Nguồn tin: Nhân Dân, 04/02/2014
Ngày cập nhật:
6/2/2014
Mô hình trồng thử nghiệm giống chè Ô-long tại thị xã Phú Thọ.
Nghiên cứu, chọn tạo các giống chè năng suất, chất lượng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các nhà khoa học nhằm góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức đồ uống của người dân trong nước và xuất khẩu. Bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhất là phương pháp lai hữu tính, những năm gần đây, các nhà khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc (KHKTNLNMNPB) đã chọn tạo, phát triển được gần 200 giống chè tốt phù hợp cho chế biến chè đen, chè xanh và chè Ô-long.
Theo Phó Viện trưởng KHKTNLNMNPB Nguyễn Hữu La, những năm qua, nước ta dù có nhiều kết quả đáng kể trong công tác chọn tạo giống chè, nhưng phần lớn các giống chè đang sản xuất dù có ưu điểm năng suất cao nhưng chất lượng còn thấp, cho nên thương hiệu chè hảo hạng được đánh giá ở mức "khiêm tốn". Trong khi đó, xu thế phát triển và cạnh tranh chè trên thế giới hiện nay và tương lai là sản phẩm chè xanh chất lượng cao và chè Ô-long. Trước yêu cầu đó, Viện đã tiến hành thực hiện đề tài khoa học: Nghiên cứu, chọn tạo giống chè năng suất, chất lượng phục vụ trong nước và xuất khẩu. Ðề tài đã chọn tạo được nhiều giống chè mới phục vụ sản xuất chè đen, năng suất bình quân đạt khoảng 20 tấn/ha. Chọn tạo được bốn dòng chè triển vọng có khả năng chế biến chè xanh chất lượng cao và chè Ô-long, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất đạt 15 tấn/ha. Bên cạnh đó, chọn được 10 giống chè có các tính trạng tốt dùng làm bố mẹ, xác lập 15 cặp lai, mỗi tổ hợp lai 300 hoa, dự kiến thu được 4.500 hoa.
Cùng với những phương pháp chọn tạo giống chè truyền thống, Viện áp dụng các phương pháp: chọn tập đoàn, lai tạo, gây đột biến và lai hữu tính. Ðể định hướng và rút ngắn thời gian chọn tạo giống mới bằng phương pháp lai tạo, các nhà khoa học tập trung đánh giá xu thế di truyền của một số tính trạng chủ chốt quyết định đến năng suất và chất lượng. Ðáng chú ý, trong lai hữu tính, phương pháp lai trở lại hay còn gọi là lai tích lũy (đem con cái ở thế hệ sau lai trở lại với bố mẹ) rất hiệu quả đối với các chỉ tiêu phẩm chất định lượng được. Phần lớn các giống chè của Việt Nam qua đánh giá mới chỉ dừng lại theo phương pháp F1 mà chưa thực hiện các phép lai trở lại.
TS Ðỗ Văn Ngọc, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Việt Nam có hơn 40 tỉnh, thành phố có diện tích trồng chè, trong đó các tỉnh Lâm Ðồng, Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ có diện tích chè khá lớn, bình quân từ 14 đến gần 30 nghìn ha. Ðể kịp thời chọn ra nhiều giống chè có chất lượng và chống chịu tốt, các nhà khoa học của Viện tập trung nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm sinh sản của cây chè trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác lai hữu tính. Ðồng thời, đánh giá các đặc điểm hình thái, năng suất, chất lượng của các giống chè trên thế giới và Việt Nam; xác định mối quan hệ các tính trạng kiểu hình với di truyền (kiểu gien) của các giống chè làm cơ sở chọn cặp bố mẹ trong lai hữu tính.
Bằng phương pháp lai hữu tính, các nhà khoa học của viện đã chọn được nhiều giống chè phù hợp để chế biến chè xanh và chè Ô-long như: PH8 và PH9. Ngoài những giống trên, các nhà khoa học còn chọn được nhiều dòng chè có triển vọng như: dòng số 10, số 12, số 13, 14, 15... và ba nghìn cá thể F1 thu được từ các tổ hợp lai giữa các giống có chất lượng với giống năng suất cao và chống chịu tốt. Ðáng chú ý, đề tài này đánh giá được một số cấu tạo hình thái, mầu sắc của lá, thân, cành, búp... của 23 giống chè như: Bát Tiên, Long Vân, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên...
Tính riêng tại tỉnh Phú Thọ, chè chất lượng cao do Viện KHKTNLNMNPB nghiên cứu, chọn tạo chiếm hơn 60% tổng diện tích trồng chè (khoảng 8.000 ha). Ðồng thời, Viện cũng triển khai dự án phát triển chè Ô-long tại thị xã Phú Thọ với diện tích 50 ha. Kết quả cho thấy, phần lớn các giống chè nghiên cứu đều có búp xanh vàng sáng đến xanh vàng, điều này có lợi cho chất lượng sản phẩm. TS Ðỗ Văn Ngọc khẳng định, để có bộ giống tốt phục vụ chế biến chè đen, chè xanh và chè Ô-long, chọn giống theo phương pháp lai hữu tính là hiệu quả nhất. TS Ðỗ Văn Ngọc cho biết thêm, để đẩy nhanh tiến độ chọn tạo giống chè mới cần áp dụng kỹ thuật "vườn sản xuất gốc" mà một số nước trên thế giới đã và đang đạt hiệu quả cao.
LONG THÀNH
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.