• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sơn La: Nuôi bò sữa trên thảo nguyên Mộc Châu - Nông dân thu nhập hơn lương bộ trưởng

Nguồn tin: Tiền Phong, 08/10/2009
Ngày cập nhật: 8/10/2009

“Ở cánh đồng này cái gì anh cũng thấy phảng phất hơi hướng, dáng dấp kiểu Nhật, Mỹ, Pháp... nhưng có một thứ 100% Việt Nam. Đó là ngay cả khi nhiều công nhân nông dân thu nhập cao gấp nhiều lần lương bộ trưởng, họ không bị đánh thuế má gì".

"Dân giàu rồi chắc không quên ơn chủ trương, chính sách” - đi trên thảo nguyên giữa thu, cỏ xanh mướt, ông Chiến ghé tai tôi nói.

Sao trên thảo nguyên

Ai uống cạn chén rượu ở nơi có độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, rồi ùa ra cánh đồng với những cơn gió nhẹ trộn lẫn các mùi hương của loài cỏ nhập từ Mỹ, Australia, Newzealand... cũng dễ rơi vào cảm giác ngây ngất.

Đứng trong trang trại của bà Phạm Thị Lịch, nông dân nuôi bò sữa vừa được Đài Truyền hình Việt Nam tặng danh hiệu Sao Thần Nông càng dễ thấy cảm giác đó.

Bà mở cửa một trong những gian nhà được xây từ thập kỷ 80, chỉ cho tôi xem câu khẩu hiệu còn đỏ ối trên tường “Via Ia Amistad Entre Vietnam Y Cu Ba”, nghĩa là Tình hữu nghị Việt Nam - Cuba muôn năm.

Bà Lịch khoe: Những con bò sữa này mang các quốc tịch Cuba, Mỹ, Australia, New Zealand... Chúng đều ở chung trong trang trại do chuyên gia Cuba xây từ vài chục năm trước. Khẩu hiệu kia cũng do chuyên gia nước bạn viết, chúng tôi chưa bao giờ có ý định xoá.

Được phong tặng là sao trong làng nông dân có quân số chiếm 70 phần trăm đầu người cả nước, hẳn chưa ai thống kê bà Lịch xếp thứ hạng bao nhiêu trong các Sao Thần Nông mới nổi trên bầu trời nông nghiệp thời hội nhập, song cứ nhìn những đàn bò, cung cách làm ăn thì biết mỗi buổi sáng, tối đưa máy vào mút vú bò sữa là đồng nghĩa việc bà Lịch khởi động cái máy đếm tiền, với tổng lợi nhuận 40 triệu đồng/tháng.

Bà và chồng là cán bộ thú y của nông trường thức giấc từ bốn giờ sáng để thu hoạch sữa. Trời kịp sáng cả nhà lại ra đồng chăm bón, trồng, cắt cỏ mang về cho đàn bò. Gia đình bà ăn trưa vào lúc 11giờ30. Buổi chiều, vợ chồng bà trở về cho đợt vắt sữa lúc 16 giờ và tắm rửa cho bò. Bữa tối cũng khít vào lúc 20 giờ.

Ai đó nói con bò sữa không dành cho xoá đói giảm nghèo, không sống cùng với người lười biếng... Lên đến đây tôi mới biết đáp án quả đúng như vậy! Nhà bà Lịch có hơn 30 con bò, trên tai đeo số, bà nhớ từng con nhập về từ nước nào. Tất cả chúng đều được mua bảo hiểm sinh mạng.

Sải thêm trăm bước từ nhà bà Lịch, chúng tôi đến nhà sao Lâm Thành Trân. Sao này được phong tặng hai năm về trước. Có mặt trong trang trại của ông Trân vào giờ vắt sữa, dễ thấy quy trình công nghiệp trong chăn nuôi bò sữa ở đây hoàn hảo chẳng kém trang trại nuôi bò ở nước nào. Máy hút sữa nhập ngoại mút sữa rào rào; chẳng ai phải đụng tay chân gì.

Ông chủ và những lao động được thuê trông có vẻ lam lũ, lúc nhặt phân bò, khi lại cày ruộng cắt cỏ, nhưng khối người giàu có đem túi ba gang ra so còn thua xa.

Với 36 con bò thay phiên nhau cho ra sữa, gia đình ông Trân thu mỗi tháng hơn 100 triệu đồng. Nếu cơ cấu cả cổ phần, cổ tức đều đều dành cho hai công nhân nông nghiệp từ thuở bình minh của kinh tế thị trường đến giờ, vợ chồng ông Trân cũng có bộn tiền đô nếu quy đổi. Chẳng thế mà nông dân như ông cũng đã công du vài nước châu Âu, châu Á.

Ông Trân kể: “Tôi nuôi con bò Tây nhìn thì đơn giản nhưng cọng cỏ kia cũng phải nhập từ Mỹ”. Ông Trân chỉ vào ngôi nhà đựng cỏ, loại cỏ khô mà ông nói là nhập từ nước Mỹ xa xôi ấy có hàm lượng đạm và chất xơ cao gấp cả chục lần cỏ của Việt Nam, để cho ra dòng sữa có chất lượng không kém sữa ở bất cứ nước nào.

Gõ cùng cục vào viên gạch nhập khẩu từ Anh, ông nông dân tên Chung nói: “Viên gạch này giá bạc triệu, ở Mộc Châu, ai nuôi bò sữa mà không cho bò liếm gạch này mỗi ngày thì nhà máy không nhập sữa”. Trong viên gạch nhập từ Anh này nén rất nhiều vi chất không thể thiếu.

Trong vô vàn các quy chuẩn, quy định về nuôi bò sữa, không nông dân nào ghi thành sách, vở giáo trình, giáo án để truyền nghề cho nhau, nhưng sau khi tiếp thu từ các chuyên gia nước ngoài tích lũy thành kinh nghiệm, họ thực hành trơn tru.

Lãnh đạo Cty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu mấy lần kể rằng, Mộc Châu có được đàn bò hàng nghìn con như bây giờ phần lớn nhờ tiếp cận kiến thức chăn nuôi bò chuyên nghiệp từ thời bao cấp đến giai đoạn hoà nhập thế giới như hôm nay. Nông dân nuôi bò đang có những con bò cho sản lượng sữa cao, giá bán sữa tươi cũng ngất ngưởng vào loại nhất nhì thế giới, 9.000 đồng/kg!

Ơn trời cho vùng đất trù phú, màu mỡ, không ít nông dân trong số họ là tỷ phú, triệu phú. Được phong danh hiệu là sao đàng hoàng, nhưng hình như chưa bao giờ họ kiêu như các sao ca nhạc, sao trên sàn thời trang.

Bà Lịch tự hào có con trai là Phan Doãn Huấn tốt nghiệp đại học được nhiều cơ quan nhà nước ở Sơn La mời làm việc, nhưng Huấn từ chối, ở nhà nuôi bò với mẹ. Sao Lâm Thành Trân có ba người con thì cả ba đều tỏa sáng trên ghế giảng đường đại học.

Ép phê cho bảo hiểm bò

Thành công lớn nhất của nông dân, doanh nghiệp ở thảo nguyên làquàng được sợi dây kết nối bền chặt giữa họ với nhau. Con bò - nông dân - doanh nghiệp dưới sự soi chiếu của kiến thức làm ăn mới, ai cũng được lợi.

Phương thức làm ăn ấy có được trước tiên nhờ sự cầu thị của cái đầu vốn rất bảo thủ như ông kỹ sư Trần Công Chiến - Cty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, tự nhận.

Thực tế là họ phải vật lộn nhiều mới cải tiến được từ việc nhỏ như cải thiện quy trình chăn nuôi bò, chế biến thức ăn, cho con bò ăn nhiều thức ăn tinh, ăn cỏ nhập khẩu... Nông dân kiên trì ngày này qua tháng khác, rồi dần dần có nông dân thành sao, công nhân thành thần, không ít con bò thành hoa hậu, hoa khôi trong giới bò sữa.

Có nông dân tiết lộ, trong những con bò đạt danh hiệu hoa hậu có cả cô xuất thân từ đám bò thuộc dự án bò sữa của tỉnh Sơn La trị giá cả trăm tỷ đồng đã phá sản, được nông dân ở đây mua lại.

Trong cái ngày ông Alastair xì xồ bằng tiếng Anh về kỹ thuật công nghệ sản xuất sữa hữu cơ (organic) (loại sữa chỉ có châu Âu mới có quyền đóng dấu công nhận chất lượng) ở Mộc Châu, hàng chục công nhân đã muốn chuyển đổi ngay sang cái mô hình sản xuất loại sữa thế giới biết xuất xứ, bản quyền, danh tiếng...

Ấy thế nhưng không ít lãnh đạo của Cty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu kia cứ lắc đầu quầy quậy mà rằng, với cái đầu bảo thủ của chúng tôi, phải mất ít nhất ba năm nữa, mới thực hiện được model nuôi bò của New Zealand kia. Chúng tôi phải thực hiện dần dần. Chuyển sang nuôi bò sữa có sân chơi, trồng cỏ quản lý từ khâu gieo hạt, nguồn nước cho bò uống kiểm duyệt theo ai zô (ISO) là cuộc chơi lớn...

Những con người trên thảo nguyên Mộc Châu cứ đủng đà, đủng đỉnh, thế mà làm kinh tế thì hiệu quả vững chắc! Cái mô hình bảo hiểm nông nghiệp, nhà khoa học cả nước bàn lên bàn xuống, hết hội thảo này đến họp bàn kia mà vẫn chưa ra được mô hình thực hiện.

Lãnh đạo doanh nghiệp, dân nuôi bò ở Mộc Châu thì sau một chuyến đi Pháp, về triển khai bảo hiểm rầm rầm cả bốn năm qua. Xục vào trang trại bò nào ở Mộc Châu hỏi dân có bò chết cũng kể, họ được đền từ hai đến ba triệu đồng/con. Chỉ bù thêm chút tiền họ lại có thêm con bò mới. Lúc đầu nghe vận động mua bảo hiểm cho bò, ai cũng thấy gờn gợn chuyện ngược đời.

Thành sao như bà Lịch cũng mới mua bảo hiểm Prudential sang trọng của Anh cho cả nhà, con bò chỉ vắt sữa thôi sao cần đến bảo hiểm! Vài lần bò của bà bị chết được nhận tiền bảo hiểm ngay trong ngày, có tiền mua luôn bò khác. Hóa ra bảo hiểm con bò chẳng qua là bảo hiểm cho chính túi tiền của mình.

Ông Chiến kể, ngày đầu đi vận động dân đóng bảo hiểm bò, hàng chục người cự lại. Họ là nông dân nhưng cũng đồng thời là công nhân trong nhà máy, nên chúng tôi ra các chính sách đánh vào tinh thần thi đua để thức tỉnh nông dân tham gia bảo hiểm.

Triển khai bảo hiểm cũng giống như lúc đầu quyết định nhập cỏ khô từ Mỹ, có người nói dân Mộc Châu chơi ngông, chơi trội. Nhưng đâu phải thế, con bò sữa là văn minh thế giới, nuôi nó, nó lại nuôi mình.

Năm 2004, doanh nghiệp phải bỏ cả trăm triệu đồng bù lỗ bảo hiểm. Bây giờ, Cty bơm vào vài trăm triệu đồng, quỹ bảo hiểm con bò đã lên hơn năm tỷ đồng. Dân được quyền sử dụng khoản tiền này để cho vay lấy lãi, tạo thêm nguồn thu cho quỹ bảo hiểm.

Bây giờ, gần như tất cả nông dân đã đồng ý tăng gấp đôi phí bảo hiểm bò. Giờ, nông dân Mộc Châu lại phấn khích thảo luận một chính sách bảo hiểm mới bảo hiểm rủi ro sản phẩm sữa.

Sự giản đơn của chính sách bảo hiểm giá sữa (cứ đóng 50 đồng/kg sữa thì khi giá sữa giảm 30 phần trăm, nông dân được đền bù 60 phần trăm thiệt hại do giá sữa bị giảm) đang nhận được sự hưởng ứng rộng rãi...

* Những con người trên thảo nguyên Mộc Châu cứ đủng đà đủng đỉnh, thế mà làm kinh tế sắc và chắc không ngờ. Như vụ mua bảo hiểm cho bò. Cỗ máy đẻ ra tiền nhiều nơi đang bàn, đang họp thì Mộc Châu đã làm bốn năm nay rồi.

* Đứng trên thảo nguyên Mộc Châu (Sơn La), ông Alastair Pearson - chuyên gia về bò sữa người New Zealand đã thốt lên: “Thật tuyệt vời, Mộc Châu giống như vùng đất trù phú của Thụy Sỹ, nơi tôi đã từng đến”.

Quyền Thành

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324 325 326 327 328 329 330 331 332 333 334 335 336 337 338 339 340 341 342 343 344 345 346 347 348 349 350 351 352 353 354 355 356 357 358 359 360 361 362 363 364 365 366 367 368 369 370 371 372 373 374 375 376 377 378 379 380 381 382 383 384 385 386 387 388 389 390 391 392 393 394 395 396 397 398 399 400 401 402 403 404 405 406 407 408 409 410 411 412 413 414 415 416 417 418 419 420 421 422 423 424 425 426 427 428 429 430 431 432 433 434 435 436 437 438 439 440 441 442 443 444 445 446 447 448 449 450 451 452 453 454 455 456 457 458 459 460 461 462 463 464 465 466 467 468 469 470 471 472 473 474 475 476

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang