• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thủy sản Bến Tre: Những chặng đường phát triển

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 27/11/2015
Ngày cập nhật: 1/12/2015

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng ở xã An Điền, huyện Thạnh Phú. Ảnh: H. Hiệp

Ở Bến Tre, nghề nuôi thủy sản có từ lâu đời nhưng chủ yếu là nuôi cá vùng nước ngọt. Sau đó nghề nuôi tôm nước ngọt mới hình thành nhưng còn rất đơn giản, chủ yếu là nuôi quảng canh. Năm 1985, nghề nuôi thủy sản được tạm gọi là đột phá khi ở Bình Đại xây dựng được một ngư trường nuôi 50ha, chuyển đổi từ nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến với năng suất 400kg tôm tự nhiên/ha/năm.

Nuôi tôm công nghiệp phát triển

Thời kỳ đầu, sản lượng khá hấp dẫn do giống tôm tự nhiên còn dồi dào nhưng đến những năm 1980, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt dần, năng suất nuôi giảm đáng kể. Từ đó, nguồn giống nhân tạo ra đời và phát triển đầu tiên tại Ba Tri. Từ năm 1990 - 2000 là thời kỳ khó khăn nhất trong nghề nuôi thủy sản, tuy phát triển nhanh nhưng cũng gặp nhiều sóng gió. Từ phương thức thả giống tôm sú sinh sản nhân tạo với tôm tự nhiên có cho ăn phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao. Hình thức nuôi quảng canh cải tiến bậc cao ra đời, đã khai thác hiệu quả vùng đất bị nhiễm mặn để nuôi 1 vụ tôm, trồng 1 vụ lúa, xây dựng các cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản. Thời gian này, dịch bệnh xuất hiện làm tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm biển. Đặc biệt, năm 1999, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thực hiện thành công mô hình nuôi tôm sú công nghiệp đạt năng suất 8,9 tấn/ha/vụ, tại xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại. Đây là tiền đề quan trọng tạo bước nhảy vọt, đột phá mạnh mẽ để nghề nuôi tôm công nghiệp phát triển cho những năm sau này. Đến năm 2001, nghề nuôi tôm sú công nghiệp bùng phát mạnh mẽ, tác động rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, do phát triển ồ ạt theo phong trào thiếu khoa học kỹ thuật, dẫn đến nhiều đơn vị tập thể, cá nhân thất mùa, thua lỗ nghiêm trọng, phá sản. Từ đó, công tác quy hoạch, điều chỉnh vùng nuôi được đặc biệt quan tâm, chấn chỉnh. Nhiều hình thức nuôi trên nhiều vùng đất khác nhau đã đưa nghề nuôi phát triển ổn định hơn. Năm 2008, nhiều mô hình mới về nuôi tôm thẻ chân trắng xuất hiện, phát triển mạnh cho đến nay.

Cùng với phong trào nuôi tôm biển, nghề nuôi cá da trơn ở các vùng ngọt hóa cũng phát triển mạnh. Từ diện tích 100ha (năm 2006) đã tăng lên 720ha (năm 2008), năng suất bình quân 350 tấn/ha mặt nước, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Mặt hàng nghêu cũng được xem là nguồn nguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu với sản lượng 16 ngàn tấn/năm trên diện tích nuôi 4.700ha ở các vùng bãi bồi ven biển Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Hiện nay, diện tích nuôi thủy sản ổn định 47.200ha, sản lượng 251 ngàn tấn.

Khai thác, đánh bắt thủy sản hiệu quả

Nghề khai thác thủy sản những ngày đầu còn ở trình độ thấp, chủ yếu là khai thác ven bờ, công suất tàu khoảng 10 - 45 CV. Từ năm 1990-2000, nghề khai thác có bước nhảy vọt đáng kể về năng lực, kỹ thuật, sản lượng. Tàu đánh bắt xa bờ ban đầu chỉ 30 tàu đến đầu năm 2000 đã có 291 tàu với công suất bình quân 195 CV/tàu; sản lượng tăng từ 39 - 61 ngàn tấn năm 2000. Hiện nay, toàn tỉnh có 3.600 tàu qua đăng ký, trong đó có 1.770 tàu đánh bắt xa bờ với công suất bình quân 410 CV/tàu; sản lượng khai thác gần 160 ngàn tấn, tăng 2,5 lần so với năm 2000.

Chế biến xuất khẩu tuy không quy mô như nhiều tỉnh trong khu vực nhưng đã có bước phát triển rất đáng ghi nhận. Năm 1978 thành lập Nhà máy Đông lạnh 22 đầu tiên của tỉnh, chế biến đơn thuần mặt hàng tôm biển thịt, tôm càng xanh nhưng sản lượng thấp, đạt tối đa 35% công suất. Năm 1986 bắt đầu xây dựng nhà máy đông lạnh Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú nhưng chỉ sản xuất vài mặt hàng truyền thống, thị trường chưa mở rộng. Từ năm 1986, chế biến thủy sản có nhiều biến đổi đáng kể về quy mô, trình độ khoa học, thị trường mở rộng. Năm 1990, Bến Tre có 4 nhà máy với công suất 2.040 tấn/năm và chế biến xuất khẩu được 1.671 tấn. Năm 2000, cũng với 4 nhà máy nhưng quy mô công suất tăng lên 6.330 tấn/năm; sản lượng chế biến xuất khẩu 3.949 tấn/năm. Nhà máy Đông lạnh 22, Nhà máy Đông lạnh 84 liên tục thay đổi công nghệ, nhất là khi có sự ra đời của Nhà máy chế biến thủy sản Ba Lai với dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất 9.000 tấn/năm, nâng tổng công suất của các nhà máy toàn tỉnh lên 34.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 13 triệu USD/năm 2000 lên 65 triệu USD năm 2007. Tuy nhiên, do khó khăn về thị trường, giá trị kim ngạch xuất khẩu hiện đạt 57 triệu USD, chưa đạt mục tiêu đề ra là 80 triệu USD.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến trong 5 năm tới, ngành ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung, phát triển giống thủy sản, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường, hệ thống quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản. Áp dụng công nghệ và quy trình nuôi VietGAP, giữ vững, củng cố chứng nhận MSC con nghêu Bến Tre. Ổn định diện tích nuôi thủy sản 47.000ha, trong đó tôm biển thâm canh, bán thâm canh 10ha, cá da trơn 800ha; sản lượng thủy sản đạt 300 ngàn tấn. Khuyến khích đầu tư khai thác xa bờ theo mô hình tổ hợp tác sản xuất sử dụng trang thiết bị hiện đại. Dự kiến đến năm 2020, tổng số tàu thuyền là 3.500 tàu, trong đó khai thác xa bờ chiếm 57%; sản lượng khai thác đạt 160 ngàn tấn/năm.

NVB

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang