• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bi kịch đời câu mực: Mạng sống treo đầu sóng

Nguồn tin: NLĐ, 28/8/2007
Ngày cập nhật: 29/8/2007

Phơi mực trên tàu. Ảnh: T.THANH

Bão tan, cửa biển Sa Cần, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi lại nhộn nhịp với khoảng 150 chiếc tàu câu mực đang chuẩn bị ra khơi. Đã hơn một tháng nay, những chiếc tàu này phải nằm bến núp bão. Nhiều thợ câu mực đã hết sạch tiền.

Lấy bia rượu làm bạn

Khệ nệ ôm can rượu 20 lít từ thúng lên tàu, ông Bùi Đức Mân, chủ tàu 5194 QNg, vừa nãy mới cười đùa, giờ chợt lo lắng: “Nghe đài báo lại có áp thấp nhiệt đới có khả năng lớn thành bão, ảnh hưởng biển Đông nên tao rầu quá. Sóng gió thế này, ra khơi dễ bị đắm lắm”. Dáng người gầy gò, mấy ngón tay phải vàng khè vì thuốc lá, mái tóc muối tiêu như vón cục, đôi mắt sâu hốc - những đặc trưng của người làm nghề đi mực hội đủ nơi ông già 65 tuổi này.

Hồi trước chưa có máy bộ đàm, thúng trôi xa tàu coi như làm mồi cho cá. Bây giờ, có ICOM, đời thợ câu mực vẫn lửng lơ nơi đầu sóng ngọn gió

Nghe chúng tôi xin theo tàu ra biển, ông Mân phẩy tay: “Hai đứa bây thư sinh quá, làm sao chịu nổi sóng gió, chỉ ra chừng 2 hải lý là đã mửa mật xanh mật vàng rồi”. Chỉ 20 can rượu loại 20 lít, một đống bia lon, mấy trăm cây thuốc lá, cả chục kg cà phê... chất đầy trên tàu, ông Mân gằn giọng: “Một chuyến đi câu mực kéo dài từ 2-3 tháng, chỉ có trên chục thằng mà nốc hết bấy nhiêu rượu bia, thuốc lá thì ruột gan, thần kinh nào chịu nổi”. “Nhưng mà cũng tội, tụi nó xa nhà, nhớ vợ con, chỉ có mấy thứ đó làm chiến hữu thôi” - ông dịu giọng.

Liên hệ nhiều tàu, cuối cùng chúng tôi được anh Nguyễn Đình Hiệp, chủ tàu 95513 QNg, đồng ý cho ra biển. “Tuyệt đối không được đi lại lung tung trên tàu, lỡ rớt xuống biển là mất mạng như chơi” - anh nói như ra lệnh khi tàu nhổ neo ra khơi lúc trời vừa hừng sáng. Gần trưa, chúng tôi không còn thấy dấu vết của đất liền. Gió biển lồng lộng, cảm giác mình trở nên quá nhỏ bé và bơ vơ dù trên tàu có đến 20 thợ câu mực. Nhìn xuống mặt nước xanh ngắt, chúng tôi bắt đầu thấy choáng váng.

Chúng tôi nghe anh Tấn, thợ câu mực, nói với anh Hiệp: “Tới nước xanh rồi (ý nói đã đến nơi nước sâu), chắc tụi nó không chịu nổi đâu”. Đúng như anh nói, chúng tôi bắt đầu thấy dợn người rồi nôn thốc nôn tháo. Sau nhiều lần “súc ruột” mệt lả, chúng tôi chui vào cabin ngủ vùi. Đến khi tỉnh dậy thì tàu đã thả neo, mọi người chuẩn bị xuống thúng đi câu. Húp bát cháo nóng, người tỉnh ra một chút, chúng tôi xin đi chung thúng với anh Tấn để biết “mùi” đời câu mực.

Cô độc trên biển

Đã 17 giờ mà trên biển trời vẫn còn sáng tỏ. 20 chiếc thúng câu được rải xuống và dàn hàng ngang trên biển, mỗi thúng cách nhau chừng một hải lý. Trời hơi đứng gió nên anh Tấn dong buồm lên. Gọi là buồm chứ thật ra chỉ là tấm bạt ni lông được kẹp bởi hai thanh tre dựng đứng theo thành thúng. Nhìn ngang, cũng thấy các thúng đang giăng buồm cho gió thổi đi. “Giống mực ăn tạp lắm, bí đao, bí đỏ, cá nhỏ hoặc cái gì có màu sắc sặc sỡ là chúng ăn tuốt nhưng mồi cá hố muối vẫn là thứ nó mê nhất”. Nói đoạn, anh Tấn lấy trong hũ nhựa một miếng cá hố cỡ ngón chân, móc vào phần trên lưỡi câu, bên dưới lưỡi câu có khoảng 13 mấu nhọn.

Tiếp đến, anh lấy cuộn dây cước ra móc vào lưỡi câu và quăng mồi xuống biển. Trong lúc chờ mực cắn câu, anh khui gói thuốc lá, châm lửa, rít một hơi dài, nói: “Hôm nay có chú nên đỡ buồn chứ mọi khi một mình cô độc lắm phải hút thuốc liên tục, có đêm lạnh đốt sạch đến 2 gói”. Trời bắt đầu tối, nhìn quanh, những chiếc thúng khác đã biến đi đâu mất, thỉnh thoảng chỉ thấy có đốm sáng nhỏ hiện lên mặt nước nhịp sóng. Trời kéo mây đen, cảm giác lo sợ bắt đầu ập đến. “Nghề này “chướng” lắm, thời tiết càng xấu thì gặp mực càng nhiều. Nhiều người ham câu nên bị sóng gió cuốn trôi, phải bỏ mạng trên biển” - anh Tấn tâm sự.

Rồi anh giật nhẹ sợi dây, biết có mực đớp mồi, anh cuộn ống cước, một con mực dính câu. Sóng chợt đập mạnh, thúng tròng trành, chiếc đèn theo thúng nhào lên lộn xuống như con đom đóm bay trong đêm. Gió thổi ù ù. Anh Tấn ngồi trên chiếc thùng gỗ, tay rê sợi cước, chờ mực đớp mồi. Khi anh Tấn câu được chừng chục con mực thì mắt chúng tôi đã díp lại, ngáp ngắn ngáp dài rồi ngủ lúc nào chẳng hay; tỉnh dậy đã thấy nắng chiếu vào mặt. Mới 5 giờ nhưng biển đã sáng rực. Anh Tấn thu dọn đồ đạc và đợi tàu đến vớt. Rổ mực của anh Tấn vừa câu được khoảng 150 con. Đợi khoảng 2 giờ vẫn chưa thấy tàu đến, anh Tấn sốt ruột lấy máy bộ đàm gọi thuyền trưởng Hiệp: “Vớt chưa?”. “Mày đang ở hướng nào sao nãy giờ tìm không ra” - giọng Hiệp ồm ồm vang lên. “Anh đang đi hướng nào, chắc đêm qua thúng tôi trôi xa...”.

Thấy chúng tôi xanh mặt, anh Tấn trấn an: “Có máy bộ đàm liên lạc nên không sao đâu. Hồi trước không có máy bộ đàm, thúng trôi xa tàu không tìm thấy là coi như làm mồi cho cá”. Gọi tới gọi lui một hồi, tôi mừng rỡ la lên khi thấy bóng dáng của chiếc tàu đang rõ dần. Một lúc sau, chúng tôi được vớt lên tàu. Anh em lên trước đang xẻ mực, đem phơi. Nhiều người bị túi mực văng vào mặt, lem luốc như công nhân mỏ than.

Chạy bão

“Đêm qua, đứa nào nghe đài chắc đã biết sắp có bão nữa. Ở lại câu hay quay về?” - thuyền trưởng Hiệp hỏi. Mọi người im lặng. Bầu trời vẫn trong xanh và nắng chói chang. “Trời trong nhưng chiều lại ráng vàng. Thấy đám mây rẽ quạt kia không? Coi chừng bão lớn chứ không phải giỡn. Đợt trước mấy tàu chủ quan bị gió giật tơi tả, đồ đạc phải vứt hết; ban đêm, mòi (sóng) lên đánh, may mà giữ được mạng” - anh Tấn nói. “Tao nghĩ nên quay về gấp, lỗ tổn (tiền dầu, lương thực...) cũng chịu, có hai “đứa” phóng viên đi theo, lỡ chuyện gì thì...” - anh Hiệp quả quyết xong lại trầm ngâm. Cuối cùng thì tàu cũng nổ máy, bánh lái bẻ ngược, mũi tàu thẳng hướng về phía đất liền.

Thúng câu mực giữa biển đêm Ảnh: N.PHÚ

Chúng tôi trèo lên giàn phơi mực, nắng nóng đến tuột da chân. Cu Dự đang bê rổ mực mới xẻ lên phơi, giọng buồn buồn: “Lèo (đợt) trước, trừ 4 triệu (đồng) tổn ghe, em đem được về cho mẹ 5 triệu đồng. Lèo này về sớm phải lấy tiền nhà trả nợ tổn”. Dự mới học đến lớp 9 thì ở nhà đi biển vì nghèo. Dưới kia, Tấn ngồi dựa lưng thành tàu ngủ gật, trên tay anh lưỡi dao vẫn còn dính trong con mực, chưa kịp xẻ xong...

“Lúc trước tao cũng khỏe mạnh, cường tráng lắm, nhưng cái nghề này “rút” sức ghê thiệt, đi nhiều năm ai cũng còn nắm xương. Tao ráng đi thêm vài năm nữa rồi giải nghệ, sung sướng chi mà tụi bây đòi đi” - chủ tàu Bùi Đức Mân nói.

Trung Thanh - Như Phú

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:

31/12/2013

29/12/2013

28/12/2013

28/12/2013

27/12/2013

27/12/2013

26/12/2013

26/12/2013

26/12/2013

26/12/2013

 

Xem các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323

 

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang