Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 26/06/2015
Ngày cập nhật:
29/6/2015
Có nhiều loại thủy sản thương phẩm, thủy sản giống không rõ nguồn gốc được bày bán, lưu thông trên địa bàn Hà Nội đang là mối lo ngại của cả người nuôi trồng thủy sản (NTTS) và người tiêu dùng Thủ đô.
Còn nhiều mối lo
Với diện tích hơn 21.000ha mặt nước NTTS, sản lượng thủy sản thu hoạch của Hà Nội đạt khoảng 90.000 tấn, song mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng, còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành trên cả nước. Bình quân mỗi ngày, sản phẩm thủy, hải sản được tiêu thụ tại các chợ lớn trên địa bàn TP ở dạng tươi sống khoảng 800 - 1.000 tấn, trong đó lớn nhất là chợ cá Yên Sở, khoảng 50 - 60 tấn/ngày. Trong quý I/2015, sản lượng cá từ các nơi đưa về tiêu thụ tại chợ cá Yên Sở khoảng hơn 5.000 tấn. Điều đáng nói, trong quá trình kiểm tra, Chi cục Thủy sản Hà Nội vẫn phát hiện một số lô hàng vào chợ chưa có giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc như cá tầm, cá quả, ếch… khiến cho người tiêu dùng lo lắng về chất lượng sản phẩm.
Thu hoạch cá tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa. Ảnh: Quang Thiện
Không chỉ thủy sản thương phẩm, chất lượng giống thủy sản cũng là vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Thực tế, hoạt động kiểm soát giống thủy sản còn hạn chế, dẫn tới tình trạng con giống không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn dịch bệnh vẫn được lưu thông, gây thiệt hại lớn cho người NTTS. Trong khi đó, việc kiểm tra những cơ sở, cá nhân kinh doanh giống thủy sản hiện rất khó khăn, nhiều đối tượng thậm chí còn chưa có giấy phép hành nghề. Ông Chu Văn Hồng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Thủy sản Đồng Tâm, xã Phú Đông, huyện Ba Vì chia sẻ, hiện nay, HTX đang tích cực triển khai NTTS theo hướng ATTP nhưng gặp nhiều khó khăn về nguồn giống đảm bảo chất lượng. Đơn cử, với giống cá rô phi Đường Nghiệp, các cơ sở trên địa bàn sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu nên chủ yếu con giống được nhập lậu qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, hệ thống kinh doanh thủy sản trên địa bàn TP cũng chưa được đầu tư đồng bộ, số cơ sở đảm bảo ATTP trong lĩnh vực này còn khá ít ỏi. Hơn nữa, ý thức chấp hành quy định pháp luật về điều kiện đảm bảo ATTP của người sản xuất, kinh doanh thủy sản chưa cao. Đó là chưa kể tình trạng sử dụng hóa chất độc hại để đánh bắt thủy hải sản cũng gây ra nhiều mối lo về chất lượng sản phẩm.
Kiểm soát chặt chẽ
Cùng với rau quả và thịt, thủy sản là một trong những mặt hàng thực phẩm quan trọng trong bữa cơm của mỗi gia đình. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với TP Hà Nội và Sở NN&PTNT 21 tỉnh, thành khu vực phía Bắc khởi động một chương trình chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn cho Thủ đô kéo dài cho cả giai đoạn 2015 - 2020. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng thủy sản lưu thông trên địa bàn TP cũng là một yêu cầu đặt ra cấp thiết cho ngành nông nghiệp Thủ đô. Theo ông Nguyễn Thành Lưu - Giám đốc Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội, hiện nay thủy sản vẫn đang được sản xuất theo hướng đại trà nên sản phẩm chất lượng cao bị đánh đồng với sản phẩm chất lượng thấp. Bởi vậy, các địa phương cần lựa chọn phân khúc có ưu thế để sản xuất và tập trung đảm bảo chất lượng sản phẩm, giám sát chặt chẽ về ATTP. Ông Trần Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ NTTS (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT) đề nghị Hà Nội cần đẩy mạnh hướng dẫn người dân NTTS theo hướng VietGAP, có ghi chép sổ sách, nhật ký đồng ruộng đầy đủ. Trong đó lưu ý phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu giống thủy sản đến vật tư đầu vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nhằm đảm bảo ATTP. Đồng thời, phối hợp với các địa phương để kiểm soát chất lượng thủy sản đưa về Hà Nội tiêu thụ.
Nhằm đảm bảo ATTP đối với mặt hàng thủy sản, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã lên kế hoạch tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản từ các địa phương khác về tiêu thụ tại Thủ đô, thông tin kịp thời để phối hợp quản lý từ nơi sản xuất. Đồng thời khuyến khích và kết nối các DN tham gia sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thủy sản an toàn.
Định hướng đến năm 2030, toàn TP có 70 - 80 vùng NTTS có quy mô diện tích từ 30 - 200ha, trên 1.000 trang trại NTTS kết hợp với chăn nuôi, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu.
Thiện Quang
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.