Nguồn tin: SGGP, 30/11/2007
Ngày cập nhật:
1/12/2007
Với bà con các tỉnh miền Tây Nam bộ, nhất là khu vực giáp biên giới, mùa nước nổi luôn đồng nghĩa với mùa làm ăn, kiếm sống. Đàn ông, con trai thì đánh bắt cá, săn rắn, săn chuột. Đàn bà, con gái chân yếu tay mềm thì bắt cua, bắt ốc, hái rau, bẻ bông súng, bông điên điển. Năm nào có lũ lớn, tuy vất vả một chút nhưng bà con vui vì lắm cá, nhiều cua. Năm nào nước nhỏ bà con buồn vì mất mùa, vì không có cái để lai rai...
Đã thấy cầm chắc...cái đói
Vợ chồng anh Lê Vĩnh Tuấn đang mải miết chài cá trên cánh đồng tại xã biên giới Vĩnh Ngươn
Khoảng 9g sáng ngày 25-11, tại cánh đồng nước mênh mông thuộc địa bàn xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc (cách biên giới khoảng 200m), chúng tôi bắt gặp vợ chồng anh Lê Vĩnh Tuấn và chị Lê Thị Biết (ngụ tổ 3, khóm Vĩnh Chánh, phường Châu Phú A) đang mải miết tung chài dưới trời nắng nóng. Mẻ chài kéo lên, chỉ thấy lèo tèo mươi con cá linh và dăm con cá dảnh.
Chị Biết than: “Sáng giờ chèo mỏi rũ tay, đã tung hàng trăm mẻ chài nhưng được chưa quá 5kg cá, tính ra chưa tới 20.000đ. Năm nay 31 tuổi, vợ chồng anh Biết đã có gần chục năm làm nghề chài lưới. Một ngày lao động của họ thường bắt đầu từ 5g sáng đến lúc tắt mặt trời. Mấy năm trước, nếu ít cũng kiếm được 30-40kg/ngày. Một ký cá linh giá từ 3.000 - 4.000đ, cá dảnh thì được 6.000đ/kg. Năm nay mất mùa, ngày nào hên thì kiếm được dăm chục ngàn. Hôm nào xui thì chỉ đủ tiền chợ.
Vợ chồng anh Tuấn có 2 đứa con nhưng không có ruộng nên cuộc sống rất khó khăn. Mùa khô, cả hai vợ chồng đi làm mướn. Ai kêu gì thì làm nấy, từ làm cỏ lúa, đào ao đến phụ hồ. Mỗi ngày công được trả 30.000đ. Quanh năm cứ thấp thỏm chờ đến mùa nước để kiếm đồng ra đồng vào nhưng năm nay nước không chảy nên cá cũng ít, đã thấy cái đói cầm chắc trong tay.
Cách đó không xa, sát biên giới là 3 chiếc xuồng đang neo tránh nắng dưới một bụi cây. Xung quanh đó là mấy hàng lưới dài hàng ngàn mét. Chúng tôi cặp vào xuồng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Khi, 54 tuổi, ngụ xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân. Chiếc xuồng bên cạnh là của vợ chồng anh Phạm Văn Mén (37 tuổi, anh em cột chèo với anh Khi) ở xã Tân An, huyện Tân Châu. Chiếc còn lại cũng của người cùng làng với anh Khi. Lúc này mấy bà vợ đang chuẩn bị bữa trưa. Mấy ông chồng đang tụm lại uống trà.
Anh Khi tâm sự, mấy đời nhà anh sống bằng nghề chài lưới. Những năm trước kia, anh đặt dớn ở cánh đồng ngay trước mặt nhà. Nghe lời rủ rê của mấy người bạn, mùa nước năm nay vợ chồng, anh em hùn tiền lên trên này. Phải nhờ người quen biết giới thiệu mới thuê được “mặt bằng” ruộng nước ngay sát biên giới với giá trên 20 triệu đồng/vụ. Ai dè bị lỗ nặng vì lũ nhỏ, nước không chảy nên không có cá. Hai dớn lưới chặn của anh dài gần 3 cây số nhưng mỗi ngày chỉ kiếm được trên dưới 50.000đ. Tính ra, từ đầu mùa nước tới nay, số tiền anh chị kiếm được chưa đủ trả tiền “thuê mặt bằng”.
Trên xuồng, chúng tôi còn thấy có cả trẻ em. Anh Mén nói: “Vợ chồng tôi có 2 con gái. Đứa lớn 9 tuổi, học lớp 3, ở nhà với bà ngoại. Cháu út mới 3 tuổi, đành phải đưa đi theo”. Vợ chồng anh Khi có 5 người con thì cũng có 2 đứa đang đi theo trên thuyền để phụ giúp. Ba đứa kia còn nhỏ, ở nhà với ông bà đặng còn đi học. Ngoài việc đánh cá, họ còn nuôi thêm cả heo, vịt.
Xuất ngoại... đánh cá
Theo lời kể lại, mùa lũ năm 1987 cá nhiều nhất. Lúc đó, trên là trời, dưới chỉ là cá. Cá đổ đầy nhà, cá đổ lềnh khênh ngoài gò. Cá nhiều đến mức người ta phải cắt bỏ miệng đáy kẻo cá vào nặng quá làm chìm thuyền. Nhưng không ai ngờ rằng vào mùa nước 20 năm sau, trên là trời, dưới chỉ là...nước. Nước nhỏ, mất mùa, bà con chỉ còn biết kêu trời!
Tới huyện An Phú, chúng tôi ghé thăm bà con xã Phú Hữu, nơi tập trung gần 70 miệng đáy nằm san sát nhau. Ngoài 2 dãy đáy của dân tự làm, ở đây còn có dàn đáy thuộc sở hữu của chính quyền, đặt ở giữa sông Phú Hữu. Mỗi miệng đáy rộng 20m.
Đây là nơi đầu nguồn lũ và cũng là đầu nguồn sông Hậu nên có nhiều dàn đáy tập trung. Khác với không khí mọi năm, mùa nước này bà con ở đây đang “rầu thúi ruột” vì thất nghiệp. Không còn hình ảnh cá chất đầy thuyền, đầy ghe nữa mà thay vào đó là cảnh dăm ba người túm tụm lại gỡ một vài tay lưới kiếm 1- 2kg cá nấu canh chua ăn chơi. Do cá ít nên gần như các dàn đáy đều đang phơi lưới.
Anh Dương Văn Nhân (Năm Nhân), 41 tuổi, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu nói: “Rầu lắm. Cả mùa nước, miệng đáy nhà tui mỗi ngày kiếm được không quá 4kg cá linh. Năm ngoái cá nhiều, một ngày được 500-700kg là chuyện thường”. Người nhiều kinh nghiệm nhất ở đây là lão làng Đỗ Văn Chẵn (Tư Chẵn), 76 tuổi.
Theo lời kể thì ông Tư Chẵn đã có trên 50 năm sống bằng nghề cá, trong đó có gần 20 năm làm nghề vó (dó) gạt bên đất Campuchia. Gia đình ông có 8 người con thì cả 8 người hiện nay đều đang làm nghề cá. Ông nói, ngày trước, một con mương nhỏ bên Campuchia, ông thuê giá chỉ 8 cây vàng. Cũng con mương đó, mấy năm gần đây, người ta thuê lại những 50 cây vàng. Nay tuổi cao sức yếu nên ông đã phải giã từ nghề cá.
Tre già măng mọc. Lúc lão làng Tư Chẵn “nghỉ hưu” thì đã có anh Dương Minh Sơn (Tám Sơn, con rể ông Tư Chẵn) thế chân. Tuy mới ngoài 40 tuổi nhưng Tám Sơn đã trở thành một đại gia trong nghề cá với gần 30 năm kinh nghiệm. Anh đặc biệt nổi bật trong vai trò là phó giám đốc Công ty lô 11, chuyên nghề đánh bắt, khai thác cá.
Theo lời kể của ông Tư Chẵn và Tám Sơn thì ruộng nước từ Phnôm Pênh đến biên giới giáp với Việt Nam đã được phía Campuchia chia làm 11 lô và bán lại cho người dân khai thác cá. Mỗi lô như thế thường có chiều rộng và chiều dài trên dưới 10km. Lô cuối cùng, tính theo thứ tự là lô thứ 11 (thuộc xã Cỏ Thum, huyện Cần Đan, đối diện xã Phú Hữu) giáp với biên giới Việt Nam, được Tám Sơn cùng với 5 thành viên khác thuê lại với giá 240 cây vàng/năm.
Vì nằm ở vị trí thứ 11 nên công ty của Tám Sơn có tên gọi là công ty thứ 11 cho dễ gọi, dễ nhớ. Sau khi trúng thầu lô 11, công ty của Tám Sơn cho 14 hộ khác thuê phần lớn diện tích, chỉ giữ lại vị trí đắc địa nhất. Nếu như ở Việt Nam, thường chỉ khai thác được một mùa nước lên thì ở Campuchia, người dân có thể đánh bắt cá quanh năm. Mùa nước thì đặt đáy, vó gạt, dớn. Mùa khô thì tát nước để bắt cá lớn (cá đen).
Theo kinh nghiệm, đáy thường được đặt lúc nước lên (từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 Dương lịch hàng năm). Đặt vó gạt lúc nước xuống (khoảng từ đầu tháng 11 Dương lịch đến Tết Nguyên đán). Riêng dớn thì đặt cả lúc nước lên và lúc nước xuống. Nói chuyện nghề cá, Tám Sơn ngao ngán: “Trước kia, năm nào nước chảy dữ, ngày cao điểm, một miệng vó gạt có thể được 150 tấn cá linh. Năm ngoái tuy mất mùa nhưng cũng được 20-30 tấn/ ngày.
Năm nay, một miệng vó gạt chỉ được vài chục ký/ngày”. Buồn vậy nhưng Tám Sơn vẫn không lo, vì theo kinh nghiệm, ở Campuchia nếu bị thất bại mùa cá linh vẫn hy vọng vào nguồn cá đen khi nước rút.
Đăng Bảy
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.