Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 26/07/2015
Ngày cập nhật:
27/7/2015
Các cơ sở này đều ở Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 26/7, Đại tá Nguyễn Thành Luân, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an Thừa Thiên Huế cho biết, sau một thời gian theo dõi, lực lượng của đơn vị đã đột kích bắt quả tang 2 cơ sở kinh doanh thủy sản đang thực hiện hành vi bơm tạp chấp lạ vào tôm sú chết nhằm tăng trọng bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới.
Tang vật được cơ quan công an phát hiện
Các cơ sở kinh doanh thủy sản bị lực lượng cảnh sát môi trường Công an Thừa Thiên Huế phát hiện bắt quả tang nhân viên đang dùng kim tiêm bơm tạp chất lạ vào tôm nhằm tăng trọng bán kiếm lời là cơ sở kinh doanh thủy sản Thân Huệ (tại địa chỉ 268 Kinh Dương Vương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) do ông Lê Văn Thân (47 tuổi) làm chủ và cơ sở kinh doanh thủy sản Hồng Dung (tại 169 Kinh Dương Vương, thị trấn Thuận An) do ông Võ Mạnh Hùng (45 tuổi) làm chủ.
Lực lượng công an đã thu giữ tang vật gồm: 150 kg tôm sú đã chết, 202 kg tạp chất và 80 kim tiêm. Theo kết quả điều tra ban đầu, 2 cơ sở kinh doanh này hoạt động từ năm 2012 đến nay, thường xuyên nhập tôm sú chết, rồi bơm chất lạ vào tôm nhằm mục đích tăng trọng để bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thu lợi nhuận bất chính.
Công an bắt quả tang nhiều người đang ngồi bơm tạp chất vào tôm tại cơ sở ở Phú Vang
Theo một cán bộ điều tra, việc bơm tạp chất vào tôm nói trên thực chất là bơm bột agar (bột thạch rau câu) vào tôm sú để biến những con tôm đông lạnh màu nhợt nhạt, hư hỏng thành con tôm có màu tươi sống và tăng được trọng lượng. “Hành vi này đã làm ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm và gian lận thương mại”- cán bộ điều tra này cho biết.
Hiện, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an Thừa Thiên Huế đã niêm phong toàn bộ tang vật và gửi mẫu phân tích kiểm nghiệm thực phẩm có kết quả cụ thể để tiếp tục điều tra, xử lý đúng quy định của pháp luật.
Thái Bình
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.