• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Phát triển ngành cá tra theo hướng bền vững

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 09/07/2015
Ngày cập nhật: 12/7/2015

Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT (Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Qua đó, ĐBSCL đang hướng đến phát triển ngành cá tra theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra trên thị trường...

Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm 2015 và kết quả 1 tháng áp dụng Giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm cho đăng ký Hợp đồng xuất khẩu theo Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.

Về tình hình nuôi cá tra, tính đến ngày 30-6-2015 diện tích nuôi thả mới tại ĐBSCL là 1.959 ha (tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2014), diện tích thu hoạch là 1.857 ha (giảm 0,51% so với cùng kỳ), sản lượng đạt 516.140 tấn (tăng 1,22% so với cùng kỳ). Các địa phương có diện tích nuôi và sản lượng cao là: Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ (chiếm khoảng 88% tổng diện tích và sản lượng của ĐBSCL)… Giá cá tra nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2015 từ 19.000 - 24.500 đồng/kg; trong đó vào tháng 1 và 2, giá cá nguyên liệu cao hơn cùng kỳ năm 2014 từ 400 - 1.350 đồng/kg, tuy nhiên từ cuối tháng 2 đến nay giá cá có xu hướng thấp hơn từ 500 - 4.500 đồng/kg… Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đến 31 - 5 đạt hơn 616 triệu USD (giảm 9,6% so với cùng kỳ). Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 21,8% (tương đương 134,66 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ), thị trường EU chiếm 19,3% (tương đương 118,956 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ). Các thị trường như ASEAN, Trung Quốc, Canada có mức tăng trưởng ổn định. Các thị trường Mexico, Colombia, Úc có mức tăng trưởng âm. Đến nay, cá tra Việt Nam đã xuất khẩu mở rộng đến 113 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Các doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra. Trong ảnh: Hoạt động chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở TP Cần Thơ.

Chính phủ đã giao cho Hiệp hội Cá tra Việt Nam thực hiện đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra, tính đến ngày 27-6-2015 việc xác nhận hợp đồng xuất khẩu cá tra được thực hiện tốt. Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã xác nhận cho 184 doanh nghiệp xuất khẩu với 14.523 bộ hồ sơ và tổng khối lượng các lô hàng là 475.294 tấn (tính từ ngày 1-1 đến 27-6-2015)… Từ ngày 1-6-2015, khi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra với Hiệp hội Cá tra Việt Nam cần bổ sung thêm thông tin về vùng nuôi (theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT). Sau một tháng thực hiện điều kiện vùng nuôi như đăng ký vùng nuôi, nuôi cá tra thương phẩm, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có được bộ dữ liệu ban đầu bao gồm về vùng nuôi, chủ thể vùng nuôi đang tham gia liên kết xuất khẩu với các công ty chế biến, quản lý vùng nuôi của địa phương, khả năng sử dụng nguyên liệu đối với lượng xuất khẩu dự kiến đến 31-12-2015. Tính đến ngày 27-6-2015, tổng diện tích đăng ký nuôi cá tra thương phẩm đạt 900 ha (trong đó doanh nghiệp 834 ha và hộ nuôi là 66 ha), tổng sản lượng dự kiến 326.448 tấn…

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, thời gian qua, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã quan tâm có chính sách hỗ trợ ngành hàng cá tra. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP đã đưa ra các quy định cho hoạt động từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu cá tra đều phải đáp ứng nhằm thực hiện theo dõi sát sao, cân đối sản lượng nguồn cung cá nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc và đáp ứng cho việc phân tích, dự báo ngành; quy định về các tiêu chuẩn vùng nuôi; quy định về chất lượng sản phẩm, đảm bảo xuất khẩu. Nghị định có hiệu lực từ ngày 20-6-2015, tuy mới chỉ triển khai trong thời gian ngắn nhưng đã tạo những bước đi hết sức căn bản, đảm bảo cho sự phát triển dài hạn, đối phó các vụ tranh chấp, kiện tụng chống bán phá giá, yêu cầu truy xuất nguồn gốc và Đạo luật nông nghiệp của Mỹ. Đó là triển khai quy hoạch lại vùng nuôi, sản xuất theo tiêu chuẩn (VietGAP hoặc tiêu chuẩn tương đương), cấp mã số vùng nuôi, yêu cầu về công bố thông tin, về tỷ lệ mạ băng, hàm ẩm và đăng ký hợp đồng. Ngoài ra, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đang dần phát huy vai trò cầu nối liên kết trong chuỗi giá trị cá tra và được sự ủng hộ của các địa phương, các bộ ngành Trung ương. Bên cạnh thuận lợi, ngành cá tra cũng còn gặp nhiều khó khăn như: khi Chính phủ cho lùi thời gian thực hiện tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm thì lại nổi lên những thông tin Nghị định 36/2014/NĐ-CP sẽ được bãi bỏ, hoặc sẽ sửa đổi hoàn toàn. Tác động các luồng thông tin trên thực tế là có ảnh hưởng, công tác quy hoạch cụ thể ở các tỉnh, việc cấp mã số vùng nuôi bị chậm lại so quy định, việc triển khai VietGAP ở khu vực nuôi có khả năng không hoàn thành kịp trong năm 2015. Tình hình cạnh tranh của sản phẩm thay thế như cá tuyết hay cá rô phi với nguồn cung ngày càng dồi dào và giá giảm sẽ làm giảm thị phần tiêu thụ của cá tra đặc biệt là trong khối EU. Điều này sẽ làm ảnh huởng đến vị trí của cá tra trên thị trường thế giới. Các rào cản thương mại được đặt ra và gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu như thuế chống bán phá giá và đạo luật nông nghiệp của Hoa Kỳ. Các quy định nhập khẩu ngày càng khắt khe sẽ gây khó khăn trong việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam...

Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho rằng: Trong 6 tháng đầu năm 2015, ngành cá tra sản xuất tăng, xuất khẩu giảm, cơ cấu thị trường thay đổi… Thị trường thay đổi theo hướng xuất khẩu sang ASEAN và Trung Quốc tăng lên, ổn định ở Mỹ, nhưng thị trường EU giảm mạnh. Việc các doanh nghiệp đăng ký hợp đồng xuất khẩu và vùng nuôi tạo điều kiện cho Hiệp hội nắm được tình hình xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, hàng tồn kho… để báo cáo với Bộ NN&PTNT, định hướng phát triển ngành cá tra. Về đăng ký hợp đồng xuất khẩu cũng đang được các doanh nghiệp quan tâm. Hiệp hội đã xây dựng phần mềm cho các doanh nghiệp đăng ký online, không cần phải gửi hồ sơ để giảm thời gian cho doanh nghiệp; hướng tới Hiệp hội sẽ tích hợp với mạng hải quan để doanh nghiệp khai báo thuận lợi…

Đầu năm đến nay, toàn TP Cần Thơ thả nuôi 708 ha cá tra và đã thu hoạch 244 ha (sản lượng 60.654 tấn). Từ ngày 1-1-2015 đến nay Chi cục Thủy sản thành phố đã xác nhận 139 giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm với diện tích 233 ha, sản lượng dự kiến hơn 100.000 tấn. Ông Nguyễn Minh Thạnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: Qua triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP và Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT, TP Cần Thơ nhận thấy tới thời điểm này là phù hợp và ủng hộ. Bởi vì Nghị định và Thông tư nhằm mục tiêu là định hướng ngành cá tra phát triển đúng hướng.

Theo ông Phan Kim Sa, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, 6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Đồng Tháp có những hoạt động tích cực, xuất khẩu về lượng tăng trên 7%, kim ngạch tăng trên 15%. Việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp cho rằng tốn thời gian, nhưng về mặt quản lý nhà nước địa phương ủng hộ và phải thực hiện cho tốt. Bởi Việt Nam đã hội nhập sâu vào thị trường thế giới, nhiều thị trường xuất khẩu cá tra cũng đòi hỏi truy xuất nguồn gốc... Đối với tiêu chuẩn VietGAP, đa số doanh nghiệp đề nghị lùi thời gian áp dụng qua 30-6-2016 thay vì 31-12-2015. Giấy chứng nhận vùng nuôi, doanh nghiệp và hộ dân đăng ký còn lúng túng và chậm, nếu được có thể xem xét cho lùi thời gian đăng ký nhưng không để kéo dài sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, quảng bá sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới.

ANH KHOA

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang