Nguồn tin: SGGP, 8/11/2007
Ngày cập nhật:
9/11/2007
Loài cá cóc (tên khoa học là Paramesotriton deloustali) được coi là “hậu duệ” của loài khủng long đã tuyệt chủng trên thế giới. Ngay sau khi được phát hiện tại Việt Nam, loài cá này đã được đưa vào “sách đỏ”.
Loài cá cóc quý hiếm được tìm thấy ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
Cho đến nay, cá cóc mới chỉ được tìm thấy ở 3 khu vực: Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ), rừng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Thế nhưng, hiện nay ở Mẫu Sơn và Tam Đảo, hàng trăm người dân đang đua nhau săn lùng cá cóc. Mẫu Sơn: 10.000 đồng/con cá cóc
Năm 1934, loài cá cóc Tam Đảo được nhà khoa học người Pháp Bourret phát hiện ở Vườn Quốc gia Tam Đảo. Đến năm 2006, các nhà khoa học lại tìm thấy chúng ở rừng Xuân Sơn (Thanh Sơn, Phú Thọ).
Gần đây, khi thực hiện một dự án khảo sát về cuộc sống các loài bò sát dưới thảm thực vật trên đỉnh Mẫu Sơn, đoàn cán bộ thuộc Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc phát hiện 1 loài bò sát khá lạ mắt, có đuôi, cùng họ với thạch sùng, thằn lằn, tắc kè… sống quanh các con suối, khe nước ẩm. Số lượng xuất hiện khá dày. Sau đó, họ đã đem một số con về Đại học Sư phạm Hà Nội 1 (Hà Nội) để giám định và khẳng định đây chính là loài cá cóc được phát hiện ở rừng Xuân Sơn và Tam Đảo.
Khi đó, đoàn khảo sát mới giật mình, bởi loài động vật lưỡng cư quý hiếm này đang bị người dân bản địa săn bắt rầm rộ. Khi gặp chúng tôi, ông Hoàng Văn Minh, một cán bộ thuộc đoàn khảo sát lo lắng cho biết, trên đỉnh Mẫu Sơn đang có hàng trăm người lên săn bắt cá cóc để bán. “Tôi vào nhà nào ở đó cũng thấy có vài bình rượu ngâm cá cóc”- ông Minh nói.
Người dân địa phương không biết cá cóc là một “hậu duệ” của loài khủng long, họ gọi chúng bằng nhiều thứ tên: tắc kè nước, kỳ nhông, cá ngựa núi…
Để rõ thực hư, chúng tôi đã làm một chuyến hành trình lên đỉnh Mẫu Sơn. Ông Triệu Phúc Chử, dân tộc Dao, là trưởng bản Pắc Đay, xã•Công Sơn (Cao Lộc, Lạng Sơn) và chị Hoàng Thị Lảy dẫn chúng tôi đi xem cá cóc. Ra khỏi khu du lịch Mẫu Sơn vài cây số, chúng tôi vào khu rừng um tùm, đầy dây leo, cỏ dại. Đi hơn 1 tiếng thì đến cánh rừng Pắc Đay, Ngàn Pặc. Chị Lảy và ông trưởng bản Triệu Phúc Chử khẳng định, đây là nơi có nhiều loài cá cóc quý hiếm. Thế nhưng, đáng buồn là các khu vực này đều đã có dấu chân của những thợ săn cá cóc.
Trên đường sang rừng Thán Dìu, chúng tôi gặp nhiều thợ săn với từng giỏ đựng cá cóc tung tăng xuống núi. Thợ săn người Dao Lý Văn Tiến, ở xã Công Sơn, khoe một xâu cá cóc khoảng 60 con vừa bắt trên tay. Anh Tiến cho biết sẽ mang về khu du lịch Mẫu Sơn bán cho du khách. Nếu không bán hết, sẽ bán lại cho các nhà hàng để họ ngâm rượu. Mỗi 1 con cá cóc bán giá 10.000 đồng.
Tây Thiên, Tam Đảo: cá cóc thành... đặc sản
Cá cóc cũng trở thành món rượu đặc sản ở Tam Đảo
Hai khu du lịch nổi tiếng ở Vĩnh Phúc là Tam Đảo và Tây Thiên. Những năm trước, quà lưu niệm phổ biến bán cho du khách là phong lan và rùa đá. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi phong lan và rùa đá dần cạn kiệt thì những thợ săn lại chuyển sang săn… cá cóc. Cứ sáng tinh mơ là hàng chục thợ săn lại xách giỏ lên rừng, tầm 3-4 giờ chiều họ kéo về khu chùa Tây Thiên và thị trấn Tam Đảo để kịp chào mời du khách.
Chị Văn Thị Liên, chủ một nhà nghỉ ở khu du lịch Tây Thiên cho biết: “Khách du lịch không rõ đây là loài cá cóc quý hiếm trên thế giới, nhà nước cấm săn bắt và mua bán; cũng không rõ chúng bổ dưỡng ra sao. Nhưng vì cánh thợ săn quảng cáo rất bổ dưỡng, cường lực nên họ thi nhau mua về làm quà, làm thuốc”.
Chị Liên nói thêm, ban đầu mỗi con cá cóc chỉ có giá 5.000 đồng, nhưng gần đây chúng khan hiếm hơn, nhu cầu của khách lại nhiều, nên đã tăng giá tới 15.000 đồng/con. Chị dẫn chúng tôi vào xem tủ rượu ngâm cá cóc. “Rượu cá cóc hiện đang là món đặc sản ở đây”- chị Liên nói.
Khu du lịch Tây Thiên rộng 148ha thuộc rừng quốc gia Tam Đảo. Theo Ban quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo, nơi đây hiện có một quần thể động thực vật rất phong phú với 130 họ, 344 chi và 490 loài. Riêng động vật có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và 281 loài. Trong đó có loài cá cóc Tam Đảo.
Năm 2002, nhà nước ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ-CP đã đưa cá cóc vào nhóm 1B, danh sách động vật hoang dã cần bảo vệ nghiêm ngặt. Theo giáo sư đầu ngành về loài lưỡng cư Lê Nguyên Ngật, công tác tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, nếu cơ quan chức năng không sớm có giải pháp bảo tồn thiết thực thì loài cá quý hiếm này có thể biến mất trong vài năm tới trước tình trạng săn bắt vô tội vạ như hiện nay.
Theo “sách đỏ” Việt Nam, cá cóc Tam Đảo có thân dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi đẹp và da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá cóc có màu đen, bụng màu đỏ, có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ.
Tên khoa học là Paramesotriton deloustali, thuộc họ cá cóc Salamandridae, bộ nhái ếch có đuôi Caudata. Nó được ghi nhận là một trong 5 loài cá cóc Việt Nam theo chương trình hợp tác nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Bảo tàng động vật Konic Bon (Đức).
VĂN PHÚC HẬU
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.