió bấc gào rít, cả nhà đầm ấm quây quần bên ánh đèn dầu, nhóm bếp lửa ngồi chia sẻ tình đời thế sự qua món ăn dân dã. Cá linh trộn mắm đu đủ ăn cũng cực khoái, rạng sáng hay gần trưa mua trái bắp nấu còn nóng hổi ăn kèm mắm đu đủ cá linh, thưởng thức hương vị đồng quê phối hợp này thì kẻ xa quê cũng khó mà quên dòng sông, ruộng lúa yên bình với bao vui buồn một thuở. Kế đến là món chả tốn nhiều công sức, bạn phải bằm cho cá nhuyễn như bột, xong tùy sở thích mà có thể nấu canh hay chiên.
Nhưng nói gì thì nói món cá ngon thì phải nấu bằng củi, than mới bộc phát hết vị độc đáo của cá, còn nấu bằng bếp ga, bếp dầu vẫn ngon đấy nhưng tự nhiên miệng thấy đăng đắng, thiêu thiếu gì đó. Trong loài cá nhỏ như cá linh chẳng có loài cá nào so bì được với nó về lợi ích kinh tế. Không những chế biến món ăn đa dạng mà người dân quê còn tận dụng để làm ra các thứ khác. Chẳng hạn như bắt vài ba con cá linh béo tròn cho vào keo chao ủ, khi cá có mùi thối thì cắt nhỏ làm mồi câu cá lăng, cá sát, cá vồ. Lũ cá có ngạnh mê món cá linh ủ dữ trời, quăng câu một hồi lúc nhúc đầy thùng, còn cá linh sống để nguyên con câu cá lớn vài ký trở lên như cá hú, cá vồ, cá tra, cá lóc... Hồi xưa cái thời thiếu thốn thì đầu và ruột cá linh có giá trị lắm, người ta ủ chúng nấu thành thứ dầu để thắp đèn. Thứ dầu cá này hồi đó được ưa chuộng hơn đèn mù u nhiều. Thế là ven bãi con nít bu đông nghẹt bên đống cá cao như cái gò để cắt đầu cá mướn. Một ngày như vậy cũng được mấy đồng bạc cắc mua kẹo bánh ăn chơi. Đầu cá cắt ra bỏ riêng, còn mình cá để riêng ủ làm nước mắm. Sau này khi có dầu lửa, điện đóm kéo về thì loại đèn dầu cá linh chẳng còn.
Trái với trước đây khi có lũ lớn là cá linh nhiều vô kể. Bây giờ cá linh mỗi ký đã mấy chục ngàn đồng nhưng ít quá, có bao nhiêu là người ta mua bấy nhiêu.
Trước đây, nhà nào cũng có vài ba cái khạp ủ cá linh, mùa cá rộ dân vùng lũ sướng, nhưng diêm dân miệt biển còn mừng hơn. Ủ cá thì phải cần muối cục, thế là vào mùa này diêm dân hồ hởi cho ghe muối đi bán dạo các nơi đầu nguồn lũ. Cá linh bỏ vào khạp ủ khoảng 2 tháng, xác cá thấm muối tan rã từ từ là lúc thắng nước mắm cá. Trong thời gian ủ cá phải thường xuyên vớt dầu cá phụt lên, mỗi ngày phải chịu khó mở nắp khạp cho nắng rọi vào tiêu diệt dòi bọ. Nước mắm cá linh khi nấu bốc mùi hôi khắp xóm nhưng đừng lo, chẳng ai phàn nàn chuyện này bao giờ, sau khi lấy nước cốt (nước nhứt) bạn thấy nước chấm cá linh có màu vàng sậm, mùi thơm thơm khác xa mùi khó ngửi ban đầu. Lấy nước cốt xong người ta tiếp tục nấu lấy nước nhì, nước này thường để kho cá cho ngon chứ không ai làm nước chấm. Thường 2 giạ cá lấy được 40 lít nước cốt, phụ nữ ở quê không biết thắng nước mắm cá linh coi chừng bị bà già chồng, xóm giềng cười mỉa là con gái đểnh đoảng. Vài chai nước mắm cá linh đem tặng bà con, người quen ở các thị thành là một món quà chí tình.
Ngày xưa nước mắm cá linh vị ngon độc đáo không kém gì nước mắm Phú Quốc nhưng mấy ai bỏ công khai thác điểm gây dựng thương hiệu, cho nên nước mắm ngon đấy nhưng chỉ có dân vùng lũ biết mà thôi.
Thanh Dũng
Lao động ngành thủy sản: Cung không đủ cầu
Nguồn tin: NLD, 16/10/2006
Ngày cập nhật: 17/10/2006
Sóc Trăng: Khuyến cáo không nuôi tiếp tôm sú vụ hai
Nguồn tin: Sóc trăng, 11/10/2006
Ngày cập nhật: 17/10/2006
Ông Phạm Minh Tiền, Giám đốc Sở Thủy sản Sóc Trăng vừa đưa ra khuyến cáo nông dân địa phương không nên nuôi tiếp tôm sú vụ 2 năm 2006 bởi thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh có thể phát sinh không chỉ gây hại cụ bộ mà còn ảnh hưởng đến các vụ nuôi tiếp theo. Thay vào đó, khuyến khích bà con nông dân sau khi thu hoạch tôm sú xong tập trung cải tạo ao đầm, xử lý môi trường ngăn chặn mầm móng dịch bệnh tồn lưu gây hậu quả lâu dài đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cho vụ nuôi tôm sú 2007 gần kề.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh đã có trên 2.800 ha tự phát thả nuôi tôm sú vụ hai. Thời điểm thả vụ hai của bà con thời tiết bất thường, mưa bão liên miên, dồn dập cùng với những yếu tố không thuận lợi khác đã làm cho trên 1.000 ha bị thiệt hại chiếm 35% tổng diện tích thả nuôi. Đây là một tỷ lệ thiệt hại rất lớn khiến lãnh đạo địa phương hết sức lo ngại.^ Đặc biệt, việc thả nuôi tự phát tôm sú vụ 2 năm 2006 còn ảnh hưởng đến lịch thời vụ những năm tiếp theo cũng như chương trình nuôi thủy sản tổng thể của tỉnh. Cùng với khuyến cáo không nuôi tom sú vụ 2 năm 2006, tỉnh cũng cấm nhập và ương dưỡng tôm sú giống từ cuối tháng 9/2006 chờ các chủ trương tiếp theo gắn với tăng cường kiểm tra, kiểm soát các nguồn tôm giống nhập tỉnh hàng năm, yếu tố lịch thời vụ nuôi thủy sản được tỉnh Sóc Trăng qui định hết sức nghiêm ngặt và coi đó là một tiền đề giúp cho vụ mùa bội thu.
Minh Trí
Biodiesel từ mỡ cá basa sắp bán rộng rãi trên thị trường
Nguồn tin: VNN, 16/10/2006
Ngày cập nhật: 17/10/2006
Không nên găm cá chờ giá
Nguồn tin: TT, 16/10/2006
Ngày cập nhật: 17/10/2006
Tân Châu (An Giang) phát triển thuỷ sản mùa nước nổi
Nguồn tin: AG, 16/10/2006
Ngày cập nhật: 16/10/2006
Mùa lũ về cũng chính là mùa làm ăn của hàng chục ngàn người dân vùng đầu nguồn huyện Tân Châu, sẽ là thời điểm thuận lợi để tăng cường hiệu quả sản xuất bằng nhiều mô hình phong phú, đa dạng… Trưởng phòng Xây dựng và Phát triển nông thôn huyện Tân Châu cho biết, mùa lũ năm nay, toàn huyện có 8.443 hộ, với hơn 28.700 lao động tham gia sản xuất. Chỉ tính riêng những công việc như: Bắt ốc, hái rau, chở đất, câu lưới… cũng đã giải quyết việc làm cho gần 3.000 lao động, với mức thu nhập từ 300.000-600.000 đồng/tháng.
Đến xã Vĩnh Hòa, chúng tôi được tận mắt chứng kiến mô hình nuôi cá bống tượng trong lồng bè của hơn chục hộ dân nơi đây. Hàng loạt bè nối dài cặp bờ sông Tiền, mỗi bè có diện tích khoảng 10m3, được đóng bằng tre hoặc gỗ tạp (có khe hở từ 1-1,5 phân), bên trong lồng được bao bởi lưới xung quanh. Anh Võ Văn Sơn, ngụ ấp Vĩnh Bường, một trong những hộ nuôi cá bống tượng đã nhiều năm cho biết, loại cá này thường nuôi khoảng 8 tháng mới thu hoạch và rất khó nuôi, bệnh nhiều, do đó đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm trong việc tuyển chọn con giống như: Không bị rách đuôi, rách kỳ, không đỏ lường, đỏ mỏ; con giống do các bạn hàng ở Campuchia mang về, giá bán 100.000 đồng/1kg/10 con… Vốn là người rất tâm đắc với mô hình này, anh Sơn say sưa kể về công việc làm ăn của mình: Bắt đầu từ năm 2003, bắt chước bà con trong xóm, anh tập tành nuôi cá bống tượng trong lồng bè, do năm đầu thiếu kinh nghiệm nên lỗ nhiều. Tuy nhiên, anh vẫn tiếp tục nuôi và ngày càng “mê” bởi hiệu quả khá cao; nếu ban đầu chỉ có 2 bè thì đến nay anh đã tăng cường lên 5 bè với số lượng thả nuôi đến 1.000 con giống. Hiện cá đang bước vào giai đoạn thu hoạch, sau 2 đợt tuyển bán cá loại I đạt năng suất 80kg (giá 330.000 đồng/kg), anh Sơn thu về hơn 26 triệu đồng. Anh tính nhẩm thu hoạch lai rai từ nay đến Tết, nếu hao hụt khoảng 60%, trừ mọi chi phí thì cũng còn lợi nhuận 33 triệu đồng.
Qua theo dõi quá trình sinh sản của cá bống tượng từ tháng 4 đến tháng 11 (âm lịch hàng năm), anh Võ Văn Sơn đã quyết định thử nghiệm mô hình ép cá giống. Ban đầu, anh buộc dây đặt ống nhựa dưới bè (ống tròn, đường kính 1-1,5 tấc, dài 2-2,5 tấc), bình quân 10 ống/bè; khi cá đạt trọng lượng gần 300gr thì đã có trứng và tự động chui vào ống để sinh sản. Cách 1-2 ngày kéo dây lấy ống lên để trứng vào thùng nhựa, sục oxy trong 24 giờ và sau 48 giờ trứng sẽ nở thành cá con. Sau 3 tháng thực hiện, con cá giống đã đạt kích cỡ 3 phân, anh Sơn cho hay, với cách làm này số lượng ép có thể đạt đến 50%, tuy nhiên hiện chỉ đạt 30% do anh vệ sinh không kỹ nên trong ao còn nhiều cá tạp Việc ương giống cá bống tượng của anh Sơn bước đầu đã thành công, mở ra triển vọng cho nghề nuôi cá giá trị kinh tế cao cho vùng đất Vĩnh Hòa.
HỒNG TRANG
Đi qua miền lũ: Kiếm sống nơi đồng lũ
Nguồn tin: BCT, 16/10/2006
Ngày cập nhật: 16/10/2006
Đáng lẽ là khách mời dự lễ hội ở Búng Bình Thiên (huyện An Phú), thế nhưng hấp lực của dòng Cửu Long phù sa ngầu đục khiến chúng tôi trở thành những kẻ bụi đời giữa những cánh đồng biên giới mênh mông lũ. Ở đấy, không chỉ là món lẩu cá linh non béo ngọt nấu dã chiến giữa bờ đất vành đai biên giới Tây Nam, ly đế cất từ gạo Sóc thấm cho câu vọng cổ thêm mùi mẫn mà còn bao chuyện vui buồn con nước lũ…
Mưu sinh giữa biển lũ.
Tháng 10, lũ đầu nguồn lên nhanh. Sông Bắc Đai (xã biên giới Nhơn Hội, huyện An Phú, An Giang) nước ngầu đục phù sa, cuồn cuộn tuôn chảy xuôi về kinh Vĩnh Tế để đổ ra sông Hậu qua nẻo Cồn Tiên. Nhịp sống vùng lũ đầu nguồn nhộn nhịp hẳn. Với những người làm nghề lưới cá, mùa lũ là mùa “vàng”.
Tại cánh đồng gần cửa khẩu Bắc Đai, chúng tôi ghé qua căn chòi cất chênh vênh ngay bờ sông Bắc Đai người ta dùng để canh chừng ba miệng đáy bè đón luồng cá linh. Các anh Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Văn Ngọt, Năm Cảnh đang hì hục gỡ cá, thấy khách bèn mời luôn: Sẵn mớ cá linh non, mấy ông ở lại lai rai với anh em tụi này nghen ! Trong câu chuyện khi đã ngà say bên gò đất còn sót lại giữa bốn bề sóng nước, Ngọt tâm sự: “Anh em tụi này nghèo không cục đất chọi chim mới đi làm thuê kiếm sống. Chứ sung sướng gì cái cảnh suốt ngày dầm mình giữa chốn đồng không mông quạnh này”.
“Mùa nước lên tụi này sống khỏe re. Làm thuê như tụi tui mỗi tháng chủ đáy trả lương từ 800.000 – 900.000 đồng, bao luôn cơm ăn. Tính ra làm mướn nhưng vẫn còn “phong lưu” – Năm Cảnh bộc bạch. Tôi hỏi Năm Cảnh làm sao biết thời điểm con nước lên, anh tròn mắt nhìn tôi rồi nói: Cha nội giỡn chơi ! Dân Nam bộ mình ai hổng biết chừng tháng tám âm lịch khi từng về lục bình, rau muống từ bên Miên trôi đầy sông xứ mình là báo hiệu con nước đang về. Về đêm, mấy ông mới thấy dân mình làm ăn nhộn nhịp dữ lắm.
Đêm vùng lũ đầu nguồn. Từ sông Bình Di xuôi xuống sông Bắc Đai cánh đồng vùng giáp biên giới về đêm lấp lánh ánh đèn của những chủ dớn và tay bạn thoắt ẩn, thoắt hiện. Trên cánh đồng mênh mông nước hàng chục, hàng trăm cái dớn nằm trải ngang, dọc khắp nơi để đón cá. Tư Bạo – nhà xã Nhơn Hội (huyện An Phú) cho biết: Tui bỏ vốn ra làm 10 cái dớn để kiếm sống trong mùa lũ. Đêm 30-8 tụi nào ác nhơn thất đức trộm 5 cái dớn và toàn bộ số cá. Tụi nó trộm cá thì mình không tiếc bằng chuyện tụi nó lấy luôn cái cần câu cơm của mình”. Tư Bạo cho biết có những dớn có đường ven dài 1 – 2 km. Mỗi đêm Tư Bạo kiếm 80 - 100 kg cá linh. Cứ đêm nào mưa giông càng lớn thì càng trúng đậm vì đó là thời điểm cá chạy. Dân làm nghề đặt dớn chẳng giàu có gì. Chỉ mong mỗi năm con nước lên kiếm đủ gạo ăn là mừng.
Ở các xã giáp biên giới thuộc huyện An Phú, khi con nước tràn đồng cũng là lúc nghề nuôi cá lóc, cá bông được nông dân tiến hành. Chú Lê Văn Thấy (Năm Thấy) – 61 tuổi, từng 20 năm gắn bó với vùng đất giáp biên kể: Hồi xưa cá thấy mà ham. Con cá lóc cỡ vài ba ký là chuyện thường. Cũng theo chú Năm, ngày xưa làm gì có chuyện nuôi cá, chỉ cần đặt lọp, lờ ở đầu con nước là cá trên đồng khi thoát ra sông Bắc Đai đều bị hốt trọn ổ. Có đêm cả gia đình Năm Thấy gom trên 5 tấn cá từ con mương Chòm Tre. Giờ chú Năm Thấy đầu tư nuôi cá lóc, cá bông. Năm nay gia đình chú Năm Thấy tiếp tục đổ vào các vèo cá tổng cộng gần 30 triệu tiền vốn. Mùa nước năm 2005, tổng thu nhập từ nuôi cá bông, cá lóc của chú năm trên 230 triệu đồng, tính sơ sơ cũng lời vài chục triệu sau khi trừ tiền con giống, thức ăn,… Ở An Phú, đã có hàng trăm hộ dân tận dụng nước lũ đầu tư vào các vèo nuôi cá lóc, cá bông thu lời từ 10-20 triệu đồng/mùa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhiều vốn để mà “muốn giàu nuôi cá…”, nhất là với những hộ gia đình nghèo. Thế nhưng khi dòng nước từ Biển Hồ dồn về, dân nghèo cũng có cách kiếm sống của riêng mình. Người chống xuồng ba lá đi mò cua, bắt ốc, có nhóm vài ba người hoặc giả cả gia đình theo các ông chủ đáy làm tay em kiếm cơm. Còn thuộc dạng đại gia thì xách tiền qua những cánh đồng bên Campuchia để bao lô diện tích mặt nước để khai thác nguồn lợi tôm, cá mùa lũ. Cứ một lô (tương đương 100 công) giá không dưới 100 cây vàng. Dân nghèo không có vốn thì xài xuồng ba lá, xuồng “năm quăng” với vài tay lưới cũ, vài chục cây sào tre với lưới để kiếm ăn trên những cánh đồng giáp biên giới thuộc các xã Vĩnh Hội Đông, Phú Hội, Nhơn Hội, Quốc Thái, Phú Hội, Khánh An. Thậm chí có nhóm bạn lưới còn đánh bắt nguồn tôm cá ở các sông Pung Xăng, Lò Gò và Chray Thum (Campuchia).
Không vốn, không mảnh đất cắm dùi, đa phần dân nghèo “dễ thở” hơn khi mùa nước lên bởi “sản vật” mùa lũ khá phong phú. Nguồn cá dồi dào, chỉ vài ba tay lưới chiếc xuồng câu là dư tiền gạo mắm cho cả gia đình. Tại cánh đồng Nhơn Hội, vợ chồng cô Huyền cho biết chỉ trong buổi sáng đã bắt được hơn 100 kg ốc bươu vàng. Tính sơ một buổi cũng kiếm 50 ngàn đồng. Bà Nguyễn Thị Huấn, 68 tuổi, cùng với đứa cháu nội 12 tuổi trầm mình suốt ngày trên cánh đồng nằm sát vành đai biên giới cũng kiếm được hơn 30 ngàn đồng. Bà có 4 người con tất thảy đều không có cục đất chọi chim. Mùa khô thì đi cắt lúa mướn, vác len, cuốc về miệt Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu sên vuông tôm mướn. Khi con lũ tràn đồng thì quay lại xứ cũ mò cua, bắt ốc kiếm cơm… Suốt buổi sáng, ghe chúng tôi chạy dọc sông Bắc Đai rồi len lỏi vào cánh đồng Nhơn Hội mênh mông nước, hàng trăm chiếc xuồng ba lá của dân mò cua bắt ốc thoăn thoắt xuôi ngược mưu sinh trong biển lũ. Chưa hết, mùa lũ lục bình trôi hàng về, dân nghèo lại được dịp kiếm cơm. Chỉ bỏ công ra cắt bán tươi ngày cũng kiếm 2 – 3 chục ngàn, phơi khô thì bán ra thu về 6-7 chục ngàn đồng. Vị chi cứ 14-15kg lục bình tươi thu một kg lục bình khô (giá 3.500 đồng – 4.000 đồng/kg, có khi được giá thì thu nhập còn cao hơn).
Ông Ba Nguyệt – một lão nông năm nay đã bước qua cái ngưỡng 80 tuổi, từ nhỏ phiêu bạt khắp các ngã sông ở đất An Phú, thậm chí hồi những năm 1960, ông còn theo bạn bè lên Biển Hồ (Campuchia) làm nghề cá, nói với giọng tiếc nuối: Hồi xưa cần gì làm đăng, đặt dớn làm chi cho mệt cái thân. Chịu khó cặm khoảng bốn năm chục thước vuông mặt nước thả chà có đêm kiếm vài trăm ký cá. Giờ cá chưa hết, nhưng cái kiểu đánh bắt tận diệt thì hổng biết vài ba mùa nước nữa dân nghèo có còn chỗ kiếm cơm?
Nhưng mùa lũ ở những huyện đầu nguồn không chỉ là mưu sinh…
PHƯƠNG TỬ NGHI
Bạc Liêu: 214 bản án “vay vốn nuôi tôm” không thi hành được
Nguồn tin: TP, 16/10/2006
Ngày cập nhật: 16/10/2006
Đề nghị lùi thời gian áp dụng qui định giám sát nhập khẩu 8 loài cá
Nguồn tin: TT, 16/10/2006
Ngày cập nhật: 16/10/2006
Giá cá tra và tôm nguyên liệu tăng mạnh
Nguồn tin: TTXVN, 15/10/2006
Ngày cập nhật: 16/10/2006
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.