Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 13/10/2015
Ngày cập nhật:
14/10/2015
Tại cuộc hội thảo Vietfish 2015 mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” đã được các doanh nghiệp và các nhà khoa học về lĩnh vực thủy sản tán thưởng, chú ý. Bởi lẽ, thành công mô hình nuôi điệp quạt này có thể đạt chứng nhận MSC và thương hiệu “Điệp quạt Bình Thuận” sẽ lan tỏa trên thị trường trong và ngoài nước.
Nuôi điệp quạt tại vùng biển Hòn Cau
Vùng biển Bình Thuận vốn có nhiều loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, trong đó loại điệp có trữ lượng khá lớn. Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ phân bố chủ yếu dọc theo ven biển khu vực từ bờ ra đến 20m nước sâu, tập trung nhiều ở bãi Lai Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau, Phan Rí Cửa. Trữ lượng nhuyễn thể khoảng 50.000 tấn/năm; khả năng khai thác có thể đạt tới 25.000 đến 30.000 tấn/năm. Loại điệp quạt phân bố chính ở các khu vực Phan Thiết, Khánh Thiện, Phan Rí Cửa, Hòn Cau. Có năm Bình Thuận được mùa điệp quạt, sản lượng thu mua về các cơ sở chế biến không sơ chế kịp. Tuy nhiên, thời gian gần đây trữ lượng điệp cạn dần do khai thác điệp con quá mức và đã ảnh hưởng lớn đến ngưồn điệp quạt xuất khẩu…
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt đó, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản, Công ty TNHH Hải Nam; Quỹ thách thức doanh nghiệp Việt Nam VBCF và cộng đồng ngư dân đã liên kết để xây dựng mô hình quản lý cộng đồng bảo vệ, tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lợi điệp tại vùng biển xã Phước Thể (Tuy Phong). Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, cho biết: “Đây là dự án nuôi điệp quạt đầu tiên của cả nước, nhằm khôi phục nguồn lợi điệp tự nhiên, tái tạo trữ lượng khai thác ổn định cho ngư dân và hướng đến các tiêu chuẩn chứng nhận MSC (theo tiêu chuẩn về môi trường) cho ngành khai thác con điệp bền vững đầu tiên của Đông Nam Á; kết nối cộng đồng ngư dân với doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý để tái tạo nguồn lợi điệp đang bị cạn kiệt…”.
Triển khai dự án này, năm 2014, 2015 Công ty TNHH Hải Nam đã đầu tư 5,4 tỷ đồng cùng với ngân sách của tỉnh khoảng 3 tỷ đồng, thả 35 triệu con giống xuống vùng biển Phước Thể (khu vực Hòn Cau). Tham gia chương trình này có 150 hộ dân với hơn 300 lao động cùng các nhân lực khác bảo vệ vùng biển tái tạo điệp quạt. Sau 6 tháng nuôi, điệp quạt vùng biển Phước Thể phát triển khá tốt. Hiện nay điệp nuôi được tổ cộng đồng ngư dân bảo vệ tại khu vực Hòn Cau. Tại khu vực này được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là dự án thí điểm nuôi điệp quạt được phân cấp quản lý, khai thác nguồn lợi thủy sản cho địa phương và cộng đồng ngư dân. Qua đó, nâng cao năng lực hoạt động và trách nhiệm của cộng đồng trong việc tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển. Ông Nguyễn Văn Thuận, trợ lý Ban giám đốc Công ty TNHH Hải Nam cho hay: “Điệp quạt thương phẩm làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu ngày càng bị cạn kiệt. Vì vậy, mục đích của dự án là khai thác bền vững nguồn điệp quạt tự nhiên. Dự án đã nhận được sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương, các nhà khoa học. Sự thành công của dự án sẽ mang lại lợi ích cho ngư dân, doanh nghiệp, bảo vệ được môi trường biển và hướng tới giữ được nguồn lợi điệp xuất khẩu ổn định. Với dự án này thành công thương hiệu “Điệp quạt Bình Thuận” sẽ được lan tỏa rộng trên các thị trường trong nước và khu vực.
SÔNG HƯƠNG
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.