• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp phát triển bền vững ngành cá tra

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 11/11/2015
Ngày cập nhật: 12/11/2015

Nhận thấy giải pháp tối ưu để phát triển bền vững sản xuất cá tra nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người nuôi và nhà chế biến là xây dựng mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) và các thành phần cung ứng dịch vụ trong chuỗi sản xuất. Những năm gần đây, nhiều nông dân và DN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tham gia sản xuất, theo mô hình này, bước đầu mang lại hiệu quả khả quan.

Thu hoạch cá tra

Phân chia lợi ích hợp lý

Khởi nghiệp nuôi cá tra từ năm 2007, ông Nguyễn Văn Phú ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung đã trải qua không ít khó khăn do thiếu kỹ thuật, tiếp cận vốn khó khăn, giá cá bấp bênh... Để tránh rủi ro, sau khi tìm hiểu, ông quyết định liên kết với Công ty Hùng Vương theo hình thức nuôi gia công. Đến năm 2010, ông tiếp tục liên kết với Công ty cổ phần thức ăn Sao Mai và tăng diện tích sản xuất lên 2,8ha. Theo ông Phú, mô hình liên kết này rất phù hợp với những hộ nuôi nhỏ lẻ, bởi tham gia mô hình nông dân chỉ cần chuẩn bị ao, con giống. Việc đầu tư thức ăn và kỹ thuật chăm sóc đã có DN lo. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, người nuôi còn lợi nhuận từ 500 - 1.000 đồng/kg cá thương phẩm. Nhờ được gắn liền với quyền lợi công ty nên nông dân chỉ tập trung nuôi cá đạt chất lượng đảm bảo cung cấp cho công ty liên kết.

Mô hình nuôi cá tra liên kết chuỗi giữa DN và nông dân theo hình thức gia công, phân chia lợi nhuận đang là mô hình phổ biến trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 530 hộ cá thể và DN tham gia nuôi cá tra thương phẩm, trong đó vùng nuôi của DN diện tích 1.099,50ha/1.484,37ha mặt nước tự nhiên và chiếm 74,08% diện tích nuôi của toàn tỉnh, số hộ nuôi cá thể là 251 hộ với diện tích 203,82ha và số hộ cá thể nuôi gia công cho các DN là 55 hộ, với tổng diện tích 180,96ha. Hiện có khoảng 84,2% hộ sản xuất cá tra thực hiện liên kết dọc như liên kết với DN chế biến, DN chế biến thức ăn. Đây là mô hình khép kín đảm bảo cá tra nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu với sự kết nối chặt chẽ với các nhân tố đầu vào, sự liên kết này bị ràng buộc bởi các hợp đồng được ký kết giữa các bên.

Bên cạnh đó, mô hình liên kết ngang: các hộ sản xuất cá tra liên kết lại thông qua Chi hội thủy sản, tổ hợp tác của địa phương cũng mang lại hiệu quả cao. Chi hội tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, đàm phán về giá cả, hỗ trợ và cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình sản xuất và tiêu thụ. Đơn cử như Hợp tác xã (HTX) dịch vụ thủy sản Châu Thành liên kết với DN tư nhân Cỏ May cung ứng thức ăn theo giá đại lý cấp 1 với mức chiết khấu 6% khi HTX thanh toán tiền mặt cho Cỏ May; liên kết với Công ty TNHH Thủy sản Phát Tiến tổ chức ký hợp đồng thu mua sản phẩm cá tra nguyên liệu theo giá hợp lý. Đến nay, HTX có 8 thành viên, tổng diện tích ao nuôi 14,85ha, sản lượng cá thương phẩm khoảng 4.000 tấn/năm, năng suất bình quân 386 tấn/ha. Tất cả hộ nuôi trong HTX đều áp dụng và được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Gắn kết chặt chẽ

Ông Như Văn Cẩn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, hơn 3 năm nay, giá cá tra biến động khiến người nuôi thua lỗ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Trước tình hình này, nhiều mô hình liên kết chuỗi giá trị giữa nông dân và DN bước đầu mang lại kết quả khả quan, thể hiện qua việc tăng năng suất, chất lượng, thu nhập và tính chủ động trong sản xuất của DN và hộ nuôi tăng lên. Thực tế cho thấy, các hộ nuôi được chọn tham gia đều có đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn nuôi cá sạch. Với hỗ trợ kỹ thuật của DN, tay nghề của nông dân từng bước được nâng cao. Đây là tiền đề thuận lợi cho việc áp dụng các tiêu chuẩn nuôi theo Nghị định 36 như VietGAP, GlobalGAP...

Theo ông Cẩn, Đồng Tháp đang thực hiện định hướng tái cơ cấu thủy sản theo hướng gắn kết chặt chẽ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Trong đó sẽ tổ chức lại các hộ nuôi cá tra theo mô hình quản lý cộng đồng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập thể như chi hội, tổ hợp tác nhằm giám sát việc tuân thủ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí sản xuất, khuyến khích xây dựng mô hình liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị sản xuất cá tra xuất khẩu; nông dân nuôi cá tra cần liên kết với nhau thành một vùng nuôi lớn, một tổ chức nuôi thủy sản lớn để có thể hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đồng thời, nông dân có thể đàm phán về giá cả, mua thức ăn trực tiếp từ các DN sản xuất thức ăn.

Đi liền với các giải pháp tổ chức sản xuất theo hướng ổn định diện tích nuôi, ổn định sản lượng gắn với chế biến, tiêu thụ theo mô hình chuỗi liên kết thì sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành liên quan cũng là yếu tố then chốt giúp phát huy hơn nữa hiệu quả của mô hình chuỗi liên kết. Cụ thể, cần có khung pháp lý về mối liên kết trong sản xuất, nhằm hình thành và phát triển các hình thức liên kết từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, trong đó cần có chế tài trong sự liên kết. Bên cạnh đó, cần có sự thông tin kịp thời các tiêu chuẩn mới; tiếp tục hỗ trợ địa phương chuyển giao đàn cá bố mẹ; công nghệ bảo quản chế biến cho các DN và địa phương... nhằm từng bước đưa ngành cá tra vào sự quản lý toàn diện, phát triển bền vững.

Với diện tích hơn 1.500ha, kim ngạch xuất khẩu đạt 483,12 triệu USD (năm 2014), ngành cá tra đã đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế tỉnh nhà. Tuy nhiên những năm gần đây, ngành hàng này phải đối phó với nhiều thách thức do sự bất ổn giá cả, yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng, giá vật tư đầu vào tăng và dịch bệnh ngày càng phổ biến khiến người nuôi “treo ao”, doanh nghiệp khốn đốn vì thua lỗ.

Thảo Vy

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang