• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Có gan” sẽ... giàu

Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 25/11/2015
Ngày cập nhật: 27/11/2015

Về xã Như Hòa (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), chúng tôi được người dân nơi đây kể nhiều về mô hình nuôi cá trắm đen của anh Nguyễn Văn Thảnh ở xóm 7. Sau gần 23 năm long đong, lận đận, giờ đây mô hình sản xuất với diện tích hơn 3 ha của gia đình anh đã cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh Nguyễn Văn Thảnh cho cá ăn. Ảnh: Trường Giang

Gian nan thử sức trai...

Thời còn trai trẻ, anh Thảnh xa quê hương vào Cà Mau để kiếm kế sinh nhai. Hơn 8 năm lao động quanh những ao, đầm nuôi trồng thủy sản ở vùng đất mũi cực nam đã cho anh ít vốn dắt lưng và những kiến thức về chăn nuôi... Để từ đó, những ý tưởng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bằng chính sức lực của bản thân đã được hun đúc.

Trở về quê hương sau hơn chục năm xa cách, được sự ủng hộ của gia đình, anh thế chấp sổ đỏ, vay vốn ngân hàng, đấu thầu 9 mẫu đất tại xóm 7, xã Như Hòa để thực hiện khát vọng làm giàu.

Nhớ lại những ngày đầu tiên khởi nghiệp ấy, anh Thảnh kể: Đó là khoảng năm 1993, sau khi chọn được thửa đất ưng ý, tôi đầu tư hơn 300 triệu đồng để xây dựng một khu kinh tế tổng hợp: vừa nuôi cá, nuôi vịt, nuôi lợn, vừa cấy lúa.

Ngoài những khó khăn về nguồn vốn, nhân lực, vụ thu hoạch đầu tiên lại không như mong muốn. Những giống cá trôi, trắm, mè... bị dịch bệnh khiến khó khăn càng thêm chồng chất. Dù thua lỗ nhưng anh Thảnh quyết không nản chí, tiếp tục vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế.

Sau 2 năm trời “đơn thương độc mã”, những khó khăn của anh được san sẻ phần nào cùng người vợ mới cưới. Kể về những ngày tháng khó khăn đó, anh Thảnh chia sẻ: Ngày ấy chưa xây dựng được khu nhà kiên cố như bây giờ, hai vợ chồng tôi làm tạm chiếc lều ở góc ao. Những hôm bão gió, vợ chồng mỗi người giữ một cọc để lều khỏi bị đổ.

Sau một thời gian, việc làm ăn đã ổn định hơn. Nhưng những khó khăn, vận rủi vẫn đeo bám lấy vợ chồng anh Thảnh. Những năm 2000, việc làm ăn lại thất bại, nợ nần chồng chất. Đã có thời kỳ, anh phải cắt ruộng để trừ nợ. Vừa làm vừa trả nợ, dần dần những khoản nợ dần được trả hết, anh bắt đầu tích góp đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi.

Đến ngày “hái quả”...

Hơn 4 năm trở lại đây, anh Thảnh chuyển trọng tâm sang nuôi cá trăm đen vì hiệu quả kinh tế mà giống cá này mang lại khá cao. Anh Thảnh hồ hởi: Giống cá mà tôi nhập có nguồn gốc từ đảo Hải Nam, Trung Quốc. Giống cá trắm rất giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, khi trưởng thành có trọng lượng lớn.

Cùng một chế độ chăm sóc, lượng thức ăn như nhau nhưng cá trắm đen lớn nhanh hơn các loại cá khác, giá bán lại gấp rưỡi những giống khác như: trôi, mè. Cuối tháng 3 đầu tháng 4, cá bột được anh Thảnh nhập về, chỉ cần chăm sóc 1 tháng là đã có thể xuất hàng.

Trong quá trình nuôi, mỗi tháng rắc vôi bột hoặc chế phẩm sinh học khử trùng nguồn nước một lần nhằm hạn chế dịch bệnh. Trong những ngày giá rét, anh bơm thêm nước giếng khoan giữ ấm và che kín 1/3 ao bằng bạt ni-lông hoặc bèo tây để tránh gió lùa.

Theo tính toán của anh Thảnh, mỗi năm gia đình anh xuất bán khoảng 4 tấn cá giống, sau khi trừ chi phí thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng. So với nuôi các giống cá truyền thống, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần.

Sau những lần thất bại, anh Thảnh đã đúc rút ra nhiều bài học thực tiễn, cộng với việc tự học tập kỹ thuật nuôi trồng, anh đã gặt gái được thành công. Bởi vậy, mô hình nuôi cá trắm đen không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho 4 - 5 lao động thường xuyên tại địa phương.

Đối với những hộ có ý tưởng sản xuất giống cá trắm, muốn học hỏi, anh luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật để cùng phát triển kinh tế. Bận bịu với việc làm ăn như vậy, anh vẫn đảm nhiệm chức vụ Bí thư Chi bộ xóm 7.

Vẫn chưa thực sự hài lòng với quy mô hiện tại, anh Thảnh tâm sự với chúng tôi: Nếu giờ đây có thể vay khoảng 1 tỷ đồng, tôi sẽ mở rộng sản xuất thêm giống cá trạch, hiện đang được khách hàng ưa chuộng, là con nuôi có giá trị kinh tế cao.

Đồng thời phát triển thêm mô hình nuôi lợn siêu nạc khép kín, số lượng khoảng 200 con. Dường như khát khao làm giàu chính đáng của người đàn ông với nước da ngăm đen vì nắng gió này vẫn còn cháy bỏng lắm. Mong rằng, anh sẽ sớm thực hiện được ý tưởng đó và góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Thái Học

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang