• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 22/10/2015
Ngày cập nhật: 23/10/2015

Cá rô phi được bày bán ven đầm Ô Loan - Ảnh: L.TRÂM

Hiện nay, cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Đây là hiện tượng lạ vì Ô Loan là đầm nước lợ, còn cá rô phi sống thích nghi ở môi trường nước ngọt. Người dân lo ngại loại cá này có thể ăn các loại cá, tôm bản địa.

Ông Nguyễn Văn Tuấn ở xã An Cư, cho biết: “Thời gian gần đây, khi thả lưới xuống đầm, tôi bắt được đa phần là cá rô phi. Gia đình tôi có ba chiếc sõng câu, đầu mùa (khoảng tháng 3, 4 âm lịch) thả lưới một đêm bắt 40 đến 50kg cá rô phi. Những tháng còn lại, trung bình mỗi đêm bắt 10 đến 15kg, có đêm trên đầm có đến 100 người thả lưới bắt cả tấn cá rô phi. Mấy năm trước, đầm không có loại cá này”.

Bà Nguyễn Thị Hồng ở xã An Hiệp, nói: Cá rô phi bắt về bán xa cạ 10.000 đồng/kg; còn phân loại thì cá lớn 15.000 đồng/kg, cá nhỏ 6.000 đồng/kg. Cá rô phi xuất hiện nhiều nên rất nhiều người đi đánh bắt. Còn theo anh Nguyễn Hùng (xã An Ninh Đông), đi thả lưới tính bắt cá bống, cá cháo, nhưng ngâm tấm lưới từ đầu hôm đến sáng ra thăm thì chỉ thấy toàn cá rô phi, có tấm lưới dày đặc cá rô phi. “Tôi để ý thấy thời gian gần đây, quanh đầm Ô Loan có 100 hồ thả tôm nuôi sau hơn một tuần thì hầu như tôm chết sạch, ngược lại, cá rô phi ngày càng sinh sản rất nhiều. Nhiều người đoán chừng do chúng ăn tạp, to khỏe nên ăn hết các loại tôm, cá con. Cá rô phi rất háu ăn trong khi hồ nuôi tôm ở đây là hồ hở, cá chui vào sinh sôi nảy nở nhanh nên người dân sợ thả tôm giống mới sẽ bị cá rô phi ăn hết”, anh Hùng nói.

Đầm Ô Loan có diện tích mặt nước hơn 1.200ha. Ngư dân năm xã ven đầm (An Cư, An Ninh Đông, An Hải, An Hòa và An Hiệp) hàng năm thả nuôi trên 360ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, nhưng hiện nay không còn nuôi tôm được. Ngoài diện tích hồ nuôi tôm, phần diện tích mặt nước còn lại là sò huyết, hàu, cua gạch, cá bống, cá cháo… bản địa sinh sản. Tuy nhiên những năm gần đây, các loại cá, tôm, cua vắng bóng, ngược lại cá rô phi xuất hiện dày dưới đầm. Cá rô phi là loài cá ngoại lai sống thích nghi ở vùng nước ngọt, nhưng nay xuất hiện nhiều trong môi trường nước lợ đầm Ô Loan. Giải thích vấn đề này, ông Trần Ngọc Nhạn, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên, cho hay: Cá rô phi là loài cá sống ở nước ngọt, tuy nhiên độ mặn trong đầm thấp thì cá sống trong ngưỡng rộng, trong môi trường nước lợ chúng cũng thích nghi nhanh chóng. Cá rô phi giá trị thấp nhưng cũng mang lại nguồn thu nhập cho người dân, cá lớn đem bán cho các quán, cá nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Điều đáng lo ngại là cá rô phi sinh sôi nhiều lấn át các loài cá, tôm bản địa. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên đang tiến hành kiểm tra môi trường nước và tính thích nghi của cá rô phi ở đầm Ô Loan, xem loại cá này có gây hại các loài cá, tôm bản địa hay không.

LÊ TRÂM

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang