• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giá cá tra nguyên liệu vượt 17.000Đ/KG: Những cơn sốt ăn theo

Nguồn tin: Lao Động, 9/03/2007
Ngày cập nhật: 10/3/2007

Hai, ba ngày nay, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đã vọt lên 17.200 - 17.300 đồng/kg; trong khi, trại nuôi nào có khoảng 400 tấn cá thương phẩm mức giá này cho lãi xấp xỉ 1 tỉ đồng.

Vậy là, hộ nuôi cũ tiếp tục đầu tư, người nuôi mới lao vào... tìm vận may, khiến giá đất ven sông Tiền, sông Hậu, đất cù lao tăng vọt; cá giống khan hiếm và cũng "sốt" giá chẳng thua gì cá nguyên liệu...

Đất, cá giống đều sốt

Chiều ngày 9.3, gặp tôi, kỹ sư Cao Huỳnh Lâm (chủ trại cá giống Minh An ở Vĩnh Long) cho biết: "Giá cá tra giống đã tăng gấp 4 lần, từ 350 đồng/con lên 1.400 đồng. Cá bột còn tăng dữ hơn, từ 80 xu lên 10 đồng/con. Giá vọt lên nhưng người nuôi vẫn tìm mua nên có thể còn tăng nữa".

Theo kỹ sư Lâm, ngoài yếu tố thời tiết cuối năm không thuận cho cá bố mẹ sinh sản, diện tích thả nuôi tăng đột ngột chính là nguyên nhân giá cá giống tăng cao. Mấy "đại gia cá tra" bình luận: Cách đây chưa lâu giá cá bấp bênh trồi sụt, lại gặp nạn cá chết nên nhiều người không tiếp tục nuôi, nay người chưa nuôi lần nào cũng muốn thử vận may! Tại Cần Thơ, chỉ mỗi huyện Thốt Nốt số hộ nuôi cá tra hiện đã ngót nghét 500!

Thật ra, tới nay chưa nơi nào khảo sát, thống kê cụ thể diện tích ao hầm nuôi cá thời gian gần đây tăng bao nhiêu. Thế nhưng, thực tế là giá đất ở vùng cù lao, vùng ven sông Tiền, sông Hậu có thể đào ao nuôi cá tra ở Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp đều tăng vọt. Những người tìm tới con cá tra ở Vĩnh Long cho biết: Đất vùng cù lao ở huyện Long Hồ hiện giá cao gần 5 lần so với thời điểm cuối năm 2005 (từ khoảng 15 triệu đồng/công lên 70 triệu đồng/công).

Vùng ven sông Hậu (huyện Bình Minh) cũng... tăng hơn gấp đôi dù trước đó giá đã khá cao (từ 45 triệu đồng/công vọt lên 100 triệu đồng). Cồn Cả Côn (huyện Bình Minh, Vĩnh Long) có chưa đến trăm hécta, thế mà chỉ vài Cty, cá nhân từ TP.Cần Thơ đã sang thuê gần 50ha đất để nuôi cá tra. Vẫn theo chủ trại cá giống Cao Huỳnh Lâm, vùng Phú Đa (huyện Chợ Lách, Bến Tre) giá đất cũng tăng gần 4 lần... do con cá tra "sốt" giá!

Lợi bất cập hại

Dù chạy đôn chạy đáo tìm mua cá giống, nhưng khá nhiều người than phiền về chất lượng. Kỹ sư Lâm (chủ trại giống Minh An) lý giải: Với giá 350 đồng/con đã có lời, nay giá gấp 4 lần nên nhiều người đổ xô sản xuất con giống khi tay nghề còn non; rồi lại có người kích thích cho cá đẻ sớm... dẫn tới cá giống kém chất lượng là điều tất yếu. Một chu kỳ sản xuất cá tra giống chỉ hơn một tháng, với giá cá giống như hiện nay, ao diện tích một công có thể thu lãi 50 - 60 chục triệu đồng một chu kỳ nuôi.

Lợi nhuận hấp dẫn nhiều người sản xuất cá giống theo phong trào cho "ra lò" những sản phẩm không tính đến chất lượng đang là nỗi lo ảnh hưởng tới chất lượng cá tra nguyên liệu sắp tới.

Đáng ngại hơn, một số chủ trại sản xuất cá giống làm ăn nghiêm chỉnh còn cảnh báo: Điều có thể ảnh hưởng đến cả guồng máy sản xuất - kinh doanh - xuất khẩu sản phẩm này chính là dư lượng kháng sinh. Để quá trình sản xuất cá giống không bị thiệt hại do bệnh gây ra, nhiều người sản xuất lạm dụng thuốc kháng sinh. Cá giống lờn thuốc, vì vậy trong quá trình nuôi cá thương phẩm, nếu bị bệnh, người nuôi thường - và phải - tăng liều để điều trị. Vấn nạn này nếu không ngăn chặn hiệu quả, sẽ đẩy con cá tra theo "vết xe" của con tôm sú!

Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch VASEP - cho rằng: Cần phải tỉnh táo, thận trọng trước "cơn sốt" giá hiện nay. Không nên phát triển nuôi ồ ạt, tự phát có thể dẫn tới những hệ quả không tốt. Uy tín sản phẩm cá tra VN tuỳ thuộc nhiều vào chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong quy trình nuôi... Đó mới là yếu tố quan trọng để con cá tra ĐBSCL phát triển bền vững, chứ không phải là lợi nhuận "nóng" từ những cơn "sốt" giá.

Lê Như Giang


Xung quanh việc cá tra ở ĐBSCL tăng giá: Doanh nghiệp sẽ bỏ ngư dân?

Nguồn tin: Lao Động, 10/03/2007
Ngày cập nhật: 10/3/2007

Giữa lúc người nuôi cá tra hồ hởi với mức giá cá nguyên liệu cứ nhảy dần lên đỉnh cao chót vót, thì hàng loạt doanh nghiệp (DN) chế biến thuỷ sản đông lạnh ở ĐBSCL lại cố duy trì sản xuất theo kiểu cầm chừng để giữ công nhân và thị trường XK.

Trong tình thế đầy cam go này, các nhà chế biến thuỷ sản đã phải tính đến bài toán tự chủ động vùng nguyên liệu.

Doanh nghiệp lao đao

ĐBSCL hiện có trên 60 nhà máy (NM) chế biến cá tra, ba sa XK lớn nhỏ, với tổng công suất chế biến khoảng 3.000 tấn nguyên liệu/ngày, nhưng sản lượng nuôi thời gian qua không đủ đáp ứng.

Đã gần 8 tháng nay hầu hết các NM này đều hoạt động cầm chừng và nhiều khả năng tình hình này sẽ kéo dài đến hết năm nay. Trước cơn biến động lúc "đói" cá nguyên liệu này, nhiều ngư dân được hưởng lợi lớn khi có đủ quyền để chủ động kéo giá. Nhưng nhìn toàn cục thì đó chính là nốt trầm của điệp khúc buồn lặp đi lặp lại trên loài cá nổi tiếng này.

Giá cá tăng cao, nhiều ngư dân được hưởng lợi, nhưng đó là chuyện trước mắt, còn lâu dài thì nhiều khả năng chính họ phải là người hứng chịu thua thiệt. Ông Bùi Hữu Trí - Chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản Cần Thơ - dự báo: Sau cơn sốt này, nhiều khả năng, trong năm 2008 hoặc 2009, ngư dân sẽ phải bơi giữa đại dương của cơn khủng hoảng thừa. Bởi hiện nay, ngoài chuyện người dân tự tiện lấy đất nhà hoặc mua, đổi đất ruộng đào hầm thả cá với tốc độ chóng mặt, thì các DN cũng đã ào ạt vào cuộc".

Theo ông Trí, hành động tự phát này chắc chắn sẽ dẫn đến hệ lụy nhiều ngư dân không bán được cá, hoặc phải bán với giá rẻ như bèo. Còn ông Phan Văn Danh - Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thuỷ sản An Giang - thì âu lo: Nhìn vào thực tế hiện nay, tôi rất lo khi nghĩ đến thảm trạng của mùa thu hoạch khủng hoảng thừa cá nguyên liệu.

Sự trả đũa ngọt ngào?

Trước cơn chấn động thiếu cá nguyên liệu, nhiều DN chế biến thuỷ sản ở ĐBSCL đang tính toán đến chiến lược chủ động luôn cả khâu chăn nuôi... Theo ông Doãn Tới - Tổng Giám đốc Cty Nam Việt, thị trường XK năm qua có nhiều thuận lợi và được mở rộng. Vì thế, bản thân các DN rất muốn tạo được vùng nguyên liệu riêng để đáp ứng nhu cầu.

Mấy ngày qua, xuôi dòng Hậu Giang từ An Giang đến Cần Thơ, chúng tôi thấy nhiều bãi bồi đã biến thành ao. Sau những ngày tranh nhau mua cá nguyên liệu, giờ đến lượt các DN chuyển sang giành nhau mua đất đào hầm để chủ động nguồn nguyên liệu. Sau khi chiếm hết những vùng thuận tiện nguồn nước ở ven sông, kênh lớn, người ta còn vào tận vùng nông thôn để mở rộng vùng nuôi.

Điển hình là Cty Cửu Long (Long Xuyên- An Giang) khi vào tận xã Vĩnh Hanh (Châu Thành-An Giang) sắm 100ha đất để đào hầm nuôi cá. Cũng như nhiều đại gia trong làng chế biến cá tra, ba sa, Nam Việt đang vươn tới chủ động một phần nguồn nguyên liệu. Ông Doãn Tới, cho biết: Vào tháng 9.2007, Cty sẽ khánh thành NM Ân Độ Dương. Vì thế, để đảm bảo cho chiến lược lâu dài, chúng tôi phải xây dựng nguồn nguyên liệu tự cứu mình trước khi trông chờ vào nguồn cá của ngư dân. Hiện, Cty đang ráo riết tìm đất để xây dựng vùng nguyên liệu hơn 300ha.

Còn ở Đồng Tháp, cả tháng nay nhiều người đổ xô về các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Lấp Vò mua đất và đưa máy Kobe đào múc ngày đêm. Trong khi đó ở Cần Thơ, đi từ xã Thới Thuận (Thốt Nốt) về Ô Môn, ao nuôi cá tra hiện hữu đến dày đặc. Cặp theo tuyến kênh lớn như: Bò Ot, Bà Chiêu, Thắng Lợi 1,2, Trà Uối,... là hình ảnh ao nối ao. Với cái đà ùn ùn mua đất đào hầm chủ động xây dựng vùng nguyên liệu, liệu khi đó DN có chuyển sang ngoảnh mặt làm ngơ, hay áp đặt giá cá với ngư dân? Vòng luẩn quẩn này bao giờ mới dứt?

Sau Tết Nguyên đán, giá cá tra nguyên liệu vẫn tiếp tục tăng thêm từ 300 - 800đ/kg. Hiện tại An Giang, cá tra nuôi hầm thịt trắng là 17.300đ/kg, cá tra nuôi hầm thịt vàng là 15.500 - 16.200đ/kg, cá tra nuôi bè ở mức giá 15.000đ/kg. Tương tự, tại Đồng Tháp, giá cá tra thịt trắng cũng dao động từ 16.800-17.200đ/kg, còn cá tra thịt vàng từ 15.000-15.500đ/kg.

Tùng - Tuấn


Bình Định: Hơn 7 ha tôm nuôi bị dịch bệnh

Nguồn tin: BĐ, 8/3/2007
Ngày cập nhật: 10/3/2007

Đến thời điểm hiện nay, ngư dân trong tỉnh đã tiến hành thả giống 164 ha tôm nuôi vụ 1, bao gồm: Hoài Nhơn 71 ha, Phù Mỹ 48 ha, TP Quy Nhơn 44 ha, Tuy Phước 1 ha, trong đó có 75 ha mặt nước thả giống sớm so lịch thời vụ từ 10-15 ngày. Tại một số địa phương tôm nuôi đã bắt đầu xuất hiện dịch bệnh với diện tích trên 7 ha (Phù Mỹ 6,5 ha, Tuy Phước 0,6 ha).

Sở Thủy sản đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu phân tích và xác định nguyên nhân gây bệnh là do các yếu tố về môi trường, vi khuẩn và tảo độc, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao làm môi trường ao nuôi biến động phát sinh dịch bệnh. Ngành đang phối hợp với các địa phương theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh tôm để có biện pháp khắc phục.

Nguyễn Hân


Tỉ lệ tôm giống kiểm dịch đạt trên 50%

Nguồn tin: BĐ, 09/03/2007
Ngày cập nhật: 10/3/2007

Từ đầu năm đến nay, các trại sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh ta đã sản xuất được trên 100 triệu con tôm giống post 15, trong đó có trên 50 triệu con qua kiểm dịch, đạt tỉ lệ 50%, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân, người nuôi tôm đã ý thức hơn trong việc kiểm dịch tôm giống trước khi thả nuôi; phí kiểm dịch tôm giống giảm hơn so với các năm trước. Hiện nay, phí kiểm dịch vi rút thân đỏ đốm trắng của một mẫu tôm giống là 160.000 đồng, giảm 40.000 đồng; vi rút MBV (gây bệnh còi) là 20.000 đồng, giảm 30.000 đồng so với trước tháng 4-2006.

Được biết, trên địa bàn tỉnh ta hiện có 112 trại sản xuất tôm giống, nhưng vì từ đầu năm đến nay giá tôm giống chỉ dao động từ 12-15 đồng/con, giảm 5-10 đồng/con so với cùng kỳ năm 2006, nên đã có 50% trại ngừng sản xuất vì không hiệu quả.

Ngọc Thái


Hậu Giang: Xây dựng vùng nuôi cá thác lác thâm canh 500 ha

Nguồn tin: SGGP, 09/03/2007
Ngày cập nhật: 10/3/2007

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, tỉnh đã đầu tư 4 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá thác lác thâm canh 500 ha. Hậu Giang đã gởi hồ sơ đăng ký thương hiệu cá thác lác cho Cục Sở hữu; Công ty TNHH Phú Thạnh (huyện Châu Thành A) là đơn vị đứng tên sở hữu thương hiệu. Dự kiến, quý 3-2007, thương hiệu cá thác lác Hậu Giang sẽ được công nhận.

C.H.P


Cá tra... mê hồn trận!

Nguồn tin: LĐ, 08/03/2007
Ngày cập nhật: 9/3/2007

Chủ tịch Hội Nghề cá VN Nguyễn Hữu Khánh vừa gửi văn bản đến Bộ Thuỷ sản, Ban Điều hành cá tra, cá ba sa VN đề xuất khẩn trương họp bàn biện pháp cấp bách ổn định vùng nguyên liệu cá ở ĐBSCL. Động thái trên chắc chắn có "quan hệ hữu cơ" tới thời sự con cá tra ở ĐBSCL: Giá cá tra vọt lên trên 17.000 đồng/kg - mức cao kỷ lục. Giá đất ven sông Tiền, sông Hậu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp tăng vọt do nhiều người tìm tới thuê để nuôi cá.

Ngay cả Sóc Trăng - một địa phương mới... làm quen với cá tra - nhiều người cũng tìm tới các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung tính chuyện nuôi cá. Gần đây, trong vùng ra đời thêm nhiều NM chế biến thuỷ sản xuất khẩu... Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch VASEP - cũng cho rằng, tình hình trên có thể dẫn tới những hệ quả không tốt.

Vấn đề đặt ra là, ĐBSCL đang thiếu hay thừa cá tra nguyên liệu? Nếu nhìn từ An Giang, so với năng lực chế biến của 12 NM chế biến thuỷ sản ở tỉnh này, dự kiến năm 2007 sản lượng nuôi (tại An Giang) tăng thêm khoảng 240.000 tấn, vẫn thiếu khoảng 30% cá tra nguyên liệu.

Tuy nhiên, thực tế mấy năm gần đây cá tra đã được nuôi ở hầu hết các địa phương khu vực ĐBSCL, NM chế biến cũng mọc lên ở nhiều địa phương. Vì vậy, vấn đề thừa hay thiếu cá tra nguyên liệu phải được đặt trong tổng thể toàn vùng, chứ không thể ở từng địa phương.

Rõ ràng, nếu quy hoạch không sát thực tế - và không tuân thủ theo quy hoạch vùng, sự phát triển (kể cả vùng nuôi, số nhà máy) sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề bất ổn như: Giá cá nguyên liệu tăng - giảm bất thường; ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sản xuất bền vững...

Hệ quả rõ nhất đang diễn ra là thiếu cá giống, vì vậy tại một số nơi việc sản xuất cá giống đang theo kiểu chạy theo nhu cầu của thị trường, dẫn tới cá giống kém chất lượng, điều này ảnh hưởng tới chất lượng cá thương phẩm. Diễn biến tình hình hiện nay cho thấy, con cá tra ở ĐBSCL đang cần được kéo ra khỏi... mê hồn trận!

Lê Như Giang


Thách thức trước mùa tôm

Nguồn tin: TG, 8/3/2007
Ngày cập nhật: 9/3/2007

Nỗi lo dịch bệnh đối với tôm sú cứ dai dẳng vụ này qua vụ khác khiến cho người nuôi bao bận lao đao và đây cũng không phải là ngoại lệ trước mùa tôm năm 2007.

Khó kiểm soát dịch bệnh

Cuối tháng 02/2007, mùa tôm mới ở khu vực Gò Công đã bắt đầu thả những mẻ giống đầu tiên. Đa phần các ao tôm đã được cải tạo hoàn chỉnh, đang trong giai đoạn xử lý nước và chờ ngày thả giống. Theo Phòng Thủy sản huyện Gò Công Đông, một vài diện tích nuôi tôm quảng canh đã được thả giống, số nuôi tôm công nghiệp sẽ tập trung thả giống vào tháng 3/2007. Theo Chỉ thị của UBND tỉnh, đây là thời điểm bắt đầu trở lại sản xuất sau thời gian nghỉ ngắt vụ để đảm bảo môi trường nuôi. Thế là mùa tôm mới lại bắt đầu, lại là mùa chính vụ trong năm 2007. Theo khuyến cáo của ngành Thủy sản, người dân nên thả một vụ tôm sú xen canh với các loài thủy sản khác trong năm để tránh rủi ro có thể xảy ra. Mùa tôm mới bắt đầu đồng nghĩa với việc người dân đối mặt với nỗi lo toan mới, cho dù người nuôi có nhiều kinh nghiệm. Anh Nguyễn Tấn Phong, ấp Phú Hữu, xã Phú Tân tính đến 20/3 anh bắt đầu thả giống và đã đặt hàng 50.000 con tôm sú, sau khi kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng, với giá 45 đồng/post. Hiện ao của anh Phong đã xử lý xong đang chờ lấy nước để thả tôm, nhưng anh vẫn lo ngại: Tôm thả được hơn 60 ngày mới yên tâm chút ít chứ như năm rồi thì hơi mệt. Số là mùa tôm năm 2006, anh thả 45.000 con đến 45 ngày tuổi, tôm có dấu hiện đỏ đầu và chết, ít ngày sau tôm chết sạch. Anh Phong phải thả giống lại đợt thứ hai, cũng may đợt này anh thắng nên gỡ được vốn. Rút kinh nghiệm năm trước, mùa này tôi cải tạo ao kỹ hơn, cân nhắc để chọn thời điểm thả giống thích hợp hơn. Lúc này, nhiều hộ đã thả giống, ít ra cũng không còn khan hiếm tôm sú giống, dễ chọn tôm có chất lượng hơn- anh Phong giải thích.

Trở lại vùng chịu thiệt hại khá lớn trong vụ tôm năm 2006, có đến gần 90% diện tích tôm bị chết khi thả đợt 1, hầu hết các ao đầm xã Tân Thành đang được rải vôi trắng xóa để cải tạo lại ao, diệt bớt mầm bệnh với hy vọng sẽ an toàn hơn trong mùa tôm này. Chú Trung, người bị thất bại trong vụ 1 năm 2006, cho biết: Mùa rồi, đợt thứ nhất thả 80.000 con tôm sú giống trên 4 công đất, đến 17 ngày tuổi tôm chết sạch, phải đến đợt thả giống thứ hai mới có thu hoạch, nhưng giá bán cũng rất thấp nên hiệu quả thấp hơn các năm trước. Do vậy, năm nay chú nhất quyết phải cải tạo ao đầm tốt hơn. Dự kiến, đến giữa tháng 3 chú Trung mới bắt đầu thả giống nhưng nay ao đầm đã cải tạo xong, đang liên hệ với cá trại sản xuất giống để đặt hàng. Giá tôm post có thể cao chút ít nhưng đảm bảo chất lượng để mình yên tâm hơn. Tốt nhất là nên kiểm tra chặt chẽ mẫu tôm giống trước khi nhận về thả xuống ao- chú Trung nghĩ như thế. Còn theo thống kê của Sở Thủy sản, số lượng tôm sú chết hàng năm tương đối cao, tập trung vào thời gian đầu mỗi vụ, nhất là đối với các diện tích thả không theo đúng thời vụ khuyến cáo của ngành, để đón giá. Cụ thể, vụ tôm năm 2006 vừa qua có 57, 18 triệu con tôm sú bị chết trên 300 ha của các hộ dân trong vùng. Đây là con số không nhỏ và thiệt hại cũng không ít.

Siết chặt con giống

Có nhiều yếu tố tác động gây nên dịch bệnh trên tôm sú, trong đó chất lượng con giống đầu vào chiếm vai trò khá quan trọng. Với vùng nuôi Gò Công, giống tôm sú từ 2 nguồn chính là sản xuất trong tỉnh và nhập từ các tỉnh khác như: Bến Tre, Vũng Tàu, Khánh Hòa....Tuy nhiên, đa phần nguồn giống được nhập từ các tỉnh do nguồn cung ứng trong tỉnh còn hạn chế. Hiện toàn tỉnh có 12 trại sản xuất giống tôm sú, năm 2006 sản xuất 168,7 triệu con tôm sú giống, đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu giống trên địa bàn. Những năm gần đây, UBND tỉnh ra chỉ thị qui định thời gian thả giống tôm sú và gần như thả đồng loạt vào tháng 3-4 hàng năm. Do vậy, thời điểm này, nhu cầu con giống tôm sú tăng cao. Nhiều đơn vị sản xuất trong tỉnh càng thiếu nguồn giống cung ứng cho các hộ nuôi. Người dân bắt đầu chạy vạy tìm nguồn giống ở các tỉnh, là điều trăn trở của ngành Thủy sản, bởi không ít nguồn giống chưa qua kiểm dịch, là mầm bệnh gây thiệt hại và lây lan cho cả khu vực nuôi. Khi đặt vấn đề tăng cường qui mô sản xuất giống, đại diện các trại giống cho rằng, điều này chưa cần thiết do sản xuất giống chỉ mang tính thời điểm, theo mùa vụ nhất định. Anh Nguyễn Văn Nguyên, chủ trại sản xuất giống xã Phú Thạnh, Gò Công Tây cho biết: Năm nay anh đã mở thêm một trại sản xuất ở xã Tân Thạnh, nhưng qui mô cũng không lớn do còn phải tính toán hiệu quả đầu tư thế nào. Năm 2006, trại của anh sản xuất gần 5 triệu post, năm nay dự kiến sẽ tăng hơn con số này.

Việc nhập giống ngoài tỉnh là cần thiết trong điều kiện thiếu giống nhưng đôi khi, do khan hiếm nguồn cung ứng nhiều, hộ nuôi bất chấp con giống kém chất lượng, khi nhập về lại không khai báo với cơ quan kiểm tra chất lượng giống của ngành thủy sản. Anh Nguyễn Tấn Tài, xã Phước Trung, cho biết: Do một số hộ dân tự nhập giống, khi có dịch bệnh xảy ra lại không theo báo cáo để ngành chức năng xử lý, tự ý xả ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân lây lan mầm bệnh cho các hộ xung quanh dẫn đến cả vùng nuôi bị dịch bệnh. Hiện cũng chưa có chế tài xử lý triệt để những trường hợp này. Theo Sở Thủy sản, năm 2005 chỉ có 349,75 triệu con tôm sú giống được kiểm dịch, chiếm 62,08% lượng tôm được thả nuôi. Vụ tôm năm 2006 vừa qua cũng chỉ 56% lượng tôm sú giống thả nuôi được kiểm dịch, với khoảng 362,267 triệu con. Lượng tôm sú không qua kiểm dịch đa phần là tôm sú nhập ngoài tỉnh. Còn theo bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông: Vùng nuôi tôm huyện Gò Công Đông, diện tích nuôi tôm quảng canh bắt đầu thả giống; diện tích nuôi tôm công nghiệp sẽ tập trung thả vào tháng 3 kéo dài đến đầu tháng 4. Tuy nhiên, tùy theo môi trường nước, điều kiện cụ thể, từng hộ dân sẽ quyết định thời gian thả giống thích hợp. Theo tính toán sơ bộ, năm nay tôm sú giống cũng không đến mức quá sốt, giá cũng không tăng cao so với mọi năm. Cụ thể, thời gian đầu vụ giá từ 25-30 đồng/post, hiện nay từ 40-45 đồng/post. Trong điều kiện hiện nay, theo bà Tỏ, phải chấp nhận nhập giống tôm từ các tỉnh về như hàng năm. Vấn đề ở chỗ còn tùy thuộc vào việc kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan kiểm dịch và ý thức của người nuôi.

Thái Thiện


Ngành Thủy sản Tiền Giang: Xây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão-giảm nhẹ thiên tai

Nguồn tin: TG, 8/3/2007
Ngày cập nhật: 9/3/2007

Sở Thuỷ sản tỉnh Tiền Giang vừa hoàn thành kế hoạch phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai năm 2007. Trong năm nay ngành Thuỷ Sản tỉnh Tiền Giang chú trọng các công tác trọng tâm để đối phó với thiên tai bảo vệ an toàn người và phương tiện, nguồn lợi thuỷ hải sản như: đẩy mạnh công tác in và cấp phát tài liệu bướm tuyên truyền, phối hợp với các ngành các địa phương tổ chức tập huấn cho thuyền trưởng về công tác phòng tránh bão, tìm kiếm cứu nạn, phát bản đồ theo dõi bão và bản đồ ranh giới biển cho các tàu cá. Tiếp tục kiểm tra về an toàn kỹ thuật, đăng ký đăng kiểm và các phương tiện, thiết bị phòng chống thiên tai đối với các phương tiện khai thác thuỷ, hải sản...

Được biết toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 470 phương tiện khai thác thuỷ sản xa bờ, 728 phương tiện khai thác gần bờ, trên 12.400 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản và gần 1.400 bè các trên sông. Trong thời gia qua đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản là kinh tế mủi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thiên tai bất thường nhất là bão lớn đã làm thiệt hại nặng nề về người và nguồn lợi thuỷ sản. Do đó công tác phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai hiện nay rất được các ngành các cấp và ngư dân quan tâm chú trọng. Đối với mỗi phương tiện khai thác thuỷ sản trên Sông, Biển ở tỉnh Tiền giang đều có trang bị từ 2-4 phao tròn và mỗi người luôn luôn có một áo phao.Các phương tiện thông tin liên lạc như : Radio, máy bộ đàm đều được các phương tiện trang bị đầy đủ. Hiện tại ngành Thuỷ sản tỉnh Tiền Giang đã bố trí 7 khu vực cho tàu thuyền trú bão gồm: Rạch Cần Lộc, Sông Xoài Rạp, Cống Vàm Tháp, Sông Cửa Tiểu, Cống Long Uông, Khe Luông - Rạch Xẽo, Cồn Tân Long.

ChuTrinh


Nhân rộng mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương pháp sinh học

Nguồn tin: PY, 3/3/2007
Ngày cập nhật: 9/3/2007

Hôm qua (2/3), tại xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa), Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Phú Yên đã tổ chức hội thảo đầu bờ vụ nuôi tôm sú năm 2007.

Đây là hội thảo thực hiện theo dự án “Xây dựng mô hình xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học, góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vùng ven biển tỉnh Phú Yên” (ký hiệu VN/04/008), do Quỹ môi trường toàn cầu tài trợ.

Hơn 40 hộ nuôi tôm ở vùng cửa sông Đà Nông tham gia dự án được chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm bằng phương pháp sinh học (không sử dụng thuốc) liên hoàn khép kín đạt năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Được biết, trong năm 2006, dự án VN/04/008 được triển khai thực hiện 2 mô hình nuôi rong + cá + tôm sú (trên 3 hồ khép kín nguồn nước) và hồ thả tôm kết hợp đóng giai thả cá với tổng diện tích gần 4ha tại hạ lưu sông Bàn Thạch.

Kết quả có 5/6 hồ thu hoạch đạt năng suất cao, cá biệt có một hồ đạt năng suất 3,6 tấn/ha. Liên hiệp các hội KHKT Phú Yên vận động bà con nuôi tôm ở các xã Hòa Hiệp Nam, Hòa Tâm, Hòa Xuân Đông áp dụng và nhân rộng mô hình này.

NGUYÊN LƯU


Tiền Giang: Quy định mới về nuôi cá đăng quầng

Nguồn tin: TG, 8/3/2007
Ngày cập nhật: 8/3/2007

Để hoạt động nuôi cá đăng quầng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phù hợp các quy định pháp luật liên quan việc sử dụng đất đai, xây dựng công trình, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y và trật tự an toàn xã hội, không gây hại đến những cơ sở, công trình khác đã và đang hình thành trên khu vực nuôi, mới đây, ngày 05/3/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND về Quy định tạm thời đầu tư nuôi thủy sản đăng quầng ven sông Tiền trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Theo Quyết định trên, có 7 khu vực ven sông thuộc địa bàn 3 huyện Châu Thành, Cai Lậy và Cái Bè sẽ được đầu tư nuôi đăng quầng (có tọa độ cụ thể đối với từng khu vực). Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, kết cấu bờ hoặc rào lưới phải đảm bảo khoảng cách với ranh giữa hai chủ sở hữu quyền sử dụng đất liền kề, cách đường nước công cộng, các cơ sở kinh doanh khác, trạm thuỷ nội địa, cách ngã ba, ngã tư sông theo quy định quản lý an toàn giao thông đường thủy nội địa; khoảng cách tối thiểu giữa 2 đăng quầng là 200 mét, chiều dài mỗi đăng quầng không quá 200 mét. Một số quy định bắt buộc đối với chủ đầu tư nuôi đăng quầng như phải lập báo cáo tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định và sẽ phải bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng do thi công công trình hoặc nuôi đăng quầng gây ra; chất thải phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường; giống thủy sản trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch, mật độ thả phải theo hướng dẫn của ngành thủy sản; thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước; thông báo cơ quan chức năng khi thủy sản nuôi bị nhiễm bệnh; sử dụng thức ăn, hoá chất, thuốc thú y, chế phẩm sinh học theo quy định của pháp luật; phải tham gia thực hành qui tắc vùng nuôi sạch theo tiêu chuẩn áp dụng; định kỳ cung cấp mẫu thủy sản nuôi theo chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong thủy sản nuôi...

An Huy


Người phụ nữ nuôi tôm hùm giỏi

Nguồn tin: PY, 8/3/2007
Ngày cập nhật: 8/3/2007

Gia đình chị Võ Thị Ga, ở phường Hải Minh, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), quanh năm làm nghề buôn bán nhỏ, với thu nhập kinh tế rất thấp chỉ đủ đắp đổi qua ngày. Năm 2000, khi nắm bắt được thông tin phong trào nuôi tôm hùm xuất khẩu ở ven biển tỉnh Phú Yên phát triển mạnh, mang lại lợi nhuận kinh tế cao, vợ chồng chị Ga quyết định dìu dắt nhau vào lập nghiệp, làm ăn sinh sống bằng nghề nuôi tôm hùm ở thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh (huyện Sông Cầu).

“Thời gian đầu, do ít vốn, nên vợ chồng tôi chỉ làm thuê cho bà con hàng xóm, như chăm sóc, cho tôm hùm ăn… Đến năm 2002, tôi bắt đầu thả nuôi được khoảng 100 con tôm hùm thương phẩm, thu lãi gần chục triệu đồng. Phấn khởi với kết quả đạt được, tôi vay thêm vốn ngân hàng đầu tư phát triển nuôi 200 con, rồi tăng lên 500 con, 1.000 con tôm hùm thịt. Năm 2006, nhờ tôm được mùa, được giá, gia đình tôi thu lãi trên 100 triệu đồng. Vụ nuôi tôm năm 2007 này, tôi đã dốc hết vốn vào đầu tư phát triển nuôi 1.500 con tôm hùm...” – Chị Ga phấn khởi cho biết.

Từ cuộc sống nghèo khó, bây giờ gia đình chị Ga đã “ăn nên làm ra” và đang chuẩn bị vật tư xây dựng ngôi nhà khang trang tại thôn Phú Dương. Ông Nguyễn Khắc Nhạc, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sông Cầu, nhận định: “Chị Ga là một trong hàng chục người dân vốn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ở các nơi khác đến lập nghiệp ở xã Xuân Thịnh và trở thành ngư dân nuôi tôm hùm giỏi, vươn lên làm giàu chính đáng. Hiện rất nhiều người dân đến học tập bí quyết nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao của gia đình chị Ga”.

QUỐC ĐẠT


Sở thuỷ sản Bến Tre triển khai chương trình NTTS năm 2007

Nguồn tin: BTreTV, 8/3/2007
Ngày cập nhật: 8/3/2007

Sở Thủy sản Bến Tre vừa tổ chức triển khai Kế hoạch nuôi và phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2007, Chương trình hỗ trợ phát triển thủy sản Bến Tre năm 2007 từ nguồn kinh phí do Chính phủ Vương quốc Đan Mạch viện trợ.

Năm 2007 – năm đầu tiên Việt Nam thực hiện Hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là phấn đấu vượt qua rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu thủy sản, hướng đến mục tiêu an toàn dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Từ mục tiêu trên, ngành thủy sản Bến Tre đề ra kế hoạch nuôi trồng thủy sản trong năm 2007 như sau: Về đối tượng, tập trung vào 4 đối tượng nuôi chủ lực là: tôm sú, tôm càng xanh, nghêu và cá da trơn. Tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2007 là 43.000 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 5.500 ha, nuôi nghêu, sò 5.420 ha, nuôi cá da trơn 230 ha và diện tích nuôi tôm càng xanh là 2.500 ha. Phấn đấu đạt tổng sản lượng 78.500 tấn, trong đó, sản lượng tôm sú 21.000 tấn, cá da trơn 35.000 tấn, tôm càng xanh 1.650 tấn và gần 16.000 tấn nghêu sò. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, ngành thủy sản Bến Tre đã triển khai đồng bộ các giải pháp về con giống, kết cấu hạ tầng thủy lợi, kỹ thuật và tập trung cao cho công tác quản lý, đồng thời, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2007 gồm 11 thành viên do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban. Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Vương quốc Đan Mạch đã cấp một khoản viện trợ không hoàn lại cho tỉnh Bến Tre thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thủy sản năm 2007. Mục tiêu của chương trình là xây dựng ngành thủy sản Bến Tre phát triển ổn định, bền vững, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo cho ngư dân. Từ mục tiêu trên, Chương trình hỗ trợ phát triển thủy sản Bến Tre năm 2007 sẽ tập trung thực hiện bốn nhiệm vụ trọng tâm sau đây: Tăng cường năng lực quản lý hành chính ngành thủy sản; Tăng cường quản lý khai thác thủy sản; Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và tăng cường năng lực sau thu hoạch và tiếp thị.

Lê Phết – Chí Khải


Nuôi tôm xuất khẩu bằng... dược thảo, gia vị

Nguồn tin: SGGP, 07/03/2007
Ngày cập nhật: 8/3/2007

Trường Đại học Kyoto (Nhật Bản) đang phối hợp với TP Đà Nẵng xây dựng dự án trồng dược thảo, gia vị để chế biến thức ăn nuôi tôm xuất khẩu. Theo tiến sĩ Miki Yoshizumi thuộc Khoa Nghiên cứu môi trường toàn cầu, Đại học Kyoto, sản phẩm tôm nuôi theo mô hình này sau khi chế biến sẽ có giá trị đặc trưng của thảo dược, gia vị góp phần xây dựng sản phẩm tôm mang thương hiệu Việt Nam.

Hiện nay lượng tôm nhập khẩu vào Nhật Bản khá lớn, đề án trên nhằm hạn chế thấp nhất dư lượng chất kháng sinh trong tôm nuôi xuất khẩu.

N.K.


Mô hình nuôi kết hợp nhiều loài: Hướng nuôi trồng thủy sản bền vững

Nguồn tin: KH, 06/03/2007
Ngày cập nhật: 7/3/2007

“Sau gần 2 năm nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng thành công 5 mô hình nuôi kết hợp, trong đó, đáng chú ý nhất là mô hình trình diễn nuôi kết hợp ốc hương với cá chẽm, hải sâm, rong sụn và vẹm xanh. Với mô hình này, chúng tôi đã thu được hơn 1 tỷ đồng chỉ trên diện tích 0,5 ha mặt nước. Các mô hình còn lại đều cho hiệu quả cao cả về kinh tế lẫn môi trường” - anh Thái Ngọc Chiến, Phòng Nghiên cứu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (NTTS) 3 cho biết.

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ và mô hình nuôi kết hợp có giá trị xuất khẩu mà ở đó, do đặc tính dinh dưỡng, các loài vật nuôi đều có lợi; nguồn dinh dưỡng trong thủy vực tạo nên một chu trình khép kín giữa các sinh vật, các vật nuôi ghép sử dụng hết lượng thức ăn dư thừa, nhờ đó có thể hạn chế được chất thải và sự ô nhiễm môi trường là mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình nuôi kết hợp nhiều đối tượng hải sản trên biển theo hướng bền vững” do anh Chiến làm chủ nhiệm.

Đề tài chọn các đối tượng nuôi ghép có khả năng làm sạch môi trường, ăn mùn bã hữu cơ vừa không tốn chi phí thức ăn và công chăm sóc vừa có tác dụng cải thiện môi trường.

Thu hoạch ốc hương.

Sau khi xác định được tốc độ lọc của vẹm, tốc độ hấp thụ chất dinh dưỡng của rong biển, khả năng ăn lọc của hải sâm và sự đào thải chất dinh dưỡng của vật nuôi, anh Chiến và các cộng sự xác định tỷ lệ thả ghép sao cho tổng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ sẽ bằng lượng dinh dưỡng thải ra của vật nuôi chính. Kết quả thu được rất khả quan: Tất cả đối tượng vật nuôi của 5 mô hình nuôi kết hợp đều sinh trưởng tốt. Cả 5 mô hình nuôi ghép đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi đơn từ 1 đến 2 lần. Lợi nhuận nuôi kết hợp mang lại chủ yếu từ đối tượng nuôi chính. Đó đều là những loài có giá trị kinh tế cao như: Tôm hùm, ốc hương, cá mú, cá chẽm. Ngoài ra, những đối tượng nuôi ghép cũng cho thu nhập đáng kể. Cụ thể: Ở mô hình nuôi ghép cá mú kết hợp rong sụn, vẹm xanh, lợi nhuận thu được ở lồng nuôi ghép tăng 21,23% so với nuôi đơn; với mô hình nuôi ghép tôm hùm kết hợp với vẹm xanh, rong sụn và bào ngư, lợi nhuận thu được ở lồng nuôi ghép tăng 73,63% trong khi giá trị đầu tư chỉ tăng thêm 16,4%, tổng chi phí sản xuất tăng 36,6%; mô hình nuôi ghép tôm hùm với cá chẽm, vẹm xanh, hải sâm và rong sụn cho lợi nhuận ở lồng nuôi ghép tăng 96,12% trong khi giá trị đầu tư chỉ tăng thêm 27,86%, tổng chi phí sản xuất tăng 53,02%; mô hình nuôi ghép ốc hương với rong sụn, vẹm xanh và hải sâm cho lợi nhuận ở lồng ghép tăng 14,51% trong khi giá trị đầu tư chỉ tăng thêm 9,66%, tổng chi phí sản xuất tăng 8,02%; mô hình trình diễn nuôi tổng hợp gồm ốc hương, tôm hùm, cá chẽm, hải sâm, vẹm xanh và rong sụn doanh thu đạt 1,127 tỷ đồng trên diện tích 0,5 ha mặt nước, lợi nhuận đạt gần 400 triệu đồng.

Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, công nghệ nuôi này có ưu điểm không sử dụng hóa chất trong nuôi trồng vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa thân thiện với môi trường, mở ra hướng NTTS bền vững cho ngư dân.

KHÁNH NINH


ĐBSCL: giá đất tăng theo giá cá tra

Nguồn tin: TT, 6/03/2007
Ngày cập nhật: 7/3/2007

Giá đất để nuôi cá tra ở khu vực ven sông Tiền, sông Hậu đã tăng mạnh. Tại khu vực ven sông Tiền, sông Cổ Chiên thuộc bốn xã cù lao Minh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) giá đất từ 15 triệu đồng cuối năm 2005 nay tăng lên 70 triệu đồng/công. Đất ven sông Hậu cũng tăng từ 45 triệu đồng lên 100 triệu đồng/công.

BÌNH MINH

 


Cá sấu xổng chuồng, người dân hoang mang!

Nguồn tin: BCT, 6/3/2007
Ngày cập nhật: 7/3/2007

Hơn 10 ngày qua, người dân khu phố Bình Đông 3, phường 3, thị xã Tân An, Long An hoang mang trước 2 con cá sấu xổng chuồng của trại ông Nguyễn Ngọc Trung, cùng ngụ khu phố.

Ông Lâm Văn M., cho biết, vào lúc 5 giờ sáng 19-2-2007, ông phát hiện và bắt được một con cá sấu đang nằm trước sân nhà anh Nguyễn Văn T. (ngụ khu phố Bình Đông 3). Hơn 1 giờ sau ông lại phát hiện phía sau chuồng gà nhà mình một con cá sấu nặng khoảng 10kg đang tấn công mấy con gà (chuẩn bị cúng mùng 3 tết). Con cá sấu này trèo tường chui vào chuồng gà ông (nhà ông M. chỉ cách một bức tường nuôi cá sấu của ông Trung). Ông M. cùng anh T. và gia đình bắt giữ và nhốt chung hai con cá sấu vào một bao nilon để tại nhà. Hai ngày sau, ông Nguyễn Ngọc Trung đến nhận lại. Tuy nhiên, bà con trong khu vực và các địa bàn khác cũng hoang mang vì họ cho rằng không chỉ 2 con xổng chuồng mà còn có thể nhiều hơn, và lo ngại cho tính mạng của người dân khi đi trên sông Vàm Cỏ Tây và các kinh rạch chung quanh.

Sáng 5-3, ông Nguyễn Ngọc Trung, chủ nhân của 2 con cá sấu, cho biết, ông nuôi 101 con cá sấu, sau khi hay cá sấu xổng chuồng, ông đếm lại thì mất 2 con. Cũng theo ông Trung, do mới nuôi cá sấu nên chưa có kinh nghiệm trong cách làm chuồng. Ông đặt lưới B40 cạnh vách tường, vì vậy, cá sấu theo lưới B40 này bò ra ngoài. Còn ông Hùynh Tấn Tú, Trưởng khu phố Bình Đông 3, cho biết: Địa phương chỉ biết sự việc này khi anh M. đến báo và ông đến nhà ông Trung hỏi thì đúng sự thật. Còn nhà ông Trung nuôi bao nhiêu con cá sấu, có đảm bảo môi trường, có giấy phép không thì bản thân ông và UBND phường 3, thị xã Tân An đều không biết.

Mỹ Phước


ĐBSCL: Giá cá tra, basa đạt mức kỷ lục 17.700 đ/kg

Nguồn tin: TP, 06/03/2007
Ngày cập nhật: 7/3/2007

 


Bạc Liêu: Dân điêu đứng vì cua giống kém chất lượng

Nguồn tin: SGGP, 04/03/2007
Ngày cập nhật: 6/3/2007

Nông dân các huyện Giá Rai, Phước Long, Đông Hải… đang mất ăn mất ngủ vì mua nhầm cua giống kém chất lượng, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Theo nhiều người dân cho biết, đầu vụ do thiếu cua giống trầm trọng nên nhiều hộ chạy đôn chạy đáo tìm mua cua giống với giá cao 2.600đ- 2.800đ/con. Tuy nhiên, nuôi chẳng bao lâu thì phát hiện cua chết hàng loạt, đến nay tới vụ thu hoạch nhưng cua thương phẩm còn rất ít.

Theo các ngành chức năng, do cua gạch trên thị trường giá cao từ 180.000đ-200.000đ/kg (lúc hút hàng đến 300.000đ/kg); cua nhất giá 120.000đ-130.000đ/kg… nhu cầu tiêu thụ rộng, cua dễ nuôi-lời nhiều… nên ai cũng ùn ùn nuôi cua. Từ đó dẫn đến thiếu giống, nên xảy ra tình trạng giống kém chất lượng, gây thiệt hại cho người nuôi.

H.P. L.


Đề nghị tăng cường kiểm tra thuốc thú y và thức ăn nuôi tôm

Nguồn tin: Vasep, 5/3/2007
Ngày cập nhật: 6/3/2007

Ủy ban Tôm VASEP vừa có văn bản đề nghị Bộ Thủy sản chỉ thị tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm trong sử dụng kháng sinh cấm trong sản xuất thủy sản

Ủy ban Tôm VASEP thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản đề nghị Bộ Thủy sản chỉ thị tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm trong sử dụng kháng sinh cấm trong sản xuất thủy sản; chỉ thị tăng cường công tác kiểm tra các nguồn thức ăn nuôi tôm đang lưu hành trên thị trường đặc biệt là các nguồn nhập khẩu, tăng cường công tác kiểm tra các nguồn thuốc thú y và các loại hoá chất xử lý ao nuôi cũng như hóa chất trị bệnh tôm đảm bảo không có kháng sinh cấm; đồng thời chỉ thị tăng cường kiểm tra và phát hiện các khả năng lây nhiễm khác để có các biện pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả.

Theo Ủy ban Tôm VASEP, ngày 1/3 vừa qua Nhật Bản đã cảnh báo trên mạng 2 lô hàng tôm sú từ Việt Nam xuất khẩu vào Nhật có chứa AOZ (dẫn xuất của Nitrofuran) với mức là 0,6ppb và 1ppb. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu Nhật Bản cũng cho biết nước này đã tiến hành kiểm tra tăng cường chỉ tiêu AOZ đối với tôm từ Inđônêxia và Việt Nam.

Cũng trong công văn gửi Bộ Thủy sản, Ủy ban Tôm VASEP nhận định nguyên nhân lây nhiễm AOZ có nhiều khả năng từ thức ăn, các loại thuốc thú y đang sử dụng trong nuôi tôm, và việc sử dụng Nitrofuran trong việc bảo quản tại các cơ sở thu mua, sơ chế thay thế cho chất Chloramphenicol.


Phú Yên: Tôm hùm bệnh chết hàng loạt là do vi bào tử và ký sinh trùng gây ra

Nguồn tin: LĐ, 05/03/2007
Ngày cập nhật: 6/3/2007

Sở Thuỷ sản Phú Yên ngày 4.3 cho biết, Viện Nghiên cứu thuỷ sản 3 Nha Trang (Khánh Hoà) vừa công bố kết quả phân tích tôm bệnh chết hàng loạt ở vùng biển Nhất Tự Sơn thuộc thôn Mỹ Thành, xã Xuân Thọ 1, huyện Sông Cầu.

Theo đó, tôm hùm bị bệnh đục thân do nhiễm vi bào tử trùng (Microsporidians) trong cơ với cường độ khá cao và ký sinh trùng (Hematodinium) trong máu. Các mẫu thức ăn tôm hùm ở vùng nuôi này cũng bị nhiễm hai nhóm ký sinh trùng trên, do vậy có thể nguồn thức ăn cung cấp cho tôm trong thời gian qua là một trong các nguyên nhân chủ yếu truyền tác nhân bệnh cho nuôi lồng trong khu vực.

Nấm Fusarium sp. cũng được tìm thấy trong mẫu bùn đáy và ở cả tôm bệnh, đây cũng là mối nguy cao cho việc lây lan nguồn tác nhân gây bệnh cho tôm hùm ở Nhất Tự Sơn.

Lưu Phong


Cá sấu sổng chuồng

Nguồn tin: SGGP, 06/03/2007
Ngày cập nhật: 6/3/2007

Những ngày qua, bà con ở khu phố Bình Đông 3, thị xã Tân An (Long An) sống trong tâm trạng lo sợ vì cá sấu do ông Nguyễn Ngọc Trung nuôi tại đây bị sổng chuồng. Ông Trung mới nuôi 101 con cá sấu, chỉ đặt lưới B 40 cạnh vách tường; vì vậy 2 con cá sấu men theo lưới bò ra ngoài.

T.K.S.


Những bất ổn khi cá tra tăng giá

Nguồn tin: BCT, 5/3/2007
Ngày cập nhật: 6/3/2007


Hệ luỵ từ việc cá tra lên giá

Nguồn tin: VTV, 3/3/2007
Ngày cập nhật: 5/3/2007

Chưa bao giờ người dân vùng ven sông Hậu lại chứng kiến sự tăng giá đến chóng mặt của những khu đất tại đây. Sự biến động về giá cá tra nguyên liệu lên mức 17.000 đồng/kg đã khiến nhiều người đổ xô đi đào ao nuôi cá, đẩy giá đất lên gấp 2, gấp 5, thậm chí gấp hàng chục lần giá trị thực của nó.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ cho biết, giá đất tại đây đã tăng ít nhất là 2 lần, còn những ruộng lúa dọc sông Cái Sắn thì giá cũng đã cao từ 7- 8 lần so với trước kia. Riêng tại cù lao Tân Lộc, nếu như năm 2006 giá đất chỉ từ 50-70 triệu đồng 1 công thì nay đã vượt lên 150-250 triệu đồng mà không phải ai cũng mua được.

Ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nam Việt, nói: "Có một số hộ đã thu hoạch cá và đến bây giờ đã bỏ hầm không, không nuôi nữa. Tôi nghĩ họ là những người nuôi cá chuyên nghiệp, họ đoán được tình thế trong tương lai. Bên cạnh đó có người lại đang mua đất đào hầm mới".

Nhiều người cho rằng, trong khu vực hiện có quá nhiều nhà máy chế biến thủy sản, trong khi những tháng cuối của năm 2006 là hết vụ nuôi. Chính điều này buộc những nhà máy mới xây dựng phải mua giá cao để có nguyên liệu chế biến, kịp giao hàng cho những hợp đồng đã kí trước đó. 17.000 đồng/kg cá tra thương phẩm-mức giá kỉ lục trong nhiều năm qua đã kích thích nhiều người mua đất, đào ao.

Ông Bùi Hữu Trí, Chủ tịch Hội nghề cá thành phố Cần Thơ, nhận định: "Phải có chiến lược về giải quyết môi trường, đây cũng là trăn trở của rất nhiều người. Nhiều người nuôi cá lợi nhuận rất cao, trong lòng họ vẫn nơm nớp lo sợ, rồi đây 1 năm, 2 năm nữa liệu có nuôi được nữa không".

Thời gian tới, các nhà máy chế biến thủy sản trong khu vực cho biết sẽ tự đầu tư cho qui trình sản xuất khép kín của mình từ con giống, vùng nuôi cho đến thức ăn, chính vì thế sẽ hạn chế thu mua cá nguyên liệu trong dân. Đã đến lúc cần có qui hoạch lại vùng nuôi theo hướng hợp lí và bền vững, sao cho con cá tra đồng bằng luôn ổn định, tránh việc tăng giá, kích cung, kéo theo những hệ lụy như tăng giá đất, giá con giống, giá thức ăn... mà cuối cùng phần thiệt bao giờ cũng về phía nông dân.

Tấn Hưng


ĐBSCL: Giá cá tra giống tăng vọt

Nguồn tin: LĐ, 03/03/2007
Ngày cập nhật: 5/3/2007

Giá cá tra thương phẩm ở ĐBSCL đã lên đến trên 17.000 đồng/kg, kéo theo tình trạng nuôi cá ồ ạt khiến giá cá tra giống tăng vọt. Ở Sóc Trăng hiện giá 3.000 đồng/con, tăng gấp đôi so với thời điểm bình thường.

Theo Chi cục Thuỷ sản Đồng Tháp, ngày 2.3: Từ 5- 6 năm nay, tại huyện Hồng Ngự - vùng trọng điểm sản xuất cá tra giống - số cơ sở ươm giống (trên 50) không tăng, song chỉ riêng Đồng Tháp diện tích nuôi cá tra đã tăng 1,5 lần.

L.N.G


Thành lập quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam

Nguồn tin: ND, 3/3/2007
Ngày cập nhật: 5/3/2007

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Quỹ Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam với chức năng huy động và tiếp nhận các nguồn lực tài chính cho hoạt động tái tạo và ngăn ngừa sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản.

Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Bộ Thuỷ sản và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ có tên giao dịch: Vietnam Fund for Aquatic Resources Reproduction (VIFARR).

Tổ chức bao gồm: hội đồng quản lý quỹ, ban kiểm soát quỹ và cơ quan điều hành quỹ, quỹ có nhiệm vụ tài trợ hoặc đồng tài trợ cho các chương trình, dự án và hoạt động nhằm tái tạo và ngăn ngừa sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản; hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác để chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản ở các vùng nước ven bờ ra xa bờ; tạo việc làm cho các đối tượng phải di chuyển hoạt động khai thác ra khỏi các vùng được thiết lập khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa, khu vực cấm khai thác; ứng dụng công nghệ mới vào khai thác thuỷ sản có chọn lựa; sản xuất giống thuỷ sản nhân tạo để tái tạo và phục hồi nguồn lợi thuỷ sản.

Ngoài ra, quỹ còn có nhiệm vụ bảo toàn, phát triển nguồn vốn của quỹ và bù đắp chi phí quản lý; tiếp nhận và quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các hoạt động tái tạo và ngăn ngừa sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản; thẩm định và xét chọn các chương trình, dự án hoặc các hoạt động được hỗ trợ từ nguồn vốn của quỹ theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, cấp nguồn vốn ban đầu cho quỹ từ ngân sách nhà nước theo quyết định này; bảo đảm kinh phí hằng năm, đồng thời huy động các nguồn tài trợ quốc tế cho tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và cho quỹ.


Huyện miền núi Cẩm Khê làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Nguồn tin: ND, 3/3/2007
Ngày cập nhật: 5/3/2007

Nuôi trồng thủy sản ở huyện miền núi Cẩm Khê (Phú Thọ) được xác định là chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện. Với lợi thế diện tích mặt nước lớn, người dân đã tận dụng ưu thế này nuôi trồng thủy sản, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Với diện tích tự nhiên 24.423 ha, trong đó diện tích mặt nước có khả năng nuôi và chuyên nuôi thủy sản là 4.392 ha, Cẩm Khê có thế mạnh nuôi trồng thủy sản. Ðây là năm thứ năm Cẩm Khê thực hiện đề án phát triển thủy sản theo chương trình "Phát triển bền vững thủy sản miền núi" của Bộ Thủy sản. Năm 2006, toàn huyện đã có 1.700 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tăng 100 ha so với năm 2005. Những xã nuôi trồng thủy sản lớn như Văn Khúc (278 ha), Ðồng Lương (152 ha), Ðiêu Lương (142 ha)... Năng suất lồng cá bình quân đạt 230 kg/lồng/năm; ao nuôi tôm đạt một tấn/ha, cho thu nhập hơn 60 triệu đồng; đầm chuyên nuôi cá đạt 1,73 tấn/ha. Sản lượng cá, tôm càng xanh thương phẩm đạt 3.000 tấn.

Thăm xã Văn Khúc, ông Trần Văn Tuyên, Trưởng phòng Kinh tế huyện Cẩm Khê cho biết: Trước năm 2003, toàn bộ 279 ha diện tích của xã chủ yếu là cấy lúa vào một vụ chiêm, vụ mùa chỉ cấy được 1/4 diện tích trên cao, diện tích còn lại sau thu hoạch vụ chiêm bị ngập úng, bỏ không. Do vậy, sản lượng lúa bấp bênh, số hộ nghèo chiếm hơn 40%.

Ðến nay, Văn Khúc là một xã điểm trong mô hình chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Toàn xã có 1.200 hộ thì có 820 hộ nuôi trồng thủy sản, năng suất bình quân 1.050 kg/ha, tổng thu nhập của xã đạt 16 tỷ đồng, trong đó thủy sản chiếm 5,5 tỷ đồng, chiếm 32% tổng thu nhập toàn xã.

Trong chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, mỗi hộ dân sẽ được tỉnh hỗ trợ ba triệu đồng/ha cho năm đầu triển khai nuôi trồng, những hộ nuôi tôm, cá chất lượng cao sẽ được hỗ trợ 30% vốn. Xã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn quy hoạch phát triển thủy sản cho bà con; tổ chức rà soát, xây dựng các mô hình chăn nuôi thủy sản phù hợp từng loại diện tích mặt nước canh tác, tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình, lấy tổ khuyến nông và chi hội thủy sản làm nòng cốt, mời cán bộ kỹ thuật về mở lớp tập huấn ngắn ngày để giúp bà con có kiến thức cơ bản nhất để chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

Ði đôi với việc phát triển chăn nuôi thủy sản, một số hộ đã mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng tiến bộ KHKT đầu tư ương cá, tôm giống bảo đảm chất lượng, cung cấp con giống trên địa bàn xã, huyện. Năm qua, thu nhập từ con giống của xã đạt 650 triệu đồng. Thực tế đã cho thấy nguồn lợi thu được từ nuôi trồng thủy sản lớn hơn rất nhiều so với trồng lúa. Cùng một diện tích nhưng nuôi tôm cho thu hoạch 73,5 triệu đồng, trừ chi phí nông dân thu lãi 6,4 triệu đồng.

Do đó, người dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản, điển hình như hộ ông Ðặng Văn Ðược, xóm Ðình. Ông bắt đầu nuôi tôm càng xanh, cá chép lai, rô phi đơn tính... Ông cho biết: Khi chưa chuyển đổi diện tích sang nuôi trồng thủy sản, gia đình tôi cấy lúa chỉ đủ ăn năm tháng, thời gian còn lại là thiếu ăn phải đi làm thuê trong khi ruộng nhà rất hợp để nuôi tôm, cá. Từ suy nghĩ đó, năm 2003 ông mạnh dạn vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với lãi suất 1,15% để làm vốn. Cộng với những kinh nghiệm học được từ những người đi trước, năm 2005, thu nhập của gia đình ông đạt 80 triệu đồng từ nuôi tôm, cá. Ðến nay, gia đình ông đã thoát cảnh đói nghèo, được huyện tặng bằng khen cho hộ tiêu biểu nuôi trồng thủy sản và bằng khen báo cáo viên xuất sắc về mô hình làm vườn của tỉnh.

Xác định nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các cấp, ban, ngành huyện Cẩm Khê tiếp tục chỉ đạo khai thác có hiệu quả loại hình mặt nước theo mục tiêu thâm canh ở nhiều loại hình nuôi, kết hợp giữa các loại giống truyền thống với giống đặc sản chất lượng cao. Nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả theo mô hình VAC; phối hợp Trung tâm chuyển giao VACVINA, Trường trung cấp Thủy sản 4 (Bắc Ninh) đào tạo công nhân thủy sản cho các xã, phấn đấu đến năm 2010, huyện Cẩm Khê có từ 1.500 đến 2.000 ha nuôi trồng thủy sản thâm canh.

HÀ THANH HÒA


An Giang: Diện tích nuôi thủy sản giảm

Nguồn tin: AG, 5/3/2007
Ngày cập nhật: 5/3/2007

Hiện nay, quy mô thả nuôi thủy sản trong tỉnh An Giang vẫn còn thấp, đáng chú ý nhất là giá cá tra tuy ở mức rất cao từ 3-4 tháng nay nhưng diện tích nuôi vẫn không tăng nhiều. Tổng diện tích đang nuôi thủy sản trên 1.000 ha (không kể diện tích sản xuất giống), chỉ bằng 86% so cùng kỳ năm trước (giảm 159 ha). Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết lạnh đột ngột nên việc sản xuất cá giống, cá thịt đều không hiệu quả (tỷ lệ hao hụt cao). Từ đó, nhiều cơ sở sản xuất giống tạm ngưng hoặc giảm sản lượng ươm muôi tạo nên cơn sốt về giống và giá cá giống tăng 40-50% so cùng kỳ; còn người nuôi cũng dè dặt trong đầu tư nuôi thủy sản.

Riêng mô hình nuôi cá lồng bè ngày càng kém thế cạnh tranh với nuôi ao hầm, đăng quầng nên số lượng bè tiếp tục giảm nhanh, hiện chỉ còn 2.237 cái, giảm 447 cái so cùng kỳ.

BÍCH VÂN


Giá cá sấu giảm 50% vẫn không bán được

Nguồn tin: SGGP, 4/03/2007
Ngày cập nhật: 4/3/2007

Hiện ĐBSCL đang tồn đọng hàng trăm ngàn con cá sấu không biết bán cho ai. Trước đây, giá cá sấu loại một (20 kg/con) khoảng 150.000 – 200.000đ/kg, còn hiện nay giá chỉ 80.000 – 90.000đ/kg. Cá sấu ế do không xuất khẩu được sang Trung Quốc. Hàng trăm hộ nuôi lo lắng, vì cá sấu để nuôi lâu sẽ tốn thêm chi phí. Có những hộ vay tiền nhà nước nuôi hàng trăm con cá sấu với hy vọng làm giàu nhưng nay đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

T.M.T


“Vua” cá đồng

Nguồn tin: SGGP, 03/03/2007
Ngày cập nhật: 4/3/2007

Bỏ hơn 1 tỷ đồng về cái xứ “khỉ ho, cò gáy”, lại còn nhiễm phèn, mặn ở Kim Hòa, Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh lập trang trại nuôi cá đồng, nhiều người cho ông Sáu Tỉnh là “người điên”, đem tiền bỏ bể. Thế nhưng, hai mùa cá đồng trôi qua, đem lại mức lãi hàng trăm triệu đồng, “ông già điên” này đang gây sự ngạc nhiên cho nhiều nông dân vùng.

Từ ông già “điên”

Trong lúc nhiều nơi, nhiều vùng vì lợi ích cục bộ, vì kế mưu sinh mà vô tình tận diệt nguồn lợi tôm, cá tự nhiên, thì chuyện ông Nguyễn Phước Tỉnh (ông Sáu Tỉnh), 70 tuổi, về vùng quê nhiễm phèn, mặn ở xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang đầu tư tiền tỷ… nuôi cá đồng được xem là chấn động. Cái lạ là từ xưa đến nay người dân nơi đây ngoài độc canh cây lúa; khai thác, tận thu con cá đồng- nguồn lợi “trời cho” sau mỗi vụ lúa, chứ chưa ai tính chuyện nuôi cá để ăn hay nuôi công nghiệp để bán.

Ở vùng nước ngọt phù sa, trong khi hàng ngàn người đổ xô nuôi tôm càng xanh, cá tra, nuôi tôm sú thì ông Sáu Tỉnh lại chọn hướng đi cho riêng mình: lập trang trại nuôi cá đồng ở vùng nước lợ. “Vì sao trong khi nhiều người đua nhau nuôi cá tra xuất khẩu, nuôi tôm sú còn ông lại về vùng đồng không, mông quạnh nuôi cá đồng”?

Ông sáu Tỉnh khề khà: “Dân miền Tây có câu “chim trời, cá nước ai bắt được nấy ăn”, chú mày nhớ không? Được sự ưu đãi của thiên nhiên nên con người vùng đất phương Nam phóng khoáng, giàu nghĩa, nặng tình. Bộ đội ta thắng Mỹ chẳng phải là nhờ từng cọng rau, hạt muối, từng con cá đồng của dân đó sao? Trước là vậy, chứ giờ về đồng còn được bao nhiêu cá mà ăn. Cứ khai thác kiểu tận diệt thế này, cá nào mà lớn nổi! Nghĩ vậy, nên tôi quyết nuôi cá đồng, thịt cá đồng ngon, lúc nào cũng dễ bán mà thị trường cũng ổn định”.

Năm 1992, ông sáu Tỉnh nghỉ hưu. Tuy đã ở tuổi “xưa nay hiếm” song ông vẫn hoạt bát, hay lam hay làm, đức tính từ lúc ông còn là anh bộ đội Cụ Hồ. Năm 2005, ông Sáu Tỉnh và con trai út Lê Phước Ninh quyết định mua 4ha đất nhiễm phèn, mặn (chỉ sản xuất được 1 vụ lúa vào mùa mưa, mùa khô thì bỏ hoang) lên liếp, bao ngạn, lập vườn, đào ao nuôi cá. Thiếu vốn, gia đình và người thân, bạn bè bỏ vốn hỗ trợ để ông thực hiện ước mơ của mình.

Đến chuyện đưa cá về... đồng

Vụ đầu tiên năm 2005, ông thả gần 200.000 con cá giống gồm: sặc rằn, rô đồng, cá lóc, cá chép, cá mè, cá trôi và thác lác trên diện tích 2,5ha mặt nước. Do thiếu kinh nghiệm, nuôi chung nhiều loại cá nên cá phát triển không đồng đều. Sau 7 tháng, ông thu hoạch trên 14 tấn cá thương phẩm, thu nhập 250 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 120 triệu đồng.

Hôm ông sáu Tỉnh thu hoạch vụ cá đầu tiên, hàng trăm nông dân quanh vùng và cán bộ tỉnh, huyện đến tham quan, có cả đài truyền hình đến đưa tin, hỏi chuyện kinh nghiệm. Ông từ tốn cười khà: “Thấy môi trường nước lợ thuận lợi nuôi cá đồng thì nuôi thử chớ có kinh nghiệm gì đâu”.

Năm 2006, ông tiếp tục thả 160kg cá giống, với khoảng 300.000 con các loại. Rút kinh nghiệm năm trước, vụ này ông nuôi chủ yếu là sặc rằn, còn lại là thác lác còm và cá chép. Hơn cả mong đợi, ông thu 17 tấn cá thương phẩm gồm 12 tấn cá sặc rằn và hơn 4 tấn cá thác lác. Riêng cá sặc rằn, nhờ thu hoạch đúng thời điểm Tết Nguyên đán vừa qua nên ông Sáu “trúng” giá. Nhiều công ty, doanh nghiệp ở Vĩnh Long, Cà Mau, Trà Vinh, TPHCM… tìm đến tận nơi mua cá, giá 18.000 đến 20.000đ/kg. Trừ chi phí, ông Sáu thu lãi hơn 150 triệu đồng.

Nếu so với canh tác lúa trên cùng diện tích, hiệu quả kinh tế từ nuôi cá mang lại cao gấp 10 đến 15 lần. “Trăm nghe không bằng một thấy”- mô hình trang trại nuôi cá đồng của ông Sáu Tỉnh đã thu hút nhiều bà con nông dân đến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm. Thế nhưng, đa số bà con thiếu vốn và thiếu kỹ thuật. “Chúng tôi đang xúc tiến xây dựng dự án kêu gọi hỗ trợ vốn giúp bà con khôi phục, phát triển nghề nuôi cá đồng tại địa phương mà đây là cách làm điển hình”- anh Thạch Tô, phó Chủ tịch UBND xã Kim Hòa phấn khởi cho hay.

Anh Lê Phước Ninh, con út ông Sáu Tỉnh, phụ trách kỹ thuật cho trang trại cá đồng, bật mí: “Cá đồng nuôi ở vùng nước lợ thú vị là cá phát triển khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh hơn nuôi ở nước ngọt. Nếu độ mặn dao động từ 3 phần ngàn đến 5 phần ngàn là môi trường lý tưởng để cá đồng phát triển nhanh, thịt cá lại săn chắc và rất ngọt. Đặc biệt, cá sặc rằn nuôi nước lợ khi làm khô xuất khẩu rất được thị trường ưa chuộng”.

Nuôi tôm, phá rừng cùng với việc săn bắt tận diệt, thâm canh tăng vụ lúa, sử dụng quá nhiều thuốc nông dược trên đồng ruộng đã làm con cá đồng không còn chốn nương thân là thực trạng ở nhiều vùng đất ĐBSCL. Nên chăng, ngành thủy sản cần vận động người dân tham gia “ngày hội thả cá về đồng” nhằm khôi phục, tái tạo nguồn cá đồng tự nhiên đang có nguy cơ ngày một cạn kiệt. Theo đó, xây dựng chương trình hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho bảo tồn và khôi phục nghề nuôi cá đồng là việc cần suy ngẫm và cần làm.

ĐÌNH CẢNH


Định hướng phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập trung vào 4 vùng nuôi trọng điểm

Nguồn tin: BRVT, 2/3/2007
Ngày cập nhật: 4/3/2007

Sở Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu vừa xây dựng hoàn chỉnh Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản từ nay đến năm 2010, và tầm nhìn đến năm 2020. Phóng viên báo Bà Rịa – Vũng Tàu đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Chí, Giám đốc Sở Thủy sản, chung quanh những vấn đề cơ bản trong chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản này.

Đề nghị ông cho biết những vùng nuôi thủy sản có nhiều tiềm năng đã được tỉnh quy hoạch phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2010?

- Căn cứ vào Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020 của tỉnh và của Trung ương, đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh, Sở Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Chương trình đã xác định 4 vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh gồm: Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) rộng từ 600ha – 1.000 ha, trong đó có khoảng 300 ha nuôi công nghiệp; Vùng nuôi tôm Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) rộng 200 ha – 300 ha, trong đó có 200 ha nuôi công nghiệp; Vùng nuôi tôm Long Hương (TX. Bà Rịa) rộng từ 500 ha– 1.000 ha, trong đó 500ha nuôi công nghiệp; Vùng nuôi tôm Hội Bài (huyện Tân Thành) rộng 300 ha.

Ngoài ra, chương trình còn xác định một số vùng nuôi cá và các loài thủy sản khác như: vùng nuôi cá xuất khẩu trên sông Chà Và, chủ yếu là nuôi cá lồng bè với các loài đặc sản như: cá mú, chẽm, hồng, bớp... Vùng này có khả năng khai thác sử dụng khoảng 150 ha – 200 ha mặt nước.

Vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng trên sông Chà Và đoạn từ cầu Long Sơn đến khu vực giáp ranh Rạch Bà rộng khoảng 200 ha. Vùng nuôi ngọc trai, ốc hương và cá mú tại Côn Đảo, rộng khoảng 500 ha – 1.000 ha. Vùng nuôi cá nước ngọt tập trung ở các địa phương như: TX. Bà Rịa (100 –150 ha), huyện Long Điền (200 – 300 ha), huyện Đất Đỏ (150 – 200 ha), huyện Xuyên Mộc (50 –100 ha). Trên lĩnh vực này, ngành cũng có định hướng kết hợp cùng ngành nông nghiệp khai thác mặt nước các lòng hồ thủy lợi phát triển nuôi cá. Ngoài ra, Sở Thủy sản cũng đã xây dựng đề án quy hoạch nuôi cá trên biển. Trong tương lai, phương thức nuôi này sẽ tạo thế mạnh cho ngành thủy sản Bà Rịa -Vũng Tàu.

Trên cơ sở quy hoạch và định hướng phát triển nuôi thủy sản, ngành sẽ làm gì để tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân nuôi trồng thủy sản?

- Ngành thủy sản xác định 4 lĩnh vực cần đầu tư mạnh là cơ sở hạ tầng, vốn, giống và kỹ thuật. Về cơ sở hạ tầng, ngành sẽ tận dụng nguồn vốn đầu tư của Trung ương để quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi thủy sản tập trung gồm: đê bao, cống, kênh cấp thoát nước, trạm bơm, công trình giao thông, quan trắc môi trường... Còn các lĩnh vực khác thì sử dụng ngân sách của tỉnh và huy động trong dân.

Trên cơ sở đó, ngành sẽ tập trung xây dựng hoàn thiện các dự án như: dự án nuôi tôm công nghiệp Lộc An (320 ha) sẽ đưa vào khai thác từ quí II-2007; dự án nuôi tôm Phước Thuận (47 ha) đã đưa vào sử dụng và một số dự án nuôi cá nước ngọt khu vực Bà Rịa, Long Điền, nuôi tôm công nghiệp Long Hương, nuôi tôm Hội Bài...

Về giống: từ nay đến năm 2010, tỉnh sẽ hoàn thành các dự án đầu tư sản xuất giống để giúp người nuôi có nguồn giống tốt, bảo đảm chất lượng. Hiện, Sở đã làm xong thủ tục chờ phê duyệt thiết kế xây dựng Trung tâm Giống thủy sản (109ha) tại xã Phước Hải; Quy hoạch 10 ha xây dựng trại sản xuất tôm giống ở xã Phước Thuận; Quy hoạch khu Gò Găng cho phép tư nhân đầu tư sản xuất giống đặc sản biển như cá chẽm, cá mú, ốc hương...; Xây dựng trung tâm giống cá nước ngọt tại xã Phước Hội (huyện Đất Đỏ).

Về kỹ thuật: sẽ đẩy mạnh công tác tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản phù hợp theo quy hoạch của từng địa phương. Đưa vào ứng dụng nhiều biện pháp nuôi tiên tiến bảo đảm chất lượng sản phẩm và giữ gìn môi trường sinh thái cho vùng nuôi. Ngoài ra, Sở đề nghị UBND tỉnh quan tâm giải quyết nhanh các nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho vùng nuôi, có chính sách ưu đãi cho nông dân vay vốn để đầu tư nuôi thủy sản, bởi vì lực lượng lao động ngành thủy sản chủ yếu là lao động nghèo.

Trong 4 yếu tố trên, theo ông yếu tố nào quan trọng nhất?

- Theo tôi, giống là vấn đề quan trọng nhất. Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đã có thế mạnh về sản xuất tôm giống nhưng còn mang tính chất tự phát. Từ trước tới nay hoạt động sản xuất giống chủ yếu do người dân tự đầu tư. Chính vì vậy, chất lượng con giống có lúc chưa ổn định, chưa đạt yêu cầu. Do đó, trong thời gian tới quan trọng nhất là tập trung xây dựng các trung tâm giống, áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật và hướng dẫn người nuôi phát triển sản xuất theo đúng định hướng chung.

Trong tương lai liệu người nuôi trồng hải sản có còn phải đối mặt với khó khăn về đầu ra?

- Hy vọng là không. Tôi nói vậy là có căn cứ. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến hải sản, trong đó có 50 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, 30 doanh nghiệp đã có code xuất hàng sang châu Âu và các nước tiên tiến khác, có chứng chỉ HACCP. Các doanh nghiệp này đang có hướng đầu tư chế biến các mặt hàng có nguyên liệu là sản phẩm nuôi trồng. Chẳng hạn như cá rô phi trước đây nhiều người nuôi không bán được, nay nhiều doanh nghiệp tìm mua để chế biến xuất khẩu nên đầu ra trở nên dễ dàng hơn.

Huỳnh Liên


Sóc Trăng: Giá cá tra tăng đột biến

Nguồn tin: Sóc Trăng, 02/03/2007
Ngày cập nhật: 4/3/2007


Tiền Giang vào vụ nuôi tôm sú: Khan hiếm nguồn con giống

Nguồn tin: Tiền Giang, 02/03/2007
Ngày cập nhật: 4/3/2007

Năm 2007 này tỉnh Tiền Giang quy hoạch nuôi khoảng 3.400 ha tôm sú, chủ yếu ở các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, và một phần diện tích ở huyện Chợ Gạo. Trong số này thì có 15% diện tích tôm sú nuôi theo kiểu công nghiệp, số còn lại nuôi hình thức quảng canh cải tiến. Thực hiện theo tinh thần chỉ thị 13-19 của UBND tỉnh đến nay ngư dân trong tỉnh đã xuống giống thả nuôi hơn 715 ha tôm sú, trong đó có 700 ha tôm quảng canh cải tiến và 15 ha tôm công nghiệp.

Rút kinh nghiệm từ các năm trước năm 2007 này Sở Thuỷ Sản Tiền Giang khuyến cáo ngư dân thả nuôi một vụ tôm sú và một vụ cá kèo hay tôm càng xanh. Đối với vụ tôm sú phải thả nuôi đúng lịch thời vụ (từ ngày đầu tháng 2/2007 đến hết tháng 3/2007). Trong đó chú trọng vấn đề vệ sinh, xử lý ao đầm, chọn lựa con giống chất lượng cao.

Theo kỹ sư Phạm Phi Hùng cán bộ kỹ thuật sở Thuỷ sản Tiền Giang cho biết cái khó khăn trong đầu vụ nuôi tôm sú này là nguồn giống khan hiếm. Hiện tại trong tỉnh có 12 cơ sở sản xuất giống nhưng không đủ đáp ứng cho nhu cầu nuôi của ngư dân. Ở thời điểm này người nuôi phải đến tận Nha Trang và Vũng Tàu để mua con giống với giá từ 40 - 45 đồng/con về nuôi. Do đó vấn đề phức tạp về nguồn gốc tôm giống, vệ sinh phòng bệnh là cần quan tâm chú trọng. Trong khi đó hiện nay Tỉnh tiền Giang chỉ có duy nhất một máy PCR vì vậy không phục vụ tốt cho việc kiểm tra chất lượng tôm sú trước khi thả xuống ao đầm. Đây cũng là vấn đề rất quan trọng đối với thắng hay bại trong việc nuôi tôm sú mà ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần quan tâm .

Chu Trinh


Mô hình nuôi ba ba

Nguồn tin: Bến tre, 02/03/2007
Ngày cập nhật: 4/3/2007

Nằm yên tĩnh trong khu vườn cây ăn trái là 4 hồ rộng lớn, mỗi hồ có diện tích mặt nước vài trăm mét vuông và có rào chắn kỹ càng. Đó là Trại ba ba Trung Sơn của ông Nguyễn Thái Trọng, 66 tuổi. Đây là mô hình nuôi thuỷ sản khá quy mô, thuộc ấp Phú Định, xã Phú Đức (huyện Châu Thành, Bến Tre).

Ông Trọng bộc bạch: “Trước đây, xem ti vi thấy những trang trại ba ba sản xuất con giống phát mê và giá cả rất khả quan. Thế là tôi đi tham quan học hỏi. Trở về, qua nhiều đêm tính toán, tôi bắt tay vào làm ngay.” Với lòng say mê, năm 2001 ông xúc tiến đào hồ, làm rào chắn và đặt hệ thống ống dẫn và thoát nước ra vào ao. Đối với hồ ba ba đẻ, phải làm bãi đẻ, bãi không ngập nước, có lót một lớp cát dày 30 cm, có mái che mưa, nắng để tránh cho trứng bị ung không nở. Từ mặt nước lên bãi có độ dốc lài để ba ba di chuyển lên bãi đẻ được dễ dàng.

Sau khi hoàn thành ao hồ, ông thả nuôi 3.000 con ba ba giống Đài Loan (Pelodiscus sinensis), vì giống này tăng trọng rất nhanh. Con giống cỡ 2,5 cm có giá 15.000 đ/con. Ngoài ra ông cũng thả thêm 200 con giống bố mẹ, giá 250.000 đ/kg, theo tỉ lệ ghép phối giống 1 đực, 5 cái. Từ kinh nghiệm, ông Trọng giải thích về cách chọn ba ba giống như sau: “Chọn con đực có thân hình mỏng và đuôi dài hơn con cái. Nếu cùng tuổi với nhau thì con cái có hình dáng to hơn con đực. Dùng tay vuốt phần cuối của mai sẽ nhận thấy ở con cái có vẻ sần sùi và gợn sóng hơn so với con đực. Thông thường người ta chọn con đực có trọng lượng 1 kg và con cái khoảng 1,5 kg trở lên, như vậy sau khi phối giống lượng trứng đẻ nhiều, đạt tỉ lệ nở cao và ba ba con khoẻ mạnh. Khi lựa chọn con giống, cần hết sức chú ý, tránh trường hợp đồng huyết, nhất là ba ba cùng bầy, cùng cha mẹ và cùng nguồn gốc. Tốt nhất nên lựa chon con giống cái và đực ở các địa phương khác nhau.

Ba ba Đài Loan thường đẻ trứng theo mùa từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm. Sau khi phối giống 18 giờ ba ba bắt đầu đẻ, trước khi đẻ ba ba đào hố và đẻ vào đó, khi đẻ xong lấp cát lại. Ba ba đẻ vào ban đêm, sáng hôm sau thu nhặt trứng và đưa vào lò ấp. Thời gian ấp trứng đối với ba ba Đài Loan kéo dài khoảng 50 – 60 ngày ở nhiệt độ từ 32 – 35oC. Lò ấp cũng có lớp cát phủ lên trứng và có ngăn nước lạnh để cho ba ba con mới nở bò đi tìm nước xả chất bẩn (tinh dịch và nước nhờn) bám vào mình, nếu không xả được các chất bẩn này sẽ khô lại và đóng cứng làm chết ba ba con.” Ngoài ra, ông Trọng cũng cho biết, nguồn nước nuôi ba ba rất quan trọng, phải thông suốt dòng nước trong ao nuôi theo con triều, tránh nước trong ao dơ bẩn làm ba ba bị ghẻ.

Năm 2005, trại của ông Trọng đã xuất bán được trên 5.000 ba ba con, sau khi đã để lại làm giống. Còn tính từ đầu năm 2006 đến nay, ông Trọng đã bán được 8.000 ba ba con, giá từ 8.000đ – 10.000 đ/con, 500 con giống bố mẹ giá 200.000 đ/kg, và 300 kg ba ba thịt với giá 170.000 đ/kg. Ông Trọng tính toán, để có 1 kg ba ba thịt thì chi phí thức ăn tốn khoảng 60.000 đ.

Dương Thanh Hải


Xuống biển săn... “hùm” con!

Nguồn tin: NLĐ, 3/3/2007
Ngày cập nhật: 4/3/2007

Mùa biển động tại bãi Bấc, xã Tam Hải (Núi Thành - Quảng Nam), hằng ngày đều có những chuyến ra khơi săn tôm hùm con.

Con tôm hùm con nhỏ xíu trên tay ngư dân này có giá 120.000 - 150.000 đồng

Chúng tôi đến xã đảo Tam Hải vào ngày biển sóng lừng. Tại khu vực bãi Bấc, nhiều phương tiện chuẩn bị ra khơi đánh bắt tôm hùm con (tôm nhí). Một cái “chợ” do những đầu nậu đến mua tôm nhí không kém phần lao xao từ trước Tết Đinh Hợi đến nay.

Ngày ngủ, đêm “mò”...

Ngư dân mành tôm nhí nói về nghề của họ như thế. “Ban ngày ngủ bù, đêm dập dìu” là cách mô tả nghề mành nhí thức trắng đêm để “dò” lòng biển rồi ngủ dập dìu trên những con sóng vào ban ngày. Ông Hồ Văn Hồng năm nay đã 60 tuổi, quê ở huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi, kể: Nghề này chỉ hoạt động vào mùa đông đến hết tháng giêng, lúc ấy “hùm” con mới mò ra khỏi hang. Một ngày trên biển với nghề mành nhí thường bắt đầu bằng việc rong ruổi để tìm điểm dự đoán có nhiều tôm hùm trú ẩn rồi neo đậu xí phần. Sau khi neo đậu là... ngủ bù cho một đêm thức trắng. Mành nhí có kiểu đánh khá đơn giản, chủ yếu là kinh nghiệm và thói quen phán đoán: Chong đèn, thả mành cho phù hợp với hướng chảy của nước; tôm hùm con thường bu vào mành để tránh những dòng nước chảy xiết nên khi bị kéo lên cũng bị mắc kẹt trong mành. Việc khó nhất của ngư dân là kiếm từng con “hùm” nhỏ như cọng hương với thân hình trong suốt đang ẩn nấp dưới đống mành kia.

Nhặt tiền dưới biển

Ngư dân thường khai thác được ba loại “hùm” con: tôm nhí, tôm tre, tôm xanh. Đầu mùa, một con tôm nhí có giá đến 170.000 đồng. Tôm tre và tôm xanh có giá rẻ hơn. Tôm nhí có thân hình trong veo và hai cọng râu mỏng như sợi tóc màu đỏ. Khi kéo mành lên mặt nước, các ngư dân tập trung bươi mành để nhặt từng con nhí rồi bỏ vào cái xô nước lấy từ đáy biển, không cần bơm ôxy như tôm sú.

Một đêm bươn bả với sóng, mỗi phương tiện ít nhất cũng săn được chục “hùm” con. Ông Hồng cho biết, chỉ mùa tôm năm ngoái, phần ông đi bạn kiếm hơn chục triệu. Từ sau Tết đến nay, riêng phần ông được chia gần hai triệu. “Làm nghề “mò kim đáy biển” này thường may rủi thôi. Có đêm, tôm nhí bu vô một đàn, dính mành cả trăm con. Quảng Ngãi có nhiều ngư dân khá giả nhờ nghề mành nhí” - ông Hồng bảo thế.

Tôm hùm con ở vùng biển Quảng Nam thường ở vùng có rạn, đá ngầm thuộc Bàn Than, bãi Bấc, huyện Núi Thành. Mỗi phương tiện mành tôm nhí cần từ 3-4 ngư dân. Theo ông Lê Tấn Ba, ngư dân xã Tam Hải, nghề “săn” tôm hùm con mới du nhập nên nhiều ngư dân Quảng Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đánh bắt. Việc xây các giàn mành cũng phải cần đến sự tư vấn của ngư dân các tỉnh khác. Quảng Ngãi là địa phương có truyền thống săn tôm hùm con. Vào mùa đông, mỗi ngày có đến hàng trăm chiếc ra khơi và không ít trong số này đã lấn sang Quảng Nam để khai thác. Đã từng xảy ra trường hợp tranh giành ngư trường giữa những tàu đánh bắt của hai địa phương này.

Tôm hùm nhí được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Khánh Hòa, Phú Yên ..., những nơi có rất nhiều lồng nuôi tôm hùm thịt. Giá tôm hùm nhí thời điểm này có rẻ hơn, khoảng 120.000 đồng/con. Trước đây, ngư dân Tam Hải, Tam Tiến, Tam Giang (Núi Thành) “săn” tôm hùm nhí bằng cách lặn bắt nhưng không hiệu quả, lại gặp nhiều rủi ro. Nhiều ghe chuyển qua nghề mành tôm nhí, làm ăn khá hơn trước.

Tôm nhí thu hút nhiều đầu nậu đến từ Quảng Ngãi và hình thành hẳn một buổi chợ không kém phần xao động vào mỗi sáng tại bãi Bấc. Song, nhiều ngư dân than rằng không hiếm những trường hợp họ bị các đầu nậu ép giá.

PHƯỚC TRỊNH - THANH MINH


Cá chết trên sông Tắc: Thủ phạm là tàu chở cá cơm thối rữa

Nguồn tin: SGGP, 01/03/2007
Ngày cập nhật: 3/3/2007

Ngày 28-2, Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa đã có báo cáo chính thức bằng văn bản cho UBND tỉnh về nguyên nhân cá nuôi trên sông Tắc của hàng chục hộ dân thuộc xã Phước Đồng và phường Vinh Trường (thành phố Nha Trang) bị chết hàng loạt vào ngày 22-2 vừa qua.

Qua đánh giá, khu vực này vốn bị nhiễm bẩn khá cao, mấy năm gần đây đã xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ. Đặc biệt, vào đêm 21-2, tại đây đã có hơn 50 chiếc tàu đánh bắt cá cơm cập cảng Hòn Rớ và đã chuyển lên bờ khoảng 100 tấn cá trong tình trạng thối rữa do quá trình đánh bắt không bảo quản tốt và thiếu muối để ướp cá tại cảng, nên sau đó lượng chất thải từ số tàu cá này khi rửa tàu, dụng cụ đựng cá, nước vệ sinh cầu cảng... đã xả trực tiếp xuống khu vực, bên cạnh đó thời điểm này biên độ triều rất thấp. Do đó, dưới tác động của chất thải trong vùng nước ít được trao đổi, cùng với hoạt động hô hấp của tảo đã làm suy kiệt hàm lượng ôxy trong nước, là nguyên nhân dẫn đến cá chết.

T.M.


Tỷ phú nuôi cá chình lồng bè

Nguồn tin: KHPT, 2/3/2007
Ngày cập nhật: 3/3/2007

Cá chình chủ yếu sống ở vùng nước lợ và khe suối, vậy có một nông dân đầu tiên ở đất An Giang, sinh sống ở gần vùng biên giới, dám bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư nuôi cá chình ở vùng nước ngọt. Đó là ông Võ Văn Linh, ở ấp 3, xã Phú Hội, huyện An Phú (An Giang).

Đem cá chình về vùng nước ngọt

Dân trong vùng quen gọi ông với cái tên là “Tư cá chình”. Cá chình nuôi trong lồng bè gỗ đang nổi lên mặt nước ăn mồi túi bụi, con nào con nấy đạt trọng lượng từ 13 - 15 kg, con lớn nhất trong bè lên đến 22 kg. Đầu cá chình giống như lươn, còn đuôi thì giống cá trạch, trên lưng cá có nhiều đốm bông màu vàng. Ông Tư Chình kể lại: Vào năm 1990 trong chuyến đi lên Thành phố Hồ Chí Minh để bán cá bống tượng cho các cơ sở thu mua thủy sản, ông được người bạn giới thiệu loại cá chình sống ở vùng nước lợ. Lâu lâu mới có người đem đến bán, cá chình nó sống rất khỏe và “rộng” trong nước cả tuần mà sống tươi nhăn. Lúc đó ông Tư Chình, cũng đang có ý định tìm nuôi loại cá mang lại hiệu quả kinh tế cao nên quyết định nuôi cá chình. Lúc đầu ông chỉ mua 10 kg cá chình, khoảng 4 con/kg, đem về thả vào lồng bè chung với cá bống tượng ở dưới sông. Cá thích nghi, sống được ở môi trường nước ngọt. Một năm sau cá phát triển nhanh, mỗi con đạt trọng lượng từ 1,5 - 1,7 kg. Từ đó ông Tư cá chình bắt đầu đam mê loại cá này. Năm 1996 ông Tư đem bán 3 cây vàng và hai cái máy dầu bơm nước trong nhà, được trên 30 triệu đồng quyết đi một chuyến lên thành phố, khắp các chợ thủy sản tìm mua cá chình giống về nuôi. Lúc đó không có người đem cá đến bán, ông đành phải ở lại chờ gần một tháng trời để thu mua bằng được cá chình. Giá cá từ 95.000 - 110.000 đồng/kg, ông mua được trên dưới 300 kg cá chình giống, về đóng hai bè ván nuôi, chỉ trong vòng hai năm sau ông bán cá lời trên 160 triệu đồng, giá lúc đó 170.000 đồng/kg và chỉ có thể bán cho các nhà hàng ở Cần Thơ và Long Xuyên. Cho đến nay ông Tư Chình đã có trong tay trên 8 bè cá chình với khoảng 2.000 con, trong đó có hai bè cá lớn mỗi con đạt trọng lượng từ 10 - 15 kg. Ông Tư Chình nói: “Hai bè cá này tui quyết định o bế cho cá lớn hết cỡ trên 20 kg/con mới bán”. Ông cho biết: “Loại cá này dễ nuôi, chỉ nặng vốn ban đầu khi mua con giống. Cá chình sống khỏe. Thức ăn chủ yếu của chúng là tép, cá bằm, ốc bươu vàng xay… một ngày cho ăn một lần”. Theo kinh nghiệm của ông Tư, trong nghề nuôi cá chình cái khó là khâu đóng bè gỗ, phải đóng thật kỹ, chừa khoảng cách giữa các thanh gỗ để cho cá dễ thở (1 - 2 phân đối với cá mới bắt về nuôi, đối với cá từ 2 - 3 năm tuổi 2 - 2,5 phân). Bè nuôi phải cao hơn mặt nước từ 50 cm trở lên, phải có nắp đậy. Một bè cá bề ngang 4 m, dài 6 m, chiều sâu 3 m, có thể thả nuôi 300 kg cá giống loại 4 con/kg.

Rủi ro trong nghề nuôi cá chình

Ông Tư Chình cho biết: Loại cá chình trước giờ chưa thấy xuất hiện ở các sông trong tự nhiên, nay đã thấy cá chình có nhiều nhất là nhánh sông Hậu nằm cặp huyện An Phú, giáp ranh với Campuchia. Đã có người dân ở đây từng đánh bắt được cá chình được xem là lớn nhất từ trước đến nay - gần 30 kg. Ông Tư Chình kể: Năm 1998 ông nuôi cá chình trong lồng bè gỗ trên sông, đã đến ngày gần thu hoạch, chỉ một đêm vì lồng bè gỗ bị hỏng nên xổng chuồng hết khoảng 180 con, lúc đó mỗi con đạt trọng lượng khoảng 5 - 6 kg. Nếu tính ra lúc đó giá cá chình 200.000 đồng/kg, ông phải mất trắng trên 160 triệu đồng. Hai năm sau, bỗng nhiên cá nhảy dựng chết hơn phân nửa bè, vì xuất hiện nguồn nước lạ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật từ phía bên Campuchia chảy qua. Năm đó ông tiếp tục mất trắng gần trăm triệu đồng.

Cá chình xuất khẩu ra nước ngoài

Cá chình nuôi từ 2 - 2,5 năm là có thể bán. Hiện nay, ông Tư Chình mỗi năm cho xuất bán hai lần. Cách nuôi cá chình của ông Tư là gối đầu, lứa nào cá bán rồi ông tiếp tục đầu tư đi tìm mua con giống khác về thả nuôi. Hiện nay, giá cá chình ở mức cao, từ 260.000 - 270.000 đồng/kg, nhưng không đủ nguồn để đáp ứng cho thị trường, đặc biệt cá chình càng nuôi lâu thịt cá càng săn chắc thơm ngon, giá trị càng cao, có lúc lên đến 300.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm ông Tư Chình có thể thu trên nửa tỷ đồng từ con cá chình. Đồng thời ông Tư Chình mở công ty thu mua cá bống tượng, cá bông lau và cá chình, đem lên TP.HCM liên kết với một công ty chế biến thủy sản xuất bán ra thị trường nước ngoài, chủ yếu là Nhật, Trung Quốc… Hiện nay các nhà hàng nổi tiếng ở Long Xuyên, TP. Cần Thơ và TP.HCM đang săn tìm mua cá chình. Ông Tư bộc bạch: “Đàn cá chình của tui, mới vừa mua cá giống từ thành phố về thả nuôi chưa đầy một tháng là có người ở các nhà hàng trên thành phố xuống tận nhà để ký hợp đồng bao tiêu với giá 280 - 300 ngàn đồng/kg”.

Ông Cao Hữu Phước, chủ tịch Hội nông dân huyện An Phú cho biết: “Đây là huyện đầu tiên ở tỉnh An Giang có nông dân nuôi cá chình trong lồng bè khá thành công. Đây cũng chính là mô hình mới, giúp nông dân làm giàu. Hiện nay huyện đang phát động cho nông dân phát triển nghề nuôi cá chình trong lồng bè, vì chưa có loại cá nào đem lại nguồn thu cao như vậy”.

Tính đến thời điểm hiện nay, ở huyện An Phú người nuôi cá chình vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, chưa phát triển mạnh cho lắm, ít người biết đến, trong khi đó khả năng tiêu thụ rất lớn. Cái khó hiện nay của nghề nuôi cá chình là nguồn con giống rất khan hiếm, chủ yếu phải mua cá chình thương phẩm ở các chợ thủy sản tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá quá cao mà chất lượng giống khó đảm bảo

LÊ HOÀNG VŨ (KHPT, 02/03/2007)


Cà Mau: Nông trường Khánh Hà được mùa cá đồng

Nguồn tin: CMTV, 26/2/2007
Ngày cập nhật: 3/3/2007

Năm nay, Nông trường Khánh Hà (thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau) đóng trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tiếp tục được mùa cá đồng.

Với diện tích thả nuôi tự nhiên trên 600 hecta, Nông trường Khánh Hà đã đào thêm nhiều kênh mương bằng cơ giới, diện tích mặt nước tăng lên làm năng suất cá cũng tăng thêm. Hàng năm, sản lượng cá của Nông trường Khánh Hà đạt gần 40 tấn, doanh thu trên dưới 1 tỉ đồng.

Sản lượng tăng, nhưng giá cá năm nay lại giảm. Hiện giá cá lóc mua tại đìa khoảng 25 ngàn đồng trong khi năm ngoái là 28 ngàn đồng/kg; cá rô cũng giảm từ 44 ngàn xuống còn 38 ngàn; riêng giá cá bổi giảm khá mạnh, chỉ còn 38 ngàn đồng/kg./.

Trần Tuấn


Phú Yên: Tôm bệnh chết hàng loạt ở Đà Nông

Nguồn tin: LĐ, 02/03/2007
Ngày cập nhật: 2/3/2007

Phòng Kinh tế huyện Đông Hoà, ngày 1.3 cho biết, chỉ mới bước vào chính vụ nuôi tôm sú năm 2007 ở cửa sông Đà Nông (Đông Hoà), nhưng hiện đã có trên 16ha (chiếm khoảng 1/5 diện tích đã thả nuôi) bị dịch bệnh thân đỏ, đốm trắng chết hàng loạt (ảnh). Sở Thuỷ sản Phú Yên đã trực tiếp lấy mẫu phân tích bệnh; đồng thời hỗ trợ thuốc cho bà con dập dịch. Tuy nhiên, tôm bệnh vẫn đang có chiều hướng lây lan mạnh ở các vùng nuôi thuộc 2 xã Hoà Tâm, Hoà Hiệp Nam.

Lưu Phong


Năm 2007, thiếu khoảng 30% cá tra, ba sa nguyên liệu chế biến xuất khẩu

Nguồn tin: BCT, 2/3/2007
Ngày cập nhật: 2/3/2007


SOS - tôm hùm chết hàng loạt

Nguồn tin: Lao Động, 26/02/2007
Ngày cập nhật: 1/3/2007

Gần một thập kỷ qua, Sông Cầu - vùng biển nuôi tôm hùm lớn nhất của tỉnh Phú Yên và của các tỉnh duyên hải miền Trung luôn phát triển nhanh, sạch bệnh, mang lại nguồn thu rất lớn, làm đổi đời cho bao hộ dân vốn nghèo ở đây. Vậy mà, mùa này tôm hùm bỗng dưng "trở chứng" bỏ ăn, trắng bụng rồi lăn đùng ra chết hàng loạt. Trước nguy cơ "đại dịch" bệnh tôm hùm lây lan, người dân hoang mang, lo lắng, cũng chẳng biết thuốc gì chữa trị, nên đành bất lực, buông tay cho tôm "đi" từng ngày với số lượng lớn và thiệt hại hàng tỉ đồng.

Chết trắng những bè tôm hùm!

Bình minh lên, mặt biển dãn ra, cũng là lúc cánh đàn ông ở các thôn Mỹ Thành, Phước Hậu... dùng ghe, thúng chai lao nhanh về phía những bè gỗ nổi lênh đênh, ken dày ở gần chân sóng Nhất Tự Sơn (xã Xuân Thọ 1, huyện Sông Cầu). Họ buồn rầu, lặng lẽ, buộc phải làm cái việc mà họ chưa bao giờ làm là lặn "vớt"... tôm hùm chết "rớt" trắng dưới đáy lồng.

Chỉ hơn một giờ sau, họ tay xách, nách mang từ vài con đến cả giỏ tôm chết đem về làng bán cho các đầu nậu với giá rẻ bèo. Nhiều người hoang mang, mất ăn mất ngủ, vì tôm của họ liên tục "rụng" với số lượng lớn và có nguy cơ trắng tay. Ở ngay đầu làng thôn Mỹ Thành, chúng tôi bắt gặp lão ngư Trần Thọ (64 tuổi) với gương mặt phờ phạc, ngồi rũ rượi cả tay chân, thẫn thờ dõi trông bè tôm của mình.

Ông Thọ vừa mếu, vừa kêu trời: "Gần 10 tháng nuôi tôm hùm được từ 0,5 - 0,7kg/con thì lũ lượt lăn đùng ra chết. Vụ này, cũng giống như hàng trăm hộ khác, mấy cha con tui dốc hết vốn và vay thêm ngân hàng gần 200 triệu đồng thả nuôi 2.500 con tôm hùm. Bây giờ tôm "đi" chỉ còn lại khoảng 1.500 con.

Nếu tính bình quân mỗi con tôm được 0,6kg, bán theo giá thị trường 700.000 đồng/kg, thì tui mất đứt 420 triệu đồng. Bao nhiêu tiền của, công sức nhọc nhằn với sóng gió để nuôi tôm có nguy cơ bị mất trắng!".

Để "cứu" những bè tôm trong cơn "dịch" bệnh hoành hành, nhiều hộ dân ở đây đã chạy nháo nhào, xuất bán tháo tôm non hàng loạt, mặc dù giá tôm thịt bị "ép" xuống thấp, lỗ nặng (cứ bán 100 con tôm non, lỗ vốn 5 triệu đồng, chưa tính tiền công chăm sóc gần 10 tháng - PV). Anh Trần Văn Cơ - ở thôn Mỹ Thành - tâm sự: "Nuôi tôm hùm với giá trị kinh tế cao, nên mức độ hao hụt cho phép ở mỗi lồng bè phải tính bằng con số từng con.

Nhưng hiện nay, tôm chết với số lượng hao hụt lên đến hàng chục, hàng trăm con, coi như lỗ nặng. Tôi nuôi 1.000 con, bị chết hết phân nửa, nên đành phải lần lượt bán tôm hùm non để "gỡ" lại một phần vốn vay...". Mấy ngày nay, người dân kêu cứu dữ quá, nên cán bộ chính quyền địa phương cũng lặn lội về vùng tôm Nhất Tự Sơn để nắm tình hình báo cáo cấp trên.

Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ 1 Nguyễn Văn Danh thông báo "khẩn" cho chúng tôi biết, hiện tỉ lệ tôm hùm chết khá cao từ 30 - 60% số lượng. Tính sơ bộ ban đầu đã có 117 hộ dân ở các thôn Mỹ Thành, Phước Hậu, Phú Vĩnh bị thiệt hại do tôm hùm chết khoảng 13.628 con, với giá trị lên đến 5,72 tỉ đồng!

Vì sao tôm chết hàng loạt?

Chiều trên bãi biển Nhất Tự Sơn, nhiều người dân xúm xít tại nhà ông Đinh Văn Thọ (người chuyên mua gom vỏ tôm hùm lột làm hàng thủ công mỹ nghệ, nay chuyển sang mua tôm chết bán cho nhà hàng - PV), để "mổ" tôm phân tích các vết bệnh bằng mắt thường.

Ông Dương Văn Thương cầm con tôm hùm chết đã bốc mùi hôi, nói với chúng tôi: "Đa số tôm bệnh ở đây đều có biểu hiện hở khớp đầu, bụng có nhiều dịch trắng đục lan rộng, sau chuyển sang màu hồng rồi chết. Hiện nay, nhiều người nuôi tôm rất hoang mang, lo lắng và đổ lỗi cho rằng Công ty TNHH nuôi trồng thuỷ sản Đài Loan - Việt Nam nuôi cá mú (cách khu nuôi tôm hùm Nhất Tự Sơn khoảng vài trăm mét) đã sử dụng nhiều hoá chất phun hàng tuần để chống hàu vào lưới là nguyên nhân gây ra bệnh tôm hùm chết hàng loạt...".

Thực tế này, đến nay các ngành chức năng vẫn chưa kiểm tra và xác định chính xác bè cá có dùng hoá chất làm ảnh hưởng đến tôm hùm hay không, để thông báo công khai cho bà con yên tâm tư tưởng!

Song, theo ông Nguyễn Văn Tân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ 1, điều dễ nhận thấy là, người dân thả nuôi khoảng 30 vạn con tôm, với trên 500 bè lớn nằm ken dày ở vùng eo biển Nhất Tự Sơn, với lượng chất thải từ thức ăn tôm tích tụ hàng năm rất lớn, làm cho môi trường quá tải, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây bùng phát bệnh tôm hùm chết hàng loạt!...

Khi trở về UBND xã Xuân Thọ 1, chúng tôi nhận được thông tin, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Phú Yên đã lấy mẫu tôm hùm bị bệnh chết ở ven biển thôn Phú Vĩnh (nằm gần vùng nuôi Nhất Tự Sơn) và gửi xét nghiệm bệnh tại Phòng Nghiên cứu bệnh thuỷ sản (NCBTS) và dự báo (thuộc Viện Nghiên cứu thuỷ sản 3 - Nha Trang).

Theo ông Võ Văn Nha - Trưởng phòng NCBTS và dự báo, vi khuẩn Vibrio fluvialis trên gan tụy tôm khá cao (80x102 CFU/gram gan tụy) và ký sinh trùng vi bào tử trùng (Microsporidians) trong cơ và trong dịch màu trắng đục của tôm ở mức (+ +) là nguyên nhân gây cho tôm hùm bệnh và chết.

Các chuyên gia của viện đã lấy dịch huyết thanh của mẫu tôm hùm chết tiêm cho 3 con tôm hùm mạnh thì hiện nay 2 con đã chết. Tuy nhiên, đây chưa phải là mẫu tôm bệnh chết của vùng nuôi Nhất Tự Sơn, nên vẫn chưa xác định một cách chính xác nguyên nhân tôm bệnh ở đây, nhằm hướng dẫn cho hộ nuôi các biện pháp phòng ngừa tổng hợp để hạn chế tôm hùm bị bệnh lây lan trên diện rộng... Nguy cơ "đại dịch", nếu... (?!)

Mỗi ngày đi qua, chỉ tính riêng ở Nhất Tự Sơn, tôm hùm "rụng" từ vài chục đến vài trăm con. Trong khi đó, hiện nay người dân vẫn chưa nắm bắt được các giải pháp "cứu" tôm, nên đang thật sự chao đảo.

"Còn nước còn tát" - nhiều người đã phải chạy mua đủ các loại thuốc phòng trị bệnh của tôm sú để chữa trị cho tôm hùm! Ông Dương Văn Thương cho biết, bà con thường sử dụng các loại thuốc bệnh của tôm sú như Anti - Vibrio f/S2, Vitamin C 10%... ngâm trộn vào thức ăn cho tôm hùm, nhưng không có kết quả...

Thêm một thực tế nữa là, do ai cũng xót của, nên khi vớt tôm hùm chết lên không chịu tiêu huỷ mà đem bán cho các đầu nậu đi tiêu thụ ở các quán ăn trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Điều này vừa gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, vừa dễ gây cho mầm bệnh phát tán và lây lan ra các vùng nuôi xung quanh.

Khi đặt bút viết bài này, chúng tôi nhận thêm thông tin bệnh tôm đã lan rộng ra các vùng nuôi ở xã Xuân Phương, Xuân Thịnh, thị trấn Sông Cầu... (huyện Sông Cầu). Vậy là vùng nuôi tôm hùm lớn nhất (hơn 16.000 lồng) của tỉnh Phú Yên vốn làm giàu cho hàng ngàn hộ dân ven biển Sông Cầu, đang phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn cho "đại dịch" bệnh phát triển lây lan mạnh trong thời gian tới, nếu không tìm ra các biện pháp cấp bách ngăn chặn, phòng trừ hữu hiệu!

Chi cục trưởng Chi cục BVNL thuỷ sản Phú Yên Nguyễn Văn Do cho biết, hiện chi cục đang phối hợp với Chi nhánh quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (ATVS&TYTS) vùng 3 Nha Trang (thuộc Cục Quản lý chất lượng ATVS&TYTS) và Viện Nghiên cứu thuỷ sản 3 - Nha Trang, tiến hành kiểm tra, khảo sát các yếu tố môi trường, đồng thời lấy mẫu phân tích đánh giá mức độ vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Trên cơ sở đó sẽ đưa các biện pháp triển khai khống chế bệnh tôm hùm.

Lưu Phong


Toàn tỉnh Quảng Bình có 19 trang trại sản xuất tôm giống

Nguồn tin: Quảng Bình, 26/02/2007
Ngày cập nhật: 1/3/2007

Vừa qua, Sở Thuỷ sản đã tổ chức hội nghị triển khai công tác tăng cường quản lý giống thuỷ sản năm 2007. Toàn tỉnh hiện có 19 trang trại sản xuất và kinh doanh tôm giống với tổng công suất thiết kế 327 triệu con tôm giống P/năm. Năm 2006, sản lượng tôm giống sản xuất đạt 74 triệu con P15, đáp ứng khoảng 51% nhu cầu tôm giống thả nuôi trong tỉnh, trong đó 26 triệu con P15 đã được Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Hầu hết các trại sản xuất áp dụng tốt các quy định trong quy trình sản xuất giống tôm, 18/19 trại đã thực hiện công bố chất lượng tôm giống P15 và tôm bố mẹ. Năm 2007, các trại tiếp tục chủ động áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống thuỷ sản nhằm tăng sản lượng giống có chất lượng để đưa vào sản xuất. Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản sẽ xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng tôm bố mẹ mang mầm bệnh để sản xuất giống và tăng cường kiểm tra nguồn tôm giống nhập ngoại tỉnh.

Báo QB số 41


Bến Tre: cua biển hút hàng, sốt giá

Nguồn tin: Btre, 26/02/2007
Ngày cập nhật: 1/3/2007

Cua biển được giá, lợi cho người nuôi cuaGần 1 tháng nay, giá cua biển ở Bến Tre liên tục tăng cao. Hiện tại cua gạch được mua với giá 220.000 đồng/kg, cua thịt 110.000 đồng/kg. Đây là mức giá tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm giá rẻ lúc tháng 8 – 9 âm lịch 2006, và là giá cao nhất từ trước đến nay. Bà Nguyễn Thị Ru, chủ cơ sở mua cua biển ở xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú cho biết, sở dĩ cua biển tăng giá cao vì hiện nay lượng cua ít (sản lượng cua bà mua tại cơ sở giảm khoảng 5 lần so với lúc cao điểm), và chất lượng tốt, thịt nhiều. Nếu như thời điểm cua rẻ, các cơ sở mua cua sẵn sàng bán lẻ cho người dân đến mua về ăn thì hiện nay có nhiều vựa cua không chịu bán lẻ vì nguồn hàng

Cao Dương


Thăng trầm nghề nuôi cá sấu ở Bạc Liêu

Nguồn tin: ND, 27/2/2007
Ngày cập nhật: 1/3/2007

Cách đây hơn sáu năm, nghề nuôi cá sấu ở Bạc Liêu "lên ngôi", một kg được mua với giá lên đến 150 nghìn đồng. Cá sấu dễ nuôi và giá cao, lại ít rủi ro nên nhiều hộ dân trong tỉnh đua nhau nuôi. Không ít hộ thu lợi nhuận chỉ sau vài năm nuôi. Nhưng, nay nhiều hộ điêu đứng, lao đao cũng vì... cá sấu!

Ở Bạc Liêu, nhiều người biết đến các ông Trần Phước Ðáng, xã Tân Phong, huyện Giá Rai; Trần Hoàng Minh, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long... Những hộ này đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng trang trại với quy mô khép kín, không chỉ nuôi mà còn cung cấp con giống, hợp đồng thu mua cá sấu thương phẩm xuất khẩu, tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Ban đầu chỉ có những gia đình khá giả mới nuôi cá sấu và do lợi nhuận cao, dần dần phát triển rộng khắp ở các huyện, thị trong tỉnh. Hộ có tiền nuôi. Hộ không tiền thì bán đồ đạc, thậm chí không ít hộ vay vốn ngân hàng... bằng mọi giá để nuôi cho được cá sấu.

Theo Chi cục Kiểm lâm Bạc Liêu, từ năm 2000 đến nay, toàn tỉnh có hơn 600 cơ sở, hộ gia đình đăng ký nuôi, với số lượng hơn 42.000 con. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn hộ nuôi, số lượng khoảng 100.000 con cá sấu, bởi trên thực tế có rất nhiều hộ nuôi tự phát, nuôi nhỏ, lẻ nên họ không đăng ký với ngành chức năng.

Tuy nhiên, thời "vàng son" của nghề nuôi cá sấu đã qua. Bây giờ, cá sấu trên thị trường sụt giảm thê thảm, có thời điểm "đại hạ giá" mà thương lái cũng chẳng mua vì chính họ cũng không tìm được đầu ra. Nếu như trước đấy (cá sấu loại một, 20 kg/con), giá 150 nghìn đồng/kg, còn hiện nay giá chỉ 80 - 90 nghìn đồng/kg, nhưng cũng rất khó bán.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bạc Liêu hiện còn gần 20.000 con cá sấu ứ đọng, trọng lượng lớn nhưng chưa tìm được đầu ra. Thị trường bế tắc, đã ảnh hưởng rất lớn đến hàng trăm hộ chăn nuôi, vì nuôi cá sấu đòi hỏi đầu tư vốn tương đối lớn, trong khi đó hầu hết các hộ nuôi đều vay vốn ngân hàng, nếu tiếp tục nuôi thì cá quá lứa bán không được giá, (cá càng lớn giá càng giảm).

Ðiều đáng nói nữa là, nếu nuôi thêm ngày nào thì càng lỗ đậm, vì phát sinh thêm các khoản chi phí khác, như tiền mua thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá... Do không tìm được thị trường tiêu thụ, cho nên trong thời gian qua có không ít người nuôi cá sấu ở Bạc Liêu rao bán cá non, với giá 60 nghìn đồng/kg, với hy vọng mong sao "gỡ" hòa vốn con giống và một phần chi phí xây dựng chuồng trại nhưng cũng chẳng bán được.

Ðiều đáng trách là, một số chủ trang trại chỉ lo bán được cá sấu giống, điển hình là trang trại cá sấu Ðáng Nho, xã Tân Phong (huyện Giá Rai) trang trại Phương Thảo (huyện Phước Long), khi bán cá sấu giống đều "hứa" sẽ bao tiêu cá thương phẩm (mua lại cá thương phẩm khi hộ nuôi muốn bán theo giá thị trường), nhưng khi cá đến lứa bán thì các cơ sở này đều "lắc đầu" làm ngơ!

So với các địa phương trong tỉnh, những năm trước huyện Giá Rai được đánh giá là "táo bạo" nhất trong việc nuôi cá sấu. Huyện ủy Giá Rai ban hành Nghị quyết số 06 về phát triển 5 mô hình sản xuất có hiệu quả của huyện, trong đó mô hình nuôi cá sấu được coi là có triển vọng nhất, bởi hiệu quả và lợi nhuận mang lại lúc bấy giờ. Ðể nhân rộng mô hình toàn huyện, được nhiều người áp dụng với hy vọng góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu, huyện chủ trương đầu tư vốn vay để bà con mua con giống, xây dựng chuồng trại và được tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. Ðặc biệt, đối với cán bộ, đảng viên, Huyện ủy còn chỉ thị phải đi đầu áp dụng mô hình nuôi cá sấu, thông qua đó để bà con "học hỏi" kinh nghiệm nhân rộng mô hình. Thông qua chủ trương này, tổng đàn cá sấu của huyện Giá Rai tăng theo cấp số nhân. Nếu như trước khi ban hành Nghị quyết số 06, toàn huyện có khoảng 2.000 con cá sấu được bà con nuôi nhỏ, lẻ, nhưng cho đến thời điểm này toàn huyện có hơn 320 hộ nuôi, với lượng cá sấu lên đến gần 12.000 con, đặc biệt có khoảng 60% số cán bộ, đảng viên trong toàn huyện "đi đầu" áp dụng mô hình này.

Theo một số cán bộ và người dân Bạc Liêu, khổ nỗi là khi nghị quyết nuôi cá sấu "đi vào cuộc sống", thì hầu hết cán bộ đảng viên và người dân áp dụng mô hình này rơi vào hoàn cảnh khốn đốn, vì cá thương phẩm bí đầu ra. Nếu tiếp tục nuôi thì càng thêm thua lỗ, do chi phí thức ăn, thuốc men và nợ ngân hàng, nợ vay "nóng" bên ngoài càng thêm chồng chất, vì đầu tư cho mô hình nuôi cá sấu khép kín quá lớn. Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh (Giá Rai) Ðặng Tấn Hoài được coi là một cán bộ "tiên phong" của huyện vừa thực hiện nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết của Huyện ủy. Ðồng chí Ðặng Tấn Hoài nuôi 120 con cá sấu, để có vốn nuôi với lượng cá sấu tương đối lớn, phải đầu tư vốn ban đầu lên đến 80 triệu đồng. Sau hơn hai năm nuôi, cá sấu đạt 15 - 20 kg/con, nhưng chưa bán được, trong khi đó lãi mẹ đẻ lãi con hơn một trăm triệu đồng nợ ngân hàng... Rất nhiều hộ dân trong tỉnh chung cảnh "chết dở, sống dở".

Trước thực trạng nêu trên, chúng tôi được biết thời gian qua tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều nỗ lực tìm kếm thị trường tiêu thụ cá sấu thương phẩm. Tỉnh đã cử nhiều đoàn cán bộ đến một số cơ sở thu mua cá sấu đến một số tỉnh phía bắc, kể cả một số tỉnh của Trung Quốc nhằm giải quyết "đầu ra" cho con cá sấu. Tuy nhiên, chưa đạt kết quả, việc tiêu thụ cá sấu thương phẩm trên địa bàn vẫn... bế tắc!

Từ thực trạng nghề nuôi cá sấu ở Bạc Liêu hiện nay, theo chúng tôi, các cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh cần nghiêm túc rút ra "bài học" về chỉ đạo phát triển sản xuất. Chính quyền và các hộ dân không nên chỉ thấy hiệu quả và lợi ích trước mắt, mà phải xem xét, tính toán thật kỹ trước khi quyết định nuôi con gì, trồng cây gì... cho phù hợp cơ chế thị trường, không nên làm ăn theo kiểu "chạy theo phong trào".

Trọng Duy và Thanh Phong


Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang