• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Con tôm giúp người dân Đại Phước thoát nghèo

Nguồn tin: TN, 15/11/2006
Ngày cập nhật: 16/11/2006

Việc chuyển đổi từ làm ruộng sang nuôi tôm đã làm nhiều gia đình ở Đại Phước "đổi đời"

Không chỉ giúp người dân xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai thoát khỏi cái nghèo đeo bám lâu nay, mà con tôm còn giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu. Vùng đất "bạc màu" Đại Phước ngày nào giờ đã đầy những vuông nuôi tôm trù phú.

Sau hơn 5 năm, chúng tôi mới có dịp về lại Đại Phước, xã nằm giáp ranh con sông Sài Gòn xơ xác tiều tụy ngày nào giờ đã thay đổi đến chóng mặt. Những chòi lá ọp ẹp ngày xưa nay đã được thay bằng những căn nhà gạch xi-măng khang trang. Trước đây, người dân nơi đây chỉ quen việc làm ruộng đắp đổi qua ngày nhưng vì đất cằn cõi, nghèo dinh dưỡng nên thu hoạch chẳng được là bao, đời sống người dân vẫn thiếu trước hụt sau.

Vậy mà giờ đây cuộc sống của người dân Đại Phước đã đổi thay gần như hoàn toàn. Giải thích về sự “thay da đổi thịt” đáng mừng này, ông Trần Văn Phước - cán bộ Nông nghiệp xã không nói nhiều mà dẫn chúng tôi đến thăm các hộ dân khi họ vừa mới thu hoạch xong vụ tôm càng xanh.

Ông Trần Văn Phước - cán bộ Nông nghiệp xã Đại Phước cho biết: "Hiện nay ngoài tôm giống mua ở Viện Thủy sản 2 (Vũng Tàu), người dân còn mua trôi nổi ở phường Long Bình Tân (Biên Hòa, Đồng Nai) nên chất lượng con giống không đồng đều. Nếu sử dụng con giống của Viện Thủy sản 2 thì chi phí đi lại làm đội giá thành lên khá cao nên người dân còn e dè, còn mua giống bán trôi nổi ở ngoài, thì chất lượng không đảm bảo. Chính vì thế, chúng tôi đang kiến nghị với Trung tâm khuyến nông của tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện để thành lập khu ươm giống tôm chất lượng cao với giá cả hợp lý để phục vụ bà con nông dân. Đây cũng là mong muốn của những hộ dân đang nuôi tôm Đại Phước".

Tại nhà ông Hồ Phú Yên ở ấp Phước Lý, xã Đại Phước, chỉ với vuông tôm rộng 3.000 m2 nhưng từ 3 năm nay, cứ khoảng 4 - 5 tháng là ông lại thu về từ 9 - 10 triệu đồng tiền bán tôm càng xanh. Không giấu được sự vui mừng, ông Yên hỉ hả: “Vụ rồi tôi thả 12.000 con giống tôm Bot 15, mua của Viện Thủy sản 2 ở Vũng Tàu với giá 100.000đ/kg (450 - 500 con/kg). Vừa rồi tôm của tôi bán xô cũng được gần 20 triệu đồng, trừ mọi chi phí vẫn còn lãi khoảng 9 triệu. Nếu làm lúa thì không thể “mơ” có thu nhập như vậy”.

Chúng tôi ghé thăm nhà ông Nguyễn Văn Dừa ở tổ 27 ấp Phước Lý - người nuôi tôm giỏi nhất nhì xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch. Căn nhà khang trang trị giá hàng trăm triệu đồng cùng những vật dụng đắt tiền bên trong là thành quả của những vụ tôm vừa qua mà gia đình anh tiết kiệm được.

Theo anh Dừa, mỗi năm thu nhập từ việc nuôi tôm càng xanh đã đem lại lợi nhuận cho gia đình anh khoảng 60 triệu đồng. Anh Dừa thổ lộ: “Muốn việc nuôi tôm đạt hiệu quả cao thì người nuôi tôm phải tuân thủ nghiêm ngặt về kỹ thuật nuôi”.

Theo đó, cứ khoảng 20 - 30 ngày phải rải vôi xuống nước một lần, mỗi lần tùy theo diện tích của vuông tôm lớn hay nhỏ mà rải cho phù hợp. Từ một gia đình lam lũ vất vả với công việc trồng lúa, sau đó chuyển qua nghề nuôi tôm, đến nay anh Dừa đã có một cơ ngơi bề thế mà bất cứ một nông dân nào cũng mơ ước. “Nếu biết kỹ thuật nuôi tôm thì nhàn lắm, sau khi xuống giống mình chỉ việc chăm bón theo quy trình là xong”, anh Dừa vui vẻ cho biết thêm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lương Tấn Thạnh - Chủ tịch UBND xã Đại Phước cho biết: “Hiện xã Đại Phước có gần 30 hộ nuôi tôm quy mô với tổng diện tích gần 30ha và hiện người dân vẫn đang tận dụng, khai thác những vùng đất ngập nước khác để mở rộng diện tích. Con tôm không chỉ giúp cho nông dân Đại Phước xóa đói mà còn giúp họ làm giàu nhanh chóng”.

Ngày càng có nhiều căn nhà khang trang được xây dựng từ tiền lãi nuôi tôm ở Đại Phước

Ngọc Thọ

 


Tiền Giang: chủ bè không bán cá cho thương lái

Nguồn tin: TT, 16/11/2006
Ngày cập nhật: 16/11/2006

Nhiều chủ bè cá điêu hồng tại cồn Thới Sơn, huyện Châu Thành cho biết giá cá điêu hồng hiện đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay, chỉ còn 14.500-15.500 đồng/kg. Với giá này, người nuôi cá điêu hồng trong lồng bè bị thua lỗ 1,5-2 triệu đồng/tấn, tức khoảng 7-8 triệu đồng/bè.

Hiện nay gần 1.000 bè cá tại cồn Thới Sơn và Tân Long (TP Mỹ Tho) đang vào vụ thu hoạch rộ. Mặc dù thương lái tới tận bè ra giá thu mua 15.000-16.000 đồng/kg, nhưng một số chủ bè không bán mà thuê xe chở tới chợ đầu mối thủy sản Bình Điền (TP.HCM) bán với giá... 14.500 đồng/kg. Một chủ bè ở Thới Sơn giải thích: “Bán cho thương lái tại chỗ giá cao nhưng lại bị cân không đúng, mỗi túi cá 7kg do thương lái cân khi cân lại tại chợ đầu mối Bình Điền sẽ tăng thêm 1-2kg.

V.TR

 


Hồi sinh một vùng tôm hoang hóa

Nguồn tin: TT, 16/11/2006
Ngày cập nhật: 16/11/2006

Náo nhiệt và sôi động là những ghi nhận chung nhất của chúng tôi khi trở lại vùng tôm ven biển An Hải - Phước Dinh (Ninh Phước, Ninh Thuận) trong những ngày đầu tháng mười một này.

Khu vực nuôi trồng thủy sản được xem là lớn nhất nhì của xứ sở quanh năm đầy nắng và gió bụi này hiện đang... hồi sinh sau gần ba năm đìu hiu, hoang hóa vì tôm bệnh tràn lan...

Dọc dài gần 10km bờ biển từ Hòa Thạnh, Gò Sanh (An Hải) qua Từ Thiện, đến Vĩnh Trường (Phước Dinh) đìa tôm nối tiếp đìa tôm, sáng lấp lóa dưới nắng mặt trời. Từ mờ sáng đến xế chiều, thương lái vào ra tấp nập, đóng hàng đưa về các tỉnh miền Nam tiêu thụ. Hàng loạt công ty chuyên sản xuất tôm post cũng theo đó quay trở lại nơi này, đặt cơ sở cung cấp giống cho nông dân như: CP, Việt Thắng, Việt Úc, Anh Chí...

Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành thủy sản Ninh Thuận, trong tổng số hơn 400ha đìa tôm của hai xã An Hải - Phước Dinh từ nhiều năm qua bỏ hoang - nay được qui hoạch thành vùng nuôi tôm chân trắng - hiện đã có trên 200ha hồi sinh. Ngay vụ thu hoạch tôm đầu tiên vào giữa cuối tháng mười vừa qua, chỉ với hơn 120ha, sản lượng đã suýt soát 1.400 tấn.

Câu chuyện giữa tôi với Trần Tư chốc chốc lại bị cắt ngang bởi điện thoại di động của anh liên tục đổ chuông. Tư bảo còn khoảng tuần nữa ao tôm của gia đình anh mới bắt đầu thu hoạch nhưng nhiều thương lái Sài Gòn mấy ngày qua đã điện dọ giá, đặt hàng xí phần. Là dân “máu mê” tôm tép nên từ vùng quê Đức Phong, Mộ Đức (Quảng Ngãi), đầu năm nay Tư cùng hai người em họ khăn gói vào Ninh Thuận thuê hơn 1ha đìa bỏ hoang của dân Hòa Thạnh (An Hải) trong năm năm với giá 30 triệu đồng để nuôi tôm chân trắng. Ngay vụ đầu giữa tháng bảy vừa qua, anh em nhà Tư trúng đậm: hơn 12 tấn, “ôm” gọn tiền lãi hơn trăm triệu đồng.

Cách đìa tôm của Tư khoảng vài chục mét, một người đồng hương của anh là ông Năm Chất cũng đang thu hoạch vụ tôm đầu tiên với năng suất bội thu không kém, suýt soát 8,5 tấn/0,8ha. Không giấu giếm, những nông dân xứ Quảng này đã “bật mí” phương pháp làm đìa mới, hoàn toàn khác với cách nuôi tôm ở Ninh Thuận trước đây - bạt (tấm nilông) được trải sát đáy ao bằng keo dán, không lấp đất chèn phía trên. Ông Sáu Tràm - thuộc vào hàng cự phách nuôi tôm trên cát với gần bảy năm trong nghề - giải thích rằng chính lớp đất cát bên trên tấm nhựa là nguyên nhân gây ô nhiễm ao chỉ sau vài vụ nuôi, làm tôm phát sinh dịch bệnh. Cũng theo ông Sáu, sau mỗi vụ thu phải rút toàn bộ nước trong ao ra ngoài, bỏ khô vài ba ngày cho sạch sẽ là chắc ăn nhất.

Hầu hết dân tôm từ huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) vào Ninh Thuận tìm kiếm cơ hội làm giàu đều áp dụng kỹ thuật nuôi mới này và đã khá thành công. Như những người bạn đồng nghiệp, ông Võ Văn Sơn ngay vụ đầu tiên đã thu trên 20 tấn/1,9ha, lãi ròng hơn 500 triệu đồng; hay anh Thanh Hùng chẳng hạn, chỉ thả nuôi 1,3ha nhưng cũng gom hơn 10 tấn, trừ chi phí “ẵm gọn” gần 250 triệu...

Thấy hàng trăm bà con Quảng Ngãi trúng tôm, nhiều nông dân địa phương từ mấy năm qua bỏ đìa hoang nay cũng cố chạy vạy vốn trở lại với nghề, tất nhiên cũng với kỹ thuật nuôi mới vừa học được của những người bạn đồng hội xứ Quảng.

LÊ TRƯỜNG


Giá tôm sú tăng 15.000 đồng – 25.000 đồng/kg

Nguồn tin: NLĐ, 15/11/2006
Ngày cập nhật: 16/11/2006

(NLĐ) –Theo một số chủ vựa tôm sú tại các tỉnh miền Tây, hiện giá tôm sú sống vào khoảng 155.000 đồng – 165.000 đồng/kg (loại 20 con/kg), 90.000 đồng – 100.000 đồng/kg (loại 40 con/kg).

Nguyên nhân tăng giá là do nhu cầu tiêu thụ tôm sú cao hơn so với lượng tôm sú xuất vựa. Tại các chợ bán lẻ, giá tôm sú sống cao hơn so với tháng trước từ 15.000 đồng – 25.000 đồng/kg, giá từ 165.000 đồng – 175.000 đồng/kg (loại 20 con/kg), từ 120.000 đồng – 137.000 đồng/kg (loại 40 con), từ 87.000 đồng - 92.000 đồng/kg tôm ngộp nước.

M.Vân

 


Dấu hiệu lừa đảo của một công ty cần được nhanh chóng làm rõ!

Nguồn tin: AG, 15/11/2006
Ngày cập nhật: 16/11/2006

 


Thoại Sơn - An Giang: Nhiều mô hình sản xuất mùa nước nổi thu nhập cao

Nguồn tin: AG, 15/11/2006
Ngày cập nhật: 16/11/2006

Phòng NN&PTNT huyện Thoại Sơn cho biết, mùa nước nổi năm 2006, nông dân đã phát triển nhiều mô hình sản xuất có thu nhập từ 40 – 150 triệu đồng/ha.

Dẫn đầu là mô hình trồng nấm rơm ở Vĩnh Phú lợi nhuận 150 triệu đồng/ha. Kế đến là mô hình nuôi lươn trong bồn nilon ở Phú Thuận, Vĩnh Khánh thu nhập 1 – 1,2 triệu đồng/bồn 10m2. Mô hình nuôi tôm càng xanh chân ruộng ở Hoà Phú, Phú Thuận, Vĩnh Chánh lãi 35 – 42 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các ngành nghề, dịch vụ như chở đất mướn có thu nhập từ 20.000 – 70.000 đ/người/ngày; nghề bắt ốc bươu vàng thu nhập 15.000 – 50.000 đ/người…

Theo NNVN


Quảng Bình: Mô hình nuôi cá Điêu Hồng bước đầu đem lại hiệu quả cao

Nguồn tin: QB, 13/11/2006
Ngày cập nhật: 16/11/2006

Ở Việt Nam, cá rô phi đã được di nhập và phát triển nuôi trên quy mô cả nước vào những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Một số dòng cá rô phi kinh tế như: rô phi vằn, dòng Đài Loan, dòng Gift... đã được Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản di nhập, nghiên cứu và phát triển nuôi ở nhiều địa phương trong cả nước và đem lại kết quả tốt. Ở tỉnh Quảng Bình, để góp phần du nhập một đối tượng nuôi mới, đồng thời làm đa dạng đối tượng nuôi tại địa phương, cuối tháng 7 vừa qua, Trung tâm khuyến ngư tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi cá Điêu Hồng trên đất cát, hay còn có tên gọi là cá rô phi đỏ Đài Loan (có tên khoa học là Oreochromis sp).

Cá Điêu Hồng là loại rô phi lai giữa loài rô phi đen với rô phi vằn, vẩy trên thân có màu vàng đậm hoặc nhạt, hay màu đỏ hồng. Cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những vẩy màu đen. Cá Điêu Hồng là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao, sống và phát triển tốt trong các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn... Đây là một đối tượng nuôi mới của Trung tâm khuyến ngư, mô hình được thực hiện tại Trạm thực nghiệm ở Sa Động - Bảo Ninh với diện tích 0,1 ha. Nguồn giống được mua từ thành phố Hồ Chí Minh và số lượng cá giống được thả gần 4000 con.

Các bước kỹ thuật nuôi cá Điêu Hồng gần giống như chu trình nuôi các loại cá rô phi đơn tính khác nhưng hiệu quả và chất lượng cá lại đạt cao hơn. Sau khi chuẩn bị xong ao nuôi thì tiến hành thả giống với mật độ 3 con/m2 kích cỡ cá giống được thả đạt từ 3 - 4 cm. Do nuôi theo hướng công nghiệp nên trạm chủ yếu sử dụng thức ăn dạng viên thả nổi trên mặt nước, đây là loại thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm prôtêin thô từ 20 - 30 %, cho cá ăn 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều nhằm tạo phản xạ kiếm ăn cho cá. Cá Điêu Hồng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường có độ mặn từ 5 - 7 0/00 (phần nghìn), nếu để độ mặn cao hơn thì cá sẽ chậm lớn. Bên cạnh đó, còn phải thường xuyên theo dõi mức nước, màu sắc, độ sâu hoạt động của cá và khả năng tiêu thụ thức ăn hàng ngày. Sau hơn ba tháng thả nuôi, đến nay cá Điêu Hồng ở Trạm thực nghiệm đang phát triển tốt và đạt kích cỡ thương phẩm 300 - 400 g/con.

So với cá rô phi vằn thì cá Điêu Hồng có tốc độ tăng trưởng lớn hơn, sau 5 tháng nuôi có thể đạt 700 - 800 g/con. Mặt khác, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi sự mới lạ về màu sắc, vì vậy so với các loại cá rô phi khác thì cá Điêu Hồng đáp ứng được những yêu cầu cả về chất lượng và thẩm mỹ. Trong quá trình thực hiện mô hình nuôi cá Điêu Hồng trên đất cát của Trung tâm khuyến ngư thì nhận thấy, cá Điêu Hồng là loài dễ nuôi, tỷ lệ sống cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp với môi trường, khí hậu của địa phương và đặc biệt là đến thời điểm này cá chưa có dấu hiệu bệnh tật.

Với thành công bước đầu trong việc xây dựng mô hình nuôi cá Điêu Hồng trên đất cát thì có thể trong thời gian tới sẽ đưa đối tượng nuôi mới này vào nuôi ở nhiều dạng, giúp nhân dân mở rộng đối tượng nuôi trồng thuỷ sản và góp phần làm phong phú mô hình nuôi thuỷ sản tại địa phương.

Báo QB số 224

 


ĐBSCL: giá cá tra nguyên liệu tăng kỷ lục

Nguồn tin: TT, 15/11/2006
Ngày cập nhật: 15/11/2006

TT (TP.HCM) - Giá cá tra nguyên liệu tại hai tỉnh An Giang và Cần Thơ trong ngày 14-11 đã tăng 500-800 đồng/kg so với cuối tuần trước (tăng 5%). Đây là lần thứ hai trong năm nay giá tăng lên ở mức kỷ lục.

Tại An Giang, giá cá tra thịt trắng mua tại ao nuôi 14.500-14.800 đồng/kg, mức giá nguyên liệu cao nhất đã lên đến 15.300 đồng/kg. Cá tra thịt hồng mua tại ao nuôi 13.800-14.000 đồng/kg. Cá thịt vàng mua tại ao 12.800-13.200 đồng/kg. Tại Cần Thơ giá cũng tăng tương tự.

Một số nhà máy ở hai địa phương này cho biết đã phải ngưng sản xuất một vài đơn hàng của khách hàng châu Âu có số lượng lớn vì hợp đồng ký khi giá cá nguyên liệu còn tương đối ổn định. Một số nhà máy khác buộc phải mua cá bằng mọi giá để trả hàng, kịp cho chuyến tàu cuối đến châu Âu trước Giáng sinh.

HỒNG LAN

 


Tuy An (Phú yên): Ngư dân bắt đầu vào vụ đánh bắt tôm hùm giống

Nguồn tin: PY, 12/11/2006
Ngày cập nhật: 15/11/2006

Hiện 820 tàu thuyền có công suất từ 15 đến 30CV của ngư dân huyện Tuy An đã ra quân đánh bắt tôm hùm giống.

Do mới vào đầu vụ nên sản lượng tôm hùm giống đánh bắt được ở huyện Tuy An chưa cao. Tuy nhiên, mỗi thuyền một chuyến đánh bắt tôm hùm giống, nếu trời yên biển lặng, gặp luồng thì cũng thu nhập được từ 700.000 đến 1 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí.

Nghề đánh bắt tôm hùm giống đã xuất hiện từ hơn 3 năm nay ở huyện Tuy An. Phần lớn ngư dân đầu tư cho nghề này đều có lãi. Thời gian để hành nghề đánh bắt tôm hùm giống từ tháng 10 năm nay cho đến tháng 3 năm tiếp theo.

KHẮC NHO


Bình Thuận: Nuôi cá mú trong ao đất

Nguồn tin: Bình Thuận, 14/11/2006
Ngày cập nhật: 15/11/2006

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú lồng trên biển là một nghề khá quen thuộc đối với ngư dân tỉnh ta. Thế nhưng, ngư dân Bình Thuận mới chỉ biết nuôi cá mú trong lồng hoặc bè còn nuôi cá mú trong ao đất thì chắc hẳn chưa mấy người biết đến. Được sự giúp đỡ của các cán bộ khuyến nông - khuyến ngư, gia đình bác Đỗ Thế Hùng trú tại thôn Hồ Tôm – xã Tân Phước – thị xã La Gi đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích ao nuôi tôm sú trước đây sang nuôi cá mú đen.

Cá mú là loài cá ăn thịt, sống ở tầng nước sâu dưới đáy biển. Thịt cá ngon và có giá trị dinh dưỡng cao nên được thị trường các nước Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc… ưa chuộng. Vì thế giá cả của cá mú cũng cao so với các loại hải sản khác. Hiện nay, giá cá mú dao động trong khoảng từ 140.000 – 150.000 đồng/kg. Năm 2005, Trung tâm Khuyến nông quốc gia mở lớp tập huấn nuôi cá mú và cá chẽm trong ao đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với sự giúp đỡ của Trạm khuyến ngư La Gi, bác Đỗ Thế Hùng được cử đi tham gia lớp học. Sau khi học xong, bác Hùng đã mạnh dạn đầu tư 1 ao nuôi có diện tích 3000m2, thả nuôi 3.000 con cá mú đen giống, trọng lượng mỗi con giống từ 100 – 250 gam, vào thời điểm đó, giá mỗi con cá giống trị giá 25.000 đồng. Tổng đầu tư cho tiền cá giống là 75 triệu đồng, trong đó Trung tâm Khuyến ngư La Gi hỗ trợ 15% vốn.

Cũng giống như đặc tính sống ngoài biển, cá mú là loài cá dữ, sống ở tầng nước sâu và thường ở những rạn san hô hoặc các bãi đá ngầm dưới biển. Khi nuôi, bác Hùng cũng tạo những hang hốc dưới đáy ao cho cá ở. Thức ăn cho cá mú chủ yếu là các loại cá biển nhỏ, khi cho ăn thì băm nhỏ cho vừa với miệng cá mú. Phải cho ăn bằng thức ăn tươi, tuyệt đối không dùng thức ăn đã ươn hoặc ôi thiu…

Qua 6 tháng nuôi trong ao đất, hiện nay, trọng lượng bình quân cá mú đã đạt khoảng 600 – 750gam/con. Trung bình mỗi tháng cá tăng trọng 100 gam. Cá phát triển tốt và chưa có dịch bệnh xảy ra. Theo bác Hùng dự kiến: Tháng 12 thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt 800gam/con. Trừ hao hụt 500 con thì ao cá của bác cũng cho thu hoạch trên 2 tấn cá thương phẩm. Với giá thành hiện nay từ 140 – 150 ngàn đồng thì cũng thu được gần 300 triệu đồng. Trừ chi phí tiền giống, thức ăn, công lao động lãi ít nhất 100 triệu đồng.

Có thể nói rằng con cá mú đen đang thích nghi và phát triển tốt ở điều kiện nuôi trong ao đất. Với mô hình này, hy vọng việc nuôi cá mú trong ao đất sẽ được nhân rộng ở các địa bàn ven biển của tỉnh, góp phần tăng giá trị hải sản xuất khẩu và cải thiện đời sống nông dân.

VÂN GIANG

 


Tiền Giang: Chuyển 2.150ha bãi bồi ven biển thành vùng nguyên liệu Nghêu phục vụ chế biến xuất khẩu

Nguồn tin: Tiền Giang, 14/11/2006
Ngày cập nhật: 15/11/2006

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang thông qua qui hoạch định hướng, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật, trợ giúp vốn liếng đã chuyển đổi thành công 2.150 ha bãi bồi ven biển Gò Công Đông thành vùng nuôi nghêu phục vụ chế biến xuất khẩu. Theo ông Nguyễn Hữu Đức, phó giám đốc sở Thủy Sản tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay vùng nghêu nguyên liệu trên đã thu hoạch được trên 14.000 tấn nghêu.

Tình hình nuôi nghêu tuyến ven biển Gò Công tỉnh Tiền Giang thời gian gần đây ổn định nhờ đầu vào đầu ra thuận lợi, nghêu nuôi phát triển tốt. Giá nghêu thịt các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua ở mức 16.000 đến 18.000 đ/kg (cỡ nghêu 40 con/kg). Vừa được mùa, được giá, lãi cao nên bà con rất phấn khởi. Trước đây, nghêu giống phục vụ vùng nuôi nghêu nguyên liệu được khai thác tại các bãi đẻ tự nhiên của nghêu bố mẹ ven vàm Cửa Tiểu, Cửa Đại, khu vực cửa Trần Đề, Mỹ Thanh (bán đảo Cà Mau) thường xãy ra tình trạng thất thường, sốt giá, nghề nuôi nghêu do vậy lao đao, không ổn định.

Mới đây, sở Thủy Sản tỉnh Tiền Giang được sự hỗ trợ của viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I tiếp nhận đề tài chuyển giao qui trình sản xuất nghêu giống. Bước đầu đã cho đẻ, ương nuôi thành công nghêu cám lên nghêu giống mở ra tương lai phát triển nhanh, mạnh và bền vững cho nghề nuôi nghêu tại ven biển Gò Công giúp nông dân đổi đời.

Minh Trí

 


Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong 5 vùng lớn nhất về nuôi cá biển của Việt Nam

Nguồn tin: BRVT, 14/11/2006
Ngày cập nhật: 15/11/2006

Hiện cả nước ta mới có 5 vùng nuôi cá biển gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà, và Bà Rịa- Vũng Tàu. Trong đó, Bà Rịa- Vũng Tàu được đánh giá là vùng nuôi có tiềm năng và quy mô lớn, đặc biệt là nghề nuôi tôm sú- Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Việt Thắng cho biết.

Được biết, nuôi trồng thủy sản ở nước ta phát triển rộng khắp trên cả nước từ đồng bằng đến miền núi, vùng biển. Sản lượng nuôi trồng thủy sản từ năm 1999 đến nay đã tăng gấp 3 lần, nhưng do các hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra còn lẻ tẻ, thiếu qui mô, quy hoạch và xử lý nguồn nước trong vùng nuôi, đặc biệt là nuôi tôm còn kém nên môi trường nuôi trồng thủy sản tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vì vậy, một trong những biện pháp mà Bộ Thủy sản đề ra đối với nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đó là tiến tới quy hoạch và phát triển bền vững ở các vùng nuôi.

Mai Hương

 


Vùng nuôi tôm Tân Thành có nguy cơ xóa sổ

Nguồn tin: ND, 14/11/2006
Ngày cập nhật: 14/11/2006

Chỉ trong thời gian ngắn, 100% diện tích trồng lúa của gần 800 hộ nông dân trong xã Tân Thành chuyển sang nuôi tôm, chủ yếu là nuôi tôm. Nhưng chẳng bao lâu thì nhiều hộ dân đã lâm vào cảnh nợ nần.

Tân Thành là một trong những xã của huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) tích cực hưởng ứng chủ trương chuyển diện tích ruộng trũng, trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (NTTS) từ năm 2000. Vì sao mô hình chuyển ruộng trũng sang NTTS ở Tân Thành đã một thời được ngành thủy sản Hải Phòng đánh giá là mô hình điểm về hiệu quả kinh tế nay lại đứng trước nguy cơ bị xóa sổ?

Anh Nguyễn Văn Lâm, ở đội 2, xã Tân Thành kể: "Nhà tôi chuyển gần 2.000 m2 từ đất trồng lúa sang nuôi tôm. Vụ đầu nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so trồng lúa. Bà con trong xã mừng lắm. Chuyện làm giàu trên đồng chua sắp trở thành hiện thực. Nhưng từ hai năm nay, tôi phải bỏ đầm vì tôm nuôi chết. Hiện gia đình nợ ngân hàng 10 triệu đồng, chưa biết đến khi nào mới trả được. Cuộc sống của gia đình chủ yếu nhờ vào vợ tôi chạy chợ". Chủ nhiệm HTX NTTS Tân Thành Nguyễn Văn Rảo cho biết thêm: Mức nợ ngân hàng của nhà anh Lâm còn thấp so với các hộ nuôi tôm khác. Nhiều hộ dân phải nợ ngân hàng đến hàng mấy chục triệu đồng vì nuôi tôm thua lỗ. Từ năm 2003 đến nay, nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, chủ yếu khó khăn về nguồn nước và chất lượng tôm giống. Ðến nay, trên địa bàn xã có 50% diện tích (hơn 90 ha) ao, đầm nuôi tôm bị bỏ hoang. Diện tích còn lại tiếp tục được các hộ nuôi tôm nhưng chỉ có 20% số hộ thả nuôi có lãi. Nếu không giúp bà con chủ động nguồn nước và con giống thì nguy cơ xóa sổ vùng nuôi tôm khó có thể tránh khỏi.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành Nguyễn Quân Hòa bức xúc: Cống Cầm Cập đã được xây dựng ba năm thuộc dự án nuôi tôm công nghiệp ven đường 14 Kiến Thụy - Ðồ Sơn, nhưng lại không phục vụ vùng nuôi tôm của xã. Hiện nay, cống này lại do Công ty NTTS Kiến Thụy quản lý. Hàng trăm hộ nuôi tôm của xã không được hưởng nguồn nước từ công trình này. Ðiều đó, khiến bà con trong xã bức xúc, kiến nghị các ngành, các cấp can thiệp để người nuôi tôm Tân Thành được hưởng nguồn nước từ cống Cầm Cập.

Những năm trước đây, nguồn nước phục vụ vùng NTTS Tân Thành được lấy từ cống Thuỷ Giang (C3). Công trình này được cải tạo, nâng cấp từ năm 2000, nhưng đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, không cấp đủ nguồn nước cho vùng nuôi tôm của xã. Sau khi cống Cầm Cập (C4) được đưa vào sử dụng phục vụ nguồn nước cho vùng nuôi tôm công nghiệp ven đường 14 Kiến Thụy - Ðồ Sơn, UBND TP Hải Phòng đã giao cho Công ty NTTS Kiến Thụy quản lý, sử dụng. Nhưng do việc quy hoạch thiếu đồng bộ nên việc xây cống Cầm Cập khi ấy chỉ đáp ứng nguồn nước cho vùng nuôi tôm công nghiệp của Công ty NTTS Kiến Thụy. Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy Nguyễn Duy Bình cho biết: UBND xã Tân Thành đã nhiều lần kiến nghị lên huyện, thành phố giải quyết vấn đề nguồn nước phục vụ nuôi tôm. UBND huyện chủ động đề xuất với UBND TP Hải Phòng nên giao cống Cầm Cập cho trạm Khai thác công trình thủy lợi Kiến Thụy, thuộc Công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi Ða Ðộ quản lý, điều tiết nguồn nước hợp lý, vừa đáp ứng vùng NTTS của Công ty NTTS Kiến Thụy, vừa đáp ứng được nguồn nước cho NTTS xã Tân Thành. Dự án NTTS ở các xã Hải Thành, Tân Thành đã được UBND huyện đánh giá là vùng trọng điểm về NTTS. Do việc quy hoạch thiếu đồng bộ, đến nay, diện tích NTTS của xã Hải Thành đã nhường đất cho các dự án khác, còn diện tích NTTS của xã Tân Thành thì lại bị bỏ hoang do không chủ động được nguồn nước. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Thành cho rằng: Thủy lợi cho nông nghiệp và thủy lợi cho NTTS hiện nay có nhiều bất cập, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và ngành thủy sản thống nhất về phương thức quản lý cống Cầm Cập, để hài hòa lợi ích giữa Công ty NTTS Kiến Thụy với lợi ích của người dân Tân Thành.

Nhưng đến nay, các ngành, các cấp TP Hải Phòng vẫn lúng túng, chưa có biện pháp tháo gỡ kịp thời, thì người dân Tân Thành đành phải bỏ hoang đầm nuôi tôm để tránh thiệt hại do nuôi tôm không hiệu quả. Nếu bảo người dân quay trở lại trồng lúa là điều không thể thực hiện được vì đất nhiễm mặn, nếu bảo bà con tiếp tục nuôi tôm nhưng không chủ động được nguồn nước và con giống chẳng khác nào ném tiền xuống sông, xuống biển. Liệu các dự án chuyển diện tích ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS của huyện Kiến Thụy cũng như các địa phương khác của TP Hải Phòng đang và sẽ triển khai có giúp người dân thoát nghèo?

Tạ Quang Dũng

 


Chủ tịch Hiệp hội VASEP: "Phải làm mới mình mới hòa nhập được WTO"

Nguồn tin: Lao Động, 13/11/2006
Ngày cập nhật: 14/11/2006

 


Bạc Liêu: Trồng lúa trên ao tôm

Nguồn tin: Lao Động, 13/11/2006
Ngày cập nhật: 14/11/2006

Người dân tại xã Vĩnh Mỹ A, cho máy cày xuống xới đất chuẩn bị cho mùa lúa năm 2006 trên ao tôm kém hiệu quả của mình.

Sau một thời gian nuôi tôm thất bát, nợ nần chồng chất, tại vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp thuộc vùng Nam QL1A, cụ thể là xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hoà Bình, hàng loạt diện tích ao tôm được người dân sửa lại để trồng lúa. Điều đáng ngạc nhiên là năng suất lên đến 4,5 - 5 tấn/ha.

Bỏ giấc mơ con tôm vàng

Sự việc rục rịch từ năm 2005, khi mà xã Vĩnh Mỹ A và một số xã thuộc vùng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) thuộc vùng Nam QL1A tôm nuôi liên tiếp bị thất bại. Không ít người phải bỏ xứ ra đi, nợ nần chồng chất.

Theo thống kê của ngân hàng, các xã vùng Nam này có tỷ lệ nợ quá hạn lên đến trên 25%. Tại xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải, một số hộ làm đơn xin trở lại trồng lúa trong điều kiện ruộng lúa bị xẻ dọc ngang nuôi tôm.

Trước cái thế quay ngoắt 180 độ của những người nông dân cùng quẩn ấy, các ngành chức năng xuống đến tận nơi để thuyết phục giữ lại hiện trạng sản xuất chờ chủ trương chung.

Còn tại xã Vĩnh Mỹ A, người dân cứ tự chuyển đổi. Điều khá lạ là trồng lúa ngay trên ao tôm công nghiệp. Năm 2005 có 19 ha diện tích nuôi tôm chuyển qua trồng lúa với năng suất 4,8 tấn/ha. Chính "thắng lợi" này mà năm 2006 có đến 21ha thuộc ấp Do Thới và ấp Vĩnh Thành ủi ao trồng lúa.

Ông Tào Hoàng Lang, ấp Vĩnh Thành có đến 5ha diện tích, trước khi chuyển đổi từ diện tích nông nghiệp sang NTTS ông được liệt vào gia đình giàu có tại nông thôn, vậy mà sau khi chuyển đổi (năm 2001) đến 2004 ông phải bỏ đất hoang và số nợ lên đến trên 200 triệu đồng vì con tôm.

Năm 2005, thấy bỏ đất trống quá uổng, ông sạ lại 28 công lúa trên ao tôm và điều bất ngờ là thu về đến trên 1.000 giạ lúa, trừ chi phí lãi trên 30 triệu đồng. Hiện nay thì toàn bộ 5ha đất của ông đều trồng lúa hết. Ông nhẩm tính: "Nếu giá lúa đứng 3.000 đồng/kg như hiện nay, tôi cầm chắc lãi 80 triệu đồng. Làm lúa khoẻ hơn nuôi tôm nhiều lắm, chẳng sợ lỗ lã, chỉ có lời ít hay lời nhiều thôi!".

Ông Nguyễn Văn Út, ấp Vĩnh Thành đang cho ủi 3ha diện tích nuôi tôm đã bỏ hoang 2 năm nay để chuẩn bị trồng lúa cho năm tới với hy vọng là sẽ đủ ăn: "Sợ lắm rồi, 3 năm nay chẳng thấy mặt con tôm 30 con/kg nó ra làm sao chỉ thấy cán bộ ngân hàng mỗi tháng đều xuống đòi nợ".

Bà Nguyễn Thị Hường có đến 6ha, đang cho lấp ao, phơi đất chuẩn bị trồng dưa hấu đón Tết Nguyên đán và quyết trồng lúa dù mỗi năm chỉ làm được một vụ và hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời.

Lập lờ chuyện trồng - nuôi

Trao đổi với chúng tôi, ông Lưu Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Mỹ A thừa nhận, chuỵện người dân bỏ tôm ủi ao trồng lúa đã diễn ra từ năm 2005; riêng năm nay có đến 21ha trồng lúa trở lại.

Ông Thành cho biết: "Theo quy hoạch Vĩnh Mỹ A thuộc vùng NTTS, ưu tiên nuôi theo mô hình CN-BCN, xã không còn diện tích nông nghiệp, nhưng hiện tại thì có đến trên 30ha trở lại trồng lúa. Người dân trồng lúa xen kẽ với nuôi tôm. Chúng tôi biết dân làm sai quy hoạch, nhưng chẳng lẽ để đất trống, chẳng lẽ để dân nuôi tôm hoài mà nợ nần chống chất?".

Thực tế Vĩnh Mỹ A trước đây là xã thuần nông với năng suất lúa đứng vào hàng đầu của tỉnh. Đời sống nông thôn tại đây có bước phát triển mạnh so với các xã thuần nông khác do trình độ sản xuất tại đây được nâng cao.

Tuy nhiên, từ khi nuôi tôm đã có đến gần 200ha đất bỏ hoang, nợ quá hạn tại các ngân hàng lên đến trên 30 tỷ đồng. Người dân trở lại trồng lúa với năng suất khá cao tạo điều kiện cho cả xã manh nha muốn trở lại làm lúa.

Trước hiện tượng người dân ủi ao trở lại trồng lúa, trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Ngọc Mai, Chủ tịch UBND huyện Hoà Bình cho biết: "Huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế xuống kiểm tra và có báo cáo cụ thể. Tuy nhiên trước mắt chúng tôi chỉ đạo cho xã nơi nào trồng lúa được thì tiếp tục trồng lúa, nơi nào nuôi tôm được thì tiếp tục nuôi. Xã cũng nên chú ý giải quyết mối quan hệ giữa người nuôi tôm và người trồng lúa, không để xảy ra tranh chấp, nhất là nguồn nước".

Đầu tháng 11.2006, UBND tỉnh, các ngành chức năng tại tỉnh Bạc Liêu cũng đã có cuộc khảo sát hiện tượng này. Sau khi lắng nghe ý kiến của người dân và các ngành, UBND tỉnh chỉ đạo, không xem xét mức độ vi phạm quy hoạch của người dân làm trái quy hoạch tại xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hoà Bình (trồng lúa trong vùng quy hoạch nuôi tôm), khuyến khích người dân sản xuất theo lợi nhuận.

Chuyển theo hướng nào?

Với việc chính quyền lập lờ theo cách này thì chắc rằng con số chuyển đổi từ tôm sang lúa tại vùng đất quy hoạch nuôi tôm này sẽ tiếp tục tăng vào năm sau. Dẫu sao thì cây lúa hiện tại làm cho người dân an tâm hơn nhiều so với con tôm.

Có được bài học này, Bạc Liêu đã phải trả giá bằng số diện tích đất bỏ hoang trên 2.000ha, nợ quá hạn trên 20% và tỷ lệ hộ nghèo lên đến trên 32.000 hộ. Đã đến lúc phải giao quyền định đoạt trên mảnh đất của mình cho nông dân; chọn nuôi tôm hay trồng lúa, trồng mì, trồng khóm... nhà nước chỉ nên định hướng, không nên quá cứng nhắc về quy hoạch.

Thực tế nhiều năm qua đã cho thấy, việc định hướng chung thường chậm hơn với nắm bắt tình hình và chuyển đổi của từng hộ, từng vùng dân cư cụ thể. Định hình sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường đang là xu thế tính toán nâng cao thu nhập trên chính mảnh đất của người nông dân. Vai trò định hướng có thể bám vào việc cung cấp đầy đủ thônng tin về thị trường lẫn khoa học kỹ thuật cho nông dân, mà ở đó thỏa được hướng phát triển bền vững.

Nhật Hồ

 


Ninh Thuận: Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Việt Thắng

Nguồn tin: Ninh Thuận, 13/11/2006
Ngày cập nhật: 14/11/2006


Ninh Thuận phát triển mạnh nghề nuôi cá nước ngọt

Nguồn tin: Ninh Thuận, 13/11/2006
Ngày cập nhật: 14/11/2006

Theo ngành Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, phong trào nuôi cá nước ngọt đang phát triển mạnh tại tỉnh ta, tính đến nay diện tích thả nuôi lên đến 198,5 ha tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Ninh Sơn và Ninh Phước. Tính trong 10 tháng qua, sản lượng thu hoạch đã đạt 372 tấn, vượt 197,6% so với kế hoạch cả năm, riêng trong tháng 10 đã thu hoạch cá nước ngọt đạt sản lượng 28 tấn. Với năng suất bình quân 2,5 tấn/ha/vụ, có giá bán từ 12 ngàn đến 20 ngàn đồng/kg nên các hộ nuôi cá đều có lãi từ 15 đến 18 triệu đồng/ha/vụ.

Do hiệu quả của nghề nuôi cá nước ngọt, vừa qua Trung tâm Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức cho 15 cán bộ và 10 hộ nông dân nuôi cá đi tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình nuôi cá nước ngọt tại các tỉnh phía nam. Ngoài ra TTKN đang triển khai mô hình thực nghiệm nuôi cá lăng vàng tại Lương Sơn (Ninh Sơn) và nuôi cá chẽm tại Khánh Hải.

B.T (Báo Ninh Thuận)

 


Mô hình nuôi cá chẽm

Nguồn tin: BT, 13/11/2006
Ngày cập nhật: 13/11/2006

Trại Thực nghiệm sản xuất giống thủy sản CaĐét (Huyện Bình Đại) đang thực nghiệm mô hình nuôi cá chẽm thâm canh trong ao đất bằng thức ăn viên công nghiệp hiệu UP. Ao nuôi có diện tích 8.000m2 được chia làm 4 lô, trong đó 3 lô nuôi bằng thức ăn công nghiệp và một lô đối chứng nuôi bằng thức ăn thủy sản tươi sống là cá tạp. Lượng cá chẽm giống thả nuôi là 24.000 con, mật độ bình quân 3 con/m2.

Qua 3 tháng nuôi trọng lượng bình quân hơn 100g/con. Được biết, với tỉ lệ cho ăn trung bình từ 4 đến 5% trọng lượng cá/ngày thì hệ số chuyển hóa 1kg cá thịt tiêu tốn từ 1,2 đến 1,5kg thức ăn viên. Như vậy, lợi nhuận trên 1kg cá thương phẩm sau thời gian nuôi từ 6 đến 8 tháng ước khoảng 10.000 đồng. Dự kiến với tỉ lệ nuôi sống đạt 70%, giá cá chẽm thương phẩm từ 30 đến 35 ngàn đồng/kg thì lợi nhuận thu về rất đáng kể.

Đây là mô hình thực nghiệm nhằm mục đích đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, đúc kết kinh nghiệm, kỹ thuật và nhân rộng mô hình trên cả 3 vùng sinh thái mặn, lợ và ngọt ở Bến tre./.

Trần Tâm

 


Châu Phú - An Giang: Khuyến khích áp dụng mô hình 1 lúa + 1 tôm càng xanh

Nguồn tin: AG, 13/11/2006
Ngày cập nhật: 13/11/2006

Ngành chức năng huyện Châu Phú cho biết, qua khảo sát 2 mô hình 1 lúa + 1 tôm càng xanh và chuyên canh tôm càng xanh trên địa bàn huyện đều cho doanh thu khá cao và đạt lợi nhuận tương đương. Tuy nhiên, huyện khuyến khích người dân địa phương chỉ nên áp dụng mô hình 1 lúa + 1 tôm càng xanh do chi phí sản xuất thấp, năng suất cao hơn. Hiện toàn huyện có trên 29 ha chuyên sản xuất mô hình 1 lúa + 1 tôm càng xanh, mỗi ha cho thu nhập trên 127 triệu đồng, trừ mọi chi phí nông dân còn lãi trên 64 triệu đồng/ha. Riêng mô hình chuyên canh tôm càng xanh do nuôi trái vụ trùng vào thời điểm sản xuất lúa đông xuân, từ lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thải ra làm cho nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến cung cấp nước cho tôm; nhiệt độ trong ao nuôi biến động lớn làm cho tôm chậm phát triển; dịch bệnh gây hại nhiều cho nuôi tôm càng xanh trái vụ sẽ lưu tồn và ảnh hưởng dịch bệnh cho tôm chính vụ.

HỒNG TRANG

 


Bắc Giang: Chuyển đổi nhanh diện tích trũng sang nuôi trồng thuỷ sản

Nguồn tin: NNVN, 2/11/2006
Ngày cập nhật: 13/11/2006

Theo báo cáo của Chi cục Thuỷ sản tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã triển khai chuyển đổi diện tích ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản được 329,6 ha, tăng 9% so với kế hoạch năm 2006. Tính từ năm 2001 đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi được 3.344,9 ha, đạt 102% kế hoạch đề ra. Một số địa phương có phong trào chuyển đổi mạnh là huyện Việt Yên: 705,2 ha, Yên Dũng: 673 ha, Lạng Giang: 514,2 ha, Tân Yên: 425,4 ha…

Hoàng Văn Tình

 


Chuyển đổi vùng không thể nuôi tôm tập trung

Nguồn tin: NTNN, 2/11/2006
Ngày cập nhật: 13/11/2006

Trước tình trạng nuôi tôm bị thiệt hại ngày một lớn, Bộ Thủy sản đã khuyến cáo các Sở Thuỷ sản địa phương cần hướng dẫn bà con ở các vùng không có khả năng nuôi tôm tập trung chuyển sang nuôi các đối tượng khác có giá trị kinh tế hoặc trồng lúa, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo tốt môi trường ở những vùng nuôi tập trung.

Các hộ nuôi trồng thủy sản cũng cần nghiên cứu tổ chức các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nuôi trồng thủy sản theo cộng đồng để cùng nhau quản lý tốt về thức ăn, chế phẩm sinh học, quản lý môi trường vùng nước nuôi, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm cho tiêu thụ, xuất khẩu.

Mai Hương

 


Sóc Trăng: 80% hộ nuôi tôm sú có lãi

Nguồn tin: TT, 13/11/2006
Ngày cập nhật: 13/11/2006

TT - Theo tổng kết của Sở Thủy sản Sóc Trăng, vụ nuôi trồng thủy sản năm 2006 toàn tỉnh đã thả nuôi được 47.293ha tôm sú, kết quả có đến 80% hộ có lãi, năng suất tôm công nghiệp đạt 3,2 tấn/ha.

Tuy nhiên, không ít người vẫn bị thiệt hại mặc dù ngành thủy sản đã khuyến cáo không được nuôi vụ 2 vì thời tiết không thuận lợi. Ước tính diện tích tôm sú vụ 2 lên đến 4.996ha tập trung ở hai huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên, trong đó có 1.774ha bị thiệt hại.

N.DIÊN

 


Mang con cá VN sang Anh

Nguồn tin: TT, 11/11/2006
Ngày cập nhật: 12/11/2006

 


Cá hồi vân: Từ Sa Pa tới Tam Đường

Nguồn tin: MTTQVN, 03/11/2006
Ngày cập nhật: 12/11/2006

Cá hồi vân là giống cá quý vốn chỉ sống được ở vùng nước lạnh như Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển. Năm ngoái, cá hồi vân xuất hiện ở Sa Pa (Lào Cai) và giờ đây là ở huyện Tam Đường (Lai Châu), mở ra mô hình mới giúp bà con xóa nghèo.

Trại ươm cá giống Sa Pa kín đáo giấu mình dưới chân đồi cách Thác Bạc chưa đầy một cây số, rì rào suốt ngày đêm tiếng suối reo. Trại cá nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mặt nước biển nên giữa hè nóng lửa vẫn luôn có nhiệt độ trung bình dưới 20OC. Năm ngoái, 50.000 trứng cá hồi đã được Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ Thủy sản) nhập từ Phần Lan về. Trứng cá hồi được ươm tại trại cá Sa Pa cho tỉ lệ nở tới 95%, cá lớn nhanh, chất lượng thịt ngon như giống gốc ở Phần Lan.

Thịt cá hồi màu đỏ cà rốt có hàm lượng lớn chất béo và chất đạm, thịt ăn ngọt và thơm nên được người tiêu dùng ưa chuộng không chỉ ở thị trường Lào Cai. Đặc sản cao cấp này thường đưa về Hà Nội và được người sành ẩm thực đánh giá cao hơn nhiều so với cá hồi đông lạnh nhập khẩu nước ngoài.

Xã Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu cũng là nơi có nguồn nước lạnh từ đỉnh Hoàng Liên Sơn đổ xuống. Đầu năm nay tại đây đã thử nghiệm mô hình nuôi cá hồi vân theo công nghệ Phần Lan thực hiện tại gia đình. Gia đình anh Trần Yên ở xã sau khi đi tham quan một số mô hình nuôi giống cá hồi vân ở Sa Pa đã liên hệ với Trung tâm thủy sản tỉnh Lai Châu nhờ hỗ trợ giúp đỡ về quy trình kỹ thuật. Tiến hành khảo sát địa điểm thực hiện mô hình, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã hỗ trợ gia đình anh Yên 100% giống, thức ăn và các loại vật tư, thuốc phòng cho cá, đồng thời cử 2 cán bộ kỹ thuật trực tiếp cùng gia đình thực hiện dự án.

"Sau khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá hồi vân thí điểm tại xã Bình Lư, chúng tôi sẽ mở rộng thêm nhiều mô hình khác tại các huyện Tam Đường, Sìn Hồ, Than Uyên, những nơi này có điều kiện khí hậu khá tương đồng với khu vực đang thực hiện dự án", ông Lê Công Thành, Giám đốc Trung tâm Thủy sản Lai Châu cho biết.

Trên tổng thể diện tích 50 m3 tại 2 bể nuôi cá hồi vân, gia đình anh Yên đã cho thả 500 con giống, sau 3 tháng, tỷ lệ cá sống đạt 95% với trọng lượng mỗi con từ 1 đến 1,2 kg. Với giá bán thành phẩm trên thị trường hiện nay từ 140.000 đến 200.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, gia đình anh Yên đã thu lãi trên 34 triệu đồng và hiện đã có khách hàng đặt bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Nhận thấy nuôi cá hồi vân có thời gian sinh trưởng ngắn, lãi suất cao, tốn ít diện tích sản xuất, đặc biệt có thị trường tiêu thụ rộng nên gia đình đang dự kiến mở rộng mô hình lên 4 bể với thể tích 100m3.

Tuy nhiên, do nguồn giống hiện nay vẫn phải nhập từ Sa Pa với chi phí khá cao (20.000 đồng/ con giống), nên Trung tâm Thủy sản tỉnh Lai Châu sẽ quy hoạch xây dựng trại ươm giống Tam Đường, cung cấp toàn bộ nguồn giống cho tỉnh và tiến tới thành lập Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản cao cấp.

Quốc Hùng

 


Gia nhập WTO - thời cơ và thách thức với thủy sản Bình Đại

Nguồn tin: BT, 10/11/2006
Ngày cập nhật: 12/11/2006


Nuôi cá rôphi xen tôm- Một mô hình cần nhân rộng

Nguồn tin: Nghệ An, 08/11/2006
Ngày cập nhật: 11/11/2006

Nuôi trồng thủy sản đã tạo nhiều mặt hàng đa dạng góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập người lao động, ổn định an ninh xã hội thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhưng đi kèm theo nó là sự ô nhiễm môi trường và dịch bệnh làm cho nghề nuôi ngày càng trở nên khó khăn và tính rủi ro ngày càng cao.Vấn đề đặt ra ngày càng thúc bách là làm sao vừa tăng năng suất sản lượng, tăng thu nhập nhưng bình ổn được sản xuất và giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế và dần tiến tới khống chế dịch bệnh.

Để giải quyết vấn đề trên, Sở Thủy sản Nghệ An đã triển khai một số biện pháp như quản lý chất lượng con giống, quản lý cộng đồng, áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng thân thiện với môi trường…Trong đó nuôi luân canh, xen canh một số đối tượng khác vào trong ao nuôi tôm được đặc biệt chú trọng và cá rôphi đã được lựa chọn làm đối tượng nuôi với tôm sú. Do cá rôphi có khả năng thích ứng với độ mặn cao một khi đã được thuần hóa nên có thể nuôi được trong ao nuôi tôm sú. Vì tôm không thể ăn hết một lần lượng thức ăn được tính cho một lần cho ăn nên số còn lại sẽ lắng xuống đáy, tan trong nước và các vi khuẩn, virus có điều kiện phát triển dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, mất cân bằng sinh thái khiến tôm dễ bị bệnh hoặc tăng trưởng kém. Lợi dụng tính ăn để sử dụng cá rô phi như ”một công cụ dọn dẹp” các chất thải như thức ăn dư thừa, phân tôm...như vậy sẽ giảm được một phần ô nhiễm môi trường, ngoài ra. Bên cạnh đó cá rôphi có thể sử dụng xác chết của tôm để làm thức ăn và như vậy sẽ hạn chế được sự lây lan dịch bệnh do sự phát tán của sinh vật gây bệnh khi xác chết bị phân hủy hoặc bị chính những con tôm khỏe mạnh làm thức ăn.

Từ năm 2003-2005 tại Nghệ An, mô hình nuôi luân canh tôm - cá rôphi đã được triển khai rộng khắp trên tất cả các vùng nuôi trong tỉnh ( nuôi cá rôphi sau tôm). Qua hai năm triển khai, hiệu quả của việc nuôi cá rophi không thể hiện trên việc tăng thu nhập mà chính là khả năng cải thiện môi trường mà nó đem lại ngoài sức mong đợi: lượng chất thải tích tụ vụ nuôi chính được cá rôphi sử dụng làm thức ăn đã làm sạch đáy ao, việc dọn tẩy ao vốn là một việc làm nặng nhọc và mất nhiều thời gian nhất đã được giảm nhẹ, bên cạnh đó là khả năng làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm.

Năm 2006, mô hình nuôi kết hợp cá rôphi - tôm sú được triển khai tại một số điểm với hai hình thức: nuôi cá rôphi trong đăng quầng trong ao nuôi tôm và nuôi lẫn cá rôphi với tôm sú.

Hình thức nuôi cá rôphi đăng quầng trong ao nuôi tôm sú: Được triển khai tại điểm trình diễn của Trung tâm khuyến ngư ( Hưng Hòa – Thành phố Vinh ) và Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An ( Quỳnh Bảng- Quỳnh Lưu). Kết quả thu được như sau:

Tại điểm trình diển của Trung tâm khuyến ngư do Kỹ sư Mạch Duy Luân phụ trách. Mô hình này sử dụng 2 ao mỗi ao có diện tích 2.500m2 thả 100.000 con tôm giống P15 ( mật độ 20con/m2). Sau 1 tháng nuôi tôm sú tiến hành thả 400 con cá rôphi (kích cỡ 6cm/con) đã được thuần hóa độ mặn vào ao đã lắp đặt hệ thống đăng quầng ( đăng quầng có diện tích 200 m2 được vây bằng lưới có mắt lưới 2a=1cm tại nơi sẽ tích tụ các chất thải của ao nuôi do quá trình quạt nước gom vào) còn ao kia làm ao đối chứng. Cùng sử dụng một quy trình chăm sóc tôm sú cho cả 2 ao thả cá rophi và ao đối chứng, riêng cá rôphi trong đăng quầng sử dụng chất lắng tụ làm thức ăn. Sau 110 ngày nuôi, thu hoạch được 1.4 tấn tôm sú đạt kích cỡ 40-42 con/kg và 150 kg cá rôphi ( 0.3- 0.4 kg/con). Lượng thức ăn sử dụng hết 1.6 tấn, hệ số chuyển đổi thức ăn là: 1.14. Lãi ròng 50 triệu đồng.

Tại điểm trình diễn của Trung tâm giống thủy sản do Kỹ sư Lưu Anh Lực phụ trách: ao nuôi có diện tích 6000m2 , diện tích đăng quầng là 300m2 thả 120.000 con giống P15 (mật độ 20con/m2. Sau 1 tháng nuôi tôm thả 600 cá rôphi kích cỡ 6-8cm vào đăng quầng . Thu hoạch được1.8 tấn tôm và 1.3 tạ cá rôphi. Doanh thu 145 triệu, lãi ròng 60 triệu.

- Hình thức nuôi cá rôphi xen tôm sú được triển khai tại trại sản xuất giống rôphi nước lợ - Công ty Cp giống NTTS Nghệ An ( Quỳnh Bảng- Quỳnh Lưu) do Kỹ sư Nguyễn Ngọc Dương phụ trách. Ao nuôi có diện tích 8000m2 , thả 150.000 con tôm giống P15. Sau khi nuôi tôm được 45 ngày thả 400 con cá rôphi kích cỡ 67con/kg vào ao nuôi tôm sú ( cá rôphi được sinh sản tại chỗ nên không phải trải qua quá trình thuần hóa độ mặn). Quá trình chăm sóc diễn ra bình thường, khẩu phần ăn chỉ tính cho tôm sú theo lượng quy định. Sau 110 ngày nuôi thu được 1,2 tấn tôm và 250 kg cá rôphi. Lãi 25 triệu đồng.

Nhận xét chung của những người thực hiện mô hình và ý kiến của những hộ dân xung quanh các điểm trình diễn thì nuôi kết hợp tôm sú-cá rophi với hình thức nào thì màu nước của ao nuôi luôn được duy trì ổn định, kể cả khi thay nước với khối lượng lớn thì chỉ 1-2 ngày sau màu tảo lại trở lại bình thường là màu xanh mà không cần bất cứ một biện pháp nào để gây màu lại, trong khi đó những ao không thả cá rôphi vẫn thỉnh thoảng mất màu và quá trình gây màu lại vẫn gặp khó khăn ( có khi phải 6-7 ngày nước ao mới có màu trở lại). Nuôi tôm là nuôi nước, điều đó được thể hiện cụ thể qua quá trình duy trì màu nước và độ trong, những yếu tố này ổn định sẽ giúp cho các yếu tố khác như pH, các khí độc như NH3, H2S..duy trì ở mức độ không gây hại cho tôm, có nghĩa là không gây stress cho tôm như vậy tôm sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn, tôm khỏe không bị các loại bệnh thông thường như mòn phụ bộ, đen mang...

Song song với các mô hình của Sở Thủy sản Nghệ An xây dựng thì Trường Đại học Vinh cũng triển khai đề tài nuôi xen cá rôphi, hàu cửa sông với tôm sú, bước đầu đã so sánh tốc độ sinh trưởng của tôm sú, cá rôphi, hàu trong ao nuôi kết hợp với ao đối chứng hay so sánh sự biến động một số yếu tô môi trường...

Mặc dầu chưa đánh giá được tác động của cá rôphi trong việc hạn chế bệnh đốm trắng nhưng những kết quả thu được đã chứng minh tính hiệu quả của mô hình. Trong thời gian tới, Sở Thủy sản nghệ An sẽ tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình này và thử nghiệm thả cá rôphi trong ao tôm đã bị nhiễm bệnh đốm trắng để đánh giá hết vai trò của cá rôphi trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Trần Xuân Quang- Sở Thủy sản Nghệ An

 


Bừng sáng vùng tôm Hiệp Mỹ Tây

Nguồn tin: CT, 11/11/2006
Ngày cập nhật: 11/11/2006

Từ một xã nghèo nhất nhì tỉnh Trà Vinh, nhưng chỉ vài năm sau khi thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang đã vươn lên, thoát nghèo, trở thành xã khá giả của huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh... Đâu là “phép mầu”?

TÌM LỐI... THOÁT NGHÈO

Đến xã Hiệp Mỹ Tây khi nắng ấm vừa lên, chúng tôi tìm gặp đồng chí Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã. Tiếp chúng tôi, đồng chí Nguyễn Thanh Hùng cho biết: Là một xã anh hùng nhưng trước đây Hiệp Mỹ Tây đồng thời cũng là một xã nghèo. Đất ở đây bị nhiễm phèn mặn, trồng lúa năng suất bấp bênh, kết cấu hạ tầng nông thôn chưa được đầu tư, chưa có hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản. Nhiều người dân nuôi thủy sản chủ yếu chỉ thả nuôi tự phát chứ chưa được qui hoạch vùng nuôi như hiện nay. Cái nghèo vì thế cứ đeo đẳng bà con ở đây nhiều năm...

Hiệp Mỹ Tây có 1.276 hộ, 6.380 nhân khẩu. Nơi đây từng là vùng căn cứ cách mạng, chịu nhiều mất mát trong chiến tranh. Sau ngày miền Nam giải phóng, Hiệp Mỹ Tây bị liệt vào xã cực nghèo, phải trợ cấp thường xuyên. Cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại khó khăn, thiếu trường học, trạm y tế... Đất đai hoang hóa bị nhiễm phèn, mặn, mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa bấp bênh, nên một số hộ, bỏ lúa lên bờ bao đưa nước mặn vào nuôi tôm, cua, cá kèo... Thế nhưng, thất bát triền miên... Nhiều người dân ở đây lần lượt bỏ quê, chạy đi khắp nơi làm thuê kiếm sống...

Lão nông Nguyễn Văn Thiệu kể lại: “Hồi trước, nói tới xứ biển này ai cũng lắc đầu. Hiệp Mỹ Tây nước mặn chà là gai/đất cày lên muối mặn phèn vàng’’. Không thể để dân đói khổ mãi, chính quyền địa phương đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm nâng cao đời sống người dân, nhưng nhiều kế hoạch bất thành, bởi lực bất tòng tâm.

Chuyện nuôi tôm ở Hiệp Mỹ Tây chuyển sang bước ngoặt mới từ năm 1997, khi nhiều hộ nông dân tự đầu tư đào ao thả nuôi tôm sú theo phương thức quảng canh. Cách nuôi mới này giúp nhiều hộ nâng cao kỹ thuật nuôi trồng. Rồi đến năm 2002, Thạc sĩ Trần Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Sở Thủy sản Trà Vinh nghiên cứu chất đất, vị trí địa lý, xây dựng mô hình nuôi và mạnh dạn đầu tư 300 triệu đồng thử nghiệm mô hình nuôi tôm công nghiệp theo dạng ao nổi ở ấp Mỹ Quí, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang. Hàng trăm người dân trong vùng và một số địa phương trong tỉnh tò mò đến xem. Lúc đầu, không ít người nghi ngờ về hiệu quả của mô hình. Họ cho rằng, nuôi tôm công nghiệp theo dạng ao nổi đem tiền “đổ sông, đổ biển” bởi cái xứ khắc khổ, nước mặn lại nhiễm phèn đồng hoang này, trồng cây gì, nuôi con gì cũng thua lỗ. Không ngờ cuối vụ, thu hoạch đạt năng suất từ 5 - 6 tấn/ha/vụ; có ao đạt 6 - 7 tấn/ha/vụ... lợi nhuận thu được từ 150 - 200 triệu đồng/ha. Nhờ đó, đến nay vùng này trở thành “mỏ tôm” của xã nghèo trước đây.

...Hiệp Mỹ Tây giờ đã khoác lên mình chiếc áo mới. Mặc dù đang còn mùa mưa nhưng xe vẫn chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì từ trung tâm xã ra tận các vuông tôm. Dọc hai bên đường, những dãy đèn cao áp được lắp đặt nối tiếp thành từng hàng, dọc theo các ao nuôi tôm. Đầm tôm đang vào mùa rất nhộn nhịp đông người. Nhiều trại giữ tôm trang bị đầy đủ tivi, đầu máy, ampli... Tiếng hát hò vang cả cánh đồng tôm.

Chỉ ngôi nhà tường khang trang vừa xây xong, anh Trần Văn Tư, ấp Lồ Ồ, xã Hiệp Mỹ Tây (Cầu Ngang)- một nông dân nuôi tôm có tiếng trong vùng- hớn hở khoe: “Hồi trước, tụi này chỉ biết trồng lúa. Đất nhiễm phèn, mặn nên năm nào lúa cũng thất, ai nấy nghèo rớt mồng tơi. Từ lúc chuyển sang nuôi tôm, đời sống phất lên thấy rõ. Nhiều hộ trước đây chỉ biết làm thuê giờ đã trở thành triệu phú, thậm chí là tỉ phú”. Gia đình ông Nguyễn Văn Thiệu có hơn 1 ha đất. Sau khi chính quyền địa phương có chủ trương chuyển đổi sang nuôi tôm, năm đầu tiên (2003) gia đình ông thả nuôi 180.000 con tôm giống, thu lợi nhuận 160 triệu đồng; năm 2004 thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng, năm 2005 lợi nhuận hơn 200 triệu đồng. Năm 2006 này, ông Thiệu mở rộng diện tích nuôi, ước tính lợi nhuận có thể hơn 400 triệu đồng.

CẢ XÃ LÀM GIÀU

Khi con tôm bắt đầu thích ứng với vùng đất nhiễm mặn của Hiệp Mỹ Tây, UBND huyện Cầu Ngang đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ thống thủy lợi kiên cố, chủ động cho việc cấp và thoát nước để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đây; đồng thời chỉ đạo cho ngành nông nghiệp phải tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho nông dân. Đảng ủy xã chọn phương án phát triển con tôm sú làm chủ lực để thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Cái hay của Hiệp Mỹ Tây là không chủ trương phát triển diện tích nuôi tôm tràn lan, khi cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản chưa hoàn chỉnh. Xã vận động bà con đi “chậm mà chắc”, nơi nào có điều kiện thuận lợi mới cho nuôi. Huyện chọn mô hình nuôi tôm công nghiệp và khuyến khích người dân liên kết phát triển mô hình này. Đây cũng là lúc mà tỉnh có kế hoạch chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả và đất hoang hóa sang chuyên nuôi thủy sản hoặc nuôi kết hợp thủy sản.

Cứ thế, mô hình hợp tác nuôi tôm ra đời theo phương châm người nghèo góp đất đai, người khá góp vốn; Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật và kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở vật chất. Toàn bộ quy trình nuôi, từ khâu chọn giống đến chăm sóc và thu hoạch, có hẳn cán bộ chuyên môn theo dõi chặt chẽ. Nhờ đó, hạn chế được dịch bệnh và năng suất nuôi luôn đạt cao. Tổ hợp tác ở khu nuôi tôm công nghiệp “Thắng Lợi” ở ấp Năm, xã Mỹ Long Nam, ngay năm đầu tiên trúng lớn. Ngoài thu lại vốn đầu tư ban đầu, mỗi thành viên còn được chia lời hàng chục triệu đồng. Ông Nguyễn Long Thành - Chủ nhiệm HTX nuôi tôm xã Mỹ Long Nam - khẳng định: “Nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, nên người dân không lo nổi. Mô hình nuôi hợp tác đã tháo gỡ được khó khăn này. Và cái lợi lớn hơn là kiểm soát được dịch bệnh; giải quyết tốt tình trạng nguồn nước mang mầm bệnh thải tràn lan, gây ô nhiễm môi trường”.

Đến nay, đã có hàng trăm hecta nuôi tôm công nghiệp được đưa vào tổ hợp tác và hợp tác xã, thu hút hàng ngàn người tham gia, hoạt động rất hiệu quả. Mô hình hợp tác nuôi tôm công nghiệp của Mỹ Long Nam đã nhân rộng ra nhiều nơi trong tỉnh Trà Vinh. Địa phương cũng đang triển khai vận động cộng đồng người dân tham gia thành lập HTX, tổ hợp tác nuôi tôm trong thời gian tới với diện tích hơn 450 ha; kinh phí đầu tư hơn 6 tỉ đồng.

Ông Trần Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Sở Thủy sản Trà Vinh- khẳng định: “Mô hình hợp tác nuôi tôm tại Mỹ Long Nam rất hiệu quả. Ngành thủy sản đang khuyến khích nông dân nhiều địa phương khác trong tỉnh làm theo. Ngoài hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân nghèo Hiệp Mỹ Tây, mô hình này còn góp phần giữ vững môi trường sinh thái, giúp cho người nghèo có điều kiện hợp tác với nhau cùng vươn lên làm giàu. Đó mới là điều rất đáng quý”.

Diện tích nuôi tôm ở Hiệp Mỹ Tây vừa được mở rộng lên 773 ha, trong đó có 126 ha nuôi theo hình thức công nghiệp (chiếm 51,6% tổng diện tích nuôi công nghiệp toàn huyện). Nhờ nuôi tôm có hiệu quả, Hiệp Mỹ Tây ngày càng “đỏ da thắm thịt”: nhà tường mọc lên ngày càng nhiều; số trẻ em được đến trường mỗi năm đều tăng; đời sống người dân vùng nông thôn ven biển ngày càng sung túc.

QUỐC DŨNG

 


Tình hình khai thác, nuôi trồng tại Cà Mau

Nguồn tin: WebCà Mau, 10/11/2006
Ngày cập nhật: 11/11/2006

Trong tuần từ 04/11 đến 10/11/2006, ngư dân Cà Mau khai thác ước đạt 4.125 tấn thuỷ hải sản, giảm 1.070 tấn so với tuần trước. Tình hình tôm nuôi bị bệnh và chết đã giảm hơn tuần trước; tuy nhiên diện tích thiệt hại vẫn còn khoảng 7.687 ha, mức độ thiệt hại từ 10 – 20%. Một số hộ dân trên địa bàn thành phố Cà Mau đã thu hoạch được 07 ha tôm nuôi công nghiệp (luỹ kế từ đầu năm đến nay là 186 ha), năng suất bình quân 4,5 tấn/ha; 30 ha cá chình và cá bống tượng (luỹ kế 174,5 ha), năng suất bình quân 03 tấn/ha.

Các đối tượng nuôi tại các mô hình chỉ đạo điểm năm 2006, mô hình thuộc Chương trình 135, Chương trình Khuyến ngư quốc gia phát triển tốt; hiện đang tiến hành thu hoạch mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao ở huyện U Minh và mô hình vùng nuôi an toàn ở huyện Cái Nước.

Sản xuất tôm giống tại tỉnh ước đạt 116 triệu con, giá dao động từ 17 - 18 đồng/con, riêng tôm giống có dán tem xét nghiệm giá 22 - 26 đồng/con (bằng tuần trước); tôm giống nhập tỉnh khoảng 55 triệu con, giá bình quân 19 đồng/con (giảm nhẹ so với tuần trước).

(Theo BBT Website tỉnh Cà Mau)


Chuyên gia MSC khảo sát vùng nuôi nghêu của Hợp tác xã Rạng Đông

Nguồn tin: Bến Tre, 10/11/2006
Ngày cập nhật: 11/11/2006

Ngày 7/11/2006 Đoàn chuyên gia Hội Đồng Quản Lý Hải Sản MSC (MARINE STEWARDSHIP COUNCIL) đã đến khảo sát hoạt động nuôi trồng và chế biến nghêu tại Bến Tre. Ông Duncan Leadbitter Giám đốc MSC - Hội đồng Quản Lý Hải Sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ông PhiLippe Serene Tổng Giám đốc công ty tư vấn phát triển nguồn lợi thủy sản đã đến tìm hiểu môi trường nuôi, cách thức quản lý, bảo vệ, khai thác nghêu tại Hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại), đây là mô hình tổ chức quản lý khai thác tốt, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội đáng kể cho địa phương. Tính đến cuối tháng 10/2006 HTX đã đạt doanh thu 35 tỉ đồng, lợi nhuận chia cho xã viên hơn 18 tỉ đồng, bình quân mỗi hộ xã viên được chia trên 10 triệu đồng.

Các chuyên gia MSC đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường, quản lý chất lượng con nghêu, bảo vệ nguồn nghêu bố mẹ, nghêu giống và nghêu thương phẩm. Đồng thời trao đổi việc Bến Tre tham gia đăng ký nhãn hiệu MSC cho con nghêu. Cùng ngày, Đoàn chuyên gia MSC cũng đã đến tìm hiểu qui trình chế biến, xuất khẩu nghêu tại Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu thủy sản AQUATEX Bến Tre./.

Trần Tâm

 


Cho con hàu Đất Mũi đi xa

Nguồn tin: BCT, 9/11/2006
Ngày cập nhật: 10/11/2006

Từ bao đời nay, Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) luôn tự hào là vùng đất giàu có nguồn tài nguyên do biển, rừng ban tặng. Nhưng rồi, theo thời gian, sự giàu có ấy cũng đang cạn kiệt dần, khi con người ngày càng đông đúc, kèm theo đó là nạn khai thác nguồn tài nguyên rừng biển vô tội vạ, bất chấp hậu họa. Nhưng biển vẫn hào phóng với người dân Đất Mũi. Mới đây, được sự giúp sức của chính quyền, người dân Đất Mũi đang triển khai nhiều kiểu làm ăn mới nhằm hạn chế tình trạng khai thác tự phát làm cạn kiệt tài nguyên rừng, biển. Một trong những kiểu làm ăn đang được nhiều người hưởng ứng là nuôi hàu lồng.

ĐƯA HÀU BIỂN VÀO LỒNG

Cũng như bao loài hải sản khác, từ bao đời nay, con hàu được người dân Đất Mũi xem là thứ ăn chơi. Nó có mặt khắp nơi: trong vuông tôm, ngoài sông rạch, ở bìa rừng. Từ xưa cho đến trước năm 2006, người dân ở đây chỉ rủ nhau đi bắt hàu khi ngẫu hứng. Bắt để ăn chơi cho vui chứ không bán, vì có bán cũng chẳng ai mua.

Có một lần, hồi giữa năm 2005, anh Sáu Liêm, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi (nay là Phó Bí thư Đảng ủy xã này) đi tham quan ở TP Hồ Chí Minh. Khi vào một nhà hàng lớn, anh thấy người ta bán con hàu như một loại đặc sản đắt giá. Sáu Liêm ngỡ ngàng, chợt nghĩ: Quê mình phí của quá! Con hàu đầy sông mà không ai biết cách khai thác để kiếm ra tiền. Sau chuyến đi đó, về đến quê, anh Sáu Liêm liền bàn với anh em cán bộ xã, tìm cách khai thác hàu, quyết tâm biến nó thành một loại hàng hóa đặc sản. Vậy là Sáu Liêm rủ anh em trong xã và một số người dân có chí tiến thủ đi “tầm sư học đạo”. Sau một thời gian lên Sài Gòn, ra Nha Trang tìm hiểu thị trường, cách nuôi, các anh trở lại quê nhà, quyết chí bắt tay vào việc nuôi hàu lồng thương phẩm.

Anh Nguyễn Việt Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, kể: “Ngày 28-2-2006, những con hàu đầu tiên được thả vào lồng. Qua nghiên cứu, chúng tôi thả cả hai loại hàu: hàu địa phương và hàu mắt rồng lấy giống từ vùng ngoài. Cái lồng hàu số 1 ấy là của anh em cán bộ xã hùn nhau bỏ vốn ra làm. Cán bộ mà không đi trước, thì làng nước nào dám đi theo. Dù thả nuôi trong tình trạng mù mờ về hướng ra, nhưng chúng tôi cũng quyết làm”. Chưa có sách vở nào nói nhiều về con hàu cũng như cách nuôi hàu, vì thế, các anh phải tự mày mò, nghiên cứu vừa làm, vừa học. Ngay cả cái bè, cái lồng cũng phải suy nghĩ cải tiến thế nào cho nó phù hợp với vùng đất và giá thành phải thấp mới có khả năng để làm. Cuối cùng thì con hàu cũng sống được trong bè, trong lồng và lớn không thua gì con hàu tự nhiên. Và các anh đã bán được hàu, thu hồi vốn nhanh.

Anh Nguyễn Việt Thắng phấn khởi nói: “Bè số 1 chỉ sau một đợt nuôi 8 tháng đã thu hồi vốn bè. Từ đó, nhiều người dân bắt đầu theo chúng tôi nuôi hàu. Từ bè số 5 trở đi là của người dân tự bỏ vốn ra làm. Người có tiền nhiều thì tự làm, người ít tiền thì rủ nhau hùn làm”. Anh Trương Long Châu, ấp Kinh Đào, thành viên của tập đoàn bè số 7, cười nói: “Không tốn tiền nhiều, chúng tôi gồm 12 người hùn lại làm bè. Thấy ham quá, chúng tôi bỏ hết khả năng của mình ra làm luôn. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn mà”. Cuối cùng, bè của anh là lớn nhất, chiều dài tới gần 200m, nằm “hoành tráng” trên một khúc Kinh Đào, trông đẹp mắt làm sao. Bè này, các anh đã bỏ ra trên 200 triệu đồng để làm. Dự đoán sẽ thu hoạch vốn ngay sau 6 tháng nữa và sẽ chí ít cũng lời bạc trăm triệu vào năm 2007.

Cuối cùng thì nhiều người dân Đất Mũi đã có được việc làm mới, hứa hẹn giàu có cho nhiều người. Nghề nuôi hàu lồng, bè còn là cơ hội để hàng trăm gia đình không đất, sống bằng nghề cá nghề rừng... lậu không còn lo toan bị kiểm lâm bắt, bị cán bộ bảo vệ nguồn lợi thủy sản phạt vạ... Rồi đây, họ sẽ có nghề nghiệp ổn định, hợp pháp, không còn canh cánh chuyện lo thiếu cơm ngày 2 bữa.

ĐỂ CON HÀU ĐI XA

Với giá 7.000 đồng/kg hàu địa phương, 14.000 đồng/kg hàu mắt rồng, những người nuôi hàu ở Đất Mũi hiện có lời đậm. Anh Nguyễn Việt Thắng khẳng định: “Với giá hàu hiện nay, bảo đảm người nuôi có thể lấy vốn đầu tư bè ngay vụ đầu, sau đó thì sẽ lời trọn, chỉ trừ tiền vốn mua giống để nuôi. Bè số 1 của chúng tôi đã chứng minh điều đó”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến phân vân là với kiểu bộc phát “nhà nhà nuôi hàu lồng” như hiện nay tại xã Đất Mũi, thì có thể một thời gian không lâu, các nhà hàng, các khu du lịch và những sạp bán ngoài TP Cà Mau sẽ không thể tiêu thụ hết, sẽ xuất hiện tình trạng thừa hàng, dội chợ. Trao đổi về vấn đề này, anh Nguyễn Việt Thắng không giấu nỗi lo lắng: “Chúng tôi đang lo điều đó. Chỉ vài tháng nữa thôi, trên địa bàn xã sẽ không chỉ có 9 bè hàu. Với sản lượng đến vài chục tấn hàu mỗi bè, nếu tính vài chục bè, thậm chí cả trăm, thì “đầu ra” của hàu quả là điều đáng quan ngại”. Khi đó, giá cả có thể sẽ bị tuột giảm mạnh vì cung vượt cầu, người nuôi hàu có thể gặp bất lợi. Được biết, hiện tại hàu nuôi ở đây chỉ mới được tiêu thụ ở các nhà hàng, các cụm, điểm du lịch sinh thái trong tỉnh. Vì thế, tìm hướng đưa con hàu đi xa hơn đang là vấn đề cấp bách cho nghề nuôi hàu lồng vốn mới manh nha ở vùng đất cực Nam Tổ quốc này.

Trước những bức bách về đầu ra của con hàu, UBND xã Đất Mũi đã lên kế hoạch đưa hàu đi xa. Theo đó, trước mắt, chính quyền địa phương sẽ tập trung tận dụng mọi cơ hội để quảng bá thương hiệu hàu Đất Mũi thông qua khách du lịch, qua các đoàn ở các địa phương khác khi họ đến vùng đất cuối trời Nam tham quan.

Và một điều hết sức quan trọng mà lãnh đạo xã Đất Mũi đã quyết tâm triển khai thực hiện là tạo ra những sản phẩm hàu sạch - hào sinh thái. Ý thức đó thể hiện ngay từ những ngày đầu Đất Mũi bước vào nuôi bè hàu số 1. Anh Sáu Liêm, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đất Mũi, cho biết: “Chúng tôi đã kêu gọi mọi người mày mò, nghiên cứu tìm cách nuôi hàu theo hướng không dùng bất kỳ loại thuốc, chất hóa học nào trong quá trình nuôi hay sơ chế hào. Chúng tôi cố gắng xây dựng một thương hiệu hàu sạch như tự nhiên vốn có của nó. Có vậy, con hàu Đất Mũi mới có thể đi xa hơn”.

TRẦN VŨ

 


Năm 2010: Đạt 420.000 tấn tôm nuôi

Nguồn tin: SGGP, 10/11/2006
Ngày cập nhật: 10/11/2006

Đó là mục tiêu ngành thủy sản vừa đưa ra tại Hội thảo “Phát triển bền vững nghề nuôi tôm” diễn ra ngày 9-11, tại Hà Nội. Trong đó có 360.000 tấn tôm nước lợ và 60.000 tấn tôm nước ngọt.

Để đạt được mục tiêu trên, thời gian tới, ngành thủy sản sẽ tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch vùng nuôi, quản lý mùa vụ, chất lượng con giống, cải tiến quy trình kỹ thuật nuôi, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tổ chức lại sản xuất, nâng cao ý thức cộng đồng.

Theo đánh giá của Bộ Thủy sản, cho đến nay, việc quản lý vùng nuôi tôm vẫn còn nhiều bất cập, các vùng nuôi tôm còn nhỏ lẻ, manh mún, dịch bệnh vẫn còn nhiều và thiếu tính bền vững.

XUÂN ANH


Người đàn bà làm giàu trên vùng đầm hoang

Nguồn tin: TP, 09/11/2006
Ngày cập nhật: 10/11/2006

Dựng lều sinh sống cùng ngao trên đầm hoang, cuối cùng chị Đoàn Thị Kết đã thành công. Vụ đầu tiên nuôi thử nghiệm 10 tấn ngao chị thu được 30 tấn, trừ chi phí lãi gần 70 triệu đồng.

Năm 2005, được sự động viên, khuyến khích và giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, chị Đoàn Thị Kết thử mạnh dạn đầu tư nuôi ngao.

Chị vay mượn được 140 triệu đồng lặn lội tới Thái Bình mua tre, lưới để quây rồi mua giống thả trên diện tích gần 2 ha tại vùng bãi hoang ở xã Vĩnh Quang (Tiên Lãng - Hải Phòng).

Từ ngày ấy, trên đầm hoang chị và con trai dựng lều sinh sống cùng ngao. Nhìn vùng nuôi ngao độc một chiếc lều đơn sơ của hai mẹ con, xung quanh là sông nước, đêm xuống trời tối đen như mực, ban ngày chẳng có một giọt nước ngọt nào ở vùng bãi để sinh hoạt, chị không khỏi buồn rầu nhưng hai mẹ con vẫn kiên trì bám trụ.

Hằng ngày, chiếc thuyền độc mộc của hai mẹ con vào đất liền vận chuyển nước ngọt ra ngoài bãi. Chị Kết kể, trong cơn bão lớn nhất năm 2005, nước dâng to, nhưng hai mẹ con chị vẫn kiên trì bám bãi ngao, kiểm tra và khắc phục thường xuyên những chỗ lưới quây bị sóng đánh hỏng.

Một cơn gió mạnh khiến thuyền của chị trôi khá xa khỏi vùng bãi, sau đó phải nhờ bộ đội biên phòng cứu giúp. Nhưng bao lo âu bỗng tan biến khi chị nhìn thấy vùng bãi nuôi ngao không bị cuốn đi cùng bão.

Bây giờ, chị Kết có thể tin tưởng vào sự thành công của mình ở bãi nuôi ngao đó. Vụ đầu tiên nuôi thử nghiệm 10 tấn ngao chị thu được 30 tấn, trừ chi phí lãi gần 70 triệu đồng.

Nhìn những sản phẩm bằng mồ hôi, nước mắt của 2 mẹ con sau gần 1 năm, chị không muốn bị những người mua buôn ép giá nên liên kết với bạn bè để bán sản phẩm ở một số tỉnh, thành phố lân cận và sang Trung Quốc.

Từ việc thử nghiệm thành công, ngay sau vụ đầu tiên, chị tiếp tục mạnh dạn huy động vốn bạn bè, người thân mở rộng diện tích nuôi lên 12 ha với tổng số vốn đầu tư 450 triệu đồng.

Trong rủi có may

Chị Kết sinh ra và lớn lên ở xã Vinh Quang. Tuổi thơ của chị gắn bó với đồng ruộng và sản xuất nông nghiệp. Đến tuổi lập gia đình, chị lấy chồng và về làm dâu ở Kiến Thụy (Thái Bình).

Về nhà chồng, cuộc sống vật lộn với bao khó khăn. Đã vậy chị còn thường xuyên bị nhiều đòn roi vô cớ của người chồng, bởi anh đã có tình ý với người phụ nữ khác.

Hạnh phúc gia đình đổ vỡ, cuối năm 2005, chị về sống cùng với người thân ở xã Vinh Quang. Sự động viên của bạn bè, gia đình, người thân giúp chị gượng dậy để tiếp tục công việc buôn bán hải sản.

Gặp bạn bè ở Thái Bình, Nam Định… chị ngạc nhiên khi thấy có nhiều người thành công bởi những dự án nuôi ngao lớn. Một người bạn của chị gợi ý: “Chỉ cần mạnh dạn bỏ vốn đầu tư mua giống, cùng với địa thế vùng bãi phù hợp và được trời cho “lộc” là có thể trở thành tỷ phú nuôi ngao”. Lời gợi ý đó khiến chị chợt nghĩ đến vùng ven biển quê mình và chị đã thành công.

Chẳng ai ngờ vùng ven biển xưa mỗi khi thủy triều lên là mênh mông sóng nước, bây giờ mỗi khi thủy triều xuống lại lộ ra bãi ngao rộng mà người thành công ấy lại là một nữ nông dân với nhiều sóng gió cuộc đời.

Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, chị Kết bảo: “Chỉ có niềm tin và sự tâm huyết với công việc đã giúp tôi vượt qua sự đau khổ để có thành công bước đầu. Mong sao sự thành công của tôi sẽ rộng mở hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều bà con địa phương.

Vùng ven biển này khá rộng. Nếu bà con địa phương mạnh dạn mỗi người khoanh vùng vài héc-ta để phát triển nuôi ngao thành công thì thu nhập khá hơn nhiều so với làm nông nghiệp. Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp bà con thu mua sản phẩm”.

Dương Hà

 


Agifish xây dựng thương hiệu sản phẩm cá tra "sạch"

Nguồn tin: SGTT, 9/11/2006
Ngày cập nhật: 10/11/2006

 


“Bà mụ” cho cá

Nguồn tin: KTSG, 9/11/2006
Ngày cập nhật: 10/11/2006

Mồ côi cả cha lẫn mẹ năm lên tám tuổi, những tưởng cuộc đời của chị Phan Thị Vân sẽ mãi làm thuê, bán dạo, nếu như chị không biến những trải nghiệm của mình thành động lực vươn lên vì quan niệm phục vụ người khác cũng là phục vụ khát khao của chính mình.

Khi đến trang trại nuôi cá của chị Phan Thị Vân ở ấp Bình Thạnh 3, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại (Bến Tre), tôi và người bạn không ai đoán ra được đâu là bà chủ trong nhóm người đang hăng hái làm việc. Đến khi chị ra tiếp khách, chúng tôi mới biết đấy chính là bà chủ của trang trại nuôi cá được nhiều người ở tận phương xa tìm đến tham quan, học hỏi. Tuy là chủ nhưng quan niệm của chị là càng gắn bó, đồng cảm với đời sống, công việc của công nhân thì họ sẽ càng tận tâm với mình.

Gia đình chị gồm năm người sống ở xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, Bến Tre. Trong kháng chiến chống Mỹ, cha mẹ và anh của chị đều lần lượt hy sinh khi chị lên tám tuổi. Thương hai cháu bơ vơ, dì ruột đưa về nuôi ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang.

Nhưng rồi do gia cảnh, năm 17 tuổi chị bỏ nhà đi tu. Chị vào chùa với mong muốn tìm được sự bình an trong tâm hồn, nhưng sự đời không như chị tưởng. Sau vài năm làm công quả, chị lại rời chùa. Nhờ học được cách chế biến các món chay trong chùa nên hàng ngày với gánh đồ chay chị Vân đi bán dạo khắp thị trấn Bình Đại. Tiền lời kiếm được chị lại tích lũy dần, sau đó mua một căn nhà và mở quán cơm chay tại thị trấn.

Năm 2002, khi đi dự khánh thành cống đập Ba Lai, huyện Bình Đại, Bến Tre. Thấy đất đai ở đây bị bỏ hoang nhiều chị liền nảy ra ý tưởng mua đất đào ao nuôi cá nước ngọt. Thế là chị gom góp vốn và vay ngân hàng thêm 50 triệu đồng để mua 2 héc ta đất cách cống đập Ba Lai khoảng 1 ki lô mét. Do đất bỏ lâu năm không canh tác nên cây dại mọc thành “rừng”. Chị đã thuê hàng chục người đến khai phá, nhưng ai bước vào cũng dội trở ra vì ngại sâu rừng, nước độc. Cuối cùng chị phải tự mình đi trước chặt cây khai phá, còn nhân công thu dọn phía sau. Phải mất một năm chị mới san bằng “khu rừng”, thu về trên 100 thước củi. Sau đó chị tự thiết kế ao nuôi cá, hệ thống thủy lợi, trang trại...

Ban đầu chị Vân nuôi cá rô phi, nhưng không lời nhiều. Chị đi Bình Sơn (Đồng Tháp) học kỹ thuật nuôi cá lóc đồng, biết được cách nuôi cá lóc với nguồn thức ăn rẻ vì trang trại của chị gần cảng cá biển. Giá cá vụn, cá ươn ở đây bán chỉ khoảng 1.000 đồng/ki lô gam, làm thức ăn nuôi cá lóc rất lợi. Vì không có kỹ sư hướng dẫn, chị tìm sách kỹ thuật nghiên cứu làm theo. Bước đầu chị nuôi thử một ao, sáu tháng sau lãi gần 100 triệu đồng. Sau đó chị phát triển lên thành bốn ao (mỗi ao có diện tích từ 1.000-5.000 mét vuông), mỗi vụ chị kiếm lãi đến 300-400 triệu đồng. Thành công nối tiếp thành công, ngoài việc có thể phòng bệnh ghẻ, đường ruột cho cá, mới đây chị đã cho cá lóc đẻ thành công, mỗi vụ tiết kiệm trên 100 triệu đồng tiền mua con giống. Ngoài cá lóc đồng, chị còn nghiên cứu nuôi thành công cá sấu, ba ba. Trang trại của chị bây giờ có hàng trăm con cá sấu. Chị cũng đã nhân được ba ba giống bán cho người nuôi. “Năm 2006 này, trừ các khoản chi phí, có thể kiếm được trên nửa tỉ đồng từ thủy sản”, chị Vân nhẩm tính.

Hiện tại trang trại của chị mở rộng đến 3 héc ta với 11 nhân công làm việc thường xuyên. Hầu hết những người này đều có gia cảnh khó khăn và được chị đối xử như người nhà. Ngoài tiền lương thấp nhất là 1 triệu đồng/người/tháng, chị còn bao cơm mỗi ngày ba bữa, cho tiền mua thuốc khi ốm đau, sắm quần áo mới cho họ mỗi dịp lễ, Tết. “Hàng năm chị Vân đều tặng học bổng cho học sinh nghèo của địa phương hàng triệu đồng. Và mới đây chị đã ủng hộ 7 triệu đồng cho một hộ nghèo để xây nhà tình thương”, chị Trần Thị Kim Ánh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Thạnh Trị, kể.

Người phụ nữ 47 tuổi này quan niệm rằng xứ sở của mình vẫn còn nhiều người nghèo nên phải cật lực làm việc để nhường cơm sẻ áo cho họ. Bởi phục vụ cho người khác cũng là phục vụ khát khao của chính mình, chị nghĩ như vậy.

Lư Thế Nhã

 


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang