• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Mua nước về tưới cho hành

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 25/08/2014
Ngày cập nhật: 26/8/2014

Dù đang sắp bước vào mùa mưa nhưng hầu hết các giếng khoan, giếng đóng của các hộ dân ở xã Bình Hải (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đều khô khốc, nhất là ở hai thôn Thanh Thủy và Phước Thiện. Hàng chục hécta hành đang ngóng nước về để “duy trì sự sống”. Nhiều hộ dân phải mua nước về tưới cho hành với kinh phí không nhỏ.

“Bài ca khát nước”

Thường lệ, năm nào thời tiết thuận lợi, với vài cơn mưa rả rích vào tháng 8, chu kỳ sinh trưởng của cây hành ở Bình Hải sẽ phát triển và cho năng suất khả quan.

Tuy nhiên, thời tiết năm nay lại khác. Những cơn mưa thỉnh thoảng vẫn đổ xuống khắp nơi trong tỉnh nhưng nơi đây vẫn không có lấy một giọt. Hơn 1.000 hộ dân làm nông nghiệp ở hai thôn Thanh Thủy và Phước Thiện điêu đứng khi hơn 20ha lúa và hơn 30ha hành khô héo dần.

Nhiều nông dân ở xã Bình Hải đang rầu lòng, vì một vụ mùa có khả năng thất thu cao do thiếu nước.

Cặm cụi nhổ từng bụi hành hư hỏng, củ trắng bạch vì thiếu nước quăng lên bờ, chị Trịnh Thị Cúc, ngụ tại thôn Thanh Thủy ngậm ngùi: “Không có mưa, thiếu nước phải đóng và khoan giếng. Giếng đóng thì chạy tầm 5 phút lại hết. Hai cái giếng khoan hơn 80m, tốn gần 50 triệu cũng chẳng thấy nước đâu”.

Không có nước, không ít hộ trắng tay vì nợ nần và bỏ khô ruộng hành. Cùng chung cảnh ngộ, cách đó không xa, anh Ngô Thành Lộc, ngụ tại thôn Thanh Thủy cũng ca “bài ca khát nước”. Bốn sào hành trồng được 20 ngày nằm rũ rượi chờ “nước trời”.

Căng quá, những hộ dân trồng hành như anh Lộc và chị Cúc phải thuê xe tải chở nước từ đập ngâm Gò Chùa cách Thanh Thủy khoảng 2km đem về tưới. Anh Lộc thở dài: “Mỗi ngày phải chở ba xe, ngốn hết 600.000đồng. Gối đầu ba ngày lại chở một lần nhưng… vẫn không cứu vãn được gì”.

“Đó là chưa kể, mỗi ngày còn phải tốn gần cả trăm nghìn tiền dầu để bơm nước vì điện yếu. Mọi năm trồng hành “bỏ túi” được chút ít, năm nay trồng lấy lại vốn là mừng lắm rồi”, anh Lộc chép miệng.

“Bài ca khát nước” đang nóng lên từng ngày. Để giúp dân chở nước, những nhà có xe tải như anh Nguyễn Thành Trinh, Võ Ngọc Lịnh, ngụ tại thôn Thanh Thủy dùng đến xe tải.

Những chiếc xe tải đậu sẵn trong làng, sẵn sàng chở nước tưới cho cây trồng.

Nhà có ba chiếc xe tải, anh Trinh huy động cả ba chiếc. Anh bơm nước vào bạt ở trên xe, rồi chở về để dân dự trữ trong hồ. Mỗi chuyến như vậy, anh lấy khoảng 200.000 đồng. Với anh chỉ đủ tiền xăng dầu, còn với dân, đó là số tiền không nhỏ.

Cây khát, người cũng khát. Với đặc thù là xã ven biển, nguồn nước bị nhiễm mặn rất nặng. Hơn 3.500 hộ dân ở xã Bình Hải khốn khổ với nguồn nước “chè hai, chè ba” này. Cảnh tượng dân xách can mua nước về uống tiếp diễn như cơm bữa.

Công trình “đắp chiếu”

Trong khi hơn 1.000 hộ dân sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn vì thiếu nước, gần 3.500 hộ dân ở xã Bình Hải khát nước sạch thì công trình nước sạch vệ sinh môi trường phục vụ cho thôn Phước Thiện và Thanh Thủy ở thôn Vạn Tường vẫn nằm im.

Hoạt động được 4 năm, từ 2009 đến 2012, công trình chỉ mới phục vụ cho thôn An Cường, thôn Vạn Tường và xóm Hải Hòa (thôn Thanh Thủy). Đến nay, toàn bộ đường ống nhựa dẫn nước hư hỏng nặng, sữa chữa nhiều lần và mới khắc phục được khoảng 60%.

Ông Bùi Trạng, Chủ tịch UBND xã Bình Hải phân trần: “Nguyên nhân là do kinh phí đầu tư quá thấp nên hoạt động không hiệu quả. Đã nhiều lần xã bù lỗ bằng cách vận động nguồn kinh phí nhân dân để sữa chữa đường ống, kéo nước về tận nhà nhưng vẫn không giải quyết được bao nhiêu. Hiện tại, xã đã giao lại cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh quản lý”.

Về phương án chống hạn cấp bách, ông Trạng lắc đầu: “Chưa năm nào khô hạn như năm nay nên phương án chống hạn ở xã gặp nhiều khó khăn. Các hồ, đập trên địa bàn đều khô khốc. Sắp tới, xã sẽ làm thêm một đập nhưng chắc chỉ để phục vụ cho năm sau, vì đào hoài mà chẳng thấy nước”.

Th. Hậu

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang