• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả từ mô hình chuỗi liên kết cá tra

Nguồn tin: Tiền Giang, 30/08/2015
Ngày cập nhật: 1/9/2015

Ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cho biết, triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, đối với lĩnh vực cá tra, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra được tham gia chương trình. Việc thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và xuất khẩu cá tra đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.

Hiện nay, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An tại Đồng Tháp và An Giang thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra với tổng số tiền là 1.642 tỷ đồng, dư nợ cho vay đến nay đạt 1.346 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng số tiền cam kết cho vay. Riêng nhóm Công ty TNHH Hùng Cá, dư nợ cho vay đến 31/12/2014 là1.045,86 tỷ đồng, đạt 74,33% hạn mức được phê duyệt. Đối với 306 hộ dân thực hiện mô hình liên kết nuôi, sản lượng cá dự kiến thu mua khi thu hoạch 240 tấn/ha/năm, lợi nhuận chia cho hộ dân ước tính 70 tỷ đồng/năm (theo đề án); đối với 20 hộ dân thực hiện mô hình liên kết 3 bên (cung ứng thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật), lợi nhuận chia cho 20 hộ dân ước tính 29 tỷ đồng/năm.

Trong mô hình này, lợi ích mà doanh nghiệp có được là doanh nghiệp đã tạo ra những vùng sản xuất lớn để có điều kiện sản xuất cùng một loại giống, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng để tăng năng suất lao động. Giúp doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất theo đúng kế hoạch của công ty từ đó loại bỏ được tình trạng khan hiếm nguyên liệu sản xuất, phải thu mua nguyên liệu với giá cao làm tăng chi phí đầu vào của sản phẩm. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường...

Đối với người nông dân, có thể nhận thấy những lợi ích mang lại cho họ khi tham gia chuỗi liên kết như được các doanh nghiệp đầu mối hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất, được cung cấp đầy đủ giống, vật tư phục vụ sản xuất và ngay cả ứng trước tiền trang trải sinh hoạt phí; thu nhập cao hơn do hiệu quả sản xuất được nâng lên và ở một số nơi người nông dân đã thực sự trở thành người “công nhân” nông nghiệp với thu nhập ổn định.

Sau một năm triển khai, chương trình cho vay thí điểm đã đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, xây dựng nông thôn mới và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ. Việc ban hành và triển khai thực hiện cho vay thí điểm đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong suốt những năm trước đây đối với hoạt động nuôi cá tra, cụ thể: tạo điều kiện cho việc xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ giữa người nông dân nuôi cá và doanh nghiệp chế biến để sản phẩm cá tra phát triển ổn định và bền vững; giải quyết được khó khăn về vốn sản xuất, về việc không đủ tài sản bảo đảm để vay vốn nuôi cá.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cho vay thí điểm cũng tạo thuận lợi rất lớn cho người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến, giúp họ chủ động đàm phán với các doanh nghiệp cung ứng thức ăn nuôi cá để được cung cấp thức ăn với một mức giá thấp hơn giá thị trường; hưởng mức chiết khấu cao hơn; phương thức giao nhận hàng hóa, hình thức và thời gian thanh toán thuận lợi hơn; từ đó giúp họ chủ động hơn trong hoạt động nuôi cá và chế biến, góp phần giảm giá thành và tăng hiệu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra.

Ông Trần Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá (Đồng Tháp) cho biết, qua mô hình phát vay, doanh nghiệp thuận lợi hơn về nguồn nguyên liệu và nông dân tham gia chuỗi đảm bảo được lợi nhuận nên thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đề nghị mở rộng thêm các hộ dân tham gia chuỗi. Không chỉ doanh nghiệp nhìn thấy hướng mở và lợi ích từ chuỗi liên kết mà chính người nông dân đã nhìn nhận được vấn đề. Còn theo ông Nguyễn Văn Tấn, nông dân tham gia chuỗi liên kết nuôi cá tra với Công ty Hùng Cá, nếu so sánh giữa nuôi cá tự do với nuôi cá theo mô hình liên kết chuỗi thì mô hình liên kết là mô hình bền vững, bởi khi tham gia chuỗi nông dân không sợ mua phải thức ăn kém chất lượng mà giá lại tốt nhất.

Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với nỗ lực của toàn ngành ngân hàng, dư nợ cho vay đối với ngành cá tra đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân trên địa bàn các tỉnh khu vực ĐBSCL. Dư nợ cho vay nuôi, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá tra tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 15% và chiếm khoảng 45% tổng dư nợ cho vay thủy sản cả nước. Đến 30/6/2015, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt khoảng 25.500 tỷ đồng, tăng 6,25% so với cuối năm 2014. Những tỉnh, thành phố có dư nợ cho vay nuôi, thu mua chế biến cá tra lớn là Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Thành Công

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang