Nguồn tin: VOV, 25/11/2015
Ngày cập nhật:
26/11/2015
Những năm gần đây, nguồn lợi ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng ngàn ngư dân Kiên Giang.
Ghẹ xanh được nhắc đến như một đặc sản nổi tiếng của vùng biển Kiên Giang. Đây là một trong những loài hải sản có giá trị kinh tế, không chỉ phục vụ tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật, Thái Lan... đem lại nguồn thu thập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn lợi ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng ngàn ngư dân địa phương.
Theo báo cáo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải sản, đơn vị đã nghiên cứu đánh giá nguồn lợi ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang từ năm 2012, sản lượng khai thác đã giảm 20,5% so với năm 2013 và giảm đến 43% so với năm 2009, chỉ khoảng 11.000 tấn.
Còn theo kinh nghiệm từ những ngư dân làm nghề khai thác ghẹ lâu năm, sản lượng ghẹ đánh bắt được hiện nay chỉ bằng một nửa so với vài năm trước đây.
Chị Phan Thị Đông, ngư dân ở xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc cho biết: “Những năm trước đây, mỗi ngày chúng tôi có thể đánh bắt được hơn 20kg ghẹ, còn bây giờ chỉ được khoảng chục kg đổ lại. Có những ngày thời tiết không tốt thì chẳng được bao nhiêu….”.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nguồn lợi ghẹ xanh bị suy giảm nghiêm trọng như hiện nay là do nhu cầu thị trường tăng cao dẫn đến việc khai thác quá mức. Mặt khác, nhiều ngư dân hành nghề đánh bắt ghẹ vẫn sử dụng các loại ngư lưới cụ không đúng với quy định cho phép, khai thác một cách tận diệt. Vì cái lợi trước mắt, nhiều ngư dân đã đánh bắt cả các loại ghẹ nhỏ và ghẹ đang mang trứng, trong khi đây là yếu tố cần thiết để duy trì và phục hồi nguồn lợi ghẹ trong tự nhiên.
Việc suy giảm nguồn lợi ghẹ xanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con ngư dân tại Kiên Giang, nhiều người buộc phải đi làm nghề khác kiếm sống. Bên cạnh đó, sản lượng ghẹ xanh khai thác được bị sụt giảm nghiêm trọng cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu ghẹ. Nhiều doanh nghiệp không thể đạt được sản lượng đề ra do thiếu hụt nguồn nguyên liệu.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó giám đốc Công ty TNHH Trang Ngọc Phát cho biết: “Chúng tôi là một đơn vị thu mua ghẹ xanh để làm hàng cao cấp xuất khẩu chủ yếu cho thị trường Mỹ. Như mọi năm, công ty chúng tôi thu vào khoảng 180 tấn ghẹ xanh, tuy nhiên tính tới thời điểm này chỉ thu khoảng 60 tấn, chỉ bằng 1/3 so với những năm trước”.
Để duy trì bền vững nguồn lợi tự nhiên có giá trị này, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành các văn bản quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang và Câu lạc bộ ghẹ VASEP với sự hỗ trợ từ Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên, đã tiến hành thực hiện Chương trình cải tiến nghề khai thác Ghẹ xanh nhằm xác định và giải quyết các vấn đề cần ưu tiên trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi ghẹ xanh nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung.
Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy, Quản lý dự án cải tiến nghề khai thác ghẹ xanh Kiên Giang cho biết: “Đến nay, dự án đã hoàn thành việc đánh giá tình trạng nguồn lợi, đã xác định được nguồn lợi đang bị khai thác quá mức, rất cần những giải pháp tức thời và lâu dài để khôi phục, duy trì lại nguồn lợi này. Dự án đã xây dựng mô hình đồng quản lý, nâng cao nhận thức cho ngư dân thong qua các hoạt động tuyên truyền và tổ chức tập huấn để thiết lập mô hình đồng quản lý”.
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 20.000 ngư dân tham gia đánh bắt ghẹ xanh với khoảng 1.700 tàu công suất nhỏ hơn hoặc bằng 90 CV và một lượng lớn ghe nhỏ ở các xóm ấp ven bờ biển, sử dụng lưới rê hoặc bẫy để đánh bắt.
Việc bảo vệ nguồn lợi ghẹ xanh nói riêng, nguồn lợi thủy sản nói chung là bảo vệ chính đời sống của hàng ngàn ngư dân Kiên Giang. Trách nhiệm này không thuộc về riêng ai mà cần có sự đồng thuận của nhà quản lý, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu ghẹ và ngư dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn lợi ghẹ đúng quy định, sẽ góp phần nâng cao được giá trị thương phẩm của mặt hàng ghẹ xanh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, đồng thời đảm bảo sinh kế lâu dài cho cộng đồng ngư dân ven biển./.
Lam Hiếu/VOV - ĐBSCL
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.