• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Na Uy giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản bằng cách nào?

Nguồn tin: Mard, 16/11/2015
Ngày cập nhật: 19/11/2015

Trong vài năm qua, Na Uy đã cắt giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi cá hồi xuống mức gần như bằng không. Điều này đã dẫn đến một ngành công nghiệp phát triển mạnh và giảm nguy cơ kháng kháng sinh ở người.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong những năm 1980, Na Uy và các nước khác ở phía Bắc với nguồn tài nguyên nước ngọt và nước biển dồi dào đã có sự phát triển mạnh về nuôi cá hồi. Trước đây cá hồi là một món ăn chỉ có một số ít những người được vinh dự mới có thể thưởng thức. Với sự ra đời của nghề nuôi cá, loài cá không những ngon mà còn rất giàu chất béo có lợi cho tim này trở nên có sẵn trên toàn thế giới với giá cả phải chăng hơn.

"Đó là một thời gian thú vị, nhưng chúng tôi cũng bắt đầu gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng", Alf-Goran Knutsen, Tổng giám đốc tại một công ty nuôi cá gia đình bắt đầu hoạt động vào năm 1976 nói.

Vấn đề chính là hàng ngàn cá hồi nuôi bị ảnh hưởng bởi bệnh nhọt, một bệnh cá do vi khuẩn mà cũng có mặt trong cá hồi hoang dã. "Không có loại vắc-xin nào tác dụng hiệu quả đối với nhọt, và khó có thể sản xuất một cách hiệu quả tại thời điểm đó", bác sĩ thú y - Tiến sĩ Paul Midtlyng, từng là chuyên gia về sức khỏe cá trong Bộ Nông nghiệp Na Uy trong những năm 1980 nhớ lại.

Cùng với những nông dân nuôi cá khác, Knutsen bắt đầu trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá của mình để ngăn ngừa và điều trị nhọt vào cuối những năm 1980. "Vào thời điểm đó, chúng tôi được cho biết đó là điều cần phải làm. Nhưng khi nhìn lại, chúng ta có thể thấy rằng nó là một thực tế nguy hiểm tiềm tàng", ông nói.

Những nguy cơ của việc lạm dụng kháng sinh và biện pháp thay thế

"Lạm dụng kháng sinh trong nuôi hoặc cho điều trị y tế ở người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của kháng kháng sinh, tức là khi vi khuẩn thay đổi và trở nên kháng với thuốc kháng sinh dùng để điều trị những bệnh nhiễm trùng mà chúng gây ra. Điều này ảnh hưởng đến khả năng của chúng tôi trong điều trị các bệnh truyền nhiễm và cản trở nhiều tiến bộ trong y học", Tiến sĩ Danilo Lo Fo Wong, Giám đốc Chương trình Kểm tra sự kháng kháng sinh trong khu vực châu Âu của WHO cho biết.

Vào cuối những năm 1980, ghi nhận sự cần thiết phải hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi cá của Na Uy mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, các nhà khoa học tại Viện Thú y Na Uy đã phát triển một loại vắc-xin hiệu quả chống lại nhọt trong nuôi cá hồi Na Uy mà không có tác dụng phụ ở người.

Vào năm 1994, người nuôi cá trên toàn Na Uy đã thực hiện chuyển đổi từ thuốc kháng sinh sang tiêm phòng. Vắc-xin được tiêm vào trong ổ bụng của cá hồi trong giai đoạn nước ngọt của chúng bằng cách sử dụng một quá trình tự động.

"Thành tựu này là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, nông dân, ngành công nghiệp nuôi cá và các hiệp hội nuôi cá", Tiến sĩ Midtlyng nói.

"Tất cả các bên liên quan công nhận rằng họ không thể tiếp tục sử dụng số lượng lớn thuốc kháng sinh". Trong ngắn hạn, đơn giản doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục sử dụng nó như bình thường.

"Câu chuyện của Na Uy cho thấy sự đổi mới và hợp tác trên nhiều lĩnh vực của xã hội là cần thiết như thế nào để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá là thuốc kháng sinh. Sự hợp tác này là nền tảng của kế hoạch hành động toàn cầu của của WHO để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh", Tiến sĩ Marc Sprenger, Giám đốc Ban thư ký về kháng kháng sinh của WHO cho biết.

Kế hoạch hành động toàn cầu về kháng kháng sinh, nhằm đảm bảo cho công tác phòng chống và điều trị các bệnh truyền nhiễm với các loại thuốc an toàn và hiệu quả sẽ là liên tục.

Các biện pháp khác để ngăn ngừa nhiễm trùng

Hiện nay, Na Uy sản xuất hơn 1 triệu tấn cá hồi nuôi mỗi năm, và một số công ty chủng ngừa cho cá trên quy mô công nghiệp. Chủng ngừa hiện nay được chứng minh là có lợi ích to lớn cho việc ngăn ngừa nhiễm trùng.

"Tuy nhiên, một chiến lược đơn lẻ là không đủ", Tiến sĩ Bjørn Rothe Knudtsen, một chuyên gia về bệnh cá, người làm việc trong bộ phận an toàn thực phẩm của chính phủ Na Uy nói.

"Qua thời gian, người nuôi cá của Na Uy đã tiến cử các phương pháp bổ sung cho vệ sinh tốt", ông nói. "Lý tưởng nhất, một thế hệ duy nhất của cá nên được giữ trong mỗi khu vực nuôi. Nếu điều đó là không thể, nông dân định kỳ làm rỗng khu vực nuôi cá, tẩy trùng và để trống không nuôi khoảng một vài tháng. Những phương pháp này giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo giữa các thế hệ cũ và mới".

Những lợi ích của nuôi cá an toàn

Những kỹ thuật khác nhau đã dẫn đến sự sụt giảm liên tục về sử dụng kháng sinh trong nuôi cá hồi Na Uy. “Hiện nay, Na Uy có sản lượng cá hồi nuôi lớn nhất trên thế giới và có thể là nước sử dụng kháng sinh thấp nhất", Tiến sĩ Midtlyng nói.

Xem xét các phép tính số học, ông cho biết thêm. "Người Na Uy sử dụng khoảng 50 000kg thuốc kháng sinh một năm. Ở cá hồi, chúng tôi chỉ sử dụng tổng cộng 1 000kg để điều trị bệnh, mặc dù dân số cá hồi nhiều hơn hai lần công dân trong đất nước của chúng tôi".

Là một doanh nhân, người cũng đang lo ngại về sức khỏe và môi trường, nông dân nuôi cá Alf-Goran Knutsen rất hài lòng với những thay đổi trong hơn 3 thập kỷ qua. "Chúng tôi đã đạt được một sự kết hợp giữa một doanh nghiệp nông nghiệp tốt và sử dụng có trách nhiệm với thuốc kháng sinh", ông nói.

Đ.K.P - theo Thefishsite

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang