• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Úa mùa cau, đau mùa dưa

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 21/04/2014
Ngày cập nhật: 22/4/2014

Những ngày giữa tháng 4 này đang là chính vụ thu hoạch cau ở miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) và dưa hấu tại các huyện đồng bằng. Thế nhưng, trên những ngọn cau sai trái, quả chín đã chuyển vàng rụng hay dưới những thửa ruộng, dưa hấu đã nứt toác nhưng chẳng được thu hoạch bởi giá rẻ như bèo.

Xóa sổ cây xóa nghèo

Cau từng một thời là cây chủ lực xóa đói giảm nghèo của huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi). Thế nhưng, khoảng 5 năm trở lại đây, khi mà giá cau ở huyện miền núi heo hút này bị thương lái Trung Quốc thâu tóm thì có lúc lên rất cao, có lúc lại rớt thảm hại mà rớt thì nhiều hơn lên nên cau rơi vào ế ẩm, diện tích cứ thu hẹp lại dần khiến lãnh đạo huyện Sơn Tây cuống cuồng tìm giải pháp giữ diện tích trồng cau nhưng cũng chẳng được.

Đang nhặt những quả cau chín rụng đỏ dưới những gốc cau, chị Đinh Thị Trên ở xã Sơn Dung cho biết: “Gia đình tôi trồng khoảng 1.000 cây cau, những năm trước cau tươi được giá, mỗi mùa thu hoạch gia thu về tiền triệu. Tuy vậy, năm nay giá cau xuống thấp, số tiền thu về chẳng được bao nhiêu”.

Theo chị Trên, trước đây thương lái thu mua cau tươi, nhưng những năm gần đây thương lái chỉ mua cau hạt với giá từ 4.000 đồng- 5.000 đồng/kg. “Ngày trước người ta mua cau tươi thì mình chỉ việc hái cau về bán thôi, nhưng bây giờ mình hái cau về còn phải tách bỏ vỏ lấy hạt mới bán được rất mất thời gian. Cứ khoảng 2-3kg quả tươi mình tách bỏ hết vỏ thì được khoảng 1kg hạt tùy theo quả cau nhỏ hay lớn mà giá thì thấp nên chẳng có ai muốn làm” – chị trên nói thêm. Chỉ tay về phía những hàng cau trĩu quả, anh Đinh Văn Xinh ở xã Sơn Dung lắc đầu: Cau thì sai quả đấy nhưng giá cả như thế này nhiều khi không muốn thu hoạch, bởi có khi tiền bán cau không đủ tiền công hái. Anh Xinh tính, vừa công hái cau và bóc vỏ cau, một người làm giỏi lắm một ngày chỉ được khoảng 10kg cau hạt. Với giá bán hiện nay, bình quân chỉ được khoảng trên 50 nghìn đồng. Trong khi đó, tiền công đi phát rẫy keo, chặt keo, lột vỏ keo... cũng từ 120.000 đồng- 150.000 đồng/ngày.

Cau không được giá, người dân đã bắt đầu chặt cau để trồng sắn thay thế. Ảnh: Hà Minh

Cau không được hái, chủ các lò sấy cau cũng thất thu. Chị Nguyễn Thị Kim Ánh ở thôn Huy Măng (xã Sơn Dung), chủ cơ sở chế biến cau lớn nhất vùng, cho biết: Giá cau ruột tươi (quả cau chín, bổ bỏ vỏ) hiện có giá từ 5.000-5.200 đồng/kg. Thế nhưng lượng cau mà người dân đem bán giảm rất nhiều. “Mấy năm trước thì sau 4 tháng thu hoạch (bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4), lượng cau tươi mà tôi mua ước gần 200 tấn. Tuy nhiên năm nay, dù vụ cau đã đi qua nửa thời gian, nhưng mới chỉ mua được khoảng 1/4 lượng đó” – chị Ánh tính toán.

Được xem là xứ sở của cau, ở Sơn Tây, cây cau phủ kín khắp các vườn nhà, vườn đồi và hầu như người dân nơi đây, nhà nào cũng có trồng cau. Theo thống kê, toàn huyện Sơn Tây hiện có khoảng hơn 1.400 ha cau, trong đó có khoảng 80% diện tích cho quả. Vậy nhưng, cây xóa đói giảm nghèo một thời nay có nguy cơ bị xóa sổ dưới sự bất lực của chính quyền địa phương bởi đầu ra do tư thương nước ngoài nắm giữ.

Dưa - năn nỉ người mua

Dọc theo những con đường làng dẫn về các xã Tịnh Trà, Tịnh Hiệp, Tịnh Thọ… (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) là mảnh của những quả dưa hấu được vứt đầy hai bên đường. Đến nỗi, người dân đem hái dưa về cho bò ăn, nhưng bò ăn mãi rồi cũng ngán. Vậy nên, ở những hộ trồng nhiều dưa, hái về không bán được để lâu ngày dưa hư hỏng bốc lên mùi chua ngai ngái. Dưa bỏ trắng đồng, đồng nghĩa với việc người nông dân không những trắng tay mà ôm theo cục nợ vì số tiền bỏ ra đầu tư trồng dưa quá lớn.

Bà Nguyễn Thị Cúc (67 tuổi) ở xã Tịnh Hiệp đang hì hụi “vác” những quả dưa to tròn vo cho vào võng để khiêng về nhà, chẳng thèm ngước nhìn người đối diện, nói luôn một hồi: “dưa với chả dây, đổ mồ hôi mấy tháng trời, mát lòng mát dạ khi thấy dưa lớn phổng phao chỉ chờ ngày hái về bán. Ai dè, đến kỳ thu hoạch, giá thấp thê thảm. Để ngoài ruộng thì mưa xuống nứt toác, đem về nhà thì chẳng có ai đến hỏi mua. Kiểu gì cũng chết”. Cạnh nhà bà Cúc, là ông Phạm Văn Anh cũng đang méo mặt vì vụ dưa này lỗ chỏng gọng.

“Tôi bỏ ra 80 triệu đồng để trồng 2 ha dưa. Đầu vụ, vì 1 ha dưa chín sớm nên chịu lỗ gần 30 triệu đồng để bán cho thương lái với giá 800 đồng/kg. Giờ còn 1 ha đang chín rộ, đi năn nỉ nhiều thương lái đến mua giùm nhưng ai cũng từ chối. Để lâu ngoài đồng, nhiều trái dưa đã nứt toác, chín úng mà bất lực không biết làm sao”. Một số hộ hái về chất đống cho trâu, bò ăn dần. “Nhưng dưa nhiều quá, trâu, bò ăn hoài không hết. Đến 2 con bò của gia đình cũng chẳng thèm ăn nữa. Chắc đành bỏ thúi cả trăm triệu đồng đầu tư trồng dưa mất thôi!”- Chị Nguyễn Thị Lên, ngụ xã Tịnh Trà than thở.

Dưa hấu ở xã Tịnh Hiệp đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn nằm trắng ruộng, chẳng có ai đến hỏi mua nên người dân cũng chẳng thèm đem về. Ảnh: Hà Minh

Dọc đường về Sơn Tịnh, chỉ duy nhất bắt gặp một chiếc xe tải mang biển số Quảng Nam đang thu mua dưa của người dân. Dừng lại hỏi mấy nhân viên đang chất dưa lên xe, nói là gom dưa giùm cho chủ chứ không biết hai bên (chủ dưa và người mua) mua bán thế nào. Lái xe Nguyễn Văn Thanh cho biết đầu vụ, hàng chục xe nhộn nhịp về Sơn Tịnh mua dưa, nhưng do cả nửa tháng nay bị “tắc” tại cửa khẩu Tân Thanh qua Trung Quốc nên chẳng có xe nào về được để thu mua nữa.

Chủ tịch MTTQVN xã Tịnh Hiệp ông Huỳnh Đoàn ngao ngán khi được hỏi về dưa: “Lỗ tàn canh. Sơn Tịnh có hơn 2.000ha dưa thì Tịnh Hiệp đã có hơn 1.300ha, đó là chưa kể đến diện tích tự phát. Dưa ế là hậu quả của việc trồng theo phong trào thôi. Xã khuyến cáo rồi mà không nghe đấy”.

Câu nói của ông Đoàn nghe có vẻ chua chát và mỉa mai nhưng đó lại là một thực tế đang diễn ra lâu nay không chỉ của miền Trung. “Vậy nhưng, cũng chẳng thấy ngành Nông nghiệp có khuyến cáo hay quy hoạch vùng trồng dưa” – một cán bộ Sở NN&PTNT Quảng Ngãi thừa nhận.

Hà Minh

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang