Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 28/02/2014
Ngày cập nhật:
3/3/2014
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây mía tím trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) sẽ làm tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân miền núi.
Dự án xây dựng mô hình thâm canh phát triển cây mía tím ở Khánh Sơn được triển khai từ tháng 4-2011 vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh nghiệm thu loại khá. Dự án do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Khánh Sơn chủ trì; Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Bộ NN-PTNT) là cơ quan chuyển giao công nghệ.
Thay đổi tập quán canh tác
Mía tím là cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân Khánh Sơn. Toàn huyện có hơn 300ha mía tím. Dự án được triển khai trên 40ha. Kết quả khảo sát khi thực hiện dự án cho thấy, Khánh Sơn có một số lợi thế phát triển cây mía tím theo hướng hàng hóa: Thổ nhưỡng thích hợp, thị trường tiêu thụ và giá cả tương đối ổn định, chính quyền địa phương quan tâm để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, hạn chế là năng suất và chất lượng mía tím giữa các hộ dân có sự chênh lệnh rõ do trình độ canh tác và mức đầu tư khác nhau.
Trồng mía xen bắp hoặc cây họ đậu cho năng suất cao.
Theo kỹ sư Nguyễn Văn Điệu (Phòng NN-PTNT huyện Khánh Sơn) - chủ nhiệm dự án, dự án thực hiện nhằm xây dựng mô hình thâm canh giãn mật độ trồng kết hợp với trồng xen giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác, nâng cao trình độ thâm canh, tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích trồng mía. Các cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn người dân giảm mật độ trồng phổ biến từ 60 - 70.000 hom giống/ha xuống 40.000 hom/ha; trồng xen cây họ đậu, bắp đúng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế, duy trì độ phì cho đất…
Các thành viên Hội đồng KH-CN đánh giá cao hiệu quả dự án khi góp phần thay đổi nhận thức, tập quán canh tác, giúp người dân tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Bà Lê Thị Diệp Thảo, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý Khoa học, Sở KH-CN nhận xét: “Qua kiểm tra mô hình trồng thực tế tại ruộng và trao đổi, người dân đã thấy được hiệu quả của áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác mía. Mía là cây ưa ánh sáng, trồng thưa cây sẽ phát triển tốt. Giảm mật độ trồng mía làm giảm chi phí đầu tư hom giống, phân bón nhưng cho năng suất cao. Dự án xây dựng những mô hình trồng xen mang lại thu nhập cho nông dân khi cây mía còn nhỏ, hướng dẫn người dân ủ xác cây trồng xen sau khi thu hoạch làm tăng độ tơi xốp, hạn chế xói mòn, làm giàu dinh dưỡng cho đất”.
Trồng xen mang lại hiệu quả cao
Đề tài đã thực hiện thành công 4 mô hình: Thâm canh tổng hợp và giảm mật độ trồng đối với mía tím; 3 mô hình thâm canh tổng hợp và giảm mật độ trồng đối với mía tím lần lượt trồng xen với đậu đen, đậu xanh hoặc xen cây bắp. Ở các mô hình, cây mía đều cho năng suất rất cao, thấp nhất 92,7 tấn/ha, cao nhất 103,3 tấn/ha. Cây trồng xen cũng cho năng suất khá: Đậu đen hơn 8 tạ/ha, đậu xanh từ 6,3 - 7,3 tạ/ha, bắp cho hơn 22 đến gần 25 tạ/ha. Trong khi trồng thuần cho lãi 69,8 triệu đồng/ha, thì trồng xen đậu xanh cho lãi 80,8 triệu đồng/ha, trồng xen đậu đen cho lãi 86,2 triệu đồng/ha, xen cây bắp cho lãi 75,3 triệu đồng/ha. So sánh mô hình thâm canh mía xen cây bắp thuộc dự án và đối chứng với ruộng người dân canh tác truyền thống cho thấy rõ hiệu quả: Chi phí đầu tư thấp hơn 10 triệu đồng trong khi cho doanh thu cao hơn gần 28 triệu đồng, lãi ròng chênh lệch hơn 38 triệu đồng.
Trong 4 mô hình trên, trồng mía xen cây bắp được áp dụng và mở rộng nhiều nhất vì bắp là cây trồng truyền thống của người dân địa phương, dễ canh tác. Mô hình mía xen đậu đen hiệu quả cao nhất, còn mô hình trồng mía xen đậu xanh được khuyến cáo không áp dụng ở Khánh Sơn vì khả năng thích ứng, chống chịu sâu bệnh kém, đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Ngoài ra, dự án còn đào tạo 20 kỹ thuật viên ở cơ sở nắm chắc được các biện pháp kỹ thuật để sau khi dự án kết thúc, đây sẽ là lực lượng nòng cốt tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. Dự án cũng đã biên soạn các quy trình kỹ thuật dưới dạng tờ rơi ngắn gọn, dễ hiểu để giúp người dân nắm bắt kỹ thuật canh tác.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Khánh Sơn, cây mía tím hiện đang có thị trường tiêu thụ ổn định, trước đây chủ yếu bán cho các tỉnh phía Bắc Khánh Hòa như: Bình Định, Phú Yên, hiện nay đã vươn tới thị trường TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Sắp tới, Phòng sẽ tham mưu UBND huyện quy hoạch vùng trồng mía, nhân rộng các mô hình phù hợp, hiệu quả.
K.N
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.