Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 13/08/2015
Ngày cập nhật:
14/8/2015
Sau mưa lụt, nguy cơ phát sinh dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn. Để bà con nông dân chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Thiều Văn Thành, Chi cục phó Chi cục Thú y để làm rõ nội dung này.
- Ông có thể cho biết cụ thể ảnh hưởng của mưa lụt đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay và cách phòng chống hiệu quả?
+ Sau đợt mưa lụt vừa qua, hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản của bà con nông dân trong tỉnh đã mất trắng hoàn toàn. Hàng trăm ha nuôi trồng thuỷ sản đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mưa lớn kéo dài làm nhiệt độ giảm, hàm lượng ô xy hoà tan trong nước giảm, độ mặn giảm đột ngột, pH nước ao nuôi giảm, tính độc của khí H2S tăng lên, sức đề kháng của tôm, cá nuôi giảm, các tác nhân gây bệnh (virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm) có cơ hội phát triển, tấn công và gây bệnh cho tôm, cá nuôi. Theo đó, người nuôi thuỷ sản cần chú ý thực hiện tốt một số công việc sau: Thứ nhất, phải gia cố hệ thống bờ, cống, lồng, bè và các công trình nuôi đảm bảo an toàn khi có mưa lớn, thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường (mức nước dâng do mưa lớn, độ pH, nhiệt độ, ô xy hoà tan, độ mặn…) tình trạng sức khoẻ của tôm, cá nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Đối với ao, đầm nuôi tôm, cá quảng canh, quảng canh cải tiến, bà con cần rãi đều vôi bột để khử phèn rửa trôi quanh bờ ao, lượng bón từ 2 - 3kg/100m2; hoà nước vôi bột, té đều khắp ao nuôi, liều lượng 20 - 30kg/10.000m2; tháo bớt nước mặt, giảm phân tầng nước; giảm hoặc ngừng cho ăn trong những ngày mưa lớn. Đối với ao nuôi tôm, cá thâm canh, bán thâm canh, bà con cần tăng cường, duy trì quạt nước thường xuyên, tránh phân tầng nước, tăng hàm lượng ô xy hoà tan; duy trì ổn định pH, độ kiềm trong ao bằng cách bón vôi sống, đôlômite, khoáng hoá sinh; bổ sung khoáng vi lượng, vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm, cá nuôi, đồng thời kiểm soát chặt lượng thức ăn, tránh dư thừa.
- Để phòng tránh các yếu tố gây dịch bệnh đối với thuỷ sản nuôi, ông có khuyến cáo gì đối với bà con nông dân?
+ Sau các đợt mưa lớn kéo dài nếu gặp thời tiết nắng nóng sẽ làm nhiệt độ trong ao nuôi tăng cao đột ngột, quá trình phân giải chất hữu cơ lắng đọng gia tăng, độ trong giảm do tảo phát triển mạnh, gây biến động pH trong ngày lớn, thiếu ô xy vào ban đêm, khí độc (NH3, H2S) phát tác… gây hại cho tôm, cá nuôi. Vì vậy, ngay sau khi kết thúc đợt mưa lớn kéo dài, bà con cần thực hiện ngay một số công việc như: Thay nước (đã qua xử lý) 20 - 30%; vệ sinh đáy đầm nuôi; khử trùng nước ao bằng một số hoá chất như: VikonA, ViCaTo, BKC… và gây cấy lại hệ vi sinh vật có lợi, phân huỷ chất hữu cơ lắng đọng trong ao ngay sau 12 giờ. Duy trì độ trong từ 35 - 40cm, độ pH 7,5 - 8,5, hàm lượng ô xy hoà tan > 4mg/l, độ kiềm 80 - 120mg CaCO3/l. Tăng cường bổ sung khoáng vi lượng, vitamin C vào thức ăn và duy trì chế độ cho ăn hợp lý. Định kỳ xử lý nước ao nuôi bằng một số khoáng chất, thảo dược có khả năng hấp thu khí độc như: Zeolite, YuCa hoặc sản phẩm được phép lưu hành và sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Chủ động giám sát dịch bệnh, nếu thấy có hiện tượng tôm, cá chết, mắc bệnh, hoặc nghi mắc bệnh, bà con cần báo ngay cho cán bộ thú y xã hoặc trạm thú y hoặc chính quyền địa phương để cùng phối hợp xử lý, tuyệt đối không xả thải chất thải, nước thải chưa qua xử lý, tôm, cá chết, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh ra ngoài môi trường làm ô nhiễm hoặc lây lan dịch bệnh.
- Ngành Thú y đã có các biện pháp gì để giúp người nuôi phòng tránh và giảm thiểu các thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với thuỷ sản nuôi?
+ Vâng, ngay khi có mưa lớn trên địa bàn tỉnh, Chi cục Thú y đã chỉ đạo Trạm Thú y các huyện, thị xã, thành phố, cán bộ thú y cơ sở tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương tăng cường giám sát, chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh thuỷ sản nuôi, kịp thời báo cáo, tham mưu và triển khai ngay các biện pháp khoanh vùng, xử lý ổ dịch phát sinh, không để dịch bệnh lây lan; tích cực tư vấn, hỗ trợ nhân dân quản lý, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh thuỷ sản nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
- Xin cảm ơn ông!
Hữu Việt (thực hiện)
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.