• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kình ngư săn cá trên sông Nhật Lệ

Nguồn tin: VOV, 07/10/2007
Ngày cập nhật: 8/10/2007

Bộ dụng cụ săn cá

Họ không quăng chài bủa lưới mà lặn sâu xuống sông, săn tìm từng con cá to. “Vũ khí” sát thương cá là một khẩu súng gỗ tự chế…

Ở tiểu khu 3, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có một gia đình làm nghề ngư, nhưng có điều nghề của họ lại khá “đặc biệt”: công việc hàng ngày của họ chẳng phải quăng chài, bủa lưới, thả câu như bao gia đình làm nghề ngư cùng xóm, mà là lặn sâu săn tìm những con cá to, có giá trị trên những con sông để làm món đặc sản. Nghe đồn như vậy, chúng tôi đã tìm đến tận nhà người có biệt tài “săn cá” để hiểu rõ thực hư.

Nghề đặc biệt

Khi chúng tôi đến cũng là lúc họ chuẩn bị dụng cụ bỏ lên thuyền để đi săn. Ngôi nhà của họ nằm ngay bên bờ sông Nhật Lệ, cách chân cầu Quán Hàu khoảng vài trăm mét, gió lùa vào mát rượi. Khi tôi bày tỏ sự tò mò muốn tìm hiểu về nghề săn cá, không phải vòng vo, anh Phạm Văn Vượng- 23 tuổi nhưng đã có thâm niên gần 10 năm trong nghề săn cá- thật thà chỉ cho tôi vài món dụng cụ phục vụ nghề săn. Toàn bộ chỉ bao gồm một khẩu súng gỗ thon dài cỡ 80 cm được gọt đẽo trơn tru, nặng chừng một kg. Bên trên 2/3 thân súng phía đầu nòng được buộc bốn sợi dép râu cố định, còn phần đuôi thân súng được gài một thanh hãm làm cò… Vũ khí để sát thương cá là hai mũi tên nhọn hoắt nhỉnh hơn đũa gắp thức ăn, dài một mét, mỗi mũi tên có cấu tạo khác nhau được làm bằng inox sáng loáng. Vượng giải thích, mũi tên không có ngạnh tròn dài được dùng để bắn cá to cỡ 10 kg trở lên, còn mũi tên đôi có ngạnh sắc nhọn ở đầu mũi dùng để bắn cá 10 kg trở xuống. Sở dĩ mũi tên thon dài không có ngạnh dùng để bắn cá lớn là vì thân nó dày và cứng, khó xuyên thủng nên làm ngạnh vào sẽ hạn chế sự xuyên thủng, nhưng để ăn chắc Vượng đã làm một sợi dây thép nhỏ buộc vào phần đuôi thân mũi tên và có gắn hai cục phao to bằng hai nắm tay làm hiệu để khi tên găm vào cá, nó có thể vùng vẫy bỏ chạy nhưng với sợi dây bám vào mũi tên chúng cũng không thể thoát. Ngoài dụng cụ chủ yếu là cây súng gỗ và hai mũi tên ra, còn đôi chân nhái và kính lặn để nước khỏi vào mắt. Hỏi có gì thêm nữa không, anh Vượng cười: chỉ có vậy thôi anh ạ!

Với bộ dụng cụ đi săn khá đơn giản, thô sơ nhưng Vượng đã hạ được không biết bao nhiêu loài cá có giá trị dưới các lòng sông. Chính Vượng cũng không nhớ hết đã thực hiện bao nhiêu lần đi săn cá. Phạm Văn Tuệ –em trai Vượng cũng theo để phụ Vượng giữ dây buộc đầu mũi tên cho cá khỏi chạy thoát và để học kinh nghiệm nghề săn cá dưới nước. Tuệ cho hay, Vượng anh trai mình mới là tay săn “thiện xạ” số một trong nhà và là “kình ngư” số một trong nghề này. Vượng sinh năm 1984, anh chính thức kế nghiệp bố kể từ sau khi ông qua đời cách đây hai năm. Vượng có thân hình không vạm vỡ nhưng rắn chắc, nước da màu đồng xỉn vì ngâm nước nhiều. Vượng không chỉ có tài thiện xạ mà còn có sức khoẻ dẻo dai và có thể lặn rất lâu ở độ sâu từ 5-7 sải nước, chẳng cần bình ôxy (Người lặn bình thường chỉ lặn đến độ 3 sải, chạm đến đáy là hết hơi phải trồi lên để thở).

Cả vùng thị trấn Quán Hàu ai cũng biết đến biệt tài bơi, lặn của gia đình họ. Lặn sâu chạm đến tầng đáy mà đạp đất trồi lên thì chẳng nói làm gì, đằng này với nghề săn cá nên anh Vượng cũng chẳng khác gì con rái cá dưới lòng sông. Với máu mê nghề nghiệp, một hơi lặn của Vượng người đứng trông trên bờ cứ tưởng như “trải chiếu” nằm dưới đáy sông phục cá. Không những vậy đôi khi còn thao tác đổi tên cho phù hợp với từng loại cá to nhỏ khác nhau khi phát hiện ra chúng, kẻo dùng “dao mổ gà để giết trâu” thì mất toi công sức. Khi được hỏi tại sao không dùng bình ôxy để lặn được lâu, Vượng thổ lộ là nếu dùng bình ôxy hay ống thở sẽ tạo bọt bóng nên khi tiếp cận đến gần mục tiêu, cá sẽ sợ bỏ chạy. Vì vậy, chỉ có nước lặn “tay bo” để “mật phục” ra tay cho tiện.

Dường như gia đình họ đến với nghề này từ một hoàn cảnh khá trớ trêu. Năm 1992, cả nhà đang có cuộc sống khá ổn định ở Tân Long, xã vùng cao Trường Sơn; thì bị lũ to cuốn trôi hết tài sản, nhà cửa khiến cả gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Hoang mang trước cơn lũ kinh hoàng đó, cả gia đình quyết định chuyển về thị trấn Quán Hàu để lập nghiệp. Vốn liếng không có lại đông con nên càng lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Nhà có đến 8 người nhưng nơi ở chỉ là một căn nhà cấp bốn nhỏ bé ở cạnh bờ sông Nhật Lệ… Và họ đã gắn bó với nghiệp săn cá trên sông hơn cả chục năm nay.

Thiện xạ số 1 dưới nước

Thật không ngoa khi cho rằng Vượng là tay “sát cá” số một, bởi với một bộ dụng cụ đi săn đơn giản, khó có thêm người thứ hai ở đất này có biệt tài săn cá như anh. Vượng rất thích sự phiêu lưu mạo hiểm, chinh phục độ sâu ở những con sông, vì ở khu vực nào nước càng sâu, càng tĩnh lặng thì càng có nhiều loài cá to trú ngụ. Vượng tâm sự, làm nghề này chẳng thể ngày nào cũng đi săn được vì phải bám vào con nước. Khi con nước đục sẽ không thể phát hiện được cá và bắn chính xác. Làm trệch mục tiêu sẽ kinh động cả bầy cá, lần sau gặp lại chúng sẽ bỏ chạy. Với kinh nghiệm và bản lĩnh của mình Vượng đã nhiều lần hạ được những con cá to, nặng hàng chục kg.

Vượng kể lại, năm kia (2005) hai anh em vòng đường biển bằng chiếc canô Côle nhỏ bé của gia đình đến cầu sông Gianh sâu 5 sải nước, nằm phục dưới mố cầu gần nửa ngày thì hạ được chú cá trồi (cá vược) nặng đến 35 kg, và phải vật lộn gần một giờ đồng hồ mới lôi được nó lên thuyền. Vượng cho hay với chú cá to đến hàng chục kg ở dưới nước ngay cả khi trúng tên nó cũng kéo chạy con thuyền đi vài chục mét. Những vực sông sâu, bến cảng thẳm ở Quảng Bình Vượng đã đều lui tới. Vượng nói săn ở vùng Thanh Khê, sông Gianh là sướng nhất, vì ngay dưới chân cầu Gianh cá vừa to lại hầu hết là những loài có giá trị kinh tế cao như cá nâu, cá vược, cá hênh, cá hồng. “Ở đây đã không gặp thì thôi chứ gặp thì phải cỡ từ 20 - 30 kg trở lên, đưa được một con lên bờ có giá vài ba triệu chứ ít đâu!. Vả lại đầu ra lúc nào cũng thuận lợi, dân nhà hàng giành nhau mua cất tủ lạnh để làm món đặc sản”. Hiện cá vược, cá nâu có giá 100.000đ/kg, nên chỉ cần bắn được con cá cỡ 5 kg trở lên cũng bõ bèn được công sá bị hao tổn. Còn ở khu vực sông Nhật Lệ quen thuộc thì không đâu là hai anh em chưa đặt chân tới. Con sông này dài tới gần 20 km, thường có cá từ 2-3 kg, đôi khi cũng có những con 10 –15 kg. Khu vực quen thuộc mà họ thường săn cá là chân cầu Quán Hàu, ngã ba Trần Xá, hay ngược lên sông Đại Giang ngay chân cầu Long Đại. Những loài cá to chỉ thích môi trường yên tĩnh, ở quanh các mố cầu, các hang hốc, vực sâu, vì vậy đôi khi phải mất khá nhiều công sức để dụ dỗ chúng ra khỏi nơi trú ẩn mới bắn để khi bị trúng trên chúng khỏi chạy vào hang ẩn nấp.

Làm nghề săn do người cha truyền lại đã lâu nhưng đôi khi Vượng cũng gặp những trường hợp khó lường. Đó là khi chạm trán với những con cá quá to cứ nhìn trừng từng vào mũi tên, khi đối diện cũng không khỏi ớn lạnh, thậm chí khớp tay không dám bắn… Theo như kinh nghiệm của Vượng, phải đến thật gần, nhắm bắn vào phần lườn cá mới dễ xuyên thủng bụng của chúng. Những con cá cỡ 15 kg trở lên ngay cả khi tên đã bắn găm vào ngang thân, đôi khi chúng vẫn vùng vẫy chạy thoát. Khi đã bị thương con cá đau đớn vùng chạy quấn vào đá hay các vật cản, cứa đứt sợi dây, thế là xôi hỏng bỏng không!. Điều đặc biệt tối kỵ khi bắt loại cá vược là không được để tay vào mang của chúng, loại cá này có cái mang gió sắc ngọt như dao cạo, có khi cứa đứt lìa bàn tay. Khá thường xuyên xảy ra chuyện tên đã bắn trúng mà cá vẫn thoát. Những con cá đã bị trúng tên rồi cũng chết nhưng mất công lặn lội theo chúng. Mà gặp vào chài lưới nhà nào thì nhà đó được hưởng. Là cá do mình bắn, lại có mũi tên làm chứng hẳn hoi nhưng mà “chim trời cá nước” ai gặp người ấy hưởng.

Mải nói chuyện với Vượng từ sáng sớm đến lúc mặt trời đứng ngọn sào, mặt nước Nhật Lệ bắt đầu phản chiếu màu sáng long lanh. Không để lỡ cơ hội con nước đang dần sáng lên, hai anh em họ chia tay tôi dong thuyền cho một ngày săn trên dòng Nhật Lệ…

Phong Điền

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:

31/12/2013

29/12/2013

28/12/2013

28/12/2013

27/12/2013

27/12/2013

26/12/2013

26/12/2013

26/12/2013

26/12/2013

 

Xem các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323

 

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang