Nguồn tin: Báo Cà Mau, 01/01/2015
Ngày cập nhật:
4/1/2015
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi thuỷ sản chiếm 27,9% diện tích nuôi thuỷ sản của cả nước và chiếm đến 39% diện tích nuôi thuỷ sản vùng ĐBSCL. Song, chuỗi liên kết trong nuôi thuỷ sản của tỉnh vẫn còn bỏ ngỏ. Nghịch lý này đang là rào cản lớn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.
Tại hội thảo giải pháp thị trường sản phẩm tôm xuất khẩu trung tuần tháng 12/2014 tại Cà Mau, Tiến sĩ Phan Thanh Lâm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2, nhận định, hiện nay con tôm Cà Mau có mặt ở 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD và dự báo năm 2014 đạt khoảng trên 1,3 tỷ USD. Nhưng thách thức đang đặt ra đối với xuất khẩu thuỷ sản trên các mặt từ nguyên liệu đầu vào lẫn đầu ra, năng lực cạnh tranh lẫn quản trị doanh nghiệp xuất khẩu.
Thách thức về nguồn cung
Thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu đang là vấn đề nóng. Các nhà máy chỉ hoạt động khoảng 48% công suất thiết kế do tôm nuôi liên tục bị dịch bệnh chết kéo dài. Mặt khác, một phần nguồn tôm nguyên liệu trong tỉnh “chạy” ra ngoài tỉnh.
Khi thu hoạch tôm, phần lớn người dân bán qua nhiều thương lái mới đến đại lý, sau đó đại lý mới bán lại nhà máy chế biến.
Thị trường xuất khẩu tiềm ẩn đầy rủi ro và biến động khó lường bởi rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu tôm như Mỹ áp đặt thuế chống phá giá, Nhật Bản tuy đã mới nới lỏng kiểm soát chất Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam từ 0,01 ppm lên 0,2 ppm, song, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước việc sử dụng kháng sinh, các chất cấm trong nuôi trồng, bảo quản thuỷ sản chưa kiểm soát được…
Theo Tiến sĩ Phùng Giang Hải, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Việt Nam là 1 trong 3 nước đứng đầu về số vụ hàng thuỷ sản đưa đến cửa khẩu bị trả về ở 4 thị trường tiêu thụ chủ lực là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia, tổn thất trên 14 triệu USD/năm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là dư lượng kháng sinh cấm liên tục bị phát hiện trong các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu của nước ta chính là ở khâu nguyên liệu. Phần lớn các hộ nuôi tôm sản xuất nhỏ lẻ, trình độ kỹ thuật hạn chế nên việc sử dụng các chất kháng sinh thường rất khó kiểm soát. Do đó, việc tăng cường giám sát chất lượng nguyên liệu thuỷ sản tại các vùng nuôi là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay.
Theo khảo sát của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, Sở NN&PTNT, khi thu hoạch tôm nuôi, có 95% người nuôi bán tôm theo hình thức thu gom của các thương lái, 4% bán cho các vựa thu mua và chỉ có 1% là tiêu thụ thẳng đến thị trường người tiêu dùng nội địa. Rõ ràng, người nuôi tôm đã phải trải qua nhiều công đoạn mới đưa được sản phẩm đến với thị trường, từ đó lợi nhuận của họ giảm dần qua các trung gian không đáng có.
Liên kết nâng cao giá trị con tôm
Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, để khắc phục tình trạng trên, phải thực hiện bằng được chuỗi liên kết trong sản xuất đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh. Các doanh nghiệp thuỷ sản và người dân cần liên kết chặt chẽ, trao đổi về tổ chức trong liên kết sản xuất và hỗ trợ nhau trong sản xuất, gắn trách nhiệm của người nuôi với doanh nghiệp.
Theo đó, người nuôi tôm phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, Sở NN&PTNT sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh đầu tư vùng nguyên liệu thông qua chuỗi liên kết từ người nuôi đến nhà máy. Ðẩy mạnh chế biến hàng giá trị gia tăng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm nhằm tiết kiệm nguyên liệu, giảm giá thành, tăng kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.
Theo ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau (CASEP), giữa người nuôi và doanh nghiệp phải liên kết với nhau một cách chặt chẽ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Có nghĩa là người nuôi thì liên kết với doanh nghiệp, doanh nghiệp tìm hiểu thị trường yêu cầu tiêu chuẩn gì để triển khai lại người nuôi. Phải làm sao 2 bên cùng hợp tác chặt chẽ, bảo đảm người nuôi cũng đưa vào nguyên liệu sạch và doanh nghiệp chế biến có nguyên liệu sạch để chế biến sản phẩm chất lượng cao. Làm được điều này vừa nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất khẩu, vừa giúp cho các doanh nghiệp vượt qua hàng loạt rào cản mà thị trường các nước đã và đang đặt ra.
Trung Ðỉnh
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.