Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 09/12/2015
Ngày cập nhật:
11/12/2015
Hàu Thái Bình Dương (hàu sữa) được nhiều người dân huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chọn nuôi trong khu vực đầm Thủy Triều. Tuy nhiên, việc nuôi hàu không đúng kỹ thuật đang làm giảm hiệu quả.
Thất thu cuối vụ
Khi chúng tôi đến, vợ chồng ông Nguyễn Thành Đen (xóm 2, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông) đang vớt hàu chết đổ lên bờ. Ông Đen cho biết, đống hàu chết này khoảng 6 tạ, chưa kể số hàu chết còn dưới nước do vớt không xuể. Năm ngoái, đầu tư 260 dây giống (100 con/dây, Nhà nước hỗ trợ 50%), ông thu 2 tạ hàu, tương đương 5 - 6 triệu đồng. Năm nay, ông đầu tư 1.500 dây giống, trị giá 20 triệu đồng, thả nuôi từ tháng 2. Tuy nhiên, sau một thời gian thu lai rai chưa hòa vốn, từ tháng 10, vợ chồng ông chỉ lo vớt hàu chết. Đã vậy, ông còn bị ép giá bán. Đầu vụ, ông bán giá 35.000 đồng/kg, bây giờ người mua chỉ thu 23.000 đồng/kg. Trong khi đó, một chủ quán kinh doanh tại khu vực Bãi Dài cho hay, cùng thời điểm này, nhiều chủ nhà hàng ở đây phải mua hàu sữa với giá 42.000 đồng/kg.
Kiểm tra hàu chết tại xã Cam Hải Đông
Là hộ nuôi không tham gia mô hình hỗ trợ, ông Nguyễn Duy Dẫn (xóm 3, thôn Thủy Triều) còn thất bát hơn. Năm trước, ông nuôi hàu rất hiệu quả. Đầu năm nay, ông thả 1.000 dây giống, tương đương 10 triệu đồng. Tháng 4 - 5, hàu phát triển tốt, nhưng sau những cơn mưa lớn gần đây, nước đổ về nhiều, cá tôm chết, hàu cũng chết theo, thất thu ước khoảng 12 - 13 triệu đồng. “Bây giờ tôi bỏ luôn, không buồn vớt nữa”, ông Dẫn nói. Một số hộ nuôi hàu ngoài mô hình trong khu vực đầm Thủy Triều cũng chung cảnh với ông Dẫn.
Theo ông Nguyễn Trọng Khương - Chủ tịch UBND xã Cam Hải Đông, tại xã, mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương được thực hiện tại 4 hộ với diện tích 2ha. Năm 2014, mô hình khá thành công, nhưng năm nay xuất hiện tình trạng hàu chết nhiều, đặc biệt về cuối vụ.
Nên nuôi đúng kỹ thuật
Mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương được triển khai ở huyện Cam Lâm từ năm 2014, nhắm tới các hộ đánh bắt bằng lờ dây trong khu vực đầm Thủy Triều nhằm tạo việc làm, góp phần hạn chế khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Năm 2015, mô hình triển khai tại Cam Đức, Cam Hải Tây và Cam Hải Đông, với 7 hộ nuôi được hỗ trợ 50% giống và tập huấn kỹ thuật. Khảo sát cho thấy, 2 hộ khác ở Cam Đức thả nuôi 500 dây giống/hộ (Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng) tới nay cũng thu tỉa được khoảng 1,4 - 1,5 tấn hàu, tương đương 45 triệu đồng. Với 300 dây giống (Nhà nước hỗ trợ 3,5 triệu đồng), tỷ lệ hàu sống của hộ ông Trần Thiện Khánh (thôn Bắc Vĩnh, xã Cam Hải Tây) đạt khoảng 50 - 55%.
Được biết, năm nay, do mưa nhiều làm môi trường nuôi không thuận lợi, cộng với việc nông dân nuôi không bảo đảm kỹ thuật nên hàu bị chết. Ông Đen thừa nhận, ông đã được hướng dẫn phải tách hàu khỏi dây giống và nuôi trong rổ. Tính ra, nhà ông cần đầu tư khoảng 12,5 triệu đồng để mua 500 rổ. Nhưng để tiết kiệm, ông chỉ mua hơn chục rổ và 400 lồng lưới nên khi hàu lớn có hiện tượng bị nghẹt chết. Ông cũng không di chuyển hàu khi phát hiện ô nhiễm, không thường xuyên vệ sinh. Ông Dẫn cũng chỉ bỏ ra 2 - 3 triệu đồng mua lồng lưới.
Theo bà Nguyễn Thị Nhặn - Phó Trưởng trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư huyện Cam Lâm, nuôi hàu đơn giản, đầu tư thấp, công chăm sóc ít, lợi nhuận thu được tương đối. Về lý thuyết, tỷ lệ hàu sống 55 - 60% là trong mức cho phép. Tuy nhiên, người nuôi phải bảo đảm một số yêu cầu kỹ thuật như: bãi nuôi không có nguồn nước ngọt đổ ra trực tiếp, nước sạch, đủ thức ăn, ít địch hại. Giá thể không quá nặng khi treo, nhưng phải vừa đủ để không nổi, dễ vận chuyển, đường kính đủ lớn cho hàu sinh trưởng... Với giá thể bằng dây treo trực tiếp vào bè, sau 1,5 - 2 tháng nuôi, khi hàu đạt kích thước 20 - 30mm phải tách ra xếp vào rổ, lồng để nuôi tiếp; bảo đảm vệ sinh định kỳ 10 ngày/lần. Nếu phát hiện môi trường không thuận lợi phải hạ dây nuôi xuống sâu, hoặc di chuyển hàu đến vùng khác. Khi hàu đạt kích cỡ thương phẩm (10 con/kg) phải thu hoạch.
“Con hàu sinh trưởng bằng nguồn sinh vật phù du, tảo nên nguồn nước rất quan trọng. Để thu hoạch hiệu quả, Trạm khuyến cáo người dân phải nuôi hàu đúng kỹ thuật”, bà Nguyễn Thị Nhặn nói.
TIỂU MAI - NGUYỄN KIM
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.