• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đã có cách ‘giải cứu’ cá tra

Nguồn tin: Thương Mại Thủy Sản, 13/08/2015
Ngày cập nhật: 15/8/2015

Mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra được đánh giá là hiệu quả.

Sau một năm thực hiện thí điểm “Chuỗi liên kết dọc cá tra” cho thấy mô hình này đã giải quyết được những khó khăn, bế tắc tồn tại hàng chục năm nay đối với lĩnh vực này.

Nông dân sướng

Gia đình ông Lê Quang Vinh ở xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành, An Giang) vốn gắn bó với nghề nuôi cá tra từ lâu. Sau thời điểm năm 2008, do nuôi cá tra gặp khó khăn, giá giảm, thua lỗ nặng nên ông Vinh tính chuyện “treo ao” bỏ nghề nuôi cá.

“Khi có chương trình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra, tôi đã đăng ký tham gia” - ông Vinh kể. Theo ông Vinh, trước đây khi còn nuôi tự do, tự kiếm mối bán thì gặp đủ thứ khó khăn. Có khi bức bách chuyện thức ăn cho cá phải vay nóng với lãi suất cao. Cá tới lứa bán phải chạy vạy tìm nơi tiêu thụ nhưng nhiều khi bán không được.

“Nay vô chuỗi khỏe re. Cá tới lứa, thu hoạch ngay đưa về nhà máy để chế biến xuất khẩu. Sau khi công ty quyết toán, lấy giá trị của sản lượng cá trừ đi phí thức ăn, thuốc men đã sử dụng…, phần dôi dư là lợi nhuận, nông dân chỉ việc đến ngân hàng nhận tiền” - ông Vinh nói vẻ hào hứng.

Cũng như ông Vinh, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Vĩnh Thạnh Trung (huyện Châu Phú) vừa thu hoạch 196 tấn cá với lợi nhuận hơn 300 triệu đồng cho biết: “Nuôi cá mà không phải lo vốn, chẳng phải lo chuyện bán cá, không phải đi đòi nợ dài dài. Gia đình tôi chỉ tập trung nuôi cá sao cho tốt, thu hoạch xong ao nào là tới ngân hàng lãnh tiền lời về. Chưa bao giờ dân nuôi cá tra tụi tui... sướng được như vầy!”.

Không chỉ ông Vinh, ông Tuấn mà nhiều nông dân tham gia chuỗi liên kết tiêu thụ cá tra cũng cho biết giá thành nuôi cá trong chuỗi giảm trên 500 đồng/kg so với nuôi tự do (không tham gia chuỗi liên kết) và lợi nhuận mỗi kg cá thấp nhất 1.500 đồng. Tính chung, nếu so với nuôi tự do, lợi nhuận cao hơn từ 48,7 - 57,4 triệu đồng/ha/vụ. Trong tình hình nuôi cá tra đang khó khăn như hiện nay, đây là mức lãi tốt.

Các bên đều thắng

Đầu tháng 8-2014, chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra đi vào hoạt động với tám nông dân và các công ty xuất khẩu, chế biến thức ăn thủy sản, cung cấp thuốc thú y thủy sản… tham gia. Tổng diện tích thả nuôi trên 41 ha.

Khi tham gia chuỗi này, nông dân được vay vốn bằng hình thức tín chấp lên đến 90%, 10% còn lại là thế chấp. Khi thu hoạch cá được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cho vay theo mô hình này cũng tạo thuận lợi rất lớn cho người nuôi cá và doanh nghiệp để họ chủ động đàm phán với các doanh nghiệp cung ứng thức ăn nuôi cá. Qua đó được cung cấp thức ăn với giá thấp hơn giá thị trường, hưởng mức chiết khấu cao hơn. Còn Nhà nước thực hiện được vai trò quản lý vĩ mô, dễ dàng nắm bắt được nhu cầu thị trường cũng như sản lượng nuôi của nông dân, trên cơ sở đó điều tiết cung cầu một cách hợp lý...

Ông Nguyễn Thái Sơn, Giám đốc điều hành chuỗi của Công ty TNHH SXTMDV Thuận An (An Giang), cho biết: “Qua một chu kỳ nuôi, đến nay chúng tôi chưa thấy có phát sinh gây bất lợi cho các bên tham gia. Chỉ có yếu tố giá là phụ thuộc vào thị trường nhưng sẽ khắc phục được trong thời gian tới khi các nhà máy tiến hành liên kết ngang để đưa ra một giá sàn mua và bán. Lúc đó sẽ tránh được tình trạng doanh nghiệp tranh mua, tranh bán phá giá lẫn nhau. Điều quan trọng hơn là khách hàng nước ngoài an tâm về chất lượng sản phẩm của Việt Nam”.

Còn ở chuỗi liên kết tại Đồng Tháp, ông Trần Văn Hùng, đại diện Công ty TNHH Hùng Cá, cho hay: “Qua mô hình phát vay, doanh nghiệp thuận lợi và nông dân tham gia chuỗi đảm bảo được lợi nhuận nên thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đề nghị mở rộng thêm các hộ dân tham gia chuỗi”.

Không chỉ doanh nghiệp mới nhìn thấy hướng mở và lợi ích từ chuỗi liên kết, mà chính người nông dân đã nhìn nhận được vấn đề. Nông dân Nguyễn Văn Tấn nói: “Nếu so sánh giữa nuôi cá tự do với nuôi cá theo mô hình liên kết chuỗi thì tôi khẳng định mô hình liên kết là mô hình bền vững. Ví dụ: Khi tham gia, nông dân không sợ mua phải thức ăn kém chất lượng mà giá lại tốt nhất. Thực tế trong gần 20 năm qua cho thấy nếu mãi làm ăn riêng lẻ thì chỉ có thua thiệt mà thôi. Đi vào con đường hợp tác, liên kết để sản xuất có lợi cho tất cả các bên”.

Đánh giá về mô hình này, ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, cho rằng: “Mô hình trên đã đem lại hiệu quả thiết thực khi tất cả thành phần tham gia gắn kết cùng nhau nên giảm tối đa rủi ro và đều cùng được hưởng lợi. Mô hình là lối ra cho con cá tra trong bối cảnh khó khăn hiện nay và cũng là xu thế tất yếu để giúp con cá tra phát triển bền vững”.

Muốn chung “một nhà” với nông dân

Ông Võ Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, cho hay Ngân hàng Nhà nước đang triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14 đối với lĩnh vực cá tra. Việc thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và xuất khẩu cá tra đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.

“Ngành ngân hàng muốn trở thành nhà thứ năm trong chuỗi liên kết gồm: Nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - Nhà nước và nhà ngân hàng” - ông Tuấn khẳng định.

Khi cho vay theo chuỗi chúng tôi rất yên tâm. Ngân hàng kiểm soát được dòng tiền lưu chuyển - kể cả khi doanh nghiệp xuất bán sản phẩm cho nước ngoài, vì vậy mức độ rủi ro trong cho vay được hạ thấp. Cái lợi nhất ở đây là ngân hàng bơm được đồng vốn vào nền kinh tế một cách đúng lúc, kịp thời, đúng đối tượng để giúp cho ngành cá và nền kinh tế phát triển.

Ông NGUYỄN VĂN SƠN - Giám đốc Agribank Chi nhánh An Giang

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang