Nguồn tin: KTSG, 4/4/2007
Ngày cập nhật:
4/4/2007
Trước đây ngư dân thường đặt lưới ghẹ ở ven bãi biển hoặc ngoài khơi xa. Hiện nay, với những chiếc rập “tối tân”, họ có thể khai thác không chỉ có ghẹ mà còn cả các loại cá cũng như mực...
Xóm rập ghẹ nằm trên quốc lộ 80, thuộc ấp Rạch Núi, xã Thuận Yên, cách thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) chừng 5 cây số. Nằm xen giữa những căn nhà khang trang là những căn nhà mái lá tạm bợ của những người lấy nghề đi biển làm kế sinh nhai. Họ đã làm nghề này từ khi còn nhỏ, theo nghiệp cha anh để kiếm sống qua ngày.
Một ngày làm việc của dân rập ghẹ bắt đầu vào lúc 4-5 giờ sáng. Trong ánh sáng đèn điện, họ mang cá mồi, rập, mái chèo (hoặc máy nổ) cùng cơm nước xuống ghe. Tay chèo khoắng nước ra khơi trong ánh sáng lờ mờ của bình minh. Sóng đập mạn xuồng nhè nhẹ như lời ru, lời chúc tụng một ngày làm ăn đạt kết quả như mong muốn. Khi ghe đã xa bờ, giữa muôn trùng sóng nước, họ bắt đầu thả rập xuống biển.
Ông Đinh Văn Tươi, 54 tuổi, cho biết: “Ghe máy thì có khoảng 500 rập, bỏ rập nơi mực nước sâu 5 mét. Còn ghe chèo như của tui thì có 200 rập, bỏ ở mực nước sâu 3 mét. Thường, chúng tôi đi rập ghẹ ở hòn Tre, từ nhà tới đó chừng một tiếng rưỡi. Đây là nơi có nhiều ghẹ bự”. Là người đã có thâm niên 40 năm theo nghề, ông Tươi cũng như các bạn nghề biết “lằn”, “lối” để thả rập ở nơi có nhiều ghẹ. Ông nói: “Bãi bùn, bãi rạp tụi tui đều đánh ráo nếu quan sát thấy dấu hiệu có ghẹ. Dỡ thử một vài rập là biết ngay trúng hay thất. Trúng thì mình “thọt” vô. Nếu lằn ngoài thất thì mình đưa vô trong. Nhược bằng lằn trong thất thì mình đưa ra ngoài. Dễ ợt!”.
Anh Trương Minh Đường, 25 tuổi, có năm năm làm nghề rập ghẹ, cho biết thêm: “Ở đây có chừng 50 hộ làm nghề. Đặt rập cứ một giác (4 tiếng đồng hồ) là đi thăm một lần. Đi từ tang tảng sáng cho tới chập choạng tối mới trở về. Ghẹ bỏ cho vựa, còn cá và mực để ăn trong gia đình”. Ông Tươi nói: “Ghẹ tụi tui bắt bất kể con lớn con nhỏ, về bỏ vựa. Con lớn thì họ luộc lấy thịt còn vỏ làm phân bón. Con nhỏ cũng bỏ làm phân”. Thật là lãng phí và tận diệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Nghe chúng tôi trách, anh Đường cười: “Đúng là vậy, nhưng mình không bắt người khác cũng “tàn sát” chẳng nương tay!”. Chính vì vậy mà họ mới nhập rập về, bỏ nghề giăng lưới ghẹ.
Không biết nỗi buồn trong lòng tôi, anh Nguyễn Văn Tài, 36 tuổi, còn phấn khởi khoe: “Rập được làm bằng lưới thép, có chiều dài 4 tấc, chiều ngang 3 tấc rưỡi, chiều cao 3 tấc. Loại này nước mình không có, phải nhập từ Campuchia, họ làm theo kiểu của Thái Lan. Sướng một cái là đặt rập chắc chắn dính bất kể loại ghẹ nào, dính luôn cá và mực nữa. Không sót một “em” !”... Câu chuyện ngày càng rôm rả, chúng tôi đề nghị mấy anh “nhường” cho một ít ghẹ cùng nhậu chơi. Anh Tài cười như mếu: “Ghẹ rập về tụi tui bán cho vựa hết ráo. Ngày nào trúng, được 20-30 ký. Bán cho vựa ghẹ loại 2 được 45.000 đồng/ký, ghẹ loại 3 thì 20.000 đồng/ký, còn ghẹ cu li (dùng làm thức ăn gia súc hoặc phân bón) có 5.000 đồng/ký. Mấy anh qua bên vựa mua đi, cách mấy căn thôi”. Vựa chẳng còn con nào, ông chủ đang ăn cơm chiều, nói: “Mấy chú chạy tới đầu cầu phao có vựa oxy mà mua”. Chủ vựa oxy là cô gái trẻ, đẹp, son phấn, tươi tắn nói chắc giá: “75.000 đồng một ký”.
Những con ghẹ vừa luộc chín dọn ra mâm, ông Tươi, anh Đường và anh Tài cùng mời chúng tôi “nhập tiệc”. Bàn gỗ tuềnh toàng bày trên nền cát ngay sát bờ biển. Tiếng sóng nhè nhẹ vỗ bờ, ngoài xa kia, biển xanh ngăn ngắt tới chân trời. Anh Tài lột yếm, bóc bỏ mu, phổi ghẹ, đưa cho tôi rồi nói: “Ghẹ tối trời có trứng vàng hươm, ngon lắm!”. Tôi cầm con ghẹ nhỏ cỡ nắm tay, bần thần: “Con chút xíu vầy mà cũng có gạch!”. Anh Đường cười ha hả: “Trời ơi ghẹ loại nhứt đó nghe củ (tiếng Tiều, có nghĩa là cậu). Mười ba con cân nặng 1 ký”.
Trưa bữa sau, địa phương tổ chức chiêu đãi ở Mũi Nai. Tôi đã được thưởng thức hải sản, và bần thần nhìn mấy con ghẹ nhỏ như vầy ửng sắc đỏ nằm trong dĩa. Bấy giờ tôi nghĩ: “Sao mà “bèo” quá vậy!” vì liên tưởng tới những con ghẹ mà tôi đã từng được thưởng thức lần đầu tiên ở thị trấn Hà Tiên hồi những năm 1990. Đó là những con ghẹ to bằng bàn tay, mấy cái ngoe của nó dám lớn hơn càng con ghẹ này. Còn trứng thì không phải có chút xíu như vầy đâu, mà là một đùm tràn ra cả yếm. Những giề trứng vàng hươm hồi “nẳm” đã hấp dẫn tôi ăn liên tục khiến các bạn ngồi bên cười và khuyên đừng ăn nhiều, say máu ngà... chết!
Tôi kể câu chuyện cho các bạn rập ghẹ nghe, họ cười thích thú: “Không phải say chết mà vì họ không muốn củ ăn hết món ngon đó thôi!”. Bây giờ dù là ghẹ loại nhứt nhưng so với con ghẹ của mười bảy năm trước, chúng chỉ là ghẹ “nhí” mà thôi. Đùm trứng của mỗi con tuy cũng béo bùi, thịt của chúng cũng ngọt và có mùi đặc trưng nhưng ăn không “đã” bằng những con ghẹ của ngày trước. Anh Tài nâng ly rượu đục ngầu lên nốc một hơi cạn, nói một cách cảm khái: “Nghề đi biển, hễ về tới nhà là nhậu. Đi biển coi vậy mà mau tối lắm nghen. Nghiệt nhất là ở nhà sao thấy trời lâu tối quá!”. Anh Tài cười phụ họa: “Cái túi xẹp lép làm gì không thấy lâu tối. Đi biển làm công việc liên miên, ngoảnh qua ngoảnh lại thì sụp mặt trời rồi. Một chuyến biển “bậy bạ” cũng kiếm được 100.000 đồng. Còn ngày nào trúng mánh thì 500.000- 600.000 đồng cũng có”. “Vậy thì giàu mấy hồi, sao nhà cửa xập xệ như vầy?”, tôi đớ người hỏi. Anh Đường cười chua chát: “Lớn thuyền lớn sóng củ ơi. Tiền bữa trúng đắp cho bữa thất, rồi còn tiền xăng nhớt, bạn chài, nhất là những ngày biển động nằm chèo queo ở nhà chỉ có “ma rốc” (móc ra) thì làm sao mà khá cho được!”. Anh Tươi ho sù sụ, nói đứt quãng: “Như tui nè, mới bây nhiêu tuổi mà đã quặt quà quặt quại. Tàn ác của nghề đi biển rập ghẹ đó!”.
Bóng đêm phủ nhòe khắp vườn cây. Biển sau nhà tối mờ mờ trong ánh điện chập chờn của một vài nhà hắt ra. Bóng đêm đã phủ trùm khắp xóm rập ghẹ. Mấy ngư phủ chuẩn bị đi ngủ để ngày mai thức sớm cho một chuyến ra khơi mới. Họ sẽ sống với sóng nước, với các đảo xa.
Phù Sa Lộc
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.