• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sóc Trăng: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 345 triệu USD

Nguồn tin: Sóc Trăng, 08/12/2006
Ngày cập nhật: 9/12/2006

 


Triển vọng của nghề nuôi cá mú ở tỉnh Quảng Bình

Nguồn tin: QB, 06/12/2006
Ngày cập nhật: 9/12/2006

Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng ven biển tỉnh Quảng Bình có nhiều vùng san hô ngầm, là nơi thuận lợi cho cá mú (cá song) phát triển. Trong xu thế của thời kỳ hội nhập, khách du lịch trong và ngoài nước rất thích ghé thăm tỉnh Quảng Bình và không quên thưởng thức món đặc sản nổi tiếng được chế biến từ món cá mú. Ngoài việc phục vụ khách du lịch và trong các bữa ăn của mọi người dân, cá mú còn được xuất khẩu ra các nước và khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Sin - ga - po...

Tuy nhiên ''Người khôn của khó" trong khi nhu cầu về cá mú tăng cao thì sản lượng đánh bắt cá mú tự nhiên càng có chiều hướng giảm sút.

Việc giảm sút này là lời cảnh báo chung cho việc khai thác chưa đi đôi với việc phát triển nghề nuôi cá mú. Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi trong nước ta như Khánh Hoà, Đà Nẵng, Phú Yên... nghề nuôi cá mú đang rất phát triển. Ở các vùng ven biển tỉnh Quảng Bình có nhiều cửa sông đó là điều kiện thuận lợi để cá bột sinh trưởng (cá con mới vài ngày tuổi). Sau mùa lũ, thức ăn của cá từ rừng theo những dòng sông trôi về cửa biển, cá mú mẹ ăn phù du đẻ trứng, trứng nở thành cá bột sống quanh quẩn ở cửa biển. Đã nhiều năm tư thương buôn bán cá bột từ Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Yên ra thu gom cá bột tại tỉnh Quảng Bình đưa vào Nha Trang, Cam Ranh, Quảng Ngãi ươm giống, sau đó bán rộng rãi ra toàn quốc. Tỉnh Quảng Bình cũng mua lại giống của những hộ tư thương buôn bán cá giống này. Thông thường tỷ lệ cá mú bột ương thành cá giống đủ tiêu chuẩn nuôi lồng, bè, ao... khả năng sống chỉ chiếm từ 20 đến 30%. Nhiều đơn vị nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Bình cũng đã từng làm đại lý bán cá mú bột cho các tỉnh phía Nam. Như vậy đã tạo ra một nghịch lý: bà con ngư dân tỉnh Quảng Bình vẫn chưa thoát nghèo và chưa phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng.

Đầu tháng 11 năm 2006, Công ty TNHH dịch vụ thuỷ sản Nhật Lệ đã thành công trong việc ương nuôi cá mú từ việc vớt cá bột ở các cửa biển. Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Quốc Ba, Giám đốc Công ty cho biết: Sau 3 năm liên tục công ty đã thử nghiệm vớt cá mú bột trên sông Nhật Lệ ương nuôi tại trang trại. Kết quả bước đầu cho thấy tỷ lệ sống của cá mú bột đạt trên 90%. Thành công này mở ra triển vọng mới trong nghề nuôi cá mú phù hợp với điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi của tỉnh Quảng Bình. Khi đã làm chủ được khâu ương nuôi cá giống với số lượng hàng vạn con sẽ khơi dậy tiềm năng của các địa phương ven biển, góp phần ổn định được giá cả và đây là tín hiệu đáng mừng cho nghề nuôi cá mú ở tỉnh Quảng Bình. Được biết, Công ty TNHH dịch vụ thuỷ sản Nhật Lệ sẵn sàng cung cấp giống cá mú cho những hộ nuôi trồng thuỷ sản có nhu cầu.

Khi chúng tôi hỏi về kỹ thuật nuôi, ông Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ thuỷ sản Nhật Lệ cho biết "Cá bột khi đã ương nuôi đạt tiêu chuẩn chuyển nuôi cá thịt, bà con có thể thả nuôi ở các mạt nước mặn lợ (độ mặn giao động từ 10%0 đến 30%0). Có thể nuôi cá mú bằng lồng bè trên sông, trên biển, nuôi ở các ao hồ trải bạt, ni lông như nuôi tôm trên cát hay ao đất...

Hiện nay, giá thành 1 kg cá mú nuôi tại Quảng Bình từ 40.000 - 50.000đ/kg. Đã có một số hộ nông dân nuôi tôm sú thua lỗ nay chuyển sang nuôi cá mú rất hiệu quả. Có thể nuôi cá mú là con đường xoá đói giảm nghèo nhanh cho bà con nông dân ven biển tỉnh nhà. Anh Bùi Văn Cương quê ở Đức Ninh Đông, một nông dân nuôi trồng thuỷ sản giỏi cho chúng tôi biết ''Trước đây tôi nuôi tôm bị thất bại, nhờ sự trợ giúp kỹ thuật của anh Hoàng Quốc Ba nên đã chuyển sang nghề nuôi cá mú. Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế từ việc nuôi cá mú khá cao". Hộ anh nông dân Bùi Văn Cương có 2 ha mặt hồ có khả năng nuôi cá mú. Trong tương lai không những hộ anh Cương mà sẽ có thêm nhiều hộ nông dân khác ở tỉnh Quảng Bình chuyển sang nghề nuôi cá mú. Đây là thông điệp tốt lành cho nghề nuôi cá mú ở tỉnh Quảng Bình.

Báo QB số 240

 


Cá Hồng Mỹ có thể nuôi được trong ao nước lợ

Nguồn tin: QB, 07/12/2006
Ngày cập nhật: 9/12/2006

Ngày 29-11-2006, tại thị trấn Ba Đồn (Quảng Trạch - Quảng Bình), Trung tâm khuyến ngư tỉnh đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá Hồng Mỹ.

Tháng 4 năm 2006, Trung tâm khuyến ngư đã triển khai mô hình trình diễn nuôi cá Hồng Mỹ trên diện tích 0,5 ha với số giống đã thả là 7.500 con và mật độ l,5 con/m². Sau gần 9 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 700g đến 900g/con và tổng sản lượng ước đạt 3.000kg. Theo giá bán bình quân hiện nay là 60 nghìn đồng kg, sau khi trừ các chi phí sản xuất và khấu hao, mô hình thu lãi 50 triệu đồng.

Sau khi tham quan mô hình, các đại biểu dự hội thảo đều cho rằng, cá Hồng Mỹ có sức chịu đựng tốt khi độ mặn thay đổi, phát triển phù hợp trong các ao nước lợ, mặn trong tỉnh, thịt cá thơm ngon, giá trị thương phẩm cao, được thị trường ưa chuộng. Từ thành công của mô hình, sắp tới Trung tâm khuyến ngư sẽ khuyến cáo nhân dân nhân rộng việc nuôi cá Hồng Mỹ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Báo QB số 242


Ngư dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn): Đầu tư trên 2,5 tỉ đồng chuẩn bị cho vụ khai thác tôm hùm giống

Nguồn tin: BĐ, 07/12/2006
Ngày cập nhật: 9/12/2006

(BĐ) - Ông Ngô Đức Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) cho biết, để chuẩn bị cho vụ khai thác tôm hùm sắp đến, ngư dân trong xã đã đầu tư hơn 2,5 tỉ đồng để tu sửa, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ, tăng gấp đôi so với mức kinh phí đầu tư cùng kỳ năm ngoái.

Thời gian gần đây, tôm hùm giống đã bắt đầu xuất hiện tại một số vùng trên biển Nhơn Hải, một số ngư dân đã bắt đầu đi khai thác nhưng số lượng tôm hùm giống chưa nhiều. Hiện tại, giá tôm hùm đang ở mức khá cao, các đại lý ở địa phương thu mua với giá 210.000 đồng/con.

Nguyễn Quí

 


Chính phủ chỉ đạo vụ “kháng sinh cấm”

Nguồn tin: TT, 09/12/2006
Ngày cập nhật: 9/12/2006

 


Về đâu, cây tràm? Bỏ tràm trồng lúa, nuôi tôm: không dễ!

Nguồn tin: KTSG, 7/12/2006
Ngày cập nhật: 8/12/2006

Vừa qua, hàng trăm héc ta tràm ở ĐBSCL đã bị đốn trụi để biến thành đất trồng lúa, nuôi tôm… Vậy tương lai cây tràm sẽ đi về đâu? Và tác động của việc cây tràm biến mất đến đời sống kinh tế - xã hội, đến môi trường của địa phương sẽ ra sao?

Nhu cầu giảm

Thời gian qua, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp trên các vùng đất phèn hầu hết để thỏa mãn mục tiêu an toàn lương thực và xuất khẩu gạo. Mọi nguồn lực của xã hội đều tập trung cho cây lúa, trong đó việc chuyển các vùng đất phèn đang trồng tràm hoặc có rừng tràm tự nhiên thành đất lúa, là nguyên nhân chính làm cho diện tích tràm bị thu hẹp đáng kể trong thời gian từ năm 1976-1990.

Chính sách đổi mới đã tạo ra nhu cầu xây dựng tăng vọt ở khu vực thành thị - nhất là TPHCM trong những năm 1990-1995. Vì diện tích trồng tràm giảm trước đó, nay nhu cầu tăng đột ngột, tạo ra mất cân đối giữa cung - cầu, đẩy giá cừ tràm tăng cao. Năm 1998-1999, thương lái mua tràm đám từ 70-80 triệu đồng/héc ta mà vẫn không có. Nhờ giá tăng mà diện tích trồng tràm của khu vực ĐBSCL đã tăng từ dưới 100.000 héc ta năm 1995 lên gần 200.000 héc ta vào năm 2000.

Nhưng từ năm 2000 đến nay, giá cừ tràm liên tục giảm. Có nhiều nguyên nhân, nhưng việc thay cừ tràm bằng cọc bê tông (cừ sạn) trong các công trình xây dựng được xem là nguyên nhân chính. Cừ sạn giá rẻ, chi phí vận chuyển và bốc xếp thấp, sản xuất được tại công trường, có thể nối dài để đóng sâu hơn và để ngoài trời lâu mà không sợ mối mọt.

Hiện nay, một héc ta tràm tốt có giá khoảng 30-40 triệu đồng, nếu trồng không chăm sóc giá còn thấp hơn.

Bỏ tràm trồng lúa, nuôi tôm: không dễ!

Thử phân tích chuyện đốn tràm để thay bằng cây lúa hoặc nuôi tôm là lợi hay hại? Đất trồng tràm vừa qua ở ĐBSCL chủ yếu là phèn nặng, nằm trong các vùng trũng nên dễ bị ngập sâu vào mùa lũ, thiếu nguồn nước ngọt để tưới tiêu vào mùa khô. Vì vậy phá tràm đang trồng để thay bằng sản phẩm khác chưa chắc sẽ có lợi nhuận cao hơn. Ngoại trừ một số vùng không phải là đất phèn nặng (đã từng trồng được lúa), nay muốn đốn tràm để trồng lại lúa, thì có thể chấp nhận được. Vì sau thời gian trồng tràm, chất hữu cơ do lá rụng xuống hàng năm và phân hủy tạo ra dinh dưỡng cho đất, sẽ giúp lúa có năng suất cao, ít tốn phân bón. Nhưng diện tích này không lớn.

Đáng chú ý nhất là một số nơi đang đốn tràm để nuôi tôm sú! Tràm là cây thuộc sinh thái nước ngọt, nên khi đưa nước mặn vào nuôi tôm sú sẽ làm xáo trộn toàn bộ môi trường đất - nước. Trong một, hai năm đầu tiên, do môi trường mới nên ít dịch bệnh, nhất là việc phân hủy chất hữu cơ do rừng tràm để lại tạo ra môi trường giàu dinh dưỡng, nên tôm lớn nhanh. Điều này sẽ kích thích nông dân đầu tư thêm, ngân hàng cũng dễ cho vay và chính quyền địa phương cũng chấp nhận. Nhưng sau vài năm, chất hữu cơ bắt đầu cạn dần do không còn cây tràm cung cấp và dịch bệnh cũng sẽ phát sinh, năng suất tôm sẽ giảm. Lo hơn là nước mặn sẽ làm các chất gây chua trong đất phóng thích vào môi trường nước, làm nước chua thêm. Và khi con tôm thất bại, thì việc quay lại trồng tràm hay trồng lúa sẽ phải tốn rất nhiều chi phí để cải tạo môi trường và cần thời gian dài. Nơi nào có lượng mưa lớn hay nước lũ tràn về hàng năm thì cần ít nhất từ 3-5 năm.

Ngay cả cây lúa, cây thuộc loại chiến lược, có lúc người nông dân cũng phải điêu đứng vì giá cả. Cây tràm, dù đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng cũng cần thấy tràm khác hơn những cây khác. Trước tiên là thời điểm thu hoạch, với cây tràm, không nhất thiết phải thu hoạch ngay sau sáu hay bảy năm; nếu thu hoạch trễ hơn thì cây có kích thước lớn hơn và có thể bán giá cao hơn. Cây tràm không giống như lúa hay mía khi đến vụ là phải thu hoạch ngay nên người trồng không bị áp lực về thời gian thu hoạch mà chủ yếu là áp lực trả nợ ngân hàng. Vì vậy nếu ngân hàng có thể “neo” nợ cho nông dân thì có thể làm giảm đáng kể khó khăn hiện nay

Tương lai của cây tràm

Từ năm 2004, trường Đại học Cần Thơ đã liên kết với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước để tìm cách giải quyết đầu ra - phương cách tốt nhất để cứu cây tràm. Với sự hợp tác của Tổ chức Liên kết quốc tế Nhật Bản, từ tháng 3 đến tháng 9-2005, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiện trạng cây tràm ở một số tỉnh vùng ĐBSCL và tìm hiểu về thị trường nguyên liệu gỗ của Việt Nam và trong khu vực. Hàng tấn mẫu nguyên liệu cây tràm đã được gửi đến các nhà máy sản xuất bột giấy như Oji Paoer Ltd. Co. của Nhật Bản, và các công ty xuất khẩu đồ gỗ gia dụng khu vực TPHCM. Kết quả bước đầu cho thấy là cây tràm có thể làm bột giấy và sản xuất đồ gỗ gia dụng xuất khẩu, tương tự như cây keo (Acacia) hay cây cao su.

Tuy nhiên, cũng có không ít khó khăn. Do trong thời gian qua, tràm chủ yếu được trồng với mục đích lấy cừ nên bị nhược điểm là đường kính thân cây nhỏ, xẻ ván không có hiệu quả. Vì vậy, khả năng sử dụng để sản xuất đồ gỗ gia dụng không nhiều, mặc dù các doanh nghiệp của TPHCM đang phải lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Khả năng sử dụng để làm bột giấy có khả quan hơn, nhưng tại ĐBSCL chưa có nhà máy giấy! Do đó, chọn giải pháp sản xuất gỗ băm (woodchip) và ván ép là khả thi nhất. Để có thể tiêu thụ nhanh tràm “tạp nham” hiện tại, nông dân nên tuyển các cây đạt tiêu chuẩn để bán cừ (có giá cao), phần còn lại bán làm nguyên liệu gỗ băm với giá rẻ hơn. Với cách này, mỗi héc ta tràm mang lại trung bình từ 30-40 triệu đồng, tương đương với giá tràm tốt hiện nay.

Hiện nay các công ty sản xuất gỗ băm và chế tạo ván ép đã xúc tiến hợp tác với các địa phương có vùng nguyên liệu tập trung như Long An, Kiên Giang, và Cà Mau. Do đó, sắp tới, từng địa phương cần rà soát kỹ diện tích và sản lượng nguyên liệu đang có. Xây dựng kế hoạch sản xuất và quy trình quản lý kỹ thuật phù hợp cho từng vùng với các tiêu chuẩn quy định về rừng để cơ quan chức năng xét cấp chứng chỉ rừng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng xác nhận xuất xứ và chất lượng nguyên liệu nhằm giúp cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu này có ưu thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Đặc biệt nên ưu tiên cho các doanh nghiệp triển khai quy trình công nghiệp có sử dụng nhiều lao động tại chỗ, đào tạo tay nghề công nhân, hỗ trợ nông dân sản xuất, có sản phẩm bán tại thị trường nội địa và xuất khẩu, và không làm ô nhiễm môi trường.

Sẽ có khoảng một triệu dân nghèo đang sinh sống trên các vùng đất phèn nặng được hưởng lợi từ sự phát triển này. Với khoảng 300.000 héc ta đất phèn nặng, mỗi năm có thể cho 2,8 triệu tấn gỗ, cây tràm sẽ giúp ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy và sản xuất đồ gỗ gia dụng của Việt Nam.

TS. Dương Văn Ni - Đại học Cần Thơ

 


Loay hoay thương hiệu cá, tôm

Nguồn tin: KTSG, 7/12/2006
Ngày cập nhật: 8/12/2006

 


Khi con tôm "chịu ôm" cây lúa

Nguồn tin: BCT, 7/12/2006
Ngày cập nhật: 8/12/2006

Không ai khác mà chính nhà nông ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là người tái khẳng định hình thức canh tác “một tôm - một lúa”. Nhiều nhà khoa học đã xác định đây là mô hình sản xuất bền vững cho vùng nuôi tôm sú ở Sóc Trăng.

Bén rễ một mô hình

Đã ngoài lục tuần, ông Út Lợ, một lão nông của xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên vẫn còn nhanh nhẹn. Thoát một cái, ông đã khuất trong đám lúa xanh, rồi hiện ra với một bụi lúa trên tay. Ông Út Lợ nói sang sảng: “Không có một móng rầy nâu, vàng lùn nào cả. Lúa này tui đoán chắc không dưới 35 giạ/công”. Ông là một trong người đi tiên phong trong việc trồng lúa dưới vuông tôm công nghiệp. Đây không chỉ là mô hình mang đậm tính sáng tạo của nông dân tỉnh Sóc Trăng mà còn là nỗ lực xóa đi nếp nghĩ: “Đất nuôi tôm rồi thì mãi mãi không thể trồng được lúa!”.

Theo ông Út Lợ, con tôm sú và cây lúa hoàn toàn có thể chung sống trên một cánh đồng. Nhưng vấn đề là nông dân phải biết nắm bắt quy luật của nó. Trước đây, do chạy theo lợi nhuận, nhiều nông dân cứ mải nuôi tôm sú thâm canh nước mặn trên đồng, rồi đâm lo không thể trồng được lúa nữa. Thêm vào đó, ai ai cũng nuôi tôm, nên dù người nào có ý định trồng lúa cũng khó thực hiện được. Vả lại, kinh mương thủy lợi lúc đó còn manh mún, chưa chủ động khai thác nguồn nước. Năm nay, được sự đầu tư của tỉnh và Trung ương, hệ thống thủy lợi các vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng nói chung và huyện Mỹ Xuyên nói riêng đã dần được cải tạo, kiện toàn. Từ đó nhà nông đã tự chủ nguồn nước trong canh tác. Ông Út Lợ bật mí: “Khỏi nói ai cũng biết vuông nuôi tôm thì phải có hệ thống cống dẫn nước. Mỗi ngày nước lớn 2 bận, tui mở cống cho vô tràn ngập và đến khi nước ròng thì tháo cống cho ra từ từ. Cứ như vậy khoảng vài hôm dưới ao sẽ có một lớp phù sa dày cỡ gang tay là vừa. Nhớ là các cống xả phải đặt thật sâu mới dễ dàng cho việc rút nước. Sau đó cứ gieo sạ hay cấy lúa như trên mặt ruộng đã làm đất lần chót. Lúc này, đất vừa màu mỡ, không có mầm bệnh, hạt giống không cần tẩm thuốc trừ sâu vừa khỏi bón phân mà vẫn bén rễ xanh tốt. Cứ như thế, nuôi tôm xong, cây lúa mọc chính trên vuông nuôi một cách tài tình!”. Ông Út Lợ khẳng định chỉ cần xả vài con nước là đất nuôi tôm có thể trồng được lúa.

Đồng đất chuyển mình...

“Nói là bí quyết nhưng thật ra chuyện này đã được mấy chú kỹ sư hướng dẫn từ lâu rồi, nhưng ít ai chịu tin theo” - ông Út Lợ nói thêm. Ngay từ đầu vụ lúa năm nay, cũng như nhiều bà con nông dân, ông đã được các tuyên truyền viên nông nghiệp “rỉ tai” : Nên lấp vụ lúa sau khi nuôi tôm và nếu bà con đồng lòng thì mô hình này mới hiệu quả. Bắt đầu từ đảng viên gương mẫu làm trước, các đoàn thể cũng xắn tay vào. Được ngành nông nghiệp hỗ trợ về giống lúa ST5 người dân hồ hởi hẳn lên.

Nếu như năm ngoái, vào thời điểm này đi trên các vùng nuôi tôm chỉ thấy những ao nuôi trơ mình trong nắng hạn hoặc lác đác những nơi cố thả nuôi để với vát, nhưng đa số đều thất bại, thì giờ đây đã có những cánh đồng lúa đang trổ bông sai oằn. Câu chuyện nhà nông xách thau đi mượn gạo về ăn là nỗi cám cảnh đã từng xảy ra. Anh Nguyễn Văn Nhớ, ở ấp Hòa Trực xã Hòa Tú 1, thố lộ: “Thiệt tình lúc đầu tôi không tin là có thể trồng lúa dưới ao tôm. Nghe xã vận động và hỗ trợ lúa giống, phân với phân nửa giá thị trường, tôi làm mạnh dạn hơn”. Chỉ xuống đám ruộng đang cong trái me, anh Nhớ mừng ra mặt, năm nay vừa trúng vụ tôm vừa có lúa đầy bồ chuyện ăn tết sẽ càng vui.

Với quyết tâm làm cho đồng đất chuyển mình, Huyện ủy Mỹ Xuyên đưa chỉ tiêu phát triển cụ thể diện tích nuôi tôm khi thu hoạch xong chuyển sang trồng lúa. Anh Triệu Công Danh, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên cho biết, năm nay toàn huyện đã phát triển hơn 7.400 ha đồng lúa ST 3, ST5, IR... ở vùng nuôi tôm, vượt hơn kế hoạch đề ra đến 4.000 ha. Đến nay, hầu hết trà lúa này đều phát triển tốt, lúa đã trổ khá đều và ước năng suất cao không kém các vùng trồng lúa khác. Kết thúc năm lương thực 2006, cả con tôm và cây lúa ở địa phương đều đạt vượt kế hoạch đề ra cả về năng suất lẫn chất lượng sản phẩm. Đây là kết quả đáng khích lệ cho ngành nông nghiệp địa phương. Bởi lẽ, việc trồng lúa trên ao nuôi tôm hiệu quả sẽ chứng minh mô hình tôm - lúa bền vững ở Sóc Trăng.

Triển vọng mô hình tôm - lúa

Theo ngành nông nghiệp Sóc Trăng, ước tính thiệt hại do dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa có thể làm giảm năng suất đến 100.000 tấn lúa. Vì vậy, ngành đã đề nghị UBND tỉnh nên dự toán 1,5 triệu tấn lúa vào kế hoạch năm 2007. Nhưng nói theo các nhà chuyên môn, nếu phục lại cây lúa sau vụ tôm chính thì diện tích lúa tăng đáng kể, sẽ đảm bảo sản lượng lúa không dưới 1,6 triệu tấn/năm. Nhưng để có được kết quả đó, địa phương cần nắm bắt thời cơ để vận động tuyên truyền người dân áp dụng mô hình này. Anh Trần Ngọc Đẹp, Phó Chủ tịch UBND xã Gia Hòa 2, cho biết: Qua thống kê, toàn xã có hơn 955 ha đất nuôi tôm lấp lại vụ lúa, chiếm hơn 50% diện tích nuôi tôm của địa phương. Hiệu quả vụ mùa khả quan, nông dân trồng lúa kiểu này vừa ít chi phí, công chăm sóc mà hiệu quả, năng suất bình quân đạt từ 5 tấn/ha.

Kết quả này có công rất lớn từ sự quan tâm chỉ đạo của địa phương. Anh Huỳnh Tín Nhiệm, Bí thư xã Hòa Tú 1, nhớ lại mấy năm trước, thấy bà con cứ lao đao vì con tôm trái vụ, Đảng ủy, UBND xã luôn mang việc này ra bàn để tìm cách tháo gỡ. Nhưng chỉ tuyên truyền, giáo dục thôi cũng khó làm chuyển biến trong nhận thức của người dân. Đến năm 2005, Huyện ủy ra chỉ tiêu cho xã phải làm sao lấp vụ lúa được 1.000 ha sau khi thu hoạch tôm. Khi đó, xã cương quyết hơn, nhiều bà con “bị dọa” không được xét vay vốn ngân hàng nếu thả nuôi tôm đợt nữa không theo khuyến cáo. Ngành thủy sản trên cơ sở phân tích các ảnh hưởng do thời tiết, nguồn nước cũng luôn khuyến cáo bà con không nên nuôi tôm vụ 2, mà cần chuyển sang trồng lúa. Lên huyện họp, anh Nhiệm đem chuyện này ra bàn. Ban Thường vụ huyện ủy đồng tình rồi huyện kiến nghị với tỉnh. Sở NN&PTNT nhiệt tình ủng hộ bằng cách hỗ trợ lúa giống ST3, ST5 và phân bón cho nông dân.

Một trong những người vui nhất khi thấy cây lúa đã trở lại vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng là kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, bởi ông là người đã gắn bó lâu năm với đồng đất Sóc Trăng, nhất là ở Mỹ Xuyên. Ông Hồ Quang Cua quả quyết việc áp dụng mô hình trồng lúa trên ruộng nuôi tôm là phát kiến rất khoa học của nhà nông cần được nhân rộng. Với mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn đảm bảo môi trường và giải quyết việc làm ở vùng nông thôn. Ngành NN&PTNT sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nhà nông để xây dựng mô hình này thành mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ở địa phương.

NGUYỄN TẤN

 


Sinh sản nhân tạo thành công giống cá kết

Nguồn tin: KHPT, 08/12/2006
Ngày cập nhật: 8/12/2006

Mới đây, khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và Trung tâm Giống thủy sản Đồng Tháp thực hiện thành công chương trình cho cá kết sinh sản nhân tạo từ con giống bố mẹ bắt ngoài tự nhiên, với con giống ấp nở đạt kích thước 8 - 9 cm, trọng lượng bình quân 1 gram/con bằng phương pháp nuôi vỗ thành thục sinh dục cá.

Cá kết thuộc loại cá trắng, da trơn có tên khoa học là Kryptopterus bleekeri Gunther. Ngoài tự nhiên, cá sống nhiều ở đầu nguồn sông Cửu Long thuộc hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Khi lũ về, cá con theo nước tràn vào đồng ruộng và chỉ ra sông khi nước lũ xuống dần.

Cá kết thuộc nhóm cá ăn tạp, ăn động vật nhỏ như cua, ốc, cá, tép, côn trùng nên ngư dân vùng lũ thường dùng những loại trên làm mồi để câu. Muốn bắt được nhiều cá, người ta chất chà, giăng lưới, cất vó hoặc đổ dớn. Cá có kích thước rất đồng đều, mỗi ký chừng 20 con dài khoảng 17 cm. Việc nhân giống cá kết thành công sẽ giúp người dân chủ động được nguồn giống. Hiện nay các bè cá đang nuôi cá bống tượng, cá điêu hồng, cá rô phi, nếu bổ sung thêm cá kết vào nhóm cá nuôi trên, hy vọng sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho ngư dân, vì cá kết thương phẩm cũng có khối lượng khá lớn.

NGUYỄN HOÀNG TÙNG

 


Nuôi tôm hùm trong mùa bão

Nguồn tin: CNNong, 06/12/2006
Ngày cập nhật: 8/12/2006

Mùa biển động vẫn được xem là thời gian nhàn rỗi nhất đối với ngư dân và đây cũng là lúc đời sống kinh tế của các hộ ngư dân gặp nhiều trở ngại. Thế nhưng, vẫn có những ngư dân có thu nhập cao ngay trong muà mưa bão. Chúng ta cùng gặp 1 trong những ngư dân đó trong phóng sự sau để biết vì sao ông vẫn có thu nhập cao trong mùa biển động.

Nuôi tôm hùm - một loại thủy sản có giá trị kinh tế cao lâu nay vẫn là điều khó đối với ngư dân, điều đó lại càng khó khi nuôi tôm hùm trong mùa biển động. Nhưng bằng sự nhạy bén, cần cù và cả sự sáng tạo trong làm ăn, ngư dân Võ Văn Dục, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng ngay trong mùa biển động từ tôm hùm.

Những lúc ông Dục có mặt ở nhà như thế này là điều hiếm hoi vì hầu như ngày nào ông cũng tất bật với bè tôm hùm. Đây là điều khác lạ ở những vùng biển như huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà bởi những năm trước, mùa biển động, ngư dân thường không biết việc gì mà làm.

Ông Dục tất bật cũng là điều dễ hiểu vì ông đang là chủ của bè tôm hùm có đến 1500 con. Không phải là người nuôi nhiều tôm hùm nhưng ông đựơc nhiều người biết đến vì biết cách để giữ được tôm hùm trong mùa mưa bão.

Những chuyển đổi trong cách nuôi tôm hùm của ông Dục bắt đầu từ những thay đổi ở công đoạn làm bè nuôi. Thay vì trước đây, ngư dân thường nuôi trong lồng sắt , bây giờ, ông Dục lại nuôi trong các bè. Những cây gỗ được đóng lại thành chiếc bè kiên cố. Điểm mấu chốt là các bè nuôi được gắn thêm những cái phao – mà thực chất là những chiếc phuy rỗng. Kết cấu như thế này tạo ra những chiếc bè dễ di chuyển. Và đây chính là lý do giúp ông Dục nuôi tôm hùm trong muà bão vì có thể chuyển bè từ nơi này đến nơi khác.

Chi phí mỗi ô bè lên đến 3 triệu đồng - một số tiền không nhỏ. Mỗi lần chuyển bè thêm khoảng 1-1,5 triệu đồng. Nhưng sự đầu tư là cần thiết bởi giá trị tài sản bên trong bè nuôi cao gấp hàng trăm lần. Mỗi ô bè như thế này có đến 50 con. Di chuyển bè để tránh bão cũng có nghĩa bè nuôi được an toàn

Từ khi chuyển sang nuôi tôm hùm trong bè, ông Dục đã có thể nuôi tôm hùm suốt trong muà biển động. Đến hết mùa , ông có thể xuất bán tôm hùm. Hiện nay, giá bán tôm hùm đã ở mức 700 ngàn đồng/ kg. Dự báo giá tôm hùm sẽ tiếp tục tăng lên vì thời điểm cuối năm, sức tiêu thụ tôm hùm trên thị trường gấp đôi lúc bình thường.

Thêm một kinh nghiệm để nâng thu nhập từ nghề nuôi tôm hùm là điều mà nông dân đang tính đến. Cách làm của ông Dục là gắn sản xuất với thị trường. Và có lẽ mọi sản xuất cuả nông dân lúc này cũng phải tính đến thị trường, làm sao sản phẩm bán ra đúng vào lúc được giá bán cao nhất.


Bình Định: Sìa (một loài vẹm) ở Nhơn Hội bị chết hàng loạt

Nguồn tin: SGGP, 07/12/2006
Ngày cập nhật: 7/12/2006

(12g).- Gần 1 tháng nay, sìa (một loài vẹm) nuôi ở xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn, Bình Định) lần lượt bị chết. Đến nay, hầu như 4,18 ha nuôi sìa khoảng 5 tháng tuổi của gần 20 hộ dân ở Nhơn Hội đã bị chết hoàn toàn. Theo những người nuôi sìa ở đây, nguyên nhân sìa chết là do thi công cầu Nhơn Hội, nguồn nước bị ô nhiễm.

Được biết, nghề nuôi sìa ở Nhơn Hội phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây, đem lại cho người dân địa phương nguồn thu nhập đáng kể. Việc sìa nuôi bị chết hàng loạt đã gây tâm lý hoang mang và ảnh hưởng lớn đến đời sống của những hộ nuôi sìa ở đây.

N.T.

 


Thủy sản nỗ lực không để mất thị trường Nhật

Nguồn tin: VietNamNet, 06/12/2006
Ngày cập nhật: 7/12/2006

 


Bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với 3 cơ sở sản xuất tôm

Nguồn tin: TTXVN, 6/12/2006
Ngày cập nhật: 7/12/2006

 


Ngành nghề sản xuất thủy sản sạch mang lại hiệu quả kinh tế và chất lượng cao

Nguồn tin: AG, 6/12/2006
Ngày cập nhật: 7/12/2006

Nghề sản xuất thủy sản sạch là hướng đi mà ngành thủy sản cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng phải vươn tới để vượt qua những rào cản kỹ thuật ở thị trường nước ngoài. Với hướng đi này, tỉnh An Giang đã và đang hình thành mô hình liên kết 5 nhà (nhà sản xuất giống, nhà cung cấp thức ăn, nhà cung cấp thuốc thú y thủy sản, nhà doanh nghiệp và ngư dân). Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản An Giang cho biết: “Để có được một sản phẩm cá sạch đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, người sản xuất phải thực hiện tốt nhiều khâu từ con giống, thức ăn, phương pháp phòng trị bệnh cho cá đến công nghệ chế biến… và trong các chuỗi cấu thành sản phẩm đó thì con giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (tuy chiếm khoảng 10% trong cơ cấu giá thành) nhưng có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng nuôi. Chọn con giống tốt là biện pháp loại từ đầu một trong những rủi ro của quá trình nuôi, là điều kiện bắt buộc để bảo đảm hiệu quả sản xuất”. Tại ấp Vĩnh Thạnh A, xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang là nơi vùng đầu nguồn của sông Tiền và sông Hậu là cái nôi sản xuất ra cá tra giống từ xưa đến nay, cũng chính nơi đây có cơ sở sản xuất cá tra bột, giống Ba Hoàng của ông Trần Văn Hoàng, chuyên sản xuất cá tra giống với đàn cá bố mẹ khoảng 2.000 con, trọng lượng từ 5-6kg/con, đàn cá bố mẹ được ông tuyển chọn từ 10.000 con có nguồn gốc thiên nhiên do ngư dân đánh bắt được. Ông cho biết, sau vụ sinh sản này ông đã tuyển chọn đàn cá bố mẹ đã lão hoá, bán đi và mua lại đàn cá mới từ ngoài tự nhiên để bổ sung thêm tránh tình trạng cá giống bị đồng huyết, nuôi chậm lớn. Đặc biệt, trong điều kiện sinh sống và nguồn nước phong phú nên con cá tra giống bố mẹ nơi đây cũng phát triển tốt và cá sinh sản ra nuôi đạt chất lượng cao, bà con nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề sinh sản cá tra giống, nên ông rất được bà con trong vùng tín nhiệm và bầu ông làm Chi hội trưởng Chi hội Cá giống Hoàn Thành, để đại diện cho một số bà con ngư dân trong vùng quan hệ mua bán, giao dịch với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Hiện tại cơ sở của ông có một Kỹ sư thủy sản đảm nhiệm việc cho thụ tinh và sinh sản, nên cá giống được sản xuất đúng theo qui trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo của các viện trường đưa ra. Ông Ba Hoàng nói: “Chỉ khi cá mẹ đạt trọng lượng 3-4kg trở lên và khi đút que rút trứng vào bụng cá thử tỉ lệ trứng đạt 80-90% thì mới cho cá vào bồn ép trứng, còn dưới 50% là chưa đạt”. Với kinh nghiệm có được từ họcở trường và kinh nghiệm của ông nên mỗi một mẻ cá cho sinh sản tỉ lệ đậu trứng khoảng 98%, tỉ lệ ương từ cá bột lên cá giống khoảng 30-50%.

Trong năm 2006 này, trại giống của ông đã cho ra khoảng 300kg trứng, mỗi kg trứng cá cho 100 muôn, tương đương 100 triệu con cá giống, thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí các khoảng như: thuốc, công nhân lao động và lãi vay từ các nơi ông còn lãi khoảng 25 triệu đồng. Cá giống của ông sản xuất ra được bà con nông dân ở 3 xã trong vùng và các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu rất tín nhiệm vì cá nuôi đạt chất lượng. Đặc biệt, cơ sở của ông Ba Hoàng hiện đang làm vệ tinh cho Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Giống thủy sản tỉnh An Giang. Hiện xã Vĩnh Hòa có ba cơ sở sản xuất cá tra giống có qui mô tương tự như cơ sở Ba Hoàng, mỗi năm cung ứng 500-700 triệu con giống chất lượng cho ĐBSCL.

Tiếp Thu

 

 


CÀ MAU CÓ THÊM NHIỀU MÔ HÌNH NUÔI THUỶ SẢN CÓ HIỆU QUẢ

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 6/12/2006
Ngày cập nhật: 7/12/2006

Năm 2006, Ngành Thuỷ sản tỉnh Cà Mau đã triển khai 60 mô hình nuôi thuỷ sản ở những hệ sinh thái khác nhau; trong đó, có 31 mô hình chỉ đạo điểm của tỉnh, 22 mô hình thuộc Chương trình 135 và 07 mô hình thuộc Chương trình Khuyến ngư Trung ương. Đa số các đối tượng nuôi tại các mô hình này đều phát triển tốt. Đến nay, đã có nhiều mô hình cho thu hoạch, tỷ lệ sống của các đối tượng nuôi đạt khá cao; điển hình như: mô hình nuôi cá bống tượng trong ao, do hộ ông Vũ Trường Hận, ở phường 6, thành phố Cà Mau thực hiện; tỷ lệ sống đạt 80%. Mô hình nuôi hàu giá thể đơn, do hộ ông Nguyễn Hùng Anh, ở ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển thực hiện; tỷ lệ sống đạt 80%. Mô hình nuôi tôm thâm canh sử dụng chế phẩm sinh học (vi khuẩn quang dưỡng), do hộ ông Nguyễn Việt Trung, ở xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi thực hiện theo mô hình nuôi tốt (GAP); tỷ lệ sống đạt 70%. Mô hình nuôi cá chình trong lồng lưới, do hộ ông Nguyễn Văn Cang, ở ấp Cơi Năm B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời thực hiện; tỷ lệ sống đạt 80%. Mô hình xây dựng vùng nuôi an toàn tại ấp Chống Mỹ A, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn; tỷ lệ sống đạt 70%...vv… Nhìn chung, các mô hình này đều cho lợi nhuận khá. Bên cạnh việc xây dựng mô hình thí điểm, Ngành Thuỷ sản tỉnh Cà Mau còn tổ chức 353 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, cho hơn 9.790 người tham dự; tổ chức 13 chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, có hơn 220 người tham dự và 18 cuộc hội thảo đầu bờ, với hơn 530 người tham dự. Qua đó, đã cung cấp thêm nhiều thông tin khoa học kỹ thuật và mô hình sản xuất tổng hợp, có hiệu quả để nhân dân cập nhật, tham khảo và vận dụng.

TRUNG TÍN

 


Cơ sở sản xuất giống thủy sản Đông Minh (Thái bình) đầu tư nghiên cứu sản xuất thành công giống cua, tôm sú, cá bớp, cá Hồng Mỹ

Nguồn tin: Thái Bình, 5/12/2006
Ngày cập nhật: 6/12/2006

Tháng 11/2005, Anh Vũ Công Đình, một chủ đầm thành đạt đã mạnh dạn đầu tư 1,8 tỷ đồng thành lập cơ sở sản xuất giống thủy sản tại xã Đông Minh (Tiền Hải). Từ thực tế tích lũy trong nhiều năm nuôi thủy sản, anh đã xây dựng hệ thống nhà xưởng, các bể liên hoàn, cung cấp nguồn nước biển sạch vào các bể cua ấp trứng gần giống môi trường tự nhiên. Vì vậy tỷ lệ cua con đậu khá cao.

Năm 2006, anh đã sản xuất và cung cấp cho vùng đầm Tiền Hải, Thái Thụy 95 vạn con cua giống (giá bán thấp hơn cua giống cùng loại 500đồng/con), doanh thu đạt 950 triệu đồng. Thị trường rộng mở đã khích lệ anh tiếp tục đầu tư 500 triệu đồng xây dựng cơ sở vật chất nghiên cứu, tiếp thu công nghệ sản xuất giống tôm sú, cá bớp, cá Hồng Mỹ. Dự định vụ xuân hè 2007, anh Vũ Công Đình sẽ đưa ra thị trường phục vụ các chủ đầm 30 triệu con tôm giống, từ 50 vạn đến 1 triệu cá giống Hồng Mỹ và cá bớp.

Bảo Linh

 


Quảng Ngãi: Đánh giá thực trạng và bàn giải pháp phát triển bền vững về nuôi tôm trên cát

Nguồn tin: Fistenet, 5/12/2006
Ngày cập nhật: 6/12/2006

Sáng 29/11, đồng chí Trương Ngọc Nhi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp đánh giá thực trạng và bàn giải pháp phát triển bền vững về nuôi tôm trên cát trên địa bàn tỉnh. Dự họp có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và UBND các huyện ven biển.

Theo báo cáo của Sở Thuỷ sản, từ khi mô hình nuôi tôm trên cát ven biển thành công, đến nay nuôi tôm trên cát phát triển mạnh, có hiệu quả kinh tế cao và trở thành một nghề sản xuất chính của một bộ phận nhân dân vùng bãi ngang ven biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương. Tuy nhiên, nghề này cũng bộc lộ nhiều yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến tính ổn định bền vững trong tương lai.

Thảo luận tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng: Tỉnh và các ngành liên quan cần quy hoạch rõ ràng, chi tiết các vùng nuôi tôm. Phải kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống và đẩy mạnh tuyên truyền để người nuôi tôm tuân thủ lịch thời vụ (không nuôi tôm vụ 3, để có thời gian tái tạo nguồn nước ngầm và ao hồ không bị ô nhiễm). Phải đưa việc nuôi tôm vào loại hình sản xuất kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, cần quan tâm đến đầu ra của sản phẩm tôm nuôi. Ông Trần Trọng Huy-Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh cho rằng: Để phát triển nuôi tôm bền vững và hạn chế sự suy thoái của môi trường, cần phải nghiên cứu thay đổi công nghệ nuôi. Trong đó, nhất thiết phải đi theo hướng phát triển việc nuôi tôm theo quy trình khép kín, đồng thời nghiên cứu, ứng dụng quy trình công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học trong việc xử lý nước thải nuôi tôm, nhằm hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường.

Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Trương Ngọc Nhi nhận định: Công tác quản lý nhà nước của các ngành, các cấp đối với việc nuôi tôm trên cát thời gian qua còn lỏng lẻo. Giống tôm chân trắng Bộ Thuỷ sản chưa cho phép sản xuất đại trà, nhưng dân đã tự ý nuôi đại trà, nên tiềm ẩn rất lớn nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên diện rộng. Việc khai thác nguồn nước ngọt phục vụ cho nuôi tôm trên cát vượt quá mức cho phép. Để đảm bảo nuôi tôm trên cát bền vững, đồng chí Phó Chủ tịch đề nghị các cấp, ngành phải tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với việc nuôi tôm trên cát. Từ năm 2007 trở đi, các huyện, xã khi phát triển diện tích nuôi tôm trên cát phải có quy hoạch tổng thể mới được cấp cho dân và phải quản lý chặt việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm...

(Quảng Ngãi, 1/12/2006)

 


Phú Yên: Bám bè tôm, nhiều hộ dân sẵn sàng "hứng" bão

Nguồn tin: VNN, 04/12/2006
Ngày cập nhật: 5/12/2006

Nghe tin tâm bão dịch về phía Nam, nhiều hộ dân đã sơ tán hớt hải quay về với các lồng tôm. Chưa kể những hộ quyết bám tài sản, mặc biển ăn vào 120m bờ, sâu 5m...

Tôm đi sơ tán

Trưa 4/12 tại Vũng La (xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, Phú Yên) diễn ra cảnh tượng tấp nập chưa từng có. Trung tá Nguyễn Kỳ Hạnh - Phó trưởng Công an huyện Sông Cầu chỉ huy một lực lượng gồm trên 100 cán bộ chiến sĩ công an, bộ đội, biên phòng và thanh niên xung kích giúp dân ứng phó với bão số 9.

Hàng ngàn người dân đang khẩn trương chằng néo, sắp xếp lại các lồng tôm, bè tôm cho thật chắc chắn.

Đây là khu vực trú bão của khoảng 5.000 lồng tôm (mỗi lồng 50-60 con), với cả triệu con tôm 5-8 lạng, được dời về từ nhiều xã ven biển Phú Yên.

Kinh nghiệm của bà con là số lượng lồng tôm nuôi khi bình thường cách mặt nước từ 0,51m, nhưng để tránh bão, tất cả đều được nhận chìm sát mặt nước. Còn các bè tôm thì phải buộc thật chắc vào nhau, nhưng vẫn dễ dàng di chuyển trên mặt nước khi cần di dời.

Một người dân cho tôm đi sơ tán, ông Nguyễn Thái Danh (dân xã An Mỹ, huyện Tuy An, có bè tôm đặt tại xã Xuân Thọ 2) cho biết, trên bè ông hiện có 1.500 con tôm từ 5 - 8 lạng, với giá trị hàng trăm triệu đồng. Ông cho biết: Khi đã có lệnh của tỉnh trong công tác an toàn phòng chống bão, ông tuyệt đối chấp hành, sẵn sàng rời mặt nước lên bờ. Mọi việc đã có lực lượng vũ trang lo liệu.

Trung tá Hạnh cho biết: "Chúng tôi không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tính mạng của 800 con người, là những ngư dân đang sống trên các lồng, bè tôm từ các nơi dời về đây tránh bão. Mà chúng tôi còn chịu trách nhiệm cả hàng chục tỷ đồng của họ đang ở dưới mặt nước (giá tôm năm nay 750.000-800.000 đồng/kg). Vừa phải di dời dân vào bờ, chúng tôi phải thay nhau trực 24/24 để bảo vệ tài sản của dân trên biển".

Theo Trung tá Hạnh, cũng đã từng xảy ra sự lộn xộn, mất mát tôm của bà con trong những năm có bão lớn. Vì khi sóng to các lồng tôm bị đánh dạt lên bờ, trôi ra xa khi tìm lại có sự lộn xộn. Nên công tác bảo vệ tại đây phải kỹ đến từng số lượng lồng tôm, bè tôm, của ai, bao nhiêu con tôm cỡ nào...

"Bám" tôm dưới bão

Ông Nguyễn Bá Lộc - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCH PCLB-TKCN tỉnh Phú Yên cho biết, đến đêm 3/12 toàn tỉnh đã di dời trên 1.000 hộ dân. Tuy nhiên, sau khi nghe tin tâm bão dịch về phía Nam, sáng nay một số hộ dân ở phường 6, TP Tuy Hòa, xã An Hòa, An Ninh Đông đã trở về nhà. Một số hộ dân tại huyện Sông Cầu nuôi tôm hùm, sáng nay thấy tình hình mưa bão "chưa có gì", sợ tôm đói đã quay lại các lồng tôm cho tôm ăn.

Đấy là chưa kể những hộ dân không chịu di dời, quyết tâm "bám" lồng tôm, sẵn sàng đương đầu với bão, như ở thôn Long Thuỷ, xã An Phú, huyện Tuy An.

Về các hộ dân này, ông Mai Kim Lộc - Chủ tịch UBND TP.Tuy Hoà cho biết: "Thôn Long Thủy xã An Phú trước đây thuộc huyện Tuy An, đã được qui hoạch cấp đất đến khu tái định cư mới. Thế nhưng nhiều hộ vẫn chưa chịu di dời, do đặc thù nghề biển họ phải bám biển để tiện việc đánh bắt. Trước mắt, ngay trong đêm nay 4/12, sẽ không cho hộ nào ở lại đây"...

Tình trạng hộ dân sống ven biển đã được qui hoạch đến nơi ở mới nhưng không chịu đi, hoặc đi rồi quay lại vùng triều cường uy hiếp không phải chỉ xảy ra đối với thôn Long Thủy. Còn nhớ trong cơn bão số 6, đã phát hiện 60 hộ dân thôn Long Vũ xã An Ninh Đông "bám" cửa sông Bình Bá giáp biển. Hỏi ra thì mới biết họ đều đã được cấp đất, nhưng không chịu đi.

Ông Lộc than thở: "Từ tối đêm qua biển tiếp tục ăn sâu vào đất liền 5m với chiều dài 120m. Từ tối qua lực lượng biên phòng đồn 348 đã cùng địa phương đưa dân lên nơi an toàn, sáng nay họ lại quay về... Chắc là sau bão số 9 huyện Tuy An phải xem lại".

Theo ghi nhận của PV VietNamnNet, hiện nay tại các vùng ven biển của Phú Yên mưa gió và sóng biển đã mạnh lên. Tại khu vực thôn Long Thủy (xã An Phú, TP.Tuy Hòa), từ tối qua sóng biển đã cao đến 3 - 4m, uy hiếp nhà cửa tính mạng của 56 hộ dân với 254 nhân khẩu.

Từ đêm qua (3/12) ông Mai Kim Lộc đã đến hiện trường chỉ đạo xã khắc phục. Cùng với hàng trăm hộ dân tại chỗ, TP Tuy Hòa cử lực lượng xung kích đến Long Thủy đắp bao cát chắn sóng. TP Tuy Hòa đã cấp ngay 1.000 bao tải để địa phương gia cố bờ biển.

Tuy nhiên, không phải dân xã ven biển nào cũng "bám" tôm, chịu bão. Hôm nay 100% dân các xã Hòa Hiệp Trung, Hòa Xuân Đông, Tây, Hòa Thành, Hòa Tâm (đều trong khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch dễ bị ngập khi có mưa lũ) đã di chuyển. Thôn Phước Giang xã Hòa Tâm được xem là gương mẫu nhất: 89/89 hộ dân đã đóng cửa lên đường tránh bão, chỉ để lại 20 thanh niên ở lại làm nhiệm vụ cùng lực lượng an ninh.

Đến giờ phút này Phú Yên đã huy động 20 xe các loại, 40 xuồng máy, 200 nhà bạc, trên 1.000 áo phao, mỗi địa phương huy động thêm 3-5 thuyền máy công suất lớn để sẵn sàng ứng phó với bão số 9 đêm nay. Tuy nhiên trên thực tế nhiều nơi các phương tiện cứu hộ vẫn còn thiếu. Như tại xã Hòa Xuân Đông, theo ông Nguyễn Văn Trí - Phó chủ tịch UBND xã: " Xóm Lưới Gõ thuộc thôn Thạch Tuân Và thôn Hiệp Đồng có khoản 190 hộ sẽ có nguy cơ bị ngập sâu, nếu có lũ lớn xảy ra. Thế nhưng đội cứu hộ có 39 người thì chỉ có 6 cái áo phao và 1 chiếc xuồng nan". Xã đã có phương án sẽ huy động xuồng trong dân. Còn khẩn cấp quá thì kêu gọi lực lượng cứu hộ huyện..."

Trình Kế

 


Gần 50 tỷ đồng xây trung tâm giống hải sản miền Trung

Nguồn tin: TTXVN, 04/12/2006
Ngày cập nhật: 5/12/2006

Bộ trưởng Bộ Thủy sản vừa phê duyệt dự án xây dựng trung tâm giống hải sản miền Trung tại địa phận hai xã Vạn Hưng và Phước Đồng, tỉnh Khánh Hòa, với tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng.

Trung tâm giống hải sản miền Trung sẽ có nhà ương nuôi ấu trùng cá, nhà nuôi sinh khối động vật phù du, khu nghiên cứu sinh học sinh sản, nhà sản xuất giống ốc hương, tôm sú giống, tôm càng xanh./.


Tôm Việt Nam có thể mất thị trường Nhật Bản

Nguồn tin: SGGP, 05/12/2006
Ngày cập nhật: 5/12/2006

 


Chloramphenicol trong hải sản: Tác hại, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Nguồn tin: Bình Thuận, 04/12/2006
Ngày cập nhật: 5/12/2006

Sau khi sản phẩm hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật nhiễm kháng sinh chloramphenicol đã có nhiều bài báo, những thông tin nói về vấn đề này, tuy nhiên với cương vị là cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, chúng tôi xin trao đổi một số nội dung liên quan đến việc tồn tại dư lượng kháng sinh chloramphenicol trong hải sản.

So với các tỉnh thành trong cả nước, thời gian vừa qua tỉnh Bình Thuận đã triển khai tích cực công tác kiểm tra, chống đưa thuốc kháng sinh cấm vào trong lĩnh vực sản xuất, thu mua, chế biến hải sản theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Thủy sản. Tuy nhiên tình hình sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh cấm trong hải sản vẫn còn diễn ra, nếu việc này tiếp tục chắc chắn hàng hải sản Việt Nam sẽ bị Nhật Bản tẩy chay, cấm nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp và gây tổn thất nặng nề đến nền kinh tế của địa phương vì Bình Thuận là nền kinh tế biển và Nhật Bản là thị trường xuất khẩu truyền thống quan trọng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh; hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh đều có thị phần xuất khẩu sang Nhật.

Có thể nói việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh cấm, độc hại trong thời gian đầu đã mang lại lợi nhuận cho một số cá nhân, một vài đại lý nhưng khi trở nên phổ biến, rủi ro khôn lường do nó mang lại chắc chắn không chừa một ai, điển hình như trong thời gian qua, từ doanh nghiệp chế biến đến các nậu vựa, tàu cá, cơ sở sản xuất nước đá đều bị thiệt hại vì có mối liên kết với nhau.

Thiệt hại về phía các doanh nghiệp, xí nghiệp chế biến: Phải tốn công tổ chức mạng lưới kiểm tra chặt chẽ nguyên liệu đầu vào nhằm ngăn chặn lô hàng bị nhiễm chloramphenicol. Phải chi trả thêm nhiều khoản chi phí như phí kiểm mẫu, phí lưu kho… và tốn thời gian chờ kiểm mẫu (do bị kiểm tra 100%) làm khách hàng mệt mỏi và có khả năng mất khách hàng. Các doanh nghiệp ngần ngại không dám xuất hàng mặc dù hàng tồn đọng trong kho, một số doanh nghiệp chỉ hoạt động 50% công suất, thậm chí có doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong một thời gian, công nhân thất nghiệp. Do giá trị mỗi lô hàng khá lớn (theo ước tính của các nhà doanh nghiệp, mỗi container mực khoảng 2,5 tỉ đồng chưa tính các khoản chi phí), khi tăng tỉ lệ kiểm tra sẽ tăng độ rủi ro bị phát hiện và khi bị phát hiện có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm buộc phải chọn 1 trong 2 cách: tiêu hủy tại chỗ hoặc trả về nước.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đang lo lắng trước nguy cơ các thị trường khác cũng tăng cường kiểm tra do phản ứng dây chuyền. Thiệt hại về phía các nậu vựa, đại lý cung cấp nguyên liệu: Vì các doanh nghiệp không xuất được hàng nên không mua hoặc mua hạn chế nguyên liệu, dẫn đến các nậu vựa không bán được nguyên liệu, thất thu, thất nghiệp.

Thiệt hại về phía tàu cá: Giá bán nguyên liệu hạ hoặc không bán được. Bên cạnh đó, các cơ sở phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc của cơ quan quản lý Nhà nước, nguy cơ bị phạt tiền (10 – 15 triệu đồng), giữ hàng, mất vốn, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề khai thác và có khả năng bị truy tố.

Nguyên nhân sản phẩm hải sản đánh bắt bị nhiễm Chloramphenicol:

Qua các đợt kiểm tra và điều tra nguyên nhân nhiễm Chloramphenicol trong sản phẩm hải sản (chủ yếu mực, bạch tuộc) của Sở Thủy sản Bình Thuận cho kết quả:

Nguyên nhân chính là do cơ sở đã sử dụng trực tiếp Chloramphenicol nhằm mục đích bảo quản và kích ngời mực trên các tàu cá và tại các cơ sở thu mua. Chloramphenicol được mua từ chợ Kim Biên, TPHCM (nó còn được gọi là chất “bột siêu đắng”), đây là chất bột màu hơi vàng, vị rất đắng, không có nhãn mác được đưa sang từ Trung Quốc, hoặc được mua lại từ các tiệm thuốc tây.

Nguy cơ nhiễm Chloramphenicol từ kem bôi tay của công nhân cũng rất cao, điển hình là từ kem Cortibiol (trong thành phần có chứa Chloramphenicol), công nhân sử dụng để điều trị các vết lở ở tay. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra Sở Thủy sản đã lấy các mẫu nước trong các thau tách đầu, lột da mực của các công nhân có sử dụng Cortibiol nhưng không đeo găng tay, kết quả kiểm nghiệm cho thấy 100% mẫu đều có Chloramphenicol.

Biện pháp khắc phục: Để khắc phục trình trạng hải sản nhiễm Chloramphenicol và các hóa chất kháng sinh cấm khác, đề nghị các cơ sở và các cơ quan chức năng thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Đối với tàu cá: Sử dụng nước đá an toàn vệ sinh để bảo quản nguyên liệu hải sản. Tuyệt đối không sử dụng hóa chất độc hại, kháng sinh cấm hoặc không có nhãn mác, không rõ thành phần để bảo quản, xử lý nguyên liệu hải sản.

Sử dụng nước sạch hoặc nước biển sạch để rửa nguyên liệu hải sản, dụng cụ chứa đựng nguyên liệu hải sản. Không sử dụng nước không đảm bảo an toàn vệ sinh như nước sông, nước tại bến cảng nơi neo đậu tàu.

Rửa tay bằng xà phòng và đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu hải sản.

Đối với các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến: ngoài những điều trên cần thực hiện thêm những điều sau:

Kiên quyết không mua nguyên liệu hải sản có chứa tạp chất, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc không rõ nguồn gốc.

Ghi chép đầy đủ các thông tin liên quan đến lô hàng hải sản (thời gian tiếp nhận, chủng loại, khối lượng, người bán/mua)

Tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn ngừa việc sử dụng hóa chất kháng sinh trong hải sản.

Đối với các cơ quan, đơn vị chức năng: Cần nhận thức đúng mức về nguy cơ, hậu quả do tình hình sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản gây ra và qua đó có sự phối hợp đồng bộ, tập trung triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho 100% các chủ phương tiện đánh bắt, cơ sở thu mua, nậu vựa; quyết liệt trong kiểm tra và xử lý các vụ việc vi phạm.

NGUYỄN HOÀNG THÁI VINH(Trưởng Chi cục Quản lý thủy sản Bình Thuận)

 


Kinh tế thủy sản của một xã chuyên ngư

Nguồn tin: TG, 4/12/2006
Ngày cập nhật: 5/12/2006

Những năm gần đây kinh tế của xã Vàm Láng huyện Gò Công Đông (Tiền Giang)có bước chuyển biến đáng kể, đời sống người dân được nâng lên. Trong đó mô hình đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản là kinh tế chủ lực đã làm thay đổi diện mạo của một địa phương ven biển này. Tuy nhiên gần đây do ảnh hưởng của nhiều yếu tố đã gây không ít khó khăn cho ngành nghề này rất cần được sự quan tâm của các ngành, các cấp hữu quan.

Theo thống kê toàn xã Vàm Láng có 2850 hộ dân, trong đó có khoảng 80% hộ ngư dân. Toàn xã có 331 phương tiện khai thác hải sản với tổng công suất gần 40.500cv. Đây cũng là địa phương có mô hình khai thác hải sản mạnh nhất ở huyện Gò Công Đông. Thật ra đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản là nghề truyền thống lâu đời của người dân Vàm Láng. Trong đó tập trung nhiều ở khu vực đánh bắt tuyến lộng và cạn. Hiện tại ở địa phương có 61 nghe đáy sông cầu, 11 ghe đáy chạy, 51 ghe cào mé . Đối với tuyến khơi thì toàn xã có 14 ghe cào đôi, 178 ghe cào đơn. Ngoài ra ở Vàm láng còn có 55 hộ dân chuyên nuôi trồng thuỷ sản với diện tích hơn 130ha. Một trong những thuận lợi trong công tác nuôi trồng đánh bặt thuỷ hải sản của ngư dân là tại địa phương có Cảng cá Vàm Láng để các phương tiện cập bến, lên xuống hàng hóa. Song song đó Vàm láng còn có đến 8 cơ sở sơ chế tôm , nghẹ xuất khẩu, một cơ sở chế biến thuỷ hải sản với quy mô lớn và hơn 2000 lao động thường xuyên. Tuy có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác thuỷ sản nhưng thời gian gần đây thời tiết bất thường, bão thường hay diễn ra đã ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt hải sản của ngư dân địa phương. Tính trong năm 2006 này sản lượng khai thác thuỷ hải sản của toàn xã được khoảng hơn 13.500tấn. Nếu so với các năm trước thì sản lượng đạt tương đương nhưng hiệu quả kinh tế thì lại giảm. Ông Nguyễn Văn Dũ ngư dân xã Vàm Láng bày tỏ: So với các năm trước thì sản lượng hải sản đánh bắt năm nay giảm một ít, nhưng điều đáng lo ngại hơn là giá nhiên liệu xăng dầu tăng cao nên hiệu quả đánh bắt không cao. Ở địa phương có nhiều tàu đánh bắt xa bờ hiện nay hết vốn không thể ra khơi.....

Thật vậy kinh tế biển của xã Vàm Láng gặp khó khăn ngoài vấn đề thời tiết, thiên tai còn bị tác động của sự tăng giá nhiên liệu và đầu ra không ổn định. Đáng đề cập là các phương tiện khai thác xa bờ thường phải bù lỗ hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến đánh bắt do nhiên liệu tăng. Trong khi đó thì đầu ra của mặt hàng hải sản không ổn định. Hiện tại ở địa phương có nhiều ngư dân vay vốn Ngân hàng sau cơn bão số 5 năm 1997 đến nay vẫn chưa hoàn trả được vốn.

Ông Đinh Kim Quang phó chủ tịch UBND xã Vàm Láng cho biết Thế mạnh của xã là khai thác hải sản. Tuy nhiên nghề này còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năm nào mưa bão nhiều thì sản lượng khai thác giảm. Tính trong năm nay số lượng phương tiện đánh bắt có đóng mới nhưng cũng có số ngư dân muốn đổi nghề do thua lỗ.

Chủ trương của huyện Gò Công Đông là xây dựng Làm Láng thành một xã chuyên ngư, phát triển mạnh hoạt động đánh bắt hải sản và chế biến thuỷ hải sản. Song muốn thực hiện được chủ trương này thiết nghĩ cần có sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành hữu quan, tháo gỡ những khó khăn trước mắt để ngư dân có điều kiện phát huy ngành nghề truyền thống khai thác tốt tiềm năng của biển phục vụ cho cuộc sống.

Chu Trinh


10% mẫu mực nang tại nhà máy chế biến thuỷ sản ở TPHCM có Chloramphenicol

Nguồn tin: VOH, 4/12/2006
Ngày cập nhật: 4/12/2006

 


Xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam: Bắt đầu từ nền tảng chất lượng

Nguồn tin: BCT, 4/12/2006
Ngày cập nhật: 4/12/2006

 


Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ĐBSCL: Lận đận… tìm tên cho cá!

Nguồn tin: SGGP, 04/12/2006
Ngày cập nhật: 4/12/2006


Tôm VN có thể không được vào Nhật?

Nguồn tin: TT, 4/12/2006
Ngày cập nhật: 4/12/2006

 


Gian nan nghề "săn bắt trùn biển"

Nguồn tin: VNN, 03/12/2006
Ngày cập nhật: 3/12/2006

Từ đầu tháng 12, nhu cầu thu mua trùn biển ở Vũng Tàu lại dần tăng khi liên tiếp những kì nghỉ: Noel, liên hoan cuối năm, Tết dương lịch, Tết âm lịch. Đội ngũ chuyên “săn bắt trùn” cũng tăng đáng kể, lên đến hàng trăm người, có cả những dân săn từ miền Tây ngược về đây. Không nhiều người biết, những người nông dân đào kiếm kế sinh nhai từ con trùn cũng lắm bấp bênh, thăng trầm, cực nhọc.

Ngoài nhu cầu trùn của các bến bắt xa bờ tăng, nhu cầu mua của các khu sinh thái, khu du lịch có kinh doanh câu cá giải trí cũng tăng, nhiều khi không đủ trùn đáp ứng.

Từ đội quân bắt trùn chỉ dăm bảy người, vài năm trở lại đây, hàng trăm người tham gia vào đội quân bắt, thu mua cung cấp trùn biển ở Vũng Tàu. Các tỉnh thành Sài Gòn, Bình Thuận, Đồng Nai, thậm chí cả miền Tây cũng về lấy mối.

Về Vũng Tàu, chỉ cần hỏi những “chuyên gia” đào trùn như anh Hai, Nhật, Hải… thì dân trong nghề đều phải ghi nhận thành tích đeo bám đáng kể của các tay thợ này. Họ có trên dưới mười năm trong nghề. Có nhà từ đời cha tới đời con lên đường ra biển đào trùn như anh Nhật (đường Võ Thị Sáu). Cũng ở con đường này, ngay khu phố 2, lúc thịnh nhất có tới hơn 20 hộ tham gia đội ngũ đào trùn. Hiện nay còn trên dưới mười hộ.

Anh Hai, một “trùm” có thâm niên đào trùn xấp xỉ 15 năm, kể lại: “Thoạt đầu chỉ nghĩ ra biển kiếm trùn về cho cá nuôi trong ao nhà người em. Lúc này, cả Vũng Tàu cũng chỉ có dăm bảy tay đào trùn, chủ yếu vì nhu cầu gia đình nuôi thuỷ cầm, thả cá mà kiếm nguồn thức ăn cho vật nuôi nên đi bắt. Cùng trò chuyện thì hiểu được có nhu cầu thực tế từ các thuyền câu xa bờ. Mọi người cùng bảo nhau phần bắt cho nhà, phần bán cho thuyền câu”.

Những ngày đầu anh Hai kể, một tay đào trùn, nuôi được cả nhà từ vợ tới con. Bây giờ hàng trăm người đổ xô đi đào trùn. Số trùn không tăng, người tăng nên thu nhập ít đi. Có những năm “đỉnh” chừng cách đây 2, 3 năm, săn trùn hàng tháng thu được 5 triệu chẳng mấy khó khăn. Bây giờ, vật giá tăng, nhưng mỗi tháng kiếm được 2 triệu là nhiều.

Nhiều ngư dân, nông dân ở Vũng Tàu vẫn cho rằng, nghề đào trùn “ngon ăn”, vì không cần vốn, không cần trình độ, đầu tư. Sức khoẻ thì dân biển có thừa, chỉ “đào mỏ” từ thiên nhiên. Thực tế không phải vậy. Công cụ lao động của họ chỉ là đôi tay để bắt, chân để lội. Nhưng không ít người mới vào nghề chịu những tháng ngày dài bị ghẻ nước ăn chân, tay sưng tấy, bóc da bóc thịt vì mò mẫm nhiều trên đồng nước lợ; Nhiều buổi đi về tay không vì không biết cách, chưa có kinh nghiệm cũng là thường. Vượt qua những ngày đầu, chịu khó, thêm kinh nghiệm thất bại và học hỏi từ người đi trước sẽ có kinh nghiệm cho mình – Anh Thắng, một tay săn trùn tuổi còn trẻ, ngoài hai mươi nhưng được nhiều đàn anh quý mến vì sự chịu khó thổ lộ.

Thợ săn trùn có kinh nghiệm có thể kiếm bạc triệu vì “chỉ nhìn từ xa đã biết có trùn, tách biệt được mùi bùn, mùi trùn thì sẽ đánh hơi được vùng nào có, vùng nào không” thì cũng có những người như anh Văn Linh từ Bạc Liêu lên, nhiều hôm về với mấy con loe ngoe lạc đàn rơi vào tay mình. Không ít người bỏ nghề vì không đủ tiền xăng xe, không có kinh nghiệm chịu khổ và kinh nghiệm săn trùn.

Người thợ săn trùn phải canh con nước mà đi. Bất cứ giờ nào, sáng sớm, nửa đêm nửa hôm, cứ khi thuỷ triều vừa rút là lúc bắt đầu một ngày công của họ. “Ngày công” chỉ kéo dài một vài tiếng đồng hồ, tuỳ theo số lượng ít nhiều của trùn, nhưng luôn trong tư thế chân ngâm trong bùn, tay mò trong bùn, đầu sát sàn nước lợ. Mà con trùn cũng “khó chịu, đỏng đảnh” luôn trơn tuột. Dân “kinh nghiệm” thì biết cách đưa theo cát để khi tay nhiều nhớt còn có cát bám lại, dễ bắt hơn.

Những thợ săn trùn tự nhận mình là nông dân cũng vì ý này “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Có “thương” cũng không “phú”

Đội quân thu mua trùn biển hiện nay ở Vũng Tàu vốn từng là những người trong nghề săn bắt trùn, hiểu được nhu cầu thu mua và cung cấp tới các tỉnh thành miền Nam. Địa bàn cung cấp trùn biển từ Vũng Tàu khá rộng, nhiều nhất vẫn là ngay tại Vũng Tàu, kế đến là TP.HCM (nhiều khu du lịch câu cá giải trí), Đồng Nai, miền Tây. Thậm chí trong số khách của Dũng ‘trùn” -một đại gia nghề buôn trùn, còn có cả khách nước ngoài ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan mua đưa về nước để làm mồi câu. Nhưng họ vẫn khẳng định, ông bà bảo "phi thương bất phú", "thương" vẫn "bất phú" chính là nghề này.

Vào tháng 12 là vào mùa thu mua trùn biển nhộn nhịp với nhiều dịp nghỉ ngơi, lễ tết. Dân đán bắt cá cần nhiều trùn hơn – đi thuyền nhiều hơn đã đành, dân “chơi” ở các khu giải trí cũng tăng vụt. Vào dịp Tết, nhiều ngày không đủ cung cấp trùn cho khách vì thợ về nghỉ gần hết, chị Thảo, bán trùn ở Lê Lai cho biết.

Không như nhiều mặt hàng khác, mặt hàng trùn biển không dự trữ được lâu. Giỏi lắm, thay nước, đo nồng độ nước 7 mặn, 3 ngọt cho giống nước lợ thì trùn sống được đến ngày thứ 9. Nhưng lúc đó nó cũng mất đi độ “béo”, độ tanh và màu cũng bớt sáng – là những yếu tố để quyến rũ cá.

Vào những ngày đông khách, những chủ trùn như Dũng, Thắng có thể bán hàng chục kí trùn cho khách (giá mỗi kí khoảng 150.000 đồng). Nhiều mối từ tỉnh khác lên mua về, bán lại từng con kiếm lãi ở địa phương, giá khoảng 1000 – 2000 tuỳ ngắn dài, lớn bé.

Để giữ mối, đại lý trùn Thắng trên đường Lê Lai có những thời điểm kí cả hợp đồng thu mua với những người đi bắt trùn. Thỉnh thoảng, để tạo thêm mối quan hệ, động viên anh em, Thắng cũng tay bị chân không mò ra đồng bắt cùng. Dù là thế hệ “8X”, nhưng với cách làm năng động, thân thiện của mình, Thắng tạo được nhiều mối quan hệ hai chiều, cả mua lẫn bán.

Công dụng của trùn biển là mồi câu, nhiều người trông qua tưởng dễ phất nhưng sự thực không phải. Nghề phụ thuộc vào thời tiết. Có những thời điểm cả người đi bắt trùn lẫn chủ trùn cũng treo chân treo tay vì biển động, thuyền không ra khơi, thời tiết xấu không ai đi câu.

Ngoài ra, vốn bỏ ra mua trùn có những ngày tính hàng triệu. Lúc hút hàng có lời đấy, nhưng không ít dịp suýt trắng tay vì cứ quá bảy ngày là trùn chết mất, để lại không được ích gì, chỉ tổ hôi nhà. Chị Thảo, đại lí trùn trên đường Lê Lai cho biết. Kinh nghiệm để kinh doanh nghề này có chăng chính là rút ra từ thất bại của mình.

Thực tế không nhiều người vượt qua thất bại trong nghề này, đó là lí do ở Vũng Tàu, chủ trùn bám lại, sống khoẻ với nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn để giàu được từ nghề bắt trùn, bán trùn thì không tưởng, dù có là đại lý lớn chừng nào chăng nữa. Vì số khách ruột đã có hạn sẵn, có tăng cũng chỉ nhấp nhỉnh. Chưa kể việc làm không đều tay: Mùa mưa trùn nhiều, nhu cầu ít, ngược lại, mùa khô trùn ít hơn, nhu cầu lại nhiều hơn!

Bên cạnh đó, hơn 10 năm nay, những cánh đồng như Long Sơn, Gò Đăng, Hội Bài đã dần bị thợ săn săn hết số lượng đáng kể, số trùn sinh trưởng không còn nhiều như xưa. Điều những người đã lỡ bám nghề, tiếp tục bám nghề, vì nhiều mối quan hệ làm ăn cũng là bạn bè, từng cùng nhau sớm tối trên đồng nước lợ, không nỡ bỏ.

Để “đối phó”, chủ đại lý Thắng còn tự nghiên cứu, tìm tòi cách tạo điều kiện để trùn giống có thể sinh sản được. Tuy nhiên, chưa có lý thuyết sách vở cũng như chưa có kinh nghiệm của người đi trước nên còn khó khăn. Ở đâu có người chỉ vẽ anh sẵn sáng đến. Đó là cách nuôi nghề lâu dài hơn cả bởi tài sản của thiên nhiên không bao giờ vô hạn.

Thu Hương

 


ĐBSCL: 3 năm chưa xây dựng xong thương hiệu cá tra, ba sa

Nguồn tin: SGGP, 03/12/2006
Ngày cập nhật: 3/12/2006

Ngày 2-12, tại An Giang diễn ra hội thảo Xây dựng thương hiệu thủy sản do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Hiệp hội thủy sản An Giang và Trường ĐH An Giang tổ chức. Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng việc xây dựng thương hiệu cá tra, ba sa ĐBSCL rất chậm trễ.

Phát động từ năm 2004, nhưng đến nay thương hiệu cá tra, ba sa ĐBSCL vẫn chưa rõ nét. Cá basa độc đáo của miền Tây Việt Nam hiện đã bị thương hiệu “Mekong basa” của Mỹ chiếm dụng, khiến cho thương hiệu của ta bị mất, phải lấy nhiều tên khác.

Trước thực trạng này, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng muốn có thương hiệu mạnh, các doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối tốt, chất lượng nguồn nguyên liệu cao. Do vậy vấn đề quy hoạch, áp dụng quy trình sản xuất sạch là cần thiết.

C.H.P.

 


Thạnh Phú (Bến Tre) - thuỷ sản năm 2006 tiếp tục được mùa

Nguồn tin: Bến Tre, 29/11/2006
Ngày cập nhật: 2/12/2006

Năm 2006, huyện Thạnh Phú đã thả nuôi 382 triệu con tôm sú giống trên diện tích 15.775 ha, đạt 99,8% so với kế hoạch đề ra. Theo báo cáo tổng kết của ngành thuỷ sản, vụ nuôi tôm năm 2006 phát triển bình thường, có phần chậm lớn hơn các năm trước, bệnh đốm trắng có xảy ra ở giai đoạn tôm từ 30 đến 60 ngày tuổi. Trên lĩnh vực nuôi thâm canh và bán thâm canh phải tiêu huỷ hoàn toàn 45 ha, phần còn lại đã thu hoạch xong, năng suất bình quân khoảng 6,1 tấn/ha mặt nước, tổng sản lượng được 2.847 tấn.

Tôm nuôi quảng canh, tôm rừng bị đốm trắng có chết rãi rác, nhưng mức độ thiệt hại không nhiều, người nuôi vẫn thu hồi được vốn. Phần còn lại thu hoạch đạt hiệu quả khá, năng suất bình quân 220 kg/ha. Riêng vùng tôm - lúa năm nay có hiện tượng chậm lớn và phải thu hoạch sớm, xã An Thạnh, An Thuận các hộ nuôi hoà vốn, các xã còn lại năng suất đạt bình quân từ 100 đến 150 kg/ha. Tổng sản lượng tôm quảng canh cải tiến, tôm rừng, tôm lúa là 2.657 tấn. Nhìn chung tôm nuôi trên các lĩnh vực năm 2006, kết quả năng suất đạt được cao hơn năm trước, hầu hết người nuôi có lãi.

Năm hợp tác xã (HTX) và lực lượng biên phòng quản lý thả nuôi 804 ha nghêu ở 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải thu hoạch được 496 tấn nghêu thịt. Nuôi sò huyết trên diện tích 55 ha ở các bãi triều ven rạch và các ngư trường ven biển, thu hoạch 660 tấn. Nuôi cua được thả xen với các ao nuôi tôm sú, sản lượng thu hoạch 600 tấn (tăng gấp 10 lần năm 2005). Diện tích nuôi tôm càng xanh là 2.400 ha, trong đó nuôi chuyên 500 ha, sản lượng 120 tấn; nuôi luân vụ sau khi thu hoạch tôm sú là 1.900 ha, sản lượng 450 tấn. Nuôi cá trên diện tích 462 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 3.000 tấn.

Toàn huyện có 100 cơ sở kinh doanh tôm sú giống và 15 trại sản xuất tôm giống, năm 2006 các trại đã cung cấp cho huyện hơn 90 triệu con tôm giống. Ngoài ra còn nhiều cơ sở kinh doanh giống cá: rô phi, trám cỏ, bống tượng, điêu hồng, cá trôi, cá chép, cá mè và tôm càng xanh… 27 cơ sở kinh doanh thức ăn, hoá chất, thú y thuỷ sản đã tạo được cầu nối trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học và cung cấp dịch vụ cho người nuôi.

Bên cạnh thuận lợi: sự quan tâm đầu tư để đáp ứng cho nghề nuôi phát triển lâu dài và trình độ kỹ thuật của người nuôi luôn được nâng cao thông qua những lớp tập huấn, những buổi hội thảo, các lớp đào tạo ngắn hạn còn một số khó khăn chủ quan cần quan tâm: Số lượng Ban quản lý vùng nuôi các xã còn ít so với nhu cầu phát triển, số đã có ít hoạt động và hoạt động kém hiệu quả. Ý thức lịch thời vụ của người nuôi chưa cao, vẫn còn một số trường hợp thả giống sai qui định từ đó làm cho việc quản lý dịch bệnh gặp khó khăn. Ao hồ chuẩn bị nuôi tôm không bảo đảm về yêu cầu kỹ thuật. Trình độ người nuôi không đồng đều, do vậy rất hạn chế trong việc chuyển giao khoa học công nghệ và trao đổi kinh nghiệm. Hệ thống thuỷ lợi cho thuỷ sản có đầu tư nhưng vẫn còn yếu và thiếu.

Tác giả: Trần Tuyến

 


Tôm - "mỏ vàng" của các nước đang phát triển

Nguồn tin: TTXVN, 27/11/2006
Ngày cập nhật: 2/12/2006

 


Nhật Bản xem xét áp dụng lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng tôm Việt Nam

Nguồn tin: SGGP, 02/12/2006
Ngày cập nhật: 2/12/2006

 


Giá cá tra nguyên liệu tăng, giá cá giống, đất nuôi cá cũng leo thang

Nguồn tin: BCT, 1/12/2006
Ngày cập nhật: 2/12/2006

Cuối tháng 9 vừa qua, sau khi tuột dốc thê thảm, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL bắt đầu leo thang và đứng ở mức cao: từ trên dưới 12.000 đồng/kg, giá cá tra nguyên liệu tăng lên 14.000 đồng/kg và hiện nay ở mức xấp xỉ 15.000 đồng/kg. Cá tra nguyên liệu tăng giá đã thúc đẩy nhu cầu nuôi ở ĐBSCL tiếp tục lên cao; khiến giá cá tra giống và đất nuôi cá tra ở ĐBSCL cũng tăng mạnh.

Cá tra giống giá cao, người ươm cá “trúng đậm”.

SỐT CÁ TRA GIỐNG

Hơn 2 tháng qua, không riêng gì TP Cần Thơ, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL liên tục tăng, từ trên dưới 12.000 đồng/kg hồi trung tuần tháng 9 nay đã đạt khoảng 15.000 đồng/kg. Mặt khác, hiện nay ngoài việc xuất khẩu cá tra dạng phi lê, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản trong vùng đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu loại cá kích cỡ nhỏ (260g trở lên - chỉ sau 3 tháng nuôi) không cần phi lê... Đây là những nguyên nhân chính đã kích thích nhu cầu nuôi cá tra ở ĐBSCL và tạo nên cơn sốt cá giống trong vùng. Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX nuôi cá tra Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho biết: “Nhu cầu nuôi tăng cao, nhưng hơn 2- 3 tháng trước thời tiết không thuận lợi vì mưa dầm, làm tỷ lệ ươm cá giống chỉ đạt khoảng 10-15%, nên lượng cá giống trong dân không nhiều. Điều này, cộng với nhu cầu thả nuôi nhiều đã đẩy giá cá tra giống lên rất cao, tăng hơn 30% so với mức cao nhất trong các năm vừa qua”.

Hiện nay, ở ĐBSCL giá cá tra giống loại 1 phân từ 250 đồng/con đã tăng lên 450 - 500 đồng/con; cá loại từ 1,5 - 2 phân giá từ 650 - 1.100 đồng/con. Riêng cá cỡ 3 phân trở lên (hơn 10 con/kg) giá đang dao động trong khoảng 2.000 - 2.100 đồng/con. Cá tra giống tăng giá, nguồn cá bột cũng tăng theo. Anh Bùi Hữu Minh, ở xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho biết: “Hơn năm trước, cá bột có giá từ 1 - 1,5 đồng/con, nay đã tăng lên 10 đồng/con; nhiều lúc các cơ sở ươm còn tăng lên 12 đồng/con”. Nhưng nhờ giá cá tra giống cao, người ươm cá “trúng đậm”. Như hộ của anh Minh, hơn 2 tháng trước anh đã bán gần 400.000 con cá tra giống và thu về lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất mà anh Minh đạt được trên diện tích ao ươm 2.500m2 mặt nước trong vòng 3 năm qua. Hiện nay, ao ươm cá tra giống trên 500m2 của hộ anh Minh chỉ còn khoảng 20.000 con cá giống (loại trên 2,5 phân/con), nhưng đã có nhiều nơi đến hỏi mua và đặt cọc với giá 1.200 đồng/con. Vì thế, anh Minh có kế hoạch mở rộng thêm 2.000m2 mặt nước ươm cá tra giống trong vụ tới.

Ông Nguyễn Ngọc Hải ở Thới An, quận Ô Môn, vụ cá tra giống năm 2006 này với khoảng 2.000m2 diện tích ao ươm mặt nước đã đạt mức lợi nhuận gần 150 triệu đồng. Ông Hải cho biết: “Hiện nay, tôi còn khoảng 3.000 con cá giống. Với số lượng này, không đáp ứng đủ một phần nhỏ nhu cầu con giống của người dân trong vùng”. Tuy nhiên, về thị trường cá tra giống thời gian tới, ông Hải nhận định: “Hơn 2 tháng nay, thời tiết nắng ấm, rất thuận lợi cho việc ươm cá giống các loại nói chung và con cá tra nói riêng. Thấy lợi, nhiều người sẽ “nhảy” vào ươm con cá tra giống. Do đó, dù nhu cầu nuôi cá thương phẩm vẫn còn cao, nhưng giá cá tra giống có nhiều khả năng sẽ giảm”. Và ông Hải khuyên rằng, với tình hình mới hiện nay, người nuôi cá, kể cả người ươm cá giống không nên chạy theo lợi nhuận, mà cần tìm biện pháp làm giảm giá thành để đủ sức cạnh tranh trong mọi tình huống.

GIÁ ĐẤT NUÔI CÁ TRA LEO THANG

Giá cá tra nguyên liệu tăng, kéo theo sốt nhu cầu giống, đẩy mức giá con giống lên cao nhất từ trước đến nay. Cùng với chuỗi “mắt xích” này, giá đất nuôi cá tra ở ĐBSCL nhiều tháng nay cũng leo thang. Hiện nay, dù chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng một điều dễ nhận thấy: nuôi cá tra nguyên liệu đang là phong trào “rầm rộ” ở nhiều địa phương, nhất là những vùng có điều kiện thuận lợi như vùng bãi bồi, vùng ven sông...

Hơn 3 tháng nay, ở ấp Tân Mỹ, xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, râm ran chuyện nhiều “đại gia” đến địa phương mua đất cặp sông Hậu để “múc” hầm nuôi cá tra. Chính vì thế, đã đẩy giá đất ở khu vực này cao gấp hơn 3 lần. Anh Tuấn, chủ một quán cà phê ở Tân Mỹ, cho biết: “Lúc trước, một ngày, nhiều người trong tỉnh, ngoài tỉnh đến hỏi mua đất lắm. Bây giờ thì chỉ còn vài người thôi, chủ yếu là ngoài tỉnh vì họ chưa biết thông tin đất mặt tiền sông đã có chủ gần giáp tay rồi”. Theo lời anh Tuấn, đất mặt tiền đất cặp sông Hậu được tính từ mé sông vào 30 mét dự kiến làm đê bao. Đây là phần đất có giá rất cao, hiện tại khoảng 13-15 cây vàng/công, tăng 9-11 cây vàng so với trước. Theo ông Cao Công Nghiệp, Trưởng Ban nhân dân ấp Tân Mỹ, trên 90% diện tích “mặt tiền” của ấp, từ đuôi cồn - ngang phường Thới Long chạy dài đến Thuận Hưng- đã được sang, nhượng cho các “đại gia” chuẩn bị cơ sở hạ tầng để nuôi cá tra. Còn phần đất phía trong đất “mặt tiền”, cũng đang được rao bán với giá trên dưới 9 cây vàng/công, tăng khoảng 6 cây vàng.

Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có 24km bờ sông - cồn giáp với sông Hậu. Khi giá con cá tra nguyên liệu đạt trên 14.000 đồng/kg, nhiều “đại gia” từ Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long... đã đổ xô đến đây để tìm đất nuôi cá. Ông Cao Lền Khấu, Phó Chủ tịch UNBD huyện Kế Sách, cho biết: “Từ năm 2005 đến hơn 8 tháng đầu năm 2006, khi con cá tra rớt giá thê thảm, nhiều hộ đã không trụ được vì không có khả năng trả các khoản nợ vay trong ngân hàng. Vì thế, nhiều hộ đã cho thuê lại các phần diện tích ao nuôi cá tra cho những người có điều kiện”. Hiện nay, tùy vị trí khác nhau mà giá cho thuê đất nuôi cá tra ở Kế Sách cũng biến động khác nhau. Cụ thể: ở những diện tích nuôi thuộc cồn Phong Nẫm có giá cho thuê khoảng 12 triệu đồng/năm/1.000m2 mặt nước. Còn diện tích ao ở hai khu vực có thể nuôi cá tra còn lại của huyện là Cồn An Lạc Tây và Nhơn Mỹ, mỗi năm 1.000m2 mặt nước có giá cho thuê từ 7 - 7,5 triệu đồng. Một số diện tích trồng cây ăn trái không hiệu quả, có thể chuyển đổi mục đích nuôi cá tra, giá đất chỉ dao động 3-5 cây vàng/công. Ông Cao Lền Khấu, Phó Chủ tịch UBND huyện Kế Sách, còn nhận định: “Chúng tôi đang tiến hành điều tra nguyện vọng của nhân dân ở những vùng có khả năng nuôi cá tra. Trên cơ sở đó vận động các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hợp tác đầu tư với người nông dân. Nếu làm được điều này, một mặt giúp nghề nuôi cá tra ở Kế Sách phát triển bền vững; một mặt sẽ tránh được tình trạng giá các loại đất liên quan đến con cá tra leo thang như thời gian vừa qua”.

Khi con cá tra nguyên liệu trở thành đối tượng nuôi lợi nhuận cao, ĐBSCL lại đứng trước nhiều vấn đề lớn. Đó chính là vấn đề về chất lượng con giống (nhất là chất lượng đàn giống bố, mẹ), dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... Trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, biện pháp giải quyết các vấn đề này trở nên hết sức cấp bách. Làm gì để nghề nuôi cá tra ĐBSCL vượt qua kiểu “ăn xổi, ở thì”? Làm gì để con cá tra ĐBSCL đứng vững trên trường quốc tế? Câu trả lời là cần sớm hình thành một quy hoạch tổng thể ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản của ĐBSCL, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ - trong đó có con cá tra.

HÀ TRIỀU

 


Đột phá... tôm càng xanh

Nguồn tin: TBKTSG, 1/12/2006
Ngày cập nhật: 2/12/2006

Ở tỉnh Đồng Tháp, việc nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng ngập lũ thay thế cho vụ lúa hè thu đang đem lại hiệu quả khá cao cho nông dân. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, vẫn còn nhiều vấn đề cần tính toán kỹ lưỡng...

Nuôi tôm thay lúa hè thu

Hì hục dưới ruộng tôm cùng nhóm nhân công, anh Phạm Văn Bàu, ở ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, giơ con tôm càng xanh to bằng cổ tay lên, khoe: “Tôm nuôi như vầy thì vụ lúa hè thu không tài nào sánh bằng”. Chen lẫn tiếng cười giòn tan, tiếng tôm búng tanh tách trong lưới là tiếng trầm trồ của nhóm nhân công thu hoạch. Sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân 2005-2006, anh Bàu thuê xe ủi một lớp mỏng làm đê bao lửng trên diện tích 1,3 héc ta, sau đó thả nuôi 120.000 tôm post, sau bảy tháng nuôi, anh thu hoạch được 2,5 tấn, bán tôm sô với giá bình quân 75.000 đồng/ký, trừ chi phí anh còn lời hơn 100 triệu đồng. Anh Bàu mừng rơn: “Làm ruộng hơn 30 năm nay chưa bao giờ kiếm được một lúc cả 100 triệu đồng như nuôi tôm năm nay, vì mỗi héc ta lúa hè thu lời không quá 5 triệu đồng”. Anh Bàu cho biết, nuôi tôm nặng vốn, bình quân mỗi héc ta đầu tư khoảng 80 triệu đồng nhưng bù lại cho hiệu quả cao. Với 1,4 héc ta nuôi, anh đã thu tỉa tôm trứng từ tháng thứ 3 cho đến nay được 700 ký và ba đợt tôm thịt cộng lại là 2 tấn.

Tiếp giáp với ruộng tôm của anh Bàu là ruộng tôm của anh Bạch Văn Hùm cũng đang thu hoạch vụ đầu tiên. Anh Hùm nói: “Còn thu hoạch hai đợt nữa, lời 100 triệu là ăn chắc”. Vụ nuôi năm 2006 này, toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 300 héc ta tôm càng xanh trên nền đất lúa thay thế vụ hè thu, tập trung ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò và Cao Lãnh. Cách nuôi phổ biến là sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân, nông dân lên đê bao lửng thả nuôi tôm post, cho ăn chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp, nước lũ tràn đồng cho ăn bổ sung cá tạp, cua, ốc và vụ nuôi gói gọn trong mùa nước, khi lũ rút cạn cũng là lúc thu hoạch để kịp sạ lại vụ lúa đông xuân. Kết quả vụ nuôi năm 2006 được đánh giá rất khả quan, năng suất bình quân 1,5 tấn/héc ta, trừ chi phí người nuôi còn lãi 40-80 triệu đồng/héc ta, cao gấp 10-20 lần so với trồng lúa hè thu, cá biệt có hộ nuôi lãi hơn 100 triệu đồng/héc ta.

Để cơ cấu lúa - tôm bền vững

Chiếc xuồng con lướt trên nước bạc trắng xóa, anh Hứa Văn Điển vừa rải thức ăn cho tôm, vừa nói: “Ở đây nước lũ ngập sâu, thời gian ngập kéo dài, nước thông thoáng nên tôm lớn rất nhanh”. Chính vì vậy mà suốt vụ nuôi, tất cả các ruộng tôm ở Tam Nông hầu như không xảy ra dịch bệnh. Anh Điển cho biết: “Miễn sao thả nuôi mật độ vừa phải, không cho thức ăn dư thừa là không phải tốn tiền thuốc. Tôm nuôi ở đây là tôm sạch, vì không sử dụng hóa chất, kháng sinh”.

Anh Nguyễn Văn Thông, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông, cho biết đây là “rốn” của vùng Đồng Tháp Mười nên đỉnh lũ ngập sâu đến 3 mét, thời gian ngập lũ kéo dài hơn bốn tháng nên khá thuận lợi để nuôi tôm càng xanh. Chính từ lợi thế tự nhiên này mà huyện Tam Nông đã có kế hoạch tăng diện tích nuôi tôm càng xanh từ 143 héc ta hiện nay lên 1.000 héc ta vào vụ nuôi năm 2007. Ông Lê Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông, cho rằng kế hoạch này có thể thực hiện được vì hiện nay toàn bộ 143 héc ta đã được Công ty cổ phần Thủy sản số 4 (Seapriexco) bao tiêu sản phẩm. Trong năm tới, huyện dự định sẽ đầu tư 15 tỉ đồng cho hạ tầng vùng nuôi như đê chắn sóng, đường giao thông, điện... Thạc sĩ Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, cho rằng ngoài quy hoạch vùng nuôi thì hạ tầng và đầu ra cho sản phẩm là ba yếu tố quyết định đến khả năng nhân rộng mô hình này, vì vậy ngành nông nghiệp và các ngành liên quan đang tập trung hỗ trợ nông dân các vùng nằm trong dự án về kỹ thuật, tìm kiếm khách hàng, cho vay vốn... nhằm đảm bảo các điều kiện nuôi tôm thâm canh, giúp nông dân nâng cao thu nhập với cơ cấu lúa-tôm. Bộ Thủy sản cũng đã xác định tôm càng xanh là đối tượng nuôi quan trọng và nhiều tiềm năng nên đã hoạch định chiến lược phát triển đến năm 2010 cả nước sẽ có 32.000 héc ta tôm càng xanh, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, trong đó Đồng Tháp đặt mục tiêu là 10.000 héc ta tôm càng xanh nuôi trên ruộng ngập lũ.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay trong việc phát triển thêm diện tích nuôi tôm càng xanh là tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, bởi ngoài 143 héc ta của huyện Tam Nông ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm ở vụ nuôi năm 2006 này, số còn lại phải bán cho thương nhân với số lượng rất ít. Ông Phạm Văn Bé, ở Xã Mỹ An Hưng B, lo lắng: “Nuôi tôm càng xanh không khó nhưng lo nhất là khi nuôi với diện tích lớn, lại thu hoạch rộ, giá rớt là điều khó tránh khỏi”. Trong khi đó, anh Phan Phước Hậu ở vùng nuôi xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, lại than: “Kêu lái trần thân, vợ chồng tôi buộc phải chở tôm đi các chợ bán mỗi ngày 100-150 ký nên tăng diện tích nuôi rất khó”.

Giá tôm cũng chưa thật sự ổn định khiến người nuôi lo lắng, vì có lúc giá rớt chỉ còn 60.000 đồng/ký, trong khi chi phí đăng lưới bảo vệ trong mùa lũ tăng cao. Ngoài ra, con giống hiện cũng chưa đủ cung ứng cho nhu cầu mở rộng diện tích trong khi vùng nuôi này mang tính thời vụ rất cao. Toàn tỉnh Đồng Tháp đang có 17 cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh, mỗi năm sản xuất 20 triệu tôm post, chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu hiện nay. Kỹ sư Huỳnh Văn Mừng, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, kiến nghị Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ vốn, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất con giống. Hơn nữa, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh khó hơn những loài thủy sản khác, người nuôi cần được trợ giúp kỹ thuật ở những vụ nuôi đầu.

Phạm Anh Tuấn

 


Tổng diện tích nuôi tôm càng xanh trên địa bàn toàn tỉnh An Giang gần 770 ha

Nguồn tin: AG, 31/11/2006
Ngày cập nhật: 1/12/2006

Toàn tỉnh An Giang hiện có gần 770 ha nuôi tôm càng xanh, đạt trên 83% kế hoạch năm 2006, trong đó tôm càng xanh nuôi chính vụ chiếm hơn 717 ha, chủ yếu nuôi trên chân ruộng tập trung ở các huyện: Thoại Sơn, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành và thành phố Long Xuyên.

Do nguồn nước và lượng thức ăn dồi dào trong mùa nước nổi nên nông dân nuôi tôm chính vụ đạt hiệu quả và năng suất cao hơn so với nuôi tôm trái vụ. Nhiều địa phương cũng đã khuyến khích nông dân nuôi tôm nên áp dụng mô hình 1 lúa, 1 tôm càng xanh do chi phí đầu tư sản xuất thấp, năng suất cao. Qua khảo sát của các ngành chức năng thì mô hình chuyên canh tôm càng xanh do nuôi trái vụ trùng vào thời điểm sản xuất lúa đông xuân nên lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có thể làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, nhiệt độ trong nước biến động làm cho tôm chậm phát triển, bên cạnh đó dịch bệnh gây hại cho tôm trái vụ sẽ lưu tồn và ảnh hưởng đến nuôi tôm chính vụ.

Thiện Sơn

 


Tiền Giang: Chuyển 2.150ha bãi bồi ven biển thành vùng nguyên liệu nghêu phục vụ chế biến xuất khẩu

Nguồn tin: TG, 27/11/2006
Ngày cập nhật: 1/12/2006

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang thông qua qui hoạch định hướng, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật, trợ giúp vốn liếng đã chuyển đổi thành công 2.150 ha bãi bồi ven biển Gò Công Đông thành vùng nuôi nghêu phục vụ chế biến xuất khẩu. Theo ông Nguyễn Hữu Đức, phó giám đốc sở Thủy Sản tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay vùng nghêu nguyên liệu trên đã thu hoạch được trên 14.000 tấn nghêu.

Tình hình nuôi nghêu tuyến ven biển Gò Công tỉnh Tiền Giang thời gian gần đây ổn định nhờ đầu vào đầu ra thuận lợi, nghêu nuôi phát triển tốt. Giá nghêu thịt các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua ở mức 16.000 đến 18.000 đ/kg (cỡ nghêu 40 con/kg). Vừa được mùa, được giá, lãi cao nên bà con rất phấn khởi. Trước đây, nghêu giống phục vụ vùng nuôi nghêu nguyên liệu được khai thác tại các bãi đẻ tự nhiên của nghêu bố mẹ ven vàm Cửa Tiểu, Cửa Đại, khu vực cửa Trần Đề, Mỹ Thanh (bán đảo Cà Mau) thường xãy ra tình trạng thất thường, sốt giá, nghề nuôi nghêu do vậy lao đao, không ổn định.

Mới đây, sở Thủy Sản tỉnh Tiền Giang được sự hỗ trợ của viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I tiếp nhận đề tài chuyển giao qui trình sản xuất nghêu giống. Bước đầu đã cho đẻ, ương nuôi thành công nghêu cám lên nghêu giống mở ra tương lai phát triển nhanh, mạnh và bền vững cho nghề nuôi nghêu tại ven biển Gò Công giúp nông dân đổi đời.

Minh Trí

 


Tiền Giang: Đại hội nghề cá lần thứ 2

Nguồn tin: TG, 1/12/2006
Ngày cập nhật: 1/12/2006


Làng “tôm hùm”

Nguồn tin: TP, 30/11/2006
Ngày cập nhật: 1/12/2006

Ba thôn Phú Mỹ, Dân Phú 2, Dân Phú 1 thuộc xã Xuân Phương là nơi có nhiều triệu phú trẻ nhất của huyện Sông Cầu – Phú Yên. Con tôm hùm đã mang lại nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng/năm cho nhiều người…

Người tiên phong

Nói đến “đại gia” lặn bắt, nuôi trồng và mua bán tôm hùm ở thôn Dân Phú 2, người dân Xuân Phương thường nhắc tên Võ Văn Nguyên, 33 tuổi.

Anh là người đầu tiên trong số những thanh niên trong xã làm giàu từ con tôm hùm. Trước đây, Nguyên phải đi nhiều nơi, xoay xở đủ nghề từ thợ may, chụp hình dạo, rồi đến lặn bắt tôm hùm giống thuê nhưng vẫn không đủ sống.

Trong những lần đến Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi để tìm tôm hùm giống, anh suy nghĩ: “Tại sao mình không nuôi tôm hùm thịt, từ nguồn giống đánh bắt được! Chứ cứ đi làm thuê thì biết đến bao giờ mới đổi đời(?)”.

Đầu năm 2002, tích cóp được 25 triệu đồng, vay mượn thêm bạn bè, họ hàng 25 triệu đồng nữa, anh quyết định đầu tư nuôi 5 lồng tôm hùm thịt, với số lượng 300 con tôm hùm giống bằng que tăm.

Khi khởi nghiệp, anh đi khắp huyện Sông Cầu để học hỏi các bậc đàn anh, các cụ cao niên có nhiều kinh nghiệm về nuôi trồng thuỷ sản, để tích luỹ kiến thức cho mình. Nhờ kiên trì chịu khó, 18 tháng sau, việc nuôi tôm đã mang lại cho anh nguồn thu nhập đầu tiên: 5 triệu đồng/lồng, sau khi đã trừ hết chi phí.

Từ thành công này, anh chuyên tâm phát triển và đầu tư mạnh hơn để nuôi tôm hùm thịt. Vừa đánh bắt, vừa nuôi, đến nay, anh đã có tài sản riêng là 25 lồng tôm thịt, trị giá sơ bộ khoảng 250 triệu đồng. Giờ đây, có vốn khá lớn trong tay, thành công nối tiếp thành công nên Nguyên “châm” vốn để anh em thanh niên trong thôn nuôi “rẻ”, rồi đứng ra làm đại lý thu mua để mọi người yên tâm về đầu ra.

Hàng trăm thanh niên trong xã đã tìm đến anh học hỏi cách làm ăn và nhiều người đã thành công... Đầu năm 2006, cùng với 125 thanh niên tiêu biểu ngành thuỷ sản toàn quốc, Võ Văn Nguyên được Bộ Thủy sản tuyên dương. Hiện anh đang là Phó Chủ tịch Hội LHTN xã Xuân Phương.

Anh Phan Thanh Hoàng, Bí thư chi đoàn Dân Phú 2, kể: “Thấy cách làm và mô hình của anh Nguyên hiệu quả, mang lại thu nhập cao, đầu năm 2005, tôi đến học hỏi và chuyển nghề... Cầm 5 triệu đồng từ nguồn vay thông qua kênh của Đoàn, Hoàng thả nuôi 3 lồng tôm hùm thịt.

Nhờ chịu khó, lại cầu thị nên vụ đầu tiên, không chỉ trả hết số tiền vay ban đầu, mà anh còn tích lũy được 15 triệu đồng. Có vốn rồi, Hoàng mạnh dạn mở rộng diện tích và số lượng nuôi, đến nay, cơ ngơi trong tay anh có gần 50 triệu đồng, thu nhập bình quân từ 15-20 triệu đồng...

Cả làng làm giàu

Cũng như anh Hoàng, các anh Đỗ Xuân Thạnh, Ngô Văn Nồm, Lê Duẩn cũng lập nghiệp và làm giàu cho bản thân từ con tôm hùm. Ban đầu, do ít vốn, các anh chỉ nuôi một lồng.

Thời gian qua đi, từ lợi nhuận, từ sự hỗ trợ của gia đình, số lồng tôm thịt ngày một tăng lên. Ngoài nuôi tôm thịt, các anh còn tranh thủ đi lặn bắt tôm hùm giống để tăng diện tích lồng nuôi. So với những người trẻ tuổi trong làng, hiện các anh có nhiều bè nuôi tôm nhất với giá trị hàng chục triệu đồng/bè.

Từ “đốm lửa” anh Nguyên, đến nay, đã có hơn 150 thành niên trong xã Xuân Phương nuôi tôm hùm, thu nhập hằng năm từ 10 -100 triệu đồng. Trong đó, 65 thanh niên sở hữu trong tay từ 50-300 triệu đồng/người. Nhờ vậy, đời sống của người dân ngày càng phát triển, bộ mặt địa phương ngày càng khởi sắc hơn.

Văn Tài


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang