Nguồn tin: Báo An Giang, 13/1/2009
Ngày cập nhật:
14/1/2009
Cuối năm 2008, Nga-thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam-chính thức đóng cửa với sản phẩm cá tra Việt Nam. Vậy nguyên nhân vì sao trong thời gian qua con cá tra điêu đứng, nay lại đang trên bờ vực chực chờ rơi tự do nếu không kịp cứu nguy, chấn chỉnh ?
*"Điếc không sợ súng":
Lần theo tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam thời gian qua, chúng ta mới thấy được sự bát nháo trong việc tranh mua, tranh bán. Với thị trường tiềm năng, chiếm đến 14,4% tổng giá trị cá tra xuất khẩu, ước khoảng 110.000 tấn, lại là thị trường dễ tính khi chấp thuận nhập khẩu với những điều kiện dễ dàng hơn so với Mỹ, EU… Thêm vào đó, dù giá xuất vào Nga khá thấp, chỉ khoảng 1,8 đến 2 USD/kg, nhưng Nga lại là quốc gia nhập khẩu dễ tính, chủ yếu ăn hàng phi lê cá quá lứa (thị trường chiếm trên 80% lượng cá tra quá lứa xuất khẩu). Chính những yếu tố trên đã khiến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra nước ta luôn xem Nga là miếng bánh ngon, cùng nhau giành giật, chen chân vào. Và cũng nguyên nhân ấy, 168 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đều chen chân tại thị trường này. Để giành giật được mối hàng, các doanh nghiệp sẵn sàng hạ giá xuất đến mức thấp nhất miễn sao bán được hàng. Ngay cả khi một số nhà nhập khẩu bắt chẹt, hỏi mua cá tra phi lê của ta với giá rẻ hơn bèo, ấy thế mà cũng có doanh nghiệp mừng húm, chộp ngay hợp đồng để xuất. Điểm đặc biệt hơn nữa là có đến 111/168 doanh nghiệp không tự sản suất mà chỉ mua đi, bán lại. Theo nhận định của những nhà chuyên môn thì chính những doanh nghiệp này đã và đang phá bĩnh thị trường và cũng là tác nhân chính gây ra vấn đề về giá và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
Muốn không lỗ, các doanh nghiệp bắt đầu gian dối. Việc gian dối có thể điểm mặt, đặt tên là hiện tượng mạ băng (từ 10 đến 30%, P.V), lén lút bơm nước vào phi lê để tăng cân… và phi lê cá tra Việt Nam đã nhiễm nhiều vi sinh khác mà mới nhất là Listerria monocytogenes. Thực ra không phải đến cuối tháng 12-2008, phía Nga mới phát giác vụ việc, mà sự thực từ tháng 7-2008, Cục Kiểm dịch động thực vật liên bang Nga (VPSS) đã tạm đình chỉ 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam do có nhiều lô hàng bị cảnh báo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm dù thị trường này cũng chỉ mới được chính thức khai thông từ tháng 4-2007. Cũng năm 2007, phía Nga đã trả về Việt Nam tổng cộng 16 lô hàng cũng vì nguyên do chất lượng. Đến tháng 8-2008 có 27 lô bị trả về. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, trước khi Nga chính thức đóng sập cửa với con cá tra Việt Nam, Nga đã cấm cửa 60 doanh nghiệp thủy sản Trung Quốc vì vấn đề ATVSTP. Nhật cũng thông báo nhiều lô hàng cá tra Việt Nam bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh Listeria monocytogenes. Bênh cạnh đó EU, Úc cho biết tỷ lệ protein trong thịt cá tra Việt Nam thấp hơn cá tra các nước khác (tức dưới 14% so với 17%, P.V) và phía Úc đã có những phản ứng mạnh mẽ việc chất lượng cá thấp đến bất ngờ như thế. Ấy thế mà con cá tra Việt Nam vẫn "mình đồng da sắt", "điếc không sợ súng" cứ hiên ngang vi phạm chất lượng khi ra trận lớn quả là lạ thật. Và, cái chết hôm nay quả chẳng tức tưởi tí nào đối với những doanh nghiệp cứ mãi làm ăn theo tư duy ấu trĩ.
*Mất trâu mới làm chuồng:
Đánh giá vấn đề trên, ông Châu Minh Chinh, Trưởng phòng Tư vấn-Kỹ thuật- Thương mại Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang AFA cho rằng có hai nguyên nhân. Thứ nhất là sự thiếu ý thức và tư duy mua bán "chợ chồm hổm" của các doanh nghiệp Việt Nam. Dẫu biết rằng cạnh tranh là cần thiết, nhưng phải cạnh tranh trên sự lành mạnh, đảm bảo thực hiện đúng luật chơi đã có. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam thực sự đề cao vai trò chữ tín, chất lượng lên hàng đầu thì không bao giờ có tình trạng thế này xảy ra. Sau Nga sẽ là ai, EU hay Uraina, Trung quốc hay Mỹ…? Vâng, cái mất lớn nhất ở đây không chỉ là một thị trường Nga hay một nước nào khác, mà giờ đây các nước khác cũng sẽ xem xét, kiểm tra gắt gao cá tra xuất khẩu Việt Nam. Bấy giờ con cá tra Việt Nam sẽ càng khốn khó việc xuất khẩu khi tình hình kinh tế thế giới 2009 dự báo hết sức khó khăn. Thương hiệu cá tra Việt Nam phần nào đã bị bôi xấu. Thứ hai là vai trò của Nhà nước trong việc kiểm tra chất lượng cá tra xuất khẩu. Nên nhớ rằng, tất cả sản phẩm xuất khẩu của chúng ta đều được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt bằng nhiều tiêu chuẩn cụ thể khác nhau, vậy khe hở từ đâu mà chỉ đến khi sang nước bạn mới phát giác (!?). Cũng xoay quanh chất lượng, hàng loạt xí nghiệp ra đời cũng tuyên bố đạt chuẩn ISO, HACCP… thế nhưng những nơi cấp các chứng chỉ trên chỉ việc cấp rồi thôi, đến ngày, đến tháng kiểm qua loa với nhiều lần tham quan nhà máy, xí nghiệp, "linh đình" với quan mũ, trống kèn. Hệ lụy đã rõ. Vậy nên, Nhà nước cũng cần quan tâm hơn nữa đến việc cấp tràn lan các chứng chỉ quản lý chất lượng mà thiếu quan tâm kiểm tra đúng mức, đúng chức trách, đừng để cấp thì cấp mà kém phẩm chất cứ kém phẩm chất như thời gian qua.
Trở lại vấn đề con cá tra đóng cửa tại thị trường Nga chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến chuyện xuất khẩu con cá tra Việt Nam thời gian tới. Hiện 50.000 người nuôi cá tra toàn vùng còn bám trụ với nghề rồi đây sẽ càng khó khăn hơn trong khâu tiêu thụ. Liệu chúng ta có tìm được một thị trường nào tiềm năng hơn Nga để thay thế con số 14,4% sản lượng cá tra phi lê xuất khẩu ? Con số dự báo 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cá tra 2009 liệu có thành hiện thực (năm 2008 là trên 1,4 tỷ USD, P.V). Khi người nuôi cá chết thì người ươm nuôi cá giống cũng chết, nhà máy thức ăn cũng chết, công ty thuốc cũng chết, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cũng chết và hàng ngàn, trăm ngàn công nhân các nhà máy… cũng chết theo trong guồng máy ấy. Điểm cuối cùng là con cá tra-"mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam"-sẽ đi về đâu ? Câu trả lời xin gửi lại cho các doanh nghiệp và những nhà quản lý. Đừng để "mất trâu rồi mới làm chuồng !!!".
BẢO TRỊ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.