Nguồn tin: An Giang, 04/09/2015
Ngày cập nhật:
7/9/2015
Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.
Hằng năm, khi lũ về, cao điểm vào tháng 7, tháng 8 âm lịch, bà con lại phấn khởi đi chài, giăng lưới, giăng câu, đặt dớn… trên những cánh đồng ngập trong nước để đánh bắt thủy sản. Trong đó nhiều nhất là cá linh, cá dãnh, cá mè vinh, rồi đến cá chốt, cá chạch... mỗi ngày bà con đem đi bán cũng được khoảng vài trăm ngàn đồng, có khi cả triệu và đây cũng là nguồn thu nhập chính của bà con mỗi khi con nước tràn đồng.
Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, bà con đang đứng trước cảnh nước vẫn chưa vào đồng. Những hộ dân đã đánh bắt thủy sản hàng chục năm nay nhờ vào mùa nước nổi cảm thấy bất ngờ và lo lắng. Ông Nguyễn Văn Buôl, người dân ấp 5, xã Vĩnh Xương đã 3 đời làm nghề đánh bắt thủy sản vào mùa nước nổi chia sẻ: “Hồi đó tới giờ tôi chưa từng thấy nước không có vào đồng như năm nay. Tôi nuôi lươn, nuôi cá bông… hy vọng nước lũ về để mình đặt cái đú, giăng lưới kiếm mồi cho cá, lươn ăn, hoàn cảnh gia đình thì khó khăn, con cái thì đang tuổi ăn học, tôi sống chủ yếu nhờ nước lũ mà tới giờ nước không về, không có ngập đồng gì hết, giờ tôi không biết phải làm sao nữa”.
Không riêng gì ông Nguyễn Văn Buôl, còn rất nhiều hộ dân sinh sống tại vùng “rốn” lũ đầu nguồn Tân Châu cũng lâm vào tình trạng khó khăn khi chưa có lũ. Bà con chỉ biết lấy lưới, lấy chài ra vá, lấy đú, lấy câu ra sửa lại rồi lại để vào kho, đi làm mướn cũng không ai thuê. Cuộc sống vốn đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn. Là một ngư dân với hơn chục năm sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, bà Nguyễn Thị Đẹp, ấp 5, xã Vĩnh Xương nói: “Mấy cái lưới, cái dớn, tôi chuẩn bị, sửa lại từ hồi tháng 4, mà bây giờ không giăng cũng không đặt được luôn. Nước không có rồi người ta đâu mướn mình mần, giờ không biết làm sao để kiếm tiền nữa. Tôi mong muốn Nhà nước hỗ trợ cho tôi cũng như bà con nơi đây một số vốn tạo công ăn việc làm để cuộc sống chúng tôi ổn định hơn”.
Trước đây mỗi khi lũ về bên cạnh mang theo phù sa bồi đắp ruộng đồng, nguồn lợi thủy sản, nhưng lũ cũng gây khó khăn cho đời sống người dân, lũ dâng cao tàn phá nhà cửa, công trình. Tuy nhiên nhiều năm qua, với phương châm sống chung với lũ, nhiều cụm tuyến dân cư được Nhà nước đầu tư để người dân vùng lũ sinh sống ổn định, vừa là hệ thống đê bao vững chắc khép kín tạo thành những vùng sản xuất kiểm soát lũ hiệu quả. Lũ về không còn gây khó khăn cho đời sống mà mỗi khi mùa nước nổi về không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cho bà con, mà mùa nước nổi cũng là lúc vệ sinh đồng ruộng và nhiều công ăn việc làm cho nông dân cũng được mở ra không còn cảnh nhàn rổi chờ lũ rút như xưa. Thế mà, đến nay lũ vẫn chưa vào đồng, người dân cũng đang lo cho những công việc sắp tới.
Ông Phan Văn Nuôi – Trưởng Ban nhân dân ấp 5, xã Vĩnh Xương cho biết:“Vào mùa nước lớn điển hình như năm 2011 thì Chính quyền địa phương xã Vĩnh Xương hỗ trợ cho tất cả các bà con mình các ngư cụ và một số vốn nho nhỏ để tạo điều kiện cho bà con đánh bắt thủy sản để sinh sống trong mùa nước nổi. Riêng năm 2015 này, thì mùa nước lại rất là trễ nên Chính quyền địa phương cũng rất là lo. Qua rằm tháng tám âm lịch coi mùa nước như thế nào rồi Chính quyền địa phương sẽ tiếp tục để hỗ trợ cho bà con”.
Mong rằng, thời gian tới, nước sẽ về đồng, bà con vùng “rốn” lũ sẽ có những ngày khai thác thủy sản truyền thống cũng như các hoạt động sản xuất khác trong mùa lũ, kinh tế gia đình sẽ đỡ vất vả hơn và đặc biệt hình ảnh một mùa lũ “đẹp” sẽ trở lại cùng người dân đồng bằng sông nước.
Huyền Thoại
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.