• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chỉ vì Ethoxyquin

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 24/09/2012
Ngày cập nhật: 25/9/2012

Theo Bộ NN-PTNT, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng qua đạt gần 4 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, xuất khẩu ở một số thị trường chủ lực lại đang sụt giảm, nhất là thị trường truyền thống Nhật Bản.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất, chiếm gần 30% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, giữa tháng 5 vừa qua, khi cơ quan thẩm quyền Nhật Bản quyết định áp dụng chế độ kiểm tra 30% số lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản về chỉ tiêu Ethoxyquin ở mức 0,01 ppm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đã giảm đáng kể. Thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm tháng 8-2012 sang Nhật Bản giảm 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Do vẫn phát hiện Ethoxyquin trong tôm xuất khẩu của Việt Nam, ngày 31-8 vừa qua, cơ quan thẩm quyền nước này đã quyết định tiến hành kiểm tra 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu Ethoxyquin. Nếu không sớm tháo gỡ rào cản Ethoxyquin, xuất khẩu tôm sang thị trường này sẽ tiếp tục giảm mạnh và nguy cơ mất thị trường Nhật Bản đang hiện hữu trước mắt.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hàm lượng Ethoxyquin trong số bột cá và bột đạm nhập khẩu từ Peru và Nhật Bản từ 200 - 600 ppm trong nước còn nhiều. Như vậy, nguy cơ tồn dư hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn nuôi tôm là khó tránh khỏi. VASEP đã khẩn thiết đề nghị Tổng cục Thủy sản chỉ đạo khẩn cấp để cứu vãn thị trường này và đề nghị Tổng cục tiếp tục các biện pháp ngoại giao, tìm chất thay thế Ethoxyquin. Tổng cục Thủy sản cần có biện pháp nhanh chóng và cấp thiết về việc quy định hàm lượng tối đa cho phép chất Ethoxyquin trong thức ăn nuôi tôm ở mức 0,5 ppm thay cho mức 150 ppm như hiện nay. Đây là ngưỡng tối đa trong thức ăn đã được một số đơn vị nghiên cứu khẳng định là không phát hiện được chất Ethoxyquin trong thành phẩm tôm nuôi.

Về mặt ngoại giao, để có thể thuyết phục được Nhật Bản thay đổi quyết định của họ đối với Ethoxyquin thông qua đàm phán, Việt Nam phải căn cứ trên những nỗ lực cải thiện tình hình sản xuất trong nước. Với quy định về hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn nuôi tôm ở mức thấp và các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất và xuất khẩu tôm, Việt Nam sẽ có cơ sở hơn trong đàm phám với Nhật Bản để đề nghị họ tăng mức dư lượng Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam.

Về sản xuất, theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tôm tại Bến Tre, trước khi thu hoạch tôm 5 ngày, nên nghỉ cho tôm ăn một ngày và trong 4 ngày sau đó cho ăn thức ăn với hàm lượng Ethoxyquin ở mức 0,05 ppm thì tôm nguyên liệu sẽ không có tồn dư chất này. Trước tình hình trên, VASEP đề xuất Bộ NN-PTNT có văn bản khuyến cáo người nuôi tôm sử dụng các sản phẩm thức ăn nuôi tôm có chứa hàm lượng Ethoxyquin ở mức 0,05 ppm. Đây là giải pháp cơ bản và lâu dài.

Từ vụ Ethoxyquin, rõ ràng các doanh nghiệp thủy sản phải đặc biệt chú ý đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Lượng có thể giảm, nhưng chất cần phải tăng, đó là yêu cầu sống còn để doanh nghiệp hội nhập.

Hàm Luông

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:

31/12/2013

29/12/2013

28/12/2013

28/12/2013

27/12/2013

27/12/2013

26/12/2013

26/12/2013

26/12/2013

26/12/2013

 

Xem các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323

 

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang