Nguồn tin: Báo Ấp Bắc, 30/10/2015
Ngày cập nhật:
3/11/2015
Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu. Thế nhưng hiện nay việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Về mặt kỹ thuật, xin khuyến cáo đến người nuôi cần thiết phải áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” như đối với cây lúa cho quy trình nuôi cá tra xuất khẩu. Nuôi cá tra có nhiều điểm khác biệt so với trồng lúa, do vậy xin nêu kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” trong nuôi thâm canh cá tra như sau:
Thực hiện 3 giảm khi nuôi cá tra:
Giảm mật độ thả nuôi (thả khoảng 20 - 25 con/m2 ao).
Giảm sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết).
Giảm xả chất thải ao nuôi trực tiếp ra sông rạch bằng cách sử dụng thức ăn hợp lý, tránh để thức ăn dư thừa và có ao xử lý chất thải.
Khi thực hiện giảm triệt để 3 khâu trên, người nuôi sẽ thu được 3 lợi ích tăng thêm, đó là:
Tăng mức độ trắng của thịt cá. Nhờ mật độ thả nuôi phù hợp với tập tính sống nên cá ăn mồi tốt hơn, lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật, do đó chất lượng thịt cá tốt hơn.
Tăng uy tín chất lượng sản phẩm do ít sử dụng thuốc kháng sinh, môi trường nước cũng như cơ thể cá không có nhiều cơ hội sinh sản ra vi khuẩn kháng thuốc, do đó người nuôi không cần tăng liều sử dụng cũng như thay đổi loại kháng sinh khác mạnh hơn. Chính vì thế mức độ lưu tồn thuốc kháng sinh trong thịt cá sẽ giảm nhiều, cá nguyên liệu sẽ đạt được độ an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tăng lợi nhuận. Nhờ chất lượng nước ao nuôi trong sạch nên thịt cá trắng đẹp, bán được giá cao hơn; đồng thời với tăng lợi nhuận từ việc giảm được nhiều khoản chi phí như mua cá giống, mua thuốc phòng trị bệnh và đặc biệt là thức ăn.
Trước việc chi phí sản xuất ngày càng cao nhưng giá cả đầu ra không ổn định như hiện nay, người nuôi cá tra nên áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” như nêu trên để góp phần tăng thu nhập và ổn định sản xuất.
KS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.