Nguồn tin: Lao Động, 17/07/2007
Ngày cập nhật:
24/7/2007
Hơn 10 năm nay, đêm nào chị cũng một mình như thế này trên phá Tam Giang
Nếu không cùng "qua đêm" ở phá Tam Giang, thì dù ai có kể cả trăm ngàn lần, tôi vẫn không tin được một người bị tàn tật bẩm sinh, tứ chi chỉ còn duy nhất một bàn tay có thể gọi là... bàn tay như chị lại có thể bao nhiêu năm nay một mình đánh cá trên phá Tam Giang để kiếm tiền nuôi mình và mẹ già.
Chị Phạm Thị Thuận, 43 tuổi, ở thôn tái định cư Thuỷ Diện, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế. Đời chị buồn thảm thiết, nhưng mắt chị cười sao mà vui...
Giữa trưa, bạn rủ về Phú An xem chuyện lạ - chị Thuận - một người tàn tật, tự mình chèo thuyền đi đánh cá. Về tới nơi thì làng nước ơi, một phụ nữ mà cổ chân phải đã bị cụt, cổ chân trái bị teo tóp, tay trái chỉ có 3 ngón, nhưng dính liền nhau; tay phải có đủ 5 ngón, nhưng lại ngón ngắn ngón dài... thì làm sao mà đi đánh cá? Chị cười thách thức: "Không tin thì cứ đi với tui, nhưng chừ thì không được rồi, phải đợi đến đêm tối và trời lặng gió...".
Lần lữa mãi nhưng Huế dạo này chẳng có đêm lặng gió, không chịu được, cứ đi liều. Chị chần chừ, nhưng đã lỡ... thách thức, nên: "Gió như ri nguy hiểm lắm, nhưng thôi đi gần bờ cũng được". Chưa an tâm, chị nhờ người em dâu đi cùng để chở tôi và một đồng nghiệp.
Đoạn đường từ nhà chị ra đến chỗ bến thuyền chỉ dài hơn cây số mà tôi cứ thấy như dài vô cùng tận, bởi chị phải khó nhọc cằn từng đoạn với chiếc xe lăn. Ra đến chỗ nhà người quen, chị dừng lại gởi xe lăn, lấy đồ nghề đánh cá (chỉ một cây đèn đeo trên đầu và một cây vợt bằng lưới), mái chèo, rồi lại... cằn bước thấp, bước cao một đoạn đường khoảng 200m trước khi lên thuyền.
Chị Thuận trên đường ra thuyền
Chợt nhói lòng khi thấy đôi chân tật nguyền của chị cày ải trên con đường gồ ghề, lổn nhổn bùn đã đóng cứng thành viên như đá. Thế mà chị vẫn cười. Hỏi: "Chị có cần em giúp?". Chị đưa cái chân phải chỉ còn phần trên, da bị u nận, giập nát và sần sùi: "Không cần mô. Đi như ri đã hơn 10 năm, tui quen rồi".
Chập choạng tối thì thuyền chúng tôi cũng ra được phá Tam Giang, cách bờ khoảng chừng 500m. Chị chèo thuyền men theo các nò sáo. Chèo khoảng 2 nhịp thì dừng lại rồi cầm vợt quét một vòng dưới lòng nước, rồi lại chèo, rồi dừng lại để quét vợt... Công việc cứ lặp đi lặp lại rất đơn điệu.
Tôi quan sát thấy mỗi lần đưa vợt lên, chị cười tức là lần quét ấy có được mấy con tôm, hoặc một vài con cá nhỏ; lần nào chị không cười, mặt lại căng thẳng, tức lần ấy trong vợt chỉ toàn rong rêu... Lại thấy... nhói lòng khi nghe chị kể: "Làm công việc ni, đêm mô gặp may thì kiếm được hai-ba chục nghìn, đêm mô không gặp may thì chỉ kiếm được khoảng 5 - 7 nghìn đồng, đủ để hai mẹ con tui qua ngày".
Khi trời tối hẳn, chị chợt hỏi (giọng lại đầy thách thức): "Thường tui đi như thế này cả đêm, sáng sớm mới về. Hôm ni mấy anh có dám đi cả đêm với tui không?". Tôi rùng mình, không phải vì sợ phải đi cả đêm trên phá Tam Giang với chị, mà bởi một ý nghĩ khác vừa xộc đến: "Chao ơi, giữa mênh mông trời nước, lại lạnh lẽo và tối đen như đêm 30 thế này, thân gái một mình như chị làm sao chịu được sự cô độc và buồn thảm hết đêm này sang đêm khác, hết năm này sang năm khác?". Hỏi, chị lại cười: "Thật ra là đi làm một hồi, mệt quá thì neo thuyền lại rồi... ngủ.
Ngủ một giấc dậy, khoẻ lại đi làm tiếp, chứ làm cả đêm răng chịu nổi. Một mình tui giữa phá, thời gian đầu cũng buồn, tủi thân ghê lắm, nhưng cứ làm như ri năm ni qua năm khác, chừ chẳng biết buồn là răng nữa...". Đi một chốc nữa, tôi năn nỉ được nghe chuyện về đời chị. Chị "ừ", rồi tấp thuyền vào neo sát nò sáo...
Những tháng ngày vô tích sự
Còn nhớ ngày đầu tiên gặp chị, chuyện đã qua hơn 43 năm, nhưng tôi chỉ mới tò mò nhìn xuống đôi chân dị tật của chị, chưa kịp hỏi, mệ Chót, 63 tuổi - mẹ chị đã nước mắt giàn giụa kể: "Tội lắm chú ơi ! Tui lấy ba hắn, chờ mỏi mòn, cầu khấn khắp nơi đến 5 năm mới sinh ra được hắn (chị Thuận). Chưa kịp hoàn hồn vì những cơn đau đẻ tưởng chết đi sống lại, tui... ngất xỉu luôn khi chộ hình thù quái dị của hắn... Chừ lớn lên như ri dễ nhìn chứ nhớ lại lúc hắn mới sinh ra, hình thù hắn quái dị lắm...".
Sinh chị xong, mệ Chót... cạo trọc đầu coi như... "đi tu" và "cấm cửa" chồng mình không cho ngủ chung hơn 3 năm trời vì sợ lại sinh ra thêm một đứa con dị tật. Tuy nhiên, dù có "đi tu" thì mệ Chót cũng không thể nào tránh mãi được chồng, nên đến năm lên 7 tuổi thì chị Thuận có em, một đứa em lành lặn. Sau đó, mệ Chót tiếp tục sinh cho đến đứa thứ bảy, và tất cả đều lành lặn, đến nay đều được dựng vợ, gả chồng ra ở riêng. Chồng mệ mất sớm, giờ nhà chỉ còn hai mẹ con một già, một tàn tật...
Chị gọi tuổi thơ của mình là những tháng ngày vô tích sự, là người thừa, là kẻ bị tạo hoá ruồng rẫy... Tuổi thơ của chị toàn những hồi ức u tối và sự ganh tị rằng người ta sao lại "nhảy cao, đá lẹ", lành lặn chân tay, còn mình lại hình thù quái dị, suốt ngày cằn lết từng bước, thui thủi một mình trong xó nhà như một người thừa chẳng ai để ý? "Từ khi biết nghĩ cho đến năm 30 tuổi, lúc mô tui cũng nghĩ mình là người thừa, là gánh nặng cho gia đình nên tui đã thử làm rất nhiều việc để kiếm tiền như: Chằm nón, đan lưới..., nhưng cuối cùng vẫn không kiếm được tiền, vì mình chỉ còn mấy ngón tay nên làm không nhanh bằng người ta..." - chị kể. Một thời gian dài, khi các em chị đã có gia đình riêng, chị gần như buông xuôi theo kiểu tới đâu thì tới. "Tui nằm lì trên giường từ ngày ni sang ngày khác, mạ tui đi làm kiếm tiền, đến bữa mạ tui nấu cơm kêu tui dậy ăn...".
Từ câu nói của người hàng xóm...
Sau trận lũ lịch sử năm 1999, hai mẹ con chị Thuận được chính quyền xã Phú An cho lên bờ định cư ở khu tái định cư Thuỷ Diện. "Nhờ trận lũ đó mẹ con tui mới chấm dứt được kiếp sống của dân vạn đò và lần đầu tiên có được một ngôi nhà đúng nghĩa là nhà" - chị nói. Việc lên bờ không chỉ chấm dứt kiếp sống của dân vạn đò, mà đời chị cũng từ đó bước sang một trang mới: Từ một người thừa trở thành một người có ích!
Chuyện là một hôm, mệ Chót - mẹ chị ốm, nhà lại hết gạo. Không còn cách nào khác, chị phải sang nhà hàng xóm mượn gạo về nấu cháo cho mẹ. Người hàng xóm sau khi cho chị mượn gạo bỗng nói: Chị tàn tật, nhưng vẫn chưa thành phế nhân, chị vẫn có thể làm việc được, răng lại cứ nằm nhà ăn bám mẹ già? Năm nay chị đã hơn 30 tuổi, mẹ chị cũng đã hơn 50 tuổi, vài năm nữa chẳng may mẹ chị trái gió trở trời thì ai nuôi chị?... "Nghe xong, tui như người ngủ mê bao nhiêu năm chợt bừng tỉnh" - chị nhớ lại: "Mấy ngày sau đó, tui lén mạ tui bò ra bến thuyền, leo lên chiếc thuyền đánh cá của mạ tui để tập chèo với một quyết tâm là từ nay sẽ thay mạ tui đi đánh cá để kiếm sống".
Chị Tâm - người chèo thuyền cho chúng tôi - kể: "Lúc đó, chị Thuận chưa có xe lăn nên từ nhà ra bến thuyền phải tự đi bằng chân của mình. Lúc đầu do chưa quen nên ngày mô chị cũng năm - bảy bận ngã lật nhào, có khi còn bị mảnh chai đâm vào chân, máu chảy đầm đìa. Nhìn chị, bà con trong làng không ai cầm được nước mắt và cũng không ai tin là chị làm được". Nhưng cuối cùng, chị đã làm được! "Khoảng một tuần, sau khi đã bầm giập để được đi đứng, chèo thuyền, cầm vợt... thành thạo, tui nói với mạ tui là từ ni mạ không cần phải đi đánh cá nữa, mạ để việc đó cho con. Nghe xong, mạ tui mắt... trợn ngược vì không tin. Nhưng sau khi biết chuyện tui nói là thiệt, mạ tui khóc ".
Hai người đàn bà, một đã già (63 tuổi), một toan về già (43 tuổi), nhưng tứ chi chỉ còn có mỗi bàn tay ngón ngắn, ngón dài sớm tối nương tựa nhau trong ngôi nhà phên tuềnh toàng, trống trải, chỉ một cơn gió nhẹ cũng rít lên như sắp bung ra. Vậy mà hỏi đến ước mơ, chị bảo: "người như ri có chi mà mơ ước. Mà chừ có ước mơ, ví dụ như có vài chục triệu để cất ngôi nhà xây để gió to khỏi bay cũng... không bao giờ có được nên... chẳng thèm mơ ước!". Hỏi chuyện chồng con, chị cười mà nước mắt ngân ngấn: "Đôi khi cũng thèm xin một đứa con để sau già mà cậy nhờ, nhưng tàn tật như tui, thân còn chưa nuôi nổi, có con lấy chi mà nuôi...".
Hoàng Văn Minh
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.